Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN Phương pháp vẽ và phân tích các dạng biểu đồ địa lý lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.67 KB, 29 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ LAI CHÂU
TRƯỜNG THCS ĐOÀN KẾT

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Phương pháp vẽ và phân tích các dạng biểu đồ địa lí lớp 9

Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn: Địa lý
Họ và tên người thực hiện: Đàm Thị Hồng Thắm
Chức vụ: Tổ trưởng
Sinh hoạt chun mơn: Tổ Sinh – Hóa – Địa - Cơng nghệ

1


Lai Châu, tháng 03 năm 2012

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4

Nội dung
Đảng Cộng sản Việt Nam
Trung học cơ sở
Sách giáo khoa
Cơ sở vật chất

PHẦN MỞ ĐẦU


2

Kí hiệu viết tắt
ĐCSVN
THCS
SGK
CSVC


I- Lí do chọn đề tài
Năm học 2011-2012 là năm học tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, thực
hiện nghiêm túc chống tiêu cực trong thi cử, chạy theo thành tích trong giáo dục.
Một năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và xây dựng


Trường học thân thiện, học sinh tích cực ”. Thực hiện theo văn kiện Đại hội Đại

biểu ĐCSVN lần thứ X đã xác định “ Ưu tiên hàng đầu cho chất lượng dạy và học,
nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy
khả năng sáng tạo, độc lập suy nghĩ của học sinh - sinh viên”
Môn địa lý là một bộ phận khoa học tự nhiên nghiên cứu về trái đất thiên
nhiên và con người các châu lục nói chung và thiên nhiên con người Việt Nam nói
riêng.
Đối với mơn địa lý 9 mục tiêu của bộ môn là nhằm trang bị cho học sinh
những kiến thức phổ thông cơ bản về dân cư, các ngành kinh tế. Sự phân hoá lãnh
thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta và địa lí tỉnh, thành phố nơi các em đang
sinh sống và học tập. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm vững
phương pháp, nội dung chương trình để dạy bài kiến thức mới, bài thực hành, bài
ơn tập hệ thống hố kiến thức từ đó giúp học sinh nắm kiến thức một cách có hiệu
quả tốt nhất.

Đối với sách giáo khoa cũng như chương trình địa lý 9 THCS mới địi hỏi kỹ
năng vẽ biểu đồ rất cao, đưa ra nhiều dạng biểu đồ mới và khó so với sách giáo
3


khoa lớp 9 THCS cũ. Nhiều dạng biểu đồ học sinh cịn trừu tượng như biểu đồ
miền, đường..... Vì vậy mỗi giáo viên phải tìm ra phương pháp vẽ các dạng biểu đồ
một cách thích hợp dễ nhớ, dễ hiểu đảm bảo tính chính xác, tính mĩ quan. Hình
thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản cần thiết áp dụng cho việc học tập cũng
như cuộc sống sau này. Trong khi dạy bài kiến thức mới có nhiều loại biểu đồ mà
học sinh phải dựa vào đó nhận xét, phân tích để tìm ra kiến thức mới sau đó đi đến
một kết luận địa lý và ngược lại
Trong các tiết thực hành, ôn tập, kiểm tra học sinh phải căn cứ vào bảng số
liệu để lựa chọn biểu đồ thích hợp, tính cơ cấu......chuyển từ bảng số liệu thành biểu
đồ từ đó học sinh nhận xét, kết luận các yếu tố địa lý được dễ dàng hơn.
Có rất nhiều kỹ năng cơ bản cần phải luyện cho học sinh trong quá trình dạy
Địa lý 9. Một trong những kỹ năng quan trọng đó là:“ Kỹ năng vẽ và phân tích các
dạng biểu đồ ”. Đây là kỹ năng rất cơ bản, cần thiết khi học Địa lý lớp 9. Nó giúp
học sinh có thể dựa vào biểu đồ nêu được nhận xét chính xác về tình hình kinh tế
của nghành hay vùng kinh tế nào đó... .Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả về kỹ
năng vẽ và nhận xét biểu đồ là một câu hỏi được rất nhiều giáo viên giảng dạy quan
tâm. Đó cũng là vấn đề tôi đã trăn trở, suy nghĩ, thử nghiệm trong quá trình dạy học
địa lý lớp 9 và cũng là lí do để tơi chọn đề tài này "Phương pháp vẽ và nhận xét các
dạng biểu đồ địa lí lớp 9 "với mong muốn được chia sẻ cùng đồng nghiệp một số
phương pháp giải quyết vấn đề cụ thể mà tôi đã áp dụng thành công trong các tiết
dạy Địa lý 9 trong một số năm vừa qua.
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4



1. Đối tượng nghiên cứu
“ Phương pháp vẽ và phân tích các dạng biểu đồ địa lí lớp 9 ”
2. Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 9 trường THCS Đoàn Kết - Thị xã Lai
Châu - Tỉnh Lai Châu
- Thời gian nghiên cứu trong năm học 2011 - 2012 có so sánh kết quả nghiên
cứu với học kì II năm học 2010 – 2011. Trong các năm học tiếp theo tiếp tục
triển khai và theo dõi kết quả thực hiện.
- Phương pháp nghiên cứu
§èi víi đề tài này tôi sử dụng các phơng pháp.
+ Phơng pháp nghiên cứu lí thuyết: nhằm xây dựng cơ sở lí
kuận cho đề tài.
+ Phơng pháp quan sát: nhằm tìm hiểu việc rèn luyện kỹ
năng vẽ biểu đồ của học sinh trong giờ học.
+ Phơng pháp điều tra: nhằm đánh giá thực trạng có bao
nhiêu học sinh còn yếu - kém khi thực hành kỹ năng vẽ biểu đồ.
+ Phơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thông qua
kết quả các bài kiểm tra có thể đánh giá chất lợng và hiệu quả
các bài tập v kỹ năng vẽ biểu ®å cđa häc sinh.
III. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát mức độ nhận thức của học sinh trong các giờ thực hành, nắm bắt kết quả
học tập, giúp các em có kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ.
- Điều tra, khảo sát đánh giá kỹ năng của học sinh qua tiết dạy thực hành
- Đưa ra một số phương pháp vẽ các dạng biểu đồ cơ bản, nhằm rèn luyện cho học
sinh khả năng tư duy, óc suy luận, phán đốn tìm ra kiến thức.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
- Đưa ra các phương pháp cụ thể, rèn cho học sinh kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ
bản.
5



Trang bị cho học sinh kiến thức và những kỹ năng địa lý cơ bản cần thiết cho việc
học tập, đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở mức độ cao
hơn. Với những biện pháp thực hiện ở trên đã góp phần cải thiện kết quả học tập
mơn địa lí của học sinh theo hướng tích cực.
- Đưa cơng nghệ thơng tin vào hỗ trợ bài giảng

PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Khái nim biu
Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng
động thái phát triển của một hiện tợng (nh quá trình phát triển
công nghệ qua các năm, dân số qua các năm), mối tơng quan về
độ lớn giữa các đại lợng (nh so sánh sản lợng lơng thực giữa các
vừng) hoặc cơ cấu thành phần cđa mét tỉng thĨ (vÝ dơ nh c¬
cÊu cđa nỊn kinh tÕ).
2. Các dạng biểu đồ cơ bản:
Các biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển gồm:
- Biểu đồ đường biểu diễn
- biểu đồ cột
Hệ thống các biểu đồ cơ cấu gồm:
- Biểu đồ tròn
- Biểu đồ cột chồng
- Biểu đồ miền
3. Vai trò của việc rèn kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh trong giảng dạy địa lí lớp 9
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa hoạt động học
tập của học sinh có nhiều hình thức, nhiều con đường để củng cố kiến thức mới
trên cơ sở phát triển tư duy tìm tịi sáng tạo của học sinh. Một trong những kĩ năng
6



thường được sử dụng trong dạy học địa lý là vẽ biểu đồ từ đó rút ra nhận xét về
những kết quả được thể hiện trên biểu đồ. Ở đây biểu đồ, lược đồ được xem là
phương tiện trực quan giúp học sinh tìm tịi khám phá và lĩnh hội kiến thức, ở hình
thức này giáo viên tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện được kỹ năng vẽ, phân
tích, đánh giá rút ra những kiến thức cần thiết cho từng yêu cầu. Muốn đạt hiệu quả
cao giáo viên phải rèn luyện cho học sinh phương pháp, kỹ năng vẽ và nhận xét
biểu đồ.
Môn Địa lý 9 nhằm giúp học sinh có những kiến thức phổ thơng cơ bản về dân
cư, các nghành kinh tế. Sự phân hoá lãnh thổ về tự nhiên, kinh tế xã hội của nước ta
và địa lí tỉnh thành phố nơi các em đang sinh sống và học tập; góp phần hình thành
cho học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn, giúp
cho học sinh biết vận dụng kiến thức địa lý để ứng xử phù hợp với môi trường tự
nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu của đất nước và thế giới trong thời
đại mới.
Vì vậy, việc rèn luyện những kỹ năng địa lý là rất cần thiết cho việc học tập
đồng thời cũng chuẩn bị kỹ năng cho việc tiếp thu kiến thức ở mức độ cao hơn.
II. Thực trạng của vấn đề
1. Về giáo viên:
Có thể nói trong những năm gần đây việc thực hiện chương trình và sách
giáo khoa mới cũng đồng nghĩa với việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học. Đại
đa số giáo viên đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, nhưng trong thực tế
vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa hiểu thấu đáo tinh thần đổi mới phương pháp.
Vì vậy mà lúng túng trong soạn giảng cũng như thực hiện các giờ lên lớp, không
gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho giờ học trở nên nặng nề, nhàm
chán. Đặc biệt là các tiết thực hành về vẽ và nhận xét biểu đồ giáo viên còn xem
nhẹ việc rèn kĩ năng cho học sinh, hoặc chỉ hướng dẫn qua loa rồi tự cho học sinh
làm, chưa kiểm tra đầy đủ và uốn nắn kịp thời.
2. Về học sinh
7



Qua giảng dạy các năm học trước, tại lớp 9 trường THCS Đồn Kết, tơi nhận
thấy học sinh lớp 9 phần lớn đã khá thạo kỹ năng quan trọng này. Tuy nhiên vẫn
cịn lúng túng trong cách sử lí số liệu, chọn biểu đồ thích hợp; hoặc học sinh rất yếu
trong việc nhận xét và rút ra kết luận cần thiết. Đối với học sinh lớp 9, kĩ năng vẽ
biểu đồ chính xác, đảm bảo tính mĩ quan chỉ được thực hiện ở học sinh khá giỏi,
còn học sinh trung bình, yếu kĩ năng đó cịn rất hạn chế. Kết quả khảo sát về nội
dung vẽ và nhận xét biểu đồ thường đạt kết quả thấp.
Kết quả thực hiện bài kiểm tra nội dung vẽ và phân tích biểu đồ địa lí lớp 9 học
kỳ II năm học 2010 - 2011 của hai lớp: lớp thực nghiệm (9A2). Và lớp đối chứng
(9A4)
Lớp

Số lượng
Học sinh

9A4

28

9A2

31

Thang điểm

Trung
bình trở
lên


Điểm kém

Điểm yếu

Điểm Tb

Điểm khá

Điểm giỏi

2em
= 7,1%
0em

4em
= 14,4 %
3em
= 9,6 %

9em
= 32,1 %
13em
= 42 %

10em
= 35,7 %
10em
=32,3 %


3em
= 10,7 %
5em
= 16,1 %

78,5 %
90,4 %

Nhận xét
Qua bảng thống kê trên cho thấy ở lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh có điểm trung
bình trở lên tăng đáng kể ( tăng 11,9 %); tỉ lệ điểm dưới trung bình giảm, khơng có
bài điểm kém; số điểm khá, điểm giỏi tăng (2 %) so với lớp đối chứng. Điều này
cho thấy biện pháp đề ra trong đề tài có tính khả thi và bước đầu cho thấy tính hiệu
quả trong việc thực hiện đề tài. Tuy nhiên với đối tượng học sinh lớp 9 năm học
2011 – 2012 qua quan sát sơ bộ đầu năm nhận thấy khả năng nhận thức của các em
chưa có sự đồng đều ở các lớp, ngay cả ở lớp thực nghiệm tỉ lệ điểm ở mức độ
trung bình vẫn cịn cao (42 %). Do vậy việc tăng cường các biện pháp rèn kỹ năng
vẽ và phân tích biểu đồ và sự quan tâm sát sao chi tiết của giáo viên đối với từng
học sinh càng cần thiết hơn.
III. Biện pháp rèn kỹ năng vẽ và phân tích các dạng biểu đồ cơ bản địa lí lớp 9
1. Hướng dẫn học sinh lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp
8


Các dạng biểu đồ cơ bản
Các biểu đồ thể hiện quy mô và động thái phát triển gồm:
- Biểu đồ đường biểu diễn
- Biểu đồ cột
Hệ thống các biểu đồ cơ cấu gồm:
- Biểu đồ tròn

- Biểu đồ cột chồng
- Biểu đồ miền
Hướng dẫn học sinh lựa chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất
Để lựa chọ biểu đồ thích hợp có thể dựa vào:
- Lời dẫn ( đặt vấn đề )
- Bảng số liệu thống kê (bảng % hay tuyệt đối )
- Lời kết nêu yêu cầu cụ thể cần làm
Ví dụ:
Nghiên cứu bảng số liệu thống kê để chọn loại biểu đồ.
- Nếu bảng số liệu đưa dãy số (số liệu % hay tuyệt đối) thể hiện sự phát triển của
các đối tượng theo một chuỗi thời gian. Ta sẽ chọn vẽ: biểu đồ đường biểu diễn
Bảng 10.2: Số lượng gia súc, gia cầm ( lấy năm 1990 = 100%)
(Bài 10, trang 38 SGK địa lí 9 )
Năm
1990

1995

2000

2002

Trâu

2854,1

2962,8

2897,2


2814,1

Bị

3116,9

3638,9

4127,9

4062,9

Lợn

12260,5

16306,4

20193,8

23169,5

407,4

142,1

196,1

233,3


Gia súc, gia cầm

Gia cầm

9


- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối tượng
biến động theo một số thời điểm hay theo các thời kỳ (giai đoạn). Ta chon vẽ: biểu
đồ cột
Bảng 18.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ (đơn vị: tỉ
đồng).
( Bài tập 3, trang 69 SGK địa lí 9 )
Năm

1995

2000

2002

Tiểu vùng
Tây Bắc

320,5

541,1

696,2


Đơng Bắc

6179,2

10657,7

14301,3

- Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia ra từng thành
phần cơ cấu thì:
. Vẽ biểu đồ trịn khi: có số liệu tương đối hoặc tuyệt đối của các thành phần hợp đủ
giá trị tổng thể mới có đủ dữ kiện tính ra tỉ lệ cơ cấu (%) để vẽ biểu đồ trịn .
Ví dụ: Cho bảng số liệu: tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế ở nước
ta ( đơn vị tính:

tỉ đồng)
Khu vực

Năm 1993

Năm 2000

Nông – lâm – ngư nghiệp

40.769

63.717

Công nghiệp – xây dựng


39.472

96.913

Dịch vụ

56.303

113.036

Tổng số

136.571

273.666

. Vẽ biểu đồ cột chồng: nếu một tổng thể có quá nhiều thành phần, ta khó thể hiện
trên biểu đồ trịn (vì các góc hình quạt sẽ quát hẹp), trường hợp này chuyển sang
biểu đồ cột chồng dễ thể hiện hơn.
10


Bảng 8.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn ni (%)
( Bài tập 2, trang 33 SGK địa lí 9 )
Năm

Sản phẩm

Phụ phẩm


trứng, sữa

chăn nuôi

19,3

12,9

3,9

17,5

17,3

2,4

Tổng số

Gia súc

Gia cầm

1990

100

63,9

2002


100

62,8

. Vẽ biểu đồ miền: Khi trên bảng số liệu, các đối tượng trải qua trên 3 thời điểm, ta
không thể vẽ biểu đồ tròn mà chuyển sang vẽ biểu đồ ba miền sẽ hợp lý hơn.
Bảng cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 ( %)
( Bài 16, trang 60 SGK địa lí 9 )
Năm

1991 1993 1995

1997

1999

2001

2002

Tổng số

100

100

100

100


100

100

100

Nơng - Lâm - Ngư nghiệp

40,5

29,9

27,2

25,8

25,4

23,3

23,0

Cơng nghiệp xây dựng

23,8

28,9

28,8


32,1

34,5

38,1

38,5

Dịch vụ

35,7

41,2

44,0

42,1

40,1

38,6

38,5

2. Hình thành cho học sinh kỹ năng tính tốn, sử lí số liệu phục vụ vẽ biểu đồ.
- Tính tỉ lệ giá trị cơ cấu (%)
- Quy đổi tỉ lệ % ra góc hình quạt đường trịn
- Tính bán kính các vịng trịn có giá trị đại lượng tuyệt đối khác nhau.(nếu số liệu
của các tổng thể chỉ được ghi theo tỉ lệ %, ta sẽ vẽ các hình trịn có bán kinh bằng
nhau. Nếu số liệu của các tổng thể được ghi bằng các đại lượng tuyệt đối lớn nhỏ

hơn nhau, ta sẽ vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau)
* Ví dụ
Cho bảng số liệu tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế ở nước ta
( đơn vị tính:
11

tỉ đồng)


Khu vực

Năm 1993

Năm 2000

Nông – lâm – ngư nghiệp

40.769

63.717

Công nghiệp – xây dựng

39.472

96.913

Dịch vụ

56.303


113.036

Tổng số

136.571

273.666

. Hướng dẫn học sinh tính cơ cấu giá trị tổng sản phẩm các ngành kinh tế:
giá trị từng ngành
% ngành =

x 100
Tổng số

. Hướng dẫn quy đổi % ra góc hình quạt (góc ở tâm)
Góc ở tâm = % ngành x 3,60
Bảng cơ cấu - Góc ở tâm

Năm 1993

Năm 2000

Khu vực

%

Góc ở tâm(độ)


%

Góc ở tâm(độ)

Nơng – lâm – ngư nghiệp

29,9

17,64

23,3

83,88

Công nghiệp – xây dựng

28,9

104,04

35,4

127,44

Dịch vụ

41,2

148,32


41,3

148,68

Tổng số

100

3600

100

3600

. Hướng dẫn tính bán kính đường trịn
Tính bán kính đường trịn theo cơng thức: R  R
2
1

n

n = tổng số năm sau : tổng số năm đầu
R1 20mm



R2 20 273.666 : 136.571 28mm

12



- Tính tỉ lệ chỉ số phát triển (bảng số liệu về tình hình phát triển có ba đối tượng trở
lên, với 3 đối tượng khác nhau ta cần tính thành chỉ số phát triển % bằng cách: đặt
năm đầu tiên trong bảng thống kê thành năm đối chứng bằng 100%. Giá trị đại
lượng của các năm tiếp theo đều được chia cho giá trị đại lượng năm đối chứng rồi
nhân với 100 sẽ thành tỉ lệ phát triển % so với năm đối chứng.)
* Ví dụ
Bảng 10.2: Số lượng gia súc, gia cầm ( lấy năm 1990 = 100%)
(Bài 10, trang 38 SGK địa lí 9 )
số liệu năm sau
chỉ số tăng trưởng =

100%
số liệu năm gốc

Bảng chỉ số tăng trưởng (%)
Năm
1999
Gia súc, gia cầm

1995

2000

2002

Trâu

100


103,8

101,5

89,6



100

116,7

132,4

130,4

Lợn

100

133,0

164,7

189,2

Gia cầm

100


132,3

182,6

217,2

3. Rèn cho học sinh kỹ năng vẽ biểu đồ
3.1. Sử dụng các dụng cụ vẽ kĩ thuật
Kỹ năng sử dụng các dụng cụ vẽ kỹ thuật ( Sử dụng các loại bút (bút chì, bút
màu...), thước vẽ, máy tính cá nhân…)
3.2. Kỹ năng thể hiện từng loại biểu đồ.
Biểu đồ đường biểu diễn:
Bước 1: kẻ trục toạ độ trục đứng ghi các mốc về giá trị của đại lượng, trục ngang
thể hiện các mốc thời gian. Chú ý kẻ trục dứng và trục ngang đảm bảo tính mỹ
thuật, dễ quan sát
13


- Nếu các đại lượng có giá trị quá lớn, quá lẻ có từ 3 đại lượng khác nhau trở lên thì
chuyển đại lượng tuyệt đối thành tương đối để vẽ
- Đầu 2 trục vẽ hình mũi tên chỉ chiều tăng lên. Trên trục ngang chia mốc thời gian
phải phù hợp khoảng cách năm, ở mỗi năm nên kẻ nét đứt mờ thẳng đứng để đánh
dấu các đỉnh ở mỗi năm cho thẳng. Trục đứng phải ghi mốc giá trị cao nhất cao hơn
giá trị cao nhất trong bảng số liệu.
Bước 2: Xác định các đỉnh, căn cứ vào bảng số liệu đối chiếu mốc trên trục đứng
và trục ngang để xác định toạ độ các đỉnh( Nếu là biểu đồ có 2 đường biểu diễn trở
lên, các đỉnh vẽ theo các kí hiệu khác nhau để phân biệt.
- Ghi số liệu trên đầu các đỉnh
- Kẻ các đoạn thẳng nét đậm nối đầu các đỉnh để thành đường biểu diễn
Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ: Lập bảng chú giải có khung, tên biểu đồ

* Ví dụ
Bảng 10.2: Số lượng gia súc, gia cầm ( %)
(Bài 10, trang 38 SGK địa lí 9 )
Vẽ biểu đồ bốn đường biểu diễn thể hiện chỉ số tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm
qua các năm 1990, 1995, 2000 và 2002

14


Biểu đồ cột
Bước 1: kẻ trục toạ độ chú ý sự tương quan giữa trục đứng và trục ngang cho phù
hợp.Trục đứng ghi các mốc về giá trị của đại lượng, trục ngang thể hiện các mốc
thời gian, giai đoạn hoặc địa điểm…
Chú ý mốc thời gian đầu tiên trên trục ngang cần lùi cách trục đứng một đoạn nhất
định để khi vẽ cột không đè lấp vào trục đứng.
Bước 2: Dựng cột cần đảm bảo
- Các cột đứng phải thẳng đứng tại các điểm mốc thời gian của trục ngang
- Cần đối chiếu với các mốc giá trị trên trục đứng để vẽ cho chính xác độ cao các
cột
- Các cột có chiều ngang như nhau khơng q to hoặc quá nhỏ
- Ghi số liệu lên đầu các cột
Bước 3: Kí hiệu cho các cột nếu là 2 đối tượng trở lên, lập bảng chú giải , tên biểu
đồ thể hiện đủ 3 ý: Biểu đồ về vấn đề gì…?, ở đâu…:, Thời gian nào…?
* Ví dụ
Bảng 18.1: Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung Du và miền núi Bắc Bộ(đơn vị tỉ
đồng). Bài tập 3, trang 69 SGK địa lí 9
Vẽ biểu đồ cột thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và
Tây Bắc.

15



Tỉ đồng

14301,3

10657,7
696,2

6179,2

541,1
320,5

Năm

Biểu đồ tròn
Để vẽ biểu đồ tròn phải biết sử lí một số trường hợp tính tốn ( tính tỉ lệ cơ cấu %,
quy đổi % ra góc hình quạt, tính bán kính khi tổng thể có giá trị tuyệt đối khác
nhau)
Bước 1: nghiên cứu đặc điểm chuỗi số liệu để xác định cần vẽ bao nhiêu hình trịn,
vẽ hình trịn bằng nhau hay to, nhỏ khác nhau.
Bước 2: Thực hiện các phép tính cần thiết (tính tỉ lệ%. quy đổi % ra độ) nếu bảng
số liệu dưới dạng tuyệt đối
Bước 3: Cần sử dụng com pa và kẻ đường vịng trịn bằng nét mực mảnh, bố trí cân
xứng với trang giấy. Nếu khơng cùng bán kính thì nên lấy thước kẻ bán kính trước
rồi mới sử dụng com pa vẽ hình trịn (lưu ý các tâm của vịng tròn nên đặt trên cùng
1 đường thẳng)
Bước 4: Tiến hành vẽ các thành phần cơ cấu ( hình quạt) cần đúng quy tắc sau:
- Dùng thước đo độ để vẽ cho chính xác

- Vẽ từ tia 12 giờ, thuận chiều kim đồng hồ ( trên mặt đồng hồ)
16


- Vẽ lần lượt các thành phần trên bảng xắp xếp
- Kẻ các kí hiệu để phân biệt nan quạt( chú ý hình quạt có diện tích lớn kẻ nét thưa,
hình quạt diện tích nhỏ kẻ nét mau vừa tiết kiệm thời gian mà không gây cảm giác
bị rối)
Bước 5: Hoàn thành biểu đồ: Ghi tỉ lệ cơ cấu lên nan quạt, dưới mỗi biểu đồ ghi
năm hoặc ngành hay vùng miền, lập bảng chú giải, ghi tên biểu đồ.
* Ví dụ
Vẽ biểu đồ trịn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) phân theo ngành
kinh tế ở nước ta năm 1993, 2000 ( đơn vị tính: %)

23.3

29.9

41.2

Chú giải

41.3

28.9

35.4

2000
1993

Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP)
phân theo ngành kinh tế ở nước ta

Biểu đồ cột chồng
Bước1: Sử lí số liệu tính ra tỉ lệ % nếu bảng số liệu là tuyệt đối
Bước 2: Dựng một hệ trục toạ độ như khi vẽ biểu đồ cột, khoảng cách các cột vừa
phải dễ quan sát, chiều ngang cần thiết không bé quá để thể hiện các thành phần
bên trong
Bước 3: Vẽ chiều cao các cột bằng 100%, vẽ các thành phần đầu tiên được chồng
từ gốc toạ độ căn cứ vào thứ tự rồi chồng tiếp thành phần còn lại( đối với biểu đồ
17


có 3 đối tượng trở lên để vẽ cho chính xác, và nhanh hơn thì khi vẽ thành phần thứ
2 lấy tỉ lệ cộng với tỉ lệ của thành phần 1 rồi vẽ tiếp lên)
Bước 4. Hoàn thiện biểu đồ: kí hiệu các thành phần, ghi số liệu vào từng ô của các
thành phần; lập bảng chú giải, tên biểu đồ.
* Ví dụ
Bảng 8.4. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)
( Bài tập 2, trang 33 SGK địa lí 9 )
Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
%

Chú giải

Năm

Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi

Biểu đồ miền

Bước 1: Nếu bài cho số liệu tuyệt đối cần tiến hành chuyển sang số liệu tương đối
Bước 2. Kẻ khung hệ toạ độ gồm:
- Trục ngang thể hiện mốc thời gian , chia mốc phù hợp với tỉ lệ khoảng cách năm
- Trên thời gian đầu và cuối của trục ngang, ta dựng 2 trục đứng có mốc từ 0 đến
100. Nối đỉnh 2 trục đứng ngang mốc 100 để khép kín khơng gian của biểu đồ
- Trên trục ngang vẽ mờ những trục đứng trên các mốc thời điểm

18


Bước 3. Đánh dấu mốc giá trị % của từng thời điểm( giống biểu đồ đường) rồi kẻ
đường biểu diễn cho thành phần thứ nhất để tạo miền cho thành phần 1.
- Căn cứ vào tỉ lệ giá trị cơ cấu của thành phần thứ 2 ta vẽ đường biểu diễn của
thành phần này tạo miền thành phần thứ 2 chồng lên thành phần thứ nhất
- Nếu đối tượng có 3 thành phần thì miền cịn lại là miền của thành phần 3
Bước 4. Vạch kí hiệu phân biệt các miền, lập bảng chú giải, tên biểu đồ.
* Ví dụ
Bảng cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 – 2002 ( %)
( Bài 16, trang 60 SGK địa lí 9 )
Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991 - 2002
%

Năm

Biểu đồ cơ cấu GDP của nước ta thời kỳ 1991 – 2002

4. Rèn kỹ năng nhận xét, phân tích biểu đồ

19



Khi phân tích biểu đồ, cần căn cứ vào các số liệu ở bảng thống kê và đường nét
thể hiện trên biểu đồ: khơng thốt ly khỏi các dữ kiện được nêu trong số liệu biểu
đồ, không nhận xét chung chung ( cần có số liệu dẫn chứng kèm theo các ý nhận
xét). Phần nêu nguyên nhân cần dựa vào kiến thức các bài đã học để viết cho đúng
yêu cầu.
Cần chú ý:
- Đọc kỹ câu hỏi để nắm được yêu cầu và phạm vi nhận xét, phân tích
- Cần tìm ra mối liên hệ hay tính quy luật nào đó giữa các số liệu.
- Khơng được bỏ sót các dữ kiện cần phục vụ cho nhận xét, phân tích
- Trước tiên, cần nhận xét phân tích các số liệu có tầm khái qt chung sau đó mới
phân tích các số liệu thành phần.
- Chú ý tìm mối quan hệ so sánh giữa các con số theo cả hàng ngang và hàng dọc
nếu có
-Chú ý những giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình. Đặc biệt chú ý đến những số
liệu hoặc hình nét đường, cột thể hiện sự đột biến (tăng hay giảm nhanh)
- Cần có kỹ năng tính tỉ lệ (%) hoặc tính ra số lần tăng hay giảm của các con số để
chứng minh cụ thể ý kiến nhận xét.
5. Quan tâm, sát sao, khích lệ học sinh trong các tiết thực hành:
- Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo nội dung, kiến thức cuả tiết học. Yêu cầu học sinh
có đủ đồ dùng (thước kẻ, com pa, bút chì, màu…)
- Tổ chức hoạt động cho học sinh rõ ràng cụ thể, trước khi yêu cầu học sinh thực
hành vẽ biểu đồ giáo viên cần hướng dẫn cụ thể để học sinh nắm các kỹ năng cơ bản
thể hiện từng loại biểu đồ. Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ, các học sinh còn lại
hoạt động độc lập tự vẽ vào vở, giáo viên quan sát uốn nắn các học sinh còn lúng
túng.
- Cuối giờ thực hành có đánh giá, nhận xét, cho điểm những học sinh có kỹ năng vẽ
và nhận xét tốt.

20



6. Ứng dụng công công nghệ thông tin vào dạy vẽ biểu đồ tạo hứng thú học tập
cho học sinh
- Hướng dẫn học sinh cách vẽ trên máy, kích thích tính tị mị, hứng thú tự học và rèn
kĩ năng vẽ biểu đồ ở học sinh.
- Ra bài tập ở nhà, khuyến khích học sinh vẽ biểu đồ trên máy. Kết hợp với môn tin
học để những học sinh gia đình chưa có máy tính được thực hành vẽ biểu đồ trên
máy, qua đó kích thích tính tự giác, tích cực học và làm bài ở nhà của học sinh.
Với phương pháp rèn luyện kỹ vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ cho học sinh lớp
9 như đã trình bày ở trên, tôi đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh, các em đã
có những kinh nghiệm rất cụ thể khi đứng trước bài tập về vẽ biểu đồ, khơng cịn
lúng túng trong việc chọn lựa kiểu biểu đồ cũng như nhận xét và đánh giá. Trong
các giờ thực hành dưới sự hướng dẫn của giaó viên, học sinh tự giác thực hiện các
yêu cầu của sách giáo khoa một cách thành thạo. Các tiết học trở nên sơi nổi tránh
được sự nhàm chán, học sinh tích cực hơn trong học tập. Phần lớn học sinh cuối
năm học đã có những kỹ năng cơ bản về vẽ và nhận xét biểu đồ về bất kì một yêu
cầu nào liên quan đến kĩ năng đó.
Tuy nhiên để thành cơng trong tiết dạy ngồi các biện pháp trên giáo viên cần
lưu ý tuỳ từng đặc điểm đối tượng học sinh từng lớp, từng trường, mà việc vận
dụng phương pháp dạy học cần linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế và đối
tượng học sinh.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Đã áp dụng dạy thực nghiệm với học sinh lớp 9 - trường THCS Đoàn Kết Thị xã
Lai Châu
Các giải pháp đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm đã đem lại hiệu quả cao trong
các tiết dạy thực hành vẽ và phân tích biểu đồ, học sinh hứng thú trong việc tiếp thu
kiến thức. Giúp giáo viên có thêm tư liệu dạy tốt trong các bài rèn kỹ năng vẽ và
nhận xét các dạng biểu đồ cho học sinh lớp 9. Giúp học sinh thêm yêu thích mơn
địa lí và u q hương đất nước

21


Khi áp dụng các phương pháp trên bản thân tôi đánh giá là đã thành công và kết
quả thu được cụ thể như sau
Kết quả kiểm tra kĩ năng và nhận xét biểu đồ đã có sự chuyển biến mạnh mẽ so
với ban đầu.
Bảng 2. kết quả bài kiểm tra nội dung vẽ và phân tích biểu đồ địa lí lớp 9, kì II
năm học 2010 - 2011 và kì II năm học 2011 – 2012
Năm
học

Số lượng
Học sinh

2011

143

2012

141

Thang điểm

Trung
bình trở
lên

Điểm kém


Điểm yếu

Điểm Tb

Điểm khá

Điểm giỏi

8em
= 5,6%
2 em
1,4 %

26em
= 18,2 %
13em
= 9,2 %

69em
= 48,2 %
44em
= 31,3 %

26em
= 18,2 %
56 em
= 39,7 %

14em

= 9,8 %
26em
= 18,4 %

76,2 %
89,4 %

Nhận xét
Qua bảng thống kê trên cho thấy so với học kì II của năm học trước (2011) tỉ lệ
điểm khá giỏi trong bài kiểm tra của học sinh ở học kì II năm học 2012 đã được
nâng lên rõ rệt ( 58,1 %). Tỉ lệ bài dưới trung bình giảm cịn ( 10,6%), phần lớn
học sinh đã biết cách nhận biết và có kỹ năng vẽ, nhận xét các dạng biểu đồ cơ bản.

22


Biểu đồ biểu diễn kết quả bài kiểm tra nội dung vẽ và phân tích biểu đồ địa lí
lớp 9, kì II năm học 2011 và kì II năm học 2012.

23


PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm
Rèn kỹ năng địa lí nói chung và kỹ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ nói
riêng là cả một quá trình. Giáo viên phải đưa ra phương pháp phù hợp với nhận
thức của học sinh. Giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh
hoạt động học tập. Các em chủ động tự giác, tích cực, tự tìm tịi kiến thức hình
thành năng lực sáng tạo, rèn óc quan sát tư duy. Học sinh hoạt động là chính nhưng
trước đó giáo viên phải dành thời gian nghiên cứu, chuẩn bị bài, lập kế hoạch bài

học. Để thực hiện phương pháp dạy học mới giáo viên phải có sự đầu tư chuẩn bị
đồ dùng đầy đủ theo từng tiết học cụ thể.
Để thực hiện hiệu quả việc rèn kỹ năng vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ giáo
viên phải có đủ SGK , sách bài tập bản đồ, tài liệu, sách tham khảo, đồ dùng đầy đủ
với từng bài. Nhất là giáo viên nên tích cực ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong
giảng dạy để kích thích tính tích cực của học sinh.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực hiện chuyên đề tôi nhận thấy phương pháp vẽ và phân tích các dạng biểu
đồ có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, giúp học sinh có hứng thú bộ mơn hơn ,chủ động
tìm tịi phát hiện kiến thức, biết vận dụng kiến thức đã học để nhận biết các dạng
biểu đồ thích hợp qua bảng số liệu, qua yêu cầu của bài. Biết vận dụng các kiến
thức đã học để giải thích sự biến đổi của các đối tượng địa lí qua biểu đồ đã vẽ.
Qua đó huy động được nhiều đối tượng học sinh tham gia, giúp học sinh hình thành
và phát triển năng lực tư duy độc lập ,chủ động tiếp thu kiến thức, từ đó góp phần
cho việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực
III. Khả năng ứng dụng và triển khai
Các phương pháp vẽ và phân tích các dạng biểu đồ mà tôi đưa ra trong đề tài cũng
đã được áp dụng trong trường THSC Đoàn Kết - Thị xã Lai Châu với học sinh lớp
9, đối với năm học 2011 - 2012.
24


Đề tài này có thể triển khai rộng rãi trên một số trường THCS khác thuộc địa bàn
thị xã Lai Châu- Tỉnh Lai Châu.
IV. Những kiến nghị, đề xuất
* Đối với giáo viên bộ môn
- Nắm chắc kiến thức cơ bản về các dạng biểu đồ, tỉ mỉ, chi tiết trong việc hướng
dẫn học sinh vẽ biểu đồ
- Tích cực ứng dụng Cơng nghệ thơng tin trong q trình giáo dục, tổ chức các hoạt
động sôi nổi tạo hứng thú cho học sinh.

- Phối hợp tốt với giáo viên dạy tin học hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ biểu đồ trên
máy
* Đối với nhà trường
Tạo điều kiện CSVC (Thiết bị dạy học hiện đại...) hỗ trợ cho việc giáo dục, giảng
dạy của giáo viên
* Đối với gia đình học sinh
Quan tâm đến việc học tập của con em, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: thước,
giấy, bút màu... thuận lợi cho việc học tập của con em.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình vận dụng
phương pháp vẽ và nhận xét các dạng biểu đồ địa lí lớp 9. rất mong được sự giúp
đỡ, góp ý chân thành của tổ chun mơn, của đồng nghiệp và nhất là của ban giám
hiệu để tơi hồn thiện đề tài của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Lai Châu ngày 28 tháng 3 năm 2012
NGƯỜI VIẾT SKKN

Đàm Thị Hồng Thắm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
25


×