Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

XÂY DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC BỘ MÔN THUỘC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐHTN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.01 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
Lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa, phòng trường đại học tổ chức
tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

XÂY DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở CÁC BỘ MÔN THUỘC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐHTN

Học viên: Nguyễn Văn Hoàng

Thái Nguyên, 7/2019
1


MỤC LỤC
2


1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận
1.1. Những chủ chương chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề xây dựng,
tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục Đại học theo hướng phát
triển năng lực.
Nghị quyết 29/NQ-TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo đó là: “Giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư
cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình,
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân


trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ
yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người
học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp
với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phạm vi điều chỉnh: Văn bản này quy định về
khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được
sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình
xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ,
tiến sĩ. Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với các trình độ đào tạo của giáo dục
đại học được quy định cụ thể như sau: Trình độ đại học: 120 tín chỉ. Đối với
những ngành có thời gian đào tạo 5 năm hoặc 6 năm thì khối lượng kiến thức
tích luỹ tối thiểu tương ứng là 150 hoặc 180 tín chỉ.

3


1.2. Những nội dung của khoa học quản lý giáo dục liên quan đến xây dựng,
tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục Đại học theo hướng phát
triển năng lực.
Xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục Đại học
theo hướng phát triển năng lực là một quá trình, vì vậy việc thực hiện chúng
được quản lý theo thuyết quản lý theo quá trinh. Theo thuyết này cho rằng quản
lý là một quá trình liên tục thực hiện các chức năng quản lý đó là kế hoạch, tổ
chức, chỉ đạo và kiểm tra. Theo quan điểm này quản lý là quá trình thực hiện các
chức năng cơ bản:
- Chức năng kế hoạch: Đây là chức năng cơ bản đầu tiên của quản lý, nó
bao gồm việc xác định các mục tiêu và xây dựng các chương trình hành động,
các bước đi cụ thể thực hiện mục tiêu đó trong khoảng thời gian nhất định của
hệ thống quản lý.

- Chức năng tổ chức: Chức năng tổ chức bao gồm các hoạt động xác định
cơ cấu tổ chức, thành lập nên các bộ phận trong trong tổ chức để đảm nhận
những hoạt động cần thiết, lựa chọn mơ hình cấu trúc, xác lập các mối quan hệ
về quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó. Thực hiện chức năng tổ chức
là sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực theo những cách nhất định, phù hợp với
mơ hình cấu trúc tổ chức để thực hiện tốt mục tiêu đề ra.
- Chức năng chỉ đạo: Chức năng chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng
tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt đạt tới các mục tiêu với chất
lượng cao. Thực chất đó là q trình tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý
đối với đối tượng quản lý nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức thành
những mục tiêu của từng cá nhân.
- Chức năng kiểm tra: Chức năng kiểm tra là quá trình đánh giá điều chỉnh
các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra. Chức năng này có
liên quan đến mọi cấp quản lý để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống,
đo lường được các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động so với kế hoạch
đã có, từ đó có những điều chỉnh, uốn nắn và xử lý kịp thời.
4


Xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục Đại học của
Nhà trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các trường đại học, vì vậy tổ
chức, chỉ đạo thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rà sốt, chỉnh sửa, xây
dựng mới chương trình đào tạo nhiệm vụ quan trọng giúp trường đại học ngày
càng phát triển.
1.3. Những yêu cầu thực tiễn của nhà trường đặt ra cần xây dựng, tổ chức
thực hiện phát triển chương trình giáo dục Đại học theo hướng phát triển
năng lực.
Trong lịch sử phát triển giáo dục có 3 cách tiếp cận khác nhau trong việc
xây dựng CTĐT: Tiếp cận nội dung, tiếp cận mục tiêu và tiếp cận phát triển
(tiếp cận năng lực). Tại mỗi thời điểm của lịch sử phát triển giáo dục, các quốc

gia cũng như mỗi nhà trường cần có cách tiếp cận riêng phù hợp với sứ mệnh
của riêng mình. Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục, nhà sư phạm cần hiểu bản chất
của từng cách tiếp cận CTĐT.
1.3.1. Cách tiếp cận nội dung (content approach)
Theo cách tiếp cận này: CTĐT chỉ là bản phác thảo nội dung đào tạo. Đây
là cách tiếp cận kinh điển trong việc xây dựng CTĐT, mục tiêu đào tạo chính là
nội dung đào tạo, phương pháp dạy học nhằm truyền đạt nội dung dạy học. Như
vậy, bản chất của quá trình dạy học là quá trình truyền thụ nội dung dạy học.
Ưu điểm: Xác định rõ nội dung dạy học, CTĐT chẳng khác gì mục lục của cuốn
sách giáo khoa; dễ dàng truyền thụ tri thức sẵn có của người dạy cho người học.
Hạn chế: Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, kỹ thuật, sự bùng nổ thông tin
như vũ bão, kiến thức gia tăng theo cấp số nhân, cách tiếp cận nội dung CTĐT
đào tạo khơng còn phù hợp vì thiếu thời gian học tập trên lớp, người học trở nên
thụ động, khó đánh giá được mức độ nông sâu của kiến thức.
1. 3.2. Cách tiếp cận mục tiêu (objective approach)
Vào giữa thế kỷ 20, cách tiếp cận mục tiêu được sử dụng ở Mỹ. Theo cách
tiếp cận này, CTĐT phải được xây dựng xuất phát từ mục tiêu đào tạo. Dựa vào
mục tiêu đào tạo mà người thiết kế chương trình lựa chọn nội dung, phương
5


pháp và cách thức đánh giá kết quả học tập thích hợp. Cách tiếp cận này chú ý
đến đầu ra (out put), chú trọng sản phẩm (những thay đổi về hành vi của người
học về các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ. B.Loom đã xây dựng được mục
tiêu về các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ. Cách tiếp cận này coi đào tạo là
công cụ để tạo nên các sản phẩm theo các tiêu chuẩn định sẵn. Mục tiêu đào tạo
phải được xây dựng rõ ràng sao cho có thể định lượng được và dùng nó làm tiêu
chí để đánh giá hiệu quả của q trình đào tạo. Với cách tiếp cận mục tiêu có thể
chuẩn hóa quy trình xây dựng CTĐT cũng như quy trình đào tạo theo một cơng
nghệ nhất định. Vì thế, có khái niệm “Công nghệ giáo dục” và CTĐT được xây

dựng theo kiểu này gọi là “CTĐT kiểu công nghệ”. Ưu điểm: Mục tiêu đào tạo
cụ thể và chi tiết, thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và chất lượng CTĐT;
người dạy và người học biết rõ mình phải làm gì trong quá trình dạy học để đạt
mục tiêu; xác định rõ hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập; dễ dàng cho việc quản lý hoạt động dạy học. Hạn chế: Sản phẩm đào tạo
phải đồng nhất ở đầu ra (out put) trong khi nguyên liệu đầu vào (in put) là những
con người rất khác nhau; rèn đúc người học theo một khuôn mẫu nhất định làm
người học bị thụ động, thiếu tính sáng tạo…; khả năng tiềm ẩn, nhu cầu, sở thích
của cá nhân người học không được quan tâm đúng mức; chỉ dừng lại ở một quá
trình học tập mà chưa định hướng rõ ràng phương hướng phấn đấu trong tương
lai của người học.
1. 3.3. Cách tiếp cận phát triển (developmental approach)
Với quan điểm: Giáo dục là một quá trình, mức độ làm chủ bản thân tiềm
ẩn ở mỗi người được phát triển một cách tối đa hay nói cách khác, đào tạo theo
hướng phát triển (tiếp cận) năng lực của người học. Theo Kelly.A.V (1977),
“CTĐT là một quá trình và giáo dục là một sự phát triển”. Theo quan điểm này,
giáo dục phải phát triển tối đa mọi tiềm năng trong mỗi con người, giúp họ làm
chủ được những tình huống, đương đầu với những thách thức sẽ gặp phải trong
cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp một cách chủ động và sáng tạo. Giáo dục là
quá trình tiếp diễn liên tục trong suốt cuộc đời mỗi con người, như vậy nó không
6


chỉ được đặc trưng chỉ bằng một mục đích cuối cùng nào. Trên cơ sở nghiên cứu
các quan điểm về năng lực, chúng tôi đưa ra định nghĩa chung về năng lực như
sau: Năng lực là hệ thống khả năng của con người đã được phát triển và được
hiện thực hoá thể hiện trong việc con người thực hiện linh hoạt, sáng tạo và hiệu
quả một loại hoạt động nào đó. Thành tố cơ bản của năng lực là tri thức, kỹ năng
và động cơ thực hiện, trong đó tri thức đóng vai trò nền tảng, kỹ năng là mặt
thực hiện của năng lực trong thực tiễn, động cơ là động lực thúc đẩy con người

vận dụng tri thức và kỹ năng vào thực tiễn. Nhìn chung, các tác giả thường gặp
nhau ở cách phân chia năng lực ra làm hai nhóm. Đó là những năng lực chung
và năng lực cụ thể, chuyên biệt.
Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và
làm việc bình thường trong xã hội. Năng lực này được hình thành và phát triển
do nhiều mơn học, liên quan đến nhiều mơn học. Năng lực này có nhiều tên gọi
khác nhau, ví dụ như : năng lực xuyên chương trình, năng lực chính hay là năng
lực nền tảng, năng lực chủ yếu.
Năng lực cụ thể, chuyên biệt là những năng lực riêng được hình thành
và phát triển trong một lĩnh vực hay một mơn học nào đó
Ưu điểm: Sản phẩm đào tạo đa dạng, giúp người học thích ứng với cuộc
sống và hoạt động nghề nghiệp; mang tính nhân văn vì cách tiếp cận này chú
trọng đến lợi ích, nhu cầu của từng cá nhân người học, chú trọng đến những giá
trị mà chương trình mang lại; CTĐT đáp ứng được nhu cầu của người học, quá
trình đào tạo giúp người học phát triển được tính tự chủ, khả năng sáng tạo trong
việc giải quyết vấn đề. Việc xây dựng CTĐT theo môđun cho phép người học
với sự giúp đỡ của người dạy có thể tự mình xác định lấy CTĐT cho riêng mình.
Hạn chế: Cách tiếp cận này quá chú trọng đến nhu cầu và sở thích của cá
nhân mà ít quan tâm đến lợi ích của cộng đồng. Trong thực tế, nhu cầu và sở
thích của các cá nhân thường đa dạng và hay thay đổi nên CTĐT khó thỏa mãn.
Như vậy, mỗi cách tiếp cận CTĐT có những đặc điểm riêng, có ưu điểm và hạn

7


chế riêng, vì vậy, các nhà quản lý và các nhà sư phạm cần hiểu được bản chất
của CTĐT để xây dựng cho phù hợp.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ mục tiêu cụ thể: Đối với giáo dục đại học,
tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất

và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện
mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù
hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và
ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù
hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ: Đổi mới mạnh mẽ nội
dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại, phù hợp với từng
ngành, nhóm ngành đào tạo và việc phân tầng của hệ thống giáo dục đại học.
Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp
và hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và cơng nghệ tiên tiến
của thế giới. Vì vậy việc xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển chương trình
giáo dục Đại học theo hướng phát triển năng lực là việc cần làm ở các trường đại
học, cao đẳng.
2. Tình hình thực tế việc xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển chương
trình giáo dục Đại học theo hướng phát triển năng lực.
2.1. Khái quát về trường Đại học Sư phạm
2.1.1. Vị thế của trường
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên (ĐHSP-ĐHTN, sau đây
gọi là Trường) tiền thân là Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc được thành lập
ngày 18/07/1966 theo Quyết định số 127/CP của Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Năm 1994,
Chính phủ ra quyết định thành lập Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư
phạm Việt Bắc trở thành cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc Đại học Thái
Nguyên, có tên mới là Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
8


Trường có sứ mạng là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo
dục có chất lượng cao; là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ
trong lĩnh vực giáo dục, phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, phát triển kinh tế xã hội của cả nước, đặc biệt là khu vực Trung du miền núi phía Bắc.

2.1.2. Một số điểm nổi bật của trường
Tính đến tháng 12/2018, tổng số CB của Trường là 511 người, trong đó có
342 GV (gồm GV, GV thực hành và GiV Trường THPT Thái Nguyên). Số GV
có trình độ TS là 165 người (có 1 GS, 40 PGS) chiếm tỉ lệ trên 48,2%, ThS là
171 người và cử nhân là 6 người. Từ chỗ chỉ là cơ sở đào tạo GV THPT cho các
tỉnh miền núi phía Bắc với 07 chuyên ngành đào tạo, đến nay, Trường đang thực
hiện đào tạo 13 chương trình TS; 23 chương trình ThS; 27 chương trình đại học
và các chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho GV, GiV, CBQL giáo dục.
Tính đến tháng 12/2018, tổng số người học là SV chính quy đang học tập tại
Trường là 4.837 người. Ngồi ra, Trường có gần 300 lưu học sinh quốc tế đang
theo học tiếng Việt và chuyên ngành. Từ khi thành lập đến nay, Trường đã đào
tạo gần 100.000 GV, CBQL; gần 3.000 ThS, TS cho đất nước và hơn 700 SV
quốc tế.
Về NCKH và CGCN, Trường đã có nhiều đóng góp giải quyết những vấn
đề cấp bách trong phát triển kinh tế xã hội, giáo dục đào tạo. CB, GV của
Trường đã chủ trì nhiều đề tài độc lập, đề tài NCKH trọng điểm cấp Nhà nước;
thực hiện hàng trăm đề tài NCKH cấp Bộ, cấp Đại học; công bố hơn 1.000 bài
báo trên tạp chí quốc tế có uy tín. Cùng với hoạt động NCKH của GV, hoạt động
NCKH của SV luôn được Trường quan tâm đầu tư, hằng năm, SV của Trường
đều giành thứ hạng cao trong giải thưởng SV NCKH tồn quốc.
Về HTQT, Trường có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, tổ chức
quốc tế trên thế giới như Nhật Bản, Hoa Kì, Đức, Úc, Hà Lan, New Zealand,
Hàn Quốc, Bỉ, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia. Trường đã kí
nhiều biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác; đã tổ chức hơn 100 lượt cán bộ đi
thực tập khoa học, trao đổi kiến thức chun mơn, nghiệp vụ ở nước ngồi.
Đồng thời, Trường đã thu hút hàng trăm học viên, SV quốc tế đến học tập dài
hạn và ngắn hạn tại Trường.
Hiện nay, Trường có 5 giảng đường với 140 phòng học; 4 nhà làm việc và
NCKH cho cán bộ GV với 263 phòng; Hệ thống phòng thí nghiệm có 37 phòng
9



với tổng diện tích 2.826 m2 được trang bị nhiều thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu
cầu về thực hành, thí nghiệm cho GV và người học. Hội trường đa năng có diện
tích 3.090 m2 với 1.000 chỗ; 10 phòng học ngoại ngữ và tin học; 1 tòa nhà
Trung tâm Phát triển kỹ năng sư phạm 7 tầng với 32 phòng, tổng diện tích
3.000m2 được trang bị nhiều thiết bị hiện đại. Trường có 1 bể bơi với diện
tích 1.250m2, 1 sân vận động với diện tích 18.375 m2, 2 sân tennis với diện tích
1.780m2, 2 sân bóng rổ với diện tích 189m2, 8 sân bóng chuyền và 1 sân bóng
ném với diện tích 3000 m2. KTX với 476 phòng ở cho SV với tổng số chỗ ở
theo thiết kế là 3.808 chỗ (tháng 11/2017, sẽ đưa vào sử dụng thêm 120 phòng
với 960 chỗ). Nhà ăn với diện tích 1.500 m2 đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cho
SV ở nội trú và một số dịch vụ thiết yếu. Trường có Trạm xá phục vụ khám,
chữa bệnh cho cán bộ, GV và người học.
Cơ sở hạ tầng CNTT: Trường có 10 máy server (có năng lực lưu trữ hơn
10TB), 2 Fire Wall, 17 Switch CISSCO (layer 2 và layer 3), 10 tủ mạng (Rack),
551 bộ máy tính đảm bảo cho các hoạt động của Trường. Các phòng thực hành,
nhà làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện… đều được nối mạng Internet, đáp
ứng yêu cầu học tập, thực hành, tra cứu.
Trường có 1 tòa nhà thư viện 5 tầng với 37 phòng, tổng diện tích
2.934m2; có trên 13.394 đầu sách với 276.382 cuốn sách và tạp chí, hơn 7.315
luận văn, luận án và đề tài NCKH. Thư viện có phòng đọc tại chỗ, phòng học
nhóm với hơn 300 chỗ ngồi, có một hệ thống mạng nội bộ, có một phòng tra cứu
internet với 100 máy tính hiện đại, phục vụ SV tra cứu tài liệu học tập của SV.
Trung bình hằng năm, thư viện phục vụ hơn 43.000 lượt SV. Tổng số sách được
mượn trả trên 18.500 cuốn/ năm. Số lượng sách hồi cố, bổ sung đạt hơn 22.000
cuốn/năm.

10



2.2. Thực trạng công tác xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển chương
trình giáo dục Đại học theo hướng phát triển năng lực của trường Đại học
Sư phạm - ĐHTN.
2.2.1. Một số kết quả đạt được trong công tác xây dựng, tổ chức thực hiện
phát triển chương trình giáo dục Đại học theo hướng phát triển năng lực
của trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV&CBQLCSGD của Trường ĐHSPĐHTN về cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành, đặc biệt
là vùng Trung du phía Bắc, đảm bảo cung cấp đội ngũ GV&CBQLGD đủ về số
lượng và cơ cấu môn học, đạt và trên chuẩn trình độ đào tạo. Hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng từng bước được chuyên nghiệp hóa theo hướng hiện đại (phát triển
chương trình đạo tạo theo các phương thức tiên tiến, tăng cường thực hành sư
phạm, ứng dụng CNTT, tập dượt nghiên cứu khoa học,…). Tuy nhiên, trước
những yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD và đào tạo, các trường sư phạm
nói chung và Trường ĐHSP-ĐHTN nói riêng có phần hạn chế ở một số phương
diện. Cụ thể là: Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng GV&CBQLCSGD
chưa theo hướng “thực học, thực nghiệp” để phát triển năng lực nghề nghiệp gắn
kết với yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp GV, chuẩn hiệu trưởng/Giám đốc Trung
tâm GD GDTX cũng như yêu cầu từ thực tiễn giảng dạy, giáo dục, quản lí ở
trường phổ thơng; Phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo và đánh giá kết quả
học tập của sinh viên chậm đổi mới, chưa chú trọng ứng dụng CNTT, chưa giúp
sinh viên vận dụng tri thức vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn GD; Hoạt
động đào tạo theo năng lực sẵn có của trường, tập trung chủ yếu cho đào tạo mới
và đào tạo nâng cao trình độ, chưa bám sát nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực
của đội ngũ và công tác quy hoạch đội ngũ của ngành, địa phương; Các hoạt
động đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học sư phạm và
hợp tác quốc tế về đào tạo bồi dưỡng chưa được quan tâm thoả đáng.
2.2.2. Những tồn tại trong công tác xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển
chương trình giáo dục Đại học theo hướng phát triển năng lực ở các bộ môn
thuộc trường Đại học Sư phạm - ĐHTN

Cơ chế giám sát việc triển khai kế hoạch chiến lược còn hạn chế. Quy
định khuyến khích thành tích nghiên cứu khoa học của cán bộ, GV còn chưa phù
11


hợp. Chưa xác lập rõ hệ thống đảm bảo chất lượng trong Trường. Số cán bộ phụ
trách công tác ĐBCLGD tại các đơn vị được đào tạo, bồi dưỡng chương trình
ĐBCLGD còn ít. CTĐT đại học hệ VLVH, sau đại học chưa triển khai tự đánh
giá. Kế hoạch cải tiến chất lượng CTĐT chưa được giám sát, đánh giá một cách
thường xuyên và đồng bộ. Mới có một số CTĐT được đánh giá ngoài.
2.3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn trong cơng tác xây dựng,
tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục Đại học theo hướng phát
triển năng lực ở các bộ môn thuộc trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
2.3.1. Những điểm mạnh
Tầm nhìn và Kế hoạch chiến lược của Trường phù hợp với Sứ mạng và được
công bố đến các bên liên quan bằng nhiều hình thức khác nhau. Hệ thống văn bản
về cơng tác quản lý của Trường được xây dựng một cách đồng bộ, đầy đủ, theo
đúng quy định là công cụ để tổ chức quản lý hiệu quả mọi hoạt động của Trường.
Trường đã hoàn thành kiểm định chất lượng giáo dục.
2.3.2. Những điểm yếu
Cơ chế giám sát việc triển khai kế hoạch chiến lược còn hạn chế. Quy định
khuyến khích thành tích nghiên cứu khoa học của cán bộ, GV còn chưa phù hợp.
Chưa xác lập rõ hệ thống đảm bảo chất lượng trong Trường. Số cán bộ phụ trách
công tác ĐBCLGD tại các đơn vị được đào tạo, bồi dưỡng chương trình ĐBCLGD
còn ít. CTĐT đại học hệ VLVH, sau đại học chưa triển khai tự đánh giá. Kế hoạch
cải tiến chất lượng CTĐT chưa được giám sát, đánh giá một cách thường xuyên và
đồng bộ. Chưa có CTĐT được đánh giá ngồi.
2.3.3. Những thuận lợi
- Nhà trường có cơ sở vật chất rộng rãi và được trang bị hiện đại, có đội ngũ
cán bộ có trình độ có trình độ cao có nhiều giảng viên được đào tạo ở nước ngoài,

hiện đang đào tào nhiều ngành khác nhau có trình độ từ thấp đến cao.
- Có đội ngũ cựu sinh viên, cựu học viên với số lượng không nhỏ hiện đang
công tác tại nhiều cơ quan ban ngành.

12


- Phần lớn chương trình sau khi phát triển mới đều được triển khai đào tạo và
đã tổng kết rút kinh nghiệm về mục tiêu đào tạo, về kiến thức, kỹ năng và chuẩn
năng lực đạt được ..... góp phần hồn thiện thêm các chương trình đào tạo và chuẩn
đầu ra.
- Đội ngủ cán bộ Quản lý Đào tạo có trình độ quản lý có kinh nghiệm.
2.3.4. Những khó khăn, thách thức
- Vẫn còn một số cán bộ và giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến
thức sâu về phất triển chương trình và đào tạo theo tiếp cận năng lực.
- Do số lượng chương trình trong nhà trường là khá lớn nên sự kiểm soát
chất lượng xây dựng, rà sốt, chỉnh sửa để phát triển chương trình đơi khi vẫn chưa
kịp thời.
- Chất lượng đầu vào của sinh viên khơng cao vì vậy q trình đánh giá
chất lượng chương trình, chuẩn đầu ra vẫn còn chưa chuẩn xác.
- Hệ thống thư viên các đầu sách chưa đa dạng các sách mới chưa được
cập nhật kịp thời, số lượng sách phục vụ người đọc còn khiêm tốn.
2.4. Kinh nghiệm thực tế và công việc đã thực hiện liên quan đến công tác
xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục Đại học theo
hướng phát triển năng lực ở các bộ môn thuộc trường Đại học Sư phạm ĐHTN
2.4.1. Tình huống 1: Trong quá trình điều tra lấy ý kiến góp ý của các nhà đào
tạo, các chuyên gia, các nhà quản lý, các cán bộ công nhân viên về các mục tiêu
kiến thức, kĩ năng, chuẩn năng lực cần đạt của đội ngũ sinh viên trong q trình
học, để sau khi ra trường có thể hội nhập được với thị trường lao động trong xã
hội phát triển hiện nay. Nhưng q trình lấy ý kiến khơng đạt kết quả như mong

muốn.
a. Cách giải quyết tình huống:
Thơng tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu,
yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi
13


trình độ đào tạo của giáo dục đại học và quy trình xây dựng, thẩm định và ban
hành chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ có quy định quy trình
xây dựng chương trình đào tạo: Bước 1: Khảo sát, xác định nhu cầu nhân lực
theo trình độ và ngành/ chuyên ngành đào tạo; khảo sát nhu cầu của người sử
dụng lao động đối với người tốt nghiệp ngành/chuyên ngành đào tạo kết hợp với
yêu cầu về khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực người học đạt
được sau khi tốt nghiệp. Nhưng q trình lấy ý kiến khơng đạt kết quả như mong
muốn, cách giải quyết như sau:
- Xem lại nội dung phiếu điều tra, có thể chỉnh sửa bổ sung để nội dung
điều tra cụ thể, chi tiết rõ ràng hơn, chỉ ra được những năng lực mà người học
cần đạt hơn.
- Trước khi điều tra, trao đổi trực tiếp với các nhà đào tạo, các chuyên gia,
các nhà quản lý, các cán bộ công nhân viên, gặp gỡ trao đổi trước về nhu cầu
cần lấy ý kiến góp ý thực tế và đóng góp kinh nghiệm .....vào q trình xây
dựng, phát triển chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực.
- Có thể chọn đối tượng điều tra là những người tin tưởng, có nhiều kinh
nghiệm, nhiệt tình và có tâm huyết với giáo dục.
- Có ý kiến phản hồi lại nhà điều tra những điều góp ý còn chưa rõ và cho
ý kiến giải thích và có thể bổ sung hoặc diều chỉnh cho phù hợp hơn.
b. Thành công và nguyên nhân:
- Sau khi gặp gỡ trao đổi trực tiếp với người được điều tra đã được cung
cấp nhiều số liệu quý báu và thu thập được nhiều ý kiến đóng góp thực tế, nhiều

kinh nghiệm, ý nghĩa cho quá trình xây dựng chương trình đào tạo.
- Những ý kiến điều tra được giải thích cụ thể khi xin ý kiến phản hồi lại,
- Nguyên nhân là do cơng tác chuẩn bị q trình điều tra, khảo sát lấy ý
kiến khá kĩ, có chọn lọc đối tượng điều tra và nội dung điều tra cụ thể rõ dàng.
c. Chưa thành công và nguyên nhân:
Chưa thành công:
- Đã tốn nhiều thời gian cho quá trình điều tra
14


- Vẫn còn một vài phiếu góp ý vẫn còn góp ý cho có, mang nặng tính đối
phó.
- Một số góp ý chưa sát thực với nội dung điều tra.
Nguyên nhân:
- Do ban đầu công tác chuẩn bị chưa còn chưa tốt
- Thói quen của người được điều cho con mang nặng tính đối phó, góp ý cho
có.
- Khơng quan tâm nhiều đến nội dung và những gì mình đóng góp và
phiếu điều tra khảo sát.
2.4.2. Tình huống 2: Trong quá trình xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức
cần thiết của chương trình đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo mục
tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra. Mặc dù các quy đinh văn bản về xây dựng phát
triển chương trình theo hướng phát triển năng lực đã phổ biến nhưng quá trình
xây dựng chọn các học tự chọn, thay thế vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
a. Cách giải quyết tình huống:
Lên kế hoạch một cuộc họp thảo luận về sự khác nhau giữa chương trình xây
dựng theo tiếp cận mục tiêu và chương trình xây dựng theo tiếp cận phát triển năng
lực, cách chọn các môn học phù hợp thực tế của sự phát triển giáo dục và phát triển
xã hội.
Thực hiện cuộc họp, đưa ra một số tài liệu tham khảo về nghề nghiệp, về

các mơn học mới, chương trình tham khảo của các trường, để chọn mơn học phù
hợp với chương trình mới. Sau đó phân tích, thảo luận đề đưa ra các mơn tự
chọn và thay thế để phù hợp với phát triển năng lực.
b. Thành công và nguyên nhân:
Thành công :
- Đã lựa chọn được nhiều môn học tự chọn đủ với yêu cầu của khung chương
trình.
- Các học phần tự chọn đều có nội dung phù hợp phát triển năng lực.
- Đã chọn được các học phần thay thế.
15


Nguyên nhân:
- Đã kịp thời tổ chức họp để cùng nhau phân tích thảo luận, học hỏi kinh
nghiệm qua các tài liệu và chương trình khác. Tìm ra được vấn đề cần giải
quyết.
c. Chưa thành công và nguyên nhân:
Chưa thành cơng:
- Đã mất nhiều thời gian trong việc phân tích, thảo luận để tìm ra ý kiến
chung và phù hợp với mục tiêu đề ra.
- Vẫn còn nhiều thuật ngữ, ý nghĩa của từng học phần chưa được cắt
nghĩa rõ để hiều sâu về bản chất và cách vận dụng chúng.
Nguyên nhân
- Các quy định, thông tư, văn bản liên quan đến phát triển giáo dục chưa
được phân tích, hiểu sâu về bản chất và cách vận dụng chúng, triển khai chúng.
- Đa dạng ngành nghề và đa dạng môn học chưa được tiếp cận đầy đủ.
2.5. Những vấn đề ưu tiên giải quyết trong công tác xây dựng, tổ chức thực
hiện phát triển chương trình giáo dục ở các bộ môn thuộc Đại học theo
hướng phát triển năng lực của trường Đại học Sư phạm - ĐHTN
TT


Những vấn đề

Biện pháp thực hiện

ưu tiên giải quyết

- Lập kế hoạch thảo luận, phân tích các văn bản,
quy định liên quan đến phát triển chương trình.
- Lập kế hoạch đi điều tra, khảo sát lấy ý kiến của
các nhà tuyển dụng, các chuyên gia, các cựu sinh
1

Lập các kế hoạch
viên, học viên.
thực hiện
- Lập kế hoạch thực hiện chương trình và nghiệm
thu chương trình.
- Lập kế hoạch triển khai dạy và học theo chương
trình mới.

2

- Thực hiện

kế - Chuẩn bị tất cả các văn bản liên quan đến quá
16


TT


Những vấn đề

Biện pháp thực hiện

ưu tiên giải quyết

trình xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển chương
trình giáo dục ở các bộ môn thuộc Đại học theo
hướng phát triển năng lực.
- Họp để thảo luận về một số vấn đề khác giữa xây
dựng chương trình theo tiếp cận năng lực với
hoạch thảo luận,
phân tích các văn
bản, quy định liên
quan đến phát triển
chương trình.

chương trình xây dựng theo tiếp cận mục tiêu. Sự
phù hợp của chương trình theo tiếp cận năng lực
với sự phát triển và nhu cầu đặt ra của thị trường
lao động.
- Đưa ra một số kết luận chính yêu cầu về mục tiêu,
chuẩn đầu ra, cấu trúc của chương trình và các
bước trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện
phát triển chương trình giáo dục theo tiếp cận năng
lực.
- Tham khảo các chương trình mới nhất của các
trường đại học đã xây dựng theo hướng tiếp cận
năng lực.


3

Thực hiện kế hoạch
đi điều tra, khảo sát
lấy ý kiến của các
nhà tuyển dụng, các
chuyên gia, các cựu
sinh viên, học viên.

- Tham khảo các thị trường lao động đã và đang sử
dụng sản phẩm giáo dục.
- Xây dựng phiếu điều tra.
- Thực hiện quá điều tra khảo sát, lấy ý kiến góp ý
của các nhà tuyển dụng, sử dụng lao động về chuẩn
năng lực cần đạt của học viên, sinh viên.
- Tổng hợp các ý kiến góp ý, học hỏi và xây đựng
một số ý chính cho mục tiêu, chuẩn đầu ra và
khung chương trình.

4

- Triển khai kế - Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và
hoạch thực hiện chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.
chương trình và - Xác định cấu trúc, khối lượng kiến thức cần thiết
17


TT


Những vấn đề

Biện pháp thực hiện

ưu tiên giải quyết

nghiệm thu chương của chương trình đào tạo, xây dựng chương trình
trình.
đào tạo đảm bảo mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra.
- Đối chiếu, so sánh với chương trình đào tạo cùng
trình độ, cùng ngành/ chuyên ngành của các cơ sở
đào tạo khác ở trong nước và nước ngoài để hoàn
thiện chương trình đào tạo.
- Thiết kế đề cương chi tiết các học phần theo
chương trình đào tạo đã xác định.
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến của giảng viên, cán
bộ quản lý trong và ngoài cơ sở đào tạo, các nhà
khoa học, đại diện đơn vị sử dụng lao động liên
quan và người đã tốt nghiệp (nếu có) về chương
trình đào tạo.
- Đánh giá và cập nhật thường xuyên nội dung
chương trình mơn học và phương pháp giảng dạy
dựa trên các tiến bộ mới của lĩnh vực chuyên ngành
và yêu cầu của việc sử dụng lao động.
- Hoàn thành chương trình và phối hợi với nhà
trường và các phòng ban liên quan để kiểm tra
đánh giá.
Thực hiện kế hoạch
triển khai dạy và
học theo chương

trình mới.

- Lập kế hoạch dạy học chi tiết để thực hiện
chương trình.
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá, tham khảo ý
kiến người học và các bộ giảng dạy để rút kinh
nghiệm.
- Lập kế hoạch để chỉnh sửa hồn thiện chương
trình.

18


3. Kế hoạch hành động để vận dụng những kiến thức đã học trong công tác
xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục ở các bộ môn
thuộc Đại học theo hướng phát triển năng lực của trường Đại học Sư phạm
- ĐHTN
3.1. Các mục tiêu của các bộ môn thuộc Nhà trường trong công tác xây dựng,
tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục Đại học theo hướng phát
triển năng lực
- 100% cán bộ giảng viên nhận thức rõ, hiểu sâu bản chất của việc xây
dưng, tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục ở các bộ môn thuộc
Đại học theo hướng phát triển năng lực.
- Các chương trình xây dựng đều được nghiệm thu và đạt yêu cầu theo
chuẩn năng lực.
- Các chương trình xây đều được triển khai đào tạo.
- Sản phẩm giáo dục đạt được theo chuẩn đầu ra và đạt mục tiêu chương
trình
3.2. Những hoạt động kiểm tra nội nội sẽ thực hiện trong hai tuần tới
Tiêu chí


Tên công việc

Thời
hiện

gian

thực

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Thu thập, chuẩn bị các tài
liệu liên quan đến tác xây
dựng, tổ chức thực hiện
phát triển chương trình giáo
dục. Tổ chức họp học tập,
thảo luận về xây dựng, tổ
chức thực hiện phát triển
chương trình giáo dục theo
phương phương pháp tiết
cận năng lực

Xây dựng các kế hoạch
thực hiện xây dựng, tổ
chức thực hiện phát triển
chương trình giáo dục.


05/11/2018

12/11/2018

Kết quả cần đạt 100% cán bộ hiều sâu các Các kế hoạch đều được
19


Tiêu chí

Hoạt động 1

Hoạt động 2

văn bản, quy định, thơng tư
và việc xây dựng chương
xây dựng và đạt yêu cầu.
trình theo hướng phát triển
năng lực.

được

Người/đơn
vị/tổ Trường, khoa, các phòng Trường, khoa, các phòng
chức phối hợp
ban
ban
Điều
hiện


kiện

Hội trường, loa máy, tài liệu
thực liên quan đến Đề án, báo Văn phòng, máy tính, các
cáo viên, Ban tổ chức, danh văn bản giấy tờ kèm theo.
sách thành phần tham dự.

Có thể các cán bộ vắng mặt
nhiều, cán bộ khơng tập
Những rủi ro, khó
trung vẫn còn làm việc
khăn, cản trở
riêng, quá trình tiếp thu vẫn
chưa sâu sắc.

Một số kế hoạch làm có
thể chưa đạt yêu cầu. Cơ
sở vật chất, tài chính và
thời gian trong giới hạn
cho phép.

Nhắc nhở các cán bộ thực
hiện đúng nề nếp hội họp.
Phân tích rõ vấn đề cần tiết
thu và vạch kế hoạch thực
hiện.

Chuẩn bị đầy đủ các văn
bản và đề nghị mua sắm
thêm các thiết bị, dự trù

các nguồn tài chính.

Hướng khắc phục

3.3. Những hoạt động kiểm tra nội bộ sẽ thực hiện trong 3 tháng tới
Tiêu chí
Tên cơng việc

Hoạt động 1
- Thực hiện quá
trình điều tra,
khảo sát lấy ý
kiến của các nhà
tuyển dụng, các
chuyên gia, các
cựu sinh viên,
học viên.

Hoạt động 2

Hoạt động 3

- xây dựng, tổ - Nghiệm thu
chức thực hiện chương trình.
phát triển chương
trình giáo dục.

20



Tiêu chí
Thời
hiện

gian

Hoạt động 1

Hoạt động 2

thực 15/02/2019 đến 01/03/2019
30/02/2019
30/04/2019

Hoạt động 3

đến 01/05/2019
15/05/2019

- Xây dựng được
Thu thập được bộ chuẩn đầu ra
các thông tin về theo phát triển
năng lực cần đạt năng lực.
được của của - Mô tả chương
Kết quả cần đạt
các nhà đào tạo, trình và chuẩn
được
các chuyên gia, năng lực.
các nhà quản lý, - Chương trình
các cán bộ cơng xây dựng theo

chức.
phát triển năng

đến

- Bộ chương trình
nghiệm thu đạt kết
quả cao.
- Ký duyệt để
triển khai đào tạo.

lực
Các trường học, Trường, khoa, các Trường, khoa, các
các nhà máy, các phòng
phòng
Người/đơn vị/tổ
doanh nghiệp,
chức phối hợp
các
sở
ban
ngành
Máy tính, văn
phòng phẩm, các
Phương tiện đi
văn bản liên quan,
thực lại, văn phòng
hệ thống tra cứu.
phẩm, các văn
bản liên quan.


Hội trường, loa
máy, tài liệu liên
quan đến chương
trình, báo cáo
viên, Ban tổ chức,
danh sách thành
phần tham dự.

Khó khăn trong - Bộ chương trình
việc tiếp cận và
xây dưng mới
Những rủi ro, khó gặp gỡ. Sản
chưa đạt chất
khăn, cản trở
phẩm điều tra
lượng cao.
khơng đạt kết
quả cao,

Q trình nghiệm
thu có sự tranh
luận nhiều, kết
quả không cao

Điều
hiện

kiện


21


Tiêu chí

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Hoạt động 3

Hướng khắc phục

Chuẩn bị trước
các phương tiện
đi lại đầy đủ,
chuẩn bị cho
cuộc điều tra,
lấy ý kiến để thu
được kết quả
cao

Từng bước xây
dựng phải được
chuẩn bị đầu tư
kịp thời. Từng
bước xây dựng
phải được kiểm
tra đánh giá kịp
thời.


- Chuẩn bị đầy đủ
kiến thức lý luận
về phát
triển
chương trình. Dự
kiến các vấn đề
u cầu trả lời,
giải thích.

3.4. Những hoạt động kiểm tra nội bộ sẽ thực hiện trong 1 năm tới
Tiêu chí

Tên cơng việc

Thời
hiện

gian

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Hoạt động 3

- Lập kế hoạch
Kiểm tra đánh
triển khai dạy và Thực hiện quá trình giá và lập kế
học theo chương giảng dạy

hoạch rà sốt.
trình mới.
thực 15/06/2019
15/07/2019

– 01/08/2019
15/06/2020

– Theo từng đợt
trong năm học

Bản tổng kết về
kiểm tra đánh
Bộ kế họach Sản phẩm giáo dục giá, và kế hoạch
Kết quả cần đạt
thực hiện năm đáp ứng yêu cầu rà soát chương
được
học mới.
chuẩn đầu ra.
trình phù hợp
hơn trong năm
học mới.
Người/đơn vị/tổ Trường, khoa, Trường, khoa, các Trường, khoa,
chức phối hợp
các phòng.
phòng.
các phòng
Điều
hiện


kiện

thực Văn
phòng Cơ sở vật chất, đôi Các lớp học,
phẩm, các văn ngũ giảng viên,
văn
phòng
bản liên quan,
phẩm, các văn
hệ thống tra cứu.
bản liên quan,
hệ thống tra
22


Tiêu chí

Hoạt động 1

Hoạt động 2

Hoạt động 3
cứu.

Các kế hoạch
vạch ra chưa
Những rủi ro, khó đầy đủ và chưa
khăn, cản trở
phù hợp với đào
tạo theo chương

trình mới

Hướng khắc phục

Đọc kỹ các văn
bản về nội dung
cần thực hiện
trong năm học,
kiểm tra các
điều kiện phục
vụ dạy học.

Quá trình đào tạo
chưa thực hiện đạt
kết quả cao như
mong muốn của
chương trình đổi
mới.

Quá trình đánh
giá còn chưa
đồng bộ dẫn
đến kế hoạch rà
sốt chưa tồn
diện.

Cần

kế
Cần trao đổi thêm

hoạch cụ thể,
kinh nghiệm, học
phân tích đánh
hỏi các đơn vị đào
giá khoa học.
tạo có uy tín hơn,
chuẩn bị điều điện
dạy học tốt hơn.

4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục Đào tạo và trường Đại học
Sư phạm - ĐHTN về đổi mới toàn diện giáo dục theo Nghị quyết 29/NQ-TW
ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra những
quan điểm chỉ đạo đó là: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự
nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát
triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tếxã hội. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức
sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành;
lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và
giáo dục xã hội”. Thông tư số 07/2015/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2015
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về phạm vi điều chỉnh: Văn bản này quy
định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải
23


đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học và
quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ đại
học, thạc sĩ, tiến sĩ. Khối lượng kiến thức tối thiểu đối với các trình độ đào tạo
của giáo dục đại học được quy định cụ thể như sau: Trình độ đại học: 120 tín

chỉ. Đối với những ngành có thời gian đào tạo 5 năm hoặc 6 năm thì khối lượng
kiến thức tích luỹ tối thiểu tương ứng là 150 hoặc 180 tín chỉ. Vì vậy các bộ môn
thuộc Nhà trường trong công tác xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển chương
trình giáo dục Đại học theo hướng phát triển năng lực là rất cần thiết của các
trường đại học, cao đẳng trong công cuộc đổi mới giáo dục bắt kịp với xu thế
phát triển của xã hội.
Quá trình được học tập, bồi dưỡng lớp quản lý giáo dục, tôi quản thấy
việc xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục Đại học theo
hướng phát triển năng lực là rất cần thiết của các trường đại học, cao đẳng trong
công cuộc đổi mới giáo dục bắt kịp với xu thế phát triển của xã hội. Cần nhận
thức đúng như sau:
- Chuẩn bị ban đầu cho q trình thực hiện cơng việc rất quan trọng như:
học tập nhận thức, trao đổi, thảo luận kỹ để nhận ra vấn đề cần giải quyết ở từng
bước. Sau đó lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết để thực hiện.
- Cần triển khai học tập các chủ trương, quy định, thông tư, văn bản giáo
dục liên quan để hiểu rõ bản chất quá trình cần thay đổi và phát triển của chương
trình giáo dục trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.
- Trao đổi, học tập kinh nghiệm thực tế của các cơ sở giáo dục có uy tín
trong nước như ĐH QGHN, ĐH Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học
Vinh...., kết hợp với điều kiện hiện có của trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái
Nguyên để xây dựng kế hoạch thực hiện. Sau đó triển khai thực hiện quá trình
xây dựng, phát triển chuơng trình giáo dục.
- Trong quá trình xây dựng cần lựa chọn yếu tố khách quan, yếu tố chủ quan,
điều kiện cơ sở vật chất, đội ngủ giáo viên, tài liệu ..... phù hợp với nội dung xây

24


dựng, tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo dục Đại học theo hướng phát
triển năng lực.

- Trong quá trình thực hiện thường xuyên kiểm tra đánh giá thường xuyên
để kịp thời điều chỉnh để chương trình sau khi xây dựng đạt chất lượng cao.
- Sau khi thực hiện chương trình vào giảng dạy có kiểm tra đánh giá để
kịp thời rà soát, chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp hơn.
Để tiếp công tác xây dựng, tổ chức thực hiện phát triển chương trình giáo
dục ở các bộ mơn thuộc Đại học theo hướng phát triển năng lực của trường Đại
học Sư phạm - ĐHTN, bản thân tôi nhận thấy cần học hỏi, nghiên cứu sâu hơn
về vấn đề này để q trình xây dựng, rà sốt chỉnh sửa, phát triển chương trình
giáo dục tiếp theo đạt kết quả cao hơn.
4.2. Kiến nghị
Nhà trường, cùng các đơn vị cần triển khai, phổ biến, học tập các quyết
định, thông tư, văn bản giáo dục sâu sắc hơn hơn để cán bộ giảng viên kịp thời
nắm bắt sâu được quá trình đổi mới, phát triển nâng cao chất lượng giáo dục, cụ
thể là xây dựng, rà soát chỉnh sửa, phát triển chương trình giáo dục.

25


×