Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TÀI LIỆU LIÊN QUAN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.03 KB, 12 trang )

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Trung tâm dưỡng lão hay chỉ là nơi “trông già”?
24/10/2009 | 08:03:00
0/21578.vnplus
Chăm sóc người già tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Từ Liêm (Ảnh:
Trung Hiền/Vietnam+)
Ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Từ
Liêm (Hà Nội) nói, ở Việt Nam chưa có nhà dưỡng lão thực thụ.
Theo tìm hiểu của phóng viên Vietnam+, ngoài việc cơ sở vật chất còn thiếu thốn tại các
nhà dưỡng lão, đa phần người ta gửi bố mẹ vào các trung tâm vì các cụ mắc bệnh về thần
kinh, gia đình khó quản lý.
Chưa có nhà dưỡng lão đúng nghĩa?
Trong quá trình tìm hiểu một số trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn
Hà Nội, phóng viên Vietnam+ thấy, nhiều người dân nói rằng nơi đây dành cho “các cụ
già bệnh tật.”
Và, cũng có một thực tế rằng, ở các trung tâm này, đa phần các cụ già đều mắc bệnh. Dĩ
nhiên, bệnh của người già là chuyện tất yếu, song lại có nhiều cụ bị mắc chứng bệnh thần
kinh, hoang tưởng, trầm cảm… mà gia đình không quản lý được mới “gửi gắm” vào đây.
Chỉ có số ít các cụ tìm đến đây một cách tự nguyện khi còn đủ cả sức khỏe và trí óc minh
mẫn.
Tại một trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở khu Linh Đàm (Hà Nội) khi
chúng tôi tới, có cụ già van xin cho về. Cụ cho rằng con cái đã lừa mình vào đây, nhớ
cháu, nhớ con nhưng tuổi thì già mà cầu thang lại cao, đường đi không tỏ, chỉ còn biết
khóc, biết xin. Chúng tôi hỏi thì nhân viên ở đây cho biết, trường hợp này đã bị lẫn(?).
Ông Vũ Minh Lương, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi Phù
Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) nói rằng, ở chỗ của ông có 80 cụ thì chỉ có 50-60% còn minh
mẫn, tỷ lệ bị bệnh tật chiếm 90%.
Còn Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Từ Liêm tiếp nhận khoảng 150 cụ thì
có tới hơn 50% là không minh mẫn, 35 - 45% các cụ minh mẫn nhưng bệnh tật và chỉ có
8-15% là minh mẫn và khỏe mạnh…
Mặt khác, tại những khu dưỡng lão, dù hàng ngày các cụ vẫn được điều dưỡng viên chăm


sóc sức khỏe song nhìn chung đời sống tinh thần chưa được đáp ứng đầy đủ do cơ sở hạ
tầng còn thô sơ (thiếu các thư viện, sân chơi…).
Ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Từ
Liêm thì cho biết, chữ “nhà dưỡng lão” ở Việt Nam còn chưa chuẩn. “Ở đây, chỉ nên gọi
là các Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người cao tuổi thì đúng hơn.”
Thừa nhận việc ở trung tâm của mình nhận nhiều cụ thuộc nhiều thành phần, song ông
nói đều có chế độ và khu riêng biệt dành cho các cụ. Đơn vị của ông Ngọc làm dịch vụ
nên phải chiều theo nhu cầu của xã hội. Ông cũng nói, ban đầu nghĩ xây dựng trung tâm
cho người khỏe, song thất bại do… ít người vào và nếu không thay đổi sẽ bị “sập tiệm.”
Một điều dưỡng viên cũng thẳng thắn cho biết, nếu hiểu “nhà dưỡng lão” theo cách
“trông già” cũng không có gì là quá. Nhưng là vừa “trông,” vừa giúp họ sống khỏe mạnh
hơn.
Phát triển tất yếu?
Ông Ngọc và ông Lương đều cho rằng, hiện nay có nhiều đơn vị đã manh nha đầu tư vào
nhà dưỡng lão một cách ồ ạt. Do vậy, Nhà nước cần đưa ra những tiêu chuẩn, quy định
cho loại hình mới mẻ này.
Đây cũng là lẽ tất yếu bởi dân số Việt Nam đang già hóa.
Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 1989, ở Việt Nam tỷ lệ người cao tuổi chiếm 7,2%
dân số, đến năm 1990 chiếm 8,2% và năm 2008 chiếm 9,9% Tỷ lệ này được dự báo sẽ
tiếp tục tăng trong thời gian tới và dân số Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa năm
2010.
Ông Ngọc nói, những năm gần đây, nhận thức của người dân về nhà dưỡng lão đã được
nâng cao. Người ta đã ít mặc cảm hơn khi đưa cha mẹ vào các nhà dưỡng lão để giúp các
cụ kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, người ta hay để ý đến việc làm những sân chơi cho thiếu
nhi, còn sân chơi của người già thì hầu như chưa được quan tâm.
Về phần mình, ông Ngọc cũng đã có 3 trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đều
nằm ở Hà Nội. Tại khu ở Đông Ngạc (Từ Liêm), ông dành 4.000m2 để xây dựng cơ sở 3
với kết cấu hạ tầng theo chuẩn của nhà dưỡng lão, trong đó sẽ có khu vực hồi chức năng,
phòng thư viện, khu vực tập luyện, vui chơi giải trí cho các cụ…
Còn ông Lương nói đang đầu tư vào một khu đất rộng 7ha, với 3 trung tâm chăm sóc

phân tầng rõ rệt dành cho người giàu, khá giả và những người ít tiền.
Họ đều cho rằng, Nhà nước cần có những khuyến khích, tạo điều kiện cho họ như những
chính sách ưu đãi, giảm thuế… bởi các doanh nghiệp đang làm công việc xã hội./.
Trung Hiền – Thúy Mơ (Vietnam+)
Dở khóc, dở cười nghề chăm sóc người cao tuổi
Nhiều người ở nhà dưỡng lão bị hoang tưởng nên các điều dưỡng viên thường bị các cụ
cho "ăn đủ thứ," thậm chí bị đánh, cắn
Bán nhà, rủ nhau vào trung tâm dưỡng lão
Nhiều người cao tuổi tình nguyện xa rời mái ấm gia đình, vào dưỡng lão để sống trong
một tập thể người cùng tuổi, kéo dài tuổi thọ
Người xây dựng mô hình dưỡng lão đầu tiên ở Việt Nam
Nguyễn Tuấn Ngọc sinh ngày 9 tháng 12 năm Quý Mão. Chiểu theo thuật "cân xương
đoán số" của vài nhà nho hiếm hoi còn lại ở làng tôi thì người có mệnh này có lý luận sắc
bén, nói năng đanh thép, được nhiều người kính trọng, theo nghiệp văn, hội hoạ hay thầy
thuốc đều đạt vinh hiển, cuộc đời giàu sang, phú quý, làm ăn phát đạt, con cái đầy đủ
Mr. Nguyễn Tuấn Ngọc
Nguyễn Tuấn Ngọc sinh ngày 9 tháng 12 năm Quý
Mão. Chiểu theo thuật "cân xương đoán số" của vài nhà
nho hiếm hoi còn lại ở làng tôi thì người có mệnh này
có lý luận sắc bén, nói năng đanh thép, được nhiều
người kính trọng, theo nghiệp văn, hội hoạ hay thầy
thuốc đều đạt vinh hiển, cuộc đời giàu sang, phú quý,
làm ăn phát đạt, con cái đầy đủ Tôi không tin vào
tướng số, cũng không muốn đánh giá con người qua
dăm câu chuyện xã giao, tôi muốn giải mã cuộc đời
ông bằng những gì ông đã làm và đang có.
Thưa Giám đốc Nguyễn Tuấn Ngọc, ông đã từng có
một công việc ổn định tại một bệnh viện có tiếng ở Hà
Nội, vậy lý do gì khiến ông rẽ lối?
Đúng vậy! Tôi đã từng là trợ lý giúp việc cho GS, TS Nguyễn Văn Xang, GĐ Bệnh viện

Thanh Nhàn; đã từng làm việc của một thợ nhiếp ảnh đi theo các hoạt động đối nội, đối
ngoại của bệnh viện, lưu giữ những hình ảnh cần thiết trong y học tại thời điểm đó để
phục vụ cho đội ngũ y, bác sỹ theo dõi bệnh án và phác đồ điều trị bệnh nhân hay công
việc của một nhân viên văn phòng Chính nhờ được tiếp xúc thường xuyên với các giáo
sư, tiến sỹ y học đầu ngành, được gần gũi với các bệnh nhân với đủ các bệnh khác nhau
đã giúp tôi có được kiến thức, kinh nghiệm cả về y đức lẫn nghiệp vụ quản lý và chuyên
môn của người thầy thuốc và điều đặc biệt là những năm tháng ấy đã hun đúc trong tôi
một niềm đam mê bất tận với nghề y. Cũng ở thời điểm đó, tôi đã được nghe các giáo sư,
tiến sỹ trong ngành bàn nhiều đến các dự án xây dựng các trung tâm bác sỹ gia đình,
trong đó có mô hình dưỡng lão. Điều này đã trở thành tâm điểm thu hút tôi quan tâm trên
con đường lập nghiệp của mình. Sau nhiều lần chuyển đổi với những công việc chéo
ngoe, nhiều điều tâm huyết với nghề không được chấp nhận, tôi cảm thấy nhàm chán với
công việc sáng đi, tối về, sống chết mặc bay, làm việc trông theo "chủ nghĩa": "không can
dự". Năm 1999, sau 13 năm công tác tại bệnh viện tôi đã quyết định về "một cục" với 3,5
triệu đồng và bắt đầu theo đuổi ước mơ của mình về xây dựng mô hình dưỡng lão.
Ông dựng nghiệp với hai bàn tay trắng, vậy ông đã làm gì để vượt "vũ môn"?
Thực ra người có công giúp tôi khởi dựng Khu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đầu
tiên phải kể đến TS Ngô Hy, nguyên phó Giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn, Giám đốc
Trung tâm Bác sỹ gia đình, Sở y tế Hà Nội. Năm 2000, TS Ngô Hy với tư cách là Giám
đốc Trung tâm Bác sỹ gia đình đã huy động 480 triệu đồng để xây dựng Khu chăm sóc
sức khoẻ người cao tuổi, sau đó ông đã gọi tôi về làm việc. Tuy nhiên, bấy giờ Khu chăm
sóc vẫn còn khá bộn bề công việc, bởi mọi thứ vẫn còn giang dở vì thiếu kinh phí, trong
khi đó cả thảy cán bộ, nhân viên chỉ vẻn vẹn có 3 người. Vậy là không còn con đường
nào khác, ba chữ: Tự khác phục được đặt lên trên hết và mọi người phải xắn tay, xắn
chân vào làm việc. Tết năm 2001, trong khi thiên hạ vẫn còn đang rộn ràng với dư âm
ngày tết, tôi đạp xe quanh Hà Nội để nhặt nhạnh từng cây đào, cây quất trên các vỉa hè,
ao, hồ, triền sông để đem về trồng làm thành vườn hoa. Lại có lần vì ham việc mà tôi đã
ngất dưới bãi bùn ao 6 tiếng đồng hồ vì cố sức vác tảng đá giữa một buổi trưa của mùa
đông lạnh giá. Vất vả mất hơn một năm trời, vậy rồi Khu chăm sóc sức khoẻ người cao
tuổi cũng đã ra hình hài với 5 phòng, bên trong có đầy đủ giường, tủ, bàn ghế Tháng 4

năm 2001, Khu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đã đón cụ Hồng đến xông nhà, sau đó
một năm có thêm 5 cụ. Hiện tại chúng tôi đã đón hơn 100 cụ (2 cụ là Việt kiều Canada và
Mỹ) về với Khu chăm sóc, trong đó có 95 đã đăng ký ở đây đến cuối đời. Qua sáu năm đi
vào hoạt động điều mà chúng tôi tâm đắc hơn cả là đã một phần xoá tan được quan niệm
cũ rằng: Đưa bố, mẹ, ông, bà vào dưỡng lão là bất hiếu. Chính nơi đây mới là nơi báo
hiếu khi xã hội ngày càng phát triển, con cháu không còn nhiều thời gian để chăm sóc sức
khoẻ cho các cụ một cách chu đáo. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khẳng định được công
việc mình làm khi được xã hội chấp nhận và ủng hộ, góp phần không nhỏ vào công cuộc
xã hội hoá y tế, tạo cho người cao tuổi có một cuộc sống vui vẻ, sống khoẻ, sống có ích.
Ông quan tâm đến vấn đề gì khi Khu chăm sóc đang là điểm đến của người cao tuổi?
Mừng sinh nhật các cụ
Có nhiều điều để quan tâm, nhưng tôi chú trọng vào 3 điểm chính là: Xây dựng đội ngũ
cán bộ, nhân viên, các y, bác sỹ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề;
Thực hiện một chế độ chăm sóc người cao tuổi một cách khoa học và không ngừng cũng
cố, kiện toàn cơ sở vật chất, đáp ứng được nhu cầu đa dạng, phong phú của các cụ. Hiện
tại Khu chăm sóc có 45 cán bộ, nhân viên bao gồm các y, bác sỹ Đông y, Tây y cùng đội
ngũ y tá điều dưỡng có trình độ chuyên môn, tâm huyết, tận tình trong công việc. Để
nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của
Khu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, tôi thường xuyên đi thăm quan và học tập mô
hình viện dưỡng lão ở các nước phát triển như Mỹ, Đức, Canada và các nước trong khu
vực. Chúng tôi đã kết nghĩa với Tập đoàn dưỡng lão Nhân ái (Đài Loan) để thường xuyên
trao đổi nghiệp vụ và nhờ họ tư vấn về chuyên môn. Ngoài ra, tôi đã gửi được một y tá
sang Philippines học chuyên ngành chăm sóc người già và trẻ em của trường Robetech
Canada đào tạo. Về cơ sở vật chất, trong khoảng diện tích gần 10.000m2. Khu chăm sóc
được phân làm 4 dãy nhà, với 45 phòng ở khép kín. Khu chăm sóc còn có một hội trường
rộng 500m2, bếp nầu rộng 50m2, hợp vệ sinh có thể phục vụ 100 xuất ăn 24/24, một khu
thể dục với đầy đủ các dụng cụ tập phù hợp với người cao tuổi, một ao thả cá diện tích
360m2, còn lại là vườn cây ăn quả và vườn hoa. Liền kề khu chăm sóc sức khoẻ người
cao tuổi còn có Khu du lịch Từ Liêm và chùa Vân Trì. Vì vậy, đến với Khu chăm sóc,
người cao tuổi vẫn có thể thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên và thực hiện các sở thích

của mình như câu cá, chơi bonsai hay đi chùa cúng lễ.
Nhiều người cho rằng: Mô hình dưỡng lão là một dịch vụ dành cho người giàu, vậy ý
kiến của ông về vấn đề này ra sao?
Đây là một dịch vụ lấy thu bù chi, mang tính nhân đạo xã hội hoá cao. Ở các nước phát
triển, đây là một loại hình kinh doanh, còn ở Việt Nam dịch vụ này đòi hỏi phải đầu tư rất
lớn, nhưng phần thu thì ít. Những người vào đây không phải là người giàu mà phần lớn
lại là người nghèo. Họ được con cái, cháu chắt giúp đỡ để có một cuộc sống cuối đời
thoải mái và ý nghĩa của tuổi già. Và họ đã tìm hiểu điều đó ở chính ngôi nhà, quê hương
thứ hai của mình chính là Khu chăm sóc của chúng tôi.
Ông có kỳ vọng gì về Khu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi mà ông và cộng sự của
mình đang theo đuổi?
Ở Việt Nam, tâm lý của người Việt chưa thực sự yên tâm khi vào các Khu chăm sóc sức
khoẻ dành cho người già. Không ít người vẫn nghỉ rằng: Vào Khu dưỡng lão là do con
cái hắt hủi, hay những người có hoàn cảnh đặc biệt Tuy nhiên, trong tương lai gần, mô
hình dưỡng lão sẽ phát triển đồng hành cùng sự phát triển của đời sống kinh tế đất nước,
nhất là khi các hình thức bảo hiểm kiểu như bảo hiểm nhân thọ phát triển và rộng khắp,
người dân vào dưỡng lão được bảo hiểm chi trả thì mô hình này sẽ ngày càng rộng cửa và
trở thành nhu cầu của người dân khi đã về già. Còn đối với Khu chăm sóc sức khoẻ người
cao tuổi Từ Liêm, trong số trên 100 cụ hiện đang sinh sống tại đây, có 95 cụ đang ký ở
đến cuối đời, điều này đã chứng tỏ rằng: Khu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Từ Liêm
đã trở thành gia đình của các cụ và đây cũng là niềm động viên to lớn đối với đội ngũ cán
bộ, nhân viên, các y, bác sỹ của Khu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi Từ Liêm chúng
tôi. Trong tương lai, chúng tôi sẽ phấn đấu để có một Trung tâm dưỡng lão hoàn chỉnh,
theo kịp được các nhà dưỡng lão trên thế giới, nhưng cũng sẽ phù hợp với hoàn cảnh cụ
thể ở Việt Nam cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện chăm sóc, cả về vật chất lẫn tinh thần
Ngoài ra, nơi đây còn là địa chỉ tin cậy để đội ngũ y tá chăm sóc toàn diện thực hành,
thực tập, cũng như những người muốn học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ chính những
người già đang sinh sống ở Khu chăm sóc, vì trong số gần 100 cụ có rất nhiều cụ là
những giáo viên kỳ cựu, nhiều cụ là cán bộ cấp cao về hưu
Xin cảm ơn Giám đốc!

(Theo báo Thời Đại)
Dân số Việt Nam đang "già hóa "
22/07/2010 15:20
(VTC News) - Trong thập kỷ 1999 – 2000, tỷ lệ người già tăng trong cơ cấu dân số Việt
Nam tăng nhanh trong khi tỷ lệ trẻ em giảm mạnh. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và
nhà ở Trung ương cho biết, chỉ số già hóa của dân số nước ta tăng từ 24,3% lên 35,5%.
» Việt Nam 10 năm tăng gần 10 triệu người
Tại Hội nghị, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương đã chính thức công bố kết
quả cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Theo đó, vào thời điểm 0 giờ ngày 1/4/2009,
dân số Việt Nam là 85.846.999 người. Trong đó nam giới có 42.413.143 người, chiếm 49,4%.
Tính từ cuộc Tổng điều tra trước đó, số dân Việt Nam tăng thêm 9.523 nghìn người (bình quân
mỗi năm tăng 952 nghìn người).

Tuy lượng dân số tăng nhưng so với chu kỳ 10 năm trước nhưng mức gia tăng dân số lại giảm
đáng kể. Tỷ suất tăng dân số bình quân năm giảm từ 1,7% thời kỳ 1989 – 1999 xuống còn 1,2%
của thời kỳ 1999 – 2009.

Theo số liệu cuộc Tổng điều tra năm 2009, có 54 dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ cả
nước, trong đó dân tộc Kinh có 73,594 triệu người (chiếm 85,7%) và các dân tộc còn lại có
12,253 triệu người. Điều đáng nói, tỷ suất tăng dân số của dân tộc Kinh là 1,1%, thấp hơn nhiều
so với con số 1,6% của các dân tộc thiểu số.

Từ năm 2006 đến nay, tổng tỷ suất sinh của nước ta liên tục giảm và đạt dưới mức sinh thay thế
(2,03 con/phụ nữ). Thêm vào đó, điều đáng mừng là tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi của Tổng
điều tra 2009 tính cho 12 tháng trước thời điểm điều tra giảm xuống còn 16‰ (phần nghìn) so
với 36,7‰ trong Tổng điều tra 1999. Điều này nói lên sự thành công của các chương trình y tế
quốc gia nói chung, cũng như của chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em nói riêng.

Tỷ trọng dân số nhóm tuổi 15 – 64 (là nhóm tuổi chủ lực của lực lượng lao động) tăng từ 61,1%
lên 69,1%. Đây là một lợi thế rất lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất

nước, nếu tận dụng được tính ưu việt về lực lượng lao động của thời kỳ này trong vài thập kỷ tới
vì đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng trao Bằng khen của Thủ
tướng Chính phủ cho những cá nhân có thành tích xuất sắc cho cuộc Tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2009 - Ảnh: Chinhphu.vn
Thế nhưng dân số Việt Nam đang có xu hướng bị già hóa. Trong thập kỷ 1999 – 2000, tỷ lệ
người già tăng trong khi tỷ lệ trẻ em giảm mạnh. Chỉ số già hóa của dân số nước ta tăng từ
24,3% lên 35,5%.
Kết quả điều tra về nhà ở cho thấy số hộ có nhà ở kiên cố chiếm 46,3%, hộ có nhà đơn sơ chỉ
còn 7,8%. Diện tích ở bình quân đầu người của cả nước là 16,7m2. Trong khi tỷ trọng hộ sử
dụng diện tích nhà ở từ 60 m2/nhà đã tăng lên 51,5% thì cả nước vẫn còn có 2,4% số hộ sử
dụng nhà dưới 15 m2, tăng 0,2% so với 10 năm trước.

Về giáo dục, nét đáng chú ý là tỷ lệ biết chữ của người 15 tuổi trở lên năm 2009 đã đạt 94%. Tuy
nhiên Việt Nam vẫn còn hơn 1,5 triệu người thất nghiệp.

Phát biểu tại buổi lễ tổng kết, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng khẳng định: "Kết
quả cuộc điều tra đã phản ánh đúng những thành tựu phát triển kinh tế xã hội trong 10 năm qua
của đất nước ta. Dân số Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Nhóm tuổi của lực
lượng lao động vượt trội so với nhóm tuổi phụ thuộc mở ra một tiềm năng to lớn để đưa đất
nước ta bước vào thời kỳ phát triển nguồn, phồn thịnh đất nước. Tuy nhiên, điều này cũng có thể
tạo ra những thách thức trong tương lai, đòi hỏi nhà nước phải ban hành và thực hiện đồng bộ
các chính sách phù hợp".
» Việt Nam 10 năm tăng gần 10 triệu người
Nhật Bản: Hệ lụy từ cơ cấu dân số già
(Toquoc)-Dân số già đang đe dọa nghiêm trọng tốc độ phát triển kinh tế, ổn định an ninh
xã hội và vị thế Nhật Bản trên trường quốc tế.
Cùng với nhiều nhân tố khác, tốc độ tăng trưởng dân số và tiến bộ khoa học kỹ thuật là hai yếu
tố quan trọng hàng đầu chi phối tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tiến bộ khoa học công nghệ

lại phụ thuộc vào trình độ con người, do đó nhân lực chính là vấn đề then chốt. Hiện nay, Trung
Quốc đã chính thức vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Những dự báo cho
rằng, Bắc Kinh sẽ vượt Washington, trở thành nền kinh tế số 1 thế giới vào năm 2030 đang hiện
hữu ngày càng rõ nét khi nước này sở hữu lực lượng lao động dồi dào và trình độ tay nghề ngày
càng được cải thiện.
Trái ngược với sự gia tăng dân số nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ, vấn đề dân số giảm,
người già chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong cơ cấu dân số đang là thách thức đe dọa tốc độ phát
triển kinh tế và xã hội Nhật Bản. Dân số nước này đạt kỷ lục 127.770.000 người năm 2004. Tuy
nhiên, theo dự báo của Viện Nghiên cứu Quốc gia về Dân số và An ninh Xã hội Nhật Bản, đến
năm 2055, dân số nước này sẽ giảm xuống chỉ còn 90 triệu người. Tuổi bình quân của người
Nhật hiện nay là 45, dự kiến sẽ tăng lên 55 vào năm 2055. Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động so
với người hết tuổi lao động ở nước này giảm từ 10:1 năm 1960, xuống còn 3:1 hiện nay, và sẽ
chỉ còn 1:1 vào năm 2055.
Hệ lụy
Dân số già kéo theo một loạt vấn đề, đe dọa tốc độ phát triển kinh tế, an ninh trật tự xã hội cũng
như vị thế Nhật Bản trên trường quốc tế.
Thứ nhất, kinh tế sẽ khốn đốn hơn. Chính phủ Nhật Bản sẽ phải sử dụng nhiều ngân sách hơn
cho các chương trình phúc lợi xã hội, điều này khiến cơ cấu tài chính quốc gia bị ảnh hưởng.
Hiện nay, gánh nặng nợ công đã lên tới 200% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mức tồi tệ nhất
trong số các nước phát triển, khiến kinh tế Nhật Bản luôn trong tình trạng tê liệt. Điều này chưa
có xu hướng được cải thiện khi nền kinh tế vẫn tiếp tục giảm phát. Hiện nay Chính phủ Nhật Bản
chưa tìm ra giải pháp hữu hiệu, do đó tăng thuế tiêu dùng vẫn là lá bài cứu cánh. Giảm phát sẽ
tiếp tục là vấn đề đe dọa nền kinh tế Nhật Bản, và đời sống người dân ngày càng trở nên khó
khăn hơn.
Trong những năm tới, công tác y tế và chăm sóc người già sẽ là vấn đề ngày càng nan giải đối
với các nhà hoạch định chính sách xứ sở mặt trời mọc. Dù rô-bốt sẽ được sử dụng nhiều hơn
trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe hay dịch vụ tại nhà, Nhật Bản vẫn thiếu hụt đội ngũ chăm
sóc y tế bởi số lượng người già ngày càng lớn, kéo theo nhu cầu ngày càng nhiều. Cùng với
người chăm sóc, Nhật Bản sẽ phải trang trải ngày càng nhiều để hiện đại hóa hệ thống bệnh
viện, trại dưỡng lão cũng như thuốc men để đảm bảo cuộc sống cho những người này.

Thứ hai, “lỗ hổng giữa các thế hệ” ngày càng gia tăng. Do nhiều người già có ảnh hưởng trong
lĩnh vực chính trị nên chính sách quốc gia sẽ chú ý nhiều hơn tới các chương trình phúc lợi xã
hội như tăng ngân sách cho y tế, chăm sóc sức khỏe và lương hưu. Điều này sẽ làm dấy lên làn
sóng phản đối của những người trẻ, đe dọa sự thống nhất vốn có trong xã hội Nhật Bản.
Thứ ba, vị thế Nhật Bản sẽ suy giảm trên trường quốc tế. Ngân sách phân bổ cho các vấn đề an
ninh quốc gia giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới các chức năng của bộ phận này. Trong thế kỷ 21,
quan hệ quốc tế được cho là sẽ có nhiều biến đổi, khi trung tâm quyền lực sẽ dịch chuyển từ Đại
Tây Dương sang châu Á - Thái Bình Dương, các cuộc xung đột lãnh thổ, cạnh tranh tài nguyên
sẽ diễn ra phức tạp. Nếu Nhật Bản không có những đóng góp xứng đang cho cộng đồng quốc tế,
vai trò và vị thế nước này sẽ suy giảm, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi Tokyo đã bị Bắc Kinh
chiếm ngôi vị thứ hai của nền kinh tế thế giới.
Giải pháp
Giới phân tích cho rằng, để giảm bớt khó khăn cho bài toán dân số hiện nay, Chính phủ Nhật
Bản cần thực hiện các biện pháp sau:
Một là, phải có chiến lược rõ ràng để định hướng phát triển cho đất nước có quy mô dân số tầm
trung. Dù có giảm xuống hàng chục triệu người, dân số Nhật Bản vẫn lớn hơn nhiều nước châu
Âu. Nếu Nhật Bản xây dựng được một xã hội “mạnh”, có khả năng tạo ra các giá trị tinh thần thì
nước này vẫn có thể đóng góp đáng kể cho thế giới. Để làm được điều này, trước hết, Nhật Bản
cần cải tổ cơ cấu kinh tế với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, ký các thỏa
thuận tự do thương mại và hợp tác kinh tế với nhiều nước khác.
Hai là, phải tìm mọi biện pháp để tăng tỷ lệ sinh. Nhiệm vụ cấp thiết hiện nay là phải tìm ra và
thực thi các biện pháp toàn diện nhằm cải thiện tình trạng thất nghiệp trong những người trẻ để
họ có thể đảm bảo cuộc sống gia đình, qua đó cải thiện độ tuổi kết hôn, bởi giới trẻ Nhật Bản
đang có xu hướng kết hôn muộn hơn. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng cần xây dựng hệ thống chăm
sóc y tế dành cho trẻ em, thay vì quá chú trọng vào người già.
Ba là, phải có biện pháp để phụ nữ và người già tham gia nhiều hơn vào thị trường lao động
thông qua cải thiện môi trường làm việc và môi trường xã hội.
Bốn là, phải nâng cao năng suất lao động thông qua những sáng kiến về công nghệ. Để làm điều
này, Nhật Bản phải đầu tư nhiều hơn cho giáo dục, có nhiều chính sách ưu đãi những người làm
việc trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Năm là, phải có chính sách thu hút người nước ngoài có trình độ đến làm việc và cống hiến. Nếu
thu hút được đội ngũ trí thức trình độ cao, Nhật Bản sẽ có nhiều chương trình thúc đẩy kinh tế
cũng như các lĩnh vực khác, và khi đó vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế sẽ được cải thiện
với những đóng góp xứng đáng cho nhân loại./.
Trung Quốc sẽ không phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lực lượng lao động do sự già
hóa dân số
17:21 | 20/05/2010
(ĐCSVN) – Các nhà nhân khẩu học Trung Quốc vừa đưa ra cảnh báo đáng lo ngại về tình
trạng già hóa dân số tại quốc gia này với số liệu dự báo cho thấy: cứ 4 người dân Trung
Quốc thì sẽ có 1 người ở độ tuổi trên 65 vào năm 2050.
Phát biểu tại một
diễn đàn dân số
diễn ra ngày
19/5, Tổng giám
đốc Trung tâm
nghiên cứu phát
triển dân số
Trung Quốc, ông
Jiang Weiping
cho biết, dân số
Trung Quốc, hiện
đang ở mức 1,33
tỷ người và sẽ
không thể vượt
ngưỡng 1,5 tỷ
người. Theo sự
lý giải của ông
Jiang thì dân số
Trung Quốc sẽ
đạt đỉnh điểm vào

năm 2040 với
con số 1,47 tỷ
người trước khi
bắt đầu suy giảm. Do đó, Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 15% tổng dân số thế giới, giảm khoảng
5% so với tỷ lệ được duy trì trong một thời gian dài trước đó.
Theo số liệu thống kê, những chính sách kế hoạch hóa gia đình mà Chính phủ Trung Quốc áp
dụng đã giúp hạn chế được khoảng 400 triệu ca sinh nở trong suốt 3 thập kỷ qua. Tỷ lệ sinh sản
trung bình tại Trung Quốc hiện nay là 1,8, điều đó có nghĩa rằng cứ 1 phụ nữ Trung Quốc trung
bình sinh ra khoảng 1,8 em bé. Và theo nhận định của Giám đốc Ủy ban dân số Liên hợp quốc
Hania Zlotnik thì đây hoàn toàn là một tỷ lệ lý tưởng bởi “tỷ lệ sinh sản dưới 1,5 hay trên 2,3 sẽ
gây ra nhiều vấn đề phức tạp”.
Theo tính toán của ông Jiang thì hiện xu hướng về tuổi tác tại Trung Quốc là “không thể thay đổi
được” và cho đến năm 2050, sẽ có 350 triệu người trong tổng số 1,45 tỷ người dân Trung Quốc
ở độ tuổi trên 65.
Số liệu thống kê dân số trước đó cũng cho biết, trong năm 2009, đã có 180 triệu người dân
Trung Quốc ở độ tuổi trên 60 và điều đó đã kéo theo nhiều vấn đề về an sinh-xã hội. Hiện Trung
Quốc cần 10 triệu y tá và chuyên gia để chăm sóc sức khỏe cho người già trong khi các cơ sở
dưỡng lão toàn quốc chỉ có 220.000 nhân viên, hơn 90% trong số đó không đủ các bằng cấp cần
thiết. Ngoài ra nước này chỉ có 2,5 triệu giường trong các nhà dưỡng lão so với nhu cầu của
khoảng 8 triệu người. Một quan chức thuộc cơ quan an sinh xã hội nhận xét Trung Quốc đang
phải đối mặt với xu hướng dân số già đi nhanh chóng trong khi các dịch vụ chuyên biệt cho
người cao tuổi lại thiếu trầm trọng. Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao tại Trung
Quốc giúp người ta thọ hơn trong khi chính sách hạn chế sinh đẻ và các thay đổi về lối sống và
quan niệm khiến số trẻ em sinh ra ngày một ít đi.
“Ngày càng có nhiều người già sống độc lập…Sự thay đổi về quy mô, cấu trúc gia đình cũng như
lối sống sẽ phát sinh nhiều vấn đề, gồm cả cấu trúc tiêu dùng và hệ thống an ninh tuổi già”, ông
Jiang cho biết.
Giáo sư trường Đại học Renmin (Trung Quốc), ông Wu Cangping cho biết: Trên thực tế, hiện
tượng già hóa dân số ngày càng trở thành một vấn đề nan giải đối với nhiều quốc gia trên thế


Biểu đồ thể hiện cơ cấu số người trên 65 tuổi tại Trung Quốc qua từng
giai đoạn (Ảnh: Tân Hoa Xã)
giới, đặc biệt trong bối cảnh các nhà nghiên cứu lo ngại rằng tình trạng này có thể dẫn đến sự
thiếu hụt lao động, giảm hiệu quả lao động và gia tăng chi phí y tế.
Tuy nhiên, theo lập luận của ông Jiang thì Trung Quốc sẽ không phải đối mặt với tình trạng thiếu
hụt lao động bởi nguồn cung lao động tại quốc gia này sẽ đạt mức đỉnh điểm 1 tỷ người vào năm
2015 và duy trì ở mức trên 850 triệu người trong thời kỳ trước năm 2050.
Ông Ma Li, cố vấn nội các Chính phủ Trung Quốc về vấn đề dân số ngày 18/5 đã đưa ra nhận
định rằng, tình trạng “phân chia nhân khẩu học” tại Trung Quốc sẽ tiếp diễn trong vòng 25 năm
tới và đây được xem là một yếu tố quan trọng, đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế đáng
khâm phục của Trung Quốc.
Trong suốt nhiều thập kỷ qua, cơ cấu tuổi tác dân số tại Trung Quốc luôn dừng ở tỷ lệ lý tưởng
với số người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn trong tổng dân số và số người phụ thuộc
(người về hưu và chưa đến tuổi lao động) chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Theo nhận định của các nhà
phân tích thì cơ cấu tuổi tác dân số lý tưởng thể hiện ở lực lượng lao động dồi dào, tỷ lệ tiết kiệm
cao và được đánh giá là một nguyên nhân năng động tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kỳ
tại Trung Quốc cũng như đưa nước này bước vào “thời kỳ vàng son và lâu dài” để phát triển kinh
tế - xã hội./.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×