Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Giảng dạy và nghiên cứu pháp luật người khuyết tật trong các trường luật ở ca na đa và kinh nghiệm cho các cơ sở đào tạo luật ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.79 KB, 11 trang )

c san phỏp lut ngi khuyt tt

TS. Nguyễn Văn Quang *
Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích, đánh giá một số nội dung nổi bật liên quan đến giảng dạy và nghiên
cứu pháp luật người khuyết tật (NKT) trong các trường luật của Canada, có so sánh, đối chiếu với thực
tiễn của Việt Nam, bài viết này chỉ ra những kinh nghiệm phù hợp có thể vận dụng trong bối cảnh giảng
dạy và nghiên cứu pháp luật NKT trong các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay. Kinh nghiệm của
Canada cho thấy cần lồng ghép đồng bộ vấn đề pháp luật NKT trong các môn học luật có liên quan. Cùng
với điều này, để nâng cao hiệu quả giảng dạy pháp luật NKT, cần gắn kết chặt chẽ sinh viên với cơng việc
tìm hiểu thực tiễn và thực hành các vấn đề pháp luật liên quan đến NKT. Đồng thời, nghiên cứu pháp luật
về NKT, đặc biệt là các nghiên cứu chuyên sâu, liên ngành cần được quan tâm thích đáng và để thực hiện
được điều này các cơ sở đào tạo luật ở Việt Nam cần tận dụng cơ hội để nhận được sự trợ giúp từ phía
Nhà nước và các tổ chức quốc tế.
Abstract: Based on analysing and assessing some noticeable issues relating to the teaching and
research of disability law in Canadian law schools, and comparing this with the practice of Vietnam,
this article highlights relevant lessons that could be employed for the teaching and research of
disability law in Vietnamese law schools. Experiences learnt in Canada show that it is necessary to
comprehensively integrate disability law into related law courses. Together with this, in order to
improve the teaching of disability law, it is necessary to closely introduce students to real activities
and legal practice relating to disability law. Also, research on disability law, especially in -depth and
inter-disciplinary research needs to be encouraged and to achieve this Vietnamese law schools should
take any opportunities to get support from the State and international organsiations.

các nước phát triển, pháp luật NKT đã
được đưa vào chương trình giảng dạy
cả bậc đại học và sau đại học của các cơ s
đào tạo luật cách đây khá lâu. Những vấn đề
liên quan đến pháp luật NKT cũng đã tr
thành chủ đề nghiên cứu của nhiều tác giả
đặc biệt là những ngư i quan tâm đến vấn đề
nhân quyền, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp


của NKT, phụ nữ và trẻ em - những đối
tượng được xem là yếu thế trong xã hội.
Khác với điều này, Việt Nam, việc đưa
pháp luật về NKT với tính chất là một mơn
học vào chương trình đào tạo luật mới được
thực hiện trong th i gian gần đây (bắt đầu từ
năm 2011) và hiện nay Trư ng Đại học Luật
Hà Nội là cơ s đào tạo luật duy nhất Việt
104

Nam có mơn học này trong chương trình đào
tạo. Với một mơn học cịn mới mẻ như vậy,
nhiều vấn đề liên quan đến nội dung môn
học, tài liệu học tập, phương pháp giảng dạy
cần được tiếp tục bàn luận. Cùng với điều
này, việc nghiên cứu chuyên sâu về pháp
luật NKT Việt Nam cũng còn khá hạn chế
do phần lớn những ngư i nghiên cứu pháp
luật dành sự quan tâm của mình vào những
vấn đề khác có tính th i sự đặt ra cho một
quốc gia đang phát triển và đang trong giai
đoạn chuyển đổi như Việt Nam.
Ý nghĩa xã hội và nhân văn của việc
giảng dạy, nghiên cứu và áp dụng trong thực
* Trư ng Đại học Luật Hà Nội
T¹p chÝ luật học - đặc san 10/2013


Đặc san pháp luật người khuyết tật


tiễn những quy định pháp luật liên quan đến
NKT là điều không cần phải bàn luận nhiều.
Về phương diện pháp lí, cùng với sự phát triển
của đ i sống xã hội, các vấn đề liên quan đến
NKT cũng ngày càng tr nên phức tạp, đòi
hỏi cần phải được nghiên cứu thấu đáo để áp
dụng đúng pháp luật, bảo vệ hiệu quả quyền,
lợi ích hợp pháp của NKT. Trên bình diện
pháp lí quốc tế, Cơng ước quốc tế về quyền
của NKT đã được Liên hợp quốc thơng qua
ngày 13/12/2006 và Việt Nam đã kí gia nhập
Công ước này vào ngày 22/10/2007.(1 ) Điều
này cũng đồng nghĩa việc xây dựng, ban
hành và tổ chức thực hiện pháp luật NKT
nước ta phải dần từng bước tiếp cận và đạt
chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, tăng cư ng
việc giảng dạy, nghiên cứu pháp luật NKT là
cách thức hiệu quả để nâng cao nhận thức
của cơng chúng nói chung, những ngư i
thực hành luật nói riêng về NKT và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp cho NKT.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, nâng
cao chất lượng và hiệu quả của việc giảng
dạy, nghiên cứu pháp luật NKT là điều cần
được quan tâm hiện nay nước ta. Tìm hiểu
việc giảng dạy và nghiên cứu pháp luật NKT
của các các cơ s đào tạo luật nước ngoài,
trên c s đó đúc rút những bài học kinh
nghiệm phù hợp với Việt Nam là một trong
những cách thức mang tính thực tiễn cao,

góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao chất
lượng giảng dạy và nghiên cứu pháp luật
NKT trong các cơ s đào tạo luật nước ta.
Canada là quốc gia phát triển có xấp xỉ
14, 3% dân số là NKT.( 2) Giống như các
quốc gia khác, NKT Canada cũng gặp phải
những rào cản căn bản trong những lĩnh vực
quan trọng như giáo dục, việc làm và hoà
nhập cộng đồng. Để giải quyt nhng khú
Tạp chí luật học - đặc san 10/2013

khn này, Canada đã ban hành những chính
sách xã hội phù hợp nhằm tháo gỡ những rào
cản nêu trên, giúp NKT hồ nhập cuộc sống
bình thư ng cùng với cộng đồng. Về phương
diện pháp luật, Canada đã kí gia nhập Cơng
ước quốc tế về quyền của NKT vào ngày
30/3/2007 và phê chuẩn Công ước này vào
ngày 11/3/2010.(3) Khác với một số nước phát
triển như Hoa Kỳ, Anh và Australia, Canada
chưa ban hành luật chuyên biệt về NKT cấp
liên bang.( 4 ) Tuy nhiên, vấn đề NKT được
lồng ghép trong nhiều đạo luật và văn bản
dưới luật của liên bang, đặc biệt là trong các
lĩnh vực về việc làm, đi lại và trợ cấp thu
nhập; đạo luật chuyên biệt về NKT đã được
ban hành một số tiểu bang (ví dụ tiểu bang
Ontario).( 5) Song hành với sự phát triển của
xã hội và pháp luật, việc giảng dạy và nghiên
cứu pháp luật NKT trong các trư ng luật của

Canada đã định hình rõ nét, góp phần quan
trọng vào việc nâng cao nhận thức của xã hội
nói chung, giới thực hành nghề luật nói riêng
về NKT và việc bảo vệ quyền, lơi ích hợp
pháp của họ. Đương nhiên, đây là kết quả
của quá trình lâu dài trong việc thúc đẩy hoạt
động giảng dạy và nghiên cứu pháp luật
NKT trong các trư ng luật của Canada.
Bài viết này tập trung phân tích những
vấn đề có liên quan đến giảng dạy và nghiên
cứu pháp luật NKT trong các trư ng luật của
Canada nhằm tìm kiếm những kinh nghiệm
phù hợp có thể vận dụng trong bối cảnh giảng
dạy và nghiên cứu pháp luật NKT trong các
cơ s đào tạo luật nước ta hiện nay.
1. Giảng dạy pháp luật NKT trong các
trường luật ở Canada
Các nội dung giảng dạy có liên quan đến
NKT và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
NKT đã được lồng ghép vào chương trình
105


Đặc san pháp luật người khuyết tật

đào tạo của các trư ng luật Canada cách
đây khá lâu nhưng chỉ bắt đầu khoảng đầu
những năm 2000, pháp luật NKT mới được
thiết kế là mơn học hồn chỉnh, độc lập trong
chương trình đào tạo của các trư ng luật.(6)

Cần lưu ý rằng việc lồng ghép các nội dung
liên quan đến pháp luật NKT trong các mơn
học khác của chương trình đào tạo luật
khơng ảnh hư ng đến việc hình thành những
mơn học độc lập, hồn chỉnh về pháp luật
NKT do có sự khác biệt về nội dung cũng
như cách tiếp cận khi thiết kế mơn học.
Nhìn một cách khái qt, việc giảng dạy
pháp luật NKT trong các trư ng luật
Canada có một số đặc điểm nổi bật dưới đây:
Thứ nhất, giảng dạy pháp luật NKT
khơng chỉ bó hẹp trong mơn học về pháp
luật NKT mà nội dung liên quan đến NKT
được lồng ghép phù hợp trong các môn học
luật khác của chương trình đào tạo. Như đã
đề cập phần trên, nội dung liên quan đến
NKT đã được lồng ghép vào chương trình
đào tạo luật trong các trư ng luật Canada
từ cách đây khá lâu và những nội dung này
vẫn tồn tại song song với môn học về pháp
luât NKT.( 7) Điều này khơng những bảo đảm
tính bền vững của việc giảng dạy nội dung
pháp luật này trong chương trình đào tạo luật
mà cịn góp phần nâng cao nhận thức của
ngư i học đối với vấn đề NKT và việc bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Thứ hai, vấn đề pháp luật NKT được
thiết kế thành các mơn học có tên gọi khác
nhau hoặc liên quan đến các vấn đề chung,
phổ cập về pháp luật NKT hoặc liên quan

đến các khía cạnh chun sâu của vấn đề.
Điều này có nghĩa là mơn học pháp luật
NKT trong chương trình đào tạo của các
106

trư ng luật Canada được thiết kế tương đối
linh hoạt, theo sát nhu cầu đào tạo cụ thể. Vì
vậy, việc sử dụng cụm từ “các môn học pháp
luật về NKT” sẽ chính xác hơn trong bối
cảnh đào tạo luật Canada.
Các mơn học pháp luật điển hình về
NKT thuộc nhóm các vấn đề chung thư ng
thấy trong chương trình đào tạo của các
trư ng luật Canada bao gồm:
- “NKT và pháp luật” (Disabilities and Law):
Đây là môn học khá phổ biến trong chương
trình đào tạo của các trư ng luật Canada và
nhìn chung nội dung môn học này của một số
trư ng luật Canada tương đối gần gũi với
nội dung môn học luật NKT đang được giảng
dạy tại Trư ng Đại học Luật Hà Nội.(8) Tuy
nhiên, cũng cần lưu ý rằng mặc dù có cùng
tên gọi là “NKT và pháp luật” và đều giải
quyết những vấn đề chung liên quan đến pháp
luật NKT nhưng nội dung các mơn học này
trong chương trình đào tạo của các trư ng
luật Canada cũng không giống nhau do chúng
được các chuyên gia của các trư ng luật khác
nhau thiết kế. Một số nội dung chương trình
của môn học này được thiết kế theo hướng

tập trung vào các kết nối của bối cảnh xã hội,
NKT và pháp luật;( 9 ) những chương trình
khác thì tiếp cận theo hướng nội dung của
pháp luật thực định về NKT.( 10 ) Nội dung
chương trình mơn học và Giáo trình luật NKT
của Trư ng Đại học Luật Hà Nội hiện nay đi
theo hướng tương tự với cách tiếp cận thứ hai.
- “Các quyền của NKT” (Studies in Public
Law: Disability Rights): Tiếp cận vấn đề NKT
góc độ quyền của NKT từ lí thuyết chung
đến quyền của NKT trong từng lĩnh vực cụ
thể như giáo dục, việc làm, giao thơng vận
tải, bình đẳng gii, sc kho sinh sn(11)
Tạp chí luật học - đặc san 10/2013


Đặc san pháp luật người khuyết tật

Môn học này tiếp cận theo hướng nghiên
cứu nội dung của pháp luật thực định về
NKT, gắn trực tiếp với thực hành luật.
- “Các quyền của NKT trong tiếp cận cơng
lí” (Accessible Justice: the Case of Disability
Rights): Xem xét vấn đề các quyền của NKT
dưới góc độ bảo đảm cho NKT được tiếp cận
với tất cả các kênh khác nhau (toà án, trọng
tài, trợ giúp pháp lí miễn phí…) của hệ
thống cơng lí để bảo vệ các quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.(12)
Ngồi các môn học truyền tải những nội

dung kiến thức chung liên quan đến pháp
luật NKT, chương trình đào tạo của các
trư ng luật Canada cịn có một số mơn học
khá chuyên sâu và nâng cao liên quan đến
pháp luật NKT đặc biệt là đối với NKT tâm
thần (mental disability). Tiêu biểu trong
nhóm này phải kể đến:
- “Pháp luật về NKT tâm thần” (Metal
Disability Law): Mơn học này giới thiệu tồn
bộ những vấn đề pháp luật trong các lĩnh vực
hình sự, dân sự, tâm lí học và tâm thần học tư
pháp… liên quan đến đối tượng NKT tâm
thần.(13) Đây là những lĩnh vực chuyên sâu và
khá phức tạp, đòi hỏi ngư i học nắm vững
các kiến thức mang tính chất liên ngành.
- “Pháp luật và tâm thần học” (Law and
Psychiatry): Đây là môn học giới thiệu khái
quát các vấn đề liên quan đến khía cạnh
pháp luật về sức khoẻ tâm thần trong lĩnh
vực hình sự, dân sự, các vấn đề liên quan
đến kĩ năng phân tích pháp luật từ góc độc
tâm lí học pháp lí…(14)
Thứ ba, trong chương trình đào tạo của
các trư ng luật Canada, môn học pháp luật
về NKT đều là các mơn nằm trong chương
trình tự chọn. Đây cũng là điều dễ hiểu đặt
trong tổng thể của chương trỡnh o to lut
Tạp chí luật học - đặc san 10/2013

và điều này đặt ra nhiệm vụ cho những

ngư i làm công việc đào tạo là làm sao để
quảng bá rộng rãi môn học nhằm thu hút sự
quan tâm của ngư i học. Điều cần lưu ý là
các trư ng đại học Canada (universities) là
các trư ng đào tạo đa ngành nên một số mơn
học pháp luật về NKT có thể là môn học bắt
buộc trong một số ngành đào tạo khác.(15 )
Các môn học pháp luật về NKT được giảng
dạy trong chương trình đào tạo cử nhân luật
(JD) và chương trình đào tạo thạc sĩ luật học
(LLM) và tất nhiên sinh viên theo học chương
trình thạc sĩ luật học ln được khuyến khích
lựa chọn các mơn học có tính chất chun
sâu và phức tạp.(16) Ngồi ra, trong các chương
trình đào tạo nghề luật, các trư ng luật
Canada cũng kết hợp với đồn luật sư giảng
dạy các mơn học pháp luật về NKT trong
các khoá học chuyên sâu nhằm tăng cư ng
kiến thức pháp luật về NKT, trau dồi các kĩ
năng cần thiết khi giải quyết các vụ việc liên
quan đến NKT và kĩ năng làm việc với nhóm
khách hàng là NKT.
Thứ tư, việc thiết kế chương trình các
mơn học pháp luật về NKT trong các trư ng
luật Canada cũng có nhiều điểm đáng được
quan tâm. Như đã nêu phần trên, các môn
học pháp luật về NKT trong các trư ng luật
Canada được thiết kế khá linh hoạt: Có
mơn học liên quan đến các vấn đề chung, có
mơn học chun sâu những khía cạnh cụ

thể; có mơn học tiếp cận theo hướng khai
thác các khía cạnh xã hội của vấn đề, có mơn
học tiếp cận theo hướng nội dung pháp luật
thực định. Dù phong phú, đa dạng nhưng
chúng đều thống nhất một số điểm có tính
chất ngun tắc dưới đây:
- Các vấn đề đưa vào chương trình giảng
dạy được tiếp cận theo hướng khá m , không
107


Đặc san pháp luật người khuyết tật

quá bó hẹp và lệ thuộc vào nội dung pháp luật
thực định (ngay cả đối với các chương trình
được thiết kế theo hướng nội dung pháp luật
thực định). Điều này có nghĩa là các vấn đề
pháp luật liên quan trong nội dung môn học
luôn được đặt trong bối cảnh xã hội tương
đối rộng để nhìn nhận, đánh giá và phân tích.
Vì vậy, nếu nhìn vào tên gọi của các chủ đề
trong môn học sẽ có nhiều ngư i cho rằng
chúng khơng có “tính luật” nhưng thực chất
nội dung bên trong lại giải quyết các vấn đề
đang đặt ra cho pháp luật về NKT;
- Các nội dung được giảng dạy trong
mơn học ln có xu hướng khuyến khích tư
duy phản biện (critical thinking) của ngư i
học và tránh được sự nhàm chán trong việc
truyền tải những kiến thức thư ng được cho

là “không hấp dẫn” của mơn học pháp luật
NKT. Điều này có nghĩa là các chủ đề được
nêu ra trong chương trình học ln có chỗ
cho sinh viên bàn bạc, thảo luận và nêu ra
các ý kiến, đề xuất của bản thân mình. Việc
này góp phần quan trọng trong phát triển các
hướng nghiên cứu, làm phong phú tri thức
khoa học của lĩnh vực pháp luật NKT;
- Trong việc thiết kế nội dung các môn
học về pháp luật NKT, các trư ng luật
Canada đều rất chú trọng đến tính thực tiễn
của chương trình học. Vì vậy, các bài học đều
gắn với các vụ việc thực tiễn - là những tình
huống “có vấn đề” đặt ra cho ngư i học nhằm
tăng cư ng kiến thức và kĩ năng cần thiết để
giải quyết các vụ việc cụ thể phát sinh trong
thực tiễn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc
sinh viên được yêu cầu phải nghiên cứu, tìm
hiểu các vụ việc thực tiễn và đọc rất nhiều các
tài liệu có liên quan đến nội dung mơn học.
Để hình dung cụ thể hơn về những vấn
đề được nêu trên, có thể tham khảo nội dung
108

tóm lược chương trình mơn học “Các quyền
của NKT” (Studies in Public Law: Disability
Rights) của trư ng luật Đại học Ottawa,
Canada. Đây là môn học có khối lượng kiến
thức là 3 tín chỉ, nằm trong chương trình tự
chọn. Các nội dung được giảng dạy trong

chương trình mơn học bao gồm:(17)
- Chủ đề 1: Giới thiệu pháp luật về NKT
- Chủ đề 2: Lí thuyết về khuyết tật
- Chủ đề 3: Lí thuyết về sự bình đẳng và
ý nghĩa của việc bảo đảm các điều kiện phù
hợp cho NKT
- Chủ đề 4: Các rào cản trong lĩnh vực
giáo dục đối với NKT
- Chủ đề 5: Các rào cản trong lĩnh vực
giao thông đối với NKT
- Chủ đề 6: Việc làm và NKT
- Chủ đề 7: Việc làm đối với NKT và
những tác động của toàn cầu hoá
- Chủ đề 8: Vấn đề giới và quyền của NKT
- Chủ đề 9: Vấn đề chủng tộc và quyền
của NKT
- Chủ đề 10: Tình dục, sinh sản và xét
nghiệm gen của NKT
- Chủ đề 11: Học thuyết pháp luật và kinh
tế học và ý nghĩa của nó đối với quyền của NKT
- Chủ đề 12: Có hay khơng quyền được
chết? Quyền của NKT trong việc được trợ
giúp thực hiện cái chết nhân đạo
- Chủ đề 13: Vụ việc Latimer và những
bài học rút ra từ vụ việc này
- Chủ đề 14: Quyền của NKT trong lĩnh
vực cư trú
- Chủ đề 15: Luật về NKT của Hoa Kỳ
- Chủ đề 16: Luật quốc tế về nhân quyền
và NKT

- Chủ đề 17: Các định hướng phát triển
của pháp luật NKT trong bối cảnh tồn cầu
hố nền kinh tế.
T¹p chÝ lt häc - đặc san 10/2013


Đặc san pháp luật người khuyết tật

Thứ năm, về phương pháp giảng dạy các
môn học pháp luật về NKT trong các trư ng
luật Canada. Với tính chất đặc thù của mơn
học, trong q trình giảng dạy, các trư ng
luật Canada đều cố gắng lựa chọn những
cách thức phù hợp để đạt được hiệu quả
giảng dạy tối ưu:
- Về hình thức tổ chức dạy học: Do tính
chất của mơn học địi hỏi cần có nhiều sự trao
đổi, chia sẻ thơng tin giữa giảng viên và sinh
viên, phần lớn các trư ng luật Canada đều
sử dụng hình thức seminar (kết hợp thuyết
trình, nêu vấn đề và trực tiếp trao đổi với sinh
viên) trong giảng dạy các môn học pháp luật
về NKT. Mục đích của hình thức tổ chức dạy
học này là tăng cư ng tối đa việc tương tác
giữa sinh viên và giảng viên.( 18 ) Đây được
xem là cách thức phù hợp mặc dù xét về mặt
kinh tế, có thể sẽ tốn kém, nhưng lại là cách
thức tốt nâng cao nhận thức về NKT và pháp
luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
- Về phương pháp giảng dạy: Các trư ng

luật Canada đều đặc biệt chú trọng đến
việc gắn kết các nội dung giảng dạy với thực
tiễn pháp luật trong giảng dạy các mơn học
pháp luật về NKT. Có nhiều cách thức khác
nhau để thực hiện được điều này. Trước hết,
cách thức truyền thống trong đào tạo luật
các nước trong hệ thống thông luật (common
law) luôn gắn những nội dung pháp luật với
các vụ việc cụ thể được toà án giải quyết và
việc giảng dạy pháp luật NKT không phải là
ngoại lệ. Trong các khoá học pháp luật về
NKT, các giảng viên cũng thư ng xuyên
m i các chuyên gia pháp luật về NKT (luật
sư đã giải quyết vụ việc có liên quan đến NKT,
những ngư i làm chính sách pháp luật có
liên quan đến NKT…) hoặc chính bản thân
những NKT đang có các vấn đề liên quan
T¹p chÝ luật học - đặc san 10/2013

n phỏp lut bo v quyền, lợi ích hợp pháp
của mình.( 19) Đây là cơ hội tốt để sinh viên
có thể gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm thực tế,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu các
kiến thức lí luận đã được học. Đặc biệt, một
trong những phương pháp dạy học có hiệu
quả tốt là gửi sinh viên đến thực tập tại các
trung tâm thực hành nghề luật có các khách
hàng là NKT.(20) Tại những trung tâm thực
hành này, dưới sự hướng dẫn của giảng viên
và luật sư, sinh viên sẽ được trực tiếp nghiên

cứu hồ sơ, tiếp xúc với khách hàng, qua đó
nắm vững được kiến thức lí thuyết và rèn
luyện được kĩ năng thực hành nghề luật cũng
như kĩ năng làm việc với NKT trên thực tế.
2. Nghiên cứu pháp luật NKT trong
các trường luật ở Canada
Các trư ng đại học Canada cũng giống
như các trư ng đại học các nước phát triển
khác đều được xây dựng theo mơ hình các
đại học nghiên cứu, theo đó các trư ng đại
học khơng những chỉ chú trọng vào hoạt
động giảng dạy mà cịn tích cực tham gia
vào các hoạt động nghiên cứu. Cũng như
giảng dạy pháp luật NKT, nghiên cứu trong
lĩnh vực pháp luật NKT ngày càng được
quan tâm trong các trư ng luật Canada.
Trước hết, trong các cơ s đào tạo luật
lớn Canada đều có các giáo sư (giảng viên)
luật chuyên sâu nghiên cứu về lĩnh vực pháp
luật NKT.( 21) Việc nghiên cứu pháp luật về
NKT trong các trư ng luật Canada được
thúc đẩy thông qua những thiết chế được lập
ra trong bản thân các trư ng đại học hoặc
các trung tâm nghiên cứu nằm bên ngồi
trư ng đại học. Thơng thư ng, tùy vào thế
mạnh của từng trư ng đại học, sẽ có bộ phận
chuyên nghiên cứu pháp luật về NKT nằm
trong trung tâm nghiên cứu về quyền con
109



Đặc san pháp luật người khuyết tật

ngư i hoặc các vấn đề khoa học pháp lí khác.
Chẳng hạn, Trung tâm nghiên cứu về quyền
con ngư i và đa nguyên pháp lí của Đại học
McGill (McGill Centre for Human Rights &
Legal Pluralism) có bộ phận nghiên cứu về
pháp luật NKT,( 22 ) trong khi đó pháp luật
NKT lại được nghiên cứu tại Trung tâm
nghiên cứu các vấn đề pháp lí về quyền của
phụ nữ (Centre for Ferminist Legal Studies)
tại Đại học British Columbia.(23)
Thứ hai, việc nghiên cứu pháp luật NKT
được khuyến khích ngay trong q trình
giảng dạy các mơn học pháp luật về NKT. Để
đánh giá kết quả học tập môn học, các giảng
viên hầu như không yêu cầu sinh viên (cả cử
nhân luật hay thạc sĩ luật) làm bài thi viết
(seating exam) mà sinh viên phải hoàn thành
bài luận nghiên cứu (research essay) khoảng
4000 đến 5000 từ về một chủ đề đã được học.
Bài luận nghiên cứu này chiếm từ 65% đến
70% trọng số điểm của cả môn học.(24) Bằng
cách thức này, sinh viên phải thực sự làm
công việc nghiên cứu chứ không phải là việc
phản ánh một cách cơ học các nội dung đã
được giảng dạy trên lớp. Cũng dễ nhận thấy
các vấn đề pháp luật về NKT cũng là đề tài
nghiên cứu của các luận văn thạc sĩ,(25) luận

án tiến sĩ trong các trư ng luật Canada.(26)
Thứ ba, các nghiên cứu liên quan đến
pháp luật NKT phục vụ cho nhiều mục đích
khác nhau. Một cách khái qt, có thể phân
chia chúng thành ba nhóm chính: Các nghiên
cứu cơ bản liên quan đến các vấn đề lí luận;
các nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho việc
giảng dạy pháp luật NKT; các nghiên cứu
phục vụ cho việc xây dựng chính sách pháp
luật và tổ chức thực hiện pháp luật NKT trên
thực tế. Điều dễ nhận thấy là các nghiên cứu
liên quan đến pháp luật NKT trong các
110

trư ng luật Canada thư ng được thực hiện
theo xu hướng liên ngành bao gồm liên ngành
luật và liên ngành luật cùng với các ngành
khoa học khác (chính trị học, tâm lí học, xã
hội học, tâm thần học tư pháp, công tác xã hội,
khuyết tật học…). Nhìn từ khía cạnh của vấn
đề NKT, các nghiên cứu theo xu hướng trên
cũng dễ lí giải b i vấn đề NKT có liên quan
đến nhiều khía cạnh xã hội khác nhau và để
giải quyết được hiệu quả vấn đề này cần phải
có những phân tích, đánh giá mang tính tồn
diện. Về khía cạnh liên ngành luật, các vấn đề
nghiên cứu thư ng được phân tích từ nhiều
góc độ pháp luật khác nhau như nhân quyền,
luật quốc tế, luật hiến pháp và luật hành chính
(luật cơng), luật dân sự (luật tư)…, bao quát

và phản ánh tương đối toàn diện các khía
cạnh của vấn đề. Đặc biệt các nghiên cứu liên
ngành luật và các lĩnh vực khoa học khác đều
là những nghiên cứu chun sâu, tồn diện và
có độ tin cậy cao. Nghiên cứu liên ngành như
nêu trên trong các trư ng luật Canada phản
ánh xu hướng phát triển chung của nghiên
cứu luật học trên thế giới hiện nay, thể hiện
trình độ nghiên cứu đã phát triển mức cao.
3. Bài học kinh nghiệ m cho việc giảng
dạy, nghiên cứu pháp luật NKT ở Việt Nam
Khó có thể so sánh việc giảng dạy và
nghiên cứu pháp luật NKT trong các trư ng
luật Canada với việc giảng dạy, nghiên cứu
lĩnh vực pháp luật này trong các cơ s đào
tạo luật Việt Nam do có những khác biệt
về điều kiện kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, cũng
cần khẳng định rằng cùng với sự trợ giúp của
các tổ chức quốc tế như ILO và Irish Aid việc
đưa mơn học pháp luật NKT trong chương
trình giảng dạy của Trư ng Đại học Luật Hà
Nội là nỗ lực đáng khích lệ của Trư ng trong
việc thúc đẩy và nâng cao nhận thức về NKT
T¹p chÝ luËt học - đặc san 10/2013


Đặc san pháp luật người khuyết tật

và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NKT.
khía cạnh nhất định, nội dung chương trình

đào tạo và giáo trình được sử dụng để giảng
dạy mơn học pháp luật NKT cũng có nét
tương đồng với các trư ng luật Canada: Nội
dung chương trình được thiết kế theo hướng
tiếp cận nội dung pháp luật thực định (black
letter law) giống như một số trư ng luật của
Canada; trong giảng dạy môn học pháp luật
NKT, các giảng viên đảm nhiệm cơng việc
này cũng đã bố trí cho sinh viên đi thực tế
một số trung tâm của NKT để tiếp cận và hiểu
sâu hơn đ i sống thực tế của NKT; các thuyết
trình của khách m i là NKT cũng được đưa
vào nội dung chương trình giảng dạy môn học.
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả
giảng dạy và nghiên cứu pháp luật NKT trong
Trư ng Đại học Luật Hà Nội - cơ s đào tạo
luật của Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực
này vẫn cịn nhiều vấn đề cần được bàn luận
để có những giải pháp phù hợp. Những kinh
nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu pháp
luật NKT trong các trư ng luật Canada có
thể đưa ra một vài gợi ý cho các giải pháp phù
hợp với bối cảnh đào tạo luật Việt Nam. Đây
cũng sẽ là điều giúp cho các cơ s đào tạo luật
khác Việt Nam khác có thêm kinh nghiệm
nếu muốn triển khai đưa mơn học pháp luật
NKT vào chương trình đào tạo của mình.
Thứ nhất, để nâng cao nhận thức về NKT
và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NKT,
cần tiến hành lồng ghép đồng bộ vấn đề pháp

luật NKT trong các mơn học luật có liên quan
chứ khơng chỉ tập trung vào môn học pháp
luật NKT. Kinh nghiệm của các trư ng luật
Canada cho thấy việc có các môn học pháp
luật về NKT không ảnh hư ng đến việc lồng
ghép nội dung pháp luật NKT trong các môn
học luật khác; ngược lại, nếu tiến hành đồng
T¹p chÝ luËt học - đặc san 10/2013

b s tng c cht lng và hiệu quả của
việc giáo dục pháp luật NKT trong nhà
trư ng.(27) Thực tiễn Trư ng Đại học Luật
Hà Nội cho thấy việc lồng ghép này chưa
được thực hiện các mơn học luật có liên
quan. Vì vậy, trong th i gian tới trong
chương trình đào tạo của các mơn học luật có
liên quan cần tính đến việc lồng ghép phù hợp
nội dung pháp luật về NKT, trước hết tập
trung vào một số môn luật cơ bản như luật
hiến pháp (liên quan đến quyền cơng dân,
quyền con ngư i), luật hình sự, luật tố tụng
hình sự (liên quan đến tội phạm và xử lí tội
phạm do NKT thực hiện hoặc NKT là nạn
nhân hay là ngư i có liên quan), luật dân sự
(các quyền dân sự của NKT), luật tố tụng dân
sự (liên quan đến bảo vệ quyền lợi dân sự của
NKT), luật hơn nhân và gia đình (các vấn đề
hơn nhân và gia đình đối với NKT), luật quốc
tế về quyền con ngư i (nội dung liên quan
đến quyền của NKT). Để thực hiện cơng việc

này, cần thiết phải có sự phối hợp giữa các bộ
môn đảm nhiệm các nội dung trên với bộ
môn đang thực hiện công việc giảng dạy luật
NKT để xác định rõ cách thức, nội dung các
vấn đề được lồng ghép, bảo đảm giảng dạy
hiệu quả các vấn đề pháp luật về NKT.
Thứ hai, như đã phân tích phần trên,
các mơn học pháp luật về NKT trong các
trư ng luật Canada tương đối đa dạng từ
chung đến chuyên sâu, với những cách tiếp
cận khác nhau. Trong bối cảnh đào tạo luật
hiện nay Việt Nam khi môn học pháp luật
về NKT mới được đưa vào chương trình
giảng dạy, sẽ không phù hợp nếu xây dựng
nhiều môn học khác nhau về lĩnh vực này.
Việc tập trung phát triển chương trình mơn
học luật NKT tiếp cận theo nội dung pháp
luật thực định như hiện nay Trư ng Đại
111


Đặc san pháp luật người khuyết tật

học Luật Hà Nội là phù hợp. Tuy nhiên,
nghiên cứu chương trình tương tự của các
trư ng luật Canada (xem ví dụ cụ thể
phần trên) có thể gợi ý cho chúng ta một số
vấn đề để đổi mới nội dung chương trình và
giáo trình, tài liệu môn học:
- Dù tiếp cận theo nội dung pháp luật thực

định, nội dung chương trình khơng nên q
bám sát những quy định của pháp luật vì sẽ
gây ra sự nhàm chán. Nên lựa chọn các chủ
đề có nhiều nội dung tranh luận trong thực tiễn
áp dụng để đưa vào chương trình giảng dạy;
- Cần đưa vào nội dung giảng dạy các vụ
việc, tình huống thực tế để sinh viên và giảng
viên cùng thảo luận trong các gi lên lớp.
Liên quan đến nội dung này việc biên soạn
sách (tài liệu) về vụ việc, tình huống thực tế,
các bình luận khoa học (dạng Cases and
Materials) liên quan pháp luật NKT là điều
cần được quan tâm. Với dạng tài liệu này,
nếu vụ việc, tình huống thực tế liên quan đến
pháp luật NKT Việt Nam chưa nhiều, cũng
có thể lấy các vụ việc của các nước có trình
độ pháp luật tương đồng hoặc phát triển hơn,
xem như là các vấn đề trong tương lai mà
Việt Nam sẽ gặp phải. Có được loại sách (tài
liệu) này, chắc chắn môn học luật NKT sẽ
thú vị hơn đối với ngư i học;
- Nội dung giáo trình luật NKT cũng nên
được biên soạn theo hướng phân tích những
vấn đề pháp luật NKT đặt trong bối cảnh
rộng về kinh tế-xã hội và chính trị, tạo điều
kiện m cho những thảo luận liên quan chứ
khơng nên bó hẹp chỉ nhìn nhận từ góc độ
quy định của pháp luật thực định.
Thứ ba, như đã nêu trên, để giảng dạy
môn học luật NKT, các giảng viên của Trư ng

Đại học Luật Hà Nội đã có nhiều cố gắng
trong việc tạo điều kiện cho sinh viên tìm
112

hiểu thực tế và m i các báo cáo viên là NKT
thuyết trình các nội dung có liên quan đến
kinh nghiệm của bản thân họ. Đây là những
nội dung cần tiếp tục được phát huy vì điều
này đã đi theo đúng xu hướng giảng dạy
pháp luật NKT các nước phát triển trong
đó có Canada. Bên cạnh nội dung này, kinh
nghiệm giảng dạy pháp luật NKT trong các
trư ng luật
Canada cho thấy việc tăng
cư ng thực hành nghề luật trong quá trình
giảng dạy cũng là điều cần bàn. Trong điều
kiện đào tạo luật Việt Nam và cụ thể
Trư ng Đại học Luật Hà Nội đây là điều
hồn tồn có thể thực hiện được. Trước hết,
việc m i các luật sư, chun gia chính sách
pháp luật có kinh nghiệm trong lĩnh vực
NKT thuyết trình cho sinh viên và giảng
viên có thể thực hiện được một cách tương
đối thuận lợi. Bên cạnh đó, Văn phịng thực
hành nghề luật của Trư ng Đại học Luật Hà
Nội có thể xúc tiến việc m bộ phận tư vấn,
trợ giúp pháp lí miễn phí cho NKT và sinh
viên học mơn luật NKT có thể được tham
gia thực hành để rèn luyện kĩ năng. Ngồi ý
nghĩa về chun mơn, việc làm này cịn có ý

nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc.
Thứ tư, nghiên cứu pháp luật về NKT cần
được khuyến khích trong các cơ s đào tạo
luật nước ta trong đó có Trư ng Đại học
Luật Hà Nội. Kinh nghiệm của các trư ng luật
Canada cho thấy, có nhiều hướng khác nhau
để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu pháp luật
NKT.
Trư ng Đại học Luật Hà Nội, việc
thành lập trung tâm nghiên cứu pháp luật về
quyền con ngư i trong đó có bộ phận nghiên
cứu về pháp luật NKT là điều cần được quan
tâm. Để khuyến khích sinh viên nghiên cứu
pháp luật về NKT, cũng nên nghiên cứu cách
thức mà các trư ng lut Canada thc hin,
Tạp chí luật học - đặc san 10/2013


Đặc san pháp luật người khuyết tật

theo đó sinh viên học môn này không phải làm
bài thi viết thông thư ng mà được yêu cầu viết
bài luận nghiên cứu (chiếm khoảng 70% trọng
số điểm) thay thế. Cùng với điều này, nội dung
pháp luật về NKT cần được giảng dạy chuyên
sâu bậc sau đại học và khuyến khích các học
viên cao học và nghiên cứu sinh lựa chọn các
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ và tiến sĩ về
chủ đề pháp luật NKT.
Thứ năm, các nghiên cứu pháp luật về

NKT của các giảng viên tham gia giảng dạy
môn học này cần được khuyến khích đặc biệt
là các nghiên cứu mang tính liên ngành (liên
ngành luật và liên ngành luật cùng với các
lĩnh vực khoa học khác như xã hội học, y tế,
quản lí xây dựng và đơ thị…). Xu hướng này,
như đã trình bày phần trên, thể hiện rất rõ
trong hoạt động nghiên cứu của các trư ng
luật Canada và đã đem lại những kết quả
nghiên cứu có độ tin cậy, phục vụ đắc lực
cho xã hội.
Việt Nam, xu hướng này còn
mới mẻ trong các hoạt động nghiên cứu luật
học nói chung chứ khơng riêng trong lĩnh
vực pháp luật NKT. Vì vậy, trong th i gian
tới, các chuyên gia giảng dạy và nghiên cứu
pháp luật NKT cần lưu tâm đến khía cạnh
này để cho ra đ i các sản phẩm nghiên cứu
đáp ứng nhu cầu của đ i sống xã hội.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng và hiệu
quả của hoạt động giảng dạy, nghiên cứu
pháp luật NKT là công việc tốn kém th i
gian và nguồn lực vật chất đối với các cơ s
đào tạo luật. Vì vậy, việc tranh thủ sự hỗ trợ
tài chính từ các tổ chức quốc tế và Nhà nước
là điều hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy,
rất nhiều dự án tăng cư ng giảng dạy và
nghiên cứu pháp luật NKT trong các trư ng
luật Canada có được tài trợ từ Nhà nước.
Trong bối cảnh mơn học pháp luật NKT mới

T¹p chÝ lt häc - ®Ỉc san 10/2013

được đưa vào chương trình đào tạo và đang
nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức
quốc tế và Nhà nước, cơ hội của các cơ s
đào tạo luật nước ta nhận được sự trợ giúp
từ phía Nhà nước và các tổ chức quốc tế là
rất lớn. Vấn đề là các cơ s đào tạo luật cần
phải có kế hoạch hợp lí và bước đi phù hợp
để kịp th i nhận được sự trợ giúp này từ phía
các nhà tài trợ, góp phần củng cố, phát triển
việc giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực pháp
luật còn tương đối mới mẻ Việt Nam./.
(1).Xem: s.as
p?navid=17&pid=166 (truy cập ngày 12/7/2013).
(2).Xem: (truy
cập ngày 12/7/2013).
( 3 ).Xem: />p?navid=17&pid=166 (truy cập ngày 12/7/2013).
(4). Hoa Kỳ đã ban hành Luật về NKT (A mericans
with Disabilit ies Act) vào năm 1990; Australia (vào
năm 1992) và Anh (vào năm 1995) đã ban hành Luật
liên quan đến việc phân biệt đối xử đối với NKT
(Disability Discrimination Act).
(5).Xem: Mary Ann McColl, M ike Schaub, Lauren
Sampson và Kevin Hong (2010), A Canadians with
Disabilities Act? tại http://69.89.31.83/~disabio5/wpcontent/uploads/2011/07/ CDA-reformat.pdf, tr. 6 - 15
(truy cập ngày 12/7/2013).
(6). Nội dung liên quan đến NKT có thể tìm thấy
trong các mơn học khác như luật tố tụng hình sự (liên
quan đến bị can, bị cáo, ngư i bị hại là NKT); các

môn học về kĩ năng bào chữa, tranh tụng (liên quan
đến các thân chủ là ngư i b ị khuyết tật); các nội dung
của luật hiến pháp liên quan đến các mố i quan tâm và
nhu cầu đặc biệt của NKT. Tuy nhiên chỉ bắt đầu từ
năm học 2002 - 2003, môn học “Pháp luật và NKT”
mới chính thức được đưa vào chương trình giảng dạy
của Trư ng luật của Đại học Toronto và Đại học York.
Xem: Allan McChesney (2003), Promoting Disability
Accommodation in Legal Education and Training The continuing relevance of the 1990 Lepofsky
Recommendation tại ploads/_
media/lepof_(july_2003).pdf, tr. 38 - 39 (truy cập ngày
12/7/2013).
(7).Xem: Allan McChesney (2007), “Disability and
113


Đặc san pháp luật người khuyết tật

Law” Resource Guide fo r Law Teachers, tại
/>rs/eng/lepofsky.htm (truy cập ngày 12/ 7/2013). Trong
tài liệu này Allan McChesney liệt kê cụ thể các môn
học có lồng ghép vấn đề NKT theo đề xuất của Dav id
Lepofsky vào năm 1990.
(8). Môn học này được giảng dạy trong các trư ng
luật của Đại học Toronto, Đại học Saskatchewan, Đại
học York và Đại học Bristish Colu mb ia. Xem: Allan
McChesney (2007), “Disability and Law” Resource
Gu ide for Law Teachers, tại />equality/phase_2/resource/teachers/eng/precedents.ht
m#7.2 (truy cập ngày 12/7/2013).
(9). Xem nội dung chương trình này của Trư ng luật

Osgoode Đại học Yo rk tại ch.ca/
equality/phase_2/resource/teachers/eng/precedents.ht
m#LAW AND DISABILITY (truy cập ngày 12/7/2013).
(10). Xem nội dung chương trình này của Trư ng luật
Đại học Saskatchewan tại />uality/phase_2/resource/teachers/eng/precedents.htm#
LAW AND DISABILITY (truy cập ngày 12/7/2013).
(11). Mơn học này có trong chương trình đào tạo của
Trư ng luật Đại học Ottawa. Xem: ch.
ca/equality/phase_2/resource/teachers/eng/precedents.
htm#STUDIES (truy cập ngày 12/7/2013).
(12). Mơn học này có trong chương trình đào tạo của
Trư ng luật Đại học Toronto. Xem:
ch.ca/equality/phase_2/resource/teachers/eng/precede
nts.htm#ACCESSIBLE JUSTICE (t ruy cập ngày
12/7/2013).
(13). Môn học này được giảng dạy trong chương trình
đào tạo luật của Đại học Alberta và Đại học Dalhousie.
Xem: se_2/resource/
teachers/eng/precedents.htm#ACCESSIBLE JUSTICE
(truy cập ngày 12/7/2013).
(14). Môn học này có trong chương trình đào tạo của
trư ng luật Đại học British Columbia. Xem: http://www.
reach.ca/equality/phase_2/resource/teachers/eng/precede
nts.htm#ACCESSIBLE JUSTICE (truy cập ngày 12/7/2013).
(15). Chẳng hạn trong chương trình đào tạo ngành
khuyết tật học phê phán (Critical Disability Studies)
của Đại học York, môn học pháp luật và NKT (Law
and Disability) là môn học bắt buộc. Xem http://www.
yorku.ca/gradcdis/courses.html (truy cập ngày 12/7/2013).
(16). Cần lưu ý là trong chương trình đào tạo thạc sĩ

luật học Canada, Hoa Kỳ hay Australia, nhiều môn
học được giảng dạy chung cho cả sinh viên của
114

chương trình cử nhân (LLB hoặc JD) và sinh v iên của
chương trình thạc sĩ. Ví dụ, xem thơng tin này trong
chương trình đào tạo của Trư ng luật Đại học Toronto
Canada tại htt p :// www.law.uto ronto .ca/academic prog rams/g raduat e -p rog rams/ llm-p rog ram- masterlaws (truy cập ngày 12/7/2013).
(17).Xem: />urce/ teach ers/ eng /p reced ents .ht m# LAW AND DIS
ABILITY (truy cập ngày 12/7/2013).
(18). Ví dụ, xem thơng tin này của Trư ng luật Đại
học Toronto tại />disability-and-law-490503 (truy cập ngày 12/7/2013).
(19).Xem sabili
ty-and-law-490503 (truy cập ngày 12/7/2013).
(20). Phương pháp này được áp dụng Trư ng luật
Osgooode Hall Đại học Yo rk Canada. Chi tiết xem
oode.yo rku .ca/ clin ics -exp erient ial/
clin ical-ed ucat io n/d isab ility -law-intens ive (truy cập
ngày 12/7/2013).
(21). Ví dụ: GS. Ro xanne Mykit iuk, Đại học York;
GS. Ravi Malhotra, Đại học Ottawa; GS. Judith Mosoff,
Đại học British Columbia.
( 22 ).Xem: ghts/event
s/disability-seminar-series (truy cập ngày 12/7/2013).
(23).Xem: http :// facu lty .law.ubc.ca/ cfls / (truy cập
ngày 12/7/2013).
( 24 ).Xem: />ity-and-law-490503 (truy cập ngày 12/7/2013).
(25). Ví dụ: xem luận văn thạc sĩ luật học (LLM) củ a
Gorge Tsiakos năm 2006 tại Đại hoc British Columbia
với đề tài “Bảo vệ t ị nạn đối với NKT tâm thần theo

quy định của pháp luật quốc tế” tại .
ca/handle/2429/18303 (truy cập ngày 12/7/2013).
(26). Luận án tiến sĩ luật của Fiona Sampson năm
2005 tại Đại học York “Xử lí tư pháp việc phân biệt
đối xử đối với NKT g iới” tại ku.
ca/uhtbin/cgisirsi/?ps=W64t4Tyru H/ YORK/ 2747500
10/9 (truy cập ngày 12/7/2013).
(27). Ngay từ đầu những năm 1990, tác giả Dav id
Lepofsky đã đưa ra nhiều khuyến nghị có liên quan đến
việc giảng dạy pháp luật NKT trong các trư ng luật
Canada, trong đó có việc cần lồng ghép nội dung pháp
luật NKT trong các mơn học luật có liên quan (xem:
Allan McChesney, tài liệu đã trích dẫn chú thích số
6). Đến nay, qua kiểm nghiệm thực tế, những kiến nghị
của David Lepofsky vẫn có giá trị th i s.
Tạp chí luật học - đặc san 10/2013



×