Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ly thuyet gdcd lop 10 bai 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.3 KB, 6 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Lý thuyết GDCD 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo
đức học
A/ Lý thuyết
1/ Nghĩa vụ
a/ Nghĩa vụ là gì?
- Nghĩa vụ là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng,
của xã hội.
- Ví dụ: Con cái có nghĩa vụ u thương, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, vâng lời ông bà,
cha mẹ.
- Các yêu cầu của đạo đức:
+ Cá nhân biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Phải biết hi sinh quyền lợi của
mình (những giá trị thấp) vì lợi ích chung (những giá trị cao).
+ Xã hội phải bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân.
b/ Nghĩa vụ của Thanh niên Việt Nam hiện nay
- Chăm lo rèn luyện đạo đức có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh
chống lại cái ác góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
- Khơng ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa.
- Tích cực lao động sáng tạo sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
2/ Lương tâm
a/ Lương tâm là gì?
- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điểu chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các
mối quan hệ với người khác và xã hội.
- Hai trạng thái của lương tâm: thanh thản và cắn rứt.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí


+ Trạng thái thanh thản: thể hiện sự vui sướng, hài long về cơng việc gì đó mà mình đã
làm được.
+ Trạng thái cắn rứt: thể hiện sự cắn rứt, hối hận lương tâm
b/ Làm thế nào để trở thành người có lương tâm
- Đối với mọi người:
+ Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, tự giác thực hiện
hành vi đạo đức biến các hành vi đạo đức thành những thói quen đạo đức.
+ Bồi dưỡng tư cách đẹp trong sáng trong quan hệ người với người.
3/ Nhân phẩm và danh dự
a/ Nhân phẩm là gì?
- Là tồn bộ những phẩm chất mà con người có được đó là giá trị làm người của mỗi con
người.
- Người có nhân phẩm được xã hội đánh giá cao, kính trọng và có vinh dự lớn.
- Những biểu hiện của nhân phẩm:
+ Có lương tâm trong sáng.
+ Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.
+ Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.
+ Thực hiện tốt chuẩn mức đạo đức tiến bộ.
b/ Danh dự là gì?
- Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các
giá trị tình thần, đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và
cơng nhận.
- Danh dự có giá trị rất lớn đối với mỗi con người, thúc đẩy con người làm điều thiện,
điều tốt, ngăn ngừa những điều ác, điều xấu.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

- Khi mỗi cá nhân biết bảo về danh dự của mình thì người đó được coi là có lịng tự

trọng.
c/ Ý nghĩa nhân phẩm và danh dự
- Nhân phẩm và danh dự có mối quan hệ với nhau.
- Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần.
- Tự trọng là người biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình.
- Tự trọng khác xa hồn tồn tự ái:
+ Người có tự trọng biết đánh giá đúng bản thân mình theo tiêu chuẩn khách quan.
+ Người tự ái chỉ biết đánh giá cao bản thân mình theo tiêu chuẩn chủ quan, chỉ nghĩ đến
bản thân mình, họ đề cao cái tơi nên có thái độ bực tức, khơng muốn ai khun bảo mình.
4/ Hạnh phúc
a/ Hạnh phúc là gì?
- Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp
ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.
b/ Hạnh phúc của cá nhân và hạnh phúc của xã hội
- Nói đến hạnh phúc trước hết là nói đến hạnh phúc cá nhân vì cảm xúc ln gắn bó với
cảm xúc cá nhân.
- Hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người trong xã hội.
- Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn bó mật
thiết với nhau.
→ Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình phải biết thực hiện nghĩa vụ đối với
người khác và đối với xã hội.
B/ Trắc nghiệm
Câu 1: Nghĩa vụ là
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

A. Trách nhiệm của mỗi cá nhân
B. Nghĩa vụ là trách nhiệm chung

C. Không ai bắt buộc
D. Làm những việc thấy có lợi cho bản thân
Câu 2: Tự trọng là
A. Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.
B. Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tơi q mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận
dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.
C. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
D. Đáp án A, C đúng
Câu 3: Theo em, hạnh phúc của một học sinh Trung học là gì?
A. Được sống và học tập trong một mơi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều
kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện
B. Được thầy cô và bạn bè yêu mến, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và
vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân.
C. Luôn đạt kết quả tốt trong học tập theo khả năng của bản thân.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 4: Tự ái là
A. Người tự ái thường không muốn ai phê phán cũng như khun bảo mình, dễ có thái độ
bực tức.
B. Tơn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
C. Biết làm chủ các nhu cầu bản thân, kiềm chế được các nhu cầu, ham muốn khơng
chính đáng, cố gắng tn theo các quy tắc, chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội.
D. Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 5: Em hãy nêu một vài nghĩa vụ đạo đức cụ thể cuả công dân đối với xã hội.
A. Giữ vệ sinh ngồi đường phố, khơng xả rác bừa bãi để, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
B. Sống biết giúp đỡ mọi người, sẵn sàng chia sẻ những gì mình có với mọi người, ủng

hộ cho người nghèo, bệnh tật.
C. Đoàn kết với mọi người, bảo vệ tổ quốc
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu 6: Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan
hệ với người khác và xã hội được gọi là
A. Nhân phẩm.
B. Đạo đức.
C. Nghĩa vụ.
D. Lương tâm.
Câu 7: Lương tâm tồn tại ở trạng thái nào mang tính tích cực?
A. Lương tâm thanh thản.
B. Lương tâm cắn rứt.
C. Không trạng thái nào cả.
D. Đáp án A, B đúng
Câu 8: Hằng năm, các thanh niên nam đủ 18 tuổi, khỏe mạnh phải nhập ngũ. Việc làm
đó thể hiện?
A. Nghĩa vụ của thanh niên.
B. Ý thức của thanh niên.
C. Trách nhiệm của thanh niên.
D. Lương tâm của thanh niên.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu 9: Nhân phẩm đã được đánh giá và công nhận được gọi là?
A. Danh dự.
B. Đạo đức.
C. Nghĩa vụ.
D. Lương tâm.

Câu 10: Mối quan hệ giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội là?
A. Hạnh phúc cá nhân là cơ sở của hạnh phúc xã hội.
B. Hạnh phúc cá nhân là điều kiện của hạnh phúc xã hội.
C. Hạnh phúc cá nhân quyết định hạnh phúc xã hội.
D. Hạnh phúc cá nhân là nội dung của hạnh phúc xã hội.
Câu
1
Đáp án A

2
D

3
D

4
5
6
7
A
D
D
A
------------------------------------

8
A

9
A


10
A

Mời bạn đọc tham khảo thêm nhiều tài liệu ôn tập GDCD lớp 10 khác như:
Giải bài tập GDCD 10: />Giải bài tập GDCD 10 ngắn nhất: />
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×