Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

phan tich bai nho dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.17 KB, 25 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Phân tích bài thơ Nhớ Đồng của Tố Hữu ngữ văn 11
Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích bài thơ Nhớ Đồng của Tố Hữu trong
chương trình văn học lớp 11.
Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, xuất thân trong một gia
đình nhà Nho nghèo ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên – Huế. Năm mười sáu tuổi, ông được giác ngộ cách mạng và gia nhập Đoàn
thanh niên Cộng sản. Năm mười tám tuổi, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản
Đông Dương. Cuộc đời Tố Hữu gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc. Tố Hữu đã chứng kiến, tham dự và đóng góp vào q trình lâu dài ấy với tư
cách của một chiến sĩ cách mạng kiên cường và một nhà thơ mang hồn thơ của
thời đại. Thơ Tố Hữu quy tụ và kết tinh truyền thống nhân văn cùng sức mạnh tinh
thần của dòng giống Lạc Hồng bất khuất. Ông xứng đáng là ngọn cờ đầu của thơ
ca cách mạng Việt Nam.
Từ ấy (1937 – 1946) là tập thơ đầu tiên của Tố Hữu, đánh dấu thời điểm vô cùng
quan trọng trong cuộc đời nhà thơ: được giác ngộ lí tưởng cộng sản và dứt khốt
chọn cho mình con đường đi duy nhất đúng là con đường cách mạng giải phóng
dân tộc ra khỏi ách nơ lệ của thực dân, phong kiến. Bài thơ Nhớ đồng sáng tác
trong hoàn cảnh tác giả bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế) tháng
7 năm 1939 vì “tội” tuyên truyền thanh niên, học sinh chống Pháp.
Nếu như bài Tâm tư trong tù được khơi nguồn từ những âm thanh quen thuộc của
cuộc sống bên ngoài, bài Khi con tu hú được hình thành từ tiếng chim tu Hú báo
hiệu hè về thì ở bài Nhớ đồng, cảm hứng thơ lại được gợi lên từ tiếng hò quen
thuộc của quê hương làm xao động tâm hồn thi sĩ
Tố Hữu là người con của xứ Huế. Từ nhỏ, tâm hồn nhà thơ đã được nuôi dưỡng
bằng mạch nguồn trong trẻo, ngọt ngào của những điệu ca, điệu hò nổi tiếng như
Nam ai, Nam bình, mái nhì, mái đẩy… Vì thế mà tiếng hị có rất nhiều ý nghĩa đối
với người tù trẻ tuổi mang trái tim thi sĩ. Giọng hị đã khơi dậy trong tâm tưởng
nhà thơ bao hình ảnh của cuộc sống mến thương trên quê hương yêu dấu
Bài thơ Nhớ đồng phản ánh tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của người tù trẻ tuổi bị


tách biệt khỏi môi trường hoạt động sôi nổi, phải xa đổng bào, đồng chí thân
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

thương. Ở Tâm tư trong tù, tâm trạng ấy được thể hiện một cách sôi nổi, mạnh mẽ;
cịn ở Nhớ đồng thì lại thâm trầm, da diết. Nhớ đồng là cách nói để cụ thể hóa đối
tượng của nỗi nhớ. Tuy trong nỗi nhớ có hiện lên những hình ảnh quen thuộc của
đồng ruộng, xóm làng, nhưng mở rộng ra đó chính là nỗi nhớ q hương, nhớ
người thân, nhớ những ngày được sống trong tình cảm yêu thương, nồng ấm.
Bài thơ có thể chia làm bốn đoạn. Ba đoạn đầu là ba nỗi nhớ được thể hiện sau câu
hỏi tu từ lặp đi lặp lại: Gì sâu bằng… Đoạn cuối gồm bốn khổ và hai câu đúc kết
tâm sự của nhà thơ trong hiện tại.
Nỗi nhớ trải dài suốt bài thơ được tác giả thể hiện bằng nhiều biện pháp nghệ thuật
khác nhau. Trước hết, những câu hỏi tu từ được sử dụng làm điệp khúc: Gì sâu
bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh. Đây là những câu
thơ mang sắc thái nghệ thuật hiện đại của Thơ mới đã thể hiện nỗi nhớ da diết,
khắc khoải và tâm trạng cô đơn tột cùng của người thanh niên giữa chốn ngục tù
đế quốc.
Câu thơ mở đầu mỗi khổ thơ được lặp lại nhiều lần nhấn mạnh mức độ mãnh liệt
của nỗi nhớ thương. Gì sâu bằng là cấu trúc có ý khẳng định khơng gì sâu xa hơn,
mạnh mẽ hơn; những trưa thương nhớ là những ngày nhà thơ phải sống trong xà
lim biệt giam. Từ nghi vấn Gì kết hợp với tính từ sâu khiến câu thơ như một câu
hỏi nhức nhối tâm can. Tác nhân gợi nhớ là tiếng hò quen thuộc của quê hương xứ
Huế; giống như âm thanh của tiếng guốc đi về ờ bài Tâm tư trong tù. Đó là những
âm thanh của đời thường ln ln vang vọng trong kí ức nhà thơ.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Những ngày bị giam hãm trong tù, tâm hồn nhà thơ ln hướng ra cuộc sống bên
ngồi với tất cả nỗi nhớ thương và tình yêu mến. Tiếng hị ngân dài trên sơng nước,
văng vẳng lúc gần lúc xa đã làm sống dậy bao hình ảnh của cuộc sống mến thương
trong tâm tưởng nhà thơ. Nhiều nhất là hình ảnh của mảnh đất cắt rốn chơn nhau
cùng với những người dân quê lao động lam lũ, vất vả trên đồng ruộng:
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hị!
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruộng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?
Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dịng ngày tháng âm u đó
Khơng đổi, nhưng mà trôi cứ trôi…

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Đây là bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của quê ngoại nhà thơ, một
làng nhỏ với những cồn bãi mướt xanh cây trái, có chiếc cầu An Cựu lặng lẽ soi
bóng xuống dịng Hương Giang lững lờ trơi. Khung cảnh thật đẹp và tình người
ấm áp xiết bao! Vậy mà giờ đây, quê hương thân yêu chỉ cách có bức tường nhà
lao mà sao xa vời vợi ?! Những câu hỏi đầy trăn trở cứ lặp đi lặp lại phản ánh nỗi
nhớ thương, khắc khoải và hồi vọng đau đáu khơn ngi:

Đâu gió cồn thơm…, Đâu ruộng tre mát…, Đâu từng ô mạ…, Đâu những nương
khoai…, Đâu những đường con…, Đâu nhà tranh thấp…? Tất cả những gì gần gũi,
thân quen của đời sống đều được Tố Hữu trân trọng miêu tả trong thơ. Tác giả cố
gắng bắt lấy những hình ảnh, âm thanh của đời thường nhưng xiết bao gợi cảm đối
với bản thân trong chốn lao tù. Giờ đây, nhà thơ chi có thể nhìn thấy, nghe thấy,
cảm thấy khung cảnh q hương trong tưởng tượng bằng trái tim chất chứa nhớ
thương.
Giọng điệu thơ da diết, thổn thức thể hiện nỗi nhớ khơn cùng đang cuộn xốy, trào
dâng trong lịng thi sĩ. cảm xúc dâng trào thốt lên thành lời thơ chân thành, xúc
động:
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh,
Ơi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Những người nông dân hiền như đất, quanh năm dãi nắng dầm sương, vất vả sớm
trưa được nhà thơ nhắc đến với tình thương mến dạt dào. Cuộc sống cơ cực không
thể làm mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng yêu trong hình dáng và tâm hồn họ.
Những hình dáng thân thương, bình dị với vẻ lam lũ cực nhọc lần lượt hiện về
trong nỗi nhớ của nhà thơ:
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hi vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Vẳng lên trong tiếng xe lúa nước
Một giọng hị đưa hố não nùng.

Hình ảnh mẹ già và những người thân đã khuất cũng từ từ hiện lên trong dòng hồi
ức khiến nỗi nhớ càng thêm da diết và trái tim thổn thức vô hạn, vô hồi:
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xơi
Chao ơi thương nhớ, chao thương nhớ
Ơi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
Điệp từ nghi vấn Đâu đặt ở đầu câu cùng với một loạt từ cảm thán đã diễn tả một
cách tự nhiên và chân thực tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với cuộc sống
và con người quê hương. Dường như người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đang chìm
đắm trong nỗi nhớ nhung, trong dịng hồi ức miên man khơng dứt. Người đọc cảm
nhận rất rõ tâm trạng cô đơn, đau khổ của người tù lúc này.
Sau nỗi nhớ đồng không thể nguôi ngoai, nhà thơ nhớ về những ngày đầu tiên
được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Mạch cảm xúc phát triển rất đúng với lơgíc tâm
lí. Hai giai đoạn trong chặng đường tìm kiếm chân lí đã được nhà thơ khái quát
trong hai khổ thơ:
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vịng quanh quẩn
Muốn thốt, than ơi, bước chẳng rời.
Đó là những ngày người thanh niên học sinh yêu nước đang băn khoăn trước bao
ngã rẽ của cuộc đời, muốn thoát khỏi cuộc sống tù túng, ngột ngạt mà chưa tìm
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí


được lối ra bởi chưa được ánh sáng lí tưởng cộng sản soi đường. Nhớ lại những
ngày tăm tối ấy là để cảm nhận rõ hơn niềm hạnh phúc lớn lao khi Mặt trời chân lí
chói qua tim. Nhớ lại những ngày đầu hăng say bước đi trên con đường cách mạng
với bao nhiêu hi vọng, lạc quan, tin tưởng là để nhận thức rõ hơn cảnh ngộ đáng
buồn của mình hiện tại. Nhà thơ như chợt bừng tỉnh sau những ngày dài đắm chìm
trong nỗi nhớ thương dằng dặc, trở về với niềm say mê lí tưởng, với khao khát tự
do và hành động. Âm điệu thơ đang buồn bã đột nhiên chuyển sang vui vẻ, phấn
chấn:
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời…
Mạch cảm xúc trong bài thơ được triển khai từ nỗi nhớ đồng, nhớ những bóng
hình quen thuộc của quê hương, gia đình, nhớ mẹ già, nhớ những người đã khuất,
nhớ những ngày đã qua và cuối cùng được cô đúc lại trong từ tất cả có ý nghĩa
khái qt:
Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tơi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.
Hình ảnh so sánh: Như cánh chim buồn nhớ gió mây đã thể hiện thần tình nỗi nhớ
đồng, thực chất là nỗi nhớ quê hương, đồng bào, đồng chí, đồng thời là khao khát
tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng đang chịu cảnh tù đày.
Hai câu kết là sự lặp lại của hai câu thơ đầu, tạo nên kết cấu vòng tròn. Bài thơ
khép lại nhưng cảm xúc thơ vẫn tiếp tục mở rộng như nhiều vịng sóng đồng tâm,
mỗi lúc một lan xa, tỏa rộng khơng giới hạn;
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bài thơ Nhớ đồng đã diễn tả thành công tâm trạng của người tù cộng sản. Những
nỗi nhớ thương cứ lặp đi lặp lại thể hiện khao khát tự do cháy bỏng và tình yêu
quê hương sâu sắc của người thanh niên yêu nước đang sục sôi nhiệt huyết. Đó
cũng là động lực thúc đẩy người chiến sĩ – thi sĩ dấn thân vì sự nghiệp cách mạng
giải phóng quê hương đất nước.
Bài làm 2
Tố Hữu (1920 – 2002) xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo ở làng Phù Lai,
xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cuộc đời Tố Hữu gắn
liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Ơng đã đóng góp cho nền văn học
việt Nam đặc biệt vào thời kì cách mạng, thơ của ơng mang tư cách của một chiến
sĩ cách mạng kiên cường và một nhà thơ mang hồn thơ của thời đại. Những tác
phẩm của Tố Hữu quy tụ và kết tinh truyền thống nhân văn cùng sức mạnh tinh
thần dân tộc. Ông xứng đáng là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.
Nhớ đồng là một trong số những bài thơ tiêu biểu phản ánh tâm trạng cô đơn, buồn
nhớ của người tù trẻ tuổi bị tách biệt khỏi môi trường hoạt động sơi nổi, phải xa
đổng bào, đồng chí

Những tâm tư ấy được thể hiện trong bài thơ Nhớ đồng một

cách thâm trầm, da diết. Qua bài thơ Nhớ đồng đã góp phần cụ thể hóa thành nỗi
nhớ quê hương, nhớ người thân, nhớ những ngày được sống trong tình cảm yêu
thương, nồng ấm.
Cả bài thơ có thể chia làm bốn đoạn,ba đoạn đầu là ba nỗi nhớ sâu sắc kết thúc
bằng câu hỏi tu từ lặp đi lặp lại: Gì sâu bằng… Đoạn cuối gồm bốn khổ và hai câu
đúc kết tâm sự của nhà thơ trong hiện tại.
Bằng những biện pháp nghệ thuật độc đáo khác nhau, nỗi nhớ đó trải dài xuyên
suốt cả bài thơ, bắt đầu với biện pháp sử dụng những câu hỏi tu từ ở cuối mỗi khổ

thơ: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh.
Những câu thơ mang sắc thái nghệ thuật hiện đại của Thơ mới góp phần thể hiện
nỗi nhớ da diết, khắc khoải và tâm trạng cô đơn tột cùng của người thanh niên giữa
chốn ngục tù,mong ngóng được trở về từng ngày.
Gì sâu bằng là cấu trúc có ý khẳng định rằng có một thứ gì, khơng có một cái gì,
khơng gì sâu xa hơn, mạnh mẽ hơn; những trưa thương nhớ là những ngày nhà thơ
phải sống trong xà lim biệt giam. Tố Hữu đã sử dụng những câu hỏi tu từ kết hợp
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

với tính từ mang tính chất mãnh liệt khiến câu thơ như một câu hỏi nhức nhối tâm
can. Câu hò quen thuộc của xứ Huế là cái cớ gọi về nỗi nhớ,nó giống như âm
thanh của tiếng guốc đi về ờ bài Tâm tư trong tù. Những âm thanh đó đã ăn sâu
vào kí ức của chính tác giả, cũng giống như âm thanh của tiếng hò Huế, âm thanh
của tiếng gà trưa của thơ Xuân Quỳnh cũng có lúc kéo nhân vật trữ tình về với
những nỗi niềm thương nhớ như vậy. Tiếng hò ngân dài trên sông nước, văng vẳng
lúc gần lúc xa đã làm sống dậy biết bao hình ảnh của cuộc sống giản dị mến
thương trong tâm tưởng nhà thơ.
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hị!
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruộng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?
Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Khơng đổi, nhưng mà trơi cứ trơi…

Năm từ “ đâu” xuất hiện trong mười câu thơ, giống như một sự tiếc nuối của tác
giả những năm tháng xưa cũ,hiện tại đâu cịn, chỉ là nhắc nhớ lại vậy thơi. ở đây
bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của quê ngoại nhà thơ, một làng nhỏ
với những cồn bãi mướt xanh cây trái, có chiếc cầu lặng lẽ soi bóng xuống dịng
Hương Giang hững hờ. Khung cảnh thật đẹp và tình người ấm áp biết bao. Nhưng
quê hương giờ đây chỉ còn sống trong tâm tưởng của tác giả, khi xung quanh là 4
bức tường của lao tù. Những câu hỏi trăn trở lặp đi lặp lại nhiều lần phản ánh nỗi
nhớ thương, khắc khoải và hoài vọng đau đáu khơn ngi:
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh,
Ơi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Câu cảm thán được sử dụng, như một tiếng lịng của tác giả, khơng thể để mãi
trong lịng nên đành thốt lên: “ ơi ruộng đồng q thương nhớ ơi!” . nhớ đến
những trưa thương nhớ, đồng quê nhớ những thứ thân thuộc, tình thương mến dạt
dào. Cuộc sống cơ cực của những người nông dân cơ cực,nhưng họ không thể làm
mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng yêu trong hình dáng và tâm hồn họ. Những dáng
hình thân thương, bình dị với vẻ lam lũ cực nhọc lần lượt tái hiện về trong nỗi nhớ
của nhà thơ:
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hi vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lúa nước
Một giọng hị đưa hố não nùng.

Bóng dáng quen thuộc hiện ra, mẹ già thương nhớ, những hôm mưa nắng dãi dầm,
những mảnh tình người thân thiết ấm nồng, những hồn thơ thắm thiết, như thắt
chặt sự nỗi nhớ da diết với các hình ảnh quen thuộc. Nhưng tất cả chỉ cịn trong
tưởng tượng:
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi
Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Dường như người chiến sĩ đang chìm đắm trong nỗi nhớ nhung, trong dòng hồi
ức miên man không dứt. Khiến người đọc cảm nhận rất rõ tâm trạng cô đơn, đau
khổ của người tù lúc này, bất lực với tâm trạng của mình,chẳng thể thốt ra ngồi.
Điều quan trọng sau tất cả nỗi nhớ đó là khi tác giả ngộ ra lí tưởng cách mạng:
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vịng quanh quẩn
Muốn thốt, than ơi, bước chẳng rời.
Đó là những ngày tháng mà người thanh niên yêu nước băn khoăn trước bao ngã
rẽ của cuộc đời, muốn thoát khỏi cuộc sống tù túng, ngột ngạt mà chưa tìm được
lối ra bởi chưa được ánh sáng lí tưởng cộng sản soi đường. Tưởng nhớ lại những
ngày tăm tối ấy là để cảm nhận rõ hơn niềm hạnh phúc lớn lao khi được “Mặt trời
chân lí chói qua tim”. Tố hữu nhớ lại những ngày đầu hăng say bước đi trên con

đường cách mạng với biết bao kì vọng, lạc quan, để nhận thức rõ hơn cảnh ngộ
đáng buồn của mình hiện tại. Nhà thơ bừng tỉnh sau những ngày dài đắm chìm
trong nỗi nhớ thương dằng dặc, trở về với niềm say mê lí tưởng, với khao khát tự
do và hành động.
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời…
Âm điệu thơ đang buồn bã đột nhiên chuyển sang vui vẻ, phấn chấn. Cảm xúc
chuyển từ nỗi nhớ quê hương nhớ hình ảnh quen thuộc và rồi cơ đúc lại thành:
Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Nỗi nhớ mênh mang được ví với hình ảnh so sánh : Như cánh chim buồn nhớ gió
mây đã thể hiện thần tình nỗi nhớ đồng, thực chất là nỗi nhớ quê hương, đồng bào,
đồng chí, đồng thời là khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ cách mạng
đang chịu cảnh tù đày. Cánh chim đó, cánh chim của tự do,của tình u q
hương,cánh chim bay vút lên để đón nhận lí tưởng cao đẹp
Hai câu kết là sự lặp lại của hai câu đầu, tác giả đã sử dụng kết cấu vòng, và bài
thơ khép lại nhưng cảm xúc thơ vẫn tiếp tục mở rộng và lan tỏa
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ơi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Nhớ đồng là bài thơ góp phần diễn tả thành cơng tâm trạng của người tù cộng sản,

đó là những cảm xúc hết sức chân thưc, những nỗi nhớ thương cứ lặp đi lặp lại thể
hiện khao khát tự do cháy bỏng cùng với đó là tình yêu quê hương sâu sắc của
người thanh niên u nước đang sục sơi nhiệt huyết. Từ chính những cảm xúc đó
càng thơi thúc tác giả quyết tâm nung nấu ý chí để vượt lên khó khăn thách thức.
Bài làm 3
Tố Hữu là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học hiện đại Việt Nam.
Đến với thơ ông, ta bắt gặp những áng thơ tràn đầy niềm tin, lý tưởng cách mạng.
Tập thơ "Từ ấy" của ông tiêu biểu cho hồn thơ sục sôi, nhiệt huyết ấy, bài thơ
"Nhớ đồng" là một trong những bài thơ hay nhất của tập thơ.
Bài thơ được viết trong hoàn cảnh Tố Hữu bị cầm tù nơi ngục tối. Bài thơ là tiếng
lòng tha thiết và nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của tác giả. Mở đầu bài thơ là nỗi
nhớ, là tiếng thơ tựa tiếng hát yêu thương, bộc lộ nỗi cô đơn, nỗi mong nhớ sâu
thẳm nơi đáy lịng của người chiến sĩ cách mạng:
"Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò"
Lối so sánh hơn độc đáo của tác giả gợi lên nỗi nhớ da diết đầy xúc cảm. Khơng
có gì thương và buồn hơn là những ngày trưa thương nhớ quê nhà. Càng nhớ lại
càng cô đơn, nỗi nhớ càng rộng lớn bao nhiêu thì nỗi cơ đơn lại càng ngập tràn,
"hiu quạnh" bấy nhiêu. Một tiếng hị tình q cất lên thắm thiết mang thương nhớ
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

cồn cào hay tiếng hị ấy là tiếng lòng hiu quạnh, lạnh giá, đơn độc của nhà thơ nơi
chốn tù đày đau thương. Niềm mong nhớ ấy cứ khắc khoải, chực chờ, bao hình
ảnh quê hương dần hiện về trong tâm khảm. Càng nhớ càng thương lại càng buồn
trĩu nặng:
"Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu luồng tre mát thuở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai sắn ngọt bùi
Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dịng ngày tháng âm u đó
Khơng đổi nhưng mà trơi cứ trơi"
Nơi chốn q nhà thương u ấy có biết bao vẻ đẹp, bao dấu ấn mãi chẳng thể nào
quên được. Đó là những gì đẹp đẽ nhất mà chỉ có ở chốn q hương mình mà thơi,
chẳng nơi đâu có thể thay thế được. Đó là hương gió nhẹ nhẹ hòa trong mùi đất
lành thơm ngát, là những luồng tre xanh toả bóng mát chiều hè.
Q hương ấy cịn là những cánh đồng có ơ mạ xanh tươi nơi có những người dân
cày một nắng hai sương lam lũ, chân chất, thật thà. Và đó cịn là những ruộng
nương khoai sắn ngọt bùi, là những mái nhà tranh ấm êm bình dị, tuy nghèo khó
mà tấm lịng bao la, chứa chan tình người dành cho nhau. Cảm xúc theo nỗi nhớ
trào dâng trong lòng, tiếng thơ mang theo biết bao tâm tình trong sâu thẳm tâm
hồn.
Điệp từ "Đâu" đứng ở đầu câu vừa như một câu hỏi tu từ lại vừa như đang kiếm
tìm chút gì đó thân thuộc của những ngày xưa nơi quê nhà, khi mà chưa có chiến
tranh, mất mát, đau thương. Đâu rồi những khung cảnh của ngày xưa, hiện tại sao
thấy trống vắng mà hụt hẫng đến vậy.
Đâu chỉ có cảnh vật quê hương, nỗi nhớ đó cịn hướng về những con người của
miền q. Những người lao động cần cù nhẫn nại, qua bao gian khó vẫn kiên
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

cường tranh đấu, vẫn hăng say với lao động. Nhà thơ nhắc đến họ bằng tình yêu và
niềm kính trọng
"Đâu những chiều sương phủ bãi đồng

Lúa mềm xao xác ủ ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hị đưa hố não nùng."
Dù có vất vả mệt nhọc, có khó khăn chồng chất thì những người nông dân vẫn giữ
vững niềm tin, lạc quan trong gian khó. Vẫn cất lên giọng hị tha thiết xua tan
những âm u, não nề. Bao kỉ niệm vẫn vậy, vẫn cịn đó, vẫn được giữ mãi trong kí
ức của nhà thơ. Khi nỗi nhớ cứ ngày một lớn thì kỉ niệm cũng theo dòng cảm xúc
ùa về trong tâm tưởng. Nỗi nhớ làm sao ai có thể ngăn được. Một lần nữa, nhà thơ
phải thốt lên nghẹn ngào:
"Gì đâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên sơng một tiếng hị"
Biết bao vẻ đẹp xưa hiện về khiến lịng người khơng khỏi khắc khoải, nhớ thương.
Nhưng đâu ai có thể sống mãi với quá khứ được, hiện tại luôn là thứ khiến con
người phải trăn trở, đấu tranh:
"Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ giờ xa đơn chiếc ơi!"
Thực tại sao phũ phàng q đi thơi, chỉ có nhà thơ đang nơi đây một mình một cõi.
Bao cách biệt xa xôi thấm dần vào nỗi buồn kẻ cô đơn, chiếc bóng, những điều
thân thuộc, bóng mẹ già cũng xa rồi, chỉ còn lại nỗi thương nhớ cứ dằn vặt mãi
khơng thơi. Những lời cảm thán "Chao ơi","Ơi" cất lên nghe ngậm ngùi mà thê
lương quá. Ta như cảm nhận được nỗi xót xa, đắng cay hịa trong từng lời thương
nhớ vậy.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí


Tố Hữu - một nhà thơ- một chiến sĩ cách mạng yêu quê hương đất nước mình bằng
một tấm lịng thiết tha, trọn vẹn. Tâm hồn ln hướng về nguồn cội, về dân tộc và
tổ quốc thân thương, gắn bó với nhân dân, cùng nhân dân lao động. Dẫu trong
ngục hiểm nguy, khó khăn vẫn hướng về cuộc sống ngoài kia với những nỗi đau
của dân tộc. Không chỉ là nhân dân, là đồng quê, Tố Hữu cịn tìm về mình của
những ngày xưa qua nỗi nhớ:
"Đâu những ngày xưa tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ u đời
Vẩn vơ theo mãi vịng quanh quẩn
Muốn thốt, than ơi, bước chẳng rời."
Ai cũng có cho mình một q khứ và Tố Hữu cũng vậy, nhà thơ nhớ về những
tháng ngày đầy gian nan khi đi tìm lẽ sống, kiếm lẽ yêu đời nhưng vẫn mãi một
vòng quanh quẩn, chẳng tìm đâu ra một lối thốt cho cuộc sống chính mình.
Nhưng rồi, mọi chuyện cũng trơi qua và trở nên tốt đẹp hơn khi bắt gặp được lý
tưởng cách mạng sáng soi:
"Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng ưa ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời"
Lịng đầy hưng phấn, nhẹ nhàng khi tìm thấy chính niềm u trong lựa chọn của
mình. Sự phấn khởi, hăng say, tự hào và khát khao cuộc sống được cất lên như một
nốt nhạc tươi vui giữa cuộc đời. Cịn gì vui hơn khi được sống với chính mình, có
được sự nhẹ nhàng trong tâm khảm và được là chính mình cơ chứ? Hình ảnh so
sánh niềm "nhẹ nhàng" với cánh chim thật độc đáo và ấn tượng, đó phải chăng đây
chỉ là niềm vui riêng mà còn là niềm vui chung cùng với thiên nhiên, đất trời.
"Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Ơi ruộng đồng quê hương nhớ ơi!"

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bài thơ kết thúc bằng lời thơ được lặp lại đầy ắp một niềm thương, niềm khắc
khoải khơn ngi. Có lẽ, nỗi nhớ mãi vẫn sục sơi, cuộn trào trong trái tim người
thì sĩ yêu nước.
Bài làm 4
Từ ấy được xem như những trái ngọt đầu tiên mà Tố Hữu đã gặt hái được đế dâng
cho đời. Đến với tập thơ chúng ta không chỉ bắt gặp một thanh niên yêu cách
mạng, say mê lí tưởng mà cịn thấy được hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng
đang sơng và chiến đâu. Vì vậy, Từ ấy khơng chí có những bài thơ tràn đầy cảm
xúc say mê lí tưởng, mà cịn có những bài ghi lại những chặng đường chiến dấu bị
tù đày gian khổ, trong số đó phải nói đến bài thơ Nhớ đồng.
Bài thơ được Tố Hữu viết vào tháng 7 năm 1939, bốn tháng sau khi nhà thơ bị mật
thám bắt và cầm tù. Toàn bài thơ là nỗi nhớ tha thiết. Mở đầu bài thơ là lơi nói so
sánh được nhà thơ nêu ra như đê xác định tâm thế cô đơn của chính mình:
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hị!
Nhà thơ như tự hỏi chính lịng mình để rồi tự khẳng định tâm trạng của chính mình.
Đày chính là tâm trạng cơ đơn, quạnh vánh và cồn cào nhớ thương. Câu thơ như
một tiếng thở dài buồn đến da diết. Chúng ta lại chợt nhớ đến hình ảnh của người
chiến sĩ cộng sản lần đầu tiên bị ném vào tù trong bài Tâm tư trong tù:
Thế nhưng đến đây ta không chỉ cảm nhận thấy sự cơ đơn mà cịn cảm thấy cái
buồn tê tái, cái hiu quạnh đến lạnh lẽo, và sự thương nhớ như đang vò xé gan ruột.
Sau hai câu thơ đầu mở ra như lời bộc bạch tâm sự, nhà thơ lần lượt cho ta thấy rõ
nỗi nhớ nhung trong tâm hồn người cách mạng:
Đâu gió cịn thơm đất nhả mùi
Đâu luồng tre mát thuở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai sắn ngọt bùi

Đâu những đường con bước vạn dời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im lơi
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Giữa dịng ngày tháng âm u đó
Khơng đổi nhưng mà trôi cứ trôi…
Không gian của bài thơ như được trải rộng ra. Đó chính là khơng gian của quê
hương yêu dấu nơi có mùi đất quá quen thuộc, nơi có bóng tre mát rượi, những ơ
mạ xanh mơn mởn, nơi trải dài nương khoai, nương sắn và cả những mái tranh
thấp bình dị. Khơng gian được trải rộng ra phải chăng cũng chính là sự trải rộng
của nỗi nhớ trong lòng nhà thơ.
Đáng lưu ý là trước mỗi cảnh vật quen thuộc như vậy là từ đâu dùng để’ hỏi. Tuy
nhiên ở đây nhà thơ không chỉ đơn thuần là sự tìm kiếm, là hỏi vị trí mà chính là
đang tự hỏi lịng mình, đang lục lại trong trí nhớ những gì đả xa, đã mất. Đâu gợi
lên trong chúng ta sự mất mát trống vắng.
Từ Đâu được Tố Hữu lặp lại năm lần liên tiếp làm cho nỗi nhớ như càng được
nhân lên dồn dập, làm cho sự trống vắng mất mát hụt hẫng trong lòng nhà thơ
nhân lên đến xót xa. Vì vậy có thể nói đây đã trở thành tiếng gợi nhớ thương đến
cồn cào da diết. .Và nỗi thương nhớ hiu quạnh ấy như được trải dài ra bởi:
Giữa dòng ngày tháng âm u đó
Khơng đổi, nhưng mà trơi cứ trơi…
Có thể nói, hai khổ thơ trên đã khái quát một cách sâu sắc nỗi nhớ quê hương đồng
ruộng. Nồi nhớ ấy dâng lên và thốt ra nghẹn ngào thấm thía:
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!
Vẫn là cách nói so sánh diễn tả sự vắng vẻ cơ đơn. Ơi và nhớ ơi xuất hiện trong
cùng một câu thơ làm cho nỗi nhớ quê càng trở nên da diết hơn bao giờ hết.

Nhớ đến ruộng đồng quê hương nhà thơ đồng thời hướng nỗi nhớ của mình đến
con người. Đây là những con người lao động gần gũi đang lưng cong xuống luống
cày, vãi giống tung trời. Nhưng tất cả cũng chỉ là trong tiềm thức, chỉ còn là nỗi
nhớ. Và giờ này cảnh vật và con người cũng hiện lên đầy buồn nhớ như chính tâm
trạng của nhà thơ:
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Lúc mềm xao xác ủ ven sơng
Vẳng lên trong tiếng xe lùa nước
Một giọng hò đưa hớ não nùng.
Tất cả hình ảnh con người hiện lên trong tâm trí nhà thơ càng làm cho nỗi nhớ về
cuộc sống thêm da diết. Tất cả đã xa rồi, đối diện với nhà thơ lúc này chỉ là kỉ
niệm, những kỉ niệm đang cào xé chĩ có thế mơ tới, chi không thể với tới được. Và
một lần nữa nhà thơ đã phải thốt lên:
Gì đâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò.
Câu thơ được điệp lại làm cho nỗi nhớ thương, sự cô đơn trong lòng nhà thơ càng
tăng lên. Và tất cả kỉ niệm như vụt biến, nhà thơ trở lại với thực tại phũ phàng và
nhận ra:
Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhở, chao thương nhở
Ơi mẹ giờ xa đơn chiếc ơi!
Có lẽ đấy là tiếng gọi của sự nhớ thương, là tiếng nói xót xa cho hồn cảnh bị
giam cầm. Người chiến sĩ cách mạng chợt nhận ra thực tại sao mà cách biệt quá xa
xôi. Cũng bởi lẽ thế mà nỗi nhớ lại cồn cào thêm. Chi trong một câu thơ thôi mà

thương nhớ được điệp tới hai lần. Từ chao càng làm cho nỗi nhớ ấv trở nên da diết
xót xa hơn.
Qua nỗi nhớ quê hương, con người chúng ta không chí thấy hiện lên hình ảnh một
người chiến sĩ cách mạng đang cơ đơn trong ngục tù mà cịn cho ta thấy tấm lịng
u q hương, sự gắn bó của người chiến sĩ với quần chúng nhân dân lao động,
luôn ln hướng tới cuộc sống bên ngồi. Đó cũng là những nét rất cơ bản và quen
thuộc về hình ảnh người chiến sĩ cộng sản bị tù đày trong thơ Tố Hữu.
Sau những khoảnh khắc thương nhớ, nhà thơ chợt nhìn và nhớ về chính bản thân
mình. Các khổ cuối của bài thơ sẽ cho ta thấy rõ sự nhận thức ấy.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Trước hết là nhớ về bản thân mình:
Đâu những ngày xưa tơi nhớ tơi
Băn khoăn đi kiếm lẽ u đời
Vẩn vơ theo mãi vịng quanh quẩn
Muốn thốt, than ơi, bước chẳng rời.
Vẫn là sự lục tìm trong trí nhớ, song đã có sự nhận thức rất rõ ràng về những ngày
xưa. Nhà thơ nhớ lại những ngày bế tắc, những ngày băn khoăn kiếm tìm lẽ sống.
Đấy chính là những ngày nhà thơ chưa bắt gặp lí tưởng cộng sản. Những từ ngữ
như: vấn vơ, băn khoăn, quanh quẩn đã diễn tả một cách chính xác sự bế tắc trong
con người nhà thơ lúc này.
Ba tiếng tôi nhớ tồi. vang lên như một sự nhận thức thấm thía, buồn cho cuộc sống
theo mãi vịng quanh quẩn, muốn thoát nhưng chẳng thể bước nổi. Khổ thơ tiếp
theo chuyển sang một giọng điệu hoàn toàn khác đầy say sưa hưng phấn:
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời
Nhà thơ nhớ lại ngày tơi thấy tơi nghĩa là ngày tự soi vào lịng mình, tự thấy mình
đã trưởng thành, thấy lẽ vêu đời. Lúc này là lúc nhà thơ cảm thấy hạnh phúc. Niềm
hạnh phúc ấy được tác giả ví với hình ảnh của con chim cà lơi nhẹ nhàng tung bay
trên bầu trời.
Đây là một hình ảnh so sánh hết sức độc đáo. Niềm vui, niềm hạnh phúc ấy được
Tô’ Hữu diễn tả một cách tinh tế bằng các từ say đồng, vui ca hát, bát ngát trời.
Đặc biệt với câu thơ nhẹ nhàng như con chim cà lơi, Tố Hữu dùng tới sáu thanh
bằng, vì vậy đã diễn tả được cái phơi phới trong tâm hồn nhà thơ — một tâm hồn
say mê lí tưởng. Trở về với thực tại, nhà thơ lại đầy ắp tâm trạng:
Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Tơi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.
Câu thơ mở đầu khổ thơ trên như một lời than. Đây là sự tiếc nuối quá khứ đã qua,
là sự xót xa trong nỗi đau thực tại. Tới giờ đây được lặp lại hai lần làm cho sự xót
xa được nhấn mạnh thêm. Và lúc này tất cả tâm hồn người chiến sĩ hướng ra cuộc
sống bên ngồi: tơi mơ qua cửa khám bao ngày.
Tuy nhiên đọng lại cả khổ thơ là nỗi buồn bị cùm trói trong tù túng, siết chặt trong
thầm lặng. Và nếu trước đây, hình ảnh cánh chim được so sánh để diễn tả sự ngây
ngất say mê lí tưởng thì giờ đây cánh chim lại gắn với nỗi buồn. Qua đó ta thấy
được khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng. Kết thúc bài thơ là điệp khúc
được vang lên lần thứ hai trong bài thơ:
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Ôi ruộng đồng quê hương nhớ ơi!

Điệp khúc này tạo cho bài thơ có cấu trúc đặc biệt: mở ra bằng nỗi cô đơn, nỗi nhớ
và kết thúc cũng vậy. Vì vậy, có thể nói nhớ là nét chủ đạo bao trùm 44 câu của bài
thơ.
Nhớ đồng – cái tên bài thơ đã mở ra đầy nhớ thương. Nhưng bài thơ khơng chỉ có
tâm trạng nhớ què, nhớ những con người say mê lí tưởng, khát khao tự do. Đấy
cũng là nét đẹp trong phẩm chất của người chiến sĩ cách mạng trong thơ Tố Hữu
nói riêng và những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam nói chung.
Bài làm 5
Tố Hữu được biết đến và nhắc nhớ trong thi ca Việt Nam là một nhà thơ có hồn
thơ da diết đậm chất trữ tình. Và quan trọng hơn là thơ ca của ông gắn liền với sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Có lẽ Tố Hữu đã chứng kiến, tham dự và
đóng góp vào quá trình lâu dài ấy với tư cách của một chiến sĩ cách mạng kiên
cường và một nhà thơ mang hồn thơ của thời đại.
Thơ Tố Hữu như đã quy tụ và kết tinh truyền thống nhân văn cùng sức mạnh tinh
thần của dịng giống Lạc Hồng bất khuất. Ơng xứng đáng là “Lá cờ đầu của thơ ca

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

cách mạng Việt Nam”. Tố Hữu có rất nhiều thi phẩm nổi trội độc đáo và một trong
số đó phải kể đến tác phẩm “Nhớ đồng”.
Ta đã biết đến bài ‘Tâm tư trong tù” được khơi nguồn từ những âm thanh quen
thuộc của cuộc sống bên ngoài, bài” Khi con tu hú” được hình thành từ tiếng chim
tu Hú báo hiệu hè về thì ở bài “Nhớ đồng’ thì có thể nói cảm hứng thơ lại được gợi
lên từ tiếng hò quen thuộc của quê hương làm xao động tâm hồn thi sĩ.
Là người con của xứ Huế mộng mơ. Nên từ nhỏ, tâm hồn nhà thơ như đã được
nuôi dưỡng bằng mạch nguồn trong trẻo, ngọt ngào của những điệu ca, điệu hò nổi
tiếng như câu Nam ai, Nam bình, mái nhì, mái đẩy… Có lẽ chính vì thế mà tiếng

hị có rất nhiều ý nghĩa đối với người tù trẻ tuổi mang trái tim thi sĩ. Giọng hị như
đã thơi thúc, đã khơi dậy trong tâm tưởng nhà thơ bao hình ảnh của cuộc sống mến
thương trên quê hương yêu dấu.
Thi phẩm “Nhớ đồng” đã phản ánh tâm trạng cô đơn, buồn nhớ của người tù trẻ
tuổi bị tách biệt khỏi môi trường hoạt động sơi nổi, phải xa đồng bào, đồng chí
thân thương. Nếu như người đọc nhận ra rất dễ trong “Tâm tư trong tù’ thì tâm
trạng ấy được thể hiện một cách sơi nổi, mạnh mẽ.
Thì dường như ngược lại cịn ở Nhớ đồng thì lại thâm trầm, da diết. Nhớ đồng là
cách nói để cụ thể hóa đối tượng của nỗi nhớ. Tuy trong nỗi nhớ có hiện lên những
hình ảnh quen thuộc của đồng ruộng, xóm làng, nhưng mở rộng ra đó chính là nỗi
nhớ q hương, nhớ người thân, nhớ những ngày được sống trong tình cảm yêu
thương, nồng ấm.
Bài thơ “Nhớ đồng” có thể chia làm bốn đoạn. Chia ra ở ba đoạn đầu là ba nỗi nhớ
được thể hiện sau câu hỏi tu từ lặp đi lặp lại: Gì sâu bằng… Đoạn cuối gồm bốn
khổ và hai câu đúc kết tâm sự của nhà thơ trong hiện tại.
Nỗi nhớ dường như cứ trải dài suốt bài thơ được tác giả thể hiện bằng nhiều biện
pháp nghệ thuật khác nhau. Trước hết, những câu hỏi tu từ được sử dụng làm điệp
khúc: Gì sâu bằng những trưa thương nhớ, Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh. Đây
là những câu thơ mang sắc thái nghệ thuật hiện đại của Thơ mới đã thể hiện nỗi
nhớ da diết, khắc khoải và tâm trạng cô đơn tột cùng của người thanh niên giữa
chốn ngục tù đế quốc.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Các câu thơ mở đầu mỗi khổ thơ được lặp lại nhiều lần nhấn mạnh mức độ mãnh
liệt và da diết của nỗi nhớ thương. “Gì sâu bằng” chính là cấu trúc có ý khẳng định
khơng gì sâu xa hơn, mạnh mẽ hơn; những trưa thương nhớ là những ngày nhà thơ
phải sống trong xà lim biệt giam.

Từ nghi vấn Gì kết hợp với tính từ sâu khiến câu thơ như một câu hỏi nhức nhối
tâm can. Tác nhân gợi nhớ là tiếng hò quen thuộc của quê hương xứ Huế; giống
như âm thanh của tiếng guốc đi về ờ bài Tâm tư trong tù. Đó là những âm thanh
của đời thường luôn luôn vang vọng trong kí ức nhà thơ.
Những ngày bị giam hãm trong tù, tâm hồn nhà thơ ln hướng ra cuộc sống bên
ngồi với tất cả nỗi nhớ thương và tình yêu mến. Tiếng hị ngân dài trên sơng nước,
văng vẳng lúc gần lúc xa đã làm sống dậy bao hình ảnh của cuộc sống mến thương
trong tâm tưởng nhà thơ. Nhiều nhất là hình ảnh của mảnh đất cắt rốn chơn nhau
cùng với những người dân quê lao động lam lũ, vất vả trên đồng ruộng:
Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hị!
Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi
Đâu ruộng tre mát thở yên vui
Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn
Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?
Đâu những đường con bước vạn đời
Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi
Giữa dịng ngày tháng âm u đó
Khơng đổi, nhưng mà trôi cứ trôi…
Đây là bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt của quê ngoại nhà thơ, một
làng nhỏ với những cồn bãi mướt xanh cây trái, có chiếc cầu An Cựu lặng lẽ soi
bóng xuống dịng Hương Giang lững lờ trơi. Khung cảnh thật đẹp và tình người
ấm áp xiết bao! Vậy mà giờ đây, quê hương thân yêu chỉ cách có bức tường nhà
lao mà sao xa vời vợi?! Những câu hỏi đầy trăn trở cứ lặp đi lặp lại phản ánh nỗi
nhớ thương, khắc khoải và hồi vọng đau đáu khơn ngi:
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí


Đâu gió cồn thơm…, Đâu ruộng tre mát…, Đâu từng ô mạ…, Đâu những nương
khoai…, Đâu những đường con…, Đâu nhà tranh thấp… ? Tất cả những gì gần gũi,
thân quen của đời sống đều được Tố Hữu trân trọng miêu tả trong thơ. Tác giả cố
gắng bắt lấy những hình ảnh, âm thanh của đời thường nhưng xiết bao gợi cảm đối
với bản thân trong chốn lao tù. Giờ đây, nhà thơ chi có thể nhìn thấy, nghe thấy,
cảm thấy khung cảnh quê hương trong tưởng tượng bằng trái tim chất chứa nhớ
thương.
Có thể nói giọng điệu thơ mở trong bài như da diết, thổn thức thể hiện nỗi nhớ
khơn cùng đang cuộn xốy, trào dâng trong lòng thi sĩ. cảm xúc dâng trào thốt lên
thành lời thơ chân thành, xúc động:
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh,
Ơi ruộng đồng q thương nhớ ơi!
Những người nơng dân hiền như đất, học hăm chỉ lao động quanh năm dãi nắng
dầm sương, vất vả sớm trưa được nhà thơ nhắc đến với tình thương mến dạt dào.
Cuộc sống cơ cực, nghèo túng vẫn không thể làm mất đi vẻ đẹp khỏe khoắn, đáng
yêu trong hình dáng và tâm hồn họ. Những hình dáng thân thương, bình dị với vẻ
lam lũ cực nhọc lần lượt hiện về trong nỗi nhớ của nhà thơ:
Đâu những lưng cong xuống luống cày
Mà bùn hi vọng nức hương ngây
Và đâu hết những bàn tay ấy
Vãi giống tung trời những sớm mai?
Đâu những chiều sương phủ bãi đồng
Lúa mềm xao xác ở ven sông
Vẳng lên trong tiếng xe lúa nước
Một giọng hò đưa hố não nùng.
Hình ảnh mẹ già và những người thân đã khuất là những hình ảnh đầy nghẹn lời,
những hình ảnh đó đườn như cũng từ từ hiện lên trong dịng hồi ức khiến nỗi nhớ
càng thêm da diết và trái tim thổn thức vô hạn, vô hồi:
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi
Sao mà cách biệt, quá xa xôi
Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ
Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!
Đâu những hồn thân tự thuở xưa
Những hồn quen dãi gió dầm mưa
Những hồn chất phác hiền như đất
Khoai sắn tình quê rất thiệt thà!
Điệp từ nghi vấn Đâu đặt ở đầu câu cùng với một loạt từ cảm thán đã diễn tả một
cách tự nhiên và chân thực tình cảm gắn bó máu thịt của nhà thơ đối với cuộc sống
và con người quê hương. Dường như người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đang chìm
đắm trong nỗi nhớ nhung, trong dịng hồi ức miên man không dứt. Người đọc cảm
nhận rất rõ tâm trạng cô đơn, đau khổ của người tù lúc này.
Sau nỗi nhớ đồng không thể nguôi ngoai mà nó dương như cứ cắt cứa khơng ngi.
Tố Hữu ln luôn nhớ về những ngày đầu tiên được giác ngộ lí tưởng cách mạng.
Mạch cảm xúc trong câu thơ trên như đã phát triển rất đúng với lơgíc tâm lí. Hai
giai đoạn trong chặng đường tìm kiếm chân lí đã được nhà thơ khái quát trong hai
khổ thơ:
Đâu những ngày xưa, tôi nhớ tôi
Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời
Vẩn vơ theo mãi vịng quanh quẩn
Muốn thốt, than ơi, bước chẳng rời.
Đó là những ngày người thanh niên học sinh yêu nước đang băn khoăn trước bao
ngã rẽ của cuộc đời, muốn thoát khỏi cuộc sống tù túng, ngột ngạt mà chưa tìm
được lối ra bởi chưa được ánh sáng lí tưởng cộng sản soi đường. Nhớ lại những
ngày tăm tối ấy là để cảm nhận rõ hơn niềm hạnh phúc lớn lao khi Mặt trời chân lí
chói qua tim.


Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Nhớ lại những ngày đầu hăng say bước đi trên con đường cách mạng với bao
nhiêu hi vọng, lạc quan, tin tưởng là để nhận thức rõ hơn cảnh ngộ đáng buồn của
mình hiện tại. Nhà thơ như chợt bừng tỉnh sau những ngày dài đắm chìm trong nỗi
nhớ thương dằng dặc, trở về với niềm say mê lí tưởng, với khao khát tự do và hành
động. Âm điệu thơ đang buồn bã đột nhiên chuyển sang vui vẻ, phấn chấn:
Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi
Nhẹ nhàng như con chim cà lơi
Say đồng hương nắng vui ca hát
Trên chín tầng cao bát ngát trời…
Mạch cảm xúc trong bài thơ được triển khai từ nỗi nhớ đồng, nhớ những bóng
hình quen thuộc của q hương, gia đình, nhớ mẹ già, nhớ những người đã khuất,
nhớ những ngày đã qua và cuối cùng được cô đúc lại trong từ tất cả có ý nghĩa
khái quát:
Cho tới chừ đây, tới chừ đây
Tôi mơ qua cửa khám bao ngày
Tôi thu tất cả trong thầm lặng
Như cánh chim buồn nhớ gió mây.
Hình ảnh so sánh thật độc đáo có sức gợi hình “Như cánh chim buồn nhớ gió mây’
như đã thể hiện thần tình được nỗi nhớ đồng da diết. Và thực chất là nỗi nhớ quê
hương, đồng bào, đồng chí, đồng thời là khao khát tự do mãnh liệt của người chiến
sĩ cách mạng đang chịu cảnh tù đày.
Hai câu kết của bài còn là sự lặp lại của hai câu thơ đầu. Chính lối kếu cấu đặc sắc
này đã tạo nên kết cấu vòng tròn. Bài thơ như khép lại nhưng cảm xúc thơ vẫn tiếp
tục mở rộng như nhiều vịng sóng đồng tâm vậy, vịng sóng ấy mỗi lúc một lan xa,

tỏa rộng khơng giới hạn;
Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh
Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Bài thơ “Nhớ đồng” thì Tố Hữu đã diễn tả thành công tâm trạng của người tù cộng
sản. Những nỗi nhớ thương da diết đến cháy bỏng cứ thế, cứ lặp đi lặp lại thể hiện
khao khát tự do cháy bỏng và tình yêu quê hương sâu sắc của người thanh niên
yêu nước đang sục sôi nhiệt huyết. Đó cũng chính là nguồn động lực thúc đẩy
người chiến sĩ – thi sĩ dấn thân vì sự nghiệp cách mạng giải phóng quê hương đất
nước này.
Mời bạn đọc cùng tham khảo />
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×