Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tài liệu phân tích đất nước đoạn 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.21 KB, 7 trang )

ĐẤT NƯỚC - đề 1
Dưới lăng kính và rung động tế vi của mình khi chiêm nghiệm kiếm tìm mối quan
hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống Nhà thơ Xuân Diệu khẳng định: “ Tác phẩm trước hết là
một thế giới mới được tạo lập từ nhưng tâm tư riêng biệt, từ những sáng tạo của người nghệ
sĩ”. Đó là nền tảng, là khả năng tạo dựng những chuyển biến tài năng cho thơ ca. Những nền
tảng là “tay vịn” của chiếc cầu thang dẫn lối tâm niệm thi nhân đi đến tận cùng cung bậc
thăng hoa và những giá trị sâu sắc. Xây dựng cho mình một nền tàng trong suốt q trình
kiến giải thi ngữ cũng chính là tạo lập cho mình một phong cách riêng biệt, khơng trộn lẫn.
Với Nguyễn Khoa Điềm, thơ ông mang đậm chất phong vị riêng, ướm đầy hồn cốt dân tộc,
đặc biệt là thấm nhuần sự tự ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Đất nước với nhân dân.
Điều này hồn tồn có thể được minh chứng qua cách thức Nguyễn Khoa Điềm thể hiện
những tư tưởng đầy mới lạ độc đáo qua đoạn trích “Đất Nước”. Đoạn trích thể hiện cái nhìn
mới mẻ về mọi phương diện của đất nước nhìn từ những nét đẹp về văn hóa, truyền thống
phong tục mang đậm dấu ấn của con người Việt đến tư tưởng “đất nước của nhân dân”. Nhà
thơ đã trở về quá khứ lịch sử của dân tộc để tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Đất nước có từ bao
giờ?”:
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi mà dan mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó”
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ lớn, một nhà chính trị của Việt Nam, là
một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ. Đến với thơ bằng ưu thế của tuổi trẻ, lí tưởng và tâm huyết dồi dào
của những con người thực sự dấn thân và trải nghiệm trên chiến trường, Nguyễn Khoa Điềm
đã đem đến cho dàn đồng ca chung của thế hệ mình một tiếng nói riêng, một cái nhìn độc
đáo, lơi cuốn và đầy hấp dẫn. Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm lắng đọng, thể hiện tâm tư, ý


thức của một công dân yêu nước đối với vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam trong
cuộc kháng chiến của dân tộc, thể hiện những nhận thức sâu sắc về nhân dân, đất nước qua
những trải nghiệm của chính mình. Thơ Nguyễn Khoa Điểm cịn chứa đựng những chất liệu
văn hóa dân gian: “Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay tự do bao giờ cũng phảng phất
phong vị của ca dao, tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng câu
chữ “để” những chữ ấy làm cho rung động triệu trái tim trong hàng hiệu năm dài”.


Leptonxtoi từng khẳng định :"Một tác phẩm nghệ thuật là sự kết tinh của tình
yêu”. Tình yêu tha thiết, thiêng liêng nhất trong tâm hồn thi nhân đã cất cánh bay lên “trang
giấy trước đèn” và tạo nên một “Đất Nước” để thương nhớ. Đoạn trích Đất Nước được trích
từ chương V của bản trường ca Mặt đường khát vọng -bản trường ca ghi dấu ấn và khẳng
định tên tuổi của Nguyễn Khoa Điềm trong thi đàn thơ ca nước nhà. Đoạn trích được sáng tác
năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên bắt nguồn sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc hình ảnh đất nước,
về những hi sinh lớn lao của nhân dân trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Bản trường
ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thì bị tạm ca chiến miền Nam, mở rộng ra là sự
tự ý thức của tuổi trẻ Việt Nam, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế
hệ mình trong cuộc chiến đấu chung của cả dân tộc.
Đoạn thơ là 8 câu thơ đầu tiên của đoạn trích “ Đất Nước”, tác giả thể hiện
cách cảm nhận mới mẻ, vừa thấm thía, xúc động về Đất Nước trong mối quan hệ với cuộc
sống Nhân Dân. Nhà thơ cịn đặt trong cái nhìn tồn vẹn tổng hợp, quy tụ từ nhiều bình diện
để có thể trả lời thấu đáo cho câu hỏi: “Đất Nước có từ bao giờ”.
Nhà phê bình Chu Văn Sơn từng nói rằng “Câu thơ hay là câu thơ có khả
năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người”. Câu thơ được cất lên
mang theo nét giản dị đem lại cảm giác thân thuộc cho người đọc cũng lưu lại trong tâm thức
của họ những suy tư, chiêm nghiệm. Thấu hiểu được điều đó, ngay từ câu thơ đầu tiên của
đoạn trích Đất nước Nguyễn Khoa Điềm đã viết bằng tình cảm chân thành từ nơi trái tim như
lời chuyện trị tâm tình mà rất đỗi mộc mạc:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”
Đất nước trong quan niệm của mỗi nhà văn đều được định nghĩa theo cách quan

niệm khác nhau. Đất nước có thể thiêng liêng khi đó là “ nơi vua ở” ( Thơ Thần) hay hiện lên
trong khái niệm trừu tượng như trong “ Đại cáo bình ngơ” với “ nền văn hiến lâu, núi sông bờ
cõi đã chia”. Nhưng trong quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm, Đất nước hiện lên thật giản dị,
mộc mạc mà rất đỗi gần gũi. Dưới nhãn quan của thi nhân Đất Nước đã có từ rất lâu, ln có
từ trước đó từ thưở khai thiện lập địa, như đứng trong tư thế sẵn sàng chào đón những con
dân Việt Nam đến với nơi mảnh đất thiêng liêng này. Kì thực Đất Nước có từ bao giờ cũng
khơng rõ, có từ thời điểm nào cũng không ai hay, chỉ biết khi sinh ra “khi ta lớn lên” là khi ta
biết nhận thức Đất Nước đã tồn tại như một chân lí khơng thể đổi. “Ta” là một khái niệm mơ
hồ, khơng xác định, đó có thể là bất cứ người dân Việt Nam, trong bất kì thời kì nào, là chúng
ta hơm nay, là con cháu mai sau, là ông cho hàng ngàn năm trước. Cách nói :" khi ta lớn lên"
là để chỉ sự trưởng thành của mỗi con người, song với đó là sự trưởng thành về nhận thức.
Khi bé, ta yêu ngọn lửa nhành hoa, khi ta lớn yêu Đất Nước từ những lời ca tiếng đàn. Đất
nước chính là chiếc nơi lớn lao ấm áp đã bao bọc nâng niu, nuôi nấng che chở cho mỗi con
người Việt Nam ta. Nhà thơ cịn thể hiện sự thành kính của của mình bằng việc viết hoa danh
từ " Đất Nước", khiến " Đất Nước” đi vào trong tim mỗi người lại càng trở nên thiêng liêng
hơn bao giờ hết.
LưuTrọng Lư: “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi”. Ngơn ngữ thơ phải
như đóa hoa. Ban đầu khi vừa đến tay người đọc, đóa hoa ngơn từ mang vẻ đẹp e ấp, dịu
dàng. Nhưng khi đã được người đọc tiếp nhận và ngẫm nghĩ, đóa hoa ấy sẽ nở rộ và khoe sắc,
trở nên nồng nàn, quyến rũ hơn bao giờ hết. Và cái nồng nàn, quyến rũ kia chủ yếu xuất phát


từ sự cô đọng và sức gợi của thơ. Hiểu được quy luật của ngôn ngữ thi ca nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm đã vận dụng sự cảm biết của mình, tinh tế đưa những biểu hiện cụ thể về lâu đời
mà rất đỗi gần gũi, thân thương quen thuộc của Đất Nước để lần lượt từng lớp trang khái
niệm về Đất Nước được lật mở là câu trả lời cho câu hỏi: “Đất Nước có từ bao giờ”:
“ Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi mà dân mình biết trồng tre mà đánh giặc “
Sau lời khẳng định tự hào và ấm áp “khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi’. Là hình ảnh

Đất Nước hiện lên từ những câu chuyện truyền thuyết huyền thoại cổ tích:
“Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”
Cụm từ ra “Ngày xửa ngày xưa” là giai điệu mở đầu mỗi câu truyện cổ tích - mở ra
một thế giới kì diệu, xa xăm vơ cùng trong tâm thức con người. Vậy mà trong thế giới ấy, Đất
Nước của chúng ta đã hiện hữu một cách bình dị và thân thuộc. Tất cả gợi ra ý niệm Đất
Nước có từ rất lâu về trước, có từ thuở hồng hoang trong những câu chuyện ngày xửa ngày
xưa của mẹ từ sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, từ “sự tích trăm trứng” truyền thuyết về An Dương
Vương hay Sơn Tinh Thủy Tinh. Bên cạnh sự lâu đời, cụm từ “ngày xửa ngày xưa” còn như
một bản nhạc du dương, đưa ta về thế giới với vầng trăng đưa nôi, với những câu hò điệu hát
đong đầy trong lời ru của mẹ khi ta còn thơ bé:
“Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn “
Những truyện cổ tích ni dưỡng tâm hồn ta thêm trong sáng, vun đắp cốt cách con
người như những hạt giống xanh tốt vươn lên đón ánh nắng bình minh của cuộc đời. Cũng
vậy truyện cổ tích chăm bẵm cho ta về chân thiện mĩ dạy ta biết yêu quê hương, đất nước và
con người. Viết về ý nghĩa của truyện cổ với đời sống tinh thần con người nhà thơ Lâm Vĩ Dạ
viết:
“Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhận hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng gần “
(truyền cổ nước mình )
Trong những câu truyện cổ tích ấy là hình hài đất nước, là cốt cách của dân tộc, là
truyền thống của dân tộc. Qua đó thấy được diện mạo của đất nước, ở đó là niềm tin khát
vọng trân thành, cốt cách phẩm chất của con người.


Nếu truyện cổ tích gợi cho ta về cơng cuộc giáo dục thế hệ con cháu đạo lý ân tình
ân nghĩa, cái thiện cái ác, lịch sử dân tộc thì vẻ đẹp trong thuần phong mĩ tục của nhân dân
cũng làm góp phần hình thành nên Đất Nước thân u:

“ Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”
Đất nước “ bắt đầu” ở trong quá khứ và cho đến “bây giờ” của hiện tại, một quá trình hình
thành và phát triển qua tháng năm đằng đẵng của đất nước, gợi ra chiều dài thăm thẳm của
lịch sử dân tộc. Đó một phần là sự đóng góp của văn hóa và truyền thống hàng nghìn năm của
nhân dân. Câu thơ khiến ta băn khoăn về một câu hỏi rằng: Một miếng trầu nhỏ bé sao có thể
tạo nên Đất Nước lớn lao, kỳ vĩ ? Hình thức câu thơ chứa đựng sự phi lí nhưng lại hồn tồn
hợp lí bởi tất cả những điều lớn lao đều bắt nguồn từ những điều nhỏ bé. Đất Nước có trong
màu xanh của trầu, màu vàng của cau, màu trắng của vơi, những thành tố ấy hịa quyện thành
sắc đỏ thắm tươi, như dịng máu ln chuyển ni sống con người. Hình ảnh “miếng trầu”cầu nối giữa quá khứ rộng dài hàng nghìn năm của đất nước với hiện tại, đã xóa nhịa khoảng
cách khơng gian và thời gian. Ở đó chứa đựng nét đẹp văn hóa tạo mạch nguồn liên kết con
người với cội nguồn. Hình ảnh “ miếng trầu” gợi cho chúng ta nhớ về “sự tích trầu cau”, một
câu chuyện cổ tích mang ý nghĩa nhân văn nhân bản sâu sắc. Tục lệ “ăn trầu” cũng bắt nguồn
từ câu truyện này- một phong tục rất riêng của người Việt xưa nay. Thấm vào miếng trầu
dung dị ấy là bốn nghìn năm lịch sử, bốn nghìn năm ơng bà ta gìn giữ phong tục ăn trầu.
Trong tục cúng lễ miếng trầu quả cau là biểu tượng cho tấm lòng thành của con cháu dâng
gửi đến ông bà tổ tiên. Miếng trầu cịn gợi huyền sử tình u tượng trưng cho mối quan hệ vợ
chồng thủy chung son sắt: “Trầu này trầu tính trầu tình, trầu loang tầu phương triều mình với
ta” và cũng chính bởi lẽ đó mà “miếng trầu” đã trở thành vật biểu tượng cho tình yêu, hơn
nhân, gia đình và nét đẹp văn hóa cưới hỏi của nhân dân ta. “Miếng trầu” mà hằng ngày bà
hay ăn ấy chứa đựng nếp sống, nếp sinh hoạt giản dị mà mộc mạc, cũng tạo dựng nên nền
văn hóa phong tục riêng của Đất Nước. Điều đó cho thấy Đất Nước tồn tại và phát triển đến
ngày hôm nay là nhờ vào sức sống bền bỉ của những điều tưởng như rất đỗi bình thường, nhỏ
nhoi và đơn giản.
Nhà thơ Chế Lan Viên cảm nhận về thơ " Cái kết tinh của mỗi vần do thợ là
muối và bể. Muối lắng ở ô nề, thơ đang ở bể sâu”,. Cũng vậy bề sâu trong thơ Nguyễn Khoa
Điềm ngưng đọng lại trong lòng độc giả là truyền thống yêu nước, đánh giặc bảo vệ quê
hương:
“ Đất nước lớn lên khi mà dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
Nhà thơ liên tưởng song hành về sự lớn mạnh của đất nước qua ý thơ “Đất nước
lớn lên” đương lúc “dân mình biết trồng tre đánh giặc”. “Lớn lên” nghĩa là sự trưởng thành

và quá trình phát triển của Đất Nước. Ý thơ gợi nhắc cho ta nhớ về truyền thuyết Thánh
Gióng - chàng trai làng Phù Đổng Thiên Vương mới lên ba đã nhổ tre bờ làng đánh giặc. Là
biểu trưng cho vẻ đẹp khỏe khoắn của tuổi trẻ Việt Nam kiên cường bất khuất, anh dũng, hi
sinh với mong muốn giữ làng, giữ nước, giữ nền độc lập.
“Ta như thưở xưa thần Phù Đồng
Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân


Sức nhân dân khỏe như ngựa sắt
Chỉ căm thù ta rèn thép thành roi”
(Tố Hữu)
Truyền thống vẻ vang ấy đã theo suốt chặng đường dài của lịch sử dân tộc với biết
bao những anh hùng xả thân bảo vệ Tổ quốc. Ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã cụ thể hóa
hành trình lịch sử đất nước qua câu chuyện cổ tích. Cách đan cài yếu tố truyện cổ tích trong
những vần thơ, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa lịch sử đến gần với chúng ta hơn. Hình ảnh cây
tre hiền hậu trên mỗi làng quê, gắn bó mật thiết với đời sống con người là sự đồng hiện cho
những phẩm chất cách thanh cao của con người Việt, ấy là phẩm chất thật thà, chất phác, đôn
hậu thủy chung và kiên cường bất khuất, anh dũng, quả cảm. Tre đứng thẳng, hiên ngang bất
khuất, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”, tre cùng chung gánh
vận mệnh của dân tộc, chia sẻ khó khăn trong chiến đấu. Qua ý thơ của Nguyễn Khoa Điểm,
ta cảm nhận sâu sắc về truyền thống đánh giặc giữ nước- yếu tố cốt lõi làm nên một dân tộc
hùng mạnh. Giống như biển khơi bắt mạch về suối nguồn của nó, Đất nước dẫu có rộng lớn
thế nào cũng khơng thể bỏ qua những tinh hoa là khí phách dân tộc.
Nhà thơ Tố Hữu từng nói: “ Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật
đầy”. Xuôi theo dòng suy tư cùng những xúc cảm chân thành lắng đọng, nhà thơ Nguyễn
Khoa Điềm đã viết tiếp trang thơ của mình bằng lối sống thủy chung, tình nghĩa, vẻ đẹp
thuần phong mỹ tục của con người Việt:
“Tóc mẹ thì bởi sau đầu.
Cha me thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kéo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, xàng”
Những chất liệu của văn hóa quân gian qua sự chọn lọc tinh tế của thi nhân đã hiển
minh những phong tục, những thói quen hàng ngày như “miếng trầu bà ăn” hay hình ảnh:“tóc
mẹ thì bởi sau đầu”. Đó là vẻ đẹp giản dị, duyên dáng mộc mạc và gần gũi thân quen của
người phụ nữ Việt Nam. Tóc buộc thành búi sau gáy tạo cho người phụ nữ một vẻ đẹp nữ tính
thuần hậu rất riêng. Nét đẹp ấy gợi nhớ câu ca dao:
“ Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
Để chi dài cho rối lòng anh”
Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục gắn dòng suy tưởng đến tấm lòng thủy chung mà son sắt
của tình nghĩa vợ chồng: “ Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Chính tình nghĩa
ấy đã tạo nên mái ấm gia đình cho con khơn lớn, cho con trưởng thành từng ngày. Điểm đặc
sắc rất riêng trong cách sáng tạo của ông thể hiện qua cách đan cài yếu tố thành ngữ như
“gừng cay muối mặn” nghĩa là gừng càng già càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con


người sống với nhau càng lâu thì càng đong đầy nghĩa tình, càng thấu hiểu, càng dung hịa
với nhau. Câu thơ còn mang âm hưởng ca dao gần gũi giản dị và sâu sắc mà thấm thía:
“Muối ba năm muối đang cịn mặn
Gừng chín tháng gừng hay cịn cay
Đơi ta nghĩa nặng tình dày
Dù ba vạn sáu ngàn ngày cũng chẳng xa”
Chính vì lẽ đó mà lối sống thủy chung tình nghĩa đã trở thành một đạo lí mà nhân dân
ta luôn tôn quý và trân trọng, là nguồn gốc của mọi tình yêu thương như suối nguồn chảy qua
bao thế hệ. Nguyễn Khoa Điềm đã gửi gắm lẽ sống đó vào ý thơ thơ của mình bởi :“Thơ làm
cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời đều trở thành bất tử” (Shelly).
Cũng như văn học, thơ ca phản ánh cuộc sống bằng hình tượng. Nhưng hình tượng
trong thơ khơng đơn thuần được xây dựng nên từ óc quan sát, bằng chiều sâu nhận thức hay
tư duy logic của lí trí mà cịn phải gắn với cảm xúc, gắn với những gì thân thuộc nhất. Như
cách Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa Đất Nước qua những điều nhỏ bé đời thường:
“Cái kéo , cái cột thành tên”

Khám phá câu thơ Nguyễn Khoa Điềm ta ln thấy ở đó nét đẹp về văn hóa của Đất
nước. Cụ thể trong câu thơ trên đó là truyền thống làm nhà sử dụng kèo cột để xây nhà.
Người xưa quan niệm, kèo cột càng chắc khung nhà càng vững vàng. Suy rộng ra là: q
trình lớn lên, trưởng thành của đất nước khơng thể thiếu hành trình xây dựng lâu bền, vững
chắc. Bên cạnh đó, thói quen đặt tên con bằng cái kèo, cái cột cũng ra đời. Đó là một nét đẹp
của người Việt Nam, cũng là ước nguyện gửi gắm mong muốn anh em con cháu trong nhà
yêu thương, đùm bọc lẫn nhau vững như kèo, cột dựng nhà.
Đất nước trong ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm còn đẹp rạng ngời với truyền thống lao động
cần cù, chịu thương chịu khó của người dân sớm hôm tần tảo với công việc trồng lúa nước:
“ Hạt gạo phải một nằng hai sương xay, giã, dần, xàng”
Một lần nữa Nguyễn Khoa Điềm sử dụng thành ngữ trong câu thơ của mình, thành ngữ “ một
nắng hai sương” gợi lên sự tần tảo, lam lũ, cần cù, chịu thương chịu khó của người nơng dân
chân lấm tay bùn. Để có được hạt gạo, bát cơm dẻo thơm trong mỗi bữa cơm, người nông dân
phải trải qua bao khó nhọc, bao nắng mưa, bao cơng sức vất vả gieo cấy, xay, giã, dần, sàng.
Thấm vào trong từng hạt gạo bé nhỏ ấy là vị mặn của giọt mồ hồi với những nhọc nhằn của
người nông dân. Như nhà thơ Sóng Hồng nhận định: “ Thơ là sự thể hiện con người và thời
đại một cách cao đẹp.” Với ý nghĩa ấy ta thấy hình ảnh người nơng dân khơng chỉ đẹp trong
lao động mà cịn đẹp trên những trang thơ.
Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã từng viết: “Thơ sở dĩ là thơ bởi vì nó súc tích, gọn gàng,
lời ít mà ý nhiều”. Vì thế khi khép lại mạch thơ trả lời câu hỏi: “ Đất nước có từ bao giờ”


Nguyễn Khoa Điềm đã đặt bút viết câu thơ ngắn gọn mà chất chứa hàm ý như một lời khẳng
định chắc nịch đầy tự hào:
“ Đất nước có từ ngày đó”
“Ngày đó” là một khái niệm thật mơ hồ về thời gian, tính chất mơ hồ khơng xác
định khiến sự ra đời của Đất Nước ngày càng trở nên xa xăm. Ngày đó cũng là ngày xửa
ngày xưa, khi dân mình biết trồng tre đánh giặc, khi tóc mẹ thì bởi sau đầu, khi cha mẹ
thương nhau bằng gừng cay muối mặn. Câu thơ đã giúp người đọc nhận ra “ Đát nước bắt
đầu...Đất Nước lớn lên...” Đất nước hình thành và phát triển chính từ những phong tục tập

quán, những truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời. Đó là hành trình lịch sử lâu dài đi liền với
những thói quen thường nhật nghĩa tình, nếp cảm nếp sống. Chính bởi những nét đẹp văn hóa
ấy đã góp phần làm nên nền văn minh cho Đất nước.
Đoạn thơ trên đã tạo ra một khơng khí, một giọng điệu, một không gian nghệ
thuật độc đáo đưa người dộc vào thế giới gần gũi, mỹ lệ của thần thoại, truyền thuyết, truyện
cổ tích, ca dao, thành ngữ, của phong tục tập quán nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận tư
duy hiện đại với hình thức câu tơ tự do, lời thơ như lời kể về những câu truyện cổ tích. Trong
đó chất liệu văn hóa, văn học dân gian dược sử dụng xuyên suốt đa dạng và phong phú có
truyện cổ tích, ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ, có phong tục, lối sống tập quá sinh hoạt, hệ
thống hình ảnh quen thuộc như miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo... Cách
sử dụng sáng tạo chất liệu văn hóa văn học dân gian đã tạo nên một không gian nghệ thuật
riêng cho đoạn thơ, vừa bình dị, gần gũi hiện thực lại giàu tưởng tượng bay bổng. Có thể nói
chất liệu dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng, cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm tạo nên một
đạc điểm trong tư duy nghệ thuật rất riêng của ông.
Bằng cảm nhận rất đỗi thân thương, gần gũi Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến
cho chúng ta một hình ảnh đất nước bình dị nhưng khơng kém phần tươi đẹp, cả hành trình
dài của Đất Nước được nhà thơ khéo léo gợi nên qua những câu truyện cổ tích mẹ kể, miếng
trầu bà ăn, gắn với tình nghĩa vợ chồng, lối sống thủy chung sơn sắt. Hành trình ấy khơng cịn
xa xơi mà là một diện mạo Đất Nước hiện lên gần giữ thân quen. Đọc đoạn thơ ta cảm nhận
rất riêng về chất thơ NKĐ: hành trình lớn lên của Đất Nước gắn liền với hành trình lớn lên
của con người, sự hình thành của Đất Nước tương đồng với sự trưởng thành của con người,
của dân tộc Việt Nam.
Hãy để những câu thơ sâu lắng tình đất nước mãi rung lên trong tâm hồn mỗi con
người Việt Nam như một ngọn suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn. Nói như nhà thơ Thanh
Thảo: “Nhưng yêu quá có thể nào khác được. Có thể nào khác được nếu mình yêu”. Đất nước
là tình yêu của mỗi người. Nhân dân là sức sống muôn đời tạo nên Đất nước. Nguyễn Khoa
Điềm đã viền nên diện mạo, hình hài đát nước trên hành trình từ xưa đến nay, suốt bốn nghìn
năm lịch sử. Ngày mai con cháu ta lại ngân nga “ khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi” Đó là
một Đất nước hiện đại vẻ vang với những thành tựu, sánh vai với các cường quốc năm châu.




×