Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ HAY bài ca nghi lễ của người nùng ở hữu lũng, lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.47 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––

ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG

BÀI CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI NÙNG
Ở HỮU LŨNG, LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HỐ VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––

ĐẶNG THỊ HUYỀN TRANG

BÀI CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI NÙNG
Ở HỮU LŨNG, LẠNG SƠN
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HỐ VIỆT NAM


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thu

THÁI NGUYÊN - 2018

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư
Phạm - Đại học Thái Ngun, cùng tồn thể các thầy cơ giáo đã tham gia giảng dạy
và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tập thể lớp Cao học K24A - Văn học Việt
Nam đã tạo điều kiện để tơi có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Thị
Minh Thu - người thầy rất chu đáo, tận tình trong cơng việc đã truyền thụ cho tôi
nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã ln động
viên, ủng hộ, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Thái Nguyên, ngày 02 tháng 07 năm 2018
Tác giả luận văn

Đặng Thị Huyền Trang

i

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC

Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ........................................................................................3
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu. .........................................................8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................8
6. Dự kiến đóng góp của đề tài ......................................................................................9
7. Cấu trúc luận văn .....................................................................................................10
NỘI DUNG .................................................................................................................10
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC NÙNG VÀ BÀI CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI
NÙNG Ở HỮU LŨNG - LẠNG SƠN ...................................................................................... 11
1.1. Tổng quan về dân tộc Nùng ..................................................................................11
1.1.1. Vài nét về người Nùng ở Việt Nam ...................................................................11
1.1.2. Người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn .................................................................12
1.2. Khái quát chung về bài ca nghi lễ của người dân tộc Nùng .................................22
1.2.1. Nguồn gốc và khái niệm của bài ca nghi lễ ......................................................22
1.2.2. Khái quát vài nét về nội dung và nghệ thuật của bài ca nghi lễ ........................25
1.2.3. Vai trò và giá trị của bài ca nghi lễ trong đời sống văn học, văn hoá của người
Nùng…………………………………………………………………………………27
1.2.4. Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn trong đời sống hiện nay.....29
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................29
Chương 2: MỘT SỐ NGHI LỄ CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HỮU LŨNG, LẠNG
SƠN VÀ BÀI CA NGHI LỄ NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG ................32
2.1. Nghi lễ giải hạn và bài ca cầu mong trong nghi lễ giải hạn .................................32
2.1.1. Nghi lễ giải hạn ..................................................................................................32

ii


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.1.2. Bài ca cầu mong trong nghi lễ giải hạn ............................................................. 36
2.2. Nghi lễ sinh nhật và bài ca chúc phúc trong lễ sinh nhật ..........................................44
2.2.1. Nghi lễ sinh nhật ............................................................................................... 45
2.2.2. Bài ca chúc phúc trong lễ sinh nhật ..................................................................46
2.3. Nghi lễ cấp sắc và bài ca thỉnh cầu trong nghi lễ cấp sắc.....................................52
2.3.1. Nghi lễ cấp sắc ..................................................................................................52
2.3.2. Bài ca thỉnh cầu trong nghi lễ cấp sắc ............................................................... 54
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................61
Chương 3: BÀI CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI NÙNG Ở HỮU LŨNG, LẠNG
SƠN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT ................................................63
3.1. Thể thơ và kết cấu .................................................................................................63
3.1.1. Thể thơ ..............................................................................................................63
3.1.2. Kết cấu ..............................................................................................................69
3.2. Các biện pháp tu từ ............................................................................................... 70
3.2.1. Biện pháp điệp ...................................................................................................70
3.3.2. Biện pháp so sánh .............................................................................................. 74
3.3.3. Biện pháp liệt kê ................................................................................................ 78
3.2. Nghệ thuật diễn xướng trong bài ca nghi lễ.......................................................... 79
3.2.1. Âm nhạc trong bài ca nghi lễ .............................................................................79
3.1.2. Các điệu trong bài ca nghi lễ. ............................................................................81
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................................86
KẾT LUẬN .................................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................91
PHỤ LỤC....................................................................................................................87

iii


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia giàu bản sắc văn hoá với 54 dân tộc anh em cùng
sinh sống. Mỗi dân tộc ở mỗi miền lại mang trong mình bản sắc văn hố riêng. Nằm
trong cái nơi của văn hố Việt Bắc, nhắc đến Lạng Sơn là chúng ta nghĩ ngay đến
những dãy núi trùng trùng, điệp điệp, những rừng hồi thơm ngát, với những câu hát
trữ tình, mượt mà như sli, lượn, cị lảu... đã làm say đắm lòng người bao thế hệ.
Trong các làn điệu dân ca trữ tình khơng thể khơng nhắc đến các làn điệu trong bài ca
nghi lễ, một loại hình sinh hoạt văn hố tín ngưỡng của dân tộc Nùng. Dân tộc Nùng
sinh sống ở Lạng Sơn từ rất lâu đời, chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu các tộc người
của tỉnh. Người Nùng hiện có mặt ở hầu hết các xã, huyện trong toàn tỉnh, trong đó
có huyện Hữu Lũng. Có nguồn gốc với một phần thuộc lớp cư dân bản địa, một phần
di cư từ phía nam Trung Quốc sang.
Người Nùng nói chung và người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn nói riêng có
nền văn hố phát triển rất sớm, văn hố Nùng có nhiều nét tương đồng với văn hoá
Tày, thường được gọi chung là văn hố Tày, Nùng và đơi khi khơng cần phân biệt
dân tộc Tày hay Nùng. Tuy nhiên ở Lạng Sơn vẫn có những nơi có bản làng thuần
Nùng sinh sống thành các dịng họ lớn. Đây chính là một đặc điểm độc đáo giúp lưu
truyền những giá trị văn hoá, tinh thần độc đáo của dân tộc Nùng. Bởi để tồn tại và
phát triển dân tộc Nùng nói riêng và các dân tộc nói chung phải lưu giữ những giá trị
bản sắc văn hóa, văn học riêng của dân tộc mình, người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn
cũng vậy, trong đời sống hàng ngày, họ vẫn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán
truyền thống có ý nghĩa lớn và có giá trị về văn học, văn hố nghệ thuật và giáo dục
tri thức, đạo đức cho các thế hệ sau, trong đó có bài ca nghi lễ.
Từ lịch sử để lại có thể biết bài ca nghi lễ của người Nùng có từ rất lâu cũng
tương đương với sự ra đời của Then Tày cùng với nhu cầu về văn hố và đời sống tín

ngưỡng, bài ca nghi lễ của người Nùng là do người Nùng sáng tạo ra cùng với sự ra
đời và phát triển của tộc người. Bài ca nghi lễ của người Nùng có nhiều nét tương
đồng với Then của người Tày, tuy người Nùng vẫn chưa lên tiếng khẳng định Then
Nùng là của người Nùng và do người Nùng sáng tạo ra, nhưng qua tìm hiểu nhiều
nghiên cứu của các nhà khoa học nghiên cứu về dân tộc ở Việt Nam thì họ đều gọi là
Then Tày, Nùng, chứ không gọi riêng Then là của dân tộc Nùng hay dân tộc Tày. Bài

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ca nghi lễ của người Nùng ở đây không chỉ nói riêng đến Then như người Tày mà
bên cạnh đó cịn có cả Mo,Tào, Pựt, Sliên, Giàng.. Cịn căn cứ vào nội dung của bài
ca trong các nghi lễ, cùng âm nhạc và các điệu múa thì có thể đốn định bài ca nghi lễ
xuất hiện trong khoảng thời gian xã hội đã có phân chia giai cấp, phân chia lao động
rõ rệt trong xã hội phong kiến. Vậy, so với các hình thức văn học, văn hố dân gian
khác thì bài ca nghi lễ ra đời muộn hơn và tồn tại cùng với đời sống tinh thần của dân
tộc Nùng với tư cách là nghi lễ dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
Các bài ca trong nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn, luôn đáp ứng
được nhu cầu tâm linh và truyền thống văn học, văn hoá của đồng bào dân tộc Nùng,
bài ca nghi lễ vừa dân dã, sinh động mà vừa sâu sắc, quy củ, là sự tưởng nhớ những
người có công trong việc tạo lập cuộc sống ngày nay trong mỗi gia đình, làng bản.
Đây là nét đẹp trong văn hóa của người Nùng nói chung và người Nùng ở Hữu Lũng,
Lạng Sơn nói riêng, rất cần được bảo lưu, gìn giữ. Là một làn điệu trong kho tàng văn
hóa, văn học dân gian của dân tộc Tày, dân tộc Nùng, từ lâu bài ca nghi lễ đã nhận
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, sưu tầm. Bài ca nghi lễ của người Nùng
ở Việt Nam rất phong phú và luôn tồn tại trong đời sống hiện thực, nó có vị trí đặc
biệt quan trọng trong văn học, văn hố dân gian Việt Nam. Nói đến bài ca nghi lễ các
nhà nghiên cứu sưu tầm và những người yêu thích chủ yếu quan tâm đến vùng Việt

Bắc. Nơi từ lâu đã được coi là cội nguồn của văn học, văn hoá dân gian của các dân
tộc thiểu số. Có thể kể đến các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên
Quang, Bắc Kạn và Lạng Sơn. Làn điệu dân ca của người Tày, Nùng ở Việt Bắc đã
góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nền văn học, văn hoá dân gian Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Bản thân là một giáo viên Ngữ văn, từ quá trình giảng dạy và học tập đã giúp
người viết nhận thức được những giá trị văn hoá văn học dân gian có ý nghĩa hết sức
to lớn đối với đời sống tinh thần của người dân. Việc nghiên cứu văn học dân gian
nói chung, bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn nói riêng sẽ giúp
cho người viết tích lũy kiến thức, nâng cao chun mơn nghiệp vụ, trau dồi tình cảm
thẩm mĩ và rèn luyện nhân cách. Từ đó giáo dục cho học sinh những tình cảm tốt đẹp
về tình yêu quê hương đất nước, khơi dậy ở mỗi học sinh ý thức về giữ gìn và phát
huy những giá trị văn học truyền thống của dân tộc.
Qua việc nghiên cứu về bài ca nghi lễ trong Lễ giải hạn, Lễ sinh nhật và Lễ cấp
sắc của người Nùng ở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn người viết muốn giới thiệu

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cho mọi người thấy được đặc điểm, các giá trị của văn học dân gian, văn hố tín
ngưỡng và ý nghĩa giáo dục sâu sắc về đạo hiếu với ông bà, cha mẹ, ghi nhớ cội
nguồn dân tộc của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Vì thế người viết quyết định
chọn đề tài “Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ ngơn ngữ và văn hóa của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1. Những cơng trình nghiên cứu trực tiếp về dân ca Nùng và bài ca nghi lễ của
người Nùng
Văn học dân gian từ năm 1975 trở về trước chủ yếu được sáng tác bởi các tác

giả dân gian và được lưu truyền bằng miệng, do hoàn cảnh lịch sử, cả nước phải dồn
sức cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ tổ quốc,
giành độc lập, tự chủ nên thời kì này có rất ít cơng trình nghiên cứu về văn học dân
gian và nhất là nghiên cứu về Then Tày, Nùng và bài ca nghi lễ của người Nùng thì
hầu như khơng có.
Sau năm 1975, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư cho
việc sưu tầm, nghiên cứu và viết sách. Số cơng trình nghiên cứu về Then và bài ca
nghi lễ tăng hơn về số lượng và tập trung vào chiều sâu căn bản hơn trước.
Trước tiên phải kể đến cuốn sách tổng hợp các nghiên cứu của Dương Kim Bội
“Lời hát Then” [6] được coi là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về hát Then dưới dạng
nguyên bản bằng tiếng Tày, Nùng, cuốn sách được tác giả trình bày về sưu tầm của
mình chủ yếu là trong lễ Then cấp sắc, giới thiệu được nguồn gốc của Then, mối quan
hệ giữa Then, Tào, Mo. Cuốn sách góp phần to lớn khẳng định vai trò, giá trị của hát
Then trong đời sống người dân tộc Tày, Vì đây là tác phẩm sưu tầm trong dân gian,
nên cuốn sách có giá trị to lớn. Bên cạnh cuốn “Lời hát Then” thì tác giả Dương Kim
Bội cịn có nhiều bài viết về Then và dân ca nghi lễ của người Tày, Nùng trong đó có
bài viết “Những yếu tố dân ca, ca dao trong lời Then, Tày-Nùng” [7], nội dung bài
viết chủ yếu nghiên cứu và đề cập đến mối quan hệ mật thiết giữa dân ca nghi lễ và
Then của người Tày, Nùng về mặt nội dung và nghệ thuật.
Vào năm 1975 tại “Hội nghị công tác sưu tầm nghiên cứu về Then” được tổ
chức tại Sở văn hoá Việt Bắc. Tại hội nghị, nhiều bài báo cáo có tham luận về Then
được cơng bố và sau đó năm 1978 được tập hợp và xuất bản thành cuốn “Mấy vấn đề
về Then Việt Bắc” [37]. Đây có thể được coi là cuốn sách đầu tiên và duy nhất đến
nay tập hợp các bài viết về Then trên diện rộng từ Cao Bằng, Bắc Thái, Lạng Sơn đến

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Hà Giang, cuốn sách là tập hợp về các bài viết trên phạm vi rộng, nhiều khía cạnh
được các bài viết đề cập đến: nguồn gốc, loại hình, nghệ thuật diễn xướng, hiện thực
sinh hoạt, tín ngưỡng…của các tác giả đã nghiên cứu về Then từ trước năm 1978.
Cuốn tiếp theo phải kể đến là cuốn “Sli-Lượn dân ca trữ tình Tày-Nùng” của
tác giả Vi Hồng [14] là cơng trình nghiên cứu chủ yếu đề cập đến dân ca nghi lễ của
người Tày, Nùng, trong cuốn sách Vi Hồng đã nêu nên mối quan hệ giữa Then với
Sli, Lượn, từ đó gián tiếp giới thiệu về Then, tuy là cơng trình nghiên cứu về dân ca
trữ tình của người Tày, Nùng nhưng cuốn sách đã có nhiều những đóng góp để làm tư
liệu nghiên cứu cho các cơng trình về Then nghi lễ khác.
Các cuốn sách “Dân ca Nùng” [38], “Ca dao Tày Nùng” của Triều Ân (sưu
tầm) [4] và “Đồng dao Nùng” của tác giả Nông Hồng Thăng [58] với nội dung
nghiên cứu về kho tàng ca dao, dân ca và đồng dao dân gian của dân tộc Nùng có mặt
trong lao động sản xuất, trong hội hè, lễ Tết, tang ma, đi chợ, vui chơi và đặc biệt
trong cưới hỏi và những sản phẩm của văn học gian dân tộc Nùng đó có quan hệ mật
thiết và ảnh hưởng trực tiếp đến các cơng trình nghiên cứu và nội dung trong Bài ca
nghi lễ của dân tộc Nùng.
Năm 1996, Lục Văn Pảo mới cho ra mắt độc giả “Bộ Then tứ bách” [ 38]. Nội
dung cuốn sách là tập hợp nội dung của những bài hát Then về thế giới của trăm loài
thú (bách thú), trăm loài chim (bách điểu), trăm loại ngũ cốc (bách cốc), trăm loại hoa
(bách va).
Trong cuốn “Người diễn xướng Then - Nghệ nhân hát dân ca và thầy
Shaman” của tác giả Nguyễn Thị Hiền [13], đã nêu rõ người làm then là nghệ nhân
hát dân ca vừa là thầy cúng, thầy Shaman thực thụ.
Có thể nói trong thập niên 90 của thế kỉ XX chưa có nhiều nghiên cứu chuyên
sâu về mảng đề tài bài ca nghi lễ của người Nùng. Sang thế kỉ XXI có thêm nhiều
hơn, đa dạng hơn những cuốn sách và bài viết nghiên cứu chuyên sâu và tập trung về
bài ca nghi lễ, kể đến đầu tiên đó là luận văn tốt nghiệp của tác giả Đoàn Thị Tuyến
với nội dung “Đạo Then trong đời sống tâm linh của người Tày-Nùng Lạng Sơn”
và năm 2000 tác giả còn có bài viết : “Then một hình thức shamam giáo” [64] phân
tích Then như một hình thức tín ngưỡng, có đóng góp khá mới mẻ trong việc tìm hiểu

đời sống và thế giới tâm linh của người làm Then.
Nghiên cứu chủ yếu về âm nhạc và các hình thức diễn xướng trong các nghi lễ
của hai dân tộc Tày, Nùng, cuốn “Nét chung và riêng của âm nhạc trong diễn

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xướng Then Tày, Nùng” của tác giả Nơng Thị Nhình, Hồng Anh Thái [34]. Cơng
trình đề cập đến một nội dung khơng thể thiếu trong Then Tày, Nùng, đó là sự khác
nhau của âm nhạc Then mỗi vùng miền, mỗi dân tộc. Để từ đó thấy dược sự phong
phú, đa dạng cũng như những giá trị nghệ thuật trong Then của người Tày, Nùng ở
Việt Nam.
Tìm hiểu và nghiên cứu chuyên sâu, rộng hơn về nội dung một nghi lễ lớn của
người Nùng, cuốn “Lễ vun hoa của người Nùng” của tác giả Triệu Thị Mai [24] đã
đề cập đến những quan niệm dân gian của người Nùng về con cái và các vận hạn của
đời người. Mô tả khảo sát một lễ vun hoa của người thống của dân tộc Nùng, ở Lạng
Sơn nghi lễ nay còn được gọi là lễ Bjóoc (Lễ xin mẹ Hoa, mẹ Sinh cho những cặp vợ
chồng hiếm muộn có những đứa con kháu khỉnh, khoẻ mạnh).
Là một cơng trình nghiên cứu mang tính tồn diện giới thiệu về một di sản văn
hố tiêu biểu của người Tày ở Cao Bằng, cuốn “Then Tày” của tác giả Nguyễn Thị
Yên [69] đã giới thiệu chi tiết về nghi lễ “Lẩu cấp sắc” khai quang của dân tộc Tày ở
Cao Bằng, đồng thời trình bày một cách có hệ thống các thơng tin đầy đủ nhất, nhằm
cung cấp cho người đọc về các vấn đề liên quan đến Then. Đặc biệt trong cuốn sách
này tác giả có đề cập đến lễ “Lẩu Then tăng sắc”, đó là nội dung nghiên cứu hay và
khá mới lạ, cho đến nay ngồi cuốn sách thì chưa có một cuốn sách hay bài viết nào
chuyên sâu về Lẩu Then được xuất bản. Cuốn sách mặc dù không đề cập đến bài ca
nghi lễ của dân tộc Nùng, tuy nhiên lại là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người
yêu thích và nghiên cứu tìm hiểu về Then và bài ca nghi lễ.

Cuốn tiếp theo đề cập đến nghi lễ đặc sắc của người Nùng đó là “Lễ cấp sắc
Pựt Nùng” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Yên, Nguyễn Thiên Tứ [70]. Giới thiệu
khái quát về lễ cấp sắc Pựt Nùng, trình tự lễ cấp sắc, các yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo
và giá trị của Pựt. Một số điểm hạn chế cũng như vấn đề bảo tồn, phát huy Pựt và văn
bản hành lễ. Cuốn sách này đã giới thiệu một di sản văn hoá tiêu biểu của người
Nùng với hoạt động tín ngưỡng Pựt mang đặc trưng tiêu biểu của người Nùng với
hình thức sinh hoạt tín ngưỡng Shaman giáo của người Nùng có mối quan hệ tương
đối mật thiết với hình thức hát Then.
Giới thiệu khá cụ thể về lễ “Kỳ yên khai xuân” của dân tộc Tày, Nùng tỉnh
Cao Bằng, cuốn “Lễ Kỳ yên khai xuân” của tác giả Nguyễn Thiên Tứ [63] đã
tìm hiểu chi tiết và nghiên cứu cụ thể về nội dung, ý nghĩa của lễ “ Kỳ yên khai
xuân” với người dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng nói riêng và miền núi phía Bắc

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nói chung, là phong tục và bản sắc văn hố riêng của đồng bào các dân tộc nơi
đây.
Những cuốn sách xuất bản gần đây nhất là “Lễ cầu tự của người Nùng Phàn
Slình ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lương Việt Anh, Nguyễn Thị
Thuý [3]. Nội dung cuốn sách là khái quát về người Nùng Phàn Slình ở huyện Võ
Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Tìm hiểu về tiến trình nghi lễ cầu tự của người Nùng Phàn
Slình tại huyện Võ Nhai cũng như công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá của
nghi lễ cầu tự trong đời sống xã hội hiện nay. Và cuốn “Lễ Lẩu khẩu sảo của người
Tày, Nùng” của tác giả Triệu Thị Mai [25]. Cuốn sách giới thiệu sơ lược về đời sống
tâm linh của người Tày, Nùng; lễ “Lẩu khẩu sảo” tập trung nói đến nội dung mối giao
tiếp giữa người cõi dương và người “phi ham” (cõi âm) cùng một số giá trị của nghi
lễ “Lẩu khẩu sảo”.

Cuốn “Một số lễ giải hạn của người Tày, Nùng ở Cao Bằng”, tác giả Triệu
Thị Mai [26]. Giới thiệu về đời sống tinh thần của người Tày, Nùng và phong tục làm
lễ giải hạn của tộc người này và cuốn sách có giới thiệu thêm những nghi lễ mang đặc
trưng của nghi lễ truyền thống Tày, Nùng như: Lễ xin hoa, Lễ tìm lấy vía xiêu tán, Lễ
đón vía về nhập thân...
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu được đề cập ở trên đều quan tâm đến đời
sống văn hoá tinh thần, vật chất, dân ca nghi lễ chủ yếu của hai dân tộc Tày và Nùng
trên phương diện rộng (phạm vi cả nước) và cả phương diện hẹp (phạm vi một tỉnh,
một huyện). Bên cạnh những nét tương đồng thì văn học, văn hố của đồng bào Nùng
cịn có những đặc điểm riêng, những đặc sắc riêng phụ thuộc vào vị trí địa lý và văn
hố tín ngưỡng ở khu vực đó. Từ những cơng trình nghiên cứu trên đã tạo cơ sở và
nền móng để chúng tơi khai thác một đề tài ở phạm vi hẹp, làm rõ hơn về đời sống
văn hố tín ngưỡng và dân ca nghi lễ của người dân tộc Nùng qua “Bài ca nghi lễ
của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn”
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về văn hố Nùng có liên quan đến bài ca nghi lễ
Bên cạnh những cơng trình trực tiếp nghiên cứu về Then, bài ca nghi lễ và dân
ca nghi lễ của người Nùng thì cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về mảng đề tài
này theo hướng nghiên cứu văn hố. Ngồi ra có thể kể đến một số cơng trình nghiên
cứu về Then Tày, Nùng và bài ca nghi lễ như cuốn : “Mùa xuân và phong tục Việt
Nam” của nhóm tác giả Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ [36]. Các tác
giả chủ yếu tập trung sưu tầm và nghiên cứu về bài ca nghi lễ và Then của Việt Bắc

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cũng như Then của Lạng Sơn qua các lễ hội để phản ánh bức tranh chân thực về cuộc
sống, lao động sản xuất tín ngưỡng của người Tày, Nùng.
Đáng chú ý là cuốn sách của nhà nghiên cứu Lê Chí Quế về “Bước đầu tìm

hiểu những yếu tố hiện thực sinh hoạt và yếu tố tín ngưỡng nghi lễ” [52]. Bằng
những luận điểm có tính khoa học cao, tác giả đã đưa ra hai yếu tố hiện thực sinh hoạt
và tín ngưỡng trong hát Then. Hai yếu tố đó tồn tại song song và đan cài vào nhau
trong các nghi lễ là một trong những cơ sở để tiếp tục đi sâu nghiên cứu hát Then
trong văn học dân gian và văn hóa dân gian tỉnh Lạng Sơn.
Là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu về dân tộc Nùng, cuốn “Dân tộc Nùng ở Việt
Nam” tác giả Hoàng Nam [28], đã trình bày chi tiết về mọi lĩnh vực, diện mạo của
dân tộc Nùng theo cái nhìn của dân tộc học lịch sử và những vấn đề đặt ra có quan hệ
biện chứng với truyền thống lịch sử và bản sắc dân tộc, đồng thời đặt trong mối liên
hệ với các dân tộc khác mà họ có giao tiếp trong quá trình phát triển.
Cũng là cơng trình nghiên cứu có tính chất toàn diện về dân cư Tày, Nùng, cuốn
“Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam” [39] với nội dung nghiên cứu về điều kiện tự
nhiên, lịch sử hình thành tộc người, hình thái kinh tế, hình thái văn hố vật chất, tổ
chức xã hội, gia đình, hơn nhân, các tục lệ cưới xin, sinh đẻ, ma chay, làm nhà mới và
tơn giáo tín ngưỡng của dân tộc Nùng trong cả nước nói chung và dân tộc Nùng ở
Lạng sơn nói riêng cũng được tác giả đề cập đến.
Tiếp theo là cuốn “Văn hoá truyền thống Tày, Nùng” [40]. Cuốn sách là bức
tranh về xã hội và con người hai dân tộc Tày, Nùng về ngôn ngữ, văn tự và văn bản
văn nghệ dân gian Tày, Nùng về phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian và nghệ
thuật kiến trúc của người Tày, Nùng. Vì các tác giả nghiên cứu với mục đích chính là
cung cấp thêm nguồn tư liệu chính xác, đa dạng, phong phú về nền văn hố của người
Tày, Nùng.
Cuốn sách của Chu Thái Sơn (chủ biên), “Văn hoá tộc người Nùng” [54] gồm
một số bài viết về văn hoá đặc sắc của tục người Nùng như hát giao duyên (sli Nùng),
truyện cổ, truyện thơ, các nghi lễ (Then Hét Khoăn, Lễ sinh nhật....)
Như vậy qua tìm hiểu ở các thời điểm khác nhau, ở từng giai đoạn khác nhau đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu về Then và bài ca nghi lễ khá công phu và khoa học.
Tuy nhiên, nghiên cứu cụ thể về đề tài bài ca nghi lễ của người Nùng ở từng vùng
miền thuộc tỉnh Lạng Sơn từ trước đến nay chưa có cơng trình chun sâu. Đây cũng
chính là lý do, là tiền đề để chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Bài ca nghi lễ của


7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn”. Thông qua đề tài này, chúng tôi mong muốn
giúp bạn đọc bước đầu tìm hiểu về bài ca nghi lễ của người Nùng ở huyện Hữu Lũng,
tỉnh Lạng Sơn để có được cái nhìn khái quát nhất về những loại dân ca nghi lễ của
người Nùng đang được sử dụng và lưu truyền rộng rãi tại huyện Hữu Lũng hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận văn là tìm hiểu về dân tộc Nùng, nội dung và nghệ
thuật trong bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn trên bình diện tiếp
cận từ góc độ văn học dân gian. Qua đó phân tích các giá trị, nét đặc sắc trong các bài
ca trong nghi lễ mang đậm bản sắc của dân tộc Nùng. Từ đó, nhằm giữ gìn, phát huy
giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn nói riêng và ở Việt Nam
nói chung.
Bước đầu tìm hiểu, lý giải về cội nguồn của bài ca nghi lễ trên cơ sở văn hoá tín
ngưỡng của dân tộc Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn
Tìm ra hướng bảo tồn, phát huy những nét đẹp truyền thống của bài ca nghi
lễ nói chung, trong đó có bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn
nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát những nghiên cứu tổng quan về người dân tộc Nùng ở Hữu Lũng,
Lạng Sơn, các nghi lễ lớn người dân tộc Nùng cùng với việc tìm hiểu bài ca nghi lễ
của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn từ phương diện nội dung và nghệ thuật để
góp phần cung cấp những tư liệu thực tế cho việc nghiên cứu nghi lễ nói chung và
việc nghiên cứu bài ca nghi lễ của người Nùng nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu: Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Phạm vi vấn đề nghiên cứu của luận văn chủ yếu là một số nghi lễ của người
Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn và Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng
Sơn nhìn từ phương diện nội dung và nghệ thuật trong quá trình đi điền dã, sưu tầm
và dịch.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài thì tác giả sử dụng phương pháp điền dã là chủ yếu, ngoài
những tài liệu sưu tầm về bài ca nghi lễ ở Hữu Lũng, Lạng Sơn đã được các nghệ
nhân sưu tầm, chúng tôi còn gặp gỡ các nghệ nhân, những người yêu quý và luôn

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


mong muốn gìn giữ bài ca nghi lễ của dân tộc Nùng, đồng thời sưu tầm thêm những
bài ca nghi lễ trong dân gian để mở rộng tư liệu nghiên cứu. Ngồi ra tác giả cịn lấy
thêm tư liệu từ thực địa bằng cách quan sát, chụp ảnh, phỏng vấn, ghi âm những
người am hiểu về phong tục, quay clip quá trình tổ chức Lễ sinh nhật, Lễ giải hạn, Lễ
cấp sắc ở huyện Hữu Lũng của một số vị thầy Then, Mo, Tào có kinh nghiệm và từ
những người dân đã từng tham gia vào các nghi Lễ sinh nhật, Lễ giải hạn... của đồng bào
dân tộc Nùng nhằm thu thập các thông tin phục vụ nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp: Luận văn sử dụng phương pháp này để phân tích và
đánh giá cụ thể các bài ca nghi lễ, các tài liệu có liên quan để tham khảo, vận dụng
cho việc viết bài như: Sách, báo, tạp chí chuyên ngành, chuyên đề, đề tài khoá luận,
luận văn, luận án… Trên cơ sở đó, tổng hợp vấn đề, rút ra những đánh giá, nhận xét
về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài ca nghi lễ ở Hữu Lũng- Lạng Sơn.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Để nghiên cứu văn học dân gian, ngôn ngữ
dân gian từ văn hố cần để tìm hiểu kiến thức từ các ngành nằm trong lĩnh vực văn hóa,
có sự tiếp cận tổng hợp về đối tượng nghiên cứu là văn học. Bằng cách chia nhỏ, sử

dụng tư duy phân tích và có cái nhìn tổng hợp của phương pháp nghiên cứu liên ngành
để có thể cho kết quả đúng và khoa học về đối tượng nghiên cứu của mình.
Tiếp đến là nghiên cứu các tài liệu để thấy những nét khái qt của văn hố, văn
học, ngơn ngữ và các phong tục của đồng bào Nùng.
Phương pháp đối chiếu so sánh: Nghiên cứu qua các phiếu điều tra lấy ý kiến
của các nghệ nhân, đồng bào dân tộc Nùng. Để phân tích, đánh giá sát thực, thoả
đáng về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài ca nghi lễ ở Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu bối cảnh xã hội, văn
hố của địa phương lưu truyện.
6. Dự kiến đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần vào việc tập hợp và hệ thống hoá tư liệu về bài ca nghi lễ của
người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn.
Nghiên cứu những giá trị văn học, văn hoá dân gian của dân tộc Nùng ở Hữu
Lũng, Lạng Sơn.
Đây là cơng trình nghiên cứu một cách tương đối hệ thống, toàn diện của một
bộ phận nhỏ của văn hoá các dân tộc thiểu số, đóng vai trị quan trọng trong đời sống
văn học và tín ngưỡng dân gian của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn mà ít khi

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


người viết có cơ hội được tiếp cận. Từ dó thấy được nét tương đồng trong văn học
dân gian của người dân tộc Nùng với các dân tộc khác trong cùng huyện, cùng tỉnh.
Thông qua đề tài này, người viết muốn góp một phần cơng sức nhỏ bé trong
cơng tác tìm hiểu, bảo tồn và phát huy những giá trị văn học truyền thống của người
dân tộc Nùng ở huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung chính của Luận văn có cấu trúc

gồm 3 chương
Chương 1: Tổng quan về dân tộc Nùng và bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu
Lũng, Lạng Sơn
Chương 2: Một số nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn và bài ca
nghi lễ nhìn từ phương diện nội dung
Chương 3: Bài ca nghi lễ của người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn nhìn từ
phương diện nghệ thuật

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC NÙNG VÀ BÀI CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI
NÙNG Ở HỮU LŨNG, LẠNG SƠN
1.1. Tổng quan về dân tộc Nùng
1.1.1. Vài nét về người Nùng ở Việt Nam
* Nguồn gốc lịch sử
Dân tộc Nùng là dân tộc thiểu số trong tổng số 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ
Việt Nam, tộc người Nùng là một trong những cư dân lâu đời nhất ở nước ta, nguồn
gốc của tộc người này cũng nằm trong quy luật phức tạp của nguồn gốc lịch sử như
của những dân tộc khác. Trong cuốn Văn hoá truyền thống Tày Nùng, Hoàng Quyết
và các tác giả viết “ Về phương diện cội nguồn lịch sử người Tày, người Nùng vốn
thuộc chung nhóm Âu Việt, nằm trong khối Bách Việt mà địa bàn cư trú là miền Bắc
Việt Nam và miền Hoa Nam Trung Quốc” [40,tr.22] . Người Nùng là cư dân thuộc
khối Bách Việt đó, chịu những ảnh hưởng khá rõ về ngơn ngữ, phong tục tập qn,
tín ngưỡng, tôn giáo, văn học, nghệ thuật. Dân tộc Nùng là nhân chứng của các sự
kiện lịch sử trọng đại từ những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước thời Âu Lạc

của An Dương Vương, cho đến chiến tranh vùng biên giới Việt, Trung.
* Dân cư và địa bàn cư trú
Dân số người Nùng đứng thứ sáu, sau dân số các dân tộc: Tày, Thái,
Mường, Hoa, Khơme. Với số dân là: 865412 người, người Nùng tập trung nhiều
nhất ở các tỉnh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, sau đó đến các tỉnh: Bắc Cạn, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang và rải rác ở một số tỉnh ở miền núi khác. Ngoài
lãnh thổ ở Việt Nam, người Nùng còn cư trú khá đông ở các tỉnh Quảng Tây,
Quảng Đông - Trung Quốc. Tại vùng Việt Bắc cũng giống như người Tày, người
Nùng chiếm tỉ lệ khá cao so với các dân tộc thiểu số khác (Ví dụ ở Lạng Sơn là:
43,86%, Cao Bằng là: 32,85%...).[47, tr.12]
Đại bộ phận người Nùng ở Việt Nam nói chung là những người di cư từ Quảng
Tây Trung Quốc sang, họ cư trú ở vùng đất có nhiều rừng núi, quanh các thung lũng
lòng chảo và dọc theo các triền sông. Vài chục năm gần đây, người Nùng đã có số
lượng khơng nhỏ định cư tại các thành phố, thị trấn, thị xã bên cạnh các dân tộc khác
như: Kinh, Tày, Dao, Mông…

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Dân tộc Nùng cịn có các tên gọi khác theo địa phương và được định danh theo
hai loại: Tên gọi theo đặc điểm trang phục có: Nùng Khèn Lài (nhóm người Nùng có
ống tay áo có pha nhiều màu vải khác nhau), Nùng Hù Lài (nhóm người Nùng mà
phụ nữ đội khăn chàm, có đốm trắng), Nùng Shử Tỉn (nhóm người Nùng mặc áo
ngắn chỉ chấm mông)… Hoặc tên gọi theo địa danh cư trú khởi nguồn trước khi di cư
tới Việt nam: Nùng An, Nùng Inh, Nùng Phản Shình, Nùng Cháo, Nùng Quý Rịn,
Nùng Lòi, Nùng Din, Nùng Xuồng, Nùng Tùng Xìn, Nùng Viển, Nùng Chỉ…
Trong thời kì phát triển và hội nhập kinh tế ngày nay, việc gìn giữ bản sắc văn
hố của dân tộc của Nùng nói riêng và các dân tộc anh em khác nói chung như giữ

gìn được trang phục cổ truyền, sinh hoạt văn hố trong đám cưới, ma chay, lễ hội…
khơng phải là điều dễ dàng. Việc bảo tồn và phát huy những nét sinh hoạt độc đáo
của người dân tộc đòi hỏi sự quan tâm từ các cấp chính quyền qua chính sách cụ thể
để người dân hiểu và nhận thức được vốn q giá của dân tộc, có ý thức gìn giữ và
lưu truyền qua nhiều thế hệ.
1.1.2. Người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Ở Lạng Sơn, từ khi di cư vào Việt Nam (khoảng thế kỉ XII,XIII) người
Nùng đã sống quần cư thành bản làng, hoà hợp với các dân tộc khác, có quan hệ
gần gũi, mật thiết với dân tộc Tày, nên đôi khi không cần phân biệt dân tộc Tày
hay Nùng và đến ngày nay còn rất nhiều bản làng thuần người Nùng sinh sống.
Đây cũng là một đặc điểm lớn giúp lưu truyền những giá trị văn học nghệ thuật
độc đáo của dân tộc Nùng.
Huyện Hữu Lũng nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, phía Bắc giáp huyện Bắc
Sơn, huyện Văn Quan, phía Đơng Bắc là huyện Chi Lăng (cùng tỉnh Lạng Sơn) và
phía Đơng, Đơng Nam giáp huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang), phía Tây giáp
huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang) và huyện Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên).
Huyện Hữu Lũng có 26 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 25 xã (Đồng Tân,
Cai Kinh, Hòa Lạc, Yên Vượng, Yên Thịnh, Yên Sơn, Hữu Liên, Sơn Hà, Hồ Sơn,
Tân Thành, Hòa Sơn, Minh Hòa, Hòa Thắng, Minh Sơn, Nhật Tiến, Minh Tiến, Đô
Lương, Vân Nham, Thanh Sơn, Đồng Tiến, Tân Lập, Thiện Kỵ, n Bình, Hịa Bình,
Quyết Thắng). Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Hữu Lũng, cách thành phố Lạng
Sơn 70 km về phía Nam.

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Huyện Hữu Lũng là nơi có nhiều lễ hội như hội chợ Mẹt (Thị trấn Hữu Lũng) tổ

chức ngày 12 tháng giêng, ngày 27 tháng 3 âm lịch, ngày 12 tháng 8 âm lịch; hội chợ
Phổng (xã Vân Nham) tổ chức vào ngày 20 tháng giêng; hội chợ Bắc Lệ (xã Tân
Thành) tổ chức vào ngày 15 tháng giêng. Có nhiều lễ hội như hội Đền Bắc Lệ
(xã Tân Thành), đền Suối Ngang (xã Hoà Thắng), đền Quan Giám Sát và đền 94
(xã Hoà Lạc), đền Ba Nàng (xã Cai Kinh); Hội Trịi Ngơ (xã n Thịnh).
Huyện Hữu Lũng có tổng diện tích tự nhiên 806,74km2, tổng dân số là
114.860 người, trong đó người dân tộc Nùng chiếm 52,3% ; gốc bản địa, thuộc
nhóm ngữ hệ Tày,Thái. Người Nùng ở Hữu Lũng sinh sống xen kẽ cùng các dân
tộc trên địa bàn ở tất cả 25 xã và 1 thị trấn của huyện, ln xây dựng mối đồn
kết thống nhất giữa các dân tộc anh em và có nền văn hoá, văn học nghệ thuật từ
lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc. [66, tr.55]
1.1.2.2. Đời sống kinh tế
* Dân số: Lạng Sơn là tỉnh có đơng người Nùng sinh sống nhất Việt Nam Năm
1995 có 309.490 người, chiếm 43,9% dân số toàn tỉnh. Lạng Sơn cũng là tỉnh người
Nùng chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu dân số các tộc người của tỉnh. Người Nùng
có mặt ở hầu hết các xã, huyện trong toàn Tỉnh. Huyện Hữu Lũng có tổng diện tích tự
nhiên 806,74km2 . Tổng dân số trên địa bàn huyện Hữu Lũng năm 2013 là 114.860
người, bằng 15,29% dân số của tỉnh Lạng Sơn, mật độ dân số 142 người/km2. Có 07
dân tộc chủ yếu cùng chung sống hoà thuận là Nùng, Kinh, Tày, Dao, Hoa, Cao Lan,
Sán Dìu...; trong đó dân tộc Nùng chiếm 52,3%, dân tộc Kinh 38,9%; dân tộc Tày
6,6%, dân tộc Cao Lan chiếm 1,23%, dân tộc Dao chiếm 0,44%, dân tộc Hoa chiếm
0,14%, còn lại các dân tộc khác chiếm 0,39% dân số tồn huyện. [46, tr.12]
Dù có nhiều thành phần dân tộc với những phong tục tập quán, trình độ sản xuất
khác nhau những nhân dân các dân tộc trong huyện Hữu Lũng ln đồn kết,vượt qua
mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh cùng nhau bảo vệ và xây dựng quê hương.
* Kinh tế:
Cũng giống người Nùng ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, người
Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn nói riêng ln đề cao sản xuất nơng nghiệp, trong
đó quan trọng nhất là trồng lúa, cùng đó là kết hợp với gieo trồng cây hoa màu
trên đất dốc hay vườn, đồi. Các hoạt động sản xuất khác như chăn ni, thủ cơng

gia đình, trao đổi bn bán, săn bắt hái lượm chỉ là những hoạt động phụ mang
tính hỗ trợ hoạt động trồng trọt.

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Người Nùng ở Hữu Lũng gắn cuộc sống lao động, sản xuất của mình với cây
lúa nước, lúa nương và trồng trọt hoa màu trên nương rẫy. Phương thức sản xuất chủ
yếu vẫn theo lối cổ truyền. Ngày nay, để nâng cao năng suất thu hoạch người Nùng
đã sử dụng hình thức canh tác mới, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, phù hợp cho
từng diện tích canh tác và các loại cây trồng, mang lại lợi ích kinh tế lớn lao. Ngoài
nghề trồng lúa nước ra người Nùng cịn trồng nhiều cây lương thực khác: ngơ, khoai,
sắn, đậu, lạc, vừng... cùng các cây lấy dầu, cây công nghiệp như cây hồi, trẩu, sở,
thuốc lá, mía, chè, mạy pi, mạy pầu, cây bông, cây chàm... và các cây ăn quả như
cam, đào, mận, lê, quýt, hồng, na...
Chăn nuôi và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác, trước đây chỉ được xếp
sau nghề trồng lúa, trồng màu. Nhưng trong những năm trở lại đây chăn ni mới có
cơ hội phát triển và chiếm tỷ trọng đáng kể trong thu nhập của họ.
Trong đời sống từ xa xưa của người Nùng, nghề thủ cơng đã khá phát triển và
đạt trình độ cao. So với một số dân tộc khác trong tỉnh, thủ công của người Nùng phát
triển hơn đôi chút. Tuy họ không coi nghề thủ công là chủ chốt nhưng sản phẩm của
họ lại có mặt ở hầu hết các hoạt động sản xuất và trong sinh hoạt của họ . Người
Nùng sớm biết làm nhiều nghề phụ như: dệt vải, nhuộm vải chàm, rèn đúc, làm gốm,
đan lát mây tre, dệt chiếu, làm đường, làm yên ngựa, đặc biệt là nghề làm ngói máng,
tức ngói âm dương. Sự phát triển này đã ảnh hưởng tích cực đền việc hình thành các
nét bản sắc văn hóa đặc trưng của người Nùng.
Trong đời sống kinh tế của người Nùng ở Hữu Lũng nói riêng và Lạng Sơn nói
chung, từ xa xưa, việc săn bắt, hái lượm, chiếm đoạt các sản vật có sẵn trong tự nhiên

để sinh sống là hoạt động không thể thiếu. Các loại muông thú, rau, củ, quả, cây
thuốc, mật ong ruồi... sẵn có trong rừng là nguồn cung cấp thực phẩm cho các bữa ăn,
dược liệu để chữa bệnh.
Lạng Sơn là khu vực buôn bán, giao thương khá phát triển. Có 3 cửa khẩu lớn
(Tân Thanh, Đồng Đăng, Chi Ma) giao thông buôn bán với Trung Quốc, ở các cửa
khẩu này người Nùng sinh sống tương đối đông đúc, chiếm hầu hết dân số ở các
huyện biên giới của tỉnh, hơn nữa về nguồn gốc xa xưa người Nùng cũng có gốc gác
từ phương Bắc vì thế cho nên đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để người Nùng ở
Lạng Sơn phát triển kinh tế, đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng hoá sang Trung Quốc.
Vì vậy giúp cho người Nùng ở Lạng Sơn phát triển hơn người Nùng ở các địa
phương khác ở sự hoạt bát, tư duy, năng động, kinh tế của người Nùng ở Lạng Sơn

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


cũng khá sung túc. Đặc biệt nhiều người Nùng trong tỉnh Lạng Sơn đang giữ vị trí rất
cao trong bộ máy lãnh đạo từ cấp Tỉnh, cấp Sở, Huyện, Ban ngành... Phải tự hào rằng
tuy người Nùng là người dân tộc thiểu số nhưng so với các dân tộc khác trong tỉnh thì
người Nùng ln khẳng định được vị thế của mình, mặc dù vậy nhưng bản sắc của
dân tộc mình thì người Nùng ở Lạng Sơn ln giữ gìn và bảo tồn như một phần
không thể thiếu trong đời sống của tộc người.
Hữu Lũng là một trong những huyện dẫn đầu về phát triển kinh tế của tỉnh Lạng
Sơn, vì lẽ đó nên việc bn bán của người Nùng trong huyện cũng khá phát triển. Các
chợ phiên trong khu vực này hình thành khá sớm và có vai trị nhất định trong đời
sống kinh tế của các tộc người trong đó có người Nùng. Các chợ trong vùng thường
có phiên họp theo quy ước thống nhất, ít trùng lặp, được cư dân trong vùng chấp
nhận. Chợ là nơi mua bán và cũng là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng. Ngày nay,
việc mua bán nhất là buôn bán nhỏ trong các làng bản người Nùng ở Hữu Lũng tương

đối phát triển.
1.1.2.3. Văn hoá, xã hội
Về quan hệ xã hội, đơn vị xã hội cơ sở của người Nùng vẫn cịn duy trì là làng
bản. Bản của người Nùng là đơn vị xã hội dân gian thấp nhất, đó là một đơn vị tập
trung của nhiều dòng họ, lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và
những chế định riêng cho từng làng, từng bản.
Đồng bào Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn xưa kia thường sống thành từng bản
trên các sườn đồi. Thông thường trước bản là ruộng nước, sau bản là nương và vườn
cây ăn quả. Mỗi bản thường có địa vực cư trú riêng, bao gồm đất ở, đất canh tác, rừng
đồi, sông suối…Ngày nay đồng bào Nùng sống xen kẽ với nhiều dân tộc khác, ở Hữu
Lũng chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Hoa, Dao…, ngồi ra cịn có nhiều người Nùng
sinh sống ở các thị trấn, thị tứ.
Chế độ sở hữu của người Nùng ở đây gồm hai hình thức: Sở hữu công cộng của
thôn bản và sở hữu tư nhân thuộc về sở hữu cơng cộng bao gồm tồn bộ đất đai, rừng
núi, sông suối và tài nguyên trong phạm vi thơn bản. Ngồi ra cịn có các cơng trình
cơng cộng như đường xá, cầu cống, đền miếu... Sở hữu tư nhân gồm tất cả các tư liệu
sản xuất: đất đai, nương rẫy đã và đang sử dụng khai thác của mỗi gia đình. Ngồi ra
cịn có các tài sản khác như nhà cửa, các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp, các
loại đồ gia dụng... do các gia đình tạo nên. [28, tr.93]

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Quan hệ cộng đồng là đặc trưng nổi bật trong các làng bản người Nùng. Người
dân Nùng trong bản có mối liên quan chặt chẽ trong mọi mặt của đời sống, từ lao
động sản xuất, các quá trình vật chất đến đời sống tinh thần và tơn giáo, tín ngưỡng.
Khơng chỉ duy trì quan hệ dịng họ, thân tộc, thích tộc, người Nùng cịn đặc biệt coi
trọng tình làng, nghĩa xóm. Bất kể là cơng việc quan trọng của gia đình nào trong

bản, trong họ như (làm nhà mới, cưới xin, tang ma...) đều được coi là công việc
chung của cả cộng đồng. Các dịp sinh hoạt cộng đồng đều được coi là một cơ hội thắt
chặt tình đồn kết gắn bó xóm giềng, thơn bản. Thơng qua đó, ý thức về một tộc
người càng được củng cố và nâng cao.[28, tr.95]
Nhà ở của người Nùng chủ yếu làm nhà sàn, nhà đất, nhà tường trình, nhà xây
bằng đá đúc (to gấp đơi viên gạch) mái lợp tranh, lợp ngói âm dương..., trong đó nhà
sàn là kiểu nhà truyền thống của họ. Nhà của người Nùng thường được dựng trong
thung lũng, ven sườn núi, dọc theo khe nước gọi là bản, mỗi bản trên dưới có chục
nóc nhà. Nhà của người Nùng thường khá to, rộng, có ba gian, vách nhà thường được
làm bằng gỗ và lợp ngói máng. Nhà đất hiện chiếm khá phổ biến ở vùng người Nùng.
Nhà được chia làm hai phần bởi vách ngăn, trừ một lối đi ở gian giữa nhà, phần trong
là gian bếp, là nơi sinh hoạt chủ yếu của phụ nữ trong gia đình. Phần ngồi nhà, dành
cho nam giới và đặt bàn thờ tổ tiên. [28, tr.96]
Trang phục của người Nùng xa xưa được may từ vải sợi bông hoặc tơ tằm do
đồng bào tự dệt. Đồng bào Nùng thường tự nhuộm vải và may quần áo. Trang phục
của người Nùng thường được cắt may rộng hơn, ngắn hơn so với người Tày và
thường là màu chàm tím.
Trang phục đa dạng tuỳ theo nhóm Nùng. Phụ nữ mặc áo năm thân và cài một
hàng cúc bằng nút vải phía bên nách phải. Tùy từng nhóm Nùng địa phương mà áo
dài, ngắn, rộng, hẹp khác nhau. Nam, nữ đều mặc một loại quần nhuộm màu chàm,
cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân.
Trang phục của một số nhóm người Nùng: Người Nùng Inh và Nùng An mặc áo
chàm khuy vải tròn chéo từ cổ xuống nách phải, vạt dài đến đầu gối, quần chân què,
ống rộng, cạp rời, người Nùng Inh và Nùng An đeo tạp dề vải chàm thắt dây buộc
ngang lưng (vì gùn), khi đeo tạp dề đàn bà dắt vạt áo vào thắt lưng cho gọn. Đàn ông
cũng mặc quần áo chàm, áo khuy vải tròn, quần chân què ống rộng và dài đến cổ
chân.Người Nùng Giang mặc áo vải xanh sĩ lâm cổ áo, tay áo viền vải đen, vạt áo che
mông, khuy chéo từ cổ sang nách phải. Người Nùng Phản Sình mặc áo bà ba vải kẻ ô

16


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


sặc sỡ. Nam, nữ đến tuổi trưởng thành thường hay bịt một chiếc răng bằng vàng ở
hàm trên và như thế được xem là làm đẹp, người sang trọng.
Đầu người Nùng Phản Sình, Nùng Giang đội khăn len vải kẻ màu; người Nùng
Inh, Nùng An đầu đội khăn vải chàm (phụ nữ Nùng Inh và Nùng An thường nhuộm
răng đen). Phụ nữ Nùng thường đeo tạp dề trước bụng, khi gồng gánh còn mang thêm
miếng nệm vai. Điểm khác nhau giữa các nhóm, một trong những biểu hiện là cách
đội khăn và các loại khăn trang trí khác nhau đơi chút. Nam, nữ đến tuổi trưởng thành
thường hay bịt một chiếc răng bằng vàng ở hàm trên và như thế được xem là làm đẹp,
người sang trọng. [28, tr.102]
Dân tộc Nùng từ xa xưa thường sinh sống ở vùng núi cao, đời sống xã hội và
sản xuất gắn bó với thiên nhiên và có tập quán canh tác chủ yếu là tự cung, tự cấp.
Người Nùng trước đây hái lượm, săn bắt chim thú, tự trồng trọt, chăn nuôi để chế
biến thức ăn. Qua quá trình phát triển, người Nùng đã sáng tạo ra nhiều món ăn độc
đáo, tạo nên nét khác biệt. Một số món ăn của người Nùng ngày nay đã trở thành
“thương hiệu” đặc sản du lịch cho vùng đất Lạng Sơn, nơi có nhiều người Nùng sinh
sống.
Do người Nùng trồng chủ yếu các loại lúa tẻ, lúa nếp, nên trong các bữa ăn
thường ngày của mình, người Nùng chủ yếu ăn cơm tẻ và ăn cùng các món ăn khác
nấu từ các loại đỗ và các loại rau rừng. Vào mùa hè, do thời tiết nóng bức, bữa trưa ở
các gia đình người Nùng thường có thêm một nồi cháo trắng và ăn với củ cải cay rang
thịt băm, đây là món ăn vừa dễ làm, dễ ăn lại bổ dưỡng nên rất được ưa chuộng.
Người Nùng cũng ăn cơm nếp và xôi (chế biến từ gạo nếp nương). Từ gạo nếp, người
Nùng còn làm ra nhiều loại xôi, bánh khác nhau. Trong một năm, người Nùng có
nhiều ngày lễ Tết, mỗi ngày lễ Tết lại bà cịn làm các thứ xơi, bánh có màu sắc từ
nhiều loại lá cẩm đỏ, xanh, vàng, tím, đen... mang tính đặc trưng, có hương vị và ý
nghĩa riêng.

Người Nùng ít ăn món luộc, các món rau, củ thường được xào khan với mỡ, khi
nấu thành canh thì đổ thêm nước vào. Các món chế biến từ thịt, cá phổ biến là món
rán, nấu, người Nùng ít làm món kho mặn. Người Nùng khơng ăn thịt trâu, thịt bị
như người Tày vì họ quan niệm con trâu, con bị để đi cày, là con vật hữu ích cho nhà
nơng vì thế mà người Nùng chính gốc và bản địa sẽ khơng bao giờ ăn thịt trâu, thịt
bị. Nét văn hố ẩm thực của người Nùng được thể hiện rõ nhất trong mâm cỗ ngày

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tết, nhất là bữa cơm xua đi những rủi ro cuối năm. Đây là tập tục truyền thống của
người Nùng. Mâm cơm cuối năm của người Nùng Phàn Sình có nhiều món thịt, món
măng, rau, nhưng khơng thể thiếu món thịt vịt. Bữa cơm tất niên có nhiều món,
nhưng đặc trưng nhất bao giờ cũng có món thịt vịt, vì theo quan niệm của người
Nùng, món vịt là món món ăn để kết thúc một năm. Người Nùng xưa ăn thịt vịt để
xua đi những điều xui xẻo và sang năm mới đón nhận nhiều cái mới.Thịt vịt trong
mâm cơm cuối năm cịn được chế biến thành nhiều món khác nhau, nhưng phổ biến
nhất vẫn là món vịt nấu măng chua. Nhiều món ăn khác như măng ớt, lạp xườn, khoai
mơn, thịt lợn gác bếp… Một số món ăn có nguồn gốc dân tộc của dân tộc Tày, Nùng
giờ cũng đã trở thành đặc sản như: Khâu nhục là món ăn được làm từ thịt lợn ba chỉ.
Đây là món ăn gần giống như món thịt kho, nhưng được hấp cách thủy với nhiều loại
gia vị như : tàu soi, húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, tỏi, ớt, rượu, dấm, xì dầu, bột
ngọt, hạt tiêu... nên có hương vị đặc biệt. Khâu nhục là món khơng thể thiếu trong
bữa cơm đãi khách và trong mâm cỗ cưới, giỗ chạp hay mừng thọ của người Nùng.
Cũng như các dân tộc ở miền núi khác, người Nùng ở Lạng Sơn có những món
ăn mang đặc trưng riêng mà chỉ có ở Lạng Sơn mới có, nói đến các món ăn đặc sắc
của dân tộc Nùng ở nơi đây phải kể đến là món vịt quay, lợn quay được nhồi lá và
quả mắc mật. Mắc mật theo tiếng Nùng nghĩa là “lá quả ngọt” đã trở thành thứ gia vị

không thể thiếu trong các món ăn của đồng bào Nùng ở Lạng Sơn. Trong các dịp lễ
tết, cưới xin, sinh nhật, tiếp khách từ xa đến rượu là thứ đồ uống không thể thiếu của
người Việt Nam. Đối với người Nùng, rượu cũng là thứ đồ uống vô cùng quan trọng,
rượu của người Nùng là loại rượu cất từ gạo nếp, gạo tẻ hay ngơ vàng và có loại men
riêng thường gọi là men lá (loại men được làm từ lá cây rừng), nấu bằng ba ba, khi
uống vào sẽ có cảm giác dịu nhẹ, êm ái, dễ uống nhưng rất nhanh say, say rượu và
say đắm lòng người.
Trải qua thời gian những giá trị về văn hóa ẩm thực của người Nùng ln được
gìn giữ. Trong thời kỳ giao lưu hội nhập ngày nay, những giá trị ấy của đồng bào
Nùng đang được phát huy. Nét đặc sắc trong văn hoá ẩm thực của người Nùng cịn
góp phần tạo ra thương hiệu riêng, đặc trưng văn hoá riêng của người Nùng trong cả
nước.
Mỗi gia đình của người Nùng là một hộ kinh tế độc lập, có tài sản riêng. Trong
tổ chức sản xuất cũng như trong sinh hoạt hàng ngày gia đình tn thủ theo phân
cơng lao động theo giới. Đàn ông làm những công việc nặng nhọc, đàn bà làm những

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


công việc nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt phụ nữ Nùng nổi tiếng với việc đan lát, dệt vải.
Việc chăn gia súc, cắt cỏ thường dành cho phụ nữ và trẻ em.
Người Nùng ở Hữu Lũng, Lạng Sơn thường thì nhà nào cũng thờ cúng tổ tiên,
khơng phân biệt gia đình đó là gia đình con trưởng hay là con thứ, nếu gia đình khơng
có con trai thì con gái trưởng hoặc các cháu trai bên họ nội sẽ có trách nhiệm thờ
cúng. Sau khi bố mẹ qua đời, vong linh được rước về thờ tại nhà của các con, các
cháu. Bàn thờ tổ tiên được đặt trang trọng nhất, thường ngang với sàn nhà ở gian
giữa, nằm giữa 2 cột chính. Mỗi tháng 2 lần, vào ngày Rằm và mùng một, chủ gia
đình quét dọn bàn thờ, thắp hương, cúng bằng chè hoặc rượu. Cịn trong ngày lễ, Tết,

thì phải cúng bằng thức ăn, đồ uống mà con cháu dùng trong các dịp đó. Các bậc tổ
tiên khơng cứ là bao nhiêu đời, từ bố mẹ trở lên đều được thờ tại đó. Người Nùng ở
Hữu Lũng cũng giống như người Nùng ở các vùng khác, không làm cúng giỗ cho tổ
tiên, cha mẹ khi đã khuất, mà chỉ làm sinh nhật (giỗ sống) cho họ.
Những gia đình có người làm Mo, Tào, Pựt, Then… thì phải có thêm một bàn
thờ để thờ thánh tướng và âm binh. Cũng vào các dịp lễ, Tết, ngày mùng một và ngày
rằm phải thắp hương, đèn dầu, nến, bánh kẹo, hoa quả và cấp vàng mã… Thờ táo
quân thì phải giữ gìn bếp cẩn thận, như không được nhổ, bỏ giấy đã viết vào bếp,
không được xào nấu các thức ăn gọi là những món ăn tạp như thịt trâu, bị, chó… Bàn
thờ bà mụ thường được đặt ngay trên đầu giường của phụ nữ đã có con, thường được
cúng chủ yếu vào các dịp lễ Tết.
Khác với người Tày, ở người Nùng phổ biến có tục thờ cúng ma ngồi sàn (phi
thang slàn). Theo thần tích, vị thần này cũng là thần thổ địa. Nhưng đối với một số
nhánh người Nùng, phi thang slàn lại là vị thần An Phủ Đại Vương, tức Nùng Trí Cao
là người anh hùng có cơng lớn với đất nước và người dân tộc Nùng. Đồng bào cho
rằng, vị thần này rất linh thiêng, mỗi khi mổ lợn phải cúng tại sàn, trước khi đem bán
hoặc đem nấu nướng. Việc cúng cũng khá đơn giản, người trong gia chủ thờ ma
ngoài sàn chỉ việc cắt lấy thủ lợn đặt trên tàu lá chuối, cắm vài nén hương, thành tâm
kính lễ. Vào dịp Tết Ngun đán, gia đình nào cũng có một bàn thờ cạnh cửa trước,
tại đấy người Nùng thường đặt bánh chưng, bánh dày và thắp hương trong suốt 3
ngày Tết. Theo quan niệm của người Nùng, thì xung quanh con người có vơ số ma
quỷ, ngày Tết cần bày các lễ vật tại đó, ma nào đi qua, cần thì nhận lấy, khỏi vào
trong nhà quấy rối.

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Đồng bào Nùng nói chung và đồng bào Nùng ở Hữu Lũng nói riêng cịn thờ

các thần Thổ Địa, Thổ Cơng, Ơng Cơng, Ơng Táo và Thành Hồng làng, đây đều
những thần được cả thôn bản cùng thờ cúng. Đối với thần Thổ Cơng, thì ngày mùng
một Tết Ngun đán, các gia đình mang lễ vật đến cúng. Thờ Thành Hồng hầu như
địa phương nào cũng có, nhưng khơng nhất thiết bản nào cũng có miếu thờ. Có khi
vài bản lân cận nhau mới có một miếu thờ chung, hằng năm vào mùa xuân các gia
đình tụ tập lại để cúng, mỗi làng đều có mâm cúng riêng, là những lễ vật sẵn có mang
đặc trưng riêng của mỗi làng, thể hiện lòng thành của tất cả các hộ trong làng, kính
dâng lên Thành Hồng cầu phúc, cầu may cho dân làng. [28, tr.110]
Văn hố của dân tộc Nùng cịn được thể hiện ở ngơn ngữ, chữ viết. Nhìn về
ngọn nguồn lịch sử, cũng như người Tày, người Nùng cũng được coi là cư dân bản
địa ở Việt Nam vốn đã được hình thành từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu khoa học xã
hội nhân văn trong đó có tác giả Hoàng Nam với cuốn Dân tộc Nùng ở Việt Nam
đã xác định được rằng, người Nùng thuộc nhóm ngơn ngữ Tày-Thái và có nhiều
nhánh khác nhau [28, tr.9]. Người Nùng ở Lạng Sơn (quê hương của nhà thơ Mã Thế
Vinh) chủ yếu là người Nùng An, Nùng Ing, Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình. Chính sự
khác nhau về địa bàn cư trú này đã tạo nên những phương ngữ và làm nên sắc thái
riêng giữa tiếng nói của đồng bào dân tộc Nùng ở Lạng Sơn với tiếng nói của đồng
bào dân tộc Nùng ở nơi khác. Đến thăm làng bản của bà con dân tộc Nùng ở Lạng
Sơn, người ta có thể cảm nhận được sự đổi thay mang dấu ấn hiện đại hố, cơng
nghiệp hố trong lao động, sản xuất. Song, bên cạnh sự đổi thay ấy, người ta vẫn tìm
thấy được nét văn hóa riêng của dân tộc Nùng từ hình thức cư trú tập trung đến trang
phục, kiến trúc nhà ở (nhà sàn hoặc nhà đất). Đặc biệt hơn nữa là bà con ở đây vẫn
dùng ngôn ngữ địa phương để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
Vào thế kỷ thứ XVII- XVIII, trong quá trình giao lưu văn hoá với các dân tộc
Hán, người Nùng cũng đã có chữ Nơm - Nùng. Đến giai đoạn những năm 1960, Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã xây dựng bộ chữ Tày, Nùng theo lối viết của
chữ Quốc ngữ với 31 chữ cái chính và 3 chữ cái phụ. Tuy không được phổ cập,
truyền bá rộng rãi như tiếng Việt, nhưng ngôn ngữ Nùng vẫn tồn tại trong giao tiếp,
trong sinh hoạt, giao lưu văn hoá của bà con.
Chính sự trong sáng, dễ hiểu của ngơn ngữ Nùng đã góp phần hình thành nên lối

tư duy trong sáng, giản dị của đồng bào dân tộc Nùng, trở thành nguồn sáng tạo
nghệ thuật trong thi ca. Minh chứng cho điều đó thể hiện trong cuốn “Dân ca

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×