Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ HAY góc nhìn trực diện về cải cách ruộng đất qua nước mắt một thời của nguyễn khoa đăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 90 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VŨ THỊ THU TRANG

GĨC NHÌN TRỰC DIỆN VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
QUA “NƯỚC MẮT MỘT THỜI” CỦA
NGUYỄN KHOA ĐĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VŨ THỊ THU TRANG

GĨC NHÌN TRỰC DIỆN VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
QUA “NƯỚC MẮT MỘT THỜI” CỦA


NGUYỄN KHOA ĐĂNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Ngân

Thái Nguyên – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ cơng trình nào khác.
Thái Ngun, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm
ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thơng và Văn
học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo
đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn TS. Lê Thị Ngân đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt
thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2019
Tác giả luận văn

Vũ Thị Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 8
7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................... 8
NỘI DUNG ....................................................................................................... 9
Chương 1: CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT – MỘT THỜI BÃO TÁP ................... 9
1.1. Lịch sử nhìn lại ........................................................................................... 9
1.2. Quan điểm của Đảng về đổi mới văn học ................................................ 15
1.3.Vấn đề cải cách ruộng đất trong văn học Việt Nam hiện đại……………
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 19
Chương 2: NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐỜI TRONG “NƯỚC MẮT MỘT
THỜI”.............................................................................................................. 20
2.1. Những đau đớn và mất mát ...................................................................... 20
2.1.1. Tước đi quyền sống của con người………………………………………
2.1.2. Những cuộc hành xác đau đớn…………………………….
2.1.3. Cuốn đi ước mơ, hồi bão…………………………………….
2.1.4. Phá hoại tình đồn kết, gắn bó vốn có của con người…………………..
2.2. Tình u và lịng bao dung ....................................................................... 36
2.2.1. Tình yêu rơi vào bi kịch…………………………….
2.2.2. Tấm lòng khoan dung, độ lượng giữa con người với con người……….
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 46
Chương 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT CỦA NGUYỄN KHOA ĐĂNG
TRONG “NƯỚC MẮT MỘT THỜI” ............................................................ 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




LUAN VAN CHAT LUONG download : add


iv

3.1. Điểm nhìn trần thuật................................................................................. 48
3.1.1. Khái niệm trần thuật và điểm nhìn trần thuật ....................................... 48
3.1.2. Điểm nhìn trần thuật trong “Nước mắt một thời” ................................. 53
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 60
3.2.1. Nhân vật và chức năng của nhân vật trong văn học ............................. 60
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong “ Nước mắt một thời”................. 61
3.2.2.1. Đặt tên cho nhân vật…………….
3.2.2.2. Miêu tả chân dung ngoại hình nhân vật
3.2.2.3. Miêu tả tâm lí nhân vật
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 74
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách ruộng đất chính thức bắt đầu ngày 25/12/1953 và kết thúc
ngày 30/7/1956 với rất nhiều vinh quang và cay đắng, nhiều thắng lợi và thất
bại khó thể quên. Nhưng, điểm lại lịch sử cũng như các tác phẩm văn chương,
phần vinh quang, phần thắng lợi được nhắc đến nhiều hơn, để tạo động lực,
tạo niềm tin nhân dân vào bước đường đi tới của dân tộc. Những thất bại,
những cay đắng, những nước mắt có nói đến, nhưng được tiết chế. Một phần
do tâm lý người Việt, hiền hòa và bao dung, luôn nhớ về những điều tốt lành
hơn những điều trùng trùng cay đắng. Hai là cũng có những giai đoạn, vì
nhiệm vụ chính trị, văn chương phục vụ cách mạng, chưa có điều kiện để nói
những điều chưa đến thời điểm nói.
Thời kì đổi mới đã đem lại luồng sinh khí mới cho kinh tế, xã hội và
văn hóa nước nhà. Văn học được cởi trói. Các nhà văn đã đọc lời “ai điếu”
cho một thời văn học minh họa. Đáp ứng nhu cầu nhận thức, đánh giá lại
những vấn đề của quá khứ, nhiều tác phẩm đã khai thác đề tài cải cách ruộng
đất. Chuyện dẫu cũ, nhưng vẫn lạ vì tinh thần trung thực của văn học. Những
chuyện ấu trĩ, sai lầm, mặt trái của cải cách ruộng đất đã được văn học xem
xét, lật xới ráo riết, sòng phẳng. Những lầm lẫn, những ngộ nhận, những tổn
thương nhân tính được nhắc đến dù rất đau lịng. Những tác phẩm đã để lại ấn
tượng trong lòng bạn đọc về đề tài này: Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực) ,
Bến không chồng (Dương Hướng), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh),
Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Phiên chợ Giát
(Nguyễn Minh Châu)…
Nhưng những tác phẩm đó mới chỉ chạm đến nỗi đau của cải cách
ruộng đất. Càng ngày, các nhà văn thấy thấm thía một điều, có nói lên được
những mất mát, đau thương, máu chảy của một thời, thế hệ mai sau mới trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2

lành, khỏe mạnh để đi tới. Nếu khơng nói, sự tăm tối, giả dối sẽ đeo bám đời
sau. Khi tự phê bình và phê bình để tìm ra bài học cho chặng đường đã qua thì
mới có con đường đúng về hành trình sắp tới. Ngay sau cơng cuộc cải cách
ruộng đất diễn ra, đã có một số tác phẩm viết về đề tài này. Tuy nhiên, các tác
phẩm đó đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Phải đến những năm đổi mới,
mới có thêm một số tác phẩm hay viết về đề tài mà từ trước tới bấy giờ, văn
học luôn né tránh. Một trong số những tác phẩm ấy phải kể đến cuốn tiểu
thuyết Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng được Nhà xuất bản Hội
nhà văn ấn hành năm 2009. Khơng khí văn học lại một lần nữa được khuấy
động về đề tài này. Người ta đã gọi Nguyễn Khoa Đăng “xứng đáng là một nhà
văn anh hùng, khi cầm bút ghi lại những năm tháng đau thương mà sôi động
của đất nước”. Với bản lĩnh và khí phách của những nhà văn xác định vai trò
thư ký thời đại, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đã dũng cảm ghi lại cái thời đầy
bùn, máu nước mắt của dân tộc. Vượt khỏi giá trị văn chương, Nước mắt một
thời cịn góp phần minh họa cho lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp qua
những bài học xương máu của dân tộc. Bao nhiêu đắng cay, bao nhiêu uất
nghẹn, bao nhiêu sợ hãi, bao nhiêu căm thù, đều được hiển hiện trên trang giấy.
Nhưng Nước mắt một thời không rơi vào khuynh hướng bôi đen, phủ nhận
lịch sử. Tình yêu và sự thủy chung, sự bao dung và lòng nhân ái đã làm cho
độc giả nhìn thấy ánh sáng dưới cuối đường hầm để mà đi theo, để mà hy vọng.
Độc giả khóc khi đọc Nước mắt một thời. Nhưng khóc bằng tinh thần lạc
quan và tư duy cách mạng. Đó là tính nhân văn sâu sắc của tác phẩm.
Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng xứng đáng được nghiên
cứu một cách chu đáo để thấy được một thời đã qua của lịch sử được nhìn

nhận dưới góc độ văn chương; để thấy sự thay đổi quan điểm sáng tác văn
chương qua từng giai đoạn; để thấy được sự bứt phá, lòng dũng cảm của các
nhà văn khi làm trọn một cách đầy tự trọng vai trị của người “thư kí của thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3

đại”; để thấy được giá trị của tính thiện trong văn học có sức mạnh cảm hóa
con người.
Chính bởi những giá trị trên của Nước mắt một thời, chúng tôi quyết
định lựa chọn đề tài GĨC NHÌN TRỰC DIỆN VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
QUA NƯỚC MẮT MỘT THỜI CỦA NGUYỄN KHOA ĐĂNG.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Một số tác phẩm viết về cải cách ruộng đất
Nằm trong sự vận động chung của thực tế đời sống, văn học thời kì đổi
mới cũng đặt ra vấn đề đổi mới cách nhìn về hiện thực. Các nhà văn nhìn
nhận lại vấn đề phản ánh hiện thực một cách toàn diện hơn, trung thực hơn,
phản ánh với một tinh thần biện chứng năng động. Đáp ứng những đòi hỏi ấy
cùng với những trăn trở của bản thân người cầm bút, những vấn đề xưa cũ
trong lịch sử được đào xới và phản ánh một cách nhiều chiều, trung thực hơn.
Có một đề tài rất được các nhà văn quan tâm đó là đề tài về cải cách ruộng
đất. Trước đó, vì nhiều lý do, những bi kịch về cải cách ruộng đất chưa được
các tác giả nói đến hoặc nói một cách chưa đầy đủ thì nay được phản ánh với
một tầm tư tưởng mới đã trở nên mới mẻ, được độc giả hân hoan đón nhận.

Năm 1991, tác phẩm Bến không chồng của Dương Hướng là cái tên
được nhắc tới khá nhiều trong các cơng trình nghiên cứu về văn học. Tác
phẩm được nhận Giải thưởng Hội Nhà văn năm 1991. Đọc tác phẩm Bến
khơng chồng, người ta giật mình trước sự thật quá bi đát của lịch sử. Cải
cách ruộng đất đem đến cuộc sống ấm no cho những mảnh đời đói khát.
Nhưng cũng chính cải cách ruộng đất đã đem đến những lầm lẫn, mông muội,
phá nát cái giềng mối tốt đẹp giữa người với người, làm khủng hoảng văn hóa
làng quê Việt Nam.
Tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường
là tác phẩm xuất sắc viết về nông thôn Việt Nam sau đổi mới. Ngay từ khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


4

mới xuất hiện (1990), tác phẩm đã ngay lập tức gây được chú ý và vinh dự
được nhận giải thưởng của Hội nhà văn năm 1991. Tác giả đã tập trung làm
bộc lộ qua những trang viết một xã hội đang chuyển mình trong thời khắc
giao thời giữa cái cũ và cái mới. Cải cách ruộng đất đã đem lại sức sống mới
cho người dân Giếng Chùa. Nhưng lại làm nảy sinh một số kẻ trục lợi, những
cuộc tranh chấp giữa các thế lực, người dân không phát huy được quyền làm
chủ dẫn đến mất lòng tin vào hợp tác xã và muốn tách ra khỏi hợp tác xã.
Tiểu thuyết Ba người khác của Tơ Hồi được coi là một mảng ký ức
trong cuộc đời nhà văn, mở ra một diện mạo mới cho văn chương Việt Nam.
Tác phẩm là một tấn đại bi kịch về cải cách ruộng đất ở một xã đồng bằng
Bắc bộ với các cuộc đấu tố, tranh giành, đẫm máu…Tất cả được tác giả lần

lượt phơi bày một cách trần trụi, làm xôn xao dư luận trong và ngồi nước…
Ngồi các tác phẩm trên cịn phải kể đến một số tác phẩm khác như:
Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Cuồng phong (Nguyễn Phan Hách),
Thời của thánh thần (Hoàng Minh Tường), Lão khổ (Tạ Duy Anh), Những
thiên đường mù (Dương Thu Hương), Kể chuyện làng Gôi (Đinh Nho
Hoan), Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu)…
Bên cạnh những tác phẩm nêu trên, không thể không nhắc tới tiểu
thuyết Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng. Ngay từ tiêu đề, tác
phẩm này đã gợi lên nỗi niềm u uất, những nỗi khổ đau, tủi nhục miên man,
không dứt. Nguyễn Khoa Đăng đã khắc họa lại những ký ức đau thương về
thời kì cải cách ruộng đất ở miền Bắc với cái nhìn bao dung, độ lượng, giàu
tính nhân văn. Lại một lần nữa tấm màn lịch sử bị vén lên mặc cho chế độ đã
cố gắng bưng bít.
2.2. Tác giả Nguyễn Khoa Đăng và những bài viết về “Nước mắt một thời”
Nguyễn Khoa Đăng là một trong những nhà văn có tác phẩm viết về cải
cách ruộng đất. Ông tên thật là Nguyễn Đăng Khoa. Sinh ngày 1/9/1940 tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5

Vũ Thư, Thái Bình. Ơng từng làm nghề dạy học và làm báo. Ông là một trong
những nhà văn tham gia đầu tiên khi Hội văn nghệ Thái Bình được thành lập.
Nhà văn Nguyễn Khoa Đăng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1985.
Ơng có một sự nghiệp văn chương khá phong phú với 23 tựa sách, bao gồm
các thể loại thơ, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, truyện danh nhân, tiểu

thuyết, tạp văn, ngồi ra cịn 4 kịch bản phim và hàng nghìn bài báo thuộc
nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, với thể loại nào ông cũng ghi được
những dấu ấn sâu đậm. Năm 1970, bài thơ viết cho thiếu nhi Em đi giữa biển
vàng được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc và được bình chọn là một trong
50 bài hát hay nhất viết cho thiếu nhi thế kỉ 20. Một số kịch bản của ông cũng
được dàn dựng thành những bộ phim hấp dẫn.
Năm 1989, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - Nguyễn Tấn Dũng gặp
riêng Nguyễn Khoa Đăng và đề nghị nhà văn tham gia đoàn Luật sư của tỉnh
để bào chữa, hỗ trợ cho những người dân nghèo. Thế là trong 4 năm, với tư
cách là bào chữa viên tỉnh Kiên Giang, nhà văn đã tham gia cãi 216 vụ án.
216 lần ra tịa, đối với ơng là 216 lần suy tư, vì thân chủ của ơng phần lớn đều
là những người nơng dân ít học và túng bấn. Chính trong quãng thời gian đó,
những cuốn tiểu thuyết đầy ám ảnh về số phận những con người được xuất
bản: Nước mắt một thời, Hồng hơn lạnh, Chim mặt người, Mây chiều lảng
bảng và Hành trình tìm xác con chim cuốc. Trong đó, Nước mắt một thời,
Hồng hơn lạnh, Mây chiều lảng bảng là 3 tác phẩm Nguyễn Khoa Đăng
viết về đề tài Cải cách ruộng đất đã để lại trong lòng người đọc bao suy tư
ngổn ngang. Tiểu thuyết Nước mắt một thời là một trong những đứa con tinh
thần của ơng được độc giả u thích và đón nhận hơn cả.
Số lượng bài viết về Nước mắt một thời, cho đến thời điểm hiện tại,
khơng nhiều. Có nhiều lý do. Trong đó đề tài của tác phẩm cũng có thể khiến
nhiều người ngần ngại. Trong bài viết “Hồng hơn lạnh vẫn ấm áp tình
người” của tác giả Tuy Hịa đăng trên báo Nơng nghiệp Việt Nam có đoạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add



6

nói về mối liên hệ giữa tác phẩm Nước mắt một thời và Hồng hơn lạnh:
“Năm 2009, nhà văn Nguyễn Khoa Đăng đã in truyện dài “Nước mắt một
thời” lý giải những đau xót ở nơng thơn Bắc bộ thập niên 50 của thế kỷ trước.
Bây giờ, “Hồng hơn lạnh” mở rộng thêm biên độ nhân tình thế thái liên
quan đến sở hữu ruộng đất. Hình ảnh người đàn bà bất hạnh ngồi khóc mỗi
chiều suốt 45 năm trong tác phẩm như biểu tượng về khổ đau, về ân nghĩa, về
chia ly, về trùng phùng nơi hương thổ chôn nhau cắt rốn”[70].
Tác giả Lê Vinh Quốc trong clbnguoiyeusach.com có mấy nhận xét về
tác phẩm Nước mắt một thời: “Vượt khỏi giá trị văn chương, Nước mắt một
thời cịn góp phần minh họa cho lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp”;
“Nguyễn Khoa Đăng có một tình u lai láng dành cho con người, con vật, cỏ
cây hoa lá và tất cả những gì thân thuộc với mình. Tình yêu ấy tràn ngập
trong hầu hết các tác phẩm của ông, được thể hiện tinh tế trong Nước mắt
một thời”; “Bất cứ độc giả nào đã từng sống trong Nước mắt một thời đều
có thể nhận thấy dường như có cả mình trong tác phẩm ấy. Ai cũng cảm thấy
nhà văn này nói thay mình về những điều uất ức chất chứa trong lòng suốt
bấy nhiêu năm”[80]. Như vậy, mặc dù tác giả Tuy Hịa và Lê Vinh Quốc có
đề cập đến tác phẩm Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng nhưng đó
mới chỉ là những lời nhận xét khái quát về tác phẩm, tác giả, chưa có bài viết
hay cơng trình nghiên cứu nào khai thác về tác phẩm cũng như đề tài về cải
cách ruộng đất trong tác phẩm một cách trọn vẹn. Chính vì vậy, chúng tơi
mạnh dạn chọn đề tài “Góc nhìn trực diện về cải cách ruộng đất qua Nước
mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng” để phân tích, đánh giá một cách tồn
diện về nội dung, nghệ thuật cũng như những đóng góp của tác giả vào công
cuộc đổi mới văn học nước nhà. Những nhận xét mà chúng tơi đã tìm hiểu ở
trên đã góp phần gợi mở cho chúng tơi tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề: “Góc nhìn trực diện về cải cách
ruộng đất qua Nước mắt một thời của Nguyễn Khoa Đăng”. Ngoài ra, luận
văn sẽ mở rộng đối tượng khảo sát qua một số tác phẩm cùng đề tài của
Nguyễn Khoa Đăng và các tác giả khác để thấy được sự đồng điệu cũng như
cách nhìn riêng của Nguyễn Khoa Đăng về vấn đề cải cách ruộng đất.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu toàn bộ tiểu thuyết Nước mắt một thời
của Nguyễn Khoa Đăng gồm 47 chương được Nhà xuất bản Hội nhà văn ấn
hành năm 2009.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về tiểu thuyết Nước mắt một thời. Qua tác phẩm, có thêm cái
nhìn khách quan về cải cách ruộng đất, về những mất mát, tổn thương, những
sai lầm ấu trĩ một thời cũng như trong hồn cảnh dù có khốn cùng đến đâu,
tình yêu, tình người vẫn sống. Đánh giá những thành công của tác giả về đề
tài này trong tác phẩm.
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tơi tiến hành đề ra cho luận
văn của mình những nhiệm vụ chính:
- Tìm hiểu cơng cuộc cải cách ruộng đất dưới góc nhìn lịch sử.

- Tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của số phận con người sau cải cách
ruộng đất trong Nước mắt một thời.
- Tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu trong Nước mắt một thời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8

5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: Nhằm tìm hiểu bối cảnh lịch
sử xã hội. Từ đó làm rõ sự đổi mới của văn học trong việc khai thác đề tài cải
cách ruộng đất.
- Phương pháp so sánh – đối chiếu: Nhằm làm nổi bật dấu ấn riêng của
tác phẩm Nước mắt một thời so với các tác phẩm của các nhà văn khác trên
phương diện đề tài cải cách ruộng đất.
- Phương pháp thi pháp học: Nhằm khảo sát, phân tích các yếu tố
nghệ thuật tác giả Nguyễn Khoa Đăng đã sử dụng trong tiểu thuyết Nước
mắt một thời.
6. Đóng góp của luận văn
Thơng qua đề tài, chúng tơi muốn góp phần tìm hiểu một cách có hệ
thống và tồn diện về một thời kì đầy đau thương và mất mát của con người
do cải cách ruộng đất gây ra, cũng như tình người trong cơn giơng bão ấy qua
tác phẩm Nước mắt một thời. Từ đó, khẳng định đóng góp của tác giả vào
cơng cuộc đổi mới văn học.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cải cách ruộng đất- một thời bão táp
Chương 2: Những câu chuyện đời trong Nước mắt một thời
Chương 3: Nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Khoa Đăng trong Nước
mắt một thời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9

NỘI DUNG
Chương 1
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT – MỘT THỜI BÃO TÁP
1.1. Lịch sử nhìn lại
Nằm trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc,
công cuộc cải cách ruộng đất đã gặt hái được một số thắng lợi căn bản. Tuy
nhiên, công cuộc này cũng đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng khiến nó trở
thành một trong những giai đoạn bi thương nhất trong lịch sử phát triển của
đất nước.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư, Cải cách ruộng đất tại miền Bắc
Việt Nam là chương trình nhằm xóa bỏ văn hóa phong kiến, tiêu diệt các
thành phần bị xem là "bóc lột", "phản quốc" (theo Pháp, chống lại đất nước),
"phản động" (chống lại chính quyền) như địa chủ phản cách mạng, Việt gian,
cường hào, các đảng đối lập... được Đảng Lao động Việt Nam và Chính

phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa thực hiện vào những năm 1953–1956.
Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo trong nền kinh tế của Việt
Nam. Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, nơng
dân lao động chính là nhân tố chủ lực quyết định quá trình sản xuất, quyết
định đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam ln coi
trọng vai trị của giai cấp nơng dân. Hồ Chí Minh cũng đã có nhận định về
vai trị của giai cấp nông dân: “Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nơng
dân, vì nơng dân là tối đa số trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân
chủ cũng là vấn đề nơng dân, vì nơng dân là lực lượng cách mạng đông nhất
chống đế quốc, chống phong kiến”[11]. Chính vì vậy, trong suốt q trình
lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn coi trọng vấn đề ruộng
đất cho nơng dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10

Ngay từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp đã tiến hành ách cai trị và bóc
lột đất nước ta. Việt Nam lúc bấy giờ trở thành một nước thuộc địa nửa phong
kiến. Chủ nghĩa đế quốc Pháp cấu kết với giai cấp địa chủ, nhất là địa chủ
phong kiến ra sức cướp đất, áp bức, bóc lột nơng dân một cách thậm tệ. Bị
mất tư liệu sản xuất, nông dân bị mất tự do, trở thành nô lệ, bị lệ thuộc vào
giai cấp địa chủ và bị bọn thực dân áp bức dã man.
Nắm rõ được tình hình đó, ngay từ khi Cách mạng tháng Tám năm
1945 giành thắng lợi, Đảng và Nhà nước đã tiến hành cải cách từng phần như

giảm tô, giảm tức, đề ra một số nguyên tắc chia lại ruộng đất công cho cả nam
lẫn nữ, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho một bộ phận nông dân thiếu
ruộng…Sau một thời gian cải cách từng phần, nhận thấy vấn đề ruộng đất
chưa được giải quyết một cách triệt để nên từ năm 1953 đến 1956, Đảng
quyết định tiến hành cải cách ruộng đất trên phạm vi toàn miền Bắc.
Cuối năm 1953, Cải cách ruộng đất chính thức diễn ra ở nước ta với sự
cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc.
Mục tiêu trọng tâm của Cải cách ruộng đất thể hiện rõ ràng, cụ thể
trong luật cải cách ruộng đất được đưa ra vào tháng 12/1953. Đó là thủ tiêu
quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và đế quốc, xóa bỏ chế độ
phong kiến, đưa ruộng đất về tay nơng dân và tập trung phát triển kinh tế.
Đợt thí điểm cải cách ruộng đất được diễn ra từ ngày 25 tháng 12 năm
1953 tại Thái Nguyên sau đó được triển khai tại nhiều địa phương khác. Tổng
cộng từ năm 1953 đến 1956 có 8 đợt giảm tơ, được tiến hành tại 1.875 xã và
có 5 đợt cải cách ruộng đất, được tiến hành tại 3.314 xã.
Cải cách ruộng đất (1953 – 1956) do Đảng Lao động Việt Nam và
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện về cơ bản đã đưa ruộng đất
về tay người dân cày nghèo, giai cấp địa chủ và địa chủ Việt gian phản động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11

cường hào gian ác bị trừng trị, giải phóng nhân dân khỏi ách phong kiến làm
cho đời sống nhân dân phần nào được cải thiện.

Tuy gặt hái được những thắng lợi căn bản nhưng ở góc độ khác, việc
thực hiện Cải cách ruộng đất đã phạm một số sai lầm nghiêm trọng trong quá
trình thực hiện ở các cơ sở. Ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng quá khích,
mất kiểm sốt gây ra những cuộc đấu tranh giai cấp gay go và quyết liệt,
những giá trị truyền thống bị phá vỡ, ảnh hưởng xấu tới khối đại đoàn kết
tồn dân. Qua thực tiễn cho thấy, do trình độ dân trí thấp của nơng dân ở các
địa phương và tình trạng lạm quyền, đi lệch chủ trương, đường lối của Đảng
của một số cán bộ nên đã diễn ra tình trạng đấu tố địa chủ tràn lan, lợi dụng
trả thù cá nhân, sử dụng các hành vi bạo lực, đã có nhiều người bị oan sai.
Điển hình như bà Nguyễn Thị Năm, một phụ nữ giỏi làm ăn ở đất cảng Hải
Phòng. Trong thời kháng chiến bà đã từng tham gia các cấp lãnh đạo của tỉnh
Thái Nguyên và liên khu Việt Bắc. Vì giàu có và sớm được giác ngộ nên gia
đình bà trở thành nguồn cung cấp tài chính cho cách mạng. Hơn thế nữa, hai
người con của bà cũng tham gia lực lượng vũ trang ở Thủ đô. Sau những cuộc
đấu tố với đủ các loại tội ác bị áp đặt, bà bị nông dân địa phương quy tội địa
chủ gian ác “điển hình” để đưa ra “xử lí” đầu tiên, như một “thành tích” của
cải cách ruộng đất, phủ nhận tất cả những đóng góp to lớn của bà đối với cách
mạng Việt Nam. Hoặc trường hợp Phó Bảng Đặng Văn Hướng, Bộ trưởng
phụ trách Thanh – Nghệ - Tĩnh của Chính phủ bị dân chúng địa phương đấu
tố vì lý do ơng từng làm quan cho triều Nguyễn. Tình trạng mất kiểm sốt đã
khiến cho hàng trăm nghìn người bị oan sai, gây ra những hậu quả vô cùng
to lớn, nặng nề không chỉ ở hiện tại mà nó cịn để lại cho đến cả những thế
hệ sau.
Trong luật Cải cách ruộng đất có nêu “nghiêm cấm tòa án nhân dân
đặc biệt tiến hành bắt giữ và giết hại trái phép, nghiêm cấm đánh đập, tra tấn
hoặc dùng mọi thứ nhục hình khác”[74]. Trong một bài nói chuyện tổng kết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12

đợt 2, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có lời căn dặn rõ ràng thể hiện thái độ
dứt khoát của Đảng và Chính phủ trước tình trạng đang diễn ra. Rõ ràng
những hành động bắt bớ, dùng nhục hình hồn tồn khơng nằm trong chủ
trương của Đảng, đó là những hành động mang tính tự phát.
Nhận ra sai lầm, Đảng ta đã dũng cảm tự phê bình, tìm ra nguyên nhân
sai lầm và đề ra kế hoạch sửa chữa với một thái độ nghiêm túc dứt khốt,
nhanh chóng và đúng đắn trước toàn thể nhân dân. Nhờ vậy, những sai lầm đã
được sửa chữa, thành quả của cải cách ruộng đất được phát huy. Lòng tin của
nhân dân đối với Đảng và Chính phủ được khơi phục.
Tháng 11 năm 1958 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II họp Hội
nghị lần thứ 14 đưa ra Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14 về tổng kết
cải cách ruộng đất. Trong đó nói về bài học của cách mạng ruộng đất, Hội
nghị nhấn mạnh: “Phải dũng cảm thừa nhận sai lầm và kiên quyết sửa sai…”
[65]. Những bài học Hội nghị đưa ra đã góp phần nâng cao thêm một bước
trình độ lãnh đạo của Đảng ta và tǎng cường hơn nữa sự đồn kết, nhất trí
trong tồn Đảng.
Cơng cuộc cải cách ruộng đất (1953 – 1956) kết thúc với những thắng
lợi căn bản cùng với những sai lầm nghiêm trọng, để lại những bài học vô
cùng quý giá cho Đảng trong sự nghiệp xây dựng đất nước giai đoạn mới.
Chẳng có vinh quang nào khơng phải trải qua gian khổ và đắng cay, thậm
chí phải bỏ cả máu và tính mạng. Nhìn lại cải cách ruộng đất một thời, nhìn
lại hậu quả của những sai lầm chúng ta khơng khỏi xót xa, nhưng có lẽ
khơng nên nhìn mãi về những sai lầm đó mà quên đi những thành quả mà
chúng ta đã gặt hái được. Điều quan trọng là Đảng và Chính phủ đã thành
khẩn đứng lên nhận sai lầm và kiên quyết sửa sai. Những bài học rút ra từ

cải cách ruộng đất sẽ giúp cho trình độ lãnh đạo của Đảng được nâng cao,
tăng cường hơn sự đồn kết nhất trí trong tồn Đảng. Bên cạnh đó, mỗi cán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân cần tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, cùng gánh một phần trách nhiệm trong việc sửa sai để biến những đau
xót của những sai lầm thành sức mạnh để xây dựng một nước Việt Nam hịa
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
1.2. Quan điểm của Đảng về đổi mới văn học
Sau gần 20 năm công cuộc Cải cách ruộng đất kết thúc, đại thắng mùa
xuân năm 1975 đã mở ra một trang mới cho lịch sử dân tộc. Trải qua quá trình
lâu dài đấu tranh giữ nước, chống thù trong giặc ngoài, nay đất nước đã hoàn
toàn thống nhất, Đảng và nhân dân vô cùng phấn khởi, tự hào nhưng bên cạnh
đó những thay đổi trên mọi phương diện từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, tư
tưởng cùng với những di hại mà chiến tranh để lại đã đưa đến cho Đảng và
nhân dân ta những khó khăn và thách thức mới.
Đứng trước những yêu cầu và đòi hỏi của vận mệnh đất nước, Đảng ta
đã tiến hành một số kì Đại hội trong đó phải kể đến Đại hội lần thứ VI của
Đảng diễn ra từ ngày 15 đến ngày 18 /12 /1986 tại thủ đô Hà Nội với 1.129
đại biểu thay mặt gần 1.9 triệu đảng viên. Đây được coi là Đại hội mở đầu
cho công cuộc đổi mới ở nước ta. Bằng tinh thần “Nhìn thẳng vào sự thật,
đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội đã nêu ra những mặt yếu kém,
những sai lầm, cùng phân tích để đưa ra những biện pháp khắc phục. Trên cơ

sở đó, Đại hội xác định, đổi mới toàn diện, đồng bộ trên mọi lĩnh vực kinh tế,
chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa, từng bước hội nhập khu vực và thế giới.
Có thể nói, Đại hội Đảng lần thứ VI là sự kiện chính trị quan trọng,
đánh dấu bước chuyển mình to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đó
tạo điều kiện cho đất nước nỗ lực vượt qua khủng hoảng kinh tế xã hội, đáp
ứng được lòng mong mỏi của nhân dân.
Trên tinh thần đổi mới ấy, văn học cũng có những điều kiện để thay đổi
một cách thực sự. Như lời nhận định của Giáo sư Hà Minh Đức: “Đại hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14

Đảng lần thứ VI đã mở ra một thời kì mới cho đất nước. Cho sự đổi mới trong
tư duy, bao gồm cả tư duy nghệ thuật. Thái độ thẳng thắn nhìn nhận và đánh
giá đúng bản chất của các hiện tượng xã hội, tinh thần dân chủ được phát
huy trong quá trình đổi mới đã tạo nên sự thúc đẩy lớn lao cho sự phát triển
văn xuôi” [22].
Ngày 28/11/1987, Bộ chính trị ra Nghị quyết số 05-NQ/TW về “Đổi
mới nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa,
phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học, nghệ thuật và văn hóa phát triển
lên một bước mới”[71]. Nghị quyết đã khẳng định sự cần thiết đổi mới nâng
cao trình độ lãnh đạo quản lý văn hóa văn nghệ. Đảng coi trọng vai trị
nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của văn học nghệ thuật trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước:“Đảng coi trọng vai trị và vị trí chính trị, xã
hội của các hội sáng tác, bảo đảm cho các hội sáng tác, với tính chất là

những tổ chức xã hội nghề nghiệp độc lập, hoạt động dưới sự lãnh đạo của
Đảng…”[71]. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị đã tạo điều kiện cho văn học
có bước phát triển mới, để các văn nghệ sĩ thỏa sức sáng tạo. Đây được coi
là sự kiện chính trị có ý nghĩa vơ cùng quan trọng tác động trực tiếp đến quá
trình đổi mới của văn học Việt Nam.
Đặc biệt, cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với gần 100
văn nghệ sĩ vào hai ngày 6 và 7/10/1987 tại Hà Nội đã càng tiếp thêm động
lực cho các văn nghệ sĩ bắt tay vào cơng cuộc đổi mới. Cuộc gặp gỡ có sự có
mặt của những tên tuổi các nhà văn như nhà văn Nguyễn Khải, Anh Đức,
Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Trọng
nh, Ngun Ngọc, Nguyễn Kiên, Chính Hữu, Bằng Việt…Tại cuộc gặp
mặt, Tổng Bí thư đã có bài phát biểu khuyên các văn nghệ sĩ “Hãy tự cứu lấy
mình trước khi trời cứu”, nhấn mạnh vai trị đặc biệt của văn nghệ sĩ là
“Những người sản xuất, lại là những người sản xuất ra sản phẩm cao cấp
cho xã hội”; người nghệ sĩ cũng cần phải có sự sáng tạo “khơng được áp đặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15

mọi công việc như đặt con tàu chạy trên đường ray”; đồng thời cũng nêu lên
trách nhiệm của người cầm bút: “phải dũng cảm nêu ra những vấn đề của đời
sống, của xã hội.” 72].
Trong cuộc gặp gỡ này, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã mạnh dạn
tuyên bố: “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”[10].
Nhìn lại chặng đường đổi mới văn học, được sự hậu thuẫn bởi đường

lối đúng đắn, kịp thời của Đảng, trên tinh thần “cởi trói”, “sáng tạo” nền văn
học đã phát triển theo hướng tự do hơn, dân chủ hơn. Bằng sự nỗ lực, cách tân
tìm tịi khơng ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ, văn học đổi mới đã đóng góp
một khối lượng lớn tác phẩm có giá trị cho sự nghiệp văn học nước nhà đồng
thời góp phần xây dựng một nền văn hóa dân tộc vững vàng, giàu bản sắc.
1.3. Vấn đề cải cách ruộng đất trong văn học Việt Nam hiện đại
Những thành tựu văn học đổi mới đã đạt được chính là một chiến thắng
vang dội trên mặt trận dựng nước của dân tộc. Công cuộc đổi mới ấy chuyển
động một cách dữ dội trên tất cả các phương diện sáng tác. Bên cạnh cảm
hứng sử thi – một đặc trưng nổi bật của giai đoạn trước là cảm hứng nhân văn
xuất hiện, lấy con người làm trung tâm để đi tới một quan niệm tồn vẹn và
sâu sắc hơn về con người. Các bình diện về đề tài, thể loại, loại hình, thủ pháp
nghệ thuật… được các nhà văn tìm tịi, khám phá trở nên phong phú, đa dạng
hơn. Trên văn đàn xuất hiện nhiều tác giả văn học mới khiến cho đội ngũ sáng
tác trở nên đông đảo về số lượng. Chưa bao giờ khu vườn văn học Việt Nam
lại trở nên đa sắc, đa hương đến vậy.
Trên tinh thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật, văn học đã có
sự đổi mới sâu sắc trong quan niệm phản ánh hiện thực. Các nhà văn đã vượt
qua khỏi bức tường rào để đi đến sáng tác những đề tài mới tạo nên những
góc nhìn mới về thời kỳ trong và sau chiến tranh. Văn học giai đoạn trước
được nhìn nhận như là vũ khí để phục vụ cách mạng, nhà văn là người phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16


ngôn cho tư tưởng và khát vọng của cả dân tộc, “Bay theo đường dân tộc
đang bay” và “Nghĩ trong những điều Đảng nghĩ” (Chế Lan Viên). Văn học
giai đoạn này hướng tới những vấn đề có ý nghĩa lịch sử, ca ngợi vẻ đẹp của
con người, cuộc sống, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai
đất nước. Chính vì vậy, phạm vi phản ánh hiện thực khá chật hẹp, chỉ phản
ánh một chiều, máy móc, việc phản ánh những cái xấu, cái tiêu cực trong xã
hội khiến cho người cầm bút bị buộc tội bôi đen, gieo rắc hồi nghi. Văn học
đổi mới khơng xóa bỏ chức năng của văn học giai đoạn trước. Thêm vào đó,
tư duy văn học mới hình thành, văn học lúc này đi sâu vào khám phá hiện
thực, hiện thực chiến tranh, hiện thực về con người trong mối quan hệ đa
chiều phức tạp với một tư tưởng mới. Những mảng tối mà trước đây vì nhiệm
vụ phục vụ cách mạng, người cầm bút khơng có điều kiện phản ánh hoặc cố
tình lẩn trách, nay được soi thấu một cách kĩ lưỡng, để lại những suy ngẫm và
sự thức tỉnh trong lịng người đọc.
Nơng thơn là mảng đề tài rất được các nhà văn chú ý trong các thời kỳ.
Đặc biệt, văn học thời kỳ này, các tác phẩm viết về nơng thơn đã có những bước
phát triển vượt bậc thể hiện sự thay đổi về tư duy, về hiện thực. Nông thôn hiện
lên trong các tác phẩm văn học là nông thôn cả trong quá khứ và trong hiện tại,
là nơng thơn được soi chiếu trong nhiều bình diện của đời sống, nhất là những
phương diện còn khuất lấp của giai đoạn trước tạo ra những góc nhìn mới về quá
khứ, trăn trở hơn, day dứt hơn. Công cuộc cải cách ruộng đất chính là một trong
những mảng khuất lấp mà văn học trước đó mỗi khi viết về nơng thơn các nhà
văn cịn dè dặt, né tránh. Trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật,
những sai lầm của công cuộc cải cách ruộng đất đã được các nhà văn đưa ra
phanh phui, mổ xẻ đến tận cùng đưa đến cái nhìn sâu sắc hơn về đời sống nông
thôn, số phận con người trong biến cố của lịch sử dân tộc.
Mặc dù Cải cách ruộng đất là đề tài được coi là “nhạy cảm” trong văn
học thời kì trước nhưng điều đó khơng có nghĩa là văn học thời kì trước chưa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LUAN VAN CHAT LUONG download : add


17

từng xuất hiện các tác phẩm viết về đề tài này. Trên thực tế, vào năm 1957,
ngay sau thời gian cuộc cải cách diễn ra đã có một số tác phẩm đề cập đến
những phần tăm tối của biến cố động trời này như Sắp cưới của Vũ Bão. Đây
được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong văn học Việt Nam đề cập đến vấn
đề này. Ngay sau khi ra đời, tác phẩm đã gây ra cuộc tranh luận. Một bên ủng
hộ, cho rằng tác phẩm đã phản ánh một cách trung thực chính xác đời sống
nơng thơn trong cuộc đấu tranh Cải cách ruộng đất. Một bên lại cho rằng, tác
phẩm đã “Bôi nhọ hiện thực, bôi nhọ con người”. Chính vì tác phẩm này mà
đời văn của tác giả đã phải chịu nhiều gian nan. Những ngày bão táp (1957)
của tác giả Hữu Mai là tác phẩm đầu tay của ông. Tác phẩm được đánh giá là
một trong những cuốn sách quan trọng về thời kì Cải cách ruộng đất. Cũng
giống như tiểu thuyết Sắp cưới của Vũ Bão, Những ngày bão táp ra đời được
dư luận chú ý, với nhiều bài phê bình có khen, có chê. Viết về sự thật bằng
một tấm lòng hồn hậu, nhìn nhận các vấn đề một cách rõ ràng, tỉnh táo, đó có
lẽ là lí do mà sau gần 60 năm kể từ lần đầu xuất bản, tiểu thuyết Những ngày
bão táp được nhà xuất bản Trẻ tái bản và được độc giả đón nhận nồng nhiệt.
Ngồi ra cịn một số tác phẩm cũng đề cập đến vấn đề này như Ơng lão hàng
xóm của Kim Lân, Đầu sóng ngọn gió của Nguyễn Hùng…Do yếu tố thời đại
và do những hạn chế về tư tưởng nên sự xuất hiện của các tác phẩm trên bị
các nhà phê bình phê phán mạnh mẽ và do đó Cải cách ruộng đất dường như
đã trở thành đề tài cấm kỵ với các nhà văn Việt Nam bấy giờ. Phải đến năm
1986, khi công cuộc đổi mới diễn ra, đời sống văn học trở nên dân chủ hơn,
sự “cởi trói” về mặt tư tưởng đã giúp nhà văn mạnh dạn hơn trong việc đề

cập đến những vết thương đầy ám ảnh do lịch sử để lại. Những thiên đường
mù (1988) của Dương Thu Hương là tác phẩm đánh dấu sự quay trở lại của
đề tài Cải cách ruộng đất sau một thời gian dài vắng bóng. Tiếp theo đó là
hàng loạt các tác phẩm khác ra đời như Bước qua lời nguyền (1989), Lão
khổ (1992) của Tạ Duy Anh, Ác Mộng (1990) của Ngô Ngọc Bội, Bến khơng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18

chồng (1990) của Dương Hướng, Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990) của
Nguyễn Khắc Trường, Cỏ thiêng (1998) của Hồng Phi…Trong đó, tác phẩm
Bước qua lời nguyền của Tạ Duy Anh đã đưa tên tuổi của ông đến với văn
đàn Việt Nam. Bến không chồng và Mảnh đất lắm người nhiều ma là hai
tác phẩm được nhận giải thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam năm
1991. Lấy chủ đề về đời sống nông thôn thời hậu chiến, trong tác phẩm Bến
khơng chồng của mình, khơng cần phải sử dụng quá nhiều câu văn, chỉ bằng
một số chi tiết nhỏ về những cuộc đấu tố địa chủ, Dương Hướng đã cho người
đọc thấy được cái nhìn đầy đủ về những hệ lụy của Cải cách ruộng đất. Nếu
không phải là một nhà văn có tài, có tâm và có bản lĩnh thì tác phẩm của ơng
khó có thể gặt hái được thành công đến như vậy.
Gần đây nhất là sự xuất hiện của các tác phẩm: Đi tìm nhân vật (2002)
của Tạ Duy Anh được đánh giá cao về mặt nghệ thuật trong số các sáng tác
viết về Cải cách ruộng đất. Dịng sơng mía (2004) của Đào Thắng là tác
phẩm xuất sắc nhất của tác giả và cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu
viết về nông thơn thời kì đổi mới. Tác phẩm gây tiếng vang lớn trong dư luận

bởi khả năng khai thác đề tài một cách tinh tường và sáng tạo. Tác phẩm Ba
người khác của Tơ Hồi ngay từ khi mới ra mắt năm 2006 đã nhận được sự
quan tâm của độc giả và giới phê bình. Chính vì gây ra được tiếng vang lớn
nên vào tháng 12 năm 2006 Hội nhà văn Hà Nội đã có cuộc tọa đàm về tiểu
thuyết này tại trụ sở Viện văn học để giới nghiên cứu và phê bình có dịp trao
đổi với nhà văn từng có 60 năm cầm bút này.
Cải cách ruộng đất được các tác giả tái hiện qua những câu chuyện
khác nhau, với những số phận khác nhau và bằng những góc nhìn khác nhau.
Sự trở lại của của đề tài Cải cách ruộng đất là một minh chứng cho sự nỗ lực
của các nhà văn trong việc đổi mới văn học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


19

Có thể thấy rõ rằng, từ sau đổi mới các tác phẩm viết về Cải cách ruộng
đất đã có cơ hội phát triển rầm rộ hơn và ngày càng tìm được chỗ đứng trong
văn đàn Việt Nam. Các tác phẩm đã dần khẳng định được giá trị của mình
khơng chỉ ở các chi tiết hiện thực mà còn ở giá trị nghệ thuật đặc sắc của nó..
Có được như vậy phải kể đến những chủ trương và quan điểm chỉ đạo hết sức
đúng đắn của Đảng. Trên tinh thần “cởi trói”, các nhà văn có điều kiện khám
phá, soi chiếu những vùng sáng – tối của lịch sử đem đến những suy tư mới,
chiêm nghiệm mới với những chấn thương của lịch sử để từ đó nhằm rút ra
kinh nghiệm cho hiện tại và tương lai.
Tiểu kết chương 1

Ở chương này, chúng tơi đã trình bày một cách khái qt về Công cuộc
Cải cách ruộng đất 1953 – 1956 ở Việt Nam và những quan điểm của Đảng
đối với văn học, đối với đề tài Cải cách ruộng đất. Qua đó cho thấy, Cơng
cuộc Cải cách ruộng đất do Đảng Lao Động Việt Nam và Chính phủ Việt
Nam dân chủ Cộng hòa thực hiện đã đem lại những thắng lợi nhất định nhưng
ở góc độ khác nó đã phạm phải một số sai lầm khiến cho Cải cách ruộng đất
trở thành một biến cố của lịch sử. Nhìn lại cơng cuộc cải cách ruộng đất
chúng ta cần phải nhìn nhận nó một cách khách quan, khơng phủ nhận những
gì Cải cách ruộng đất đã đem lại nhưng cũng không quên những nỗi đau mà
nó để lại để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mai sau. Những vết thương
ấy bao giờ cũng là một đề tài vô cùng quan trọng trong văn học. Đặc biệt, sau
Đổi mới (1986), được sự quan tâm của Đảng, văn nghệ được “cởi trói” khỏi
những tư tưởng cũ, trong bầu khơng khí văn học dân chủ và cởi mở ấy các
nhà văn có cơ hội nhìn nhận lại và viết về Cải cách ruộng đất bằng một cách
nhìn, cách nghĩ mới. Sự nở rộ của một loạt các sáng tác về đề tài này cùng với
những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật mà nó đem lại là một minh chứng
cho sự nỗ lực của các nhà văn trên hành trình đổi mới văn học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×