•
Vội Vàng- phân tích
Thời gian chẳng bao giờ chiều lịng người, con người thì
nhỏ bé nhưng khát khao lại lớn lao, càng yêu đời, yêu người bao nhiêu thì lại càng thảng
thốt khi nhận ra quy luật khắc nghiệt của tạo hóa. Là một nhà thơ mới có cái nhìn tinh tế và
trái tim dễ say đắm nhưng cũng bộn bề lo sợ - Xuân Diệu hơn ai hết luôn dằn dặt trước sự
trôi chảy của thời gian và tuổi xn. Có lẽ thế mà nhà thơ ln sống vội vàng, sống gấp gáp
và cũng yêu đắm say. Bài thơ Vội vàng được xem là châm ngôn sống của Xuân Diệu cũng
là tác phẩm thể hiện cái tôi mãnh liệt trong cảm xúc và nhiều khám phá mới mẻ ở hình ảnh
thơ. Trong đó khổ thơ cuối bài với tiết tấu nhanh và mạnh như một lời kết luận cho châm
ngôn sống vội của ông.
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
….........
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !”
Xn Diệu được mệnh danh là ơng hồng thơ tình Việt Nam, là “nhà thơ mới nhất trong các
nhà thơ mới” (Hồi Thanh). Ơng đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một
nguồn cảm xúc mới mẻ, thể hiện quan niệm sống mới, quan niệm thẩm mĩ độc đáo cùng
những cách tân nghệ thuật táo bạo. Được in trong tập “Thơ thơ”, “Vội vàng” là bài thơ tiêu
biểu cho nhịp sống vội vàng, cuống quýt của Xuân Diệu. Đây là tập thơ đầu thể hiện phong
cách và tư tưởng của Xuân Diệu một cách rõ ràng. Chỉ với hai chữ “vội vàng” nhưng đã thể
hiện rõ hết những châm ngôn, triết lý mà ông muốn gửi gắm. Hai chữ "Vội vàng" chứa đựng
cả một tâm thế sống: Hãy mở rộng tâm hờn đón nhận mọi vẻ đẹp của cuộc đời trần thế vừa
chứa đựng triết lý sống: Cuộc đời con người là hữu hạn, vì vậy cần sống tích cực, đủ đầy và
ý nghĩa, chạy đua với thời gian để khơng phải tiếc nuối điều gì Là người yêu đời, ham sống
tha thiết, mãnh liệt nên trong bất cứ hồn cảnh nào, Xn Diệu khơng bao giờ bỏ cuộc, vẫn
cứ bám chặt vào cuộc đời. Trong tâm thế sống “Chẳng bao giờ chán nản”, Xuân Diệu đã có
giải pháp tích cực khi ước muốn níu giữ mùa xuân không thành. Sau lời hối thúc, giục giã
phải sống mau, sống vội, Xuân Diệu say sưa cụ thể hóa lẽ sống vội vàng bằng lẽ sống thiết
thực. Với thi sĩ, vội vàng không đơn thuần chỉ là sống gấp sống vội mà còn là sống với
cường độ cao nhất: “Sống tồn tâm, tồn trí, tồn hờn”.
Ơng hồng thơ tình Xuân Diệu luôn khao khát sống và sống gấp, sống vội:
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,
Nếu ở khổ thơ đầu và khổ thứ hai là tình yêu mãnh liệt cùng với sự nuối tiếc chia lìa thì
đoạn thơ cuối bài là lời giải đáp cho câu hỏi: sống vội vàng là như thế nào. Mở đầu khúc thơ
cuối là câu thơ ba chữ được tách riêng ra đặt chính giữa khổ thơ. Câu thơ làm nổi bật lên
hình ảnh một cái tôi ham hố đang dang rộng cánh tay ôm hết, ôm khắp, ôm trọn tất cả sự
sống mơn mởn non tơ đang bày ra trước mắt. Cụm từ “mau đi thôi” như một lời thúc giục
khi tác giả nhận ra rằng vẫn còn kịp để yêu thương và sống trọn vẹn với tuổi xuân cho đến
phút cuối cùng. Phải rồi! “mùa chưa ngả chiều hôm”, xuân vẫn cịn đó, người đang u tha
thiết thì tại sao phải nghĩ nhiều đến chia lìa để hao hụt niềm vui hiện tại. Vì thế mà Xuân
Diệu bừng tỉnh và giọng điệu thơ trở lại sự nồng nhiệt thiết tha.
Nếu ở đoạn thơ đầu, tác giả xưng tôi nhằm thể hiện bản lĩnh cá nhân và đối thoại với đờng
loại thì đến khổ cuối, nhà thơ xưng ta để đối diện với sự sống, để tìm sự đờng điệu, đờng
cảm cùng cái ta cộng đồng, khát khao chiếm giữ sự sống trọn vẹn, đủ đầy:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Đang từ những câu thơ 8 chữ, bỗng rút ngắn lại với câu thơ 3 chữ - câu ngắn nhất trong
toàn bài thơ, làm cho giọng thơ đanh lại, rắn chắc như một mệnh lệnh địi hỏi hiện thực hóa
những khát vọng. "Ta" ở đây là "cái tôi" đầy kiêu hãnh của thi nhân, đồng thời cũng là cái tôi
của mỗi con người chúng ta. Theo như Chu Văn Sơn lý giải: “Ở trên, tác giả xưng "tôi” để
đối thoại với đồng loại, ở dưới lại xưng “ta” để đối diện với sự sống”. Bởi ai mà chẳng có nỗi
niềm khát khao như khao khát của thi nhân. Mỗi người đọc hãy cảm nhận lấy khát vọng của
mình trong cái "ta" ấy. Dưới con mắt của tác giả, sự sống hiện lên “mơn mởn”. Từ láy “mơn
mởn” miêu tả sức sống căng tràn, tươi mới.Cũng chính sự“mơn mởn” của sự sống khiến
tác giả như tham lam “muốn ôm” lấy tất cả. Sự sống ấy rộng lớn lắm, bao la lắm nhưng
nghệ sĩ ấy vẫn muốn ôm lấy, giữ chặt lấy. Ai mà chẳng muốn ôm giữ lấy những vẻ đẹp non
tươi của cuộc sống đang diễn ra quanh mình: từ cái mơn mởn của một nụ hoa xuân hoặc
một nụ đời và tất cả những sự sống đang bắt đầu hé nhú, để nó khỏi trơi đi, song dù có ơm
chặt được tất cả, nhưng chắc gì đã giữ được cho trọn vẹn.
Nhịp thơ như gấp rút, giọng thơ như dồn dập, cảm xúc như dâng trào bật lên thành những
ước nguyện cao đẹp:
“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng, “
Những gì thi sĩ muốn là được giao cảm với thiên nhiên, với sự sống: từ mây, gió, cánh
bướm đến tình yêu, cỏ cây, non nước. Mức độ giao cảm cũng dần mãnh liệt hơn: từ “ôm”,
“riết”, đến “say”, “thâu”, và sau cùng là “cắn”. Từng lần từ “Ta muốn” vang lên là từng ước
nguyện được nói lên. Nhân vật trữ tình như muốn ơm hết vào lịng mình “mây đưa và gió
lượn”, muốn đắm say với “cánh bướm tình u”, muốn gom hết vào lờng ngực trẻ trung ấy
“một cái hôn nhiều”. Muốn thu hết vào hồn nhựa sống dạt dào “Và non nước, và cây, và cỏ
rạng”. Điệp từ “ta muốn” cùng nhịp thơ dồn dập như diễn tả hơi thở gấp gáp của thi nhân và
nhịp điệu hối hả của trái tim vội vàng. Phải chăng thi sĩ Xuân Diệu của chúng ta đang nồng
nhiệt đối rối rít, cuống quýt, như muốn cùng lúc giang tay ôm hết cả vũ trụ, cả cuộc đời, mùa
xuân vào lịng mình? Phải chăng sống vội vàng, sống hối hả, sống nhiệt huyết như thế với
Xuân Diệu mới được gọi là sống trọn vẹn?
Lí giải cho những ham muốn của mình, thi nhân có viết:
“Cho chếnh chống mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi”
Điệp từ “cho” với nhịp độ tăng tiến nhấn mạnh các cấp độ khát vọng hưởng thụ đạt đến độ
thoả thuê, sung mãn, trọn vẹn. Xuân Diệu muốn tận hưởng cuộc sống cho đến “no nê”,
“chếnh choáng”, “đã đầy”. Trong niềm cảm hứng ở độ cao nhất, Xuân Diệu nhận ra cuộc
đời, mùa xuân như một cái gì quý nhất, trọn vẹn như một trái đời đỏ hờng, chín mọng, thơm
ngát, ngọt ngào, xuân hồng, để cho nhà thơ tận hưởng trong niềm khao khát cao độ.
Thơ Xuân Diệu có đặc trưng là sự vồ vập, cuồng nhiệt, mạnh bạo. Mỗi một lần khao khát
“Ta muốn” thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi lúc một mạnh mẽ,
nồng nàn hơn “ôm – sự sống” – “riết – mây đưa, gió lượn” – “say – cánh bướm, tình u” –
“thâu – cái hơn nhiều”, để cuối cùng là một tiếng kêu của sự cuồng nhiệt, đắm say thể hiện
niềm yêu đời, khát sống chưa từng có trong thơ ca Việt Nam: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn
vào ngươi!” Đây chính là đỉnh điểm của sự khao khát cháy bỏng của nhà thơ.
Mỗi một lần khao khát “Ta muốn” thì lại đi liền với một động từ chỉ trạng thái yêu đương mỗi
lúc một mạnh mẽ, nồng nàn hơn và rồi đến cuối cùng, tác giả phải thốt lên:
“– Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !”
Dưới ngòi bút của Xuân Diệu và trong ánh mắt “xanh non”, “biếc rờn” của thi sĩ, mùa xuân
hiện lên rõ rệt và sống động như có hình có dáng, có hờn có sắc “Xn hờng”. Mùa xn
như mơi, như má của một người thiếu nữ trẻ trung, tràn trề nhựa sống và đẹp xinh, trinh
nguyên đang rạo rực yêu đương, hay như một quả chín ngọt thơm trong vườn “Tháng giêng
ngon như một cặp môi gần”. Mùa xuân ấy đẹp, ngọt ngào như đôi môi người thiếu nữ khiến
“Ta muốn cắn vào ngươi” Đứng trước cái hấp dẫn của mùa xuân, cuộc sống, thi sĩ hình như
khơng nén nỗi lịng u thiên nhiên một cánh cuồng nhiệt đang rực cháy trong tâm hồn.Tác
giả đã tận hưởng bằng tất cả các giác quan để rồi lịm đi trong niềm mê đắm ngây ngất.
Khổ thơ cuối với ngôn từ đậm chất thơ Mới, thoát khỏi những vi phạm của quy luật chặt chẽ
thơ ca trung đại. Và với cách sử dụng ý thơ theo cấp độ tăng tiến, sử dụng từ ngữ mạnh
bạo, giàu sức gợi sức tả kết hợp với nhịp điệu hồ hởi, vồ vập, giục giã đoạn thơ diễn tả
quan niệm nhân sinh tiến bộ và mới mẻ của Xuân Diệu. Với ông thiên nhiên đẹp nhất vào
mùa xuân cũng giống như đời người đẹp nhất là tuổi trẻ, tuổi trẻ được tơ vẽ với tình u
mãnh liệt. Con người sống là phải biết trân trọng từng giây phút đáng giá được sống đừng
để đến khi chực trào mất đi mới thấy quý báu, thấy hối tiếc và đớn đau.
Vũ Ngọc Phan đã nhận xét về thơ của Xuân Diệu: “Với những nguồn cảm hứng mới, yêu
đương và tuổi xuân, dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu
đời, thấm thía”. Và khúc thơ cuối trong “Vội vàng” là một trong những khúc thơ tiêu biểu
trong giọng thơ yêu đời nhát. Đọc đoạn thơ, ta như nghe thấy giọng nói, hơi thở, nhịp đập
sơi nổi bồng bột trong trái tim thi sĩ. Qua bài thơ “Vội vàng”, ta thấy được phần nào cái nhịp
sống vội vàng, niềm say mê cuộc đời mãnh liệt của Xn Diệu. Đờng thời, ta cịn thấy được
một thơng điệp vô cùng ý nghĩa, sâu sắc của Xuân Diệu: Hãy sống vội vàng, sống hết mình
trong những khoảnh khắc tuyệt đẹp nhưng lại mong manh của tuổi thanh xuân bởi thời gian
trôi đi sẽ kéo theo mùa xuân và tuổi trẻ, cả những ước mơ, khát vọng.