Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Nghiên cứu giao thức L2TP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.85 KB, 87 trang )

LI CM N.
Trớc hết, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Thạc sĩ Hồ Sĩ Bàng - giảng
viên bộ môn Truyền thông và Mạng khoa CNTT, trờng ĐHBK Hà Nội đã h-
ớng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình từ nghiên cứu đến hoàn
thành quyển luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các bạn Nguyễn Anh Dũng (Trung tâm Tin Học Bu
Điện) và Phạm Hữu Nguyên (Công ty điện toán và truyền số liệu) đã đóng
góp cho tôi những ý kiến quý báu và một số tài liệu tham khảo, các anh chị
học cùng tôi tại lớp KS2 - K16 CNTT đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập
và làm quyển luận văn này.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn những ngời thân trong gia đình và các bạn
đồng nghiệp, những ngời đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tập
trung nghiên cứu và hoàn thành tốt đẹp công việc của mình.
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2004
Lê Quang Huy
§HBK Hµ Néi.
2
LỜI NÓI ĐẦU 5
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH 7
I. Giới thiệu chung về mạng máy tính 7
1.1 Vài nét sơ lược về mạng 7
1.2 Kiến trúc phân tầng OSI 8
II. Bộ giao thức TCP/IP 13
2.1 Giới thiệu chung 13
2.2 Mô hình TCP/IP 14
2.3 Sơ đồ địa chỉ IP 15
2.4 Giao thức Internet (Internet Protocol) 16
2.5 User Datagram Protocol (UDP) 18
2.6 Transmission Control Protocol (TCP) 19
Chương 2. GIAO THỨC ĐƯỜNG HẦM LỚP 2 20
I. Tổng quan về mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN) 20


1.1 Khái niệm mạng riêng ảo 20
1.2 Phân loại mạng riêng ảo 21
1.3 Những lợi ích của mạng riêng ảo 23
1.4 Các giao thức thực hiện mạng riêng ảo 25
II. Vài nét chung về giao thức đường hầm lớp 2 (L2TP) 27
2.1 Giới thiệu chung về L2TP 27
2.2 Các đặc điểm của L2TP 27
2.3 Cấu trúc liên kết mạng 28
2.4 Đường hầm L2TP 29
2.5 Nguyên lý hoạt động 32
III. Cách thức tổ chức gói tin L2TP 33
3.1 Các gói tin L2TP 33
3.1.1 Các loại thông điệp điều khiển 34
3.1.2 Cách thức xử lý thông điệp dữ liệu 34
3.2 Khuôn dạng gói tin 36
3.3 Cặp giá trị thuộc tính (AVP) 38
3.3.1 Khuôn dạng AVP 38
3.3.2 Bit bắt buộc (Mandatory) của AVP 39
3.3.3 Ẩn (bit H) giá trị thuộc tính AVP 40
3.3.4 Phân loại AVP 40
IV. Quá trình hoạt động của giao thức L2TP 57
4.1. Thiết lập điều khiển kết nối (Control Connection Establishment) 58
4.1.1 Bắt đầu yêu cầu thiết lập điều khiển liên kết (Start-Control-Connection-
Request (SCCRQ)) 58
4.1.2 Trả lời yêu cầu thiết lập điều khiển liên kết (Start-Control-Connection-Reply
(SCCRP)) 58
4.1.3 Bắt đầu kết nối thiết lập điều khiển liên kết (Start-Control-Connection-
Connected (SCCCN)) 59
4.1.4 Xác thực đường hầm (Tunnel Authentication) 59
4.2 Thiết lập một phiên làm việc (Session Establishment) 59

4.2.1 Thiết lập một cuộc gọi đến (Incoming Call Establishment) 59
4.2.2 Thiết lập một cuộc gọi đi(Outgoing Call Establishment) 61
4.3 Chuyển khung PPP (Forwarding PPP Frames) 63
4.4 Kiểm tra sự tồn tại của đường hầm (Keepalive) 63
4.4.1 Xin chào (Hello) 63
4.5 Bỏ một phiên làm việc (Session Teardown) 64
4.5.1 Thông báo kết thúc cuộc gọi (Call-Disconnect-Notify (CDN)) 64
4.6 Bỏ điều khiển kết nối (Control Connection Teardown) 64
4.6.1 Thông báo dừng điều khiển liên kết (Stop-Control-Connection-Notification
(StopCCN)) 65
V. L2TP qua một phương tiện truyền (L2TP Over Specific Media) 65
5.1 L2TP qua UDP/IP (L2TP over UDP/IP) 65
5.2 IP (Internet Protocol) 66
VI. Vấn đề bảo mật L2TP: 67
6.1 Bảo mật cho điểm cuối đường hầm. (Tunnel Endpoint Security) 67
6.2 Bảo mật cho gói (Packet Level Security) 67
6.3 Bảo mật cho liên kết (End to End Security) 67
6.4 L2TP và IPSec (L2TP and IP Securtiy) 67
Chương 3. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG GIAO THỨC L2TP 69
I. Thiết kế chương trình mô phỏng giao thức L2TP 69
1.1 Mô hình máy trạng thái hữu hạn (FSM) 69
2.2 Máy trạng thái hữu hạn của giao thức L2TP 70
2.2.1 Các sự kiện đối với L2TP 70
2.2.2 Các trạng thái của giao thức L2TP 71
4
LI NểI U.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mang tính cách mạng
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, loài ngời đã bớc vào một kỷ nguyên mới,
kỷ nguyên thông tin. Ngày nay, ở bất cứ đâu, trong bất cứ lĩnh vực nào,
chúng ta đều có thể thấy đợc những thành quả mà công nghệ thông tin mang

lại. Trong xu thế phát triển chung, các mạng máy tính đã có những bớc tiến
nhảy vọt và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình. Với những u
thế nh tiện lợi đối với ngời dùng, phong phú về các nguồn thông tin đợc cung
cấp, tiết kiệm thời gian, chi phí .các mạng máy tính đã thu hút đ ợc số lợng
ngời sử dụng ngày càng đông đảo và góp phần đáng kể trong sự phát triển
kinh tế, xã hội.
Mạng riêng ảo hay còn gọi là mạng VPN (Virtual Private Network) đợc
biết đến từ những năm 90 của thế kỷ trớc và càng ngày càng có nhiều nhà
cung cấp đa ra những giải pháp riêng về VPN cho những khách hàng của
mình. Trên các tạp chí chuyên đề, trên Internet ở đâu chúng ta cũng có thể
bắt gặp những bài báo, những hội thảo liên quan đến VPN cũng nh các sản
phẩm hỗ trợ VPN. Trên thực tế, VPN đã thực sự trở thành một giải pháp hữu
hiệu cho các tổ chức, các công ty nhờ vào các đặc tính của nó nh chi phí
thấp, khả năng bảo mật tốt
Nhận thấy đợc vai trò cũng nh tầm quan trọng của mạng riêng ảo đối với
sự phát triển của các hệ thống mạng hiện nay cũng nh trong tơng lai, đợc sự
hớng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy Hồ Sĩ Bàng, em đã đi sâu vào nghiên
cứu giao thức L2TP - là một giao thức quan trọng hỗ trợ việc thực hiện VPN.
Cho đến nay, em đã hoàn thành bản đồ án với nội dung "Nghiên cứu giao
thức L2TP".
Bản đồ án gồm 3 chơng với nội dung cụ thể nh sau:
5
Chơng 1: Tổng quan về mạng máy tính. Chơng này trình bày những
kiến thức chung về việc kết nối các máy tính thành mạng, kiến trúc phân
tầng OSI và bộ giao thức nổi tiếng TCP/IP.
Chơng 2: Giao thức đờng hầm lớp 2 (L2TP). Chơng này trình bầy sơ l-
ợc về VPN, về các giao thức hỗ trợ thực hiện VPN, rồi đi sâu tìm hiểu giao
thức L2TP về khái niệm, đặc điểm, cách tổ chức dữ liệu, phơng thức hoạt
động, vấn đề bảo mật trong quá trình hoạt động.
Chơng 3: Lập trình mô phỏng giao thức L2TP. Dựa trên những nghiên

cứu đợc thực hiện ở chơng 2, tiến hành thiết kế và lập trình mô phỏng L2TP
qua các PC.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhng do thời gian có hạn, kiến thức của em còn
hạn chế, tài liệu về giao thức L2TP cũng nh về VPN rất hiếm, nên chắc chắn
báo cáo này của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đợc sự đóng góp
của các thầy cô cũng nh các bạn sinh viên khi đọc báo cáo này để em có thể
hoàn thiện hơn nghiên cứu của mình.
Hà nội, ngày 20 tháng 9 năm 2004
Sinh viên thực hiện
Lê Quang Huy
6
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH
I. Giới thiệu chung về mạng máy tính
1.1 Vài nét sơ lược về mạng
Mặc dù công nghiệp máy tính còn khá non trẻ so với những ngành công
nghiệp khác, nó đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khoảng thời gian gần
đây. Trong hai thập kỷ đầu tiên kể từ khi ra đời, các hệ thống máy tính có độ
tập trung cao, việc hợp nhất máy tính và truyền thông đã có ảnh hưởng sâu
sắc tới cách thức tổ chức các hệ thống máy tính. Khái niệm về "trung tâm
máy tính" với một máy tính lớn để xử lý các bài toán của người sử dụng bây
giờ đã trở nên quá lỗi thời. Mô hình cũ bao gồm một máy tính duy nhất để
phục vụ tất cả các nhu cầu tính toán đã được thay thế bằng mô hình mới
trong đó một số lượng lớn các máy tính riêng rẽ được kết nối với nhau để
thực hiện nhiệm vụ này. Các hệ thống này được gọi là các mạng máy tính.
Mạng máy tính là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp các máy tính được
kết nối với nhau để trao đổi thông tin. Việc kết nối có thể được thực hiện
nhờ dây đồng, dây cáp quang, vi sóng hay các giao thức được sử dụng ở các
lớp thấp hơn.
Các mạng máy tính có thể sử dụng công nghệ truyền quảng bá
(broadcast) hoặc truyền điểm - điểm (point to point). Các mạng truyền quảng

bá sử dụng một kênh truyền thông duy nhất cho tất cả các máy trên mạng
này. Các gói được truyền trên mạng có chứa một trường địa chỉ định rõ nơi
nhận.
Ngược lại, các mạng truyền điểm - điểm gồm nhiều kết nối giữa các cặp
máy riêng rẽ. Để đi từ nguồn đến đích, một gói tin trên mạng loại này có thể
phải đi qua một hay nhiều máy trung gian. Thường có thể có nhiều tuyến với
các độ dài khác nhau, do đó các thuật toán định tuyến đóng một vai trò quan
trọng trong các mạng điểm - điểm.
Thông thường các mạng cục bộ nhỏ có xu hướng sử dụng công nghệ
truyền quảng bá còn các mạng lớn hơn thường sử dụng công nghệ truyền
điểm - điểm.
Theo kích thước, các mạng có thể phân loại một cách cơ bản như sau:
Mạng cục bộ (Local Area Network - LAN) là mạng có kích thước hạn
chế trong phạm vi hẹp như trong một cơ quan, bộ, ngành… Mạng cục bộ có
thể sử dụng cả công nghệ truyền quảng bá lẫn công nghệ truyền điểm -
điểm.
Mạng đô thị (Metropolitan Area Network - MAN) về cơ bản là một
phiên bản lớn hơn của mạng cục bộ và thường sử dụng công nghệ tương tự
với công nghệ sử dụng trong mạng cục bộ.
Các mạng cục bộ và mạng đô thị là các mạng không chuyển mạch.
7
Mạng diện rộng (Wide Area Network - WAN) là một mạng lớn trên
diện rộng. Mạng diện rộng thường là mạng chuyển mạch.
Mạng toàn cầu (Global Area Network - GAN) là tập hợp các mạng
được kết nối với nhau cho phép người sử dụng trên các mạng khác nhau (kể
cả không tương thích) có thể truyền thông được với nhau.
Các kỹ thuật chuyển mạch bao gồm chuyển mạch kênh, chuyển mạch
thông báo và chuyển mạch gói.
Các mạng máy tính có thể được sử dụng cho rất nhiều dịch vụ, đối với
các công ty hay với từng cá nhân. Đối với các công ty, các mạng gồm các

máy tính cá nhân được kết nối với nhau mang lại những lợi ích to lớn như
nâng cao độ tin cậy, tính linh hoạt, tiết kiệm chi phí… Đối với các cá nhân,
mạng máy tính cho phép họ truy nhập tới rất nhiều nguồn thông tin và giải
trí khác nhau một cách nhanh chóng và thuận tiện.
1.2 Kiến trúc phân tầng OSI
1.2.1 Phân cấp giao thức
Để giảm độ phức tạp thiết kế, hầu hết các mạng được tổ chức dưới dạng
các lớp hay các mức, mỗi lớp được xây dựng trên một lớp dưới nó. Số lượng
lớp, tên của mỗi lớp, nội dung và chức năng của mỗi lớp khác nhau tuỳ theo
từng mạng. Tuy nhiên, trong tất cả các mạng, mục đích của mỗi lớp là để
cung cấp các dịch vụ nhất định cho các lớp cao hơn, che dấu không cho các
lớp đó biết về các dịch vụ được cung cấp trong thực tế được thực hiện như
thế nào.
Các lớp được tạo ra theo nguyên tắc như sau:
- Một lớp phải được tạo ra khi cần một mức trừu tượng khác.
- Mỗi lớp phải thực hiện một chức năng được xác định rõ.
- Chức năng của mỗi lớp phải được chọn theo các giao thức chuẩn quốc
tế.
- Các ranh giới giữa các lớp phải được chọn để giảm tới mức nhỏ nhất
thông tin đi qua các giao diện.
- Số lớp phải đủ lớn sao cho không cần đưa các chức năng tách biệt vào
cùng một lớp nhưng phải đủ nhỏ để kiến trúc không trở nên khó sử dụng.
1.2.2 Mô hình chuẩn OSI
OSI (Open Systems Interconnection - Liên kết các hệ thống mở) được
phát triển bởi tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (International Standard
Organization - ISO) nhằm đạt được các chuẩn cho việc truyền thông dữ liệu
cho phép các máy tính của các nhà sản xuất khác nhau truyền thông tin được
với nhau. Các chuẩn này tạo ra một kiến trúc phân lớp cho các hệ thống
truyền thông dữ liệu. Bản thân mô hình OSI không phải là một kiến trúc
mạng vì nó không định rõ các dịch vụ và các giao thức cần được sử dụng

trong mỗi lớp. Nó chỉ cho biết mỗi lớp cần phải làm gì. Tuy nhiên, ISO đã
8
tạo ra các chuẩn cho tất cả các lớp. Mô hình này được thể hiện trên hình
dưới đây:
Hình 1.1: Mô hình OSI
Mô hình OSI tập trung vào ba khái niệm: giao thức, giao diện và dịch vụ.
- Giao thức:
Mỗi lớp có một tập hợp các quy tắc và quy ước được sử dụng trong việc
hội thoại với lớp ngang hàng được biết dưới dạng giao thức của lớp này. Về
cơ bản, một giao thức là một sự thoả thuận giữa các bên truyền thông về việc
cần tiến hành việc truyền thông như thế nào.
- Giao diện:
Giữa mỗi cặp lớp liền kề có một giao diện. Giao diện này xác định các
giao thức và các dịch vụ nào mà lớp dưới cung cấp cho lớp trên. Mục đích
của giao diện là giảm tới mức nhỏ nhất lượng thông tin phải truyền giữa các
lớp và làm cho việc thay thế cài đặt của một lớp bằng một cài đặt hoàn toàn
khác trở nên đơn giản hơn vì cài đặt mới chỉ cần cung cấp chính xác tập các
dịch vụ cho lớp trên giống như cài đặt cũ.
- Dịch vụ:
Một dịch vụ là một phương tiện (facility) mà một lớp cung cấp cho lớp
trên nó để thực hiện một khía cạnh nào đó của việc truyền thông dữ liệu. Các
dịch vụ có thể là định hướng kết nối hoặc không kết nối. Khi sử dụng dịch
vụ định hướng kết nối, người sử dụng dịch vụ đầu tiên thiết lập một kết nối,
sử dụng kết nối này và cuối cùng giải phóng kết nối. Trong dịch vụ không
Application
Presentation
Session
Transport
Network
Data - link

Physical
Ứng dụng
Trình diễn
Phiên
Giao vận
Mạng
Liên kết dữ liệu
Vật lý
Network
Data - link
Physical
Môi trường vật lý
Relay Open System
Peer to peer protocol
9
kết nối, mỗi thông báo mang địa chỉ nơi nhận đầy đủ và được truyền qua hệ
thống độc lập với các thông báo khác. Một dịch vụ được định rõ bởi các tập
hàm nguyên thủy (primitive) để người sử dụng truy nhập dịch vụ này. Có
bốn loại hàm nguyên thủy là: yêu cầu (request), chỉ báo (indication), trả lời
(response) và xác nhận (confirm).
- Truyền dữ liệu giữa các lớp:
Sơ đồ truyền dữ liệu giữa các lớp được thể hiện qua ví dụ minh hoạ dưới
đây:
Hình 1.2: Sơ đồ truyền dữ liệu giữa các lớp
Khi một lớp muốn gửi dữ liệu tới lớp ngang hàng của nó, đơn vị dữ liệu
được trao đổi gọi là đơn vị dữ liệu giao thức (Protocol Datagram Unit-
PDU). Tuy nhiên, dữ liệu không được gửi trực tiếp tới lớp ngang hàng. Dữ
liệu này được chuyển xuống lớp dưới, đơn vị dữ liệu này được gọi là đơn vị
dữ liệu dịch vụ (Service Datagram Unit - SDU). PDU của lớp trên và SDU
của lớp dưới là giống nhau. Lớp dưới bổ sung thông tin điều khiển giao thức

(PCI) vào SDU nhận được để tạo ra PDU của nó. Quá trình này được lặp lại
cho tới lớp dưới cùng. Ở phía nhận, quy trình ngược lại được thực hiện cho
tới khi PDU tới được lớp ngang hàng.
1.2.3 Các lớp trong mô hình OSI
- Lớp vật lý (Physical):
Lớp vật lý liên quan đến việc truyền các bit trên kênh truyền thông. Lớp
vật lý cung cấp các dịch vụ sau cho lớp liên kết dữ liệu:
+ Kích hoạt kết nối vật lý.
+ Khử kết nối vật lý.
+ Truyền các bit trên kết nối vật lý.
+ Chỉ báo các trạng thái liên kết.
Trong trường hợp kết nối điểm - nhiều điểm, lớp vật lý sẽ phải cung cấp
các dịch vụ bổ sung khác để cho phép lớp liên kết dữ liệu phân biệt các kết
Lớp mạng
Lớp liên kết dữ liệu
Lớp vật lý
PDU
SDU
UU
PCI
PDU
SDU
Lớp vật lý
Lớp liên kết dữ liệu
Lớp mạng
PDU
SDU
UU
PCI
PDU

SDU
PDU
PDU
10
nối vật lý. Ngoài ra, lớp vật lý còn có khả năng truyền bá tới tất cả các lớp
vật lý khác trong mạng.
- Lớp liên kết dữ liệu (Data-link):
Lớp liên kết dữ liệu sử dụng các dịch vụ do lớp vật lý cung cấp để thực
hiện việc truyền dữ liệu. Vì môi trường vật lý có thể có lỗi nên một nhiệm
vụ của lớp liên kết dữ liệu là biến đổi nó thành một liên kết truyền dữ liệu
càng tin cậy càng tốt. Ngoài ra, vì lớp vật lý truyền các bit và việc chuyển dữ
liệu thường theo các khối dữ liệu logic nên một nhiệm vụ khác của lớp liên
kết dữ liệu là phải tạo ra và nhận biết các khối dữ liệu. Ngoài ra, lớp liên kết
dữ liệu phải có một cơ chế nào đó để nhờ nó bên gửi không làm quá tải bên
nhận. Vì vậy, có thể tóm lược các nhiệm vụ chính của lớp liên kết dữ liệu
như sau:
+ Phát hiện lỗi và phục hồi lỗi.
+ Tạo khung dữ liệu thành các khối.
+ Điều khiển luồng.
Lớp liên kết dữ liệu cung cấp các dịch vụ sau cho lớp mạng:
+ Thiết lập kết nối liên kết dữ liệu.
+ Giải phóng kết nối liên kết dữ liệu.
+ Chuyển dữ liệu liên kết dữ liệu.
+ Thiết lập lại kết nối liên kết dữ liệu.
- Lớp mạng (Network):
Lớp mạng liên quan tới việc điều khiển sự vận hành của subnet, xác định
xem các gói được định tuyến từ nguồn tới đích như thế nào, điều khiển lưu
lượng trong mạng, cho phép các mạng có sự đặt địa chỉ, kích thước gói, các
giao thức… khác nhau được kết nối với nhau. Các dịch vụ mà lớp mạng
cung cấp cho lớp trên bao gồm:

+ Thiết lập, duy trì và giải phóng các kết nối mạng.
+ Trao đổi dữ liệu lớp cao hơn qua kết nối mạng. Dịch vụ này bao gồm
khả năng thực hiện việc điều khiển luồng, phát hiện lỗi và phục hồi lỗi.
+ Cách ly các lớp cao hơn với việc định tuyến và chuyển dữ liệu khi kết
nối mạng được thực hiện qua một hay nhiều subnet.
- Lớp giao vận (Transport):
Chức năng cơ bản của lớp giao vận là nhận dữ liệu từ lớp phiên, chia nó
thành các đơn vị nhỏ hơn nếu cần, đưa dữ liệu tới lớp mạng và đảm bảo rằng
tất cả các đơn vị dữ liệu này tới nơi nhận một cách chính xác. Hơn nữa, tất
cả các thao tác này phải được thực hiện một cách có hiệu quả.
Lớp giao vận cũng xác định loại dịch vụ cung cấp cho lớp phiên. Tuỳ
thuộc vào chất lượng của kết nối mạng, lớp giao vận có thể cung cấp toàn bộ
hoặc một phần các dịch vụ sau:
+ Chuyển dữ liệu end-to-end (đầu cuối - đầu cuối).
11
+ Phát hiện lỗi và phục hồi lỗi end-to-end.
+ Điều khiển luồng end-to-end.
+ Tách và hợp end-to-end.
- Lớp phiên (Session):
Lớp phiên là lớp đầu tiên trong số các lớp cao hay các lớp định hướng
người sử dụng. Lớp phiên cung cấp một dịch vụ sau:
+ Thiết lập kết nối.
+ Trao đổi dữ liệu bình thường.
+ Giải phóng kết nối theo yêu cầu để không làm mất dữ liệu.
+ Quản lý tương tác.
+ Đồng bộ hoá kết nối.
- Lớp trình diễn (Presentation):
Lớp trình diễn cung cấp một cú pháp chung cho việc truyền thông giữa
những người sử dụng dịch vụ và cũng cung cấp cơ chế để diễn dịch giữa cú
pháp của người sử dụng dịch vụ với cú pháp chung này. Những người sử

dụng dịch vụ có thể thoả thuận (khi thiết lập kết nối) và thoả thuận lại (sau
khi kết nối được thiết lập) cú pháp này.
- Lớp ứng dụng (Application):
Lớp ứng dụng cung cấp các dịch vụ cho các ứng dụng hoặc các chương
trình/tiến trình của người sử dụng. Hai ứng dụng ngang hàng sử dụng các
dịch vụ của lớp ứng dụng và thiết lập một liên kết. Lớp ứng dụng còn cung
cấp các dịch vụ để quản lý liên kết này, cho phép các ứng dụng truyền
thông.
Lớp ứng dụng cung cấp các dịch sau:
+ Thiết lập liên kết.
+ Giải phóng liên kết.
+ Huỷ bỏ liên kết do người sử dụng dịch vụ khởi tạo.
+ Huỷ bỏ liên kết do người cung cấp dịch vụ khởi tạo.
1.2.4 Vai trò của giao thức trong mạng máy tính.
Mô hình OSI cung cấp các chuẩn cho các lớp thông qua việc xác định cụ
thể chức năng của mỗi lớp. Việc ghép nối giữa các lớp được thực hiện nhờ
các giao diện giữa hai lớp liền kề. Vấn đề còn lại là làm thế nào để truyền
thông tin giữa các máy.
Việc trao đổi thông tin giữa hai máy trên mạng, tương tự với việc giao
tiếp thông thường, phải dựa trên những thoả thuận về cách thức tiến hành
việc trao đổi thông tin để các bên có thể hiểu nhau. Do vậy, việc truyền
thông tin trên mạng phải cần đến những quy tắc, quy ước từ những quy ước
về khuôn dạng (cú pháp, ngữ nghĩa) của dữ liệu cho tới các thủ tục gửi và
nhận dữ liệu nhằm kiểm soát một cách có hiệu quả và đảm bảo chất lượng
cho việc truyền tin. Tập hợp tất cả các quy tắc và quy ước đó được gọi là
12
giao thức (Protocol) của mạng. Các giao thức chuẩn ISO đề xuất cách xây
dựng giao thức cho từng mạng.
Trong các mạng chuyển mạch gói, có thể truyền thông tin theo phương
pháp có hướng liên kết (connection) hoặc không hướng liên kết

(connectioness).
Với các mạng không hướng liên kết, chỉ có một giai đoạn truyền dữ liệu,
các gói dữ liệu được truyền độc lập theo một con đường được xác định dần
bằng địa chỉ đích được đặt trong mỗi datagram.
Với các mạng có hướng liên kết, các dịch vụ và giao thức trong mỗi tầng
của mô hình OSI phải thực hiện ba giai đoạn theo thứ tự thời gian, cụ thể là:
- Thiết lập liên kết.
- Truyền dữ liệu.
- Huỷ bỏ liên kết.
Trong giai đoạn thiết lập liên kết, các thực thể ngang hàng ở hai đầu của
liên kết sẽ thoả thuận về tập các tham số được sử dụng trong giai đoạn
truyền dữ liệu.
Trong giai đoạn truyền dữ liệu, các cơ chế điều khiển luồng dữ liệu, kiểm
soát lỗi… được thực hiện để tăng độ tin cậy và hiệu suất truyền.
Khi việc truyền dữ liệu kết thúc, liên kết đã được thiết lập sẽ bị hủy bỏ,
các tài nguyên để duy trì kết nối được giải phóng.
Các giao thức chuẩn hoá của ISO được xây dựng trên cơ sở bốn hàm
nguyên thuỷ: request (yêu cầu), indication (chỉ báo), response (trả lời) và
confirm (xác nhận).
II. Bộ giao thức TCP/IP.
2.1 Giới thiệu chung
Bộ giao thức TCP/IP là một chuẩn nối mạng được sử dụng rộng rãi nhất.
Ban đầu được phát triển cho ARPANET (một mạng WAN chuyển mạch gói
của chính phủ Mỹ), tới nay với sự tham gia của người sử dụng trên khắp thế
giới, TCP/IP trở thành bộ giao thức sử dụng cho mạng toàn cầu Internet.
TCP/IP có những đặc điểm sau đây, những đặc điểm này đã làm nó trở
nên nổi tiếng:
- Độc lập với kiến trúc của mạng: TCP/IP có thể sử dụng trong các kiến
trúc Ethernet, Token Ring, trong mạng cục bộ (LAN) cũng như mạng diện
rộng (WAN).

- Chuẩn giao thức mở: TCP/IP có thể thực hiện trên bất kỳ phần cứng hay
hệ điều hành nào. Do đó, TCP/IP là tập giao thức lý tưởng để kết hợp phần
cứng cũng như phần mềm khác nhau.
- Sơ đồ địa chỉ toàn cầu: mỗi máy tính trên mạng TCP/IP có một địa chỉ
xác định duy nhất. Mỗi gói dữ liệu được gửi trên mạng TCP/IP có một
header gồm địa chỉ của máy đích cũng như địa chỉ của máy nguồn.
13
- Khung Client-Server: TCP/IP là khung cho những ứng dụng client-
server mạnh hoạt động trên mạng cục bộ và mạng diện rộng.
- Chuẩn giao thức ứng dụng: TCP/IP không chỉ cung cấp cho người lập
trình phương thức truyền dữ liệu trên mạng giữa các ứng dụng mà còn cung
cấp nhiều giao thức mức ứng dụng (những giao thức thực hiện các chức
năng thường dùng như e-mail, truyền nhận file).
2.2 Mô hình TCP/IP
Mô hình TCP/IP được tổ chức thành 4 lớp như sau: lớp ứng dụng
(Application), lớp giao vận (Transport), lớp mạng (Internet) và lớp vật lý
(Physical). (TCP/IP không theo đúng như mô hình bảy lớp OSI mà nó chỉ có
bốn lớp).
2.2.1 Lớp Application
Ở lớp cao nhất, các chương trình ứng dụng giao tiếp với các giao thức ở
lớp Transport để truyền và nhận dữ liệu. Chương trình ứng dụng truyền dữ
liệu ở dạng được yêu cầu đến lớp Transport để xử lý trước khi chuyển xuống
lớp Internet để tìm đường phân phối nó đi. Lớp Application bao gồm những
ứng dụng trên mạng. Lớp Application và Presentation của mô hình OSI
tương ứng với lớp này của kiến trúc TCP/IP.
2.2.2 Lớp Transport
Cung cấp giao tiếp từ chương trình ứng dụng này đến chương trình ứng
dụng khác. Giao tiếp như vậy được gọi là đầu cuối- tới- đầu cuối (end-to-
end). Lớp Transport sẽ đảm bảo thông tin đến mà không bị lỗi và theo đúng
trật tự. Để làm được điều này, máy nhận phải gửi ACK về báo đã nhận đủ

và đúng thông tin hay chưa, nếu chưa thì máy phát phải truyền lại datagram
đã mất. Phần mềm ở lớp Transport chia thông tin thành các gói (packet),
trong mỗi gói có chứa các trường (fields): địa chỉ nguồn, địa chỉ đích,
checksum, Thông tin sau khi được chia thành các gói sẽ được chuyển
xuống các lớp thấp hơn để tiếp tục xử lý và gửi tới máy thu. Máy thu sẽ dựa
vào nội dung của các trường này để quyết định nhận, kiểm tra tính đúng đắn
của việc truyền và phục hồi lại thông tin.
Các dịch vụ của lớp Transport có thể là: TCP, UDP (Lớp session và
transport của mô hình OSI tương ứng với lớp này của kiến trúc TCP/IP).
Khái niệm kết nối phiên (session) trong mô hình OSI có thể so sánh với cơ
chế socket của TCP/IP. Socket TCP/IP là một điểm cuối (end-point) trong
quá trình liên lạc, được tạo bởi địa chỉ của máy tính và một cổng xác định
trên máy tính đó. Lớp Transport của mô hình OSI tương đương với TCP của
TCP/IP. TCP cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu tin cậy và bảo đảm những gói
dữ liệu sẽ đến nơi theo đúng thứ tự được gửi, không bị trùng lặp cũng như
không bị sai.
2.2.3 Lớp Internet
14
Lớp Internet điều khiển các gói đi từ máy này đến máy khác theo những
đường thích hợp nhất. Phần mềm ở lớp Internet sau khi nhận gói từ lớp
Transport sẽ đóng gói (encapsulate) dữ liệu trong IP datagram, thêm header
vào, rồi thực hiện việc đưa datagram vào mạng theo đường thích hợp để đến
máy thu thông qua một thuật toán tìm đường (routing algorithm).
Lớp Internet cũng kiểm soát các gói dữ liệu đến, kiểm tra xem có phải
chúng được gửi đến máy đó hay không. Nếu đúng, lớp Internet sẽ loại bỏ
header của datagram và đưa lên cho lớp Transport xử lý. Nếu không, máy sẽ
bỏ qua hoặc sẽ gửi tiếp gói tin theo đường thích hợp để đến đích. Một
datagram gồm địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, dữ liệu và những trường điều
khiển khác. Chức năng của lớp này tương đương với chức năng của lớp
Network và lớp Datalink trong mô hình OSI.

2.2.4 Lớp Physical
TCP/IP không định nghĩa việc kết nối vật lý mà dùng những chuẩn sẵn
có cung cấp bởi IEEE (như RS232, Ethernet hay những giao diện khác trong
việc truyền dữ liệu).
Khi một packet dữ liệu được gửi đi, nó đến lớp Transport và được gắn
thêm một transport header. Kế đó lớp Internet thêm internet header. Cuối
cùng lớp Physical gắn thêm physical header. Khi nhận gói dữ liệu, quá trình
sẽ diễn ra ngược lại.
Hình 1.3: Mô hình đóng gói dữ liệu
2.3 Sơ đồ địa chỉ IP
Một đặc điểm của mạng IP là có sơ đồ địa chỉ toàn cầu nghĩa là mỗi máy
tính trên mạng IP có một địa chỉ duy nhất xác định gọi là địa chỉ IP tạo bởi
một số 32 bit. Địa chỉ IP chứa đủ những thông tin để xác định duy nhất một
mạng và một máy tính trong mạng đó.
Applicatio
n
Layer
TCP
IP
Network
Access
Protocol
IP
Network
Access
Protocol
TCP
Applicatio
n
Layer

IP
NAP 1 NAP 2
Operating System
Operating System
Subnetwork
1
Subnetwork
2
Host A
Host B
15
2.3.1 Các lớp mạng
Vì địa chỉ IP của một máy tính không những phải xác định duy nhất máy
tính đó mà còn phải xác định duy nhất mạng mà máy tính đó nối vào nên địa
chỉ IP được chia thành phần ID của mạng (net ID) và phần ID của host (host
ID). Việc phân chia này không giống nhau cho tất cả các địa chỉ IP mà lớp
của địa chỉ sẽ quyết định bao nhiêu bit dành cho net ID và bao nhiêu bit
dành cho host ID. Có 5 lớp địa chỉ IP: lớp A, B, C dùng cho mục đích
chung, lớp D và E dùng cho mục đích đặc biệt trong tương lai. Một địa chỉ
IP theo khuôn dạng sau:
Class ID Net ID Host ID

- Lớp A có Class ID là bit cao nhất bằng 0; 7 bit kế tiếp là net ID, 24 bit
còn lại là host ID.
- Lớp B có Class ID là 2 bit cao nhất lần lượt là 1 và 0, 14 bit kế tiếp là
net ID, 16 bit cuối cùng là host ID.
- Lớp C có Class ID là 3 bit cao nhất lần lượt bằng 1, 1, và 0; 21 bit kế
tiếp là Net ID; 8 bit cuối cùng là Host ID.
2.3.2 Ký hiệu chấm thập phân
Địa chỉ IP thường được biểu diễn bởi ký hiệu chấm thập phân cho đơn

giản. Ký hiệu chấm thập phân của một địa chỉ IP gồm bốn giá trị thập phân
từ 0 đến 255 ngăn cách bởi dấu chấm. Mỗi giá trị biểu diễn cho 8 bit của địa
chỉ IP.
Ví dụ: ký hiệu 166.78.4.139 là của địa chỉ IP:
10100110 01001110 00000100 10001011
2.4 Giao thức Internet (Internet Protocol)
2.4.1 Tổ chức của IP
Một cách tổng quát, IP có thể được coi như là một điểm chuyển tiếp. Nó
tiếp nhận các datagram từ giao diện mạng (network interface) cũng như các
datagram từ các giao thức lớp cao hơn. Sau khi định tuyến, nó sẽ gửi các gói
dữ liệu này xuống giao diện mạng hoặc gửi lên các giao thức ở cấp cao hơn.
Trên một host, có thể xem IP bao gồm hai phần, một phần kiểm soát các gói
dữ liệu đến và một phần kiểm soát việc gửi các gói dữ liệu đi.
Cách thức làm việc của IP có những đặc điểm sau:
- Hàng nhập chung, định tuyến chung: Quá trình IP dùng một hàng nhập
chung cho tất cả các datagrams mà nó kiểm soát, bất kể là chúng đến từ giao
diện mạng hay từ các giao thức lớp cao hơn. IP lấy các datagrams ra khỏi
hàng nhập và xử lý chúng mà không cần biết chúng đến từ đâu. Hàng nhập
chung đem lại sự đơn giản trong các thuật toán.
16
- IP hoạt động như một quá trình độc lập: Việc thực hiện IP như một quá
trình (process) cho phép thực hiện IP độc lập với các cấu hình phần cứng và
các giao thức lớp ứng dụng.
- Giao diện nội bộ (local host interface): Để tránh việc phân phát các gói
tin nội bộ như một quá trình đặc biệt, IP thực hiện một giao thức mạng giả
cho chính nội bộ của máy mình. Giao diện này có cùng cấu trúc như các
giao diện mạng khác nhưng nó sẽ được xử lý bởi phần mềm giao thức nội bộ
thay vì mạng vật lý. Việc thực hiện local host interface đặt ra vấn đề về cách
thức chọn và xử lý các gói. Các datagrams đến từ giao diện mạng nào sẽ
được đặt trong hàng chờ tương ứng của giao diện đó. Hệ thống có nhiều

cách lựa chọn để xử lý ưu tiên cho datagram nào trước. Nếu IP luôn ưu tiên
cho các datagrams đến từ network interface, lúc đó các datagrams của local
host interface sẽ có chỉ số ưu tiên thấp hơn và chúng sẽ chỉ được xử lý khi
hàng chờ của network interface trống. Ngược lại các datagrams của local
host interface được ưu tiên hơn thì chúng sẽ được xử lý trước. Việc thực
hiện đơn thuần một trong hai phương pháp trên không có hiệu quả tối ưu.
Trong thực tế, người ta dùng một phương pháp có tên là round-robin, nghĩa
là datagram nào đến trước sẽ được xử lý trước bất kể nguồn gốc của chúng
là từ network interface hay từ local host interface. Một khi tất cả các hàng
nhập của IP đều trống, quá trình IP sẽ bị chặn. Quá trình này sẽ được khôi
phục và tiếp tục thực thi khi có datagram đến.
- Để kiểm tra và sửa lỗi, IP dùng các tổng kiểm tra (checksum). Số tổng
kiểm tra này được đặt trong header và là một số 16 bit.
- Khi địa chỉ đích của một datagram ở dạng quảng bá (broadcast) thì tất
cả các máy trên mạng đều nhận được datagram này. IP thực hiện 3 địa chỉ
quảng bá: broadcast cho mạng nội bộ với địa chỉ toàn là 1, broadcast xác
định (lớp A, B, C) với phần địa chỉ của host toàn là 1, và broadcast cho
mạng con.
- Trước khi gửi một datagram phải chuyển đổi các byte thứ tự sang dạng
chuẩn trên mạng. Khi nhận một datagram cần thực hiện quá trình chuyển đổi
ngược lại. Việc chuyển đổi này là quan trọng vì có thể có nhiều thiết bị sử
dụng khuôn dạng dữ liệu khác nhau cùng trao đổi trên mạng.
2.4.2 Quá trình phần chia và hợp nhất dữ liệu
Giao thức IP khi thực hiện phải luôn có các thuật toán phân chia và hợp
nhất dữ liệu. Vì mỗi datagram đều được qui định một kích thước giới hạn
mà giá trị lớn nhất được gọi là MTU (Maximum Transfer Unit). Các mạng
khác nhau có MTU khác nhau. Kích thước MTU cho một mạng được xác
định dựa vào các đặc điểm của mạng sao cho các gói được truyền đi với tốc
độ cao nhất.
17

Khi truyền một datagram, IP sẽ so sánh kích thước của nó với MTU để
xác định xem việc phân chia có cần thiết không. Nếu datagram có kích
thước lớn hơn MTU thì quá trình phân chia sẽ phải diễn ra. Các datagram
hình thành sau khi phân chia sẽ được đánh số thứ tự để tiện lợi cho quá trình
hợp nhất sau này. Sau đó chúng mới được gửi đi.
Một vấn đề khác được đặt ra là các phân mảnh (datagram fragments) khi
được truyền qua các mạng có MTU nhỏ hơn, vì vậy chúng lại phải tiếp tục
được phân chia. Do đó việc đánh số thứ tự cho các datagram phải rất chính
xác để quá trình hợp nhất có thể diễn ra hoàn hảo.
2.5 User Datagram Protocol (UDP)
Giao thức UDP là cơ chế hướng phi kết nối (connectionless oriented). Nó
cho phép một chương trình trên một máy có thể gửi dữ liệu đến chương trình
trên một máy khác và nhận trả lời. Việc thực hiện được thông qua UDP port
là điểm đầu cũng như điểm cuối trong quá trình thông tin.
Khái niệm cổng (port) trong UDP được hiểu như sau: nếu các máy trao
đổi dữ liệu được với nhau thông qua địa chỉ thì các quá trình cần phải có chỉ
số nhận dạng khi tiến hành trao đổi thông tin. Vì trên một máy trong một
thời điểm có thể có rất nhiều quá trình cùng tồn tại, cho nên giá trị port được
đưa ra là để có sự phân biệt giữa các quá trình. UDP sẽ dựa vào giá trị port
để gửi các gói (packet) thông tin đến đúng địa chỉ của quá trình. Vì vậy, một
chương trình khi muốn tham gia vào quá trình thông tin thì phải xác định giá
trị port cho mình.
Các quá trình sử dụng port trong giao tiếp có thể thực hiện theo hai cách.
Cách liên kết trực tiếp cho phép các quá trình nối kết trực tiếp với nhau và
tiến hành trao đổi dữ liệu. Một cách khác là mô hình client/server cho phép
một quá trình có thể thực hiện nhiều liên kết qua đó có thể gửi nhận dữ liệu
với nhiều quá trình khác cùng một lúc.
Khi một quá trình muốn trao đổi dữ liệu với một quá trình khác theo
phương thức trực tiếp thì cả hai quá trình phải xác định giá trị cổng của
chính mình. Sau đó một quá trình sẽ tiến hành xác định giá trị cổng cũng

như địa chỉ IP của quá trình kia. Sau khi định xong thì việc trao đổi dữ liệu
mới bắt đầu diễn ra.
Còn với mô hình client/server (khách/chủ) thì server phải xác định cổng
và chờ dữ liệu từ chính cổng này. Các quá trình client sẽ gọi đến cổng này
để tiến hành quá trình truyền nhận dữ liệu.
Khi UDP nhận datagram và tiến hành việc phân phát theo đúng port
tương ứng. Có hai cách để thực thi. Cách thứ nhất là chỉ dựa vào địa chỉ
cổng đích, với cách này chương trình có thể nhận được dữ liệu từ tất cả các
quá trình khác gửi đến. Cách thứ hai là tiến hành việc phân phát dựa trên địa
chỉ nguồn và địa chỉ đích, với cách này quá trình chỉ có thể nhận dữ liệu từ
18
một địa chi xác định. Mỗi cách trên đều có ưu điểm cũng như nhược điểm
tuỳ theo từng thời điểm hoạt động của hệ thống. Vì vậy khi thực hiện, cả hai
cách trên đều được sử dụng.
2.6 Transmission Control Protocol (TCP)
TCP là một trong những giao thức phức tạp nhất trong các giao thức trên
mạng. Nó bao gồm cơ chế liên kết trực tiếp, gửi nhận dữ liệu tin cậy và có
tính điều khiển được. TCP dùng cơ chế time out (đếm thời gian) và
retransmission(truyền lại) để bảo đảm tính tin cậy trong việc truyền dữ liệu.
Ngoài ra, TCP còn cung cấp cơ chế kiểm tra khi có hiện tượng trễ, trùng lặp
hay mất mát trong quá trình truyền nhận dữ liệu.
TCP được thực hiện thông qua 3 quá trình. Quá trình thứ nhất kiểm soát
các datagram được truyền đến, quá trình thứ hai chịu trách nhiệm về các
datagram sẽ được truyền đi, quá trình còn lại sẽ xử lý các hiện tượng như trễ
hoặc truyền lại khi timeout. Trên lý thuyết thì các quá trình này có sự liên
kết trong hoạt động để tăng tính hiệu quả trong khi thực thi. TCP dùng chỉ số
trình tự để đánh số cho các datagram trước khi truyền đi và chỉ số này dùng
để xác định thứ tự các frame nhận giúp xác định hiện tượng trễ, trùng lặp
hay mất mát trong quá trình truyền nhận.
Các quá trình thông tin với nhau dùng TCP cũng sử dụng port để tiến

hành giao tiếp. Khác với UDP, trước khi giao tiếp các quá trình phải tiến
hành liên kết với nhau. Sau khi đường truyền được thiết lập thì việc gửi nhận
dữ liệu mới bắt đầu được diễn ra. Cơ chế liên kết của TCP giúp quá trình
truyền nhận được diễn ra tin cậy hơn. Các quá trình thông tin với nhau
thường sử dụng mô hình client/server.
19
Chương 2. GIAO THỨC ĐƯỜNG HẦM LỚP 2
I. Tổng quan về mạng riêng ảo (Virtual Private Network - VPN)
1.1 Khái niệm mạng riêng ảo
Mạng riêng ảo là phương pháp làm cho một mạng công cộng (ví dụ như
mạng Internet) hoạt động giống như một mạng cục bộ, có cùng các đặc tính
như bảo mật và tính ưu tiên mà người dùng ưa thích. VPN cho phép thành
lập các kết nối riêng với những người dùng ở xa, các văn phòng chi nhánh
của công ty và đối tác của công ty đang sử dụng chung một mạng công cộng.
Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) truyền thống yêu cầu các công
ty phải trả chi phí và duy trì nhiều loại đường dây riêng, song song với việc
đầu tư các thiết bị và đội ngũ cán bộ. Chính những vấn đề về chi phí làm cho
các công ty dù muốn hưởng những lợi ích mà việc mở rộng mạng đem lại
cũng không thể thực hiện được. Trong khi đó, VPN không bị những rào cản
về chi phí như các mạng WAN trên do được thực hiện thông qua một mạng
công cộng.
Thực ra, khái niệm VPN không phải là một khái niệm mới, chúng đã
từng được sử dụng trong các mạng điện thoại và trở nên phổ biến do sự phát
triển của mạng thông minh. Các mạng VPN chỉ trở nên thực sự có tính mới
mẻ khi chúng chuyển thành các mạng IP (mạng sử dụng giao thức Internet)
chẳng hạn như mạng Internet. Do đó, nhiều người sử dụng thuật ngữ Internet
VPN và mạng dữ liệu riêng ảo VPDN (Virtual Private Data Network) để
thay cho thuật ngữ VPN. VPN sử dụng việc mã hoá dữ liệu để ngăn ngừa
các người dùng không được phép truy cập đến dữ liệu và đảm bảo dữ liệu
không bị sửa đổi trong quá trình truyền.

Nói một cách đơn giản thì một VPN là sự mở rộng của một mạng Intranet
riêng thông qua một mạng công cộng như Internet trong đó dữ liệu được
đảm bảo an toàn trong quá trình truyền. Trong quá trình này, mạng Intranet
sử dụng một khái niệm gọi là "đường hầm" (tunnel) để thực hiện truyền. Các
đường hầm này có thể giúp cho việc trao đổi dữ liệu giữa hai đối tượng theo
kiểu truyền thống point - to - point. Hình sau mô phỏng kiểu cài đặt VPN.
20
Hình 2.1: Mô hình chung về VPN
Mạng VPN sử dụng công nghệ định đường hầm (tunneling) làm công
nghệ cốt lõi. Đó là một cơ chế dùng cho việc đóng gói (encapsulate) một
giao thức vào trong giao thức khác. Trong ngữ cảnh Internet, định đường
hầm cho phép những giao thức như IPX, Apple Talk và IP được mã hoá, sau
đó đóng gói trong IP. Tương tự, trong ngữ cảnh VPN, định đường hầm che
giấu giao thức lớp mạng nguyên thuỷ bằng cách mã hoá gói dữ liệu và chứa
gói đã mã hoá vào trong vỏ bọc IP (IP envelope). Vỏ bọc IP này thực ra là
gói IP, sau đó sẽ được chuyển đi một cách bảo mật qua mạng Internet. Tại
bên nhận, sau khi nhận được gói trên sẽ tiến hành gỡ bỏ vỏ bọc bên ngoài và
giải mã thông tin dữ liệu trong gói này và phân phối đến thiết bị truy cập
thích hợp, chẳng hạn bộ định tuyến.
1.2 Phân loại mạng riêng ảo.
Có hai cách chủ yếu để sử dụng các mạng riêng ảo VPN. Trước tiên, các
mạng VPN có thể kết nối hai mạng với nhau. Điều này được biết đến như
một mạng kết nối LAN-to-LAN hay một mạng site-to-site VPN. Thứ hai,
một VPN truy cập từ xa có thể kết nối một người dùng từ xa tới mạng. Nói
tóm lại, mục đích của công nghệ VPN là phục vụ cho ba yêu cầu cơ bản sau:
- Truy cập bất kỳ lúc nào bởi các remote, mobile worker và các nhân viên
của công ty tới tài nguyên mạng trung tâm.
- Kết nối giữa các chi nhánh chi nhánh công ty ở xa.
- Điều khiển việc truy cập tới tài nguyên mạng đối với khách hàng.
21

Dựa vào ba mục đích trên, hiện nay ta có thể phân VPN ra làm ba loại
sau:
- Remote Access VPNs.
- Intranet VPNs.
- Extranet VPNs.
Remote Access VPNs.
Cung cấp các truy cập từ xa đến một Intranet hay Extranet dựa trên cấu
trúc hạ tầng chia xẻ Access VPN, người dùng có khả năng truy cập đến các
tài nguyên mạng trong VPN bất cứ lúc nào, ở đâu mà họ cần. Đường truyền
trong Access VPN có thể là tương tự, quay số, ISDN, các đường thuê bao số
(DSL), IP di động và cáp để nối các người dùng di chuyển, máy tính từ xa
hay các văn phòng lại với nhau.
Để thực thi được Remote Access VPNs, người dùng ở xa cũng như các
văn phòng chi nhánh chỉ cần cài đặt các kết nối quay số tới nhà cung cấp
dịch vụ ISP hay tới các ISP's POP và kết nối tới tài nguyên mạng của công
ty thông qua Internet. Hình minh hoạ như sau:
Hình 2.2: Mô hình Remote Access VPN
Intranet VPNs
Intranet VPNs được sử dụng để kết nối giữa các văn phòng chi nhánh của
công ty.
22
Hình 2.3:Mô hình Intranet VPN.
Extranet VPNs
Cho phép các khách hàng, các nhà cung cấp và các đối tác có thể truy cập
một cách bảo mật đến mạng Intranet của công ty.
Hình 2.4:Mô hình Extranet VPN
1.3 Những lợi ích của mạng riêng ảo.
VPN mang lại lợi ích thực sự và tức thời cho công ty. Có thể dùng VPN
để đơn giản hoá việc truy cập đối với các nhân viên làm việc và người dùng
23

lưu động, mở rộng Intranet đến từng văn phòng chi nhánh, thậm chí triển
khai Extranet đến tận khách hàng và các đối tác chủ chốt và điều quan trọng
là những công việc trên đều có chi phí thấp hơn nhiều so với việc mua thiết
bị và đường dây cho mạng WAN riêng. VPN do một nhà cung cấp dịch vụ
làm chủ và quản lý bằng mô hình kinh tế và các công nghệ tiên tiến, họ có
thể phục vụ nhiều tổ chức trên cùng một mạng, dùng các phần mềm hiện đại
để phân biệt lưu lượng dữ liệu của công ty này với lưu lượng của công ty
khác. Có thể dẫn chứng những ưu điểu của VPN như sau:
Giảm chi phí thường xuyên: VPN cho phép tiết kiệm đến 60% chi phí
so với đường truyền và giảm đáng kể tiền cước gọi đến của các nhân viên
làm việc ở xa. Giảm được cước đường dài khi truy cập VPN cho các nhân
viên di động và các nhân viên làm việc ở xa nhờ vào việc họ truy cập vào
mạng thông qua các điểm kết nối POP (Point of Presence) ở địa phương, hạn
chế gọi đường dài đến modem tập trung.
Giảm chi phí đầu tư: Sẽ không tốn chi phí đầu tư cho máy chủ, bộ định
tuyến cho mạng đường trục và các bộ chuyển mạch phục vụ cho việc truy
cập bởi vì các thiết bị này do các nhà cung cấp dịch vụ quản lý và làm chủ.
Công ty cũng không phải mua, thiết lập cấu hình hoặc quản lý các nhóm
modem phức tạp. Ngoài ra họ cũng có thể thuê với giá rẻ các thiết bị phục
vụ khách hàng, thường có sẵn ở các nhà cung cấp dịch vụ, hoặc từ các công
ty dịch vụ giá trị gia tăng, nhờ thế việc nâng cấp mạng cũng trở nên dễ dàng
và ít tốn kém hơn.
Giảm chi phí quản lý và hỗ trợ: Với quy mô kinh tế của mình, các nhà
cung cấp dịch vụ có thể mang lại cho công ty những khoản tiết kiệm có giá
trị so với việc tự quản lý mạng. Các công ty luôn nhận được sự phục vụ
24/24 của các nhân viên lành nghề luôn sẵn sàng đáp ứng mọi lúc, giải quyết
nhanh chóng các sự cố.
Bảo mật dữ liệu: Vì VPN sử dụng công nghệ định đường hầm
(tunneling) để truyền dữ liệu qua mạng công cộng, cho nên dữ liệu truyền
được bảo vệ. Bên cạnh việc sử dụng tunneling thì VPN còn sử dụng một số

phương pháp bảo mật như mã hoá (encryption), xác thực (authentication) và
24
cấp quyền (authorization) để đảm bảo dữ liệu truyền được an toàn, tin cậy và
toàn vẹn.
Truy cập mọi nơi, mọi lúc: Khách hàng của VPN qua mạng mở rộng
này có cùng quyền truy cập và khả năng như nhau đối với các dịch vụ trung
tâm bao gồm WWW, e-mail, FTP… cũng như các ứng dụng thiết yếu khác,
khi truy cập chúng thông qua những phương tiện khác nhau như qua mạng
cục bộ LAN, modem, đường thuê bao số xDSL… mà không cần quan tâm
đến những thành phần phức tạp bên dưới.
1.4 Các giao thức thực hiện mạng riêng ảo.
Các đường hầm (tunnel) chính là đặc tính ảo của VPN, nó làm cho một
kết nối giống như một dòng lưu lượng duy nhất trên đường dây. Các loại
công nghệ đường hầm được dùng phổ biến trong VPN gồm có giao thức
định đường hầm điểm - điểm PPTP (Point to Point Tunelling Protocol), giao
thức chuyển tiếp lớp 2-L2F (Layer 2 Forwarding) hoặc giao thức định đường
hầm lớp 2- L2TP (Layer 2 Tunneling Protocol), và một giao thức mới đang
được nghiên cứu phát triển là giao thức bảo mật IP-IPSec (IP Security)
Dưới đây là bảng so sánh 4 giao thức này:
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×