Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo biến động đất đai Đồng Trúc Thạch Thất Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.97 KB, 11 trang )

UBND HUYỆN THẠCH THẤT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

UBND XÃ ĐỒNG TRÚC

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Trúc, ngày tháng

năm 2015

BÁO CÁO

THUYẾT MINH BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
(Xã Đồng Trúc, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội)
1. CĂN CỨ PHÁP LÝ, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
a. Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính
phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
- Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính
phủ về việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư 42/2014/TT-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về Ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật thống kê, kiểm
kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Kế hoạch số 02/KH-BTNMT, ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg, ngày 01/8/2014 của Thủ


tướng Chính phủ;
- Văn bản số 1592/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 18 tháng 11 năm 2014
của Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn thực hiện kiểm kê đất đai, lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014;
- Văn bản số 546/TCQLĐĐ-CKSQLSDĐĐ ngày 20 tháng 4 năm 2015
của Tổng cục quản lý đất đai về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung và
1


cung cấp phần mềm kiểm kê đất đai năm 2014;
- Quyết định số 9033/QĐ-BCĐ ngày 26 tháng 12 năm 2014 về việc kiện
tồn tổ cơng tác giúp việc Ban chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất năm 2014 trên địa bàn huyện Thạch Thất;
- Quyết định số 7677/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2014 về việc
thành lập ban chỉ đạo kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2014 trên địa bàn huyện Thạch Thất;
- Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2014 của UBND
huyện về việc kiểm tra, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 trên địa bàn
huyện Thạch Thất.
b. Mục đích
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất của xã tính đến ngày 31 tháng 12 năm
2014 và làm cơ sở để đánh giá tình hình quản lý đất đai trong 5 năm qua, đề
xuất, chính sách, biện pháp để sử dụng đất đạt hiệu quả.
- Cung cấp thông tin, số liệu, tài liệu làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Làm cơ sở đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.
- Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ
nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo và các nhu cầu khác của Nhà
nước và xã hội.

c. Yêu cầu
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải đảm bảo phản ánh đúng hiện trạng
sử dụng đất tại thời điểm báo cáo và có đầy đủ cơ sở pháp lý.
- Thể hiện chính xác, khách quan đến từng khoanh đất, từng đối tuợng sử
dụng đất theo hiện trạng sử dụng trên thực tế và theo kết quả kiểm kê.
- Bản đồ phải được biên tập theo đúng quy phạm của Bộ Tài nguyên và
môi trường.

2


2. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
a. Vị trí địa lý, kinh tế
Xã Đồng Trúc là một xã vùng bán sơn địa nằm ở phía tây nam huyện
Thạch Thất, tổng diện tích tự nhiên tồn xã là 663,75 ha, điều kiện giao lưu với
các trung tâm kinh tế – chính trị rất thuận lợi.
Xã có ranh giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp xã Cần Kiệm.
- Phía Đơng giáp xã Ngọc Liệp và xã Tuyết Nghĩa thuộc huyện Quốc Oai.
- Phía Nam giáp xã Phú Cát thuộc huyện Quốc Oai.
- Phía Tây giáp xã Hạ Bằng và khu cơng nghiệp Phú Cát.
b. Địa hình
Xã Đồng Trúc nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi Hịa Bình và
đồng Bằng sơng Hồng, có địa hình đồi gò xen kẽ các rộc trũng, thấp dần từ bắc
xuống Nam. Địa hình của xã mang nét đặc trưng của nông thôn vùng trung du
Bắc Bộ: Khu vực dân cư tương đối tập trung. Dạng địa hình này cho phép phát
triển nông nghiệp và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng khá thuận lợi.
c. Khí hậu thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hình thành 2 mùa khá rõ rệt:
mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10) nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đơng (từ tháng 11

đến tháng 3 năm sau) khơ, lạnh, ít mưa. Có các đặc trưng khí hậu chính như sau:
- Nhiệt độ khơng khí: bình qn năm là 24oC, trong năm nhiệt độ thấp
nhất trung bình 8-9oC (vào tháng 1). Nhiệt độ cao nhất trung bình là 35-39 oC
(vào tháng 7).
- Số giờ nắng trong năm trung bình trong năm là 1600 -1750 giờ.
- Lượng mưa và bốc hơi:
+ Lượng mưa bình quân năm là 1650 - 1850 mm, phân bố trong năm
không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ đầu tháng 11 đến
tháng 3 năm sau, những tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và
tháng 2.
+ Lượng bốc hơi: bình quân năm là 850 -900 mm, bằng 50% so với lượng
3


mưa trung bình năm, mùa nắng nóng khoảng 1000 mm, mùa khô là 75 – 80 mm.
+ Độ ẩm không khí: độ ẩm khơng khí trung bình năm là 84%. Độ ẩm
khơng khí thấp nhất trong năm là các tháng 11, tháng 12, tuy nhiên chênh lệch
về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm khơng lớn.
+ Gió: hướng gió thịnh hành về mùa khơ là gió mùa Đơng Bắc từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau. Còn lại các tháng trong năm chủ yếu là gió Nam, gió
Đơng Nam và gió Tây Nam.
d. Tài nguyên nước
Nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu được
cung cấp qua hệ thống kênh mương thủy nơng. Ngồi ra còn một số ao hồ nằm
rải rác trong xã, kết hợp chứa nước phục vụ sản xuất nông nghiệp với ni trồng
thuỷ sản.
Hiện nay chưa có số liệu thống kê, đánh giá về nguồn nước ngầm, nhưng
qua khảo sát một số hộ trong khu vực xã cho thấy nước ngầm khá khó khăn,
nhân dân phải đào giếng sâu 8 - 10 m mới có nước.
e. Dân số và phân bố dân cư

Dân số tồn xã tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 có 6,901 người
(3,326 nam và 3,575 nữ). Mật độ dân số trung bình (1,039 người/km 2). Tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên bình quân 5 năm gần đây là 1,23%/năm. Tăng dân số cơ
học khoảng 0,65 %/năm. Tổng cộng, tỷ lệ tăng dân số hàng năm 1,78%.
Dân cư phân bố tập trung chủ yếu theo làng cổ từ xưa. Người dân lao
động cần cù, trình độ thâm canh nơng nghiệp khá cao và có khả năng tiếp cận
với cơ chế thị trường.
f. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Trên địa bàn xã Đồng Trúc có tuyến đường Đại lộ Thăng Long chạy qua,
đường giao thông trong khu dân cư được nối liền với hệ thống quốc lộ và tỉnh
lộ. Tuyến đường liên xã được trải nhựa rất thuận tiện cho sinh hoạt và giao lưu
hàng hóa.
Hệ thống điện đã được nâng cấp cải tạo, hệ thống đường dây hạ thế kéo
đến tất cả các thôn, 100% hộ gia đình có điện, chất lượng phục vụ tốt.
4


Hệ thống thuỷ lợi tưới và tiêu chủ yếu thông qua các trạm bơm và kênh
các cấp, đảm bảo tưới tiêu chủ động trên 70% diện tích.
3. THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Điều tra khoanh vẽ bổ sung: tháng 3 năm 2015
- Lập bản đồ khoanh đất: tháng 4 năm 2015
- Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất: tháng 5 năm 2015
4. NGUỒN TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ ÁP DỤNG
a. Nguồn tài liệu sử dụng
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 khu dân cư được đo từ năm 2001 trên hệ
toạ độ HN-72;
- Bản đồ giải thửa khu vực ngoài đồng;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010;
- Bản đồ địa giới hành chính 364;

- Các trích lục, trích đo ....
b. Phương pháp, cơng nghệ áp dụng
Từ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 khu dân cư của xã, và bản đồ hiện trạng
sử dụng đất năm 2010 kết hợp với điều tra khoanh vẽ bổ sung và các số liệu tại
xã, huyện (biểu kiểm kê năm 2010, biểu thống kê hàng năm, các số liệu giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, số liệu quy hoạch, các sổ mục kê,
sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, số liệu trích lục trích đo kiểm kê đất tổ
chức theo chỉ thị 31/CT-TTg) phân tích, đưa ra các số liệu theo đúng văn bản
quy phạm, và quy định kiểm kê năm 2015 để tiến hành thành bản đồ khoanh đất.
Sau khi có bản đồ khoanh đất, đơn vị tiến hành tổng quát hoá để thành lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất.
Đơn vị đã áp dụng công nghệ tin học trong quá trình thành lập bản đồ
hiện trạng.
Phương pháp lâp bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được thực hiện
theo qui định tại điều 20 Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT như sau:
* Cơ sở toán học của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên mặt phẳng chiếu
5


hình, múi chiếu 30 có hệ số điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k o = 0,9999.
Kinh tuyến trục 105000';
- Khung bản đồ hiện trạng sử dụng đất được trình bày như sau:
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập ở tỷ lệ 1:5000; Biểu thị
lưới kilơmét, với kích thước ơ vng lưới kilơmét là 10cm x 10cm;
- Các thông số của file chuẩn của bản đồ hiện trạng sử dụng đất như sau:
+ Hệ tọa độ bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo hệ tọa độ
quốc gia VN-2000;
+ Đơn vị làm việc (Working Units) gồm đơn vị làm việc chính (Master
Units) là mét (m); đơn vị làm việc phụ (Sub Units) là milimét (mm); độ phân

giải (Resolution) là 1000.
* Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thành lập trên cơ sở biên tập, tổng
hợp, khái quát hóa từ bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất;
- Sử dụng các loại bản đồ địa hình, bản đồ kiểm kê của ngành nơng
nghiệp để tham khảo hoặc bổ sung các yếu tố nội dung cần thiết ngoài ranh giới
các khoanh đất mà bản đồ kết quả điều tra kiểm kê đất chưa có.
* Tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Mức độ tổng hợp, khái quát hóa nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất
của tương ứng với tỷ lệ bản đồ 1/5000 dạng giấy được in ra. Ranh giới khoanh
đất và các yếu tố hình tuyến được khái qt hóa, làm trơn;
- Ranh giới các khoanh đất của bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện
ranh giới và ký hiệu các khoanh đất theo chỉ tiêu kiểm kê đất đai.
- Các khoanh đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng khi có diện tích ≥ 16
mm2 theo quy định.
- Trường hợp khoanh đất có diện tích nhỏ hơn theo quy định trên thì
được ghép vào các khoanh đất lớn hơn liền kề.
- Các yếu tố hình tuyến (sơng, suối, kênh mương…) có chiều dài dưới 2
cm trên bản đồ đã được loại bỏ; yếu tố hình tuyến có độ rộng dưới 0,5mm trên
bản đồ được biên tập thành 1 nét theo tâm của yếu tố hình tuyến đó.
6


- Các yếu tố thuỷ hệ hình tuyến khi tổng hợp phải xem xét giữ được tính
chất đặc trưng của đối tượng để đảm bảo phản ánh đúng mật độ, kiểu phân bố,
đặc điểm sử dụng và phải giữ vị trí đầu nguồn, khơng bỏ dịng chảy đặc biệt như
suối nước nóng, nước khống;
- Các yếu tố địa hình, địa vật, ghi chú thuyết minh khác được lựa chọn,
bổ sung hoặc loại bỏ đảm bảo phù hợp về mật độ thơng tin, khả năng đọc và tính
mỹ quan của bản đồ;

* Sử dụng phần mềm để biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Tệp tin bản đồ ở dạng mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi
cần thiết và có khả năng chuyển đổi khn dạng;
- Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ được thể hiện bằng các ký hiệu
dạng cell được thiết kế sẵn trong các tệp *.cell;
- Các đối tượng dạng đường (là một trong các dạng LineString, Chain,
Complex Chain hoặc Polyline, … theo phần mềm biên tập) được thể hiện liên
tục, không đứt đoạn và chỉ dừng tại các điểm nút giao nhau giữa các đường thể
hiện các đối tượng cùng kiểu;
- Những đối tượng dạng vùng (polygon) được vẽ ở dạng pattern, shape,
complex shape hoặc fill color;
- Các đối tượng trên bản đồ được thể hiện đúng lớp, màu sắc, lực nét và
các thông số kèm theo như quy định tại bảng phân lớp đối tượng. Đối với các
đối tượng tham gia đóng vùng khoanh đất vẽ nửa theo tỷ lệ (như đường giao
thơng, địa giới …) thì sao lưu ngun trạng phần tham gia đóng vùng và chuyển
về lớp riêng để tham gia đóng vùng. Mỗi khoanh đất đều có một mã loại đất, khi
biên tập đã lược bỏ để in, khơng xóa mà đã chuyển về lớp riêng để lưu trữ;
- Tệp tin bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số hoàn thành ở định dạng
file *.dgn của phần mềm Microstation, kèm theo file nguồn ký hiệu; file ở dạng
mở, cho phép chỉnh sửa, cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển
đổi khn dạng; fonts chữ, số tiếng Việt, bảng mã Unicode; thư viện các ký hiệu
độc lập được tạo sẵn trong thư viện “HT” cho các dãy tỷ lệ có tên tương ứng là
ht1-5.cell, ht10-25.cell, ht50-100.cell, ht250-1tr.cell,…; thư viện các ký hiệu
7


hình tuyến theo dãy tỷ lệ có tên tương ứng là ht1-5.rsc, ht10-25.rsc, ht50100.rsc, ht250-1tr.rsc…; bảng màu có tên là ht.tbl.
5. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VỀ MỨC ĐỘ ĐẦY ĐỦ, CHI TIẾT VÀ ĐỘ
CHÍNH XÁC CỦA CÁC YẾU TỐ NỘI DUNG
a. Mức đầy đủ, chi tiết của bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Căn cứ theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự
phân bố các loại đất theo quy định về chỉ tiêu kiểm kê theo mục đích sử dụng
đất tại thời điểm kiểm kê đất đai, được lập theo đơn vị hành chính cấp xã.Vì vậy
bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã là sự thể hiện và phản ánh đầy đủ chuẩn
xác toàn bộ quỹ đất đang quản lý, sử dụng và chưa sử dụng trong địa giới hành
chính với các nội dung:
- Toàn bộ các khoanh đất thuộc phạm vi quản lý của xã theo đường địa
giới hành chính 364;
- Ranh giới các khoanh đất được biểu thị dạng viền khép kín theo mã đất
và mầu tơ theo quy định, thể hiện đúng vị trí, hình thể, kích thước của tỷ lệ bản
đồ cần thành lập;
- Địa giới hành chính đã được đối soát theo tài liệu 364;
- Ranh giới giữa các đơn vị sử dụng đất nằm trên địa bàn xã biểu thị
dạng viền khép kín, có ghi chú các đơn vị sử dụng giáp ranh;
- Mạng lưới thuỷ văn, thuỷ lợi đã được tổng quát hoá và thể hiện lên bản
đồ theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường;
- Mạng lưới giao thông được thể hiện trên bản đồ theo quy định của Bộ
Tài nguyên Môi trường. Các kí hiệu về cầu cống, ghi chú thuỷ văn, các địa vật
hình tuyến trên bản đồ đầy đủ chính xác theo vị trí thực tế và theo tỷ lệ quy ước;
- Ghi chú địa danh: Tên xã, huyện, tỉnh, thôn xóm, xứ đồng vv… đều
được thể hiện trên bản đồ đúng theo quy định về lớp, kiểu ghi chú, tỷ lệ và cập
nhật theo hiện trạng. Kí hiệu bản đồ hiện trạng được thể hiện đúng theo mẫu và
tỷ lệ quy định;
8


- Vị trí các đơn vị hành chính cấp xã được thể hiện đầy đủ trên bản đồ
hiện trạng và theo quy trình của Bộ Tài ngun Mơi trường.

b. Về độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã được thành lập trên cơ sở
biên tập, tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ điều tra kiểm kê đất. Bản đồ được
thành lập bằng công nghệ số kết hợp với hồ sơ tài liệu cùng các loại bản đồ làm
cơ sở pháp lý ban đầu cũng như quá trình điều tra đối soát chặt chẽ, kết hợp với
việc bám sát các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm hiện hành nên hình thức bản
đồ được trình bày một cách khoa học, các loại đất được phân vùng và trải màu
và lên biểu tượng theo đúng quy trình quy phạm do Bộ Tài ngun Mơi trường
ban hành.
Bản đồ được trình bày đúng quy định về màu sắc, ghi chú các loại đất và
kí hiệu các đối tượng quan trọng rõ ràng, đúng quy định. Đầy đủ các nội dung
về cơ sở pháp lý và thể hiện được cơ cấu đất đai.
Nội dung của khoanh đất được thể hiện đầy đủ các yếu tố như mục đích
sử dụng, đối tượng sử dụng, thứ tự khoanh đất và diện tích khoanh đất.
Tài liệu để xây dựng bộ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 gồm
các nguồn bản đồ do Sở Tài ngun và Mơi trường và Phịng Tài ngun mơi
trường huyện cung cấp, đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng do Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành.
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất có đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc quy hoạch
và kế hoạch cho việc sử dụng đất và tổng hợp các số liệu trong các chu kỳ sử
dụng đất sắp tới.
6. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI, HẠN CHẾ
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 xã được thành lập trên cơ sở
biên tập, tổng hợp, khái quát hóa từ bản đồ điều tra kiểm kê đất. Việc kết nối
giữa bản đồ điều tra kiểm kê đất với phần mềm của Bộ Tài nguyên và Mơi
trường cịn nhiều bất cập như: các khoanh đất thể hiện trên bản đồ điều tra kiểm
kê được thể hiện dưới dạng cell nhãn thửa gồm: mục đích sử dụng, đối tượng sử
dụng, số thứ tự khoanh đất, diện tích khoanh đất trong khi phần mềm của Bộ
9



Tài nguyên và Môi trường lại nhận các đối tượng này dưới dạng text, mỗi loại
đối tượng là một level riêng vì vậy mất nhiều cơng sức trong cơng tác xử lý nội
nghiệp. Việc nhập số liệu từ bản đồ vào phần mềm mất rất nhiều thời gian ảnh
hưởng lớn đến việc thi công đặc biệt đối với các xã và huyện miền núi nơi hệ
thống mạng internet còn chưa phát triển.
Sản phẩm giao nộp của bản đồ điều tra kiểm kê dưới dạng file số *.dgn
và file *.pol diện tích, bộ font chữ Unicode, hiện tại trên microstation v7 khơng
hỗ trợ bộ font Unicode vì vậy phải thực hiện trên phần mềm microstation v8,
đơn vị thi cơng cịn khó khăn trong vấn đề bản quyền phần mềm.
Việc xác định các loại đất theo chỉ tiêu thống kê, kiểm kê hiện tại có nhiều
sự thay đổi so với kỳ kiểm kê trước do việc tách gộp các chỉ tiêu loại đất, phần
mềm kiểm kê chưa đưa ra được thông báo cho người dùng khi nhập số liệu đầu
vào có sai khác về loại đất có thể dẫn đến tổng hợp số liệu bị thiếu sót.
7. KÊT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
a. Kết luận
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Trúc được xây dựng theo các
quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình thi cơng đơn vị đã
bám theo Phương án kiểm kê của UBND thành phố Hà Nội, các văn bản hướng
dẫn, quy phạm hiện hành…, sửa chữa triệt để các sai sót khi kiểm tra nghiệm
thu. Thành quả bản đồ hiện trạng sử dụng đất đạt yêu cầu về chất lượng, đảm
bảo đưa vào khai thác sử dụng.
b. Kiến nghị, biện pháp khắc phục hạn chế, tồn tại
Từ bản đồ điều tra kiểm kê đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất ta có
thể thấy rõ được sự phân bố các loại đất trên địa bàn xã, làm cơ sở cho việc thực
hiện kế hoạch sử dụng đất các năm tới và làm nền tảng cho việc sử dụng các
loại đất theo quy hoạch, xây dựng cơ sở chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, an ninh, quốc phịng và hồn thiện chức năng quản lý Nhà nước về các
chính sách pháp luật về đất đai của xã.
Trong thời gian tới nhu cầu đất đai cho phát triển các ngành kinh tế, xây
dựng cơ sở hạ tầng, đất ở cho nhân dân là rất lớn. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu

10


của phát triển kinh tế - xã hội cũng như duy trì cân bằng sinh thái, cảnh quan
mơi trường thì việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, đúng mục đích cũng như khai
thác đất chưa sử dụng, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, luân canh tăng vụ là
rất cần thiết để đảm bảo đất ở, đất sản xuất, bảo vệ cảnh quan môi trường.
Xã rất mong được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp, các
ngành để có thể phát triển kinh tế hơn nữa, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử
dụng các loại đất, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong xã.
Trong những năm tới cần có đường lối, chủ trương quy hoạch cụ thể và
sát với thực tế của địa phương hơn nữa nhằm đưa dần hệ thống quỹ đất của xã
vào hệ thống quy hoạch chung của huyện Thạch Thất nói riêng và của thành
phố Hà Nội nói chung.
T/M UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

11



×