VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
PHÒNG GD&ĐT ……………………
TRƯỜNG TH ……………………
ĐỀ SỐ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MƠN: TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU
CHA CON NGƯỜI ĐẮP THÀNH ĐÁ
Ở xã Cam Hồ, huyện Cam Ranh, tỉnh Khánh Hồ có một người đàn ơng đã rịng rã
suốt từ năm 1988 tới nay (16 năm) bới đất, nhặt đá, đắp dãy trường thành bằng đá
dài gần 1 ki-lơ-mét. Thật là một kì cơng có một khơng hai ở Việt Nam. Đó là chú
Nguyễn Văn Trọng, năm nay 46 tuổi.
Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là "điên". Còn
chú Trọng lại nghĩ rất đơn giản, đất vùng này đá rất nhiều, nếu khơng nhặt đi thì khó
trồng trọt. Và chú ước ao mình sẽ biến miếng đất lóc chóc sỏi đá này thành một
nương rẫy phì nhiêu như cánh đồng dưới chân núi kia. Chính vì vậy suốt ngày, kể
cả những đêm trăng chú Trọng một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành. Từng
tí một hết ngày này tới ngày kia, chỗ đất nào nhặt sạch đá là chú trồng trọt hoa màu
liền. Nhìn những vạt đất được phủ dần màu xanh, chú Trọng rất mừng nhưng thiên
nhiên thật khắc nghiệt, nhặt bới hết đá nhỏ thì lịi đá lớn, có hịn to như quả bí ngơ,
bí đao phải vần chứ khơng vác được.
Với gia đình, tưởng chú chỉ nhặt đá một chút rồi lo phát rẫy trồng trọt, vợ chú Trọng
nén chịu đựng đi hái cỏ tranh, quả sa nhân bán lấy gạo nuôi chồng nhưng thấy chồng
say nhặt đá đắp thành quá, mùa vụ chẳng được gì, người vợ bực lắm. Có lúc không
muốn làm với ông "đắp đá vá trời" này nữa, song nghĩ lại, người vợ lại càng thương
chồng hơn. Đứa con trai nhỏ của chú Trọng tên Nguyễn Trọng Trí cũng ra giúp bố
vác đá đắp thành.
Bây giờ, sau 16 năm vác đá đắp thành, chú Trọng đã có được một trang trại rộng 3,8
héc-ta xanh rờn hoa màu, cây trái như xồi, mận, ngơ, đậu, dưa,… mùa nào thức ấy.
Chú đã mua được máy công cụ làm đất, hai con bị. Tất nhiên vẫn cịn khó khăn
nhưng việc làm của chú Trọng thực sự làm cho mọi người kính nể vì nghị lực và sự
kiên trì phi thường của mình. Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có một
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
không hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao trung
bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét.
Bước vào trang trại của chú Trọng, ấn tượng nhất vẫn là bốn phía tường thành đá
dựng. Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây đậu biếc
bị xanh rờn nở hoa tím ngắt. Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người. Một nơng dân
hiền lành nhưng đầy ý chí hơn người.
(Lê Đức Dương)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
Câu 1. Tại sao nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là
"điên"?
a. Vì họ cho rằng chú là kẻ rỗi hơi.
b. Vì họ biết đó là cơng việc vơ cùng khó khăn, nặng nhọc.
c. Vì cơng việc đó nằm ngồi sức tưởng tượng của họ.
Câu 2. Tại sao chú Trọng lại làm công việc này ?
a. Vì được trả lương cao.
b. Vì được khen thưởng.
c. Vì mong có đất trồng trọt.
Câu 3. Tại sao tác giả có thể viết : "Miền đất hồi sinh từ bàn tay con người." ?
a. Bởi vì nhờ sự kiên trì nhặt đá của chú Trọng, mảnh đất sỏi đá này đã được sống
lại, biến thành trang trại xanh rờn hoa màu.
b. Bởi vì miền đất khơ cằn này đã được chú Trọng khơi phục lại vị trí trong bản đồ.
c. Bởi vì mảnh đất này nay đã khơng cịn bom đạn sót lại từ thời chiến tranh.
Câu 4. Điều quan trọng nhất để giúp chú Trọng thành cơng là gì ?
a. Có sức khoẻ.
b. Được cả gia đình hết lịng ủng hộ.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
c. Có nghị lực và sự kiên trì phi thường để theo đuổi mục đích của mình.
Câu 5. Câu nào phù hợp nhất với nội dung câu chuyện ?
a. Ai ơi đã quyết thì hành
Đã đan thì lận trịn vành mới thơi.
b. Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá củng thành cơm.
c. Một nghề cho chín cịn hơn chín nghề.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Từ khắc nghiệt trong câu : "Thiên nhiên thật khắc nghiệt." có thể thay thế
bằng những từ nào ?
a. Cay nghiệt
b. Nghiệt ngã
c. Khủng khiếp
Câu 2. Tìm các cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong mỗi câu dưới
đây :
a) ... nghị lực của mình... chú Trọng đã biến vùng đất sỏi đá thành một trang trại
màu mỡ.
b) … chú Trọng khơng có ý chí, nghị lực... chú sẽ khơng thành cơng.
c) Chú Trọng là một nơng dân bình thường... có ý chí và nghị lực hơn người.
Câu 3. Chỉ ra quan hệ từ dùng sai trong các câu sau và chữa lại cho đúng.
a) Vùng đất này khó trồng trọt nên có nhiều sỏi đá.
b) Tuy khơng nhặt đá đắp thành thì chú khơng có đất trồng trọt.
c) Vì cơng việc khó nhọc nhưng chú vẫn kiên trì theo đuổi.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Câu 4. Dấu ngoặc kép trong câu Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng
nhặt đá đắp thành là "điên" có ý nghĩa gì ?
a. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
b. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
Câu 5. Câu : "Mùa này, khi mưa xuống, những dây khoai từ, khoai mỡ cùng dây
đậu biếc bò xanh rờn nở hoa tím ngắt." có mấy trạng ngữ ?
a. Một trạng ngữ.
b. Hai trạng ngữ.
c. Ba trạng ngữ.
Câu 6. Dấu hai chấm trong câu : "Suốt 16 năm qua, chú Trọng đã lập một kỉ lục có
một khơng hai : đào vác gần 1000 tấn đá, đắp thành đá dài 800 mét, với chiều cao
trung bình 1,5 mét, rộng đáy 2,5 mét, mặt thành rộng 1,5 mét." có tác dụng gì ?
a. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng
trước.
b. Báo hiệu những từ ngữ đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.
c. Cả hai ý trên.
III. CẢM THỤ VĂN HỌC
Viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về việc làm của chú Trọng.
IV. TẬP LÀM VĂN
Đề 1. Dựa vào những hình ảnh "... suốt ngày, kể cả những đêm trăng chú Trọng
một mình cùi cũi cuốc đá gánh gồng đắp thành... nhặt bới hết đá nhỏ thì lịi đá lón,
có hịn to như quả bí ngơ, bí đao phải vần chứ khơng vác được.", em hãy viết đoạn
văn tả cảnh chú Trọng nhặt đá đắp thành.
Đề 2. Viết đoạn văn giới thiệu về một tấm gương cải tạo hoặc bảo vệ môi trường
mà em biết.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
PHÒNG GD&ĐT ……………………
TRƯỜNG TH ……………………
ĐỀ SỐ 2
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MƠN: TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
I. ĐỌC HIỂU
TÔI YÊU BUỔI TRƯA
Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi
sinh, u bầu khơng khí trong lành mát mẻ...
Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hồng hơn với những vệt sáng đỏ kì qi, khói
bếp cùng với làn sương lam buổi chiều... Những điều này tạo nên một buổi chiều mà
khơng ít người u thích.
Tơi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tơi cịn thích cái mà mọi ngưịi
ghét : buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đơng ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng
rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè,
nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tơi yêu nó nhất.
Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm
vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tơi. Rồi
bố mẹ tơi cứ thức trơng thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi
ngưịi có rơm, củi khơ đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khơ, mọi người
được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của
cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương. Tôi yêu lắm
những buổi trưa mùa hè !
(Nguyễn Thuỳ Linh)
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng :
Câu 1. Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người u buổi sáng vì lí do gì ?
a. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh.
b. Có bầu khơng khí trong lành, mát mẻ.
c. Cả hai ý trên.
Câu 2. Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì ?
a. Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hồng hơn.
b. Có khói bếp cùng với làn sương lam.
c. Cả hai ý trên.
Câu 3. Dịng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ u thích nhất ?
a. Buổi trưa.
b. Buổi trưa mùa hè.
c. Buổi trưa mùa đông.
Câu 4. "Nhẹ, êm và dễ chịu" là đặc điểm của buổi trưa mùa nào ?
a. Mùa xuân
b. Mùa đơng
c. Mùa thu
Câu 5. Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ u thích buổi trưa mùa hè là gì ?
a. Nhờ buổi trưa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp.
b. Nhờ buổi trưa hè mà thóc được hong khơ, mọi người được no ấm.
c. Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những
người nông dân suốt đời một nắng hai sương.
Câu 6. Bài viết nhằm mục đích gì ?
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
a. Tả cảnh buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều ở làng quê.
b. Ca ngợi những người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi
biết ơn họ.
c. Kể ra những cơng việc người nơng dân cần làm để tạo ra hạt thóc hạt gạo.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Đi thóc trong bài có nghĩa là gì ?
a. Đem thóc ra phơi.
b. Vun thóc lại thành đống.
c. Dùng chân rê trên mặt sân có thóc đang phơi để trở đều cho thóc chóng khơ.
d. Giẫm lên thóc.
Câu 2. Thành ngữ nào khơng đồng nghĩa với Một nắng hai sương ?
a. Thức khuya dậy sớm.
b. Cày sâu cuốc bẫm.
c. Đầu tắt mặt tối.
d. Chân lấm tay bùn.
Câu 3. Tìm các từ chỉ thiên nhiên có trong bài văn trên.
Câu 4. Câu "Tơi u lắm những buổi trưa mùa hè !" thuộc kiểu câu gì ?
a. Câu kể
b. Câu cảm
c. Câu khiến
III. CẢM THỤ VĂN HỌC
Dựa vào ý của câu cuối bài, hãy viết tiếp để hồn chỉnh đoạn văn nêu rõ lí do em
yêu thích mùa hè :
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Trưa mùa hè không dịu êm như mùa xn, khơng rót mật nên thơ như mùa thu, không
ấm áp như trưa mùa đông. Trưa hè, nắng như đổ lửa nhưng em u nó nhất vì những
buổi trưa này đã giúp em hiểu ra rằng...
III. TẬP LÀM VĂN
Câu 1. Em hãy viết đoạn văn tả mảnh sân nhà em giữa trưa hè trong mùa thu hoạch,
có phần mở đầu như sau :
Trưa hè, nắng như đổ lửa xuống sân...
Câu 2. Hãy viết đoạn văn tả một buổi trong ngày.
PHÒNG GD&ĐT ……………………
TRƯỜNG TH ……………………
ĐỀ SỐ 3
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MƠN: TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
A. Kiểm tra đọc
ĐỌC THẦM (30 PHÚT)
NHỮNG TRANG SÁCH ĐẦU TIÊN
Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách, chẳng bao lâu
Cung đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ thư”, “Ngũ kinh”. Những trang
sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều.
Bên cạnh những lời dạy của cổ nhân trong kinh thư, có lẽ cịn có những trang
sách từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương đã dạy Nguyễn Sinh Cung biết
phải làm gì và bài học làm người có ích mà Nguyễn Sinh Cung đã nhận thấy để tự
răn mình là: Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gơng xiềng nơ lệ, thì
một đấng nam nhi không thể lấy văn chương làm con đường tiến thân, không nên
chỉ biết lo cuộc sống của riêng mình.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Vậy là trong tâm trí của cậu bé Làng Sen đã sớm xuất hiện tình yêu quê hương,
để từ đó hình thành tình u Tổ quốc.
Trần Viết Lưu
Đọc thầm văn bản trên và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng
câu hỏi:
Câu 1: (0,5 điểm) Chi tiết nào trong bài cho ta biết Nguyễn Sinh Cung rất ham học.
M1
A. Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được
nhiều điều.
B. Nguyễn Sinh Cung còn học từ cuộc sống, từ người thân…
C. Ngoài những buổi lên lớp, về nhà Cung rất chăm đọc sách. chẳng bao lâu Cung
đã đọc hết sách dành cho người lớn như: “Tứ Thư”, “Ngũ kinh”.
Câu 2: (0,5 điểm) Ngoài việc học trên lớp, học sách người lớn, Nguyễn Sinh Cung
còn học ở đâu? M1
A. Học từ cuộc sống thiên nhiên.
B. Học từ cuộc đời hiện tại đầy xót đau trên quê hương.
C. Học từ người thân như bố, mẹ…
Câu 3: (0,5 điểm) Trong lúc quê hương đất nước đang rên xiết bởi gông xiềng nơ
lệ, Nguyễn Sinh Cung đã tự răn mình điều gì?
M1.............................................................................................................
Câu 4: (0,5 điểm) Nhân vật Nguyễn Sinh Cung trong câu chuyện là ai? M2
A. Anh Kim Đồng. B. Lê Quý Đơn. C. Bác Hồ.
Câu 5: (0,5 điểm) Dịng nào dưới đây là nhóm các từ đồng nghĩa? M2
A. lung linh, long lanh, lóng lánh, mênh mơng.
B. vắng vẻ, hiu quạnh, vắng ngắt, lung linh.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
C. bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát.
Câu 6: (0,5 điểm) Trong câu: “Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho
Nguyễn Sinh Cung hiểu được nhiều điều”. Từ tiền bối thuộc từ loại: M2
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ
Câu 7: (1 điểm) Em hãy tìm một từ trái nghĩa với từ “chiến tranh” và đặt câu với từ
vừa tìm được. M3
………………………………………………………………………………………
Câu 8: (1 đ) Gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu văn sau:
Những trang sách của các bậc tiền bối đã giúp cho Nguyễn Sinh Cung hiểu được
nhiều điều.
II. Tập làm văn: (5 điểm) Hãy tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
PHÒNG GD&ĐT ……………………
TRƯỜNG TH ……………………
ĐỀ SỐ 4
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MƠN: TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về
nội dung của bài đọc.
1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1)
2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1)
3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1)
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1)
5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5/T1)
6. Bn Chư Lênh đón cơ giáo (Trang 144 – TV5/T1)
7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1)
8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
ĐƯỜNG VÀO BẢN
Tôi sinh ra và lớn lên ở một bản hẻo lánh gần biên giới phía bắc. Con đường
từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to.
Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm
đá ngầm tung bọt trắng xoá. Hoa nước bốn mùa xoè cánh trắng như trải thảm hoa
đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những
đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng... Bên trên
đưòng là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men
theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường,
thỉnh thoảng khách cịn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao
vút như đến tận trời…Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật
mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái
dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi con nháo nhác...
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi cơng tác và cũng đã từng
đón mừng cơ giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén
hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Vi Hồng – Hồ Thuỷ Giang)
1. Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về có gì đặc biệt? (0.5 điểm)
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
A. Phải vượt qua một con thác bọt tung trắng xóa
B. Phải vượt qua một con suối to, nước bốn mùa trong veo, rào rạt
C. Phải băng qua sườn núi thoai thoải, hoa cỏ mọc đầy hai bên đường
D. Phải đi qua một con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ, bướm bay rập rờn, chim hót líu
lo
2. Con đường vào bản có những cảnh vật gì? (0.5 điểm)
A. Con suối, núi, rừng vầu, rừng trám, trâu bò
B. Con thác, núi, rừng trám, rừng vầu, lợn gà
C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà
D. Con thác, rừng thảo quả, lợn gà, hoa thơm
3. Những cây cổ thụ mà khách gặp trên đường đi vào bản là những cây nào?
(0.5 điểm)
A. Cây vầu, cây trám đen, cây trám trắng
B. Cây vầu, cây đa, cây lim, cây chò
C. Cây vầu, cây trám, cây hoa ban
D. Cây sung, cây vầu, cây sấu
4. Câu “Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dịng…” ý nói? (0.5 điểm)
A. Đàn cá nhiều màu sắc bơi lội dưới suối đẹp như hoa như lá
B. Đàn cá biết vẽ hoa vẽ lá
C. Đàn cá nhiều màu sắc hình thù giống hoa giống lá
D. Đàn cá giống những cành cây bên bờ suối
5. Những con vật nào được nhắc đến trong bài văn? (0.5 điểm)
A. Con vịt, con bò, con lợn
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
B. Con lợn, con chó, con sư tử
C. Con lợn, con cá, con gà mái
D. Con lợn, con bị, con trâu
6. Bài văn miêu tả cảnh gì? (0.5 điểm)
A. Cảnh vật núi rừng biên giới phía bắc
B. Cảnh cuộc sống của người dân bản vùng biên giới phía bắc
C. Cảnh vật trên con đường vào bản vùng núi phía bắc
D. Cảnh nương rẫy vào một buổi sớm đầu đơng
7. Đặt hai câu có chứa từ bản là từ đồng âm. (1 điểm)
8. Đặt một câu có cặp từ trái nghĩa xấu – đẹp
9. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu “Đoạn đường dành riêng cho dân bản
tôi đi về phải vượt qua một con suối to.”? (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Trồng rừng ngập mặn
Nhờ phục hồi rừng ngặp mặn mà ở nhiều địa phương, mơi trường đã có những
thay đổi rất nhanh chóng. Đê xã Thái Hải (Thái Bình), từ độ có rừng, khơng cịn bị
xói lở, kể cả khi bị cơn bão số 2 năm 1996 tràn qua. Lượng cua con trong vùng rừng
ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống khơng chỉ cho hàng nghìn đầm cua ở địa
phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận. Tại xã Thạch Khê (Hà
Tĩnh), sau bốn năm trồng rừng, lượng hải sản tăng nhiều và các loài chim nước cũng
trở nên phong phú. Nhân dân các địa phương đều phấn khởi vì rừng ngập mặn phục
hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập và bảo vệ vững chắc đê điều.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Viết bài văn tả một em bé đang tuổi tập nói tập đi
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
PHÒNG GD&ĐT ……………………
TRƯỜNG TH ……………………
ĐỀ SỐ 5
Facebook: Học Cùng VietJack
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MƠN: TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
A/ Phần kiểm tra đọc: (10 điểm)
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
II. Đọc hiểu (7 điểm)
Cho văn bản sau:
Cái gì q nhất?
Một hơm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở
trên đời này, cái gì quý nhất.
Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai khơng ăn mà
sống được khơng?”
Q và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước, Q vội reo lên: “Bạn
Hùng nói khơng đúng. Q nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như
vàng là gì? Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!”
Nam vội tiếp ngay: “Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ q
hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc!”
Cuộc tranh luận thật sơi nổi, người nào cũng có lí, khơng ai chịu ai. Hơm sau,
ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.
Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:
– Lúa gạo q vì ta phải đổ bao mồ hơi mới làm ra được. Vàng cũng q vì
nó rất đắt và hiếm. Cịn thì giờ đã qua đi thì khơng lấy lại được, đáng quý lắm.
Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng
bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động, các em ạ. Khơng có người
lao động thì khơng có lúa gạo, khơng có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều khơng
có, và thì giờ cũng trơi qua một cách vơ vị mà thơi.
TRỊNH MẠNH
Khoanh trịn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. (1đ) Ba bạn Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau việc gì?
A. Trao đổi về cái gì trên đời là hay nhất.
B. Trao đổi về cái gì trên đời là quý nhất.
C. Trao đổi về cái gì trên đời là to nhất.
Câu 2 (1đ) Ai là người nói đúng?
A. Bạn Hùng là người nói đúng.
B. Bạn Q là người nói đúng.
C. Khơng ai nói đúng cả.
Câu 3. (0,5 đ) Vì ba bạn không ai chịu ai nên đã đến hỏi ai?
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
A. Các bạn đến hỏi thầy giáo.
B. Các bạn đến hỏi bố bạn Quý.
C. Các bạn đến hỏi bố bạn Nam.
Câu 4. (1đ) Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới quý nhất?
A. Vì người lao động có nhiều sức khỏe.
B. Vì Khơng có người lao động thì khơng có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trơi
qua một cách vơ vị.
C. Vì người lao động biết lao động.
Câu 5. (1đ) Nội dung của bài là gì?
A. Nội dung miêu tả cuộc tranh luận của ba bạn Hùng, Quý và Nam.
B. Nội dung của bài miêu tả các loại sự vật quý giá trong đời sống.
C. Qua tranh luận của các bạn nhỏ, bài văn khẳng định: Người lao động là đáng
quý nhất.
Câu 6. (1đ) Hãy tìm quan hệ từ trong câu sau: ‘‘Lúa gạo q vì ta phải đổ bao mồ
hơi mới làm ra được”
Câu 7. (1đ) Tìm động từ trong câu sau: "Có thì giờ mới làm ra lúa gạo, vàng bạc”
B/ Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả: (2 điểm)
Học sinh (nghe viết) bài: “Người gác rừng tí hon”. Viết từ “sau khi nghe em
báo.....đến xe công an lao tới”.
II. Tập làm văn (8 điểm)
Đề bài : Em hãy tả một con vật mà em thích.
PHỊNG GD&ĐT ……………………
TRƯỜNG TH ……………………
ĐỀ SỐ 6
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MƠN: TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
A. PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)
GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về
nội dung của bài đọc.
1. Chuyện một khu vườn nhỏ (Trang 102 – TV5/T1)
2. Tiếng vọng (Trang 108 – TV5/T1)
3. Hành trình của bầy ong (Trang 117 – TV5/T1)
4. Người gác rừng tí hon (Trang 124 – TV5/T1)
5. Chuỗi ngọc lam (Trang 134 – TV5/T1)
6. Buôn Chư Lênh đón cơ giáo (Trang 144 – TV5/T1)
7. Thầy cúng đi viện (Trang 158 – TV5/T1)
8. Ca dao về lao động sản xuất (Trang 168 – TV5/T1)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Trị chơi đom đóm
Thuở bé, chúng tơi thú nhất là trị bắt đom đóm! Lũ trẻ chúng tơi cứ chờ trời
sẫm tối là dùng vợt làm bằng vải màn, ra bờ ao, bụi hóp đón đường bay của lũ đom
đóm vợt lấy vợt để; "chiến tích" sau mỗi lần vợt là hàng chục con đom đóm lớn nhỏ,
mỗi buổi tối như thế có thể bắt hàng trăm con. Việc bắt đom đóm hồn tất, trị chơi
mới bắt đầu; bọn trẻ nít nhà q đâu có trị gì khác hơn là thú chơi giản dị như thế!
Đầu tiên, chúng tơi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng lẳng vào cửa lớp khi
học tối. Bọn con gái bị đẩy đi trước nhìn thấy quầng sáng nhấp nháy tưởng có ma,
kêu ré lên, chạy thục mạng. Làm đèn chơi chán chê, chúng tơi lại bỏ đom đóm vào
vỏ trứng gà. Nhưng trị này kì cơng hơn: phải lấy vỏ lụa bên trong quả trứng mới
cho đom đóm phát sáng được. Đầu tiên, nhúng trứng thật nhanh vào nước sơi, sau
đó tách lớp vỏ bên ngoài, rồi khoét một lỗ nhỏ để lòng trắng, lòng đỏ chảy ra. Thế
là được cái túi kì diệu! Bỏ lũ đom đóm vào trong, trám miệng túi lại đem " thả" vào
vườn nhãn của các cụ phụ lão, cái túi bằng vỏ trứng kia cứ nương theo gió mà bay
chập chờn chẳng khác gì ma trơi khiến mấy tên trộm nhát gan chạy thục mạng.
Tuổi thơ qua đi, những trò nghịch ngợm hồn nhiên cũng qua đi. Tôi vào bộ đội,
ra canh giữ Trường Sa thân u, một lần nghe bài hát "Đom đóm", lịng trào lên nỗi
nhớ nhà da diết, cứ ao ước trở lại tuổi ấu thơ…
1. Bài văn trên kể chuyện gì? (0.5 điểm)
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
A. Dùng đom đóm làm đèn
B. Giúp các cụ phụ lão canh vườn nhãn
C. Trò chơi đom đóm của tuổi nhỏ ở miền quê
D. Làm đèn từ những con đom đóm
2. Những bạn nhỏ trong bài bắt đom đóm bằng vật gì? (0.5 điểm)
A. Bằng chiếc chăn mỏng
B. Bằng chiếc thau nhỏ
C. Bằng vợt muỗi điện
D. Bằng vợt vải màn
3. Những chú đom đóm được cho vào vỏ trứng để làm gì? (0.5 điểm)
A. Làm đèn để học bài vào buổi tối
B. Làm thành những chiếc đèn để dọa lũ con gái trong xóm chạy thục mạng.
C. Làm thành những vật trang trí đẹp mắt
D. Làm thành những chiếc túi thần kì, có thể bay chập chờn như ma trơi
4. Điền gì khiến anh bộ đội Trường Sa nhớ nhà, nhớ tuổi thơ da diết? (0.5 điểm)
A. Những đêm canh gác, anh nhìn thấy những chú đom đóm đang bay.
B. Anh đang canh giữ Trường Sa và nghe được bài hát “đom đóm”
C. Mỗi lần cơ bạn cùng quê tới thăm đem theo vỏ trứng có cất giấu những chú đom
đóm
D. Mở lại món quà lưu niệm là chiếc vỏ trứng nhỏ từng bắt đom đóm bỏ vào
5. Chủ ngữ của câu “Đầu tiên, chúng tôi bắt đom đóm cho vào chai, đeo lủng
lẳng vào cửa lớp khi học tối” là: (0.5 điểm)
A. Đầu tiên
B. Chúng tôi
C. Đom đóm
D. Chúng tơi bắt đom đóm cho vào chai
6. Tìm cặp quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống: (0.5 điểm)
….. anh bộ đội đã trưởng thành ……. anh vẫn luôn nhớ về những kỉ niệm một thời
tuổi thơ.
7. Hãy ghi lại 1 – 2 câu nêu lên cảm nhận của em về trò chơi của các bạn nhỏ
trong bài.
8. Cho câu: “Mỗi buổi tối, hàng chục con đom đóm lớn nhỏ đều phát sáng.” Tìm
các cặp từ trái nghĩa trong câu trên. (1 điểm)
9. Tìm một từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc. Đặt câu với từ tìm được (1 điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
I/ Chính tả (4 điểm)
Cái rét vùng núi cao
Ở vùng núi bao giờ mùa đông cũng đến sớm.
Khi những chiếc lá đào, lá mận đầu tiên rụng xuống thì dịng suối bắt đầu
cạn,nước chảy dưới phần ngầm của lớp đá cuội trắng trơ. Gió từ trong khe núi ùa ra,
mang theo hơi lạnh đến ghê người của đá và lá cây lúa. Thân ngải đắng bắt đầu khô
lại, rễ bám chặt lấy lớp đất chai cứng và ngả sang màu nâu đen vì sương muối. Nhiều
ngày, nhiều tuần, có khi cả tháng trời khơng có nắng, giữa tuần trăng đêm cũng chỉ
lờ mờ.
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy tả một người thân đang làm việc, ví dụ: đang nấu cơm, khâu vá, làm vườn,
đọc báo, xây nhà hay học bài,…
PHÒNG GD&ĐT ……………………
TRƯỜNG TH ……………………
ĐỀ SỐ 7
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MƠN: TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I/Đọc thành tiếng: (4 điểm)
II/ Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cây lá đỏ
Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn quả. Riêng ở góc vườn có một cây, chẳng
hiểu là cây gì. Hồi cịn ở nhà, chị Phương rất q nó và gọi nó là “cây lá đỏ”, vì cứ
vào dịp gần Tết là lá cây ấy lại đỏ rực lên như một đám lửa.
Một lần, đang nằm thiu thiu ngủ, Loan láng máng nghe mấy ông bàn với bà và
bố mẹ định trồng cây nhãn Hưng Yên nhưng vườn chật quá. Có lẽ phải chặt cây lá
đỏ đi. Loan lo quá, liền nhắn tin cho chị Phương biết. Ba hôm sau, Loan nhận được
thư của chị Phương: “Chị phải viết thư ngay cho em kẻo khơng kịp. Loan ơi, em nói
với ơng bà và bố mẹ hộ chị là đừng chặt cây lá đỏ ấy đi em nhé! Tuy quả nó khơng
ăn được nhưng chị rất q cây đó. Em cịn nhớ chị Duyên không? Chị bạn thân nhất
của chị hồi xưa ấy mà! Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị
Duyên đi xung phong chống Mĩ cứu nước. Một lần, chị Duyên đem về cho chị một
nắm hạt cây lá đỏ. Chị Duyên bảo ở vùng rừng núi, nơi chị ấy làm việc có nhiều thứ
cây ấy lắm. Cứ nhìn thấy cây lá đỏ, chị Duyên lại nhớ đến chị, nhớ những kỉ niệm
của thời học sinh thật là đẹp đẽ. Sau lần gặp ấy, chị Duyên đã anh dũng hy sinh giữa
lúc đang cùng đồng đội lấp hố bom cho xe ta ra chiến trường, em ạ…”
Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ
nhìn ra, em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.
Theo Trần Hoài Dương.
1. Cây lá đỏ trồng ở góc vườn nhà Loan là do ai đem về? (0.5 điểm)
A. Chị Phương
B. Ông của Loan
C. Mẹ của Loan
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
D. Chị Dun
2. Vì sao ơng bàn với bà và bố mẹ định chặt cây lá đỏ? (0.5 điểm)
A. Vì lá cây rụng nhiều hằng ngày gia đình Loan phải mất rất nhiều thời gian quét
lá.
B. Vì cây lá đỏ khơng ra quả để thu hoạch
C. Vì muốn có đất để trồng nhãn
D. Vì sợ cây lá đỏ đem lại điều khơng may mắn cho gia đình
3. Đối với chị Duyên, cây lá đỏ có ý nghĩa như thế nào? (0.5 điểm)
A. Gợi nhớ những ngày ở chiến trường ác liệt nhiều lửa đạn.
B. Gợi nhớ một vùng rừng núi đẹp đẽ, nơi chị Duyên làm việc.
C. Gợi nhớ đến quê hương và những ngày tháng hạnh phúc bên gia đình
D. Gợi nhớ đến chị Phương và tình bạn đẹp đẽ thời đi học.
4. Vì sao đọc xong thư của chị Phương, Loan bỗng thấy cây lá đỏ đẹp và thấy
quý hơn bao giờ hết? (0.5 điểm)
A. Vì cây lá đỏ gợi cho Loan nhớ về quê hương với những kỉ niệm tuổi thơ trong
sáng
B. Vì Loan cảm phục sự hi sinh cao quý của chị Duyên và tình bạn đẹp của hai chị.
C. Vì cây lá đỏ gợi nhớ nơi xa xôi mà chị Phương đang cơng tác.
D. Vì Loan khâm phục sự dũng cảm của chị Phương, thêm u q người chị gái
của mình.
5. Dịng nào dưới đây nếu đúng nghĩa của từ kỉ niệm trong cụm từ “nhớ những
kỉ niệm của thời học sinh thật là đẹp đẽ.” (0.5 điểm)
A. Cái hiện lại trong trí óc về những sự việc đáng ghi nhớ đã qua.
B. Cái hiện lại trong trí óc về những việc diễn ra hằng ngày.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
C. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ những sự việc đang diễn ra.
D. Vật được lưu giữ lại để gợi nhớ hình ảnh của người đã khuất.
6. Dịng nào dưới đây có các từ cây đều được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm)
A. Cây rau, cây rơm, cây hoa
B. Cây lấy gỗ, cây cổ thụ, cây bút
C. Cây lá đỏ, cây xanh, cây ăn quả
D. Cây mít, cây đàn, cây đèn bàn
7. Tìm các quan hệ từ có trong đoạn văn sau? (1 điểm)
Loan đọc lá thư của chị Phương giữa một buổi chiều mưa. Ngồi bên cửa sổ nhìn ra,
em bỗng thấy cây lá đỏ đẹp hơn và thấy quý cây lá đỏ hơn bao giờ hết.
8. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu sau: “Vườn nhà Loan có rất nhiều cây ăn
quả.” (1 điểm)
9. Tìm và ghi lại ba danh từ riêng, ba danh từ chung có trong bài văn trên. (1
điểm)
B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)
I/ Chính tả (4 điểm)
Quà tặng của chim non
Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim. Chúng kêu líu ríu đủ thứ
giọng. Tôi đưa tay lên miệng bắt đầu trổ tài bắt chước tiếng chim hót. Tơi vừa cất
giọng, nhiều con bay đến đậu gần tôi hơn. Thế là chúng bắt đầu hót. Hàng chục loại
âm thanh lảnh lót vang lên. Khơng gian đầy tiếng chim ngân nga, dường như gió
thổi cũng dịu đi, những chiếc lá rơi cũng nhẹ hơn, lơ lửng lâu hơn. Loang loáng
trong các lùm cây, những cánh chim màu sặc sỡ đan đi đan lại… Đâu đó vẳng lại
tiếng hót thơ dại của chú chim non, cao lắm, xa lắm nhưng tôi vẫn nghe rất rõ.
(theo Trần Hoài Dương)
II/ Tập làm văn (6 điểm)
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
Tả lại một người bạn thân của em.
PHÒNG GD&ĐT ……………………
TRƯỜNG TH ……………………
ĐỀ SỐ 8
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MƠN: TIẾNG VIỆT 5
NĂM HỌC: 2021 – 2022
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ Đọc hiểu :
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ
Tuổi thơ tôi với con đê sơng Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn
thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi
men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tơi luyện cho
những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.
Chẳng riêng gì tơi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là
bạn. Chúng cũng nơ đùa, chơi trị đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ
vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, cứ sáng cắp sách tới trường, chiều
về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi
hoàng hơn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm
đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm Trung thu, người
lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vui và khơng khí của lễ
hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận...
Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã
in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều
đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che
bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu
phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để khơng chỉ bảo vệ cho tính mạng con
người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng...
...Xa quê bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh
ra và nuôi tôi lớn khôn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tơi tần
ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh
đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm...
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
(Theo Nguyễn Hồng Đại)
Khoanh trịn chữ cái trước câu trả lời đúng :
Câu 1. Hình ảnh nào ở làng quê gắn bó thân thiết với tác giả "như hình với bóng" ?
a. Con đê.
b. Đêm trăng thanh gió mát.
c. Tết Trung thu.
Câu 2. Tại sao các bạn nhỏ coi con đê là bạn ?
a. Vì trên con đê này, các bạn nhỏ đã nô đùa, đuổi bắt, chơi ô ăn quan, chăn trâu,
nằm đếm sao trời, bày cỗ Trung thu.
b. Vì con đê đã ngăn nước lũ cho dân làng.
c. Vì ai vào làng cũng phải đi qua con đê.
Câu 3. Hình ảnh con đê được tác giả tả như thế nào ?
a. Sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng, phủ một màu xanh của cỏ mượt mà.
b. Quanh co uốn lượn theo sườn núi.
c. Tạo thành một đường viền như sợi chỉ mỏng mảnh quanh làng.
Câu 4. Tại sao tác giả cho rằng con đê "chở che, bao bọc lấy dân làng tôi cũng như
cả một vùng rộng lớn" ?
a. Vì con đê đã nâng bước, dìu dắt, tơi luyện cho những bước chân của tác giả ngày
một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời.
b. Vì những đêm Tết Trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi
trên mặt đê rất vui.
c. Vì trong những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê đã bảo vệ tính mạng
con ngưịi, gia súc, mùa màng.
Câu 5. Nội dung bài văn này là gì ?
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack
VietJack.com
Facebook: Học Cùng VietJack
a. Kể về sự đổi mới của quê hương.
b. Tả con đê và kể về những kỉ niệm gắn bó với con đê, gắn bó với quê hương.
c. Kể về những kỉ niệm những ngày đến trường.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu văn sau ?
Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để khơng chỉ
bảo vệ cho tính mạng con người, gia súc mà cịn bảo vệ cả mùa màng...
a. Nhân hoá.
b. So sánh.
c. Cả hai ý trên.
Câu 2. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ tuổi thơ ?
a. Trẻ em
b. Thời thơ ấu
c. Trẻ con
Câu 3. Từ nào trong câu văn ở bài tập 1 phải hiểu theo nghĩa chuyển ?
a. con người
b. tính mạng
c. gồng mình
Câu 4. Từ chúng trong câu : "Chúng cũng nơ đùa, chơi trị đuổi bắt, chơi ơ ăn quan
trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc." chỉ những ai ?
a. Trẻ em trong làng.
b. Tác giả.
c. Trẻ em trong làng và tác giả.
Học trực tuyến: khoahoc.vietjack.com
Youtube: Học Cùng VietJack