ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 6
Môn ngữ văn
Thời gian làm bài:150 phút, không kể thòi gian giao đề.
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 ĐIỂM)
Câu I: (2.0 điểm)
Anh/chị hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn.
Câu II: (3.0 điểm)
Nhạc sĩ S.Gu-nô người Pháp nói:Năm hai mươi tuổi tôi nói: “Tôi và Mô-da”.Năm ba nươi
tuổi,tôi nói: “Mô-da và tôi”.Năm bốn mươi tuổi,tôi nói: “Chỉ có Mô-da”.
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) suy nghĩ của anh/chị về câu nói
trên.
II.PHẦN RIÊNG (5.0 ĐIỂM)
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó.
(Câu IIIa hoặc IIIb)
Câu IIIa.Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mặt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Ngữ văn 12,tập một,NXB Giáo dục,2008,tr.89)
Câu IIIb. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)
Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật Hồn Trương Ba khi phải sống nhờ than xác
anh hàng thịt trong đoạn trích của vở kịch Hồn Trương Ba,da hàng thịt của tác giả Lưu Quang
Vũ (Ngữ văn 12 Nâng cao,tập một).
Gîi ý lµm bµi.
I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH :
Câu I: (2.0 điểm) A.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau,song cần nêu bật được các ý chính sau
đây:
-Lỗ Tấn (1881-1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân,quê ở Chiết Giang,Trung Quốc.
-Ông ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc từ khi còn nhỏ và được sang Nhật học,nhưng Lỗ Tấn
đã nhận thấy chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần nên ông đã chuyển
sang viết văn.
-Ông là nhà văn cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX.
-Các tác phẩm của Lỗ Tấn thường tập trung vào chủ đề:Phê phán căn bệnh tinh thần kìm hãm sự
phát triển của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ,từ đó kêu gọi đồng bào kiếm tìm phương thuốc để
cứu dân tộc.
-Tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn:các tập truyện ngắn Gào thét,Bàng hoàng,Chuyện cũ viết lại,
…;tạp văn Nấm mồ,Cỏ dại,Gió nóng,…
B.Cách cho điểm:
-Điểm 2:Đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên,có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1:Trình bày được một nửa yêu cầu trên,còn mắc một số lỗi diễn đạt.
-Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề.
Câu II: (3.0 điểm)
A.Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội;bài làm có kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu
loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
B.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể đưa ra nhiều ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng
cần hợp lí ,thiết thực ,chặt chẽ và có sức thuyết phục.Cần nêu bật được các ý sau:
-Sự trưởng thành trong nhận thức,bài học về đức tính khiêm tốn của mỗi con người.
-Nhận thức cuộc sống theo chiều dài của sự chiêm nghiệm,càng trải nghiệm trong cuộc
sống,con người càng chín chắn hơn trong nhận thức.
-Bài học về sự khiêm tốn,thận trọng và chín chắn,không nên chủ quan,phiến diện khi đánh
giá con người và đời sống,luôn tu dưỡng rèn luyện để trở thành con người toàn vẹn.
II.PHẦN RIÊNG:
Câu IIIa.Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
A.Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình;bài làm có
kết cấu chặt chẽ,diễn đạt lưu loát,không mắc lỗi về chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
B.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh dựa trên cơ sở những hiểu biết về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng,phát hiện và
phân tích những đặc sắc về nghệ thuật (cách dùng từ Hán Việt,xây dựng hình ảnh,…)để làm nổi
bật giá trị của đoạn thơ.Thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu
được những nội dung cơ bản sau:
-Hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến:là những anh hùng trận mạc
nhưng cũng là những tâm hồn lãng mạn,những trái tim khao khát,rạo rực yêu thương,đầy mơ
mộng.
-Hình ảnh người lính Tây Tiến chói ngời vẻ đẹp lí tưởng,coi cái chết nhẹ tựa long
hồng.Lời thơ nói về hi sinh,mất mát nhưng không bi lụy mà mang đậm chất bi tráng.
-Nghệ thuật dùng từ Hán Việt,bút pháp lãng mạn.