Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chủ đề vị trí của gia đình trong xã hội những phương hướng cơ bản để xây dựng gia đình việt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.2 KB, 11 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI & DU LỊCH
----🙣🙣🙣----

BÀI THUYẾT TRÌNH
MƠN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Chủ đề : Vị trí của gia đình trong xã hội. Những phương

hướng cơ bản để xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Giảng viên hướng dẫn : Huỳnh Thị Yến Ny
Nhóm thực hiện : Nhóm 9
Mã lớp học phần : 420301416723

VỊ TRÍ CỦA
XÃ HỘI. NHỮNG
STTGIA ĐÌNH TRONG
Họ và tên
MSSV PHƯƠNG
HƯỚNG CƠ BẢN
ĐỂ Nguyễn
XÂY DỰNG
GIA ĐÌNH VIỆT
NAM TRONG
24
Thị Bích Hoa
21055971
THỜI
LÊN


HỘI
41 KÌ QUÁ
ThiềuĐỘ
Quang
Lộc CHỦ NGHĨA XÃ
20082701
I.

42

Trần Huỳnh Thanh Long

21119461

50

Nguyễn Thị Thu Nga

21089261

60

Cao Thị Huỳnh Như

21034921

61

Nguyễn Thị Quỳnh Như


21036041

79

Huỳnh Ngọc Thơ

21088121

83

Huỳnh Võ Anh Thư

21054081

84

Nguyễn Hồ Anh Thư

21067291

94

Đỗ Thủy Tiên

21051461

102

Châu Huyền Trân


21017651

VẤN ĐỀ

0

0

Đ

T


Đại hội XI, Đảng ta khẳng định: "Gia đình là môi trường quan trọng
trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách, góp phần chăm lo xây
dựng con người Việt Nam giàu lịng u nước, có ý thức làm chủ, trách
nhiệm cơng dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa nghĩa
tình, có tinh thần quốc tế chân chính".
Có thể nói, gia đình là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Gia đình có
vai trị quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội. Muốn có
một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình
tốt. Trong các xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất,
sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất
lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội. Chỉ khi con người được
yên ấm, hòa thuận trong gia đình, thì mới có thể n tâm lao động, sáng tạo
và đóng góp sức mình cho xã hội và ngược lại. Chính vì vậy, quan tâm xây
dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết
sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ bối cảnh
trên đặt ra câu hỏi: “ Vị trí của gia đình trong xã hội. Những phương hướng
cơ bản để xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội như thế nào?”
II.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm về gia đình
Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt, có vai trò quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của xã hội. C.Mác và Ph.Ăngghen, khi đề cập đến gia
đình đã cho rằng:”… hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con
người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sơi, nảy nở - đó là quan hệ
giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”.
Cơ sở hình thành gia đình là hai mối quan hệ cơ bản, quan hệ hôn nhân
và quan hệ huyết thống.
Trong gia đình, ngồi hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa vợ và
chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái, cịn có các mối quan hệ khác,
quan hệ giữa ông bà với cháu chắt, giữa anh chị em với nhau, giữa cơ, dì,
chú bác với cháu, quan hệ cha mẹ nuôi với con ni…Các quan hệ này có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau và biến đổi, phát triển phụ thuộc vào trình độ
phát triển kinh tế và thể chế chính trị - xã hội. Như vậy, gia đình là một
hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng cố
chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi

0

0


dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên
trong gia đình
2. Vị trí của gia đình trong xã hội
a. Gia đình là tế bào của xã hội

Có thể ví xã hội là một cơ thể sống hồn chỉnh và khơng ngừng biến
đổi được "sắp xếp, tổ chức" theo nhiều mối quan hệ trong đó gia đình được
xem là một tế bào, một thiết chế cơ sở đầu tiên. Mỗi một chế độ xã hội
được sinh thành, vận động và biến đổi trên cơ sở một phương thức sản xuất
xác định và có vai trị quy định đối với gia đình. Nhưng xã hội ấy lại tồn tại
thơng qua các hình thức kết cấu và quy mơ gia đình. Mỗi gia đình hạnh
phúc, hồ thuận thì cả cộng đồng và xã hội tồn tại và vận động một cách êm
thấm. Mục đích chung của sự vận động biến đổi của xã hội trước hết vì lợi
ích của mỗi cơng dân, mỗi thành viên xã hội và mỗi gia đình - tổ chức và
thiết chế xã hội đầu tiên, cơ sở nơi quần tụ của mỗi cơng dân và thành viên
của xã hội. Nhưng lợi ích của mỗi công dân, mỗi thành viên xã hội lại chịu
sự chi phối của lợi ích các tập đồn giai cấp thống trị trong xã hội, trong
điều kiện xã hội phân chia thành giai cấp.
Như Ăngghen đã từng nói:"Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết
định trong lịch sử quy đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực
tiếp nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại, một mặt là sản xuất và tư
liệu sinh hoạt như thực phẩm, áo quần, nhà ở, và những công cụ cần thiết
để sản xuất ra những thứ đó, mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người,
là sự truyền nịi giống.”
b. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong
đời sống cá nhân của mỗi thành viên, mỗi cơng dân của xã hội
Từ thuở lọt lịng cho đến suốt cuộc đời, mỗi thành viên được nuôi
dưỡng, chăm sóc để trở thành cơng dân của xã hội, lao động cống hiến và
hưởng thụ, đóng góp cho xã hội trước hết và chủ yếu là thơng qua gia đình
và với gia đình. Sự yên ổn, hạnh phúc mỗi gia đình là tiền đề, điều kiện
quan trọng cho sự hình thành, phát triển nhân cách, bảo đảm đạt hiệu quả
cho các hoạt động lao động của xã hội. Rõ ràng là, muốn xây dựng xã hội
phải chú ý xây dựng gia đình. Xây dựng gia đình là trách nhiệm, là một bộ
phận cấu thành trong chỉnh thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn
định và phát triển của chính xã hội.


0

0


c.

Gia đình là một thiết chế cơ sở, đặc thù của xã hội, là cầu nối
giữa cá nhân với xã hội

Trong hệ thống cơ cấu tổ chức của xã hội, gia đình được coi là thiết chế
cơ sở, đầu tiên, nhỏ nhất. Sự vận động biến đổi của thiết chế tuân theo
những quy luật chung của cả hệ thống. Nhưng thiết chế ấy vận động biến
đổi còn trên cơ sở kế thừa các giá trị văn hoá truyền thống của mỗi nền văn
hoá, mỗi vùng và địa phương khác nhau và còn được bộc lộ, thể hiện ở mỗi
thành viên và thế hệ thành viên trong sự "giao thoa" của mỗi cá nhân và
mỗi gia đình. Thơng qua các hoạt động tổ chức đời sống trong gia đình và
của gia đình, mỗi cá nhân, mỗi gia đình tiếp nhận, chịu sự tác động và
"phản ứng " lại đối với những tác động của xã hội, thông qua các tổ chức,
các thiết chế, chính sách... của xã hội. Sự đồng thuận hay không đồng
thuận của những tác động từ xã hội, nhà nước với những hình thức tổ chức,
sinh hoạt trong thiết chế gia đình sẽ tạo ra kết quả tốt hay xấu của mỗi chế
độ xã hội, mỗi thời đại.
3. Thực trạng của gia đình Việt Nam hiện nay
a. Mặt tích cực
Xã hội Việt Nam hiện nay đang tồn tại song song hai loại hình gia
đình đó là gia đình truyền thống và gia đình hạt nhân.
Hiện nay gia đình ở Việt Nam vẫn là gia đình truyền thống đa chức
năng. Vẫn có các chức năng cơ bản như: chức năng kinh tế, chức năng tiêu

dùng, chức năng tái sản xuất, chức năng nuôi dưỡng giáo dục… Các chức
năng này khơng những có vai trị quan trọng đối với từng thành viên trong
gia đình mà cịn tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước ta.
Trình độ kinh tế - xã hội phát triển, sự du nhập hịa nhập của nhiều
nền văn hóa khác nhau trên thế giới cùng với cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước ngày càng nhanh chóng đã tác động sâu sắc đến quy mơ và nếp
sống của gia đình Việt Nam. Quy mơ của gia đình ngày nay ngày càng thu
nhỏ, phần lớn là các gia đình hạt nhân trong đó chỉ có một cặp vợ chồng
(bố mẹ) và con cái của họ sinh ra. Gia đình hạt nhân đang có xu hướng
ngày càng tăng.
Trước hết, gia đình hạt nhân tồn tại như một đơn vị độc lập, gọn nhẹ,
linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh với các biến đổi xã hội. Gia đình
hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế. Kiểu gia đình này tạo cho mỗi
thành viên khoảng không gian tự do tương đối lớn để phát triển tự do cá

0

0


nhân. Vai trị cá nhân được đề cao. Sự bình đẳng giới giữa nam và nữ hiện
nay, đời sống riêng tư của con người ngày càng được tôn trọng hơn, các
mâu thuẫn xung đột phát sinh từ gia đình cũng giảm đi, cha mẹ có thể
chăm sóc con cái tốt hơn. Sự bình đẳng giới là một nét biến đổi trong gia
đình Việt Nam hiện nay và đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm, đồng
tình của xã hội. Phụ nữ ngày càng có tiếng nói hơn, có quyền quyết định,
được nêu ý kiến của mình hơn trước đây góp phần tạo điều kiện cho người
phụ nữ được phát huy hết mọi tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập
và phát triển.

b. Mặt tiêu cực
Lẽ đương nhiên, bên cạnh những điểm sáng của gia đình hiện nay
thì cịn khá nhiều thách thức. Trong những năm gần đây xã hội Việt Nam
có những chuyển biến cực nhanh so với các giai đoạn trước, biểu hiện rõ ở
các vấn đề sau đây:
- Hiện nay ở nước ta vẫn cịn tình trạng tảo hơn. Ngun nhân của tình
trạng tảo hơn là do đồng bào dân tộc quan niệm về tuổi trưởng thành
về sinh lý (dậy thì) đồng nghĩa với tuổi lấy vợ lấy chồng, mặt khác,
do việc phổ biến và tuyên truyền Luật Hơn nhân và Gia đình cịn
nhiều hạn chế.
-

"Sống thử" cũng đang là một hiện tượng xã hội xuất hiện khá phổ
biến đối với sinh viên, công nhân ở các khu công nghiệp, các đô thị.
Hiện tượng này đang gia tăng cho thấy gia đình đang mất dần chức
năng kiểm sốt tình dục. Điều đó dẫn đến tình trạng nạo phá thai ngày
càng gia tăng. Tỷ lệ nạo phá thai độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam cao
nhất trong các nước Đông Nam Á. Việt Nam cũng là 1 trong 5 quốc
gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới.

- Một vấn đề khác cũng đang báo động đó là tình trạng ly hơn. Số vụ ly
hơn ngày càng tăng dần và phía sau đó kéo theo nhiều hệ lụy đau lịng
khơng chỉ cho gia đình mà cịn tác động tiêu cực đến tồn xã hội. Con
cái không được sống đầy đủ trong sự yêu thương của cả cha lẫn mẹ,
ảnh hưởng tới tâm lý, sự hình thành nhân cách của trẻ em.Trong số
các nguyên nhân ly hơn thì ngun nhân do “mâu thuẫn gia đình, bị
đánh đập ngược đãi” chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là ngun nhân
“ngoại tình”. Ngồi ra cịn có các nguyên nhân khác như: mâu thuẫn
về kinh tế, một bên bị mất tích, một bên ở nước ngồi, một bên bị xử
lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có vợ lẽ, bệnh tật,

khơng có con, sắc tài địa vị, tuổi tác, bị lừa dối ...

0

0


- Bạo lực gia đình cũng đang là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho
nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là
đối với phụ nữ, trẻ em. Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải vì sao
nhiều phụ nữ đứng đơn xin ly hơn. Bạo lực về gia đình rất đa dạng có
cả bạo lực về vật chất và bạo lực về tinh thần.
- Gần đây tệ nạn xã hội thâm nhập vào gia đình và tội phạm trẻ em có
ngun nhân xuất phát từ gia đình tăng mạnh .Sự giảm sút của vai trị
gia đình trong giáo dục trẻ em, truyền thống, kỷ cương, nề nếp trong
gia đình bị bng lỏng làm cho chức năng kiểm soát trẻ em mất hiệu
quả.
- Và cuối cùng là tâm lý chuộng con trai còn phổ biến. Đây được xuất
phát từ văn hóa truyền thống xưa của người Việt như con trai là người
thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường, là trụ cột kinh tế của gia đình, là
nơi nương tựa của cha mẹ lúc tuổi già. Ngày nay, mặc dù cuộc sống
của các gia đình ở nước ta đã có nhiều thay đổi nhưng cuộc sống của
người già vẫn chủ yếu dựa vào con cái, do đó tâm lý muốn có con trai
để nương tựa lúc tuổi già vẫn còn rất phổ biến. Vì những lý do trên,
việc chưa có con trai vẫn là một gánh nặng tâm lý đối với các cặp vợ
chồng ở cả đô thị, nông thôn và miền núi. Và đây chính là yếu tố tiềm
ẩn của sự gia tăng dân số không theo ý muốn, nếu như Nhà nước
khơng có biện pháp chặt chẽ kiểm sốt mức sinh.
- Đất nước đang ở thời kỳ cách mạng 4.0, internet và mạng xã hội đang
phổ biến ở mỗi gia đình. Chính vì thế tình trạng ở nhiều gia đình, các

thành viên dành thời gian cho smartphone, mạng xã hội…hơn là việc
trị chuyện với gia đình. Nó khiến cho mối quan hệ gia đình lỏng lẻo
hơn.
4. Những phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt
Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của
xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
Tiếp tục đẩy mạnh cơng tác tun truyền để các cấp ủy, chính quyền,
các tổ chức đồn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí,
vai trị và tầm quan trọng của gia đình và cơng tác xây dựng, phát triển gia
đình Việt Nam hiện nay. Cấp ủy và chính quyền các cấp phải đưa nội dung,

0

0


mục tiêu của công tác xây dựng và phát triển gia đình vào chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội và chương trình kế hoạch cơng tác hàng năm của các
cấp, ngành, địa phương.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật
chất, kinh tế hộ gia đình
Xây dựng và hồn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội để góp
phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình; có chính sách ưu tiên
hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình liệt sỹ, gia đình thương
binh bệnh binh, gia đình các dân tộc ít người, gia đình nghèo, gia đình đang
sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Có chính sách kịp thời, hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, sản xuất
kinh doanh các sản phẩm mới, sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, hỗ
trợ các gia đình tham gia sản xuất phục vụ xuất khẩu. Tích cực khai thác và

tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn ngắn hạn và dài hạn
nhằm xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mở rộng phát triển
kinh tế, đẩy mạnh loại hình kinh tế trang trại, vươn lên làm giàu chính
đáng.
Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời
tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình ở
Việt Nam hiện nay
Gia đình truyền thống được hun đúc từ lâu đời trong lịch sử dân tộc.
Bước vào thời kỳ mới gia đình bộc lộ cả mặt tích cực và tiêu cực. Do vậy,
Nhà nước cũng như các cơ quan văn hóa, các ban ngành liên quan cần phải
xác định, duy trì những nét đẹp có ích; đồng thời tìm ra những hạn chế và
tiến tới khắc phục những hủ tục của gia đình cũ. Tất cả nhằm hướng tới
thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội,
là tổ ấm của mỗi người.
Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây
dựng gia đình văn hóa
Gia đình văn hóa là một mơ hình gia đình tiến bộ, một danh hiệu hay
chỉ tiêu mà nhiều gia đình Việt Nam mong muốn hướng đến. Đó là, gia
đình ấm no, hịa thuận, tiến bộ, khỏe mạnh và hạnh phúc; thực hiện kế
hoạch hóa gia đình; đồn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư.

0

0


Được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ XX, tại một địa phương
của tỉnh Hưng Yên, đến nay xây dựng gia đình văn hóa đã trở thành phong
trào thi đua có độ bao phủ hầu hết các địa phương ở Việt Nam. Phong trào
xây dựng gia đình văn hóa đã thực sự tác động đến nền tảng gia đình với

những quy tắc ứng xử tốt, phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia
đình Việt Nam. Chất lượng cuộc sống gia đình ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, cần tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh khơng
thực chất phong trào và chất lượng gia đình văn hóa. Các tiêu trí xây dựng
gia đình văn hóa phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với đời sống của
nhân dân, cơng tác bình xét danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành
theo tiêu chí thống nhất, trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được
nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo được sự đồng tình hưởng ứng của nhân
dân
III.

LIÊN HỆ BẢN THÂN
1. Quan tâm và chia sẻ
Sự quan tâm chia sẻ tạo nên sự kết nối bền chặt giữa các thành viên
trong gia đình. Với cuộc sống bận rộn như hiện nay, việc dành nhiều thời
gian để cùng nhau trò chuyện là điều cần thiết với nhiều gia đình.
2. Làm trịn trách nhiệm của bản thân
Mỗi thành viên trong gia đình đều có nghĩa vụ và trách nhiệm riêng.
Với các con phải có nghĩa vụ đi học, ngoan ngỗn, hiểu thảo với ơng bà, bố
mẹ. Vợ và chồng cùng nhau làm việc, chăm sóc, ni dạy con cái, báo hiếu
cha mẹ. Nếu mỗi thành viên trong gia đình đều làm tốt trách nhiệm của
mình thì những người cịn lại mới có thể n tâm để phát triển những việc
khác.
3. Tôn trọng lẫn nhau
Trong gia đình thì ai cũng cần được tơn trọng, cả trẻ nhỏ cũng vậy. Sự
thiếu tôn trọng trong suy nghĩ sẽ gây ra những lời nói, hành động làm tổn
thương người khác. Mà lời nói là thứ có tính sát thương rất lớn. Vết thương
về thể xác có thể được chữa khỏi nhưng những gì đã nói ra có lẽ cả đời vẫn
chưa qn được.
Nhiều gia đình có tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên vai trị của

người đàn ơng trong gia đình được đánh giá cao cịn phụ nữ thì khơng có
tiếng nói. Điều này rất dễ dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người chồng đối
với người vợ. Dù trình độ dân trí ngày càng được cải thiện, tuy nhiên tự

0

0


tưởng này chưa được xóa bỏ hồn tồn, nó vẫn còn len lỏi trong suy nghĩ
của nhiều người.
Hay trong mối quan hệ của cha mẹ với con cái, nhiều bậc cha mẹ ln
bắt ép con phải làm theo những gì mình đã sắp xếp khơng cần biết con có
thích hay khơng Với suy nghĩ “con khơng biết gì" cha mẹ có quyền quyết
định cả tương lai của con từ trường học, việc làm đến cả chuyện hôn nhân
dẫn đến việc con cái lúc nào cũng cảm thấy bất mãn
.
4. Quan điểm cá nhân về tình trạng hơn nhân đồng tính:
“Quyền được mưu cầu hạnh phúc” là một trong những quyền quan
trọng nhất của con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra trong Bản
Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Mỗi con người, dù với những bản dạng tình
dục khác nhau, đều có quyền kiếm tìm hạnh phúc. Vì thế, ai cũng đều có
quyền có được một cuộc sống hạnh phúc, được thỏa mãn những nhu cầu
tâm lý của bản thân và những người thuộc cộng đồng LGBT hoàn tồn có
được những quyền này.
Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, bên cạnh những kiểu hôn nhân
vẫn thường thấy thì đã xuất hiện một kiểu hơn nhân, đặc biệt: Hơn nhân
đồng giới. Theo Luật hơn nhân và gia đình 2000, khoản 2 điều 8 thì Pháp
luật Việt Nam vẫn cấm kết hôn đồng giới. Nhưng đến năm 2014, luật này
đã thay đổi như sau: “ Nhà nước không thừa nhận hơn nhân giữa những

người cùng giới tính.” Như vậy, giữa quan điểm ủng hộ và phản đối, pháp
luật Việt Nam lựa chọn cách trung lập, theo đó sẽ khơng cấm hôn nhân
đồng giới, nhưng đồng thời cũng không thừa nhận. Đây được coi là một
dấu hiệu tốt trong tư tưởng của nước ta.
Về phía cá nhân tơi, tơi ủng hộ tình u và hơn nhân của những người
cùng giới. Bởi vì hợp pháp hóa hơn nhân đồng giới thể hiện sự bình đẳng
giữa các cá nhân, đề cao nhân quyền. Sẽ thật dễ dàng nếu chúng ta sinh ra
được phát triển bình thường về mặt thể chất, tâm sinh lí. Nhưng hơn nhân
là mục tiêu của nhiều người, và đối với những người đồng giới cũng vậy.
Hôn nhân không xuất phát từ tình yêu đa phần đều kết thúc bằng nhiều bất
hạnh, khơng chỉ cho chính những người vợ, người chồng, mà còn cho cả
những người thân xung quanh họ. Việc hợp pháp hóa hơn nhân đồng giới
cho thấy sự tiến bộ của đại bộ phận người dân trong xã hội trong việc nhìn
nhận, đánh giá, chia sẻ, cảm thông với những người xung quanh. Yêu ai và
kết hôn với ai là mong muốn riêng biệt của mỗi người, chúng ta khơng thể
tước đi quyền tự do đó của họ.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, hầu hết quan điểm của người dân Việt Nam
vẫn hiểu rằng khái niệm kết hôn là sự kết hợp giữa nam và nữ để duy trì
nịi giống, cịn gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hơn
nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các

0

0


nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau. Và họ đặt ra các câu hỏi rằng liệu hôn
nhân cùng giới có làm suy thối đạo đức, thay đổi chuẩn mực truyền thống
hay không? Thực tế, ở Việt Nam hiện nay có khoảng 1,65 triệu người
thuộc nhóm giới tính thiểu số, chiếm khoảng 3-4% dân số. Vì vậy, việc

chấp nhận hơn nhân bình đẳng khơng hề ảnh hưởng đến giống nịi, cũng
chẳng thể khiến ‘tất cả mọi người thành đồng tính’, hay cổ súy cho ‘phong
trào đồng tính’ trong giới trẻ. Trong xã hội hiện đại, do áp lực của cuộc
sống, mục tiêu được con người kỳ vọng nhất trước ngưỡng cửa hơn nhân là
gia đình trở thành một “mái ấm”, là nơi an toàn, yên ổn, là nơi con người
được thỏa mãn nhất những nhu cầu tâm lý tình cảm.
Những năm gần đây, Việt Nam cũng đã có những hoạt động và chiến
dịch kêu gọi ủng hộ cho vấn đề hơn nhân cùng giới, tiêu biểu trong số đó là
chiến dịch Tôi Đồng Ý. Được khởi động vào năm 2013, chiến dịch online
này do các nhóm, tổ chức & cá nhân ủng hộ hơn nhân cùng giới (hay hơn
nhân bình đẳng) cùng thực hiện, nhận được sự ủng hộ lớn trong cộng đồng
và tạo ra dấu ấn lớn trước thềm kỳ họp Quốc hội khóa XIII, mở đường cho
những thay đổi quan trọng liên quan tới việc sửa đổi luật đối với cộng đồng
LGBT tại Việt Nam năm 2014.
Cuối cùng, có thể khẳng định rằng việc theo đuổi, ghi nhận quyền
bình đẳng đầy đủ của cộng đồng người LGBT cịn cần rất nhiều thời gian
với nhiều thử thách nữa. Nhưng chúng ta có thể tin rằng, giá trị nhân văn
của pháp luật dẫu nhanh hay chậm cũng sẽ ngày càng được bồi đắp, và một
ngày nào đó cộng đồng người LGBT sẽ được cơng nhận đầy đủ các quyền
bình đẳng của mình
IV.

KẾT LUẬN
Có thể thấy rằng, trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay, gia
đình ln đóng một vai trị quan trọng. Khơng thể có một xã hội giàu
mạnh, văn minh nếu như không dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình
ấm no, hạnh phúc, tiến bộ. Vì vậy, xây dựng và phát triển gia đình với
những giá trị tốt đẹp trong xã hội hiện đại là một trong những yếu tố cốt lõi
trong mục tiêu chung của xây dựng nền văn hóa mới XHCN.
Vấn đề xây dựng gia đình XHCN - gia đình văn hóa ở nước ta chính

là nền tảng vững chắc đảm bảo cho sự ổn định và phát triển KT-XH của đất
nước. Đây là cơng việc mang tính tồn diện, đồng bộ, lâu dài nhưng lại rất
cấp bách. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả cơng tác xây dựng gia đình
văn hóa ở nước ta hiện nay cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả.
Trước hết cần nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành cơng tác gia đình.
Tăng cường tun truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các cấp,
ngành, tổ chức đoàn thể, các gia đinh, cá nhân và cộng đồng về vai trò của

0

0


cơng tác xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới mục tiêu gia đình bình
đẳng, ấm no, hạnh phúc và tiến bộ. Phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo cơ sở cho việc
thực hiện tốt công tác xây dựng gia đình văn hóa. Đầu tư xây dựng các
thiết chế văn hóa cơ sở, làm cho gia đình trở thành cầu nối, gắn kết các
cộng đồng dân tộc xích lại gần nhau vì mục tiêu chung là bảo tồn, gìn giữ
và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; xây dựng con người mới –
con người xã hội chủ nghĩa.

0

0



×