ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o
NGUYỀN PHƢƠNG LINH
CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦU GIẤY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
HàNội–2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
o0o
NGUYỀN PHƢƠNG LINH
CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦU GIẤY
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN THỊ VÂN ANH
XÁC NHẬN CỦA
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CHẤM LUẬN VĂN
HàNội-2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu
khoa học độc lập và nghiêm túc của cá nhân.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn tồn trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng.
Những quan điểm được trình bày trong luận văn là quan điểm cá nhân. Các
giải pháp nêu trong luận văn được rút ra từ những cơ sở lý luận và quá trình nghiên
cứu thực tiễn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phƣơng Linh
3
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô giáo hướng dẫn –
TS. Trần Thị Vân Anh đã tận tâm giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong khoa Tài chính Ngân hàng –
Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho em hồn
thành khóa học này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Phƣơng Linh
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng (NH) là một loại hình tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất
của xã hội, có vai trị quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế của quốc gia. Sự
hoạt động hiệu quả của hệ thống NH gắn liền với sự hưng thịnh của nền kinh tế.
Trong những năm gần đây ngành NH Việt Nam đã có những thay đổi tích cực phù
hợp với tình hình thực tiễn, đưa vốn vào lưu thông tạo ra nhiều của cải vật chất cho
xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đó hoạt động tín dụng (TD) là chiếc cầu
nối trung gian từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, đây vẫn là hoạt động truyền thống
và chủ yếu của ngân hàng thương mại (NHTM), đem lại lợi nhuận chính cho các
NH. Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng (CLTD) là vấn đề cốt yếu nhất
trong hoạt động quản trị, hoạt động kinh doanh của các NHTM, nhất là trong giai
đoạn hiện nay. Việc nâng cao CLTD luôn là vấn đề mà các NHTM, các cơ quan quản
lý nhà nước đặc biệt quan tâm.
Trong những năm qua hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) nói riêng, trong đó có
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy
(Agribank Cầu Giấy) đã có những đóng góp đáng kể trong sự nghiệp đổi mới và
phát triển kinh tế đất nước. Agribank Cầu Giấy đã đạt được hiệu quả hoạt động kinh
doanh trong 3 năm gần đây, trong đó có hoạt động tín dụng. Tuy nhiên CLTD chưa
cao, cịn nhiều tồn tại trong hoạt động tín dụng cần phải giải quyết. Agribank Cầu
Giấy cũng rất quan tâm đến việc nâng cao CLTD để góp phần nâng cao năng lực
hoạt động trong quá trình cạnh tranh và hội nhập hiện nay.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh NH phải cạnh tranh gay gắt hơn do có nhiều hệ
thống NH mới du nhập vào thị trường Việt Nam đồng thời do việc mở rộng quy mô
và mạng lưới của các hệ thống NH hiện hữu nên vấn đề cấp phát tín dụng ngày càng
có nhiều rủi ro. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, sau khi theo học
chương trình đào tạo sau đại học tại Khoa Tài chính Ngân hàng – Trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, tôi đã được bổ sung thêm nhiều kiến thức cần
thiết nên tơi đã chọn đề tài “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy” để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích:
Chất lượng tín dụng có quan hệ mật thiết đến rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Nâng cao CLTD cũng là góp phần quan trọng làm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh cho NH. Do đó, mục tiêu
nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến CLTD của
Agribank Cầu Giấy và tìm các giải pháp nâng cao CLTD nhằm đáp ứng tốt hơn nhu
cầu của khách hàng và phòng ngừa rủi ro phát sinh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương
mại.
- Phân tích thực trạng tình hình chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu, cụ
thể như sau:
- Thực trạng tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy như thế nào?
- Làm thế nào để nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nơng nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan tới chất
lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy dưới góc độ ngân hàng.
- Thời gian: trong giai đoạn từ năm 2012 tới năm 2014.
5. Kết cấu của luận văn
Tên đề tài: “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy”.
Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia ra
làm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chất lượng tín
dụng của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Xung quanh vấn đề nghiên cứu về CLTD đã có khá nhiều văn bản và cơng
trình đề cập đến. Trong đó đáng chú ý có một số cơng trình như sau:
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Bảo Trâm (2007), với tiêu đề “Nâng
cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn”,
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, phân tích về thực trạng
tình hình chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
Gòn giai đoạn 2003 – 2007. Luận văn đã góp thêm vào những lý luận về tín dụng,
lịch sử phát triển của quan hệ tín dụng, chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân
hàng thương mại và các nhân tố tác động đến hoạt động tín dụng. Qua nghiên cứu
thực trạng tác giả cũng đã đánh giá được những tồn tại trong hoạt động tín dụng tại
NHTM cổ phần Sài Gòn và đưa ra được một số phương pháp khắc phục những tồn
tại này nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Đỗ Thị Liên Chi (2007), với tiêu đề “Giải pháp
mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát
triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Tiền Giang”, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh đã trình bày được những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng trong việc mở
rộng và nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. Luận văn đã phân tích một số
nét chính về thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Tiền Giang trong 3 năm 2004 đến 2006. Trên
cơ sở phân tích những kết quả đạt được, cũng như những hạn chế trong việc nâng
cao chất lượng tín dụng và tìm ra những ngun nhân, từ đó có cái nhìn chính xác
nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp. Dựa trên những quan điểm đề xuất và mục
tiêu định hướng hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam Chi nhánh tỉnh Tiền Giang trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, luận
văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng
tín dụng tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh
tỉnh Tiền Giang.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Đoàn Thị Thu Hà (2009), với tiêu đề “Giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân
hàng Chính sách Xã hội Hà Nội”, Học viện Ngân hàng đã hệ thống hóa được một
số lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo, sự cần thiết phải xóa đói
giảm nghèo, các chỉ tiêu CLTD và rút ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo. Tiến hành phân tích, đánh giá trên cả
hai góc độ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, rút ra những mặt được và chưa được
đối với công tác cho vay hộ nghèo, nhất là đã chỉ rõ nguyên nhân của những tồn tại,
hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở đó, đề xuất các nhóm giải pháp và một số kiến
nghị với Chính phủ, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo. Tuy nhiên tác giả mới chỉ đề cập
đến nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với đối tượng là hộ nghèo mà chưa
tiến hành nghiên cứu đối với mọi đối tượng KH của NH.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Ngô Thị Thanh Trà (2010), với tiêu đề “Các
giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
Việt Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn”, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã
khái quát được các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng như khái niệm về rủi ro tín dụng
ngân hàng, phân loại rủi ro tín dụng, nguyên nhân gây ra những rủi ro tín dụng,
những thiệt hại do rủi ro tín dụng, các mơ hình đo lường rủi ro tín dụng, mục tiêu và
chính sách tín dụng. Luận văn đã tiếp cận những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro
của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, so sánh với thực tiễn đánh giá hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
Nam – Chi nhánh Nam Sài Gòn giai đoạn 2005 - 2009. Luận văn nghiên cứu thực
trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng như các biện pháp phịng chống rủi ro tín
dụng tại Chi nhánh, từ đó chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Qua quá
trình nghiên cứu tác giả đã đề xuất thêm các giải pháp cụ thể nhằm đem lại hiệu quả
tối đa trong cơng tác hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng cho
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Hồ Diệu và cộng sự, 2010. Giáo trình tín dụng ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất
bản Thống kê.
2.
Đoàn Thị Thu Hà, 2009. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối
với hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội Hà Nội. Luận văn
thạc sĩ kinh tế. Học viện Ngân hàng.
3.
Phan Thị Thu Hà, 2014. Giáo trình Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất
bản Đại học Kinh tế quốc dân.
4.
Thanh Hải, 2014. Tín dụng cho nơng nghiệp, nơng thơn: Những vấn đề
cần tháo gỡ. Quảng Bình online.
5.
Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất
bản Lao động xã hội.
6.
Lê Bá Minh Long, 2011. Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp
nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Phương Đông. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại
học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
7.
Hà Đình Mùi, 2013. Nâng cao chất lượng tín dụng cho hộ nơng dân tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Mai
Sơn Sơn La. Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý. Đại học Kinh tế quốc dân.
8.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà
Nội, 2012-2014. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh. Hà Nội.
9.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Cầu
Giấy, 2012-2014. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh. Hà Nội.
10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2012-2014. Báo
cáo tổng kết hoạt động kinh doanh. Hà Nội.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quy định về phân loại nợ, trích lập dự
phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Quyết
định số 493/2005/QĐ – NHNN (22/4/2005). Hà Nội.
12. Đỗ Tất Ngọc, 2010. Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nơng
nghiệp, nơng thơn. Tạp chí Tài chính tiền tệ, số 1.
13. Peter S.Rose, 2004. Quản trị ngân hàng thương mại (Bản dịch). Hà Nội: NXB
Tài chính.
14. Quốc hội, 2010. Luật các tổ chức tín dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị -
Hành chính Quốc gia.
15. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Quản trị Rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. Xuất
bản lần thứ 2. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
16. Ngô Thị Thanh Trà, 2010. Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Nam Sài Gòn. Luận văn thạc sĩ
kinh tế. Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Trần Thị Bảo Trâm, 2007. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Phạm Anh Tuấn, 2012. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài
hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Hà
Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Kinh tế quốc dân.