Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Quan điểm của triết học mác lênin về bản chất con người và sự vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập và rèn luyện của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.48 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
====***====

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài:
“Quan điểm của triết học Mác - Lênin về
bản chất con người và sự vận dụng quan điểm
đó
trong nghiên cứu, học tập và rèn luyện của sinh viên.”
Họ và tên SV
Mã SV
Lớp
Môn học
GVHD

:
:
:
:
:

Đỗ Ngọc Thiện
11219289
DSEB - K63
Triết học Mác - Lênin
Lê Thị Hồng

Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2022



1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................ 3
I.

QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI................4
1.

QUAN ĐIỂM VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI CỦA NHỮNGNHÀ TRIẾT HỌC TRƯỚC

MÁC........................................................................................................................................................... 4
2.

II.

QUAN ĐIỂM CỦA MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI............................................................. 4
2.1.

Con người là thực thể sinh học – xã hội...................................................................................... 4

2.2.

Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội............................................................. 6

2.3.

Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử............................................ 7


VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ BẢN CHẤT CỦA CON

NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN........8
KẾT LUÂṆ ...................................................................................................................................................... 11

2


LỜI MỞ ĐẦU
Con người là một khách thể hết sức phong phú, là đối tượng được rất nhiều
ngành khoa học nghiên cứu và tìm hiểu như sinh vật học, tâm lý học, xã hội
học, y học,…Mỗi khoa học có cách tiếp cận và phương pháp giải quyết khác
nhau về vấn đề con người, song chủ đề về bản chất con người vẫn luôn là một
vấn đề mới mẻ, phức tạp đáng để ta phân tích và bàn luận chi tiết cụ thể dưới
nhiều góc độ.
Triết học, với tư cách là "khoa học của mọi khoa học", với chủ đề là những
quy luật chung nhất của tự nhiên và xã hội, đã xem xét vấn đề "bản chất con
người" một cách sâu rộng và thấu đáo nhất.
Trải qua nhiều năm lịch sử, nhân loại đã từng bước khám phá ra hàng trăm
nghìn điều mới lạ trên Trái đất. Chúng ta mải mê tìm kiếm những bí ẩn của vạn
vật xung quanh mà đôi khi quên mất rằng bản chất con người mới là bản thể bí
ẩn nhất. Vấn đề con người đã được nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau,
mỗi lĩnh vực đều có ý nghĩa riêng đối với sự hiểu biết và mang lại lợi ích cho
con người. Hơn bất kỳ lĩnh vực nào khác, lĩnh vực triết học có nhiều mâu thuẫn
trong quan điểm, nhận thức và nó đã gây ra một cuộc đấu tranh không biết khi
nào mới dừng lại. Lập trường chính trị về trình độ nhận thức và tâm lý của các
nhà nghiên cứu là khác nhau và do đó các giải pháp khác nhau đã được đề xuất.
Tùy thuộc vào lịch sử và hoàn cảnh của từng thời đại, các trường phái và
triết gia đã phát triển những cách tiếp cận khác nhau góp phần phân tích từ
“người”. Nhưng các lý thuyết trước Mác và Mác tồn tại dưới góc độ các

phương pháp tiếp cận giải quyết các vấn đề triết học về con người, và trên thực
tế là về sự tồn tại lâu dài của các vật thể. Về phẩm chất con người và phương
pháp giải phóng con người. Chỉ với sự ra đời của triết học Mác - Lênin trong
lĩnh vực duy vật thì câu hỏi này mới được xem xét một cách toàn diện, đầy đủ
và sâu sắc hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người, tôi đã
chọn đề tài “Triết học Mác - Lênin về nhân loại và sự vận dụng của nó trong
học tập, nghiên cứu và rèn luyện của sinh viên”.


I.QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ BẢN CHẤT
CỦA CON NGƯỜI.
1. QUAN ĐIỂM VỀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI CỦA NHỮNGNHÀ
TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC.
Các nhà triết học cổ điển Đức trước kia nói chung, từ Cartơ đến Heghen nói
riêng đã phát triển các tư tưởng triết học của họ về con người theo hướng duy
tâm. Theo Hê-ghen, con người là sản phẩm của ý niệm; tức nguồn gốc con
người là từ những đấng tối cao tạo nê, và những đấng tối cao đó mang trong
mình quyền năng kiểm sốt mọi các khía cạnh của sự tồn tại của con người.
Phơ-bách trình bày một quan điểm duy vật đối lập với Hê-ghen, cho rằng con
người là sản phẩm của tự nhiên và là kết quả của quá trình tiến hóa của tự
nhiên chứ khơng phải là sản phẩm của những khái niệm hão huyền và thiếu
tính thực tế. Tất nhiên, đó là khía cạnh đáng ngưỡng mộ nhất của tự nhiên. Khi
ơng giải thích cách tâm trí gắn bó chặt chẽ với các quá trình vật lý xảy ra trong
cơ thể con người, tư tưởng Phơ-bách đã chuyển sang trạng thái duy tâm. Ông
đã làm điều này bằng cách sử dụng các thành tựu của khoa học tự nhiên.
Những ý tưởng được liệt kê ở trên đều tuyệt đối hóa các khía cạnh tinh thần
hoặc thể chất của con người mà khơng xem xét đến các khía cạnh xã hội. Chủ
nghĩa Mác đã tiếp thu quan điểm của các trường phái trí thức khác về con
người để đưa ra tầm nhìn về bản chất con người đồng thời khắc phục những
hạn chế trước đó.

2. QUAN ĐIỂM CỦA MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học.
Với Triết học Mác-Lênin, lần đầu tiên vấn đề con người được giải quyết một
cách đúng đắn trên quan điểm biện chứng duy vật. Theo C.Mác, con người là
một sinh vật có tính xã hội ở trình độ cao nhất của giới tự nhiên và lịch sử xã
hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả thành tựu của văn minh và văn
hóa1.
2.1. Con người là thực thể sinh học – xã hội
Dựa trên kết quả của những thành tựu của khoa học tự nhiên, triết học
Mác khẳng định: Con người vừa là sản phẩm phát triển lâu dài của giới tự
1

Theo Giáo Trình Triết học Mác-Lênin, GS.TS Phạm Văn Đức chủ biên, tr.247


nhiên, vừa là sản phẩm hoạt động chính của bản thân con người. Con người
hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội. Là thực thể
sinh học, con người là kết quả của q trình tiến hóa lâu dài của tự nhiên
(theo thuyết tiến hóa của Đác-Uyn). Vì con người là sản phẩm của q trình
tiến hóa tự nhiên nên con người là một bộ phận tất yếu, không tách rời của
giới tự nhiên. Ph.Ăngghen cho rằng : “Bản thân cái sự kiện là con người từ
loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người khơng bao giờ hồn
tồn thốt ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật” 2. Hay nói cách khác,
tiền đề vật chất đầu tiên quyết định cho sự tồn tại của con người là giới tự
nhiên.
Con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên
cũng là “thân thể vô cơ của con người”. Con người tồn tại được trước tiên phải
có cơ thể sống, trong khi đó, cơ thể sống là một bộ phận của tự nhiên, là sản
phẩm của sự tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên. Mặt khác, con người phải đấu
tranh để sinh tồn và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, các quy luật

sinh học (Ví dụ: quy luật sinh tử, quy luật về quan hệ giữa cơ thể và môi
trường, quy luật dinh dưỡng, quy luật di truyền và biến dị, quy luật đồng hóa,
dị hóa... ). Tuy nhiên, con người không chỉ sống dựa vào tư nhiên mà còn cải
biến tự nhiên dựa trên các quy luật khách quan, đây cũng là một trong những
điểm đặc biệt để phân biệt con người với các loài vật khác.
Tuy nhiên, chúng ta khơng được tuyệt đối hóa điều đó. Các đặc tính sinh
học, bản năng sinh học hay sự sinh tồn thể xác không phải là những cái duy
nhất quy định bản chất con người, mà chúng ta còn phải nhắc đến phương diện
xã hội. Bởi lẽ, đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới lồi
vật là phương diện xã hội của nó. Con người là một thực thể xã hội có các hoạt
động xã hội mà điển hình chính là hoạt động lao động. Chính nhờ lao động mà
con người có khả năng vượt qua lồi động vật để tiến hóa và phát triển thành
người. Con người sống bằng lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng
tạo ra các vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Vì vậy, ta hồn tồn có thể
khẳng định: Lao động là điều kiện kiên quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định
sự hình thành và phát triển của con người. Mặt khác, tính xã hội của con người
chỉ có “xã hội lồi người”, con người khơng thể tách khỏi xã hội và đó là điểm
cơ bản làm cho con người khác với con vật.
Hoạt động của con người gắn liền với các quan hệ xã hội không chỉ phục vụ
cho con người mà cịn cho xã hội như ngơn ngữ giao tiếp, lương tâm, ý thức
con người,…. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự
5


2

Theo C.Mác và Ph.Angghen (1994), Toàn tập, t.20. Sdd. Tr.146

5



thay đổi tương ứng và ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân là tiền đề cho
sự phát triển của xã hội.
Con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội.
Hai mặt này vừa đối lập nhau, vừa quy định ràng buộc và làm tiền đề cho
nhau, trong đó mặt tự nhiên quyết định sự tồn tại của con người, còn mặt xã
hội quyết định bản chất con người.
2.2. Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người
vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự
nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối
quan hệ đó, suy cho cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa
người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và
mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.
Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu
lên một mệnh đề nổi tiếng Luận cương về Phơ-bách: "Bản chất con người
không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính
hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội3”.
Luận đề trên khằng định rằng, khơng có con người trừu tượng, thốt ly
mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định,
sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định.
Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo
ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư
duy trí tuệ. Chỉ trong tồn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp,
dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội)
con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.
Điều cần lưu ý là luận điểm trên khắng định bản chất xã hội khơng có
nghĩa là phủ định mặt tự nhiên trong đời sống con người; trái lại, điều đó
muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người với thế giới động vật trước hết
là ở bản chất xã hội và đấy cũng là để khắc phục thiếu sót của các nhà triết học

trước Mác khơng thấy được bản chất xã hội của con người. Mặt khác, cái bản
chất với ý nghĩa là cái phổ biển, mang tính quy luật chứ khơng thể là cái duy
nhất; do đó cần phải thấy được các biểu hiện riêng phong phú và đa dạng của
mỗi cá nhân về cả phong cách, nhu cầu và lợi ích của mỗi cá nhân trong cộng
đồng xã hội.
6


3

C.Mác và Ph.Angghen (1995), Tồn tập, t.3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr11

7


2.3. Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Khơng có thế giới tự
nhiên, khơng có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy con người
là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều
quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.
C.Mác đã khằng định: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người
là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục, cái học thuyết ấy quên rằng
chính bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”. Trong tác phẩm
Biện chứng của tự nhiên. Ph.Ăngghen cũng cho rằng: “Thú vật cũng có một
lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng.
Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng
tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng khơng hề biết
và cũng khơng phải do ý muốn của chúng. Ngược lại,con người càng cách xa
con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự
mình làm ra lịch sử một cách có ý thức bấy nhiêu”.

Như vậy, với tư cách là một thực thể xã hội, con người hoạt động thực
tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận
động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có
sẵn của tự nhiên. Con người thì trái lại, thơng qua hoạt động thực tiễn của mình
để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo
mục đích của mình. Trong q trình cải biển tự nhiên, con người cũng làm ra
lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng
tạo ra lịch sử của chính bản thân con người, vừa là phương thức để làm biến
đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội,
con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển
từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Khơng
có hoạt động của con người thì cũng khơng tồn tại quy luật xã hội, và do đó,
khơng có sự tồn tại của tồn bộ lịch sử xã hội lồi ngi.
Khơng có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai
đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội. Do vậy, bản chất con người, trong
mối quan hệ với điều kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng
phải thay đổi cho phù họp. Bản chất con người không phải là một hệ thống
đóng kín, mà là một hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con
người. Mặc dù là “tổng hịa các quan hệ xã hội”, con người có vai trị tích cực
trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể sáng tạo. Thơng qua đó, bản chất


con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp. Có thể nói rằng mỗi sự vận
động và tiến lên của


lịch sử sẽ quy định tương ứng với sự vận động và biến đổi của bản chất con
người.
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải
làm cho hồn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hồn cảnh đó chính

là tồn bộ mơi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh
hưóng phát triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa
định hướng giáo dục. Thơng qua đó con người tiếp cận hồn cảnh một cách
tích cực và tác động trở lại hồn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt
động thực tiễn, quan hệ ứng xử , hành vi con người, sự phát triển của phẩm
chất trí tuệ và năng lực tư duy, các quy luật nhận thức hướng con người và
hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người.

II. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊNIN VỀ BẢN
CHẤT CỦA CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, HỌC
TẬP VÀ RÈN LUYỆN CỦA SINH VIÊN.
Thứ nhất, sinh viên cần hình thành lối sống lành mạnh, cần thiết lập đồng
hồ sinh học hợp lý, xen lẫn học tập, nghiên cứu với rèn luyện sức khỏe, tu
dưỡng phẩm chất đạo đức để phát triển một cách toàn diện về cả thể chất lẫn trí
tuệ, tinh thần. Đặc biệt đối với sinh viên năm nhất mới làm quen với cuộc sống
Đại học tự do, thoải mái, chủ động nhưng cũng đầy rẫy khó khăn và cạm bẫy,
sinh viên cần làm chủ chính bản thân mình, tránh rơi vào trạng thái buông thả,
chạy theo những ham muốn tầm thường của bản năng. Từ thực trạng đáng
buồn là ngoài thời gian trên lớp thì khi đã về nhà, thời gian học tập một cách tự
giác của sinh viên là rất hạn chế. Vậy họ lãng phí thời gian đó vào việc gì, có
nghìn lẻ một lý do cho câu hỏi trên: Ngủ, Sinh nhật, Đi chơi, Đi shopping và
thậm chí là những việc khơng lành mạnh khác. Do đó khi ngồi vào bàn học là
chân tay rã rời, hoa mắt, mệt mỏi và chẳng mấy chốc là không thể cưỡng lại
cơn buồn ngủ ập đến. Bao nhiêu kiến thức họ tích luỹ được trên lớp khơng có
cơ hội được củng cố. Bài học rút ra ở đây là cần phải sắp xếp thời gian giữa
học tập và các hoạt động khác trong đó thời gian dành cho học tập phải chiếm
đa số và chúng ta cần phải tuân thủ chặt chẽ thời gian biểu đó. Bên cạnh việc
sắp xếp thời gian học tập, sinh viên cũng cần tích cực tham gia các mơn thể
dục thể thao, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa của trường, lớp để
tăng cường thể chất và phát triển các kĩ năng mềm của bản thân, từ đó làm tiền



đề để sau này trở thành một cơng dân tồn diện, đóng góp cho sự tiến bộ chung
của tồn xã hội.


Thứ hai, để sinh viên phát huy được năng lực sáng tạo của mình thì phụ
thuộc vào nhiều yếu tố; đặc biệt là mơi trường, điều kiện, hồn cảnh. Con
người là một thành viên, là một tế bào của xã hội. Con người sẽ phát triển tốt
khi được ở trong một môi trường điều kiện xã hội tốt, nhưng môi trường điều
kiện xã hội không tự nhiên xuất hiện mà nó là kết quả hoạt động của con
người. Ở đây, nếu nói một cách biện chứng, cần phải kết hợp những điều kiện
khách quan và phát huy vai trò những nhân tố chủ quan để tạo ra động lực cho
sinh viên phát huy năng lực sáng tạo của bản thân. Trên lớp cần đổi mới
cả cách giảng dạy của giảng viên và cách tiếp thu của sinh viên, chúng ta cần
thẳng thắn loại bỏ phương pháp học đọc–chép truyền thống rất dễ gây nhàm
chán cho cả người dạy và người học. Chúng ta cần có thêm nhiều sự trao đổi,
thảo luận giữa các sinh viên và giữa sinh viên với giảng viên để biến cách học
một chiều thành cách học hai chiều có hiệu quả hơn, từ đó sinh viên có nhiều
cơ hội để thể hiện bản thân, phát huy tính chủ động, năng động và sáng tạo
trong q trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện.
Cuối cùng,“ Trong tính hiện thực, bản chất con người là tổng hòa các
mối quan hệ xã hội.”. Bởi vậy, đặt trong mối quan hệ với giảng viên và bạn bè
đồng trang lứa, sinh viên cần tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh;
kết nối giữa bản thân với thầy cô và bạn bè để cùng nhau hoàn thiện và tiến bộ.
Sinh viên cần phải mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, cần thẳng thắn trao
đổi và bàn luận với bạn bè, với giảng viên. Cần đối chiếu lập trường, quan
điểm của mình với mọi người để tìm ra cái đúng, cái sai trong nhận thức về
vấn đề bàn luận, luôn chính kiến để giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ
với những người xung quanh. Bên cạnh đó, tránh khuynh hướng đề cao quá

mức cá nhân, nâng cao ý thức tập thể; đồn kết, phấn đấu vì lợi ích chung, ln
biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.
Thời đại ngày nay, bên cạnh những sinh viên có tư duy độc lập thì vẫn
tồn tại khơng ít những cá nhân thiếu lập trường, sống “thuận theo chiều gió”.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là cách sống buông thả.
Để rồi theo thời gian, những nếp nghĩ lười nhác sẽ ăn mịn ý chí, dập tắt đam
mê, đẩy con người rơi vào vòng luẩn quẩn thụ động. Một khi hàng rào kỉ luật
bị phá vỡ, sinh viên rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực. Thực tế
khốc liệt chứng minh cho ta thấy, hàng loạt các vụ thảm sát đã xảy ra: bạn bè
thuê người giết nhau để bán nội tạng, học sinh đâm chết giáo viên tại trường
học hay thậm chí con cái thẳng tay với bố mẹ chỉ vì lấy tiền hút ma túy,… Thật


đau đớn, xót xa thay! Nhưng khơng dừng lại ở đó, với sự nhảy vọt của mạng
xã hội, con


người ta còn mù quáng giẫm đạp lên nhau bằng những ngơn từ rỉ máu. Hãy thử
nhìn lại con người trước Cách mạng Tháng Tám, ngay sau khi bị vùi dập mất
hết cả nhân hình, nhân tính, đến mức trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại
nhưng chỉ cần tình thương, sự quan tâm chăm sóc của Thị Nở, chỉ cần hơi rượu
tan biến là Chí Phèo sống lại khát vọng hồn lương. Phẩm chất “người” đâu đó
vẫn âm ỉ chờ ngày bùng cháy mãnh liệt, và khi nó bùng cháy lên thì khơng có
lý do nào khiến hắn cam lòng trở lại làm quỷ dữ được nữa! Bị cướp đoạt quyền
sống, bị bần cùng đến mức tha hóa nhưng Chí Phèo sẵn sàng hủy hoại mạng
sống của mình để được chết như một con người. Vậy thì tại sao với những điều
kiện đầy đủ như hiện nay, chúng ta, đặc biệt là thế hệ sinh viên trẻ tuổi, lại đối
xử một cách tàn nhẫn với nhau như vậy? Bỗng vang lên trong đầu tôi tiếng thét
phẫn uất “Ai cho ta lương thiện?”. Sâu thẳm bên trong, tơi có niềm tin rằng
chủ nhân của sự lương thiện chính là mỗi con người chúng ta.“Nhân bất thập

toàn”, là con người khơng ai hồn hảo cả, điều đáng q là ta biết nhìn vào
những khuyết điểm, lỗi lầm của mình để sửa đổi. Lịch sử qua đi, hoàn cảnh
biến động, bản chất biến đổi nhưng biến đổi ra sao là do bạn quyết định. Phật
giáo có câu: “Pháp học, Pháp hành, nhân cách, đạo đức”. Là một sinh viên
đang ngồi trên ghế nhà trường, thế hệ chúng em ý thức được rằng song song
với việc trau dồi kiến thức, phải luôn bồi dưỡng nhân cách, rèn luyện đạo đức.
Khơng ngừng gìn giữ và lan truyền những giá trị tốt đẹp vì bản thân, vì gia
đình, vì xã hội, và vì một Việt Nam thân yêu!


KẾT LUÂN
Trong tất cả những nghiên cứu về bản chất con người cho đến thời điểm
hiện tại thì quan điểm triết học Mác-Lênin đã giải quyết vấn đề một cách đúng
đắn và đầy đủ nhất trên quan điểm biên chứng duy vật. Theo ông, con người là
thực thể sinh học-xã hội; là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. Song trong đời
sống xã hội, khi xem xét con người phải đặt nó trong tổng thể các quan hệ xã
hội, bởi “ Trong tính hiện thực, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ
xã hội.” Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của lịch sử. Để phát triển
bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho hồn cảnh ngày càng
mang tính người nhiều hơn. Hồn cảnh đó chính là tồn bộ môi trường tự
nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát triển nhằm đạt
tới các giátrị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo dục.
Quan điểm triết học Mác-Lênin về bản chất con người mang lại ý nghĩa
vô cùng to lớn trên nhiều phương diện. Nghiên cứu về vấn đề này, con người
sẽ tiến gần hơn một bước trong việc khám phá về chính mình, từ đó ứng dụng
vào đời sống ở những lĩnh vực khác nhau như: chính trị, kinh tế, xã hội,…..
Hiểu rõ hơn về bản chất của bản thân và những mối quan hệ liên quan , con
người sẽ biết tự điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với những mối quan hệ đó,
từ đó có động lực phát triển bản thân nói riêng cũng như cộng đồng, xã hội nói
chung bền vững đi lên.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) GS.TS. Phạm Văn Đức chủ biên > Giáo trình Triết học Mác- Lênin >
NXB Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật > Hà Nội – 2019.
(2) Đồng chủ biên GS, TS. Nguyễn Ngọc Long – GS, TS. Nguyễn Hữu Vui >
Giáo trình Triết học Mác – Lênin (dùng trong các trường đại học cao đẳng) >
NXB Chính trị Quốc gia > Hà Nội, tháng 7 năm 2006.
(3) Hội đồng xuất bản C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập > C.Mác và
Ph.Angghen Tồn tập, tập 3 > NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật > 1995.
(4) Hội đồng xuất bản C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập > C.Mác và
Ph.Angghen Toàn tập, tập 3 > NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật > 1994.




×