Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ HAY đề tài giao duyên trong hát đúm phục lễ thủy nguyên hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 180 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM THỊ THU HẰNG

ĐỀ TÀI GIAO DUYÊN TRONG HÁT ĐÚM
PHỤC LỄ - THỦY NGUN – HẢI PHỊNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM THỊ THU HẰNG

ĐỀ TÀI GIAO DUYÊN TRONG HÁT ĐÚM
PHỤC LỄ - THỦY NGUYÊN – HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế

Thái Nguyên – 2017


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, 15 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hằng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Văn – Xã hội, Trường Đại học Khoa
học – Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp
đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng
dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Huế đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt
thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã giúp
đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên,15 tháng 6 năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hằng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐH :

Đại học

GS:

Giáo sư

Nxb:

Nhà xuất bản

KHXH:

Khoa học xã hội

TS :

Tiến sĩ


TSKH:

Tiến sĩ khoa học

TLTK:

Tài liệu tham khảo

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .....................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..............................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .......................................................................4
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 4
6. Đóng góp của luận văn ................................................................................................ 5
7. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................6
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HÁT ĐÚM PHỤC LỄ, THỦY NGUYÊN, HẢI

PHÒNG ...........................................................................................................................6
1.1. Khái niệm hát giao duyên, đề tài hát giao duyên và các loại hình hát giao duyên ........... 6
1.1.1. Khái niệm ...............................................................................................................6
1.1.2. Các loại hình hát giao duyên.................................................................................7
Hát Đúm là một loại hình thuộc dân ca giao duyên, phổ biến ở Bắc Bộ... .....................7
1.2. Hát Đúm Bắc Bộ và hát Đúm Phục Lễ, Hải Phòng ............................................................ 8
1.2.1. Hát Đúm Bắc Bộ ....................................................................................................8
1.2.2. Hát Đúm Phục Lễ ..................................................................................................9
1.3. Nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải
Phòng ......................................................................................................................................... 10
1.3.1. Nguồn gốc, sự hình thành ....................................................................................10
1.3.2. Quá trình phát triển ............................................................................................. 13
1.4. Mơi trường tự nhiên, văn hóa xã hội xã Phục Lễ và môi trường diễn xướng trong mối
quan hệ với Hát Đúm ............................................................................................................... 14
1.4.1. Môi trường tự nhiên............................................................................................. 14
1.4.2. Mơi trường văn hóa xã hội ..................................................................................15
1.4.3. Môi trường diễn xướng hát Đúm ........................................................................17
1.5. Hát Đúm Phục Lễ - Lễ hội khai xuân , Lễ hội Mở mặt ................................................ 18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


v

1.5.1. Giới thiệu tục “Mở mặt” .....................................................................................18
1.5.2. Giới thiệu lễ hội ...................................................................................................21
* Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................22
Chương 2: HÌNH THỨC DIỄN XƯỚNG GIAO DUYÊN CỦA HÁT ĐÚM PHỤC LỄ
.......................................................................................................................................24
2.1. Hình thức tạo “ Đúm” trong hát Đúm Phục Lễ ................................................................. 24

2.1.1. Cách thức tổ chức hát . ........................................................................................24
2.1.2. Thể lệ hát .............................................................................................................26
2.1.3. Trang phục hát ....................................................................................................26
2.1.4. Các bước hát........................................................................................................27
2.2. Lề lối diễn xướng của hát Đúm Phục Lễ ............................................................................ 35
2.2.1. Diễn xướng theo các chặng .................................................................................35
2.2.2. Diễn xướng theo hình thức hát đối đáp .............................................................. 37
2.2.3. Phương thức ứng tác trong quá trình diễn xướng ...............................................38
2.3. Hình thức diễn xướng trong hát Đúm Phục Lễ ngày nay. ................................................ 39
2.3.1. Về hình thức tạo “Đúm” .....................................................................................39
2.3.2. Lề lối diễn xướng .................................................................................................40
* Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................42
Chương 3: NỘI DUNG GIAO DUYÊN CỦA HÁT ĐÚM PHỤC LỄ .........................42
3.1. Khát vọng tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ giao duyên ..................................................... 43
3.1.1. Những cung bậc cảm xúc trong buổi đầu gặp gỡ ...............................................43
3.1.2. Lời chào bắt duyên .............................................................................................. 45
3.1.3. Lời mời xe kết tình thắm duyên nồng ..................................................................47
3.2. Những cung bậc tình cảm trong tình u đơi lứa............................................................... 52
3.2.1. Bày tỏ tình cảm trai gái qua hát huê tình ............................................................ 52
3.2.2. Trai gái thử tài ứng đối qua hát đố, hát họa. ......................................................63
3.2.3 Mơ ước một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc qua, hát cưới, hát sắm ......................66
3.2.4. Nỗi niềm tâm sự qua hát lính, hát thư ................................................................ 68
3.2.5. Bài ca tình u in dấu ấn vùng đất, nghề nghiệp, giai đoạn lịch sử ...................73
3.2.6. Tình yêu quê hương, đất nước .............................................................................75
3.3. Trai gái chia tay nhau bịn rịn, quyến luyến ( Hát ra về ) ................................................. 77
* Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................80
Chương 4: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI GIAO DUYÊN ................................ 80
VÀ BẢN SẮC, GIÁ TRỊ CỦA HÁT ĐÚM PHỤC LỄ ................................................80
4.1. Nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên của hát Đúm Phục Lễ ........................................... 80


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


vi

4.1.1. Một số yếu tố thi pháp nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên của hát Đúm Phục
Lễ ............................................................................................................................ 81
4.1.2. Các thủ pháp nghệ thuật trong hát Đúm giao duyên ..........................................97
4.2. Bản sắc, giá trị của hát Đúm Phục Lễ ............................................................................... 109
4.2.1. Bản sắc, giá trị của hát Đúm Phục Lễ ..............................................................109
4.2.2. Thực trạng và giải pháp bảo tồn hát Đúm Phục Lễ hiện nay ..........................110
* Tiểu kết chương 4 .....................................................................................................113
KẾT LUẬN .................................................................................................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................116
PHỤ LỤC ....................................................................................................................120

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Muốn ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa lâu dài và vững chắc, các nước
khơng cịn con đường nào khác là hội nhập kinh tế và văn hóa. Bên cạnh việc hội nhập
kinh tế, tiến trình hội nhập văn hóa là một tất yếu khách quan. Bên cạnh chiến lược phát
triển kinh tế với phương châm tích cực hội nhập quốc tế, chúng ta cũng có chiến lược
phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc bởi lẽ văn hóa là hồn cốt dân tộc.
Nhắc đến hát Đúm Hải Phịng, mấy ai khơng biết hát Đúm Phục Lễ! Cái tên hát
Đúm Phục Lễ (Thủy Nguyên - Hải Phịng) được nhiều người biết đến, nó đã trở thành

một “đặc sản” văn hóa dân gian truyền thống của Hải Phịng. Đây là một loại hình dân
ca giao dun cổ của người Việt. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử , dấu
ấn địa phương đã in đậm trong những lời ca, làn điệu, hình thức hát đối đáp giao duyên.
Chính điều này đã tạo nên ở hát Đúm Phục Lễ
(Thủy Ngun - Hải Phịng ) nói riêng và hát Đúm ở Bắc Bộ nói chung nét sinh hoạt
văn hóa dân gian vơ cùng đặc sắc. Năm 1989, tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa
của Liên hiệp quốc Unesco đề nghị tặng danh hiệu “Báu vật sống” (Living Human
Treasures) cho các nghệ nhân hát đúm tại Thủy Nguyên, Hải Phòng [33].
Hát Đúm Phục Lễ - Thủy Ngun nói riêng và hát Đúm Hải Phịng nói chung là
một sinh hoạt văn hóa dân gian địa phương vô cùng độc đáo. Hiện nay do tác động của
nền kinh tế thị trường, trong thời đại mà toàn cầu hóa được nhìn nhận như một tất yếu
của sự phát triển xã hội loài người; cùng với sự phát triển của những loại hình văn hóa
giải trí hiện đại đã ít nhiều khiến văn hóa dân gian mất dần mơi trường “sống”.
Tuy nhiên với những gì cịn lưu giữ được cho tới thời điểm hiện tại, chúng ta có
thể khẳng định hát Đúm với làn điệu dân ca cổ là một sinh hoạt văn hóa dân gian mang
nét riêng vô cùng đặc sắc tiêu biểu, là “viên ngọc quý” mang giá trị văn hóa phi vật thể
tiềm ẩn trong đời sống dân gian của người dân miền biển Hải Phòng.
Chọn vấn đề nghiên cứu về “Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ - Thủy
nguyên- Hải Phòng”, chúng tơi muốn góp thêm một tiếng nói trong việc giữ gìn những
giá trị văn hóa dân gian đang dần bị mai một.
1.2 Qua thực tế tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy việc nghiên cứu về Hát Đúm Phục
Lễ ,Thủy Nguyên, Hải Phịng nói riêng và Hát Đúm Hải Phịng nói chung đã góp phần

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

không nhỏ vào việc bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa phi vật thể của địa phương,
của dân tộc.

Xuất phát từ tính cấp thiết về mă ̣t lý luận và thực tiễn nói trên, chúng tơi chọn:



Đề tài giao duyên trong Hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng” làm đề tài luận
văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Hát Đúm lưu giữ dấu ấn làn điệu giao duyên cổ của người Việt đã được ghi nhận
bởi nhiều cơng trình nghiên cứu từng bước được mở rộng và chuyên sâu, nghiên cứu
quy mơ như:
Cuốn “ Hát Đúm Hải Phịng” của tác giả Đinh Tiếp – NXB Hải Phòng, năm 1987
đã khái quát về loại hình dân ca miền biển trên cơ sở nghiên cứu khá công phu về nội dung,
nguồn gốc, quá trình phát triển và hình thức biểu hiện của một cuộc hát Đúm.
Cuốn “Văn hóa văn nghệ dân gian Hải Phòng” của Hội liên hiệp văn học nghệ
thuật thành phố - NXB Hải Phòng 2001, sách giới thiệu về hát Đúm Thủy Nguyên với
hình thức lối hát giao duyên giữa một bên nam, một bên nữ qua đó nghiên cứu những
nét nổi bật về hát Đúm.
Cuốn Hát Đúm Phả Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng (2001) của đồng tác giả TSKH
Phạm Lê Hòa, TS Đỗ Lan Phương, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật xuất bản.
Cuốn “ Tìm hiểu hội mở mặt Thủy Nguyên - Hội Hát Đúm hải Phịng”- NXB Văn
hóa thơng tin Hà Nội, 2003 của nhóm tác giả Giang thu, Trần Sản, Phạm Thị Huyền ,
đi sâu sưu tầm những bài Hát Đúm cụ thể ở tất cả các bước hát.
Cuốn Hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên- Hải Phòng của đồng tác giả Nguyễn
Ngọc Hải và Nguyễn Đỗ Hiệp - NXB Hải Phòng, năm 2006 , đi sâu tìm hiểu Hát Đúm
thơng qua đặc điểm âm nhạc, thanh điệu, nhịp điệu, diễn xướng…
Cũng có nhiều cơng trình, luận án, luận văn của nhiều tác giả quan tâm và có cái
nhìn mới mẻ về loại hình dân ca hát Đúm Thủy Nguyên này. Cụ thể như Luận án tiến sĩ
văn hóa học Hát Đúm của người Việt ở Bắc Bộ (2012) của Nguyễn Đỗ Hiệp - Học viện
Khoa học xã hội Hà Nội; Hát Đúm của các làng vùng cửa sơng Bạch Đằng: lịch sử,
văn hóa và di sản (2014) của Trần Đức Tùng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Hà Nội; Hát Đúm của người Thổ ở Việt Nam của Trịnh Hữu Anh - Tạp chí Khoa học
xã hội Việt Nam, số 1(98) - 2016 …

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3

Ngồi ra cũng có một số bài viết về hát Đúm Phục Lễ đăng trên một số báo, tạp
chí, trên các diễn đàn văn học nghệ thuật. Tiêu biểu là bài viết Hát Đúm Thủy Nguyên
- Hải Phòng xưa và nay (2014 ) của Nguyễn Thế Hùng đăng trên nội san Trường Đại
học sư phạm Nghệ thuật trung ương.
Những công trình kể trên đều có cái nhìn cụ thể về hát Đúm ở nhiều phương diện,
góc độ khác nhau, song chưa có cơng trình nào đề cập riêng đến “Đề tài giao duyên
trong hát Đúm Phục Lễ, Thủy nguyên, Hải Phịng”. Và chúng tơi lựa chọn đây là đề tài
luận văn Thạc sĩ của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
- Dựng lên bức tranh tổng quan về Hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng
trong quá khứ để thấy được ý nghĩa cũng như sức sống của loại hình ca hát dân gian này.
- Nghiên cứu hình thức diễn xướng giao duyên, nội dung giao duyên trong Hát
Đúm ở địa phương xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nhằm chỉ ra
đặc điểm và bản chất giao duyên trong Hát Đúm Phục Lễ.
- Tìm hiểu hoạt động diễn xướng dân gian Hát Đúm nhằm khẳng định những giá
trị văn hoá phi vật thể cần được bảo tồn và phát triển.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu :
“ Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng”, đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi là hát Đúm tại xã Phục Lễ, Thủy Ngun, Hải Phịng
gắn với nội dung và hình thức diễn xướng giao dun. Ngồi ra chúng tơi cịn xem xét,

tìm hiểu hát Đúm ở các địa phương khác của Hải Phòng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.1.1 Về phạm vi địa danh
- Địa bàn nghiên cứu là một số thôn hát Đúm ở xã Phục Lễ , chủ yếu là thôn Nam,
thơn Trung, thơn Đơng, thơn Bấc, thơn Sỏ…
- Ngồi ra chúng tơi cịn điền dã ở các xã Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng, Ngũ Lão
của huyện Thủy Nguyên.
4.1.2. Về phạm vi tư liệu
+ Những tư liệu về hát Đúm do Sở văn hóa, phịng văn hóa thanh phố, huyện,
xã đã sưu tầm được về hát Đúm Phục Lễ , Thủy Nguyên, Hải Phòng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4

+ Những cơng trình nghiên cứu nổi bật về hát Đúm một cách đầy đủ và công
phu là cuốn: “ Hát Đúm Hải Phòng” do tác giả Đinh Tiếp chủ biên – NXB Hải Phịng
1987; cuốn “ Tìm hiểu hội mở mặt Thủy Nguyên - Hội Hát Đúm hải Phòng”- NXB Văn
hóa thơng tin Hà Nội, 2003 của nhóm tác giả Giang Thu, Trần Sản, Phạm Thị Huyền;
cuốn“ Hát Đúm Phục Lễ - Thủy Nguyên- Hải Phòng” của đồng tác giả Nguyễn Ngọc
Hải và Nguyễn Đỗ Hiệp - NXB Hải Phòng, năm 2006 .
+ Tài liệu về hát Đúm ở địa phương Phục Lễ do nghệ nhân và nhân dân ở địa
phương cung cấp. Trong đó có cuốn Hát Đúm cổ truyền Phục Lễ- Thủy Nguyên- Hải
Phòng do Ban văn hóa xã Phục Lễ, Câu lạc bộ hát Đúm Phục Lễ biên soạn ( 2005),
Lưu hành nội bộ.
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Giới thiệu Hát Đúm Phục Lễ - một loại hình dân ca cổ đặc sắc của địa phương

Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phịng.
- Khảo sát và tìm hiểu hình thức diễn xướng giao duyên, nội dung giao duyên, các
biện pháp nghệ thuật trong Hát Đúm Phục Lễ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khi thực hiện luận văn:“ Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ, Thủy
Ngun, Hải Phịng” chúng tơi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điền dã: Phương pháp điền dã nhằm giúp khảo sát, sưu tầm tư liệu,
xem xét mơi trường diễn xướng, hình thức diễn xướng hát Đúm (tại một số thôn của xã
Phục Lễ và một số xã thuộc huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Phương pháp này giúp
chúng tơi tìm hiểu rõ đối tượng nghiên cứu là đề tài giao duyên trong hát Đúm tại xã
Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng gắn với nội dung và nghệ thuật, hình thức diễn xướng
giao duyên.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được áp dụng nhằm tiếp cận các
nghệ nhân, những người dân tham gia thực hành hát Đúm với các thành phần lứa tuổi
khác nhau, cán bộ làm cơng tác văn hóa ở địa phương … để sưu tầm, khai thác văn bản
lời ca.
- Phương pháp phân tích ngữ văn: Phương pháp chủ đạo của luận văn nhằm chỉ ra
đặc điểm của nội dung giao duyên và nghệ thuật thể hiện của văn bản lời ca hát Đúm.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đối chiếu so sánh hát Đúm từ
truyền thống đến hiện đại, hát Đúm của Phục Lễ với các địa bàn lân cận của các xã thuộc
Thủy Nguyên và Hải Phòng.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên
cứu của các ngành như phương pháp văn hóa học, xã hội học, dân tộc học, thống kê, …
để tìm hiểu, khám phá các bình diện và các giá trị phản ánh của hát Đúm Phục Lễ.

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn về “Đề tài giao duyên trong hát Đúm Phục Lễ, Thủy Ngun, Hải
Phịng”, có những đóng góp sau:
- Là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên ,
Hải Phòng dưới góc độ chuyên ngành văn học dân gian.
- Đề tài nhằm tìm hiểu đối tượng là sinh hoạt hát Đúm Phục Lễ, một nét sinh hoạt
văn hóa độc đáo của địa phương xã Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phòng với mục đích
góp phần vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần phi vật thể của dân tộc đang
dần mai một trong cuộc sống hiện đại.
- Giới thiệu về hình thức diễn xướng giao duyên, cũng như nội dung giao duyên
trong hát Đúm Phục Lễ với những nét đặc trưng đặc sắc mang đậm tính địa phương.
- Khẳng định giá trị của hát Đúm và đề xuất hướng bảo tồn, phát triển của hát
Đúm hiện nay
- Kết quả nghiên cứu đóng góp mới cho sự phát triển chuyên ngành, đóng góp
mới phục vụ sản xuất, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và đời sống của một địa bàn
văn hóa tiêu biểu: Phục Lễ, Thủy Nguyên, Hải Phịng.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần nội dung
gồm có các chương sau:
Chương 1: Khái quát về hát Đúm Phục Lễ, Thủy Ngun, Hải Phịng
Chương 2: Hình thức diễn xướng giao duyên của hát Đúm Phục Lễ
Chương 3: Nội dung giao duyên của hát Đúm Phục Lễ
Chương 4: Nghệ thuật thể hiện đề tài giao duyên và bản sắc, giá trị của
hát Đúm Phục Lễ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HÁT ĐÚM PHỤC LỄ, THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG
1.1. Khái niệm hát giao duyên, đề tài hát giao duyên và các loại hình hát giao duyên
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Hát giao duyên
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992) định nghĩa: Giao duyên là động
từ chỉ sự Trao đổi tình cảm giữa hai bên trai gái trong ngày hội truyền thống [53, tr.
394]. Đây là một hình thức sinh hoạt dân gian.
Hát ở đây là hát đối đáp, do các kiểu hát tập thể như ghẹo, ví, trống qn, quan
họ… mà hình thành. “Đối đáp là nói chuyện bằng thơ giữa đơi trai gái, hai họ, hai
phường…”[10, tr. 39]
“Trai gái gặp gỡ tìm hiểu nhau, thổ lộ tình cảm với nhau trong lao động, hội hè
đình đám, vui xn. Họ có thể thổ lộ tình cảm với nhau bằng câu ví, bằng hình thức giao
duyên trong những cuộc hát đối đáp nam nữ” [32, tr.19] .
Từ những nhận định của các nhà nghiên cứu nói trên, chúng tơi có thể đưa ra một
cách hiểu chung nhất về hát giao duyên như sau: Hát đối đáp giao duyên giữa trai gái
là hình thức diễn xướng dân gian dựa trên những lời thơ dân gian được hình thành, có
nội dung diễn tả tình cảm nam nữ và sử dụng trong các cuộc hát giao duyên để trao
tình. Hát giao duyên là tiếng hát tình yêu trai gái.
1.1.1.2. Đề tài hát giao duyên
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện khoa học và xã hội Việt nam, Viện ngơn ngữ học
(Hồng Phê chủ biên, 1992) :“Đề tài là đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả thể hiện
trong tác phẩm khoa học hoặc văn học, nghệ thuật” [53, tr.314].
Căn cứ vào khái niệm trên, nếu đề tài là đối tượng để nghiên cứu thì: Đề tài là một
hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Còn đề tài là
đối tượng miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học thì: Đề tài là thuật ngữ chỉ phạm vi
các sự kiện tạo nên cơ sở chất liệu đời sống của tác phẩm; là phương diện khách quan
trong nội dung tác phẩm, nó là sự nhận thức, cảm nhận của người sáng tác về phạm vị
hiện thực cụ thể mà tác giả lựa chọn và phản ánh trong tác phẩm.


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7

Đối chiếu với các khái niệm đã nêu, thì theo chúng tôi:“Đề tài giao duyên trong
hát Đúm Phục Lễ” là hiện tượng giao duyên được thể hiện qua miêu tả bằng lời thơ
thơng qua diễn xướng dân gian, có nội dung diễn tả tình cảm của trai gái Phục Lễ trong
các cuộc hát để trao tình, nguyện ước”.
1.1.2. Các loại hình hát giao duyên
Hát Đúm là một loại hình thuộc dân ca giao duyên, phổ biến ở Bắc Bộ...
Bên cạnh hát Đúm, còn nhiều thể loại hát giao duyên khác như hát Ghẹo, hát
Quan họ, hát Ví …
Hát Ghẹo là loại hát giao duyên với tục lệ kết bạn như trong hát Ghẹo (Phú Thọ)
và Quan Họ (Bắc Ninh) chỉ có thể thấy ở miền Bắc mà thơi.
Hát Quan họ có nguồn gốc ở Bắc Ninh, là lối hát giao duyên rất phong phú về
lời ca và âm nhạc.
Hát Trống Quân là hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên rất phổ biến ở các tỉnh
đồng bằng sông Hồng và trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam…
Hát Ví Giặm phổ biến ở Trung du Bắc bộ và vùng Nghệ Tĩnh. Đây là một hình
thức hát giao duyên. Hát Ví Giặm là loại hát có thể dùng lúc làm việc, nghỉ ngơi hay tụ
họp.
Hát Xoan là hình thức hát thờ thần, nhưng trong lễ hội cũng có phần hát giao
duyên là hình thức để nam nữ hát đối đáp, hát giao duyên giữa đào Xoan và trai làng.
Hò là thể loại phổ biến cả nước, đặc biệt là miền Trung và miền Nam. Hò thuộc
loại hát giao duyên. Hị Sơng Mã, Hị Mái Nhì, Hị Mái Đẩy trên sơng Hương, Hị Giã
gạo. Trong Nam, hị rất phong phú và đa dạng: Hò Đồng Tháp, Hò Cần Thơ, hò Bạc
liêu, hị Gị cơng, hị lơ, hị cấy…
Lý là những bài hát giao duyên phổ biến ở miền Trung và miền Nam như Lý

chuồn chuồn, Lý ngựa ô, Lý con sáo...
Nhìn chung hát giao dun vơ cùng phong phú về thể loại, nội dung và cả hình
thức. Đây là hình thức sinh hoạt ca hát của trai gái nông thôn xưa và phổ biến ở nhiều
vùng, nhiều địa phương nước ta. Đề tài giao duyên được khai thác từ các loại hình hát
giao dun, trong đó có hát Đúm Phục Lễ giúp cho trai gái có dịp giãi bày, thổ lộ tình
cảm...

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8

1.2. Hát Đúm Bắc Bộ và hát Đúm Phục Lễ, Hải Phịng
1.2.1. Hát Đúm Bắc Bộ
Hát Đúm là một hình thức ca hát mang tính cộng đồng, cộng cảm, một nét văn
hóa đặc trưng của cư dân Bắc Bộ.
Trên phương diện ngữ nghĩa, Đại từ điển tiếng Việt giải nghĩa: “Đúm là sự tập
trung nhiều người một chỗ để vui chơi hát hò” [54, tr.27] và “Hát Đúm là lối hát dân
gian trong dịp hội hè đầu xuân ở miền Bắc, Việt Nam, do nhiều thanh niên trai gái tham
gia, thường ở dạng đối đáp.”[54, tr.784]. Một số nhà nghiên cứu văn hóa xã hội cho
rằng Đúm đồng nghĩa với cụm từ “đàn đúm” chỉ sự tập hợp, tập trung đông người vui
chơi.. Trong cuốn Non nước Đồ Sơn, tác giả Trịnh Cao Tưởng viết: “Đúm như nguyên
nghĩa của nó, là một tập hợp khơng có số lượng chính xác, ví như đúm mạ, đàn đúm…
“Đúm” có liên hệ gần gũi với các từ như: túm, tụm, cụm… cho nên người ta cũng có
khi gọi hát Đúm là “hát Túm” hay “hát Đám”. Như vậy, hát Đúm có nghĩa là từng đám,
từng cụm trai gái tập hợp nhau lại để hát giao duyên…”.[50, tr 43]
Trong cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, hát Đúm được giải nghĩa: “Hát
Đúm là lối hát dân gian có nhiều người tham gia.” [37, tr.312]
Trong cuốn Địa chí Thủy Ngun có ghi “ Hát đúm còn gọi là hát đám, được
giải nghĩa như sau: Một đám nam và một đám nữ, mỗi đám có từ hai ba người trở lên.

Đám này hát với đám kia. Cịn “đúm có nghĩa đàn đúm. Như thế, “đúm” và “đám” có
cùng chung một nghĩa là chỉ một nhóm người. [25, tr.784]
Có nhiều cách giải thích về loại hình hát Đúm và nguồn gốc tên gọi “hát Đúm”,
song theo chúng tôi, cách định nghĩa của tác giả Nguyễn Đỗ Hiệp trong Hát Đúm của
người Việt ở Bắc Bộ đã giải thích một cách cụ thể, đầy đủ, rõ ràng hơn cả : “ Hát Đúm
là một loại hình dân ca đối đáp nam nữ có một làn điệu; thường hát trong lễ hội và sinh
hoạt văn hóa cộng đồng vào mùa xuân, mùa thu; lời ca là những thể thơ dân gian phổ
biến như lục bát, song thất lục bát; kết cấu của lời thơ có mối quan hệ mật thiết với giai
điệu âm nhạc; ở trung du, khi diễn xướng, người hát còn sử dụng quả Đúm để tung đi
ném lại cho nhau”[16, tr.10].
Đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Đỗ Hiệp, chúng tôi xin đưa ra khái niệm về
hát Đúm dựa trên một số đặc điểm cơ bản của hát Đúm và đối tượng nghiên cứu như:
Hát Đúm là một loại hình hát đối đáp nam nữ giao duyên dựa trên những lời ca được

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9

sáng tạo từ những thể thơ dân gian phổ biến như thể lục bát và song thất lục bát; thường
được hát trong lễ hội hoặc sinh hoạt văn hóa cộng đồng vào mùa xn; có hình thức
diễn xướng“ Đúm” độc đáo và lối “ứng tác” hấp dẫn.
1.2.2. Hát Đúm Phục Lễ
Hát Đúm Phục Lễ cịn được gọi là hát Nói, hát Mở mặt và là một loại hình dân
ca với những làn điệu đối đáp do nhiều người tham gia, được thực hiện phổ biến trong
những dịp hội hè đầu xuân tại Phục lễ Thủy Nguyên và một số địa phương khác lân cận
của Hải Phòng.
Theo Phạm Lê Hòa và Đỗ Lan Phương thì hát Đúm cịn là hình thức hát giao
dun và có sử dụng lối hát ví bằng thơ song thất lục bát hay lục bát để biểu cảm.
Về mặt lịch sử xuất hiện và lưu truyền, hát Đúm Phục Lễ là loại hình di sản văn

hóa phi vật thể độc đáo của tổng Phục xưa nói riêng và huyện Thủy Nguyên nói chung.
Trước đây (giai đoạn những năm trước Cách mạng tháng Tám - 1945), hội xuân hát
Đúm tổng Phục lễ là một trong những lễ hội đón xuân tiêu biểu nhất của huyện Thủy
Đường (tên gọi cũ của huyện Thủy Nguyên), thường được tổ chức trong 09 ngày (từ
mùng 02 tết đến hết mùng 10 tết nguyên đán).
Cùng với những thăng trầm của lịch sử, với ý thức trân trọng những giá trị của
văn hóa gốc, người dân các xã thuộc tổng Phục xưa vẫn duy trì tổ chức lễ hội vào những
ngày đầu xuân nhưng thời gian rút ngắn còn 4-5 ngày (từ 02 đến 06 tháng giêng âm
lịch).
Hiện nay khơng gian văn hóa hát Đúm khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi tổng Phục
xưa mà còn mở rộng tới các (tổng) lân cận như thị trấn Minh Đức [tổng Dưỡng Động],
xã Ngũ Lão [tổng Kênh (Kinh), Kinh Triều] và đồng thời xuất hiện nhiều trong lễ hội
của một số xã trên địa bàn huyện như Tân Dương, Gia Đức, Thủy Đường.
Hát Đúm của người dân tổng Phục Lễ xuất hiện và phát triển thành những giá
trị văn hóa phi vật thể từ khá lâu đời. Trải từ đời này sang đời khác, hát Đúm được trau
chuốt gọt dũa, tích tụ trở thành những giá trị chân thiện mỹ, góp phần làm phong phú,
đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Hát Đúm Phục Lễ có nhiều hình thức, làn điệu nhưng
chủ yếu là lối hát đối đáp giữa nam và nữ. Nam nữ cảm mến nhau qua những điệu hát
say lòng mà nên duyên vợ chồng, bằng khơng thì cũng giãi bày tâm sự bầu bạn cho khỏi
phụ lòng nhau. Hát giao duyên trở thành “phương tiện” đánh tiếng gọi nhau, giao lưu,

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10

tâm tình trao đổi kinh nghiệm làm ăn. Hát Đúm với những khúc hát giao duyên say đắm
nhất không thể thiếu trong lúc lao động, khi nghỉ ngơi và tự lúc nào những điệu hát giao
duyên của hát Đúm đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân miền biển Thủy
Nguyên- Hải Phòng. Đặc biệt, vào những ngày lễ tết, ngày hội lời ca điệu hát làm xao

xuyến lòng người. Say đắm như lời hát sau đây:
Chàng trai:
Duyên kết bạn mình ơi
Bây giờ kì ngộ tương phùng
Bõ cơng ao ước trông mong xa gần
Gái trai sống ở cõi trần
Lẽ nào bỏ phí cái xn cho đành
Người thương ơi
Cơ gái:
Dun kết bạn mình ơi
Đêm qua gió mát trăng thanh
Nhớ ai em những năm canh thở dài
Ước gì có được những ngày
Được gần người ấy lòng này mới yên.
Người thương ơi
Hát Đúm Phục lễ có lời ca hết sức phong phú, đủ các cung bậc, có khi kín đáo
dun dáng lại có cả mê đắm suồng sã, có cả thủy chung chân thành, lại có cả giận hờn
ghen tng. Có khép nép, nhún nhường lại có cả đanh đá chua ngoa...
1.3. Nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của hát Đúm Phục Lễ, Thủy Nguyên,
Hải Phòng
1.3.1. Nguồn gốc, sự hình thành
Thủy Nguyên - mảnh đất sản sinh lời ca hát Đúm độc đáo , với ba xã Phục Lễ,
Phả Lễ, Lập Lễ thuộc tổng Phục trước đây, được coi là cái nôi hát Đúm của người Việt
ở vùng ven biển Bắc Bộ.
Xã Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên là địa bàn của quê hương hát Đúm, đã một
thời nổi tiếng của huyện Thủy Đường xưa . Một mảnh đất giàu truyền thống văn hóa

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



11

với nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như chùa Phục Lễ ( Kiến Linh tự), miếu Thành
Hồng thuộc di tích thành phố và đền Bạch Đằng ( Đền Bến Đò).
Ở những vùng khác nhau, hát Đúm lại có nguồn gốc ra đời và q trình phát
triển khác nhau. Trong cuốn Hát đúm Hải Phòng, tác giả Đinh Tiếp đã chia hát Đúm
thành ba vùng nhỏ có nguồn gốc và mức độ phát triển khác nhau. Vùng thứ nhất: gồm
các đảo Cát Bà, Cát Hải và một số làng ven biển. vùng này dân cư chủ yếu sống bằng
nghề chài lưới, cuộc sống của họ chỉ quanh năm gắn bó với sơng nước. Họ là những
người dân tứ xứ, phiêu bạt đến đảo. Trong lao động cực nhọc vất vả, họ đã sáng tạo
những câu hò kéo lưới, những bài hát chèo đò, những bài ca nghề nghiệp. Do nội dung
trữ tình của lời ca phát triển nên dần chuyển sang hát đối đáp giữa nam và nữ . Cũng từ
đây những cuộc hát đối đáp giữa phường của làng này với phường của làng khác hoặc
giữa các phường trong một làng, một đảo được hình thành và trở thành hình thức đầu
tiên của hát Đúm; Vùng thứ hai chủ yếu là địa bàn huyện Kiến Thụy và Đồ Sơn. Phần
đông cư dân ở vùng này sống bằng nghề đánh cá và làm muối. Những ngày nắng ráo
được xem như “Hội làm ăn” của dân làng, họ đổ ra đồng làm muối. Trong những ngày
này, mọi người, nhất là trai gái có dịp tập trung, gần gũi nhau hơn, họ cất lên tiếng hát
lời ca để công việc lao động vơi bớt mệt nhọc. Còn những ngày nước kém hàng trăm
con thuyền từ ngoài khơi xa đổ về bến. Trên những bãi biển, kẻ phơi lưới. sửa chài,
người khâu buồm, vá lưới, ... hoặc dưới ánh trăng, trên một khoảng sân rộng, người xe
chỉ, vuốt đay, người bện thừng đan lưới. Họ vừa làm, vừa cất lên tiếng hát của lịng
mình. Lúc đầu, chỉ có các bà các chị, hát những bài hát, những câu dân ca mà họ thuộc
từ nhỏ, nhưng dần dần chẳng những lôi cuốn được nhiều người hát mà người ta còn sáng
tác bài hát như: "Bài ca xuất quân ra biển", " Bài vịnh Đồ Sơn" (đến nay những bài hát
này vẫn còn lưu lại). Bước đầu, từ những bài ca dao cổ, những bài ca nghề nghiệp, những
bài ca ngợi cảnh đẹp quê hương sau dần phát triển với hình thức hát đối đáp, giữa nam
và nữ hoàn chỉnh thành tiếng hát Đúm ngày nay. Như vậy từ cuộc sống lao động trên
đồng muối, trên bãi biển,... người dân lao động đã sáng tác ra lời ca hát Đúm của mình;
Vùng thứ ba: gồm địa bàn huyện Thuỷ Nguyên và An Hải nhưng chủ yếu là Thủy

Nguyên. Vùng này đất đai và con người phát triển sớm. Hầu hết dân cư đều làm ruộng
( Chỉ có một số xã như Phả Lễ, Lập Lễ,... có nghề đánh cá biển) và hát Đúm được sinh
ra tập trung chủ yếu ở xã Phục Lễ, Phả lễ, Lập (Thuỷ Nguyên). Phục Lễ - Phả Lễ chính

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

là quê hương của hát Đúm. Hát Đúm ở đây chẳng những giàu về Số lượng mà đề tài,
nội dung, tư tưởng cũng rất phong phú, đa dạng.
Ở Phục Lễ, giai đoạn trước 1917 có nghề dệt vải cổ truyền ( Nhưng nó khác với
nghề dệt vải của Nghệ Tĩnh và các vùng khác là không tổ chức thành phường mà riêng
lẻ từng nhà, không làm quanh năm mà làm theo mùa) [48, tr.389]. Tiếng hát ban đầu
của những cô gái dệt vải cất lên với những bài hát ru quen thuộc, với những câu ca dao
quen thuộc để tạo khơng khí làm việc vui hơn, có hiệu quả hơn. Hết mùa bông, các cô
thơ dệt lại trở thành thợ cấy, thợ cày, thợ gặt thì những tiếng hát quen thuộc ấy lại véo
von trên đồng. Tiếng hát trữ tình trong trẻo cất lên từ những giọng rất ấm, rất thanh của
các cơ thiếu nữ đã có sức lay động tận chiều sâu tâm hồn mỗi người, đặc biệt là các
chàng thanh niên mới lớn. Họ cũng muốn hát muốn đối đáp, muốn thổ lộ tâm tình nên
đã tìm cách học câu hát, học cách hát. Từ đây tiếng hát của phụ nữ khơng cịn là tiếng
hát đơn lẻ nữa, mà đã có sự hưởng ứng, sự đối đáp của các chàng trai. Những buổi hát
ví von, đối đáp nhau như vậy dần dần được gọi là "hát ví". Sau này những cuộc hát với
lối hát đối đáp nam nữ giao duyên đó được gọi là "hát Đúm" (nay vẫn cịn một số ít
người gọi là hát Ví).
Theo người dân vùng ven biển Thủy Ngun - Hải Phịng thì hát Đúm có xuất xứ
từ hát ví ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách ngày nay khoảng bảy, tám trăm năm
(khoảng TK XIII- Thời nhà Trần). Ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, hát Đúm trải rộng
trên vùng ven biển Quảng Yên ( Quảng Ninh); Thủy Nguyên, Cát Hải, Cát Bà, Hải An,
Đồ Sơn, Kiến Thụy ( Hải Phòng) và ở một số địa phương Nam Sách, Gia Lộc (Hải

Dương). nhưng có lẽ phải tới TK XVI ( thời nhà Mạc), sau khi chùa Kiến Linh được tạo
dựng ở xã Phục Lễ thì nó mới thực sự được tổ chức hát trong lễ hội chùa.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu một số quan điểm đã đưa ra giả thiết nguồn gốc
của hát Đúm, chúng tôi khẳng định: Hát Đúm là một hình thức diễn xướng dân gian,
nảy sinh từ trong lao động sản xuất, chiến đấu của nhân dân lao động. Hát Đúm Phục
Lễ ra đời từ những câu hò, câu vè mọi người sáng tạo trong lúc lao động như dệt vải,
cấy, cày, gặt... hay khi nghỉ ngơi, thư giãn… Câu ca lời hát trong hát Đúm Phục Lễ
chính là những câu hát đối đáp giao duyên của các chàng trai, cô gái. Lời ca hát Đúm
cất lên chứa đựng tình yêu, khát vọng, mong ước về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc
của trai gái nơi đây.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

1.3.2. Quá trình phát triển
Cũng giống như nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian khác, hát Đúm cũng
trải qua những biến cố, thăng trầm. Nhìn chung giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng
Tám 1945, hát Đúm gần như vắng bóng do điều kiện xã hội lịch sử, đời sống sinh hoạt
của nhân dân...đặc biệt công cuộc chiến tranh chống Pháp kéo dài chín năm ... mọi nỗ
lực tập trung cho tiền tuyến nên hát Đúm khơng có cơ may phục hồi.
Theo Nguyễn Đỗ Hiệp, hát Đúm từng phát triển ở tiểu vùng đất Tổ trung du, ở
tiểu vùng Kinh Bắc, ở tiểu vùng Thăng Long Hà Nội, ở tiểu vùng Hải Đông nhưng từ
đầu thế kỉ XX cho đến nay đã khơng cịn tồn tại trong đời sống văn hóa cộng đồng hoặc
đã mai một .
Ngay sau khi Miền Bắc được hồn tồn giải phóng ( 10/1954) hát Đúm được sưu
tầm , nghiên cứu, khẳng định giá trị của nó về lịch sử, văn hóa, về nhân văn, về nghệ
thuật. Các nhà nghiên cứu : Đinh Tiếp, Phạm Lê Hòa,...và hiều nhà nghiên cứu khác đã
đã tham gia vào công việc lưu giữ, bảo tồn...để thế hệ đi sau có thêm tư liệu phục hồi và

nghiên cứu ( các cơng trình đã giới thiệu ở phần lịch sử vấn đề)
Ở Phục Lễ hát Đúm đã từng được coi như một nghề [22, tr.352], hát Đúm được tổ chức
và trình diễn ở nhiều nơi. Tuy nhiên có một khoảng thời gian hát Đúm gần như vắng bóng
trong đời sống sinh hoạt văn hóa của quần chúng . Một trong những nguyên nhân cơ bản
là từ 1975, nhất là từ 1980 trở đi văn hóa phẩm của nước ngồi du nhập vào nước ta bằng
nhiều con đường, trong đó phải kể đến các loại âm nhạc ngoại lai cũng góp một phần đáng
kể làm xáo trộn việc xây dựng và đưa loại hình hát Đúm vào cuộc sống. Bên cạnh đó như
đã nêu ở Tính cấp thiết của đề tài trong Phần mở đầu luận văn - do sự tác động của q
trình đơ thị hóa như một tất yếu mà giới trẻ đang bị cuốn vào cơn lốc xốy của dịng nhạc
thị trường và ngày một quay lưng lại với nhạc truyền thống.
Hiện nay, trong đời sống hiện đại, hát Đúm cũng đã thu hẹp dần và chỉ còn duy
nhất ở Thủy Nguyên - Hải Phòng. Hát Đúm được sản sinh ra và tập trung chủ yếu ở
vùng nơng nghiệp. Phục Lễ là nơi cịn giữ được truyền thống hát Đúm cho đến ngày
nay. Hát Đúm nơi đây chẳng những giàu về số lượng bài ca mà đề tài, nội dung tư tưởng
cũng vô cùng phong phú đa dạng.
Từ năm 1990 trở lại đây, bên cạnh công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước,
mục tiêu của Đảng ta qua các kì đại hội đều chú trọng, quan tâm phát triển và xây dựng

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14

nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với “Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc và của từng vùng, miền được kế thừa”
Năm 2001, trong chương trình “Dư địa chí” Đài truyền hình VTV3 đã có những
thước phim tư liệu về hát Đúm Thủy Nguyên gây được sự chú ý trong khán giả xem
truyền hình, khơi dậy được lịng u thích những làn điệu dân ca của dân tộc.
Nhiều năm gần đây, chính quyền địa phương các cấp cùng nhân dân huyện Thủy
Nguyên đã tập trung khơi phục và phát triển loại hình văn hóa này. Hát Đúm được xuất

bản thành đĩa phục vụ nhân dân trong vùng, khách thập phương và bà con Việt kiều quê
Thủy Nguyên đang sinh sống tại Anh, Ca-na-đa, Trung Quốc, Hàn Quốc… Ở huyện
Thủy Ngun, hát Đúm khơng chỉ có ở tổng Phục Lễ mà cịn có ở Ngũ Lão, Tràng Kênh,
Gia Đước, Thủy Đường, Phù Ninh, Kiền Bái.
Trên địa bàn huyện Thủy Nguyên bên cạnh những câu lạc bộ hát Đúm tiêu biểu
của các xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ, Tam Hưng, Ngũ Lão được tổ chức thường niên
vào hội xuân; nhiều câu lạc bộ hát Đúm của các xã khác đã hình thành và hoạt động có
hiệu quả như: Câu lạc bộ hát Đúm thị trấn Minh Đức, xã Tân Dương, Thủy Đường,
Trung Hà, Gia Đức...
1.4. Môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội xã Phục Lễ và môi trường diễn xướng
trong mối quan hệ với Hát Đúm
1.4.1. Môi trường tự nhiên
Huyện Thủy Nguyên - mảnh đất giáp biển, nơi đây đã ghi dấu chiến thắng Bạch
Đằng đánh tan quân xâm lược phương Bắc; ẩn chứa trong đó nhiều dấu tích văn hóa từ
thủa khai thiên, lập địa.
Thủy Ngun thuộc thành phố Hải Phịng: Đơng là thành phố Quảng Yên và
huyện Yên Hưng tỉnh Quảng Ninh, ranh giới là sông Bạch Đằng: Nam là huyện Cát Hải,
các quận Hải An, Ngô Quyền, Hồng Bàng và huyện An Dương - ranh giới là cửa Nam
Triệu, sông Cấm; Tây là huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương - ranh giới là Sông Kinh
Thày; Bắc là các huyện Đông Triều, thành phố ng Bí tỉnh Quảng Ninh; diện tích là
250 km2, dân số là 324.569 người trong đó nữ là 163.059 người (tính đến 1-4-2015), 37
đơn Vị hành chính. [25, tr.16]
Ngày nay, phát huy lợi thế của vùng ven đô giáp hải cảng, Thủy Nguyên có điều
kiện phát triển du lịch, thương mại và du lịch với nhiều thắng cảnh đẹp như: hồ Sông

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15


Giá, hang Lương, hang Vua, khu vực núi Tràng Kênh… và nhiều cơng trình kiến trúc
độc đáo, đền thờ, miếu mạo đã được nhà nước công nhận và xếp hạng cùng với những
lễ hội truyền thống độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc.
Theo Địa chí Thủy Nguyên: Xã Phục Lễ nằm ở cực Đông huyện Thủy Nguyên,
bên sông Bạch Đằng lịch sử, cách huyện lỵ 10 km, diện tích tự nhiên là 245,37 ha, trong
dó đất trồng trọt là 180,11ha, rừng phịng hộ ven sơng là 38,51ha, đất ni trồng thủy
sản là 26,76 ha; dân số là 6.952 người (2014). Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
tổng Phục Lễ chia làm 2 xã Phục Hưng và Tam Tỉnh. Phục Hưng gồm các làng Phục
Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ. Trong kháng chiến chống Pháp, Phục Hưng và Tam Tỉnh hợp nhất
thành Tam Hưng, đầu năm 1957, tách thành Tam Hưng, Phục lễ, Phả Lễ, Lập Lễ. [25,
tr. 1046]
Môi trường tự nhiên đó đã tạo cho vùng đất nơi đây một sắc diện riêng làm nên
sự độc đáo của Lễ hội hát Đúm gắn với địa danh Tổng Phục xưa.
1.4.2. Môi trường văn hóa xã hội
Về phương diện văn hóa, Thủy Nguyên được coi là vùng có bản sắc văn hóa vùng
miền nổi trội. Ngay từ thời tiền sử, những người Việt cổ đã xác lập văn hóa bản địa khá
sâu đậm. Điều đó được thể hiện qua các đồ trang sức bằng đá quý, các hoa văn trên đồ
gốm, đồ đồng Tràng Kênh – Việt Khê. Dòng chảy ấy tiếp tục kết tinh, phát triển, hình
thành hát đúm, ca trù, các phong tục, tập qn và các cơng trình kiến trúc - nghệ thuật
vẫn được bảo tồn đến ngày nay. [25, tr.16]
Văn hóa dân gian ở Thủy Nguyên mang đậm truyền thống văn hóa dân tộc, phong
phú, đa dạng và độc đáo với hát đúm, hội mở mặt, thi võ, thể thao… đáng chú ý nhất là
hội mở mặt ở Phục Lễ ,Phả Lễ, Lập Lễ … thường tổ chức vào từ ngày mùng 2 đến
mùng 6 tháng giêng âm lịch hằng năm. [22, tr 404]
“Tháng giêng hội Phục Thủy Ngun
Mùa xn hát ví cho nên hẹn hị”
Xã Phục Lễ xưa (Trước 1813) thuộc địa bàn tổng Phục Lễ, huyện Thủy Nguyên,
phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, do vậy hội mở mặt và hát Đúm Phục Lễ không chỉ là
lễ hội của một địa phương mà còn là lễ hội chung của của cả tổng…
Về văn hóa cổ truyền, phong tục, tập quán, tín ngưỡng: Tổng Phục xưa nổi tiếng

về hát Đúm và bơi lội. Loại hình ca hát dân gian này thu hút nhiều du khách tham gia

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16

trong các hội Xuân từ mùng 2 đến mùng 10 tháng Giêng. Ngày hội làng của Phục lễ có
nhiều trị chơi: đu tiên, tổ tôm điếm, vật, hát đúm, đấu cờ. Phục Lễ vẫn giữ được truyền
thống bơi lội cho đến ngày nay.
Trong quá trình đấu tranh cách mạng và xây dựng quê hương, Phục Lễ có nhiều
người thành đạt. Tiêu biểu là ông Bùi Bá Ngôn (xem phần Nhân vật chí); Nhà văn Chu
Văn Mười, Vụ Trưởng Vụ Văn hóa, Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương; Giáo sư, tiến
sĩ y học Phạm Văn Thức, Hiệu trưởng Trường Đại học Y - Dược Hải Phịng; Phó Giáo
sư, TS. Phạm Văn Linh, Giám đốc Bệnh Viện Đại học Y – Dược Hải Phòng... [25, tr.
1046]
Dân ven biển nhưng phát âm khá chuẩn. Cố nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã đề nghị
dùng âm Phục Lễ làm chuẩn cho tiếng Việt. Dân quân du kích xã trong kháng chiến
chống Mỹ từng được công nhận là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Xã Phục Lễ hết sức chú ý đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng bằng
việc trùng tu lại các đền chùa, miếu mạo … Tục truyền nhân dân xã Phục Lễ từ xưa đã
duy trì lệ thờ cúng bốn vị thành hồng. Vị thứ nhất là Mai Đình Nghiễm, một vị tướng
thời Trần đã chỉ huy nhân dân tổng Phục Lễ vào vùng rừng ven sông Chanh (một chi
lưu của sông Bạch Đằng chảy xuyên qua thị xã Quảng Yên- Quảng Ninh rồi đổ ra biển
Đông) đốn gỗ, đẽo cọc chuẩn bị cho trận đại phục kích trên sơng Bạch Đằng ngày
9/01/1288 ; ơng cịn chỉ huy một đội qn dũng cảm, có tài bới lặn đã lặn xuống sông
đục thuyền giặc và ông đã hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Nhân dân Phục Lễ đã chôn
cất ông trên địa bàn Phục Lễ và để tưởng nhớ công lao nhân dân xã Phục Lễ đã dựng
miếu thờ trước phần mộ của ông ; Vị thứ hai là Quý Minh Đại Vương, một tướng tâm
phúc của Hùng Duệ (Vua Hùng thứ 18); Vị thứ ba và thứ tư là Trần Hộ và Trần Độ hiệu

là Phổ Hộ, Phổ Độ (2 anh em ruột, người gốc châu Ái thuộc địa phận Thanh Hóa ngày
nay), là nhân vật lịch sử thời Trần có cơng phị Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tấn
đánh giặc Ô Mã Nhi trên sông Bạch Đằng. Đức thánh họ Mai được thờ tại đền Bạch
Đằng (miếu Bến Đò), lễ tế thần được tổ chức vào ngày 20 tháng Giêng, tháng Tám,
tháng Chạp âm lịch hàng năm. Mồng một tháng Chạp, làng cũng tổ chức lễ dâng hương
tế miếu thành hoàng để tưởng nhớ tam vị thành hoàng Quý Minh Đại Vương, Trần Hộ
và Trần Độ .[22,tr 351]

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


17

Chùa Phục Lễ (Kiến Linh tự) được khởi dựng từ thời Mạc, thế kỷ 16. Trong khu
Vườn bia của chùa hiện còn lưu giữ được tấm bia đá khắc năm Thuần Phúc thứ 2 (1563),
thứ 5 (1566), đời Mạc Mậu Hợp. Nội dung các bia đều nói về vùng đất Phục Lễ là nơi
địa linh nhân kiệt và có ghi chép rằng vua Lê Thái Tổ ( Lê Lợi) đã đến thăm chùa, đồng
thời nói về việc trùng tu tơn tạo lại chùa cổ. Chùa Phục Lễ hiện nay là cơng trình mới
được phục dựng. Tiền đường làm theo kiểu hai tầng tám mái, chồng diêm chéo đao tàu
góc. Lễ hội chùa được tổ chức theo các lễ tiết của nhà Phật. Đặc biệt, kể từ khi Hội hát
Đúm Phục Lễ được khôi phục, sân chùa Phục Lễ luôn là địa điểm tổ chức, thu hút đông
đảo du khách dự hội. Chùa được xếp hạng cấp thành phố, năm 2003. [25,tr 672]
Chùa Phục Lễ là ngơi chùa cổ đẹp có tiếng trong vùng. Lễ thượng nguyên chùa
Kiến Linh được tổ chức trong hai ngày mùng 8 và mùng 9 tháng Giêng cầu mưa thuận
gió hịa, Quốc thái dân an. Lễ cúng Thiên quan tích phúc được tổ chức vào ngày rằm
tháng Giêng để cầu trời ban phước lành đã thu hút đông đảo người dân với quan niêm
truyền thống của người Việt “ Lễ Phật cả năm không bằng rằm tháng Giêng”
Tóm lại, mơi trường văn hóa xã hội huyện Thủy Ngun cũng như mơi trường
văn hóa, phong tục, tập qn, tín ngưỡng xã Phục Lễ là mơi trường thuận lợi cho diễn
xướng giao duyên và phát triển lời ca hát Đúm.

1.4.3. Môi trường diễn xướng hát Đúm
Hội hát Đúm ngày xuân cũng còn là ngày hội mở mặt. Trong những ngày này,
các chàng trai, cô gái Tổng Phục (trước đây, ba xã Phục Lễ, Phả Lễ và Lập Lễ thuộc
Tổng Phục) thường tập trung để hát đúm tại đình Phục Lễ, một trong những ngơi đình
lớn. Hát Đúm cũng có thể diễn ra ở trên đường đi, ngồi cánh đồng khi các tốp trai
thanh, gái lịch trong những bộ quần áo truyền thống ngày hội gặp nhau. Họ nắm tay
nhau say sưa hát đối những làn điệu giao duyên thể hiện khát vọng về tình u đơi lứa
thơng qua nhiều câu hát ví vốn mang đậm chất dân gian của vùng quê.
Ngày xưa khi các cụ hát Đúm thường đi từ nhà ra ngõ, ra đình, rồi ra chùa, ngày
nay hát đúm được trình diễn ngay tại cổng chùa Phục Lễ (Kiến Linh tự). Nội dung của
hát Đúm rất phong phú và đa dạng như: hát chào, hát thư, hát cưới, hát mời trầu, hát
họa, hát đố, hát gặp (h tình), hát rượu, hát lính, hát ra về…

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×