Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh qua Thực hành, trải nghiệm và khám phá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.77 KB, 12 trang )

SỞ GDĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tam Điệp, ngày 26 tháng 04 năm 2021

TT

1

ĐƠN YÊU CẦU CƠNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến cấp Sở GD & ĐT Ninh Bình
Chúng tơi ghi tên dưới đây:
Họ và tên
Ngày
Nơi cơng tác Chức
Trình
Tỷ lệ (%)
tháng
vụ
độ
đóng góp
năm sinh
chun vào việc tạo
mơn
ra sáng kiến
Đỗ Thị Lâm Thanh

10/03/1981


2
3
4
5

Vũ Thị Loan
Nguyễn Thị Ngọc
Lan
Nguyễn Công
Trường
Phạm Thị Nga

18/09/1967
06/03/1979
10/02/1980
01/09/1986

Trường THPT
Nguyễn Huệ
Trường THPT
Nguyễn Huệ
Trường THPT
Nguyễn Huệ
Trường THPT
Nguyễn Huệ
Trường THPT
Nguyễn Huệ

Thạc sỹ
TTCM

PHT

Cử
nhân
Thạc sỹ
Cử
nhân
Cử
nhân

20%
20%
20%
20%
20%

I. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng.
Nhóm tác giả đề nghị công nhận sáng kiến: “ Đổi mới phương pháp dạy học
nhằm phát triển năng lực học sinh qua Thực hành, trải nghiệm và khám phá”.
Lĩnh vực áp dụng: Dạy học mơn Hóa học THPT.
II. Nội dung
1. Lý do chọn đề tài
Hóa học là một mơn khoa học thực nghiệm và lý thuyết vì vậy việc sử dụng
thí nghiệm trong giảng dạy là một phần không thể thiếu trong dạy và học mơn Hóa
học. Qua những thí nghiệm Hố học làm sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự
vật, giải thích được bản chất của các hiện tượng Hố học từ đó học sinh có được
những kiến thức, kỹ năng tổng hợp và vận dụng vào thực tế đời sống.
Theo các nghiên cứu về phương pháp dạy học thì thí nghiệm thực hành trong
trường THPT là cơ sở của việc học Hóa học; vừa để kiểm chứng lý thuyết vừa để
rèn luyện kỹ năng thực hành.

Thơng qua thí nghiệm, HS nắm kiến thức một cách hứng thú, vững chắc và
sâu sắc hơn.
Đối với các học sinh mới bắt đầu tiếp cận với mơn Hố học, các em thường
nghe:
Là hố học nghĩa là chai với lọ
Là bình to bình nhỏ... đủ thứ bình
Là ống dài , ống ngắn xếp linh tinh
Là kẹp gỗ, bình cầu, phễu chiết.
1


*
Là Hoá học nghĩa là làm phản ứng
Cho bay hơi , ngưng tụ , thăng hoa
Nào là đun , gạn, lọc , trung hồ
Chất chỉ thị mn vàn biến ảo!
*
Nhưng chắc hẳn trong quá trình học tập các em sẽ thấy Hố học thật gần như
bát cơm mẹ nấu khơng chỉ dẻo thơm mà nhai kĩ sẽ có vị ngọt; Hoá học cũng hiện hữu
bên ánh lửa ấm áp đêm đông nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ nếu sưởi than trong phịng kín

Như vậy, kiến thức của bộ mơn Hố học không chỉ ở trong sách vở mà thường
xuyên được vận dụng trong cuộc sống. Với quan điểm “Lý thuyết phải gắn liền với
thực tiễn - Học phải đi đôi với hành” Bộ GD và ĐT đã đổi mới từ việc học đến thi cử:
năm 2006 trong chương trình Hố học phổ thông đã bổ sung 5-6 tiết thực hành/khối
lớp. Và từ năm 2014 đến nay, trong đề thi Đại học bắt đầu xuất hiện các câu hỏi về
thực hành thí nghiệm, câu hỏi liên hệ thực tế:
Ví dụ:

2



Câu 75. Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử
saccarozơ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng(II) oxit, sau đó
cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng(II) oxit
để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bơng có rắc một ít bột CuSO4 khan vào phần trên
của ống nghiệm số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
Bước 2: Lắp ống nghiệm 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch
Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào
phần có hỗn hợp phản ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong ống nghiệm.
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng.
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(d) Thí nghiệm trên cịn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân
tử saccarozơ.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ổng số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khi
ra khỏi dung dịch trong ống số 2.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Chúng tơi nhận thấy các câu hỏi đó ngày càng u cầu cao hơn, về cả kiến thức
và kỹ năng thực hành nhưng nguồn tài liệu tham khảo về nội dung này cịn rất ít.
Vì vậy, Nhóm Hố học chúng tơi đã thống nhất:
Thứ nhất: Trong quá trình giảng dạy, để học sinh có được kiến thức và kỹ
năng thực hành, chúng tôi hướng dẫn và để các em làm các thí nghiệm đảm bảo an

tồn, với các thí nghiệm khó hoặc độc hại mà trang thiết bị của nhà trường chưa đáp
ứng được thì các em sẽ được xem clip lồng ghép vào trong tiết học. Ngồi ra, giáo
viên cịn hướng dẫn các em làm thí nghiệm tại nhà và tham gia các hoạt động trải
nghiệm để tạo hứng thú và niềm đam mê khám phá của học sinh.
Thứ hai: Sư tầm và biên soạn các câu hỏi về thực hành thí nghiệm thành một
chun đề ơn thi tốt nghiệp THPT để giảng dạy- kiểm tra - đánh giá học sinh thông
qua các hoạt động dạy và học và thực hiện Chuyên đề của nhóm Hóa học trong năm
học 2020 - 2021 “ Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực học
sinh qua Thực hành, trải nghiệm và khám phá”.
2. Giải pháp cũ thường làm
3


Phương pháp daỵ học thực hành là phương pháp giảng dạy trên cơ sở sự quan sát
giáo viên làm mẫu và học sinh làm thí nghiệm thực hành theo nhóm, các thí nghiệm có
trong chương trình sách giáo khoa Hóa học THPT. Từ đó hình thành các kỹ năng thực
hành, củng cố kiến thức, xây dựng phẩm chất, tác phong và phát triển năng lực tư duy
để có khả năng xử lí các tình huống trong thực tế cuộc sống.
Thơng thường mơṭ q trình dạy học thực hành trải qua 3 giai đoaṇ :
- Giai đoạn chuẩn bị: học sinh chuẩn bị bản tường trình thí nghiệm trước tiết học
thực hành.
- Giai đoaṇ thực hiện: Chia lớp học thành 6 nhóm, giáo viên làm mẫu các thí
nghiệm, sau đó học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm (có những thí nghiệm học
sinh phải nghiên cứu lắp bộ dụng cụ thí nghiệm theo hướng dẫn ở sách giáo khoa).
- Giai đoạn hồn thành bản tường trình thí nghiệm: dựa vào những hiện tượng quan
sát được khi tiến hành thí nghiệm, sự trao đổi thống nhất trong nhóm cùng với hướng
dẫn của giáo viên, học sinh bổ sung đầy đủ thông tin vào các cột mục của bản tường
trình thí nghiệm.
Các năng lực thành phần giáo viên cần trang bị cho học sinh khi các em học bộ
mơn hóa học và thực hiện các bài thực hành thí nghiệm trong chương trình Hóa học

THPT:
* Sử dụng TN an tồn, chính xác
1. Hiểu và thực hiện đúng nội quy, quy tắc an toàn phòng TN.
2. Biết cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, hóa chất trong phịng TN.
* Tiến hành TN
3. Nhận dạng và lựa chọn được dụng cụ, hóa chất cần thiết để làm TN.
4. Lắp các bộ dụng cụ cần thiết cho từng TN, hiểu được tác dụng của từng bộ
phận, biết phân tích sự đúng sai trong cách lắp dụng cụ TN.
5. Sử dụng thành thạo các dụng cụ, hóa chất TN có trong chương trình Hóa học
THPT.
6. Tiến hành TN an tồn, đúng quy trình, thành cơng.
* Quan sát, mô tả các hiện tượng TN và rút ra kết luận
7. Biết cách quan sát, nhận ra được các hiện tượng TN.
8. Mơ tả chính xác các hiện tượng TN, rút ra được kết luận.
* Xử lý thông tin liên quan đến TN
9. Biết vận dụng nội dung lý thuyết giải thích các hiện tượng TN.
10. Biết vận dụng nội dung lý thuyết giải thích một số tình huống xảy ra trong
cuộc sống.
Ưu, nhược điểm của giải pháp cũ
* Ưu điểm:
- Tổ chức dạy học
Giới hạn trong một phòng học với số lượng học sinh không quá 42 người/ 1 lớp
giúp giáo viên dễ bao quát, điều hành lớp học. Giáo viên có thể truyền đạt một khối
lượng kiến thức khá lớn trong một tiết học. Giáo viên chủ động khơng gặp nhiều khó
khăn đối với những vấn đề phát sinh trên lớp. Học sinh tiếp thu được nhiều kiến thức.
4


- Thời gian dạy học
Thời gian theo quy định là 45 phút trong một tiết, do đó giáo viên là người hoàn

toàn chủ động về thời gian và nội dung giảng dạy; Giảm bớt những khó khăn, thời
gian cho giáo viên trong việc chuẩn bị. Các nhà trường dễ dàng chủ động trong việc
xây dựng kế hoạch dạy học.
- Phương tiện, thiết bị và đồ dùng dạy học:
Giáo viên có thể chủ động sử dụng nguồn tài nguyên đa dạng phong phú qua
sách tham khảo, các kênh truyền hình, internet vào việc dạy tiết học thực hành.
- Kinh phí:
Nguồn kinh phí đầu tư cho việc mua sắm các phương tiện, trang thiết bị dạy
học, đồ dùng thí nghiệm ngày càng tăng, cơ sở vật chất của các trường ngày càng được
đổi mới, hiện đại hóa, đảm bảo cho q trình dạy học tốt hơn.
- Đội ngũ giáo viên và học sinh :
Đa số các trường THPT có đội ngũ giáo viên Hóa học giàu kinh nghiệm, nhiệt
tình với cơng tác giảng dạy, có nhiều giáo viên trẻ, sáng tạo trong công việc nên dễ
dàng đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu giáo dục.
Học sinh năng động dễ tiếp nhận kiến thức, kỹ năng được trang bị từ phía giáo
viên.
b. Nhược điểm
- Mục tiêu dạy học
Lấy mục tiêu học để thi, học để hiểu làm trọng chưa chú trọng việc vận dụng kiến
thức lí thuyết vào thực tiễn và phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh.
- Nội dung dạy học
Quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dễ bị thiếu tính cập
nhật.
- Phương pháp dạy học
+ Người học có phần “thụ động”, ít phản biện.
+ Người học khó có điều kiện tìm tịi bởi kiến thức đã được có sẵn trong sách.
+ Giáo viên chưa sử dụng được nhiều phương pháp dạy học tích cực, các
phương pháp dạy học thường được sử dụng trong tiết học thực hành là: phương pháp
vấn đáp, phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy học nhóm...
- Mơi trường học tập

Bó hẹp trong phạm vi lớp học.
- Kiểm tra - đánh giá
+ Chưa quan tâm đầy đủ tới khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và quá
trình học.
+ Người dạy được toàn quyền trong đánh giá.
- Sản phẩm giáo dục
+ Ít chú ý đến khả năng ứng dụng nên sản phẩm giáo dục là những con người
ít năng động, sáng tạo. Chưa phát huy được năng lực phẩm chất cho người học cũng
như định hướng nghề nghiệp.

5


Tóm lại, trong q trình thực hiện chúng tơi thấy học sinh khá hứng thú với các
tiết học thực hành thí nghiệm, các em có chuẩn bị trước bản tường trình thí nghiệm và
rất hiếu kì trước các hiện tượng thí nghiệm được thầy cơ và bạn bè làm mẫu. Tuy
nhiên khơng phải học sinh nào cũng tự giác, có em vẫn chép bài của bạn hoặc chuẩn bị
một cách thụ động. Đa số học sinh chỉ có mục tiêu học để thi chứ chưa thấy được vai
trò của các kỹ năng thực hành thí nghiệm cũng như việc vận dụng kiến thức lý thuyết
vào thực tế cuộc sống
2. Giải pháp mới cải tiến
2.1 Bản chất của giải pháp mới:
Chúng tôi vừa trang bị cho học sinh lý thuyết, các kiến thức và kỹ năng thực
hành vừa hướng dẫn học sinh quan sát các hiện tượng Học xảy ra trong cuộc sống. Từ
đó, có thể khai thác các thí nghiệm học sinh đã từng trải nghiệm trong thực tiễn và liên
hệ với kiến thức đang học. Ví dụ hiện tượng xảy ra khi vắt chanh vào nước rau muống
đỏ? Tại sao khi bị ong đốt thường bôi vôi? Hiện tượng xảy ra với các ấm nước hoặc
phích nước để lâu? Cách khử mùi tanh của cá,...
Ngồi các thí nghiệm học sinh đã từng trải nghiệm, giáo viên có thể giao các thí
nghiệm liên quan đến đời sống về nhà cho các nhóm tiến hành để củng cố lí thuyết. Ví

dụ: học sinh có thể tự làm rượu cái, làm giấm ăn, làm tinh dầu hoa hồng, tinh dầu
bưởi, dầu dừa…Các thí nghiệm này sẽ làm các em thích thú vì được sử dụng các sản
phẩm sạch do chính tay mình làm, từ đó củng cố thêm niềm say mê khoa học cho các
em.
Với kiến thức và kỹ năng học sinh có được trong q trình học tập tại trường
THPT Nguyễn Huệ, thày và trị chúng tơi đã xây dựng một chuyên đề với mục tiêu
khai thác nội dung về Thực hành thí nghiệm thơng qua một cuộc thi có tên “Thực
hành, trải nghiệm và khám phá”; trong đó học sinh được học tập, củng cố kiến thức,
trải nghiệm, kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động sôi nổi, hào hứng và mang lại
hiệu qủa học tập tốt.
Quá trình xây dựng và hoàn thiện chuyên đề được tiến hành như sau:
Hoạt động 1: Các thày cô giáo thảo luận, thống nhất nội dung của chuyên đề,
phân công nhiệm vụ, biên soạn và sưu tầm các câu hỏi về thực hành thí nghiệm trong
chương trình Hóa học THPT (lớp 10, 11, 12) và phân loại câu hỏi theo các mức độ.
Hoạt động 2: Học sinh tích luỹ kiến thức thơng qua hoạt động học tập trên lớp,
trong phịng thí nghiệm, các hoạt động trải nghiệm và quan sát các hiện tượng hoá học
xảy ra trong cuộc sống
Hoạt động 3: Chia 3 nhóm học sinh, viết kịch cho phần 2, chọn thí nghiệm phù
hợp cho phần 2 “Du ngoạn”. Tập hợp các nhóm, chạy thử chương trình.
Hoạt động 4: Đánh giá về kiến thức, kỹ năng và khả năng giải quyết các tình
huống trong học tập, trong cuộc sống có liên quan đến thực hành thí nghiệm của học
sinh thơng qua Hội thi “Thực hành, trải nghiệm và khám phá”.
(Phụ lục 1.1, 1.2, 2)
3.2. Tính mới và tính sáng tạo của giải pháp:

6


Việc thay đổi phương pháp dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động chuyên
đề đáp ứng được mục tiêu đổi mới của giáo dục chuyển từ việc dạy học trang bị kiến

thức kỹ năng sang dạy học nhằm phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh và định
hướng nghề nghiệp. Giúp học sinh đi từ lý thuyết sang thực tiễn và từ thực tiễn lại
quay trở lại học lý thuyết một cách hiệu quả nhất.
Trong chuyên đề này, chúng tôi đã áp dụng những phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh như sau:
Phương pháp dạy học nhóm
Đây là một trong số phương pháp dạy học tích cực được đánh giá cao hiện nay,
bởi nếu giáo viên có thể tổ chức tốt sẽ góp phần thúc đẩy giúp các em học sinh phát
huy tính tích cực của bản thân. Đồng thời phát triển khả năng làm việc nhóm, trách
nhiệm và khả năng giao tiếp của các em.
Chúng tơi chọn 3 nhóm học sinh, mỗi nhóm có 6 em thuộc các lớp 10A, 11A,
12A, các em bầu trưởng nhóm, thư ký nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng thành
viên (phụ trách màn chào hỏi, ôn tập tổng hợp kiến thức thực hành thí nghiệm, làm thí
nghiệm, vẽ các hình vẽ mơ phỏng thí nghiệm có trong chương trình Hóa học THPT,
rèn luyện các thao tác và kỹ năng tiến hành thí nghiệm).
Phương pháp giải quyết vấn đề
Nằm trong số các phương pháp dạy học mới nhằm kích thích tính tự lực và chủ
động giải quyết vấn đề của học sinh. Với phương pháp này, giáo viên sẽ đưa ra các vấn
đề nhận thức mà ở đó có sự mâu thuẫn giữa những cái đã biết và chưa biết, và hướng
học sinh tìm cách giải quyết.
Chúng tơi đưa ra nhiều tình huống trong học tập và trong thực tế để học sinh
giải quyết dựa vào những kiến thức Học học mà các đã biết (ví dụ tại sao khi nhai cơm
kỹ sẽ có vị ngọt, tại sao bơi vơi vào vết kiến đốt thấy đỡ đau …).
Phương pháp đóng vai
Nếu nhắc đến một số phương pháp dạy học tích cực thiên về thực hành, thì
phương pháp đóng vai ln được nhiều giáo viên áp dụng. Khi sử dụng phương pháp
đóng vai, giáo viên sẽ để học sinh thực hành, diễn thử một số cách ứng xử liên quan
đến một tình huống nào đó. Tuy nhiên việc diễn thử chỉ là một phần, điều quan trọng
nhất vẫn là thảo luận của học sinh sau khi thực hành thử.
Chúng tôi áp dụng phương pháp đóng vai cho phần 2 “Du ngoạn” thơng qua

một vở kịch, học sinh dẫn dắt người dự vào một câu chuyện cổ tích gắn với 3 thí
nghiệm, vở kịch kết thúc các em sẽ là người giải thích hiện tượng thí nghiệm, đồng
thời các nhóm cịn lại đặt các câu hỏi có liên quan cho nhóm làm thí nghiệm đó.
Phương pháp trò chơi
Là phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ tổ chức cho các em học sinh tìm hiểu
về một vấn đề nào đó thơng qua chơi trị chơi. Và phương pháp này thuộc danh
sách các phương pháp dạy học mới giúp tăng sự kích thích, hứng thú tìm hiểu vấn đề
của học sinh.

7


Chúng tơi đã tiến hành chun đề theo hình thức Hội thi Hóa học, xây dựng
theo Cuộc thi “Đường lên đỉnh Olimpia” có cải tiến cho phù hợp với nội dung về thực
hành thí nghiệm.
Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án)
Là phương pháp dạy học mà học sinh cần phải thực hiện một nhiệm vụ học tập
gắn liền với thực tiễn và có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Nhiệm vụ học tập
này đòi hỏi người học có tính tự lực cao, khi phải đảm nhiệm mọi công đoạn gồm lập
kế hoạch, thực hiện dự án và đánh giá kết quả của dự án. Phương pháp này được dạy
theo hình thức chia nhóm.
Chúng tơi áp dụng phương pháp dạy học theo dự án vào phần 2 “Du ngoạn”,
mỗi nhóm học sinh tìm thí nghiệm biểu diễn đảm bảo an toàn, củng cố được kiến thức
lý thuyết, hiện tượng đẹp mắt. Các em phải giải thích được thí nghiệm đó và nắm vững
được mọi thao tác, kỹ năng đến thí nghiệm để trả lời được các câu hỏi của đội bạn. Và
điều khó nhất là các nhóm chọn thí nghiệm sao cho có thể xâu chuỗi lại để viết thành
một vở kịch.
Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp và kỹ thuật:
Phương pháp Bàn tay nặn bột
Kỹ thuật “Tia chớp”

Kỹ thuật “Công não” …
Qua việc triển khai các nội dung của sáng kiến trong năm học 2020 – 2021 vào
quá trình dạy học chúng tôi nhận thấy
- Ý nghĩa khoa học: Sáng kiến phát huy được tính sáng tạo và khả năng tiếp
nhận kiến thức trong quá trình dạy và học.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Cho học sinh thấy vai trị của thí nghiệm thực hành trong bộ mơn Hố học,
khơng những dùng thực hành để kiểm chứng lý thuyết mà học sinh còn dần biết cách
xử lí tình huống trong thực tế.
+ Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số bài tập về thực hành thí
nghiệm trong các đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi khảo sát năng lực của các trường Đại
học.
+ Giáo dục cho học sinh ý thức và thái độ tích cực trong cơng việc. Rèn luyện
kĩ năng hoạt động tập thể.
2.2.2. Đối tượng dạy học
Học sinh lớp 10A, 11A, 12A trường THPT Nguyễn Huệ, thành phố Tam Điệp,
tỉnh Ninh Bình:
Số lượng: 23 học sinh (10A : 3 học sinh; 11A: 10 học sinh; 12A: 8 học sinh;
12D: 2 học sinh) và 20 học sinh là khán giả của cuộc thi.
2.2.3. Tổ chức các hoạt động học tập
Tiến hành theo kịch bản cuộc thi lấy ý tưởng từ chương trình ” Đường lên đỉnh
Olimpia (Phụ lục 1, 2).
2.2.4. Tổ chức kiểm tra đánh giá.
Phương thức đánh giá: Cuộc thi gồm 4 phần:
8


Phần 1: Cất cánh:
- Ba đội lần lượt trả lời.
- Mỗi đội có một gói câu hỏi, thời gian trả lời 1p30s

- Mỗi câu trả lời đúng ghi được 5 điểm.
Phần 2: Du ngoạn:
- Biểu diễn thí nghiệm theo mạch câu chuyện (diễn kịch).
- Các nhóm nêu hiện tượng và giải thích các thí nghiệm.
- Các đội đặt câu hỏi xung quanh thí nghiệm mà nhóm bạn biểu diễn.
- Tiêu chí chấm điểm
+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ, hóa chất: 10 điểm
+ Tiến hành thí nghiệm an tồn, đúng quy trình, thành cơng: 20 điểm
+ Mơ tả chính xác các hiện tượng, rút ra được kết luận: 20 điểm
+ Trả lời câu hỏi phụ: 10 điểm
→ Tổng: 60 điểm
Phần 3: Chinh phục:
- Ban tổ chức sẽ đưa ra một hình vẽ mơ phỏng một thí nghiệm hố học bất kỳ.
- Các đội chơi sẽ thảo luận và trả lời 4 câu hỏi liên quan đến hình vẽ do ban tổ chức
đưa ra vào bảng phụ trong thời gian 3p, mỗi câu trị giá 15 điểm.
→ Tổng: 60 điểm
Phần 4: Về dích:
- Mỗi đội phải trả lời một gói câu hỏi bao gồm 5 câu, trong đó gồm một câu trị giá 10
điểm và 1 câu trị giá 20 điểm (tổng 60 điểm).
- Các đội có quyền được đặt một ngôi sao hy vọng trước một câu hỏi tuỳ ý.
- Thứ tự thi dựa theo thứ tự điểm tính đến hết phần thi trước.
Ngoài hoạt động của chuyên đề, chúng tơi cũng có các bài kiểm tra thường
xun về thực hành thí nghiệm sau mỗi học kỳ cho từng khối lớp và đánh giá, rút kinh
nghiệm cho học sinh (Phụ lục 4).
3. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được.
a. Hiệu quả kinh tế.
Với việc hoàn thành sáng kiến chúng tôi đã sử dụng một số tài liệu như đã liệt
kê ở trang 11 của đơn đề nghị, ngồi ra cịn từ các nguồn thơng tin khác. Như vậy nếu
đồng nghiệp có thể sử dụng SK này để làm tài liệu giảng dạy thì sẽ tiết kiệm được
khoản tiền mà chúng tôi đã dùng để mua các tài liệu đó.

Hoạt động thực hành cùng với các hoạt động trải nghiệm nếu được thực hiện
thường xuyên sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học. Giúp học sinh thấy rõ
khoa học không xa dời thực tiễn mà gắn liền với đời sống của con người. Giúp học
sinh phát triển các năng lực phẩm chất cần có trong chương trình giáo dục phổ thơng
mới
- Học sinh có cơ hội phát triển ý tưởng cải tiến kỹ thuật trong đời sống hàng
ngày để tăng năng suất lao động đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Giúp thời gian ôn luyện phát huy hiệu quả tốt hơn.
b. Hiệu quả xã hội.
9


Thơng qua việc học mơn Hóa học, học sinh được trang bị các kiến thức và kỹ
năng thực hành thí nghiệm có thể áp dụng trong cuộc sống, ví dụ không nên uống sữa
cùng với nước cam, trồng cây xanh để bảo vệ mơi trường, khơng nên sưởi than trong
phịng kín, khơng dùng khí cacbonic để dập tắt đám cháy có Al, Mg ... Đồng thời học
sinh cũng biết nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, mưa axit, hiệu ứng nhà kính, lỗ
hổng tầng ozơn ... chắc chắn các em sẽ biết cách bảo vệ sức khỏe bản thân và những
người xung quanh, bảo vệ mơi trường và sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng. Đó
là món vơ giá mà thầy cơ và bộ mơn Hóa học đã mang lại cho các em không chỉ hiệu
quả xã hội mà cả hiệu quả kinh tế!
4. Điều kiện và khả năng áp dụng.
Điều kiện để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này:
Trang thiết bị dạy học
Đảm bảo trang thiết bị dạy học ở mức độ tối thiểu phục vụ công tác dạy và học
(máy tính, máy chiếu, máy quay...). Các trường có phịng thực hành bộ mơn Hóa học,
có đủ hóa chất – dụng cụ theo chương trình Hóa học THPT cơ bản và thường xuyên
tiến hành thí nghiệm, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm (tại trường, tại nhà).
Các trang thiết bị đắt tiền sẽ được bố trí để dùng chung. Tuy nhiên, cần phải
đảm bảo về nguyên tắc sử dụng, bảo quản theo từng hoàn cảnh cụ thể nhằm giúp học

sinh và giáo viên có thể sử dụng ở mức tối đa.
Đối với giáo viên
Giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy phải là những người nắm vững về kiến
thức chun mơn, có kỹ năng sư phạm, khéo léo trong cách ứng xử, sử dụng thành
thạo công nghệ thông tin để ứng dụng vào việc giảng dạy, biết cách định hướng học
sinh theo đúng mục tiêu giáo dục đã đề ra. Tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo được sự
tự do nhận thức của học sinh.
Đối với học sinh
Học sinh phải dần xây dựng các phẩm chất và khả năng thích nghi với phương
pháp dạy học mới như xác định được mục tiêu của việc học, tạo tính tự giác học tập,
có trách nhiệm với việc học của mình và việc học chung của cả lớp, tự giác học tập ở
bất kì hồn cảnh hay điều kiện nào...
Khả năng áp dụng: có thể dạy cho tất cả các lớp 10, 11, 12; đặc biệt là các lớp
học sinh định hướng ôn khối. Học sinh thường hứng thú với các nội dung kiến thức
gắn với thực tiễn cuộc sống vì sẽ khiến các em thấy các môn học không khô khan, xa
vời mà thú vị đáng trải nghiệm để các em hiểu rõ về bản thân, về tự nhiên, về xã hội
xung quanh mình.
Danh sách những người đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu:
TT

Họ và tên

Ngày
tháng năm
sinh

Nơi cơng
tác

Chức

vụ

Trình
độ
chun
mơn

1

Đỗ Thị Lâm
Thanh

10/03/1981

Trường
THPT
Nguyễn Huệ

TTCM

Thạc
sỹ

10

Nội dung công
việc hỗ trợ
Chuẩn bị tài liệu,
nội dung, lên kế
hoạch và tổ chức



2

Vũ Thị Loan
18/09/1967

3

4

5

Trường
THPT
Nguyễn Huệ
Trường
THPT
Nguyễn Huệ

PHT

Nguyễn Thị
Ngọc Lan

06/03/1979

Nguyễn Công
Trường


10/02/1980

Trường
THPT
Nguyễn Huệ

Giáo
viên

01/09/1986

Trường
THPT
Nguyễn Huệ

Giáo
viên

Phạm Thị Nga

Giáo
viên

Cử
nhân
Thạc
sỹ
Cử
nhân
Cử

nhân

các hoạt động cho
học sinh
Chỉ đạo và đóng
góp ý kiến cho
chuyên đề
Chuẩn bị tài liệu,
nội dung và thí
nghiệm phần du
ngoạn
Chuẩn bị tài liệu,
xây dựng và hoàn
thiện phần khởi
động và chinh
phục
Chuẩn bị tài liệu,
nội dung về đích

Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO
Tam Điệp, ngày 26 tháng 04 năm 2021
ĐƠN VỊ CƠ SỞ
Người nộp đơn

Đỗ Thị Lâm Thanh

Vũ Thị Loan


Nguyễn Thị Ngọc Lan

Nguyễn Công Trường

Phạm Thị Nga
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
11


1. SGK, Sách bài tập, sách giáo viên mơn Hóa học 10, 11, 12 - NXB Giáo dục
2. Giáo trình tài liệu giáo khoa chuyên Hóa học Trung học phổ thông - NXB Giáo dục
3. Penbook – Luyện đề thi tốt nghiệp THPT mơn Hóa học - NXB ĐHQG Hà Nội.
4. Bộ đề ơn Luyện thi Trắc nghiệm mơn Hóa học – Lê Phạm Thành- NXB ĐHQG Hà
Nội.
5. Bộ đề thi tốt nghiệp THPTQG 2020 của các trường trên cả nước.
6. Chinh phục câu hỏi lý thuyết Hóa Học theo chủ đề - Nguyễn Xuân Trường - NXB
ĐHQG Hà Nội.
7. Các địa chỉ website:

12



×