ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐOÀN THỊ GIANG THANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
THEO CHUẨN ĐẦU RA Ở TRƯỜNG CĐSP YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐOÀN THỊ GIANG THANH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP
SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
THEO CHUẨN ĐẦU RA Ở TRƯỜNG CĐSP YÊN BÁI
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THÙY LINH
THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh
viên ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra ở Trường CĐSP n Bái” là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi. Các thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
được sử dụng trong cơng trình nghiên cứu nào.
Thái Ngun, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
Đoàn Thị Giang Thanh
i
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Thùy Linh, nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng
biết ơn chân thành tới cơ giáo đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt q trình
thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Chủ nhiệm Khoa Sau
Đại học, Ban Chủ nhiệm Khoa Tâm lý giáo dục; các thầy cô giáo Khoa Tâm lý giáo
dục và các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy
và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Yên Bái,
các trường Mầm non trong TP Yên Bái, và các bạn sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm
Yên Bái cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn
thành bản luận văn.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, khích lệ tơi trong thời gian học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Do điều kiện về thời gian và năng lực bản thân còn hạn chế, do vậy luận văn
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến từ thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016
Tác giả
Đoàn Thị Giang Thanh
ii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 2
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC
MẦM NON THEO CHUẨN ĐẦU RA Ở TRƯỜNG CĐSP ................................... 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 5
1.1.1. Nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá ........................................................ 5
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập sư phạm .......................................... 6
1.1.3. Nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm ............... 7
1.2. Khái niệm công cụ ................................................................................................. 8
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục ................................................................................... 8
1.2.2. Thực tập sư phạm.............................................................................................. 11
1.2.3. Chuẩn đầu ra ngành Giáo dục Mầm non .......................................................... 13
1.2.4. Đánh giá kết quả thực tập sư phạm ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn
đầu ra........................................................................................................................... 14
1.2.5. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra ........................................................................ 16
iii
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1.3. Một số lý luận đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo
dục Mầm non theo chuẩn đầu ra ................................................................................. 16
1.3.1. Chuẩn đầu ra giáo dục mầm non ...................................................................... 17
1.3.2. Vai trò của thực tập sư phạm mầm non ............................................................ 19
1.3.3. Đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non
theo chuẩn đầu ra ........................................................................................................ 21
1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư
phạm của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra ............................. 24
1.4.1. Mục tiêu và tầm quan trọng của quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực
tập sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra .................... 24
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh
viên ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra....................................................... 24
1.4.3. Phân cấp quản lý trong hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của
sinh viên ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra.............................................. 26
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập của sinh
viên ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra ở trường cao đẳng sư phạm ............. 28
1.5.1. Chương trình đào tạo ........................................................................................ 28
1.5.2. Cơ chế phối hợp giữa trường cao đẳng sư phạm với trường mầm non nơi
sinh viên TTSP............................................................................................................ 28
1.5.3. Nhận thức của CBQL, giảng viên trường CĐSP và CBQL, giáo viên mầm
non của cơ sở TTSP .................................................................................................... 29
1.5.4. Kinh phí đào tạo do Nhà nước cấp cho các trường sư phạm ............................ 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 30
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM
NON THEO CHUẨN ĐẨU RA Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM YÊN
BÁI ............................................................................................................................. 31
2.1. Vài nét khái quát về trường CĐSP Yên Bái và hoạt động đánh giá kết quả
TTSP của sinh viên mầm non theo CĐR .................................................................... 31
2.1.1. Vài nét khái quát về trường CĐSP Yên Bái ..................................................... 31
2.1.2. Vài nét về CĐR ngành Giáo dục mầm non của trường CĐSP Yên Bái ........... 33
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ......................................................................... 34
2.2.1. Mục tiêu khảo sát .............................................................................................. 34
iv
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
2.2.2. Khách thể khảo sát ............................................................................................ 35
2.2.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 35
2.2.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu ..................................................... 35
2.3. Kết quả khảo sát ................................................................................................... 35
2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đánh giá
kết quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành mầm non theo chuẩn đầu ra .............. 35
2.4. Thực tra ̣ng đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành mầm non
theo chuẩn đầu ra của giáo viên mầm non .................................................................. 38
2.4.1. Mức độ thực hiện các nội dung đánh giá của giáo viên mầm non ................... 38
2.4.2. Thực trạng mức độ và hiệu quả sử dụng các phương pháp đánh giá kết quả
thực tập sư phạm của sinh viên ngành mầm non theo chuẩn đầu ra .......................... 41
2.4.3. Thực trạng đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành mầm
non theo chuẩn đầu ra ................................................................................................. 41
2.4.4. Thực tra ̣ng sử du ̣ng công cu ̣ đánh giá kế t quả thực tâ ̣p sư pha ̣m của sinh
viên mầ m non theo chuẩ n đầ u ra ................................................................................ 46
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh
viên ngành mầm non theo chuẩn đầu ra ..................................................................... 48
2.5.1. Thực trạng việc tổ chức thực hiện mục tiêu quản lý ........................................ 48
2.5.2. Thực trạng quản lý nội dung đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh
viên ngành mầm non theo chuẩn đầu ra ..................................................................... 50
2.5.3. Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức đánh giá ...................................... 56
2.5.4. Thực trạng quản lý các điều kiện cơ sở vật chất của hoạt động đánh giá ........ 57
2.5.5. Thực trạng quản lý kết quả đánh giá................................................................. 58
2.6. Thực tra ̣ng hiê ̣u quả phố i hơ ̣p phân cấ p quản lý đánh giá kế t quả thực tâ ̣p sư
pha ̣m của sinh viên ngành mầ m non theo chuẩ n đầ u ra ............................................. 59
2.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm
của sinh viên ngành mầm non theo chuẩn đầu ra ....................................................... 59
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 61
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
THEO CHUẨN ĐẦU RA Ở TRƯỜNG CĐSP YÊN BÁI ..................................... 62
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................................. 62
3.1.1. Bảo đảm tính pháp lí ......................................................................................... 62
v
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
3.1.2. Nguyên tắ c đảm bảo tính mu ̣c tiêu ................................................................... 62
3.1.3. Bảo đảm tính hệ thống ...................................................................................... 63
3.1.4. Bảo đảm tính thực tiễn và tính khả thi .............................................................. 63
3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư
phạm của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra ở Trường CĐSP
Yên Bái ....................................................................................................................... 63
3.2.1. Đổi mới công tác lập kế hoạch đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh
viên ngành mầm non theo chuẩn đầu ra ..................................................................... 64
3.2.2. Đổi mới quản lý quy trình đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên
ngành mầm non theo chuẩn đầu ra ............................................................................. 67
3.2.3. Quản lý thông tin trong đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên
ngành mầm non theo chuẩn đầu ra ............................................................................. 74
3.2.4. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa trường CĐSP với trường MN để giám sát
hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của SV mầm non theo CĐR............... 79
3.2.5. Sử dụng hiệu quả và hợp lý cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính ............. 80
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 81
3.4. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ............................... 82
3.4.1. Mục đích khảo sát ............................................................................................. 82
3.4.2. Đối tượng khảo sát ............................................................................................ 83
3.4.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 83
3.4.4. Phương pháp khảo sát ....................................................................................... 83
3.4.5. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 88
1. Kết luận ................................................................................................................... 88
2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 90
PHỤ LỤC
vi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL
:
Cán bộ quản lý
CĐR
:
Chuẩn đầu ra
CĐSP
:
Cao đẳng sư phạm
CLGD
:
Chất lượng giáo dục
ĐG
:
Đánh giá
ĐGKQ
:
Đánh giá kết quả
GD&ĐT
:
Giáo dục và đào tạo
GV
:
Giáo viên
KĐCLGD
:
Kiểm định chất lượng giáo dục
QL HĐ
:
Quản lý hoạt động
QL HĐĐG
:
Quản lý hoạt động đánh giá
QL
:
Quản lý
SVMN
:
Sinh viên mầm non
TTSP
:
Thực tập sư phạm
XH
:
Xã hội
iv
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQL,GVMN và SV về tầm quan trọng của hoạt động
ĐGKQ TTSP của SV ngành MN theo CĐR ............................................. 36
Bảng 2.2. Mức độ việc thực hiện nội dung đánh giá chăm sóc và giáo dục trẻ ......... 38
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GVMN, SVMN trong thực hiện các nội dung
khác của giáo viên mầm non ..................................................................... 40
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GVMN, SVMN về mức độ và hiệu quả sử dụng
các phương pháp đánh giá kết quả thực tập sư phạm của SV ngành
mầm non .................................................................................................... 41
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GVMN, SVMN về việc thực hiện đánh giá công
tác chủ nhiệm lớp của SVMN ................................................................... 42
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GVMN, SVMN về thực trạng công tác giảng
dạy của sinh viên ngành Mầm non ............................................................ 43
Bảng 2.7. Đánh giá về thực trạng sử dụng công cụ đánh giá kết quả thực tập sư
phạm của sinh viên mầm non theo chuẩn đầu ra ...................................... 46
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GVMN, SVMN về mức độ thực hiện mục tiêu
quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên
ngành mầm non theo chuẩn đầu ra ............................................................ 48
Bảng 2.9. Đánh giá của cán bộ quản lý trường cao đẳng về việc lãnh đạo, chỉ
đạo hoạt động kết quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành mầm
non theo chuẩn đầu ra ................................................................................ 54
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL, GVMN về việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động
đánh giá kế t quả TTSP của SVMN theo CĐR .......................................... 54
Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL trường CĐSP, CBQL, GVMN về việc kiểm tra,
đánh giá hoạt động đánh giá kết quả TTSP của SVMN theo CĐR................ 55
Bảng 2.12. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về hiệu quả của HĐ quản
lý phương pháp,hình thức đánh giá ........................................................... 56
Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về quản lý các điều kiện
cơ sở vật chất của hoạt động đánh giá ....................................................... 57
v
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ quản lý kết quả
đánh giá ..................................................................................................... 58
Bảng 2.15. Đánh giá của cán bô ̣ quản lý và giáo viên về hiê ̣u quả phố i hơ ̣p phân
cấ p quản lý................................................................................................. 59
Bảng 2.16. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạtđộng đánh giá kết quả
thực tập sư phạm của sinh viên ngành mầm non theo chuẩn đầu ra ......... 60
Bảng 3.1. Mức đô ̣ cầ n thiế t của các biê ̣n pháp ........................................................... 84
Bảng 3.2. Mức đô ̣ khả thi của các biê ̣n pháp .............................................................. 85
vi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
DANH MỤC CÁC HÌNH
Biểu đồ 2.1. Đánh giá về vai trò của hoạt động đánh giá KQ TTSP của SVMN
theo CĐR .............................................................................................. 37
Biể u đồ 2.2: Mức đô ̣ thực hiê ̣n nô ̣i dung đánh giá ..................................................... 39
Biể u đồ 2.3. Đánh giá của CBQL, GVMN, SVMN về thực hiê ̣n đánh giá công
tác chủ nhiê ̣m lớp của SVMN ............................................................... 43
Biể u đồ 2.4. Đánh giá của CBQL, GVMN, SVMN về thực trạng công tác giảng
dạy của sinh viên ngành Mầm non ....................................................... 44
Biể u đồ 2.5. Đánh giá của CBQL, GVMN, SVMN về thực trạng công tác tổ
chức kỉ luật của sinh viên ngành mầm non .......................................... 45
Biể u đồ 2.6. Đánh giá về thực trạng sử dụng công cụ đánh giá kết quả thực tập
sư phạm của sinh viên mầm non theo chuẩn đầu ra ............................. 47
Biể u đồ 2.7. Mức đô ̣ thực hiê ̣n mu ̣c tiêu quản lý........................................................ 49
Biể u đồ 2.8. Đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng quản lý công tác lập kế
hoạch đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành mầm
non theo chuẩn đầu ra ........................................................................... 51
Biể u đồ 2.9. Đánh giá của CBQL, GVMN về thực trạng quản lý công tác tổ
chức hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên
ngành mầm non theo chuẩn đầu ra ....................................................... 53
vi
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non ngày càng được coi trọng với vai
trò là bậc giáo dục tạo những cơ sở nền tảng đầu tiên cho những bậc học tiếp theo.
Chính vì thế, trình độ của giáo viên mầm non cũng phải đáp ứng được những yêu cầu
ngày càng cao của xã hội để thực hiện tốt việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Điều này đặt ra
cho các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non nhiệm vụ đào tạo đội ngũ giáo viên có chất
lượng và năng lực sư phạm tốt.
Hoạt động thực tập sư phạm trong trường sư phạm là giai đoạn quan trọng trong
quá trình đào tạo giáo viên. Đây là cơ hội thuận lợi để sinh viên mầm non đem những
kiến thức đã tích lũy được trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm vận dụng vào thực
tiễn cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ để tiếp tục hoàn thiện năng lực cũng như nhân cách
của người GV mầm non tương lai. Thời điểm TTSP cũng là thời điểm SV hình thành rõ
nhất tình cảm và thái độ đối với nghề. Kết quả thực tập sư phạm một mặt thể hiện và xác
nhận được năng lực, kĩ năng nghề nghiệp sinh viên đã tích lũy được trong quá trình học
tập, mặt khác thể hiện chất lượng đào tạo của nhà trường.
Đánh giá kết quả thực tập sư phạm là quá trình hình thành những nhận đinh,
phán đoán về năng lực sư phạm và phẩm chất của sinh viên trong thời gian thực tập sư
phạm ở cơ sở thực tập. Đánh giá kết quả thực tập sư phạm có đặc thù khác biệt với
đánh giá kết quả học tập trong nhà trường. Thứ nhất, là quá trình đánh giá mang tính
thực hành, thực tiễn cao. Thứ hai, chủ thể tiến hành đánh giá là giáo viên trường mầm
non nơi sinh viên thực tập. Nhà trường đào tạo phải xây dựng nội dung, phương pháp,
công cụ đánh giá chuẩn hóa, với hướng dẫn đánh giá tường minh làm cơ sở cho việc
đánh giá khách quan, chính xác. Phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ trong quản lý của
nhà trường với các cơ sở thực tập.
Trên thực tế, trường Cao đẳng sư phạm Yên Bái đã có bề dày lịch sử và đào tạo
nhiều thế hệ giáo viên mầm non cho tỉnh nhà. Bắt đầu từ năm học 2010 nhà trường tiến
hành xây dựng chuẩn đầu ra của các ngành đào tạo, từ đó tiến hành dạy học, đánh giá
theo chuẩn đầu ra. Trong công tác quản lý của nhà trường, một trong những vấn đề quan
tâm và ưu tiên hàng đầu là việc liên kết giữa chuẩn đầu ra với đánh giá kết quả học tập
của sinh viên. Đặc biệt là đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên bởi thực tế
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nhà trường xây dựng chuẩn đánh giá, nội dung và công cụ đánh giá nhưng người tiến
hành đánh giá là giáo viên mầm non tại cơ sở thực tập nên trong cơng tác đánh giá cịn
nhiều khó khăn, bất cập như: chưa nắm rõ nội dung,công cụ đánh giá, quá trình đánh giá
cịn mang tính chất cảm tính, dựa trên tình cảm cá nhân,...
Từ những lý do trên, chúng tơi lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động đánh giá
kết quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu
ra ở Trường CĐSP Yên Bái” làm vấn đề nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá kết quả
thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra ở Trường
Cao đẳng Sư phạm Yên Bái góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo
dục và đào tạo của nhà trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục
Mầm non theo chuẩn đầu ra.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên
ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra ở Trường CĐSP Yên Bái.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập
sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra tại Trường CĐSP
Yên Bái phù hợp với qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với yêu cầu về
chất lượng nguồn nhân lực ngành giáo dục mầm non, phù hợp với điều kiện của nhà
trường sẽ có tác dụng điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động thực
tập sư phạm và quá trình đạo tạo giáo viên đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn giáo
dục mầm non tỉnh Yên Bái trong bối cảnh mới.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Về nội dung
- Nghiên cứu về Quản lý hoạt động đánh giá kết quả TTSP cuối khóa của sinh
viên cao đẳng mầm non.
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Nghiên cứu hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành
Giáo dục Mầm non khóa 2013-2016 tại Trường CĐSP Yên Bái.
5.2. Về khách thể khảo sát
Khảo sát 25 CBQL và giảng viên; 50 CBQLGD và giáo viên mầm non; 112 sinh
viên mầm non.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư
phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra ở trường cao đẳng sư
phạm.
6.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập
sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra ở Trường CĐSP
Yên Bái
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư
phạm của sinh viên ngành giáo dục mầm non theo chuẩn đầu ra Trường CĐSP Yên Bái
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, suy luận, so sánh, hệ thống hóa,
khái quát hóa các tài liệu, văn bản, vận dụng các quan điểm lý luận liên quan đến vấn
đề quản lý hoạt động đánh giá kết quả TTSP của sinh viên ngành GDMN theo CĐR
nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Xây dựng phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi đóng và mở để tìm hiểu thực
trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả TTSP của sinh viên ngành GDMN theo CĐR
ở trường CĐSP Yên Bái.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động của sinh viên mầm non trong quá trình thực tập sư phạm để
xác định thực trạng đánh giá kết quả TTSP của sinh viên ngành GDMN theo CĐR ở
trường CĐSP Yên Bái.
3
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn cán bộ quản lý trường mầm non, giáo viên mầm non, sinh viên thực
tập sư phạm để tìm hiểu sâu thực trạng, mức độ và hiệu quả sử dụng các phương pháp
đánh giá kết quả TTSP của SV ngành GDMN theo CĐR ở trường CĐSP Yên Bái.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động sư phạm.
Nghiên cứu giáo án của sinh viên thực tập sư phạm để tìm hiểu thực trạng đánh
giá kết quả TTSP của sinh viên ngành GDMN theo CĐR ở trường CĐSP Yên Bái.
7.3. Các phương pháp bổ trợ
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích định lượng các kết quả
nghiên cứu thực trạng và kết quả khảo nghiệm tính khoa học, khả thi của các biện pháp
đề xuất.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị và Danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm
của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra ở trường cao đẳng sư phạm
Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm của
sinh viên ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra Trường CĐSP Yên Bái.
Chương 3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đánh giá kết
quả thực tập sư phạm của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non theo chuẩn đầu ra ở
Trường CĐSP Yên Bái.
4
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
THỰC TẬP SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
THEO CHUẨN ĐẦU RA Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá
Thực hiện Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày
02/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật GD; Bộ GD&ĐT đang triển khai đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp GD,
tiếp tục ĐT và bồi dưỡng đội ngũ GV, tăng cường cơ sở vật chất, đẩy mạnh công tác
ĐG, KĐCLGD ở các cấp học nhằm nhanh chóng tạo bước chuyển biến lớn về CLGD.
Chính vì vậy, nhiều cơng trình nghiên cứu, hội thảo khoa học về QL HĐĐG được triển
khai thực hiện .
HĐĐG được tiến hành QL trên nhiều mặt như: QL HĐ tự đánh giá, QL HĐĐG
TTSP, QL HĐĐG kết quả học tập,… với các cơng trình nghiên cứu cụ thể như:
Tác giả Cấn Thị Thanh Hương với đề tài “Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam”. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận,
thực tiễn về KTĐG kết quả học tập và quản lý KTĐG kết quả học tập kết hợp với
nghiên cứu yêu cầu của GDĐH đối với quản lý KTĐG kết quả học tập, tiến hành
nghiên cứu quản lý KTĐG kết quả học tập trong GDĐH nhằm tìm ra các giải pháp
cải tiến làm cho kết quả KTĐG phản ánh đúng chất lượng ĐT; khắc phục các hiện
tượng tiêu cực, gian lận,... nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp
phát triển kinh tế, XH ở nước ta trong giai đoạn mới và tạo tiền đề cho việc xây dựng
XH học tập.
Luận văn “Quản lý hoạt động tự đánh giá trường trung học phổ thông tỉnh Thái
Nguyên” của tác giả Phan Vũ Hào đã tập trung nghiên cứu một số biện pháp nâng cao
hiệu quả QLHĐ tự ĐG trường THPT tỉnh Thái Nguyên.
- Hội thảo “ Vai trò của hoạt động kiểm tra - đánh giá trong đổi mới giáo dục ở
Việt Nam” do Viện nghiên cứu Giáo dục - Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh tổ chức
với rất nhiều bài tham luận của các tác giả bàn về HĐĐG, cụ thể như:
5
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
+ “Những quan điểm mới về đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học phù
hợp với hướng phát triển một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và văn minh” của tác
giả- Thạc sĩ Đặng Huỳnh Mai. Bài tham luận đề cập đến vấn đề làm thế nào để công
tác kiểm tra đánh giá đối với học sinh tiểu học vừa mang tính hiện đại vừa mang tính
nhân văn.
+ Tác giả - Thạc sĩ Huỳnh Cơng Minh với bài tham luận “Đánh giá học sinh
trong trường phổ thông hiện nay”. Tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng đánh giá học
sinh một cách toàn diện trên các lĩnh vực như: đức, trí, thể chất, thẩm mỹ,… và những
bất cập cần khắc phục.
+ Tiến sĩ Lê Văn Hảo tập trung “Trao đổi về khái niệm, mục đích và yêu cầu của
đánh giá học tập”. Qua bài viết này tác giả muốn trao đổi một số vấn đề vừa mang tính
kinh điển, vừa có tính thời sự đối với các khía cạnh nói trên của đánh giá học tập. Những
trao đổi này có thể phù hợp với mơi trường GD phổ thông và GD ĐH, CĐ.
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập sư phạm
Những năm gần đây đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học và các đề tài
thạc sỹ, tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động TTSP cho SV sư phạm như:
"Biện pháp quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh trung cấp chuyên nghiệp
trường trung học Công nghệ chế tạo máy " của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nga. [20]
"Một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh
viên trường cao đẳng sư phạm Yên Bái" của tác giả Phạm Quang Hưng. [17]
"Các biện pháp đổi mới công tác quản lý thực tập sư phạm ở trường Trung cấp
sư phạm Mầm non tỉnh Thái Bình" của tác giả Bùi Thị Thành. [28]
Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục với đề tài: "Một số biện pháp quản lý thực
tập sư phạm của sinh viên chuyên ngành mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Thái
Bình" của tác giả Trần Thị Thêu. [29]
Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả
TTSP của sinh viên ngành GDMN theo CĐR nhìn chung cịn hạn chế.
Như vậy, qua phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu QLHĐ ĐGKQ TTSP
của SV ngành GDMN thuộc lĩnh vực của đề tài chúng tôi nhận thấy nghiên cứu theo
CĐR là việc làm cần thiết.
6
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1.1.3. Nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả thực tập sư phạm
Phần lớn các cơng trình của các tác giả tập trung phản ánh thực trạng thiếu hụt
bộ tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, đánh giá trong TTSP.
Các tác giả Huỳnh Mộng Tuyền [34], Đặng Lộc Thọ [31] nhận định: việc kiểm
tra, đánh giá thực tập hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa có những tiêu
chuẩn, tiêu chí đánh giá khoa học; việc kiểm tra, đánh giá TTSP còn chủ quan, còn phụ
thuộc vào cảm xúc, tình cảm của người đánh giá.
Tác giả Trần Anh Tuấn [32] cho rằng: cần đưa ra các chuẩn để đánh giá, có tiêu
chí đánh giá cụ thể, có cơng cụ đánh giá theo từng kĩ năng, từng nội dung. Theo tác giả
Nguyễn Khắc Huấn [13]: Khâu đánh giá kết quả TTSP chưa được chú trọng đúng mức.
Điều này thể hiện qua các khía cạnh: bộ tiêu chí dùng để đánh giá chưa được lượng
hóa một cách triệt để, gây khó khăn cho cơng tác đánh giá của các trường PT. Bởi vậy,
nên có tình trạng nơi nặng, nơi nhẹ, người nặng, người nhẹ, tùy thuộc ít nhiều vào chủ
quan người đánh giá. Mặt khác, tâm lí “vì học trị” của GV hướng dẫn thực tập, nên
khi đánh giá thường “nương tay”.
Do chưa có bộ tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, đánh giá chi tiết, định lượng nên
việc đo đạc kết quả thực hiện nhiệm vụ TTSP thiếu định lượng, thiếu khách quan, phụ
thuộc nhiều vào cảm tính người đánh giá. Vì vậy, kết quả TTSP của SV rất cao, chưa
phản ánh đúng trình độ thực chất của SV. Các tác giả Phạm Thị Kim Anh [1], La Hồng
Huy [14] cho rằng: Đánh giá kết quả TTSP có ý nghĩa lớn đối với chất lượng ĐTGV
của trường SP, đánh giá phải khách quan, khoa học. Hiện nay, nhiều SV được đánh giá
thực tập giảng dạy loại giỏi, nhưng khi tốt nghiệp ra trường, chỉ được thanh tra xếp
giảng dạy trung bình. Như vậy cịn khoảng cách khá lớn giữa đánh giá TTSP với thực
tiễn.
Để đánh giá TTSP một cách khách quan, chính xác, cơng bằng, các tác giả Phạm
Thị Kim Anh [1], Kiều Thế Hưng [15], [16], Nguyễn Kim Oanh [21], Trần Đình Thích
[30], Mỵ Giang Sơn [26] cho rằng cần có sự tham gia đánh giá của giảng viên SP và
phải có sự tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ đánh giá cho GV PT hướng dẫn thực tập.
Nhìn chung, kiểm tra, đánh giá trong TTSP hiện nay có nhiều hạn chế: khơng
7
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
có cơng cụ đánh giá khoa học, thiếu hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí cần thiết; đánh
giá cịn cảm tính, phụ thuộc vào chủ quan, kinh nghiệm người đánh giá. Đây là vấn đề
quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, hiệu quả TTSP mà các chủ thể quản lí
TTSP cần quan tâm giải quyết.
1.2. Khái niệm cơng cụ
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý
Thuật ngữ "quản lý" tiếng Anh là management có nghĩa là sự quản lý. Đây là
một danh từ có nhiều định nghĩa khác nhau, mỗi tác giả khi đề cập đến QL đều có một
định nghĩa của riêng mình.
Mọi hoạt động của xã hội đều cần tới quản lý. QL vừa là một khoa học sử dụng
tri thức của nhiều môn khoa học xã hội, đồng thời QL còn là một nghệ thuật địi hỏi sự
khơn khéo và tinh tế cao độ để đạt được mục đích.
Trong thực tiễn thuật ngữ "quản lý" có thể hiểu là hai q trình tích hợp vào
nhau: "Quản" là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ thống ở trạng thái ổn định; "Lý" là sửa
sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống vào thế phát triển.
Dưới góc độ khoa học, khái niệm QL được hiểu theo nhiều cách khác nhau:
- Theo tác giả Harol Koontz: Quản lý là một hoạt ðộng thiết yếu nó bảo ðảm phối
hợp những nỗ lực các nhân nhằm ðạt ðýợc các mục ðích, mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu
của quản lý là hình thành một mơi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục
đích của mình với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất [11].
- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển,
hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục
tiêu đã đề ra [9].
- Quản lý là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả
thơng qua q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ
chức [9].
- Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể
người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong suốt quá trình lao động". [19]
- Tác giả Nguyễn Ngọc Quang theo quan điểm hoạt động của một tổ chức:
8
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
“Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những
người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được mục tiêu dự kiến”.
[23]
- Tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lý là tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể
quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt
được mục đích của tổ chức”. [4]
Phân tích những định nghĩa trên có thể thấy: bản chất của hoạt động quản lý là
cách thức tác động (tổ chức, điều khiển, chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lý đến
khách thể và đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt
hiệu quả mong muốn và đạt được mục tiêu đã đề ra. Xét về tính hiệu quả của việc sử
dụng nguồn lực thì: QL là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Nếu nhấn mạnh đến yếu
tố quan trọng nhất của QL là ra các quyết định thì: QL là đưa ra những quyết định đúng.
Khi con người với tư cách là những cá nhân đơn lẻ không thể thực hiện để đạt
được những mục tiêu mà họ đề ra thì họ bắt đầu hình thành các tập thể, nhóm. QL xuất
hiện như một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt tới những
mục tiêu chung.
Từ các quan niệm trên có thể khái quát: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có
hướng đích chủ, chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt tới mục tiêu đề ra.
Những nét đặc trưng phản ánh bản chất của quản lý:
+ Quản lý là hoạt động có mục đích của con người;
+ Quản lý là sự sắp xếp và thể hiện hợp lý các tác động có mục đích;
+ Quản lý là sự lựa chọn và quyết định các phương án tối ưu;
+ Quản lý là giảm tính bất định và tăng tính tổ chức của hệ thống (trong thực
tiễn, hoạt động tổ chức là nét đặc trưng nhất của quản lý).
1.2.1.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực
lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.
Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không
chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà giáo dục cho mọi người. Quản lý nhà trường, quản
9
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, có tổ chức được hoạt động giáo dục, thực
hiện được các tính chất của nhà trường mới quản lý được giáo dục.
Theo tác giả Trần Kiểm: "Quản lý giáo dục là những tác động tự giác (có ý
thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất
cả các mắt xích của hệ thống từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường nhằm
thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà
xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục" (ở cấp vĩ mô) [19].
"Quản lý giáo dục là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục
(được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực
lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục
tiêu đào tạo của nhà trường (ở cấp vi mô). [19]
Theo chuyên gia giáo dục Liên Xô M.I.Kondacốp: "Tập hợp những biện pháp:
tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch v.v... nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường
của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả
về mặt chất lượng cũng như số lượng". [dẫn theo 18]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác ðộng
có mục ðích, có kế hoạch thích hợp với chủ thể quản lý, nhằm lŕm cho hệ vận hŕnh theo
đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường
xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ,
đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến đến trạng thái mới về chất." [24].
Theo tác giả Nguyễn Việt Bắc, Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường hay nói
rộng ra là QLGD là QL hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này
sang trạng thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định” [3].
Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc:“Quản lý giáo dục là quá
trình đạt tới mục tiêu trên cơ sở thực hiện có ý thức và hợp quy luật các chức năng kế
hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [5].
QLGD được tiếp cận dưới hai góc độ đó là góc độ vĩ mơ và góc độ vi mơ:
Ở góc độ vĩ mơ: Chủ thể QLGD là hệ thống các cơ quan QLGD trong hệ thống
GD quốc dân, đới tượng của QL là hệ thống GD quốc dân và hệ thống QL, mục tiêu của
10
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
QL là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Tiếp cận góc độ vĩ mô: quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có ý
thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của
hệ thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành đúng quy luật và
liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng, thực hiện mục tiêu
của nền giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Ở góc độ vi mơ: Chủ thể QLGD là chủ thể QL nhà trường (Hiệu trưởng, giám
đốc cơ sở GD), đối tượng của QL là các quá trình dạy học, quá trình giáo dục và các
thành tố tham gia vào các q trình đó (GV, HS-SV, các lực lượng khác, cơ sở vật chất,
tài chính, ...)
Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật
của chủ thể quản lý nhà trường làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan
điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam, đưa
nhà trường tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất, góp phần thực hiện
mục tiêu chung của giáo dục là hình thành, phát triển nhân cách người học theo yêu
cầu của xã hội.
1.2.2. Thực tập sư phạm
Theo từ điển tiếng Việt, "Thực tập là việc tập làm trong thực tế để áp dụng và
củng cố lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ chuyên môn". [22]
"Thực tập sư phạm là hoạt động vận dụng những tri thức khoa học về chuyên môn
nghiệp vụ của sinh viên vào việc tập luyện giảng dạy và giáo dục học sinh nhằm hình
thành năng lực sư phạm của người giáo viên trong tương lai. Trong quá trình thực tập,
sinh viên được tập làm một cách trọn vẹn các nhiệm vụ của một giáo viên". [9]
Thực tập nghề nghiệp là một khâu trong qui trình đào tạo của các trường nghề.
Việc thực tập nghề nghiệp thực chất là quá trình làm quen với nghề, vừa tiếp tục tìm
hiểu về nghề, vừa tiếp tục rèn luyện củng cố các kiến thức, kỹ năng mà đã được học.
Đồng thời các phẩm chất mà nghề nghiệp đòi hỏi cũng được hình thành và củng cố qua
các đợt thực tập nghề nghiệp.
Dạy học là một nghề và các trường sư phạm là các trường đào tạo nghề. Trường
sư phạm đào tạo GV cho các cấp học, do đó việc TTSP chính là hoạt động thực tập
11
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nghề nghiệp cho người GV tương lai.
Việc thực tập nghề của SV SP vừa có những điểm chung giống như các trường
nghề khác, vừa có nét đặc trưng riêng của nghề sư phạm. Có thể nói TTSP là q trình
tập hành nghề của SV sư phạm nhằm mục đích làm quen với công việc, với những
nhiệm vụ của người GV tương lai. TTSP sẽ giúp SV sau này có thể nhanh chóng thích
ứng với nghề và hồn thành trách nhiệm của một người GV. Vì vậy, mọi hoạt động của
SV trong trường sư phạm là nhằm rèn luyện cho mình khả năng đáp ứng được các yêu
cầu đối với người thầy, cô giáo để sau khi ra trường những SV này có thể làm cơng tác
dạy học và giáo dục ở các nhà trường. Muốn trở thành người GV tốt, SV phải từng
bước làm quen với nghề, biến các yêu cầu của nghề nghiệp thành yêu cầu rèn luyện,
hoàn thiện bản thân. Quá trình làm quen này diễn ra liên tục, thường xuyên và thông
qua tất cả các môn học, các khâu các bước trong quá trình đào tạo. Song đợt TTSP cuối
khố là quan trọng nhất vì ở đó SV thể hiện tồn bộ những gì mình đã tích luỹ được
trong các năm học. Đồng thời trong TTSP SV được coi là một GV thực thụ với đầy đủ
nghĩa vụ và trách nhiệm theo đúng qui định. Chính vì vậy, TTSP là lúc SV vừa là GV,
là quá trình học việc của SVSP. Do đó, SV vẫn cần được sự hướng dẫn của GV ở các
nhà trường và cơ sở giáo dục, của giảng viên trường sư phạm.
Tựu chung lại, TTSP là hoạt động thực tiễn của SV tại các trường mầm non,
trường phổ thông sau phần học lý thuyết về nghề sư phạm nhằm mục đích củng cố và
nâng cao nhận thức và lòng yêu nghề dạy học, áp dụng các kiến thức vào thực tiễn, rèn
luyện kỹ năng dạy học, giáo dục. Nội dung TTSP đòi hỏi phải vận dụng tổng hợp các
kiến thức, nghiệp vụ được trang bị vào hoạt động cụ thể theo từng loại hình cơng tác
giáo dục và dạy học. Theo quan niệm trên, TTSP là hoạt động thực hành của SV các
trường sư phạm và được tiến hành ở các cơ sở TTSP.
TTSP là cơng đoạn quan trọng trong q trình đào tạo GV, là thời gian SV được
tiếp xúc trực tiếp với thế giới sinh động của hoạt động nghề nghiệp, nhằm giúp SV
củng cố nâng cao kiến thức, kỹ năng đã học ở trường sư phạm. TTSP là giai đoạn kiểm
tra sự chuẩn bị về mặt lý luận và thực hành của SV trong việc giải quyết những công
việc của người GV tương lai. Ở góc độ quản lý, thơng qua TTSP mà nhà trường xác
định được sự chuẩn bị về lý luận và thực hành của SV cho công việc tương lai của họ
12
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
sau này đã đạt ở mức độ nào.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu: TTSP là hoạt động thực hành về nghiệp
vụ sư phạm của SV sư phạm ở trường phổ thơng nhằm hình thành và phát triển những
kỹ năng cơ bản để tổ chức tốt hoạt động dạy học và giáo dục, hình thành những phẩm
chất cơ bản của người GV tương lai.
Thực tập sư phạm của SV chuyên ngành mầm non trường CĐSP là hoạt động
vận dụng những tri thức khoa học về chuyên môn nghiệp vụ của SV vào việc tập luyện
chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nhằm hình thành năng lực sư phạm và những phẩm
chất cần thiết của người giáo viên mầm non trong tương lai có đủ khả năng chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng - 72 tháng tuổi .
Kết quả TTSP mầm non là mức độ thực hành về nghiệp vụ sư phạm của SV ở
trường mầm non nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng cơ bản để tổ chức tốt
hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Kết quả TTSP bao gồm các kiến thức,
kĩ năng, thái độ, năng lực mà người học đạt được trong quá trình thực hành và rèn luyện
tại nhà trường.
1.2.3. Chuẩn đầu ra ngành Giáo dục Mầm non
Ở Việt Nam hiện nay tồn tại hai cách hiểu về khái niệm chuẩn đầu ra:
Cách hiểu thứ nhất: “learning outcome standards” hay “program outcome
standard”.Từ “chuẩn” trong tiếng Việt được dịch sang tiếng Anh là “standard” - có
nghĩa là một yêu cầu/ mong đợi từ bên ngồi, khơng phải do chính mình tạo ra, và
thường có tính ràng buộc (tức là nếu khơng đạt chuẩn thì sẽ dẫn đến những hệ quả nào
đó). [34]
- Cơ quan quản lý tiểu học và trung học của bang Massachusetts khẳng định:
Nếu một chương trình không đạt được Program Outcome Standards “chuẩn đầu ra của
chương trình” thì phải rút giấy phép. [36]
- ACED (tạm dịch Hội đồng các trưởng khoa kỹ thuật/ cơng trình của Australia:
“chuẩn đầu ra của chương trình” ở đây được hiểu là những đặc điểm (về năng lực) mà
các tổ chức kiểm định yêu cầu/đòi hỏi ở người tốt nghiệp sau khi ra trường. [37]
Cách hiểu thứ hai: “learning outcomes” (kết quả đầu ra): là những gì nhà trường
hứa/ cam kết với xã hội (người học, gia đình, nhà tuyển dụng, nhà nước, toàn xã hội)
13
LUAN VAN CHAT LUONG download : add