Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Tìm hiểu về các nhà ngoại giao trong lịch sử dân tộc: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 82 trang )


Chịu trách nhiệm xuất bản:
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung:
PHĨ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG
ThS. CÙ THỊ THÚY LAN

Biên tập nội dung:

ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
ThS. LÊ THANH HUYỀN
NGUYỄN THU HƯỜNG
TRẦN PHAN BÍCH LIỄU
Trình bày bìa:
Chế bản vi tính:
Đọc sách mẫu:

PHẠM THÚY LIỄU
HỒNG MINH TÁM
NGUYỄN THU HƯỜNG
BÙI BỘI THU

Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 1360-2020/CXBIPH/16-301/CTQG.
Số quyết định xuất bản: 5009-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/6/2020.
Nộp lưu chiểu: tháng 6 năm 2020.
Mã số ISBN: 978-604-57-5669-0.




Biên mục trên xuất bản phẩm
của Th viện Quốc gia Việt Nam
Vũ Dơng Huân
Các nhà ngoại giao trong lịch sử dân tộc / Vũ Dơng
Huân. - Xuất bản lần thứ 2. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2017. 164tr. ; 21cm
1. Nhà ngoại giao 2. Lịch sử 3. Việt Nam
327.597 - dc23
CTM0186p-CIP




LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Lịch sử bang giao của các vương triều phong
kiến nước ta cho thấy, ngoại giao trong nhiều giai
đoạn là một mặt trận đấu tranh không kém phần
quyết liệt mà những vị quan được cử tiếp sứ hay đi
sứ đều là những người “trí dũng song tồn”, nhạy
bén về chính trị, dũng cảm trong mọi khó khăn, biết
rõ đối phương và tuyệt đối trung thành với đất
nước... Lê Văn Thịnh (thế kỷ XI), Đỗ Khắc Chung
(thế kỷ XIII), Mạc Đĩnh Chi (thế kỷ XIV), Nguyễn
Trãi (thế kỷ XV), Phùng Khắc Khoan (thế kỷ XVI),
Giang Văn Minh (thế kỷ XVII), Lê Q Đơn (thế kỷ
XVIII), Ngơ Thì Nhậm (cuối thế kỷ XVIII, đầu thế
kỷ XIX),... là những ví dụ cụ thể. Cốt cách, tài năng
của họ làm cho kẻ đối diện phải kính phục.
Cùng với đấu tranh quân sự, hoạt động ngoại
giao của tổ tiên ta cũng góp phần làm thất bại mưu
đồ xâm lược của các thế lực ngoại bang, thể hiện

phẩm chất tốt đẹp của một dân tộc anh hùng, đầy
tính chiến đấu, đồng thời cũng rất u chuộng hịa
bình, muốn thiết lập và duy trì quan hệ hữu hảo với
láng giềng song kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền
đất nước khi bị xâm phạm, nêu cao chính nghĩa,

5


kiên trì nguyên tắc nhưng mềm mỏng, linh hoạt
trong ứng xử ngoại giao.
Nhằm cung cấp thêm cho bạn đọc những tư liệu
minh họa một số hoạt động ngoại giao thực tiễn của
ông cha ta trong đấu tranh chống phong kiến
phương Bắc để bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc và
quốc thể nước ta, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Sự thật cho tái bản cuốn sách Các nhà ngoại giao
trong lịch sử dân tộc. Các nhân vật ngoại giao
được nêu trong cuốn sách cũng nói lên phần nào nền
văn hiến lâu đời của dân tộc và phong cách ngoại
giao Việt Nam thời xưa mà các sứ thần của nước ta
là tiêu biểu cho tài cao, trí rộng và khí phách anh
hùng của dân tộc.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
Tháng 11 năm 2017
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT

6



ĐÔI ĐIỀU VỀ NGOẠI GIAO
TRUYỀN THỐNG CỦA CHA ÔNG
Nước Việt Nam ở đơng nam lục địa châu Á,
phía bắc giáp với Trung Hoa, phía đơng là Biển
Đơng, phía tây giáp với Lào, Campuchia. Dân tộc
Việt Nam có lịch sử dựng nước tương đối sớm ở
khu vực Đông Nam châu Á. Đại Việt sử lược được
biên soạn vào thế kỷ XIII cho rằng, nhà nước đầu
tiên của nước ta là nhà nước Văn Lang của các
vua Hùng, ra đời vào thế kỷ VII trước Công
nguyên, cùng thời vua Chu Trang Vương, nhà
Chu (Trung Quốc). Tuy nhiên, theo truyền thuyết,
thời đại Hùng Vương khởi đầu vào năm 2879
trước Công nguyên với Kinh Dương Vương và kéo
dài đến năm 258 trước Công nguyên. Tiếp đó, là
nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương (257-207
trước Công nguyên). Năm 218 trước Công nguyên,
nhà Tần đem 50 vạn quân xâm lược Âu Lạc, song
bị thất bại, nhưng Âu Lạc lại bị Triệu Đà thơn tính
và năm 111 trước Công nguyên bị nhà Hán xâm
chiếm, biến thành quận, huyện của Trung Hoa.
Những cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị
của các chế độ phong kiến phương Bắc đã lần lượt
nổ ra. Tiêu biểu là khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

7


năm 40 trước Công nguyên, khởi nghĩa của Bà
Triệu năm 248. Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa, lập ra

nước Vạn Xuân độc lập (544), song không bao lâu
nước ta lại rơi vào ách đơ hộ của nhà Lương. Tiếp
đó, là các cuộc khởi nghĩa của Triệu Quang Phục,
Khúc Thừa Dụ,...
Chế độ Bắc thuộc kéo dài hơn 1.000 năm.
Năm 938, chiến thắng lịch sử trên sông Bạch
Đằng của Ngô Quyền mở ra một kỷ nguyên độc
lập cho đất nước, khôi phục quan hệ bang giao với
các nước láng giềng, trước hết là Trung Quốc. Kế
tiếp là các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê,
Mạc, Tây Sơn và Nguyễn. Tuy vậy, trước khi bị
nhà Hán đô hộ, nhà nước Văn Lang, Âu Lạc cũng
đã tiếp xúc với Trung Hoa. Theo sử Trung Quốc,
năm 2353 trước Công nguyên, sứ bộ đầu tiên của
nước ta đã đến thăm vua Đường Nghiêu thứ V với
quà tặng là một cụ rùa lớn trên mai có khắc chữ
khoa đẩu, ghi sự việc khi trời đất được mở mang.
Vua Nghiêu rất trân trọng món quà này và cho
chép những điều ghi trên mai rùa làm lịch. Ở
phương Đông, rùa là biểu tượng của trường tồn,
nên tổ tiên chúng ta muốn gửi một thông điệp
mong muốn tạo dựng mối quan hệ bền vững với
láng giềng. Sứ bộ thứ hai của nhà nước Văn Lang
thăm kinh đô nhà Chu ở Cam Túc vào năm 1110
trước Công nguyên, gặp vua Thành Vương thứ VII
nhà Chu. Tặng phẩm lần này là chim trĩ trắng,

8



linh vật của nước ta. Vua Chu tặng lại sứ đoàn
năm cỗ xe gắn la bàn để đưa sứ bộ về nước1.
Phát huy truyền thống trên, trong suốt thời
gian dài dựng nước và giữ nước, cha ơng ta đã có
rất nhiều hoạt động ngoại giao nhằm giành độc
lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước, tạo nên
bản sắc ngoại giao truyền thống Việt Nam.
Một vài đặc điểm ngoại giao của cha ơng
Coi trọng hịa hiếu với các nước láng giềng
Cha ơng ta đã rất coi trọng hịa hiếu với láng
giềng, nhất là Trung Quốc, thực hiện chính sách
đối ngoại “thần phục thiên triều”, “trong xưng đế,
ngoài xưng vương”, khơn khéo, mưu trí trong bảo
vệ, củng cố nền độc lập dân tộc của mình. Đây là
tư tưởng lớn, cơ bản, có tính chất chủ đạo của
ngoại giao truyền thống Việt Nam. Ở Trung Quốc,
nhà nước chiếm hữu nô lệ đầu tiên ra đời là nhà
Hạ (thế kỷ XXII-XXI trước Công nguyên). Tiếp
đến là nhà Thương. Đầu thế kỷ XI trước Công
nguyên, Chu Vũ Vương diệt nhà Thương, lập ra
nhà Tây Chu. Vua Chu phong hầu cho họ hàng,
thân thích, các chư hầu ra đời từ đó. Nhà Chu đã
trở thành đế chế phong kiến rộng lớn. Một mặt, họ
thiết lập chế độ thống trị rất hà khắc đối với nhân
dân trong nước, mặt khác, lại ra sức bành trướng

_______________
1. Sách Trung Quốc: Cương mục tiền biên, Thơng chí,
Việt hiện thứ.


9


lãnh thổ, xâm lược, đô hộ các dân tộc bên ngồi.
Lúc đầu Trung Quốc có đến 1.700 quốc gia lớn,
nhỏ. Từ thời đó, Trung Quốc đã gọi thế giới là
thiên hạ, thiên hạ được chia làm chín châu: Kỷ,
Duyên, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương, Ung.
Chia như thế để có căn cứ đánh thuế và quy định
đồ cống nạp. Thiên hạ cũng được chia làm năm
cõi: Diện phục, Hầu phục, Tuy phục, Yêu phục,
Hoang phục để xác định chỗ nào là đất của vua,
thái ấp của các quan đại phu, chư hầu, nơi sinh
sống của người có tội đi đầy, các dân tộc “mọi
rợ”,... Trong thiên hạ, Trung Quốc ở giữa, chung
quanh là các chư hầu mà Trung Quốc gọi là phiên
thuộc. Vì thế, người Trung Quốc tự coi mình là
Hoa Hạ (Hoa là tinh hoa, còn Hạ là lớn mạnh
nhất) Hoa Hạ làm chủ Trung Quốc còn các dân tộc
khác là nhung, di, man, địch. Dưới ảnh hưởng của
học thuyết Nho giáo, họ cho rằng làm chủ thiên hạ
là thiên tử (con trời), thay trời trị dân; quyền của
thiên tử là tuyệt đối. Các nước phải phục tùng
nước tông chủ theo những quy định về quân sự,
chính trị, kinh tế. Sách phong và triều cống là hai
cơng cụ chính của thiên triều trong hàng nghìn
năm để khuất phục chư hầu.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng
giềng nên có chính sách ngoại giao khéo léo, mưu
trí. Nhà sử học Phan Huy Chú rất đúng khi nhận

xét: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giềng
là việc lớn, mà những khi ứng thù lại rất quan hệ,

10


cho nên nghĩa tu hiếu (việc giao hiếu) chép ở Kinh
Xuân Thu, đạo giao lân (giao thiệp với các nước
láng giềng) chép ở Hiền truyện (sách Mạnh Tử),
chính là đem lịng tin thực mà kết giao, người có
quyền trị nước phải nên cẩn thận”1. Đứng trước
một đối thủ mạnh, luôn thường trực tư tưởng
bành trướng, bá quyền, nên để có được quan hệ
hòa hiếu, các triều đại phong kiến Việt Nam đã
phải thực hiện chính sách đối ngoại “thần phục
thiên triều”, “trong xưng đế, ngồi xưng vương”.
Đây là chính sách vô cùng khôn ngoan, sáng suốt,
sự lựa chọn duy nhất đúng trong hoàn cảnh lịch
sử bấy giờ. Việc xin thần phục thiên triều được thể
hiện qua việc các vua Đại Việt đều xin được thiên
triều phong vương và triều cống. Việc phong
vương có ý nghĩa rất quan trọng, là sự khẳng định
tính chính danh, tính hợp pháp của triều đại đó
đối với thiên triều. Thiên triều có nghĩa vụ đảm
bảo an ninh, toàn vẹn lãnh thổ cho quốc gia được
phong vương. Chỉ có vậy mới có quan hệ hịa hiếu,
ổn định để giữ vững độc lập, chủ quyền và xây
dựng, phát triển đất nước. Ngoài ra, các triều đại
Việt Nam còn cống cho Trung Quốc các sản vật
địa phương như voi, ngà voi, tê giác, sừng tê giác,

chim trĩ và lông chim trĩ, trầm hương, vàng bạc,
châu báu và thợ lành nghề, thầy tu, thầy bói, v.v..

_______________
1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, “Bang
giao chí”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006, t. 2, tr. 533.

11


Việc triều cống được quy định ba năm một lần. Từ
khi kinh đô của Trung Hoa chuyển lên Yên Kinh
(Bắc Kinh) thì sáu năm một lần, song phải có hai
lễ cống1. Trong lịch sử thế giới, các nước Ai Cập,
Hy Lạp, La Mã, Ba Tư,... đều bắt các nước nhỏ
phụ thuộc mình nhưng khơng ràng buộc các nước
phụ thuộc như phong kiến Trung Quốc.
Quan hệ thần phục được thiên triều đáp lại ở
nhiều mức khác nhau, từ chỗ được công nhận là
người đứng đầu quận, huyện, đến được công nhận
là phiên thuộc, rồi được đứng vào hàng chư hầu,
triều hội nhà Minh Đường2 và sau cùng là được
chấp nhận đứng đầu một nước với tư cách là quốc
vương. Phan Huy Chú viết: “Nước ta thời Hùng
Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc
nhưng danh hiệu cịn nhỏ, khơng được dự vào
hàng chư hầu triều hội ở nhà Minh Đường. Rồi bị

_______________
1. Ví dụ: Đồ cống năm 1431 của vua Lê cho nhà Minh

gồm 1 người vàng (trả nợ việc Lê Lợi chém đầu Liễu Thăng
tại trận Chi Lăng), 1 lư hương bạc, 1 đơi bình hoa bạc, 300
tấm lụa thổ sản, 14 đôi ngà voi, 20 lọ hương hun áo, 2 vạn
nén tuyền hương, 24 khối tốc hương. Cũng năm này, Lê Lợi
tạ ơn được phong vương nên cống 5 vạn lạng vàng. Đồ cống
nhà Mạc gồm: lư hương và bình hoa vàng 4 bộ (nặng 100
lạng), rùa vàng 1 con nặng 90 lạng, hạc bạc và đài bạc mỗi
thứ 1 cái nặng 50 lạng, bình hoa và lư hương bạc 2 bộ nặng
2.150 lạng, 12 chiếc mâm bạc nặng 64 lạng, trầm hương 60
cân (cân ta), tốc hương 148 cân.
2. Nhà Minh Đường: Lễ đường của nhà Minh, được xem
như phòng khánh tiết, là nơi các chư hầu triều hội.

12


Triệu Đà kiêm tính, nhà Hán phong Đà làm Nam
Việt Vương, chỉ được sánh với chư hầu của Trung
Quốc, chứ chưa được nêu là một nước, về sau nội
thuộc nhà Hán, nhà Đường, bèn thành quận,
huyện (của Trung Quốc). Đến khi Đinh Tiên
Hồng bình định các sứ qn, khơi phục, mở
mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ sách phong của Trung
Quốc mới nhận cho đứng riêng là một nước”1.
Việc phong vương không đơn giản, là cuộc đấu
tranh gay go, quyết liệt, phức tạp. Không phải vua
Đại Việt nào cũng được phong vương ngay, nhất là
khi quyền lực của dòng họ này chuyển sang dòng
họ khác hoặc sau những lần chiến thắng các cuộc
xâm lược, giết nhiều tướng tá của thiên triều, làm

thiên triều mất mặt,... Ví dụ, Hồng đế Lê Hồn
lên ngơi cuối năm 980, năm 981 đánh tan cuộc
xâm lược của nhà Tống, uy danh lẫy lừng mà đến
năm 986, vua Tống mới sai sứ sang phong cho Lê
Hoàn chức Tiết độ sứ, rồi chức Kiểm hiệu Thái úy
(năm 988), Đặc tiến (năm 990), Giao Chỉ quận
vương (năm 993), Nam Bình vương kiêm Thị
trung (năm 997). Tính từ khi Ngô Quyền giành lại
độc lập (năm 938) đến tận năm 1175, vua Tống
Cao Tông mới phong vua Lý Anh Tông làm An
Nam quốc vương.

_______________
1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd,
tr. 534-535.

13


Việc triều cống cũng là cuộc đấu tranh ngoại
giao căng thẳng, không kém phần cam go của các
triều đại Việt Nam đối với Trung Quốc. Triều
Trần đã không chấp nhận yêu sách của nhà
Nguyên đòi cống thợ và thầy thuốc giỏi. Đến tận
năm 1718, sứ thần Nguyễn Công Hãng mới dùng
lý lẽ để bác lệ triều cống này.
Mặc dù vua Đại Việt phải chấp nhận việc
thiên triều phong vương, song bên trong thì các
vua của nước ta đều xưng đế, coi mình ngang
hàng các hồng đế Trung Hoa, khẳng định Việt

Nam là quốc gia độc lập, chủ quyền, không cho
thiên tử can thiệp vào công việc nội bộ của nước
Nam. Đó là tinh thần:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời,
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời1
Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

_______________
1. Bản dịch của Trần Trọng Kim.

14


Núi non, bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời
xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Ngun, mỗi bên
hùng cứ một phương1.
Bình Ngơ đại cáo (Nguyễn Trãi)
Mặt khác, vào lúc hưng thịnh, vua chúa Đại

Việt cũng coi mình là nước lớn, các nước nhỏ xung
quanh như Chiêm Thành, Hỏa Xá, Thủy Xá, Vạn
Tượng, Cao Miên đều phải thần phục. Năm 1815,
vua Gia Long công bố danh sách 13 nước chư hầu.
Chế độ sách phong và triều cống đối với các
vua Trung Hoa chấm dứt sau khi thực dân Pháp
xâm lược nước ta, buộc triều đình Huế ký Hiệp
ước Hácmăng, ngày 25 tháng 8 năm 1883 và Hiệp
ước Patơnốt, ngày 6 tháng 6 năm 1884, Việt Nam
trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Ấn tín bị
nung chảy.
Kết hợp chặt chẽ đánh với đàm, kiên
quyết bảo vệ độc lập chủ quyền đất nước khi
bị xâm phạm
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, triều đại
nào cũng coi Việt Nam là phiên thuộc, ln tìm
cách thơn tính, chinh phục. Phong kiến Trung Quốc

_______________
1. Bản dịch của Ngô Tất Tố.

15


đã tiến hành xâm chiếm, đô hộ Việt Nam 11 lần.
Cuộc xâm lược đầu tiên là của nhà Tần (cuối thế
kỷ III trước Công nguyên), rồi đến các cuộc xâm
lăng của các nhà Hán, Ngô, Tống, Tề, Lương, Trần,
Tùy, Đường, Lương, Nam Hán, Tống, Nguyên,
Minh, Thanh. Dưới triều Lý, vào năm 1077, sau

khi chặn đứng quân Tống ở sông Như Nguyệt, Lý
Thường Kiệt đã “dùng biện sĩ để bàn hòa, không
nhọc tướng, khỏi tốn xương máu, bảo an được tông
miếu”. Ông đã cử Kiều Văn Ứng sang thương
lượng với Quách Quỳ hạ chiếu rút đại binh và nhà
Lý lập tức sai sứ sang “tạ tội” và triều cống. Đề
nghị của Lý Thường Kiệt đã mở lối thoát cho quân
Tống rút về nước trong danh dự. Đây là lần đầu
tiên trong lịch sử dân tộc, cha ông ta đã kết hợp
đánh và đàm nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền.
Tiếp đó, là cuộc đấu tranh lâu dài đòi sáu huyện,
ba động và cử sáu sứ bộ sang Trung Quốc từ năm
1077 đến 1088 để đòi lại hai động Vật Dương và
Vật Ác bị nhà Tống chiếm năm 1077. Trong cuộc
kháng chiến chống xâm lược Nguyên - Mông, nhà
Trần đã kết hợp đấu tranh ngoại giao với đấu
tranh quân sự nhằm giữ gìn hịa bình, tranh thủ
thời gian chuẩn bị lực lượng. Cuộc đấu tranh
ngoại giao cực kỳ gay go, phức tạp. Vua Trần đã
chủ động cử sứ bộ Chu Bắc Lãm sang tận Thiểm
Tây, Trung Quốc để gặp chúa Mông Cổ là Mông
Kha xin ba năm triều cống một lần nhằm giữ
quan hệ. Kết quả là vào năm 1261, Hốt Tất Liệt

16


đã chấp nhận đề nghị và cấm quân xâm phạm bờ
cõi Đại Việt, khiến cho nền hịa bình tạm thời
được giữ vững. Xen giữa ba lần Nguyên - Mông

xâm lược Việt Nam, nhà Trần đã cử nhiều sứ bộ
sang triều cống, thương lượng, bác bỏ các yêu sách
vô lý của nhà Nguyên, giải quyết hậu quả chiến
tranh. Đánh giá về ngoại giao triều Trần, tác giả
Lịch triều hiến chương loại chí viết: “Trong
khoảng hơn trăm năm ngăn được sự nhịm ngó
của Trung Quốc mà tăng thêm thanh danh cho
văn hiến nước nhà, đó là nhờ sự giao tiếp đắc nghị
giúp sức vậy”1.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược
nhà Minh, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã kết hợp khéo léo
giữa ngoại giao và chiến trường. Nghĩa quân Lam
Sơn đã tiến hành thương lượng với quân Minh đầu
năm 1423, để có được hai năm hịa hỗn, củng cố
lực lượng; tiếp đó, đã kết hợp quân sự và ngoại
giao, binh vận hạ thành Trà Long mà khơng tốn
một mũi tên, hịn đạn nào; đặc biệt xuất sắc là kết
hợp ngoại giao với quân sự buộc Tổng binh Vương
Thông tham dự Hội thề Đông Quan, cam kết rút
quân về nước theo điều kiện của nghĩa quân.
Dưới thời Tây Sơn, ngoại giao tiếp nối của
quân sự, cha ông ta đã rất thành công trong việc
giải quyết hậu quả chiến tranh, ngăn chặn âm

_______________
1. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd,
tr. 618.

17



mưu tiến đánh nhằm báo thù của nhà Thanh. Tại
Tam Điệp, khi chuẩn bị đưa quân ra Thăng Long,
Quang Trung nói với các tướng: “Chúng là nước
lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận,
ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì
việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là
phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy,
chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao,
không phải Ngơ Thì Nhậm thì khơng ai làm
được”1. Thực hiện chủ trương sáng suốt trên, sau
đại phá quân Thanh, nhiều sứ bộ ngoại giao đã
được cử sang Trung Quốc vừa là để ngăn chặn nhà
Thanh đánh báo thù, vừa bình thường hóa quan
hệ sau chiến tranh. Vua Càn Long chấp nhận
giảng hịa, hủy kế hoạch tấn cơng báo thù, phong
vương và gả cơng chúa cho vua Quang Trung,...
Hịa hiếu giữa hai nước nhanh chóng được khơi
phục. Vua Càn Long lại cho vẽ tranh cảnh đón sứ
bộ Nguyễn Quang Hiển, tự đề thơ vào tranh và
đặc biệt là đón Quang Trung giả vơ cùng long
trọng. Thành viên sứ bộ, Đồn Nguyễn Tuấn phải
thốt lên: “Từ trước đến giờ, người mình đi sứ
Trung Quốc, chưa có lần nào lạ lùng và vẻ vang
như thế”2.

_______________
1. Ngơ Gia Văn Phái: Hồng Lê nhất thống chí, Nxb. Văn
học, Hà Nội, 1970, tr. 362-363.
2. Lưu Văn Lợi: Ngoại giao Đại Việt, Nxb. Công an nhân

dân, Hà Nội, 2000, tr. 188.

18


Nêu cao chính nghĩa, ngoại giao tâm cơng
Trong bất kỳ một cuộc chiến tranh nào, mỗi
bên đều tìm cách giành lẽ phải về mình. Về phía
chúng ta, là người bị xâm lược, cuộc chiến tranh
là chính nghĩa. Để giúp nhân dân hiểu và chống
lại luận điệu lừa bịp của kẻ địch, cha ông ta đều
coi trọng đấu tranh giành ngọn cờ chính nghĩa.
Đào Tử Kỳ, sứ giả của vua Trần thế kỷ XIII, nói:
“Sự trực vi tráng, khúc vi lão” (Lý thẳng thì
thắng, lý cong thì thua, khơng phải lấy lẽ yếu,
mạnh mà bàn được). Nguyễn Trãi trong Bình
Ngơ Đại cáo viết:
Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Tính chất chính nghĩa là cơ sở tiến hành
phương pháp ngoại giao tâm cơng. Đó là cách
đánh vào lịng người bằng chính nghĩa, lẽ phải,
đạo lý và nhân tính. Điển hình của ngoại giao tâm
cơng Đại Việt là Nguyễn Trãi. Ơng tun bố: Ta
mưu đánh vào lịng người, không chiến mà cũng
thắng. Khi quân Minh bị bao vây trong thành
Đông Quan, Nguyễn Trãi đã gửi hàng chục bức
thư cho Vương Thông và các tướng lĩnh quân
Minh, vạch rõ tính chính nghĩa của cuộc khởi
nghĩa, tinh thần nhân đạo của quân dân ta,

khẳng định sự thất bại tất yếu của kẻ xâm lược,
làm cho quân giặc hoang mang. Ông đã chỉ ra cho
họ con đường duy nhất là hòa, rút quân trong
danh dự. Trong một lá thư gửi Vương Thông,

19


Nguyễn Trãi phân tích hết sức thuyết phục những
nguyên nhân tất yếu phải thất bại:
“... Nay tính hộ các ơng thì có sáu điều phải thua:
- Nước lụt chảy tràn, tường rào đổ lở, lương cỏ
thiếu thốn, ngựa chết, quân ốm. Đó là điều phải
thua thứ nhất.
- Nay những nơi quan ải hiểm yếu đều có quân
và voi của ta đồn giữ nếu viện binh (của các ngươi)
đến thế tất phải thua. Viện binh đã thua thế tất
các ông bị bắt. Đó là điều phải thua thứ hai.
- (Ở nước các ơng) Qn mạnh, ngựa tốt nay
đóng cả ở miền Bắc để phịng bị qn Ngun,
khơng rỗi nhìn đến phía Nam. Đó là điều phải
thua thứ ba.
- Ln động can qua, liên tiếp đánh dẹp
(người nước ông) nhao nhao thất vọng. Đó là điều
phải thua thứ tư.
- Gian thần chuyên chính, chúa yếu giữ ngơi,
xương thịt hại nhau, gia đình sinh biến. Đó là
điều phải thua thứ năm.
- Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng,
anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giới

càng tinh, vừa cày ruộng vừa đánh giặc. Quân sĩ
trong thành đều mệt mỏi, tự chuốc diệt vong. Đó
là điều phải thua thứ sáu.
Nay giữ cái thành cỏn con để chờ sáu điều thất
bại, ta lấy làm tiếc cho các ơng lắm. Cổ ngữ có câu:
“Nước xa không cứu được lửa gần”. Giá viện binh có
đến cũng khơng ích gì cho sự bại vong”.

20


Nguyễn Trãi đã chỉ ra lối thoát duy nhất là
rút quân về nước và Đại Việt cam kết sẽ tạo mọi
điều kiện và đảm bảo an ninh cho việc rút quân.
Đồng thời, Nguyễn Trãi khẳng định Đại Việt: “giữ
phận bề tôi, không thiếu chúc công...”1. Bằng ngoại
giao tâm công, trước đó nghĩa quân Lam Sơn đã hạ
được một loạt thành mà không phải đổ xương máu.
Ngoại giao tâm công đã trở thành bài học kinh
nghiệm ngoại giao hay của cha ông ta, được vận
dụng rất thành công trong ngoại giao thời đại Hồ
Chí Minh.
Kiên trì ngun tắc, song rất mềm mỏng,
linh hoạt trong ứng xử ngoại giao
Quá trình đấu tranh ngoại giao của cha ơng ta
đã dần hình thành một cách ứng xử: rất kiên trì
nguyên tắc, song cũng linh hoạt, mềm mỏng, khéo
léo. Nhân tố chủ yếu dẫn đến sự ra đời của nguyên
tắc ứng xử này xuất phát từ đặc trưng văn hóa của
dân tộc Việt Nam. Trung Hoa xưa là nước lớn, có

chung biên giới, lại ln có dã tâm xâm chiếm, đồng
hóa nước Đại Việt. Chúng ta chỉ có thể thay đổi được
bạn bè, khơng ai thay đổi được láng giềng. Nói như
Phan Huy Chú: “xét lý thế thực phải như thế”2.

_______________
1. Nguyễn Trãi: Quân trung từ mệnh tập, Nxb. Văn - Sử Địa, Hà Nội, 1961, tr. 134.
2. Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Sđd,
tr. 533.

21


Để có thể giữ vững được độc lập, chủ quyền,
chống lại được mưu đồ đồng hóa của phong kiến
phương Bắc, ông cha ta đã thực hiện chính sách
đối ngoại khôn khéo, thơng minh là “thần phục
thiên triều”, “ở trong thì xưng đế, mà đối ngồi thì
xưng vương” như đã nói ở trên. Đồng thời, đi liền
với đường lối ngoại giao đó là cách ứng xử mềm
mỏng, linh hoạt, uyển chuyển. Khúc Thừa Dụ chỉ
nhận chức Tĩnh hải quân Tiết độ sứ Đồng bình
chương sự của thiên triều. Thực tế, ơng xây dựng
cơ cấu chính quyền theo mơ hình có sẵn của
Trung Hoa, nhưng thực chất là bãi bỏ các quan lại
Trung Hoa mà thay vào là quan lại Việt. Đinh Bộ
Lĩnh, Lê Hồn khi lên ngơi đều đã xưng đế, song
lúc đầu cũng chỉ xin “thiên triều” phong chức Tiết
độ sứ,... Trừ Ngơ Quyền, cịn tất cả các vua Việt
đều nhận sách phong của thiên triều.

Việc ứng xử mềm mỏng của cha ơng cịn thể
hiện dù đánh thắng qn xâm lược, song đều
nhận trách nhiệm về mình. Lê Lợi, Quang Trung
đều nhận lỗi về mình và do sự khiêu khích của
quan lại địa phương ở biên giới nên mới xảy ra
chiến tranh giữa Trung Quốc và Đại Việt. Ví dụ
như trong Biểu của Quang Trung gửi hoàng đế
Càn Long của nhà Thanh, do sứ bộ Hám Hổ Hầu
chuyển ngay sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
có viết: “... Mồng 5 tháng Giêng năm nay (1789) tôi
tiến đến Lê thành những mong Tơn Sỹ Nghị nghĩ
lại, họa may có thể đem ngọc lụa thay đồ can qua,

22


xoay binh xa làm hội xiêm áo. Tôi nhũn nhặn xin
yết kiến, nhưng Nghị không hề trả lời.
Qua bữa sau, quân Nghị xông vào đánh trước,
vừa mới giao phong đã đổ vỡ, chạy tan bốn ngả,...
Trộm nghĩ: binh đao là việc bất đắc dĩ của thánh
nhân. Đại hoàng đế tham nghiêm ngự nơi cửu
trùng. Những chuyện cương thường, Tôn Sỹ Nghị
không hề tâu rõ từng việc một. Hắn che lấp tai, mắt
của nhà vua đến nỗi làm cho sự thể rối ren đến thế.
Châu chấu đá xe, tôi thật không dám. Song
cửa nhà vua xa cách muôn dặm, hễ tôi nhúc nhích
làm gì liền bị kẻ khốn thần hiếp đáp. Khơng sao
nhịn nổi, nên hình tích mới dường như chống cự.
Thiết nghĩ nước tôi từ Đinh, Lê, Lý, Trần trở đi

thế đại đổi thay, chẳng phải chỉ có một họ. Nếu ai
có thể làm rào giậu ở phương nam thì thiên triều
lượng rộng như biển, thường vẫn làm ngơ lỗi nhỏ,...
Nay lòng người đã chán nhà Lê, con cháu họ Lê
đói kém, hèn yếu, khơng được lịng dân theo về.
Tơn Sỹ Nghị vì cớ nơng nổi; khơng thấu suốt
sự tình và lý do... Hắn gây mối binh tranh khiến
cho bọn sinh linh phải cay đắng, khốn khổ,...
Tơi đóng qn ở thành Long Biên, nghển cổ
ngóng trơng về cửa trời,...
Tơi xin kính cẩn sai sứ sang cửa cung khuyết,
xung phiên, sửa lễ cống. Lại đem số người hiện còn
của nhà vua dâng nộp để tỏ tấc dạ thật này,...”1.

_______________
1. Lưu Văn Lợi: Ngoại giao Đại Việt, Sđd, tr. 173-179.

23


×