Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

suy nghi ve hinh tuong nhan vat ba kien trong truyen ngan chi pheo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.92 KB, 9 trang )

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Đề bài: Suy nghĩ về hình tượng nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí
Phèo Ngữ Văn 11
Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Nam Cao là tác giả văn học hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930-1945. Ông chủ
yếu đi vào đề tài người trí thức bế tắc và những người nông dân nghèo khổ.
- Tác phẩm Chí Phèo (1941) là bản cáo trạng về cuộc sống đau thương của
người nông dân dưới sự chà đạp của giai cấp thống trị. Trong đó, điển hình cho
sự tàn ác là Bá Kiến.
b. Thân bài
* Lai lịch nhân vật
Nhà Bá Kiến bốn đời làm tổng lí. Con trai hắn làm lí trưởng. Bản thân hắn là lí
trưởng rồi chánh tổng, ở nông thôn, hắn leo đến đỉnh cao của danh vọng; Tiên
chỉ làng Vũ Đại, chánh hội đồng kì hào, Bắc Kì nhân dân đại biểu, phe cánh
của hắn mạnh, luôn đối địch với bọn cường hào trong làng.
* Bản chất Bá Kiến
- Gian hùng nham hiểm
Thủ đoạn dùng người: trị khơng lợi thì cụ dùng. Sử dụng họ như cơng cụ khơng
có những thằng đầu bị thì lấy ai để trị những thằng đầu bị? Mềm nắn rắn
bng với triết lí: thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân: Đó
là kẻ cường hào khơn róc đời.
- Ném đá giấu tay
+ Bá Kiến lấn át các phe cánh khác nhờ thu dụng được những kẻ không sợ chết,
không sợ đi ở tù. Lọc lừa, giả dối và xảo quyệt: Hãy ngấm ngầm đẩy người ta
xuống sơng, nhưng rồi dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập ghế, đòi cho
được năm đồng, nhưng được rồi thì vất trả năm hào ui thương anh túng quá!.
+ Vì thế nhận ra bộ mặt thật của Bá Kiến không phải dễ dàng.
-


Đểu cáng, tàn bạo

+ Bá Kiến đã từng xô đẩy bao người lương thiện vào đường cùng: Năm Thọ,
Binh Chức, Chí Phèo. Vì một chuyện ngờ ghen vớ vẩn, hắn đã đẩy Chí Phèo
vào tù bảy, tám năm vì chỉ muốn tất cả những thằng trai trẻ đều đi ở tù.
+ Chính hắn biến Chí Phèo thành quỷ dữ, và khi cần, sẵn sàng thí mạng Chí
Phèo (sai địi tiền Đội Tảo).
+ Sống trên mồ hôi xương máu của người nghèo.
- Dâm ô, đồi bại
Dù có bốn vợ, Bá Kiến khơng bỏ lỡ ngồi chung xe lên tỉnh với vợ Binh Chức.
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

*

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Nhân vật điển hình
+ Bá Kiến có nét chung của giai cấp thông trị tham lam, tàn bạo, không từ một
thủ đoạn nào để bóc lột người nghèo.
+ Bá Kiến có nét riêng của tên ác bá gian hùng, nham hiểm, thủ đoạn.
- Nghệ thuật độc đáo của Nam Cao qua truyện ngắn "Chí Phèo"
+ Khơng như các nhà văn khác chỉ chú ý miêu tả ngoại hình của giai cấp thống
trị (Nghị Quế của Ngô Tất Tố, Nghị Lại của Nguyễn Cơng Hoan), Nam
+ Cao ít chú ý đến ngoại hình xây dựng Bá Kiến. Ơng khắc họa tâm địa là
chính: "Cụ cười nhạt nhưng giịn giã lắm" ... "cụ hay quát để thử dây thần kinh
người khác". "Tiếng cười Tào Tháo" ấy là tâm địa của kẻ độc ác xảo quyệt.
Qua đó, thấy cái nhìn sắc sảo của Nam Cao.

c. Kết bài
- Bá Kiến là nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị đương thời. Bá Kiến là sự
hội tụ những nét tàn bạo, xảo quyệt, đểu cáng của bọn bóc lột.
- Truyện ngắn Chí Phèo thể hiện cuộc đấu tranh một mất một cịn khơng thể
khoan nhượng giữa người nông dân và bọn ác bá phong kiến.
Bài làm
Ngô Tất Tố thành công với bức tranh hiện thực cùng khổ của người nông dân
Việt Nam trước Cách mạng còn Nam Cao lại khiến người ta nhớ khi viết về đề
tài sự lưu manh của con người trong một thời đại tối tăm. Năm 1941, truyện
ngắn Chí Phèo (lúc đầu có tên là Đơi lứa xứng đơi) ra đời là một lời cảnh tỉnh
con người trước hiện thực tàn bạo của xã hội thực dân nửa phong kiến. Đó là
một xã hội tàn nhẫn với lắm kẻ lưu manh, đểu giả và thâm sâu. Chúng sẵn sàng
vùi dập hay hãm hại con người. Chúng cũng sẵn sàng tước đoạt ở người khác
quyền sống, sự sống. Nhân vật Bá Kiến là một điển hình sâu sắc cho loại con
người ấy.
Nếu nhân vật Nghị Quế nổi bậc ở cái tính ăn bẩn, keo kiệt và thô lỗ của hắn,
nhân vật Nghị Hách đặc sắc ở cái nết dâm bậy, thì ở nhân vật Bá Kiến hội tụ
đầy đủ mọi điều xấu xa, bỉ ổi ở trên đời. Có thể nói cái xằng bậy nào hắn ta
cũng có. Hắn cũng có đủ bản lĩnh của một tên cáo già, gian hùng khét tiếng.
Hắn chính là đại diện cao nhất của cái xã hội tàn bạo, bất nhân, cạn kiệt tình
người. Đó là một xã hội "quần ngư tranh thực" đầy ghê tởm. Ở đó, kẻ mạnh
hiếp kẻ yếu, từng người, từng người lũ lượt đánh mất bản chất lương thiện vốn
có của mình chỉ vì miếng ăn.
Bá Kiến là một nhân vật phản diện điển hình. Qua nhân vật Bá Kiến, mọi điều
dơ bẩn của cái xã hội thối nát ấy được phơi bày rõ ràng, chân thực, sinh động
và đầy xót xa.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Có thể nói, cái trí xảo và gian tham của Bá Kiến cũng có dịng có dõi. Hắn xuất
thân trong một gia đình đã từng bốn đời làm Lí trưởng. Bản thân hắn làm Lí
trưởng rồi Chánh tổng. Cái xuất thân dòng dõi ấy, khiến Bá Kiến kế thừa mọi
mánh khóe ở đời. Bằng đủ mọi mưu mô và thủ đoạn khôn khéo, hắn đã lần lượt
leo lên đỉnh cao danh vọng. Từ tiên chỉ làng Vũ Đại hắn leo lên làm Bá hộ rồi
Chánh hội kỳ hào, Huyện hào. Đến cả cái danh Bắc Kì nhân dân đại biểu hắn
cũng chiếm lấy. Hắn khét tiếng đến cả trong hàng huyện. Đâu chỉ có dân lành
mới sợ cái uy của cụ Bá, mà cả bọn lưu manh lẫn cường cào đối đối nghịch
cũng dè chừng và kiên nể hắn ta lắm. Ở làng Vũ Đại, Bá Kiến quyền uy chẳng
khác gì một tên chúa đất.
Tuy khơng chú ý tô đậm nhân vật này nhưng Bá Kiến lại rất nổi bậc trong tác
phẩm. Bằng một vài sự miêu tả của Nam Cao cũng đủ làm nhân vật này in đậm
trong trí nhớ người đọc. Bá Kiến tuy là một nhân vật loại hình nhưng với
những nét độc đáo, khiến nhân vật này rất ấn tượng, không thể nào quên.
Trước hết, Bá Kiến là loại cường hào cáo già lọc lõi. Tên "chúa đất" nào chẳng
tham lam, gian manh chuyên đi đè đầu cưỡi cổ nông dân. Nhưng tham lam kiểu
Bá Kiến là một loại hiếm thấy.
Sự gian manh sừng sỏ của Bá Kiến thể hiện sâu sắc trong cách hắn trị người và
cách hắn đã đẩy Chí Phèo, một anh nông dân hiền lành như cục đất vào tù và
khuất phục Chí Phèo sau khi hắn ra khỏi tù.
Nhà văn để cho Bá Kiến xuất hiện đầu tiên trước độc giả đúng lúc Chí Phèo
say rượu, đến cổng nhà hắn để rạch mặt, kêu làng, ăn vạ. Vừa trơng thấy Chí
Phèo nằm trước cửa, khơng nhúc nhích như thể gần chất, Bá Kiến hiểu ngay cơ
sự. Hắn thừa biết ý định của Chí Phèo khi gây ra hành động này. Với sự từng
trải của một tên cáo già gian hùng, Bá Kiến biết rõ tác hại của đám đông nhốn
nháo này. Với địa vị là Bá hộ, quyền uy thét ra lửa, khơng thể để Chí Phèo làm
cho mất mặt. Bá Kiến đã mau chóng tìm được cách đối phó hữu hiệu.
Trước hết, hắn xua đám đơng ra về. Hắn biết rõ sự ồn ào của đám đông càng

làm cho con thú kia thêm hung hăng. Chí Phèo cũng mượn đám đơng để gây
khó cho hắn. Bá Kiến ra lời quát tháo mọi người chẳng qua là kế trì hỗn, kéo
dài thời gian để Chí Phèo vơi bớt cơn say rượu. Đối với hắn, cái loại ngang
bướng như Chí Phèo đâu phải là chưa từng gặp. Hắn có nhiều kinh nghiệm
trừng trị loại "đầu bị" như Chí lắm rồi.
Mặt khác, trước đám đơng, hắn khơng thể nói lời nhũn nhặn để dụ dỗ Chí Phèo
được. Muốn dụ dỗ, ắt phải nhún nhường. Đường đường là một cụ bá hét ra lửa
mà để đám dân đen chứng kiến cảnh ngọt nhạt với một thằng cùng đinh, thì cịn
ra cái thể thống gì?
Với người nhà, hắn quát lấy lệ, đuổi họ vào nhà. Với người làng, hắn vạch rõ
phận sự không liên quan để khiến họ về nhà: "cả các ơng, các bà nữa, về đi thơi
chứ! Có gì mà xúm lại thế này?". Dù rất hả hê và muốn biết chuyện gì sẽ xảy ra
nhưng họ cũng lảng dần đi vì nể sợ cái uy của cụ Bá.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Đến khi "chỉ cịn trơ lại Chí Phèo", thì cái tài phỉnh dụ của Bá Kiến mới bộc lộ
hết ra. Trước hết, cụ bắt đầu giở giọng đường mật, nịnh nọt, dỗ dành Chí Phèo.
Lão nhún nhường gọi Chí bằng anh rồi vồn vã mời Chí vào nhà uống nước.
Sự xuống nước của lão già ranh ma ấy khiến cho cơn hung hăng của Chí phèo
vơi đi cả nửa. Chí cũng ngạc nhiên lắm nhưng để xem chuyện gì đang xảy ra,
Chí đã nghe theo lão. Bá Kiến đã chiến thắng ngay ở bước đầu tiên. Chỉ cần
Chí Phèo ngheo theo lão việc này, thì tất sẽ nghe theo việc khác nữa.
Khơng để Chí Phèo kịp nhận ra trò bịp ấy, lão lập tức tiến một bước thâm độc
khác. Lão nhận mình có họ có hàng với Chí Phèo. Dĩ nhiên, Chí Phèo chẳng
biết thật giả thế nào. Nhưng cũng thấy được đối đãi, trong lịng khơng giận nữa.
Chỉ cần Chí Phèo ngồi lên ghế là Bá Kiến biết mình đã thắng. Để hồn tồn

khuất phục con quỷ ấy, Bá Kiến hô người giết gà, mua rượu thết đãi Chí Phèo
như đối đãi với hàng thượng khách. Chí Phèo nhận rượu nghĩa là chấp nhận cái
"tấm lịng" của Bá Kiến, nghĩa là không gây sự nữa. Cuối bữa rượu, Bá Kiến
cịn biếu Chí Phèo mấy đồng bạc để ru lòng gã lang thang này.
Bá Kiến như đi vào suy nghĩ của người khác, thấu hiểu mọi điều và dự đốn
chính xác mọi hành động. Cái lão già "khơn róc đời" ấy quả thật rất đáng sợ.
Đặc biệt, Nam Cao đã để cho nhân vật Bá Kiến độc thoại nội tâm nhằm phơi
bày những ý nghĩ tỉnh táo nhưng nham hiểm của hắn. Đó là những phương
châm, thủ đoạn thống trị người nông dân rất khôn ngoan và hiệu quả mà Bá
Kiến đã đúc rút từ bốn đời làm tổng lý.
Với những kẻ lì lợm như Chí Phèo trị khơng được thì lão dùng. Cái kế của lão
đó là "dùng những thằng đầu bò để trị những thằng đầu bị". Kế sách ấy khơng
những thâm độc, nham hiểm mà cịn rất cơn đồ. Với lão, sự đời khơng nên cố
chấp. Khơng ăn được thì bng bỏ, hà tất cố đấm ăn xôi để mang họa vào thân.
Lão luôn tâm niệm "bám thằng có tóc chứ khơng bám thằng trọc đầu". Với triết
lý "thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân", "mềm nắn rắn
buông" hết sức mềm dẻo, uyển chuyển và hợp lý
Nhờ "biết mềm, biết cứng, biết thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết
và không sợ đi tù" rất được việc trong chuyện đến "tác hại bất cứ anh nào
không nghe mình". Bá Kiến đã tập hợp được một phe cánh, bè đảng xung
quanh mình. Thế lực và sức mạnh không ngừng được tăng cường, lấn át tất cả,
làm cho bọn cường hào đối địch trong làng phải nể sợ, kiêng dè.
Sự gian xảo của hắn được phơi bày trọn vẹn trong âm mưu hại người. Nếu ghét
kẻ nào, lão ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, đưa vào chốn tù tội hoặc
khốn cùng. Nhưng rồi lão lại dắt tay họ lên để họ phải cảm ơn. Lão sẵn sàng
dùng mọi cách để đòi được số tiền cần lấy, để rồi ném trả với luận điệu thương
hại giả dối vì thương kẻ bần hàn cùng túng quá. Hắn diễn kịch cứ như thật. Vì
thế mà nhận cho ra bộ mặt thật của tên cáo già Bá Kiến không phải là điều dễ
dàng.


Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Tất cả những thói lưu manh, cơn đồ, đểu giả ấy được rèn luyện chỉ để bóc lột
người khác mà thôi. Bá Kiến nổi tiếng hơn ở cái danh "già đời trong nghề đục
khoét". Để vơ vét được nhiều tiền của, lão đã vận dụng hết các ngón nghề điêu
luyện, khơng trừ ngón nào. Với người nơng dân hiền lành nhưng khốn khó, lão
tha hồ bóp nặn trong những vụ thu thuế. Khơng cách này thì cách khác, người
nông dân phải cật lực nộp đủ tiền thuế. Khơng có thì lão cho vay. Mà vay thì
phải trả gấp năm gấp mười.
Đối với "những thằng bạt mạng" hắn khơng ngừng thu nạp để giúp hắn dùng
trong việc địi nợ hay gây thanh thế cho hắn. Hắn luôn dùng đúng, người đúng
việc. Bởi thế mà, khơng có cái nợ nào hắn khơng địi được, khơng có kẻ thù
nào mà hắn không làm cho điêu đứng, tán gia bại sản. Chí phèo đối với hắn
như một con tốt thí mạng. Bằng tiền, hắn mua chuộc cả con người Chí. Hắn
biến thù thành bạn. Những người bạn "đặc biệt" của hắn sớm hơm quanh quẩn
quanh làng, hễ có việc là hắn sai bảo.
Nam Cao cũng đã vạch rõ nhân cách bỉ ổi, đê tiện của lão cáo già vô sỉ ấy. Bá
Kiến khơng chỉ mưu mơ mà cịn là một lão già mất nết, dâm đãng và đồi bại.
Chuyện lão có bốn năm bà vợ thì cũng thường tình. Nhưng ở tuổi ngồi sáu
mươi mà hắn cịn ghen bóng, ghen gió. Nỗi hậm hực của lão đối với "những
thằng trai trẻ" đã khiến hắn nhẫn tâm đẩy bao con người vô tội vào tù ra tội.
Chính hắn lại là người rất háo sắc và thích chơi bời, trác táng, sa đọa và hư
hỏng hơn ai hết. Hắn bí mật đi lại với vợ Binh Chức. Câu chuyện ăn chơi của
lão ở trên tỉnh thì ai cũng biết.
Đặc tả nhân vật Bá Kiến là một trong những thành công nghệ thuật của Nam
Cao trong truyện ngắn Chí Phèo. Những loại cường hào như Bá Kiến trong xã
hội là không hiếm. Sức mạnh đích thực nằm ở cái cách Nam Cao miêu tả, vừa

rõ ràng vừa khinh bỉ tột độ. Cộng với lớp từ ngữ phong phú, chân thực giống
như một chất tẩy rửa từng bước lột trần bộ mặt xấu xa, đê tiện, bỉ ổi và dâm ô
của Bá Kiến.
Nhân vật Bá Kiến vừa mang bản chất chung của giai cấp địa chủ cường hào,
vừa có những nét riêng biệt sinh động không giống bất kỳ một tên địa chủ nào
khác trong văn học. Điều đó giải thích vì sao hắn ln được chúng ta nhắc đến
khi cần ám chỉ một kẻ có quyền lực, gian hùng và nham hiểm. Hắn là cái
nguyên nhân không chỉ dẫn đến cái bi kịch thảm khốc của cuộc đời Chí Phèo
mà cịn của biết bao con người lương thiện khác.
Người đọc hả hê khi nhìn thấy Bá Kiến nằm giãy chết trong vũng máu. Nhưng
người đọc cũng lập tức lo âu và suy nghĩ. Bá Kiến này chết nhưng trong xã hội
vẫn cịn có biết bao Bá Kiến khác. Những kẻ đối địch bấy lâu của cá kiến chờ
đợi cái chết của lão mà nhảy lên tiếp tục đè đầu, cưỡi cổ người nông dân. Kiếp
sống lầm than khơng bao giờ dứt.
Tác phẩm Chí Phèo mang giá trị nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu
thương trân trọng của Nam Cao đối với những người khốn khổ; đồng thời là lời
kết tội đanh thép xã hội thực dân - phong kiến đẩy con người vào bi kịch cùng
Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

cực, bế tắc, tuyệt vọng. Nhân vật Bá Kiến quả là một thành cơng ngồi dự định
của nhà văn. Cách miêu tả nhân vật phản diện, cách điển hình hóa nhân vật,
khác sâu đời sống nội tâm có lẽ Nam Cao là nhà văn thành cơng nhất.
Bên cạnh Suy nghĩ về hình tượng nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn Chí Phèo
các em cần tìm hiểu thêm những nội dung khác như Phân tích diễn biến tâm
trạng nhân vật Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc
đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật này hay phần Phân tích nhân vật Chí Phèo
để làm nổi bật bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người trong truyện ngắn cùng tên

của Nam Cao. nhằm củng cố kiến thức của mình.
Bài Mẫu Số 2:
Bá Kiến là một trong số những nhân vật điển hình xuất sắc, được xây dựng đặc
biệt thành cơng của văn học hiện thực nói chung và của Nam Cao nói riêng.
Trong tiểu thuyết Tắt đèn, khi xây dựng thành nhân vật địa chủ nghị Quế keo
kiệt, thô lỗ, Ngô Tất Tô đã mô tả khá rõ gia cảnh, rồi đến những hành động và
cử chỉ của hắn. Nhưng đối với bá Kiến, Nam Cao không hề tá diện mạo, chỉ nói
đến giọng nói ngọt nhạt, tiếng quát rất sang và cái cười Tào Tháo mà y tự phụ
hơn đời. Bằng vài chi tiết, nhà văn đã tạo cho bá Kiến những nét độc đáo, khiến
người đọc khó quên. Tuy vậy, nhân vật này trở thành sống động chủ yếu do
năng lực miêu tả nội tâm sắc sảo của tác giả.
Nhà văn để cho bá Kiến xuất hiện lần đầu trước độc giả đúng lúc Chí Phèo say
rượu, đến cổng nhà hắn rạch mặt ăn vạ. Cảnh tượng thật hỗn loạn, hun náo.
Thống nhìn qua, bá Kiến đã hiểu cơ sự, hắn nhanh chóng tìm ra được kế sách
thích hợp nhất để đối phó. Với sự từng trải, bá Kiên biết rất rõ tác hại của đám
đông đang tụ tập kia. Bố con bá Kiến thêm mất mặt, nếu để dân làng chứng
kiến hành động thơ lỗ của Chí. Cụ bá cũng thừa biết tâm lý của những thằng
đầu bị như Chí Phèo: đám đơng kia chính là hậu thuẫn, kích thích để nó hung
hăng hơn. Cũng cần phải có thời gian để Chí Phèo tỉnh rượu, đỡ táo tợn. Vả lại,
nếu cịn đám đơng, bá Kiến khó có thể diễn thành cơng mánh khóe mua chuộc,
dụ dỗ. Muốn dụ dỗ ắt phải nhún nhường. Đường đường là một cụ bá hét ra lửa
mà để đám dân đen chứng kiến cảnh phải ngọt nhạt với thằng cùng đinh thì cịn
ra thể thống gì? Bởi vậy, việc đầu tiên bá Kiến tìm cách giải tán đám đơng.
Trước hết, hắn qt mấy bà vợ và đuổi vào nhà. Những người đến xem khơng
thể khơng hiểu đây là cụ đuổi khéo mình. Tiếp theo, quay sang bọn người làng,
dịu giọng hơn một chút, y bảo: "Cả các ông, các bà nữa, về đi thơi chứ! Có gì
mà xúm lại như thế này?". Đến đây tất nhiên khơng ai nói gì, họ lảng dần đi.
Cho dù có tị mị, muốn biết sự tình, nhưng họ vẫn nể, vẫn sợ cụ bá. Vả lại,
ngay vợ cụ cũng phải vào nhà rồi... Đến khi chỉ cịn trơ lại Chí Phèo, cụ bắt đầu
giở giọng đường mật, gọi đầy tớ cũ của mình - nay đã bị biến thành con vật

gớm ghiếc - bằng anh, vồn vã mời Chí vào nhà uống nước. Chưa đủ, cụ tiên chỉ
làng Vũ Đại cịn nhận có họ hàng với anh cùng đinh khốn khổ này, rồi giết gà,
mua rượu cho hắn uống, rồi còn đãi thêm đồng bạc để về uống thuốc.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Cách cư xử ấy, chứng tỏ cụ bá lõi đời đã đi guốc vào bụng dạ Chí Phèo lúc này:
vừa ưa phỉnh nịnh, vừa hám cái lợi trước mắt. Rốt cuộc, cụ bá khơn róc đời
chuyển bại thành thắng, đạt được cả hai mục đích: vừa tạm dập tắt ngọn lửa
hờn căm trong con người Chí, vừa chuẩn bị biến Chí thành tay sai lợi hại. Như
vậy, chỉ qua một tình huống, một pha rạch mặt ăn vạ của Chí Phèo, cái xảo
quyệt, lọc lõi của tên cường hào bá Kiến được thể hiện một cách sinh động và
đầy ấn tượng.
Già đời đục khoét, đè đầu cưỡi cổ nông dân, bá Kiến đã rút được nhiều kinh
nghiệm phong phú, trong cái nghề Làm việc quan. Phải biết thế nào là mềm
nắn, rắn buông. Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sơng, nhưng rồi lại dắt nó
lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn, đập ghế, địi cho được năm đồng, nhưng được
rồi thì lại vứt trả lại năm hào "vì thương anh túng quá". Nhiều khi trị khơng
được thì bá Kiến lại dùng, vì cũng phải có những thằng đầu bị chứ? Khơng có
những thằng đầu bị lấy đâu ai trị những thằng đầu bò?
Cái nham hiểm ghê người của nhân vật này cịn ở chỗ tìm cách làm cho lũ đàn
em, hoặc đám dân làng sinh chuyện, tức là chém giết, đốt phá lẫn nhau để hắn
có dịp mà ăn!
Bên cạnh việc khắc họa sinh động bản chất xảo quyệt, gian hùng của bá Kiến,
Nam Cao không quên vạch trần nhân cách bỉ ổi của tiên chỉ làng Vũ Đại trong
những
mối quan hệ kín đáo. Khi cần đặc tả sự đê tiện và thói dâm ơ vô độ của tên

cường hào này, nhà văn đã bỏ qua nhiều chi tiết rất cụ thể và phong phú của
ngun mẫu lý Bính ở làng Đại Hồng q ơng. Ngay cái việc gỡ gạc của cụ lý
đối với người đàn bà vắng chồng, lại có tiền, lẫn máu ghen tuông của hắn cũng
chỉ được lướt qua. Tác giả chỉ đề mấy dòng tả ý nghĩ của cụ bá về người vợ thứ
tư trẻ đẹp ngồn ngộn sức sống (Nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ. Khác gì
nhai miếng thịt bò lựt sựt khi rụng gần hết răng). Chỉ một vài chi tiết, nhưng
nhờ sự chọn lọc, nên vẫn đủ sức khắc sâu trong người đọc về một nhân cách
thảm hại.
Như vậy, bá Kiến vừa mang bản chất chung của giai cấp địa chủ cường hào,
vừa có những nét riêng sinh động, không giống bất cứ một nhân vật địa chủ
nào trong văn học đương thời. Điều đó giải thích vì sao hắn ln được chúng ta
nhắc đến, khi cần ám chỉ một kẻ có quyền, có chức, nham hiểm và gian hùng.
Nhân vật này ghi nhận trình độ xây dựng nhân vật điển hình bậc thầy của Nam
Cao.
Bài Mẫu Số 3:
Nhà văn Nam Cao có phần đã dựa vào những người thật việc thật ở quê hương
mình để xây dựng truyện ngắn Chí Phèo. Đại diện cho giai cấp thống trị ở làng
Vũ Đại chính là Bá Kiến. Qua nhân vật này, bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn
cường hào, địa chủ bị phơi bày rất rõ nét.

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

Khơng giống một số nhân vật địa chủ trong những tác phẩm khác của Nam Cao,
ở Chí Phèo, Bá Kiến hiện lên với tư cách là một nhân vật điển hình hồn chỉnh.
Khi xây dựng nhân vật địa chủ nghị Quế keo kiệt, thô lỗ; Ngô Tất Tố đã miêu
tả khá tỉ mỉ gia cảnh, rồi kể đến những hành động và ngôn ngữ của hắn trong
Tắt đèn. Nhưng đối với Bá Kiến, nhà văn Nam Cao khơng hề tả diện mạo, chỉ

nói đến tiếng qt "rất sang" và "cái cười Tào Tháo" mà y vẫn tự phụ hơn đời.
Chỉ đơn sơ vài chi tiết nhưng ông đã tạo cho Bá Kiến một bề ngoài khá độc đáo,
khiến người đọc khó quên. Tuy vậy, nhân vật này trở thành sống động cơ bản
còn do tài miêu tả nội tâm sắc sảo, chân thật của tác giả.
Nam Cao để cho Bá Kiến xuất hiện lần đầu tiên trước độc giả đúng lúc Chí
Phèo say rượu, đến cổng nhà hắn rạch mặt, kêu làng ăn vạ. Cảnh tượng thật
huyên náo, hỗn loạn. Vừa thấy Chí Phèo "nằm dài, khơng nhúc nhích rên khẽ
như gần chết", "thống nhìn qua", lão "đã hiểu cơ sự"; lão nhanh chóng tìm ra
được kế sách thích hợp nhất để ứng phó. Với sự từng trải, lão biết rõ tác hại của
đám đông này. Bố con lão thêm mất mặt, nếu để dân làng chứng kiến hành
động thơ tục của Chí Phèo. Lão cũng thừa biết tâm lý của thằng "đầu bị", đám
đơng kia chính là hậu thuẫn kích thích để nó hung hăng hơn. Và, cũng cần phải
có ít nhiều thời gian để Chí Phèo giã rượu, đỡ táo tợn. Vả lại, trước đám đơng
người, Bá Kiến khó có thể diễn thành cơng mánh khóe, mua chuộc, dụ dỗ.
Muốn dụ dỗ, ắt phải nhún nhường. Đường đường là một cụ Bá hét ra lửa, mà
để đám dân đen chứng kiến cảnh phải ngọt nhạt với một thằng cùng đinh thì
cịn ra thể thống gì? Bởi vậy, việc đầu tiên, Bá Kiến tìm cách giải tán đám đông.
Trước hết, lão "quát mấy bà vợ", và đuổi họ vào nhà. Chắc những người "tuôn
đến xem" nghe tiếng quát "rất sang" này đủ hiểu: cụ Bá muốn đuổi khéo mình.
Tiếp theo "quay sang bọn người làng", Bá Kiến dịu giọng hơn một chút "cả các
ông các bà nữa, về đi thơi chứ! Có gì mà xúm lại thế này?". Đến đây, tất nhiên,
"khơng ai nói gì, người ta lảng dần di". Cho dù vừa tò mò, vừa hả hê, nhưng họ
vẫn nể, vẫn sợ cụ Bá. Vả lại, ngay vợ của cụ cũng phải giở giọng đường mật,
gọi đầy tớ cũ của mình, nay như đã biến thành con vật gớm ghiếc bằng "anh",
vồn vã mời Chí Phèo "vào nhà uống nước". Chưa đủ, cụ "tiên chí làng Vũ Đại",
"khét tiếng trong hàng huyện", cịn nhận có họ hàng với anh cùng đinh này "rồi
giết gà mua rượu cho hắn uống, xong lại đãi thêm đồng bạc để về uống thuốc..".
Chỉ cần Chí Phèo ngồi lên, Bá Kiến biết là đã thắng. Tuy vậy, cụ vẫn quát
mắng lí Cường, sau khi đã "đưa mắt nháy con một cái".
Với cách cư xử của lão, chứng tỏ bá Kiến đã đi guốc vào bụng dạ Chí Phèo lúc

này: ưa phỉnh nịnh, ham cái lợi trước mắt... Rốt cuộc, Bá Kiến "khơn róc đời"
đã đạt được cả hai mục đích: vừa tạm dập tắt ngọn lửa hờn căm trong con
người Chí Phèo, vừa chuẩn bị biến Chí Phèo thành tay sai lợi hại. Trong mọi
tình huống tên cường hào này đều hiện rõ cái bản chất xảo quyệt lọc lõi , nó
được thể hiện một cách rất sinh động. Già đời đục khoét, đè đầu cưỡi cổ nông
dân, cụ Bá đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm phong phú, trong "cái nghề làm
việc quan". Phải biết "thế nào là mềm nắn rắn buông". Hãy ngấm ngầm đẩy
người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn. Hãy đập bàn đập

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188


Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí

ghế địi cho được năm đồng, nhưng được rồi thì vứt trả lại năm hào, "vì thương
anh túng q!". Cụ có khơng ít thủ đoạn thâm hiểm "trị khơng được thì cụ
dùng". "Cụ nghĩ bụng: cũng phải có những thằng đầu bị chứ? Khơng có những
thằng đầu bị. thì lấy ai trị những thằng đầu bị?". Cái nham hiểm ghê tởm của
nhân vật này là ở chỗ tìm cách cho lũ đàn em, hoặc đám dân làng "sinh
chuyện"- tức là đốt phá, chém giết lẫn nhau, để lão "có dịp mà ăn!"
Bá Kiến đã vận dụng triệt để những kinh nghiệm đó để biến Chí Phèo - một
thanh niên chất phác, tự trọng và khỏe mạnh thành "con quỷ dữ làng Vũ Đại",
sẵn sàng theo lệnh hắn để đi đâm chém, rồi phải kết liễu cuộc đời mình một
cách thảm khốc. Rõ ràng, bi kịch của Chí Phèo đã góp phần quan trọng hồn
thiện chân dung gian hùng của Bá Kiến.
Bên cạnh việc khắc họa sinh động sâu sắc bản chất lọc lõi, xảo quyệt. Nhà văn
Nam Cao đã vạch trần nhân cách bỉ ổi của "tiên chỉ làng Vũ Đại" trong những
mối quan hệ kín đáo. Và tác giả tài năng là ở chỗ: khi cần đặc tả sự lợi dụng đê
tiện và thói dâm ơ vô độ của tên cường hào này, ông đã bỏ qua nhiều chi tiết rất
phong phú, rất cụ thể và sinh động của nguyên mẫu. Lí Bính ở làng Đại Hồng.

Ngay cái việc gỡ gạc của cụ lí đối với người đàn bà vắng chồng và có tiền, lẫn
máu ghen tuông của hắn cũng chỉ được lướt qua. Tác giả để có mấy dịng tả ý
nghĩ cụ Bá về người vợ trẻ và đẹp... nhưng vẫn đủ sức khắc sâu trong người
đọc một nhân cách bỉ ổi và thảm hại.
Như vậy, Bá Kiến vừa mang bản chất chung của giai cấp địa chủ cường hào,
vừa có những nét riêng biệt sinh động khơng giống bất kì một tên địa chủ nào
trong văn học. Điều đó giải thích vì sao hắn luôn được chúng ta nhắc đến, khi
cần ám chỉ một kẻ có quyền lực, gian hùng và nham hiểm.
Bằng nhân vật Bá Kiến, nhà văn Nam Cao đã ghi nhận những thành công mới
mẻ trong việc xây dựng nhân vật. Điều này chứng tỏ sự tiến bộ đáng kể của
ông nói riêng, phương pháp sáng tác hiện thực ở giai đoạn 1939 - 1945 nói
chung.
Mời các em tham khảo thêm tại mục Tài liệu học tập lớp 11

Trang chủ: | Email hỗ trợ: | Hotline: 024 2242 6188



×