Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

SO SÁNH CHỦ TRƯƠNG TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TRONG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN THÁNG 2 – 1930 VÀ LUẬN CƯƠNG CHÍNH TRỊ THÁNG 10-1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.48 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
ĐỀ 2: SO SÁNH CHỦ TRƯƠNG TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TRONG
CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN THÁNG 2 – 1930 VÀ LUẬN CƯƠNG
CHÍNH TRỊ THÁNG 10-1930?
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Lớp: POLI200425 – Đợt 2
Tên giảng viên: Tơ Thị Hạnh Nhân

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
ĐỀ 2: SO SÁNH CHỦ TRƯƠNG TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG TRONG
CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN THÁNG 2 – 1930 VÀ LUẬN CƯƠNG
CHÍNH TRỊ THÁNG 10-1930?
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Lớp: POLI200425 – Đợt 2
Tên giảng viên: Tơ Thị Hạnh Nhân
NHĨM 2:
Tên thành viên: Nguyễn An Bình – 46.01.401.022
Dương Thị Huỳnh Như – 46.01.401.182
Lê Thị Cẩm Ly – 46.01.401.137
Huỳnh Hạnh Thư – 46.01.401.259


Lê Thời Tuấn – 46.01.301.141
Đặng Hồng Phương Thảo – 46.01.401.242
Phan Huỳnh Phương Thùy – 46.01.401.267
Phạm Thị Ngọc Mỹ - 46.01.401.150
Hoàng Minh Nhựt – 46.01.401.185
Cao Tuyết Nhi – 46.01.401.176
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2022


i
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Cô Tô Thị Hạnh Nhân - giảng viên
học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện đề tài
này.
Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Trường, Phòng đào tạo, các thầy cơ Khoa
Giáo dục chính trị - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho
nhóm hồn thành đề tài.
Bên cạnh đó, nhóm xin bày tỏ lòng biết ơn các bạn cùng học học phần Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam đã có những ý kiến đóng góp chân thành để nhóm hồn thành đề tài
nghiên cứu.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm 2022
THƯ KÍ

Dương Thị Huỳnh Như

NHĨM TRƯỞNG

Nguyễn An Bình


THÀNH VIÊN

THÀNH VIÊN

Huỳnh Hạnh Thư

Lê Thị Cẩm Ly

THÀNH VIÊN

THÀNH VIÊN

Lê Thời Tuấn

Đặng Hồng Phương Thảo


ii

THÀNH VIÊN

Phan Huỳnh Phương Thùy
THÀNH VIÊN

Hoàng Minh Nhựt

THÀNH VIÊN

Phạm Thị Ngọc Mỹ
THÀNH VIÊN


Cao Tuyết Nhi


iii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................v
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
5. Thời gian nghiên cứu.........................................................................................2
NỘI DUNG.............................................................................................................3
1. LÝ LUẬN CHUNG............................................................................................3
1.1. Vai trò của lực lượng cách mạng (LLCM)................................................3
1.2. Khái niệm “Cương lĩnh”............................................................................3
2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ........................................................................................5
2.1. Bối cảnh lịch sử ra đời của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên (2-1930).......5
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời....................................................................................5
2.1.2. Nội dung cơ bản.....................................................................................6
2.1.3. Ý nghĩa lịch sử.......................................................................................7
2.2. Bối cảnh lịch sử ra đời của Luận cương Chính trị đầu tiên (10-1930)....8
2.2.1. Hồn cảnh lịch sử:..................................................................................8
2.2.2. Nội dung chính của Luận Cương chính trị.............................................9
2.2.3. Ý nghĩa của Luận Cương Chính Trị:....................................................11



iv
3. SO SÁNH CHỦ TRƯƠNG TẬP HỢP LLCM TRONG HAI CƯƠNG LĨNH
.......................................................................................................................................... 11
3.1. Giống nhau................................................................................................11
3.2. Khác nhau và nguyên nhân......................................................................13
3.2.1. Khác nhau:...........................................................................................13
3.2.2. Ưu nhược điểm của Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị......14
3.2.2.1. Ưu nhược điểm trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên tháng 2/1930
.............................................................................................................................. 14
3.2.2.2. Ưu nhược điểm trong Luận cương chính trị đầu tiên tháng 10/1930
.............................................................................................................................. 16
3.3. Nguyên nhân..............................................................................................16
4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHỦ TRƯƠNG TẬP HỢP LLCM TRONG HAI
CƯƠNG LĨNH................................................................................................................ 18
KẾT LUẬN........................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................21


v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng.........................4
Hình 2: Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đơng Dương (10-1930)...................5
Hình 3: Cuộc họp lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên..................8
Hình 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh.........................................................................................8
Hình 5: Đồng chí Trần Phú.............................................................................................9
Hình 6: Tranh vẽ đồng chí Trần Phú viết dự thảo Luận Cương Chính Trị......................9
Hình 7: Đảng Cộng sản Việt Nam Vinh Hùng, 2019.......................................................12
Hình 8: Đại biểu tham dự hội nghị luận cương chính trị đầu tiên (Tháng 2 – 1930).......19



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đảng Cộng sản Việt Nam, người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Mỗi Cương lĩnh của Đảng là một dấu son chói lọi phản ánh sự trưởng thành
của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Các Cương lĩnh cách mạng xác định các quan điểm, nguyên tắc và phương hướng
chính trị, cùng với các chủ trương, chính sách của Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình
tóm tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị thống nhất các tổ
chức Cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, đầu năm 1930, thông qua là những văn
bản của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Cương lĩnh đầu tiên - tuy vắn tắt - nhưng
đã xác định được nhiều vấn đề thuộc về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam
- một cương lĩnh cách mạng đúng đắn và sáng tạo, nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp,
thấm đượm tính dân tộc và tính nhân văn. Độc lập, tự do là tư tưởng chủ yếu là hịn ngọc
q khảm trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Với Cương lĩnh đầu tiên của
Đảng, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối cách mạng và khoa học - đường lối: ''tư
sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản''. Chính nhờ có
Cương lĩnh cách mạng đúng đắn và sáng tạo đó nên vừa mới ra đời, Đảng: ''liền giương
cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân ta tiến lên đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp. Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan
cái màn đen tối, soi đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng
lợi trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong''.
Giữa lúc phong trào cách mạng đang diễn ra quyết liệt, tháng 10-1930, Ban Chấp
hành Trung ương Đảng đã họp quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng
Cộng sản Đông Dương, thông qua Nghị quyết của Trung ương mới về tình hình hiện tại ở
Đơng Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, cơng bố bản Dự án Luận cương chính trị của
Đảng Cộng sản Đơng Dương do Trần Phú khởi thảo. Dự án Luận cương đã xác định được
nhiều vấn đề thuộc về chiến lược của cách mạng Việt Nam. Dự án Luận cương chỉ rõ:

cách mạng Đông Dương là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền có tính chất phản đế và


2
điền địa. Cách mạng tư sản dân quyền là thời kỳ dự bị để tiến lên cách mạng xã hội chủ
nghĩa, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa (về sau khái niệm này được Đảng
ta phát triển là ''không qua chế độ tư bản chủ nghĩa'').
Dưới ánh sáng đường lối cách mạng được xây dựng trên cơ sở Cương lĩnh của
Đảng, cả dân tộc đã liên tiếp vùng dậy đấu tranh đòi quyền sống, quyền độc lập dân tộc.
Trải qua 15 năm đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ, mùa thu năm 1945, bằng cuộc Cách
mạng Tháng Tám vĩ đại nhân dân ta đã đập tan chính quyền thực dân phát xít Nhật, lập
nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ. Để có một nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
vững mạnh như hiện nay thì không thể không nhắc đến 2 Cương lĩnh này: “Cương lĩnh
chính trị đầu tiên tháng 2 -1930 và luận cương chính trị tháng 10- 1930”.
Trên tinh thần muốn tìm tịi, khai thác về hai cương lĩnh này đã có những nội dung
gì mà đóng góp khơng hề nhỏ trong cách mạng Việt Nam và đồng thời so sánh hai Cương
lĩnh nhằm mục đích đào sâu hơn các khía cạnh của hai Cương lĩnh này, từ đó nhóm chỉ ra
các ưu nhược thì nhóm 2 chọn đề tài: “So sánh chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng
trong cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2 – 1930 và Luận cương chính trị tháng 101930?” để làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu rõ Cương lĩnh đầu tiên tháng 2 – 1930 và Luận
cương chính trị tháng 10 – 1930; so sánh điểm giống và khác nhau của 2 Cương lĩnh; từ
đó đưa ra các ưu nhược điểm để nhận xét đánh giá.
3. Đối tượng nghiên cứu: Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2 – 1930, Luận
cương chính trị tháng 10 – 1930, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, Triết học Mác – Lenin, chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt.
4. Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu,
ngồi việc sử dụng rộng rãi các phương pháp khoa học phổ quát như lịch sử, logic, logic –
lịch sử còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản khác như phân tích,
tổng hợp, so sánh, để khảo cứu tồn diện, hệ thống những nội dung cơ bản của đề tài.
Nhằm làm rõ tính hệ thống, tồn diện, giá trị độc đáo về nội dung vấn đề này, phương

pháp logic và khái qt hóa được dùng tích cực.
5. Thời gian nghiên cứu: 24/03/2022 – 05/04/2022


3
NỘI DUNG
1. LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Vai trò của lực lượng cách mạng (LLCM)
Trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị và
được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng, Người đã yêu cầu: “Đảng… phải thu phục
cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng… Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nơng, Thanh niên, Tân
Việt... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp...”.
Để thực hiện luận điểm này, Hồ Chí Minh đã tiến hành đồng thời hai hoạt động
chính. Một mặt, tìm mọi khả năng để quy tụ toàn thể nhân dân thuộc mọi giai cấp, tầng
lớp trong xã hội có lịng u nước, thương nòi vào một mặt trận rộng lớn; phê phán quan
điểm giai cấp cực đoan, biệt phái, có hại cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Mặt khác,
đề ra phương thức giải quyết từng bước mâu thuẫn giai cấp trong nội bộ xã hội Việt Nam,
chủ yếu là giữa nông dân với địa chủ, bằng những biện pháp thích hợp, như hiến điền,
giảm tô, giảm tức, tạm cấp ruộng đất…, để tăng cường sức dân và không phá vỡ mặt trận
đồn kết tồn dân tộc. Trong cách mạng giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ
Hồ Chí Minh, Đảng ta đã quy tụ được lực lượng cách mạng của tồn dân tộc, tạo nên sức
mạnh vơ địch giành thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ nền
độc lập dân tộc và làm thất bại mọi âm mưu, chính sách chia rẽ dân tộc của các thế lực thù
địch ở trong và ngoài nước.
Lực lượng của cuộc cách mạng xã hội là những giai cấp và tầng lớp nhân dân có
lợi ích ít hoặc nhiều gắn bó với cách mạng cùng đứng lên làm cách mạng. Lực lượng của
cách mạng do tính chất và điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi cuộc cách mạng quyết định.
Có những cuộc cách mạng cùng một kiểu nhưng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong nước
và trên thế giới khác nhau nên có những lực lượng cách mạng khác nhau.

1.2. Khái niệm “Cương lĩnh”
Cương lĩnh là văn bản kết tinh trí tuệ, phản ánh năng lực của một chính Đảng.
Xuất hiện trong những hồn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau, với những mục đích chính
trị cụ thể khác nhau, cương lĩnh chính trị của các chính Đảng có những giá trị cụ thể khác


4
nhau. Theo Bác, “Cương lĩnh là một bản tuyên ngôn vắn tắt, rõ ràng và chính xác nói lên
tất cả những điều mà Đảng muốn đạt được và vì mục đích gì mà Đảng đấu tranh”.
Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là văn bản trình bày tóm tắt
mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cương lĩnh
chính trị được coi là văn bản có giá trị cao nhất trong hệ thống các văn bản của Đảng
Cộng sản Việt Nam (trên cả Điều lệ Đảng). Cho đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có 5
cương lĩnh.
 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (2-1930)

Hình 1. Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng
Nguồn: diepdoan.violet.vn
 Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930)


5

Hình 2: Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đơng Dương (10-1930)
Nguồn: baotintuc.vn
 Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (2-1951)
 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Đảng
Cộng sản Việt Nam (6-1991)
 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011)

2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
2.1. Bối cảnh lịch sử ra đời của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên (2-1930)
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời
- Cuối năm 1929, khi nghe tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân liệt,
những người Cộng sản chia thành nhiều phái.
- Nhận được tin về sự chia rẽ của những người Cộng sản ở Đông Dương, Nguyễn
Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, có đầy đủ quyền quyết định mọi
vấn đề liên quan đến phong trào cách mạng ở Đông Dương, Người rời Xiêm đến Trung


6
Quốc, chủ động triệu tập đại biểu của hai nhóm (Đơng Dương và An Nam) và chủ trì Hội
nghị hợp nhất đảng tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).
- Hội nghị bắt đầu họp từ 06-01-1930. Sau nhiều ngày thảo luận, đến 07-02-1930,
Hội nghị đi tới nhất trí tán thành việc hợp nhất hai tổ chức Đông Dương Cộng sản Đảng
và An Nam Cộng sản Đảng thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt
Nam.
- Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt của Đảng,
Sách lược vắn tắt Đảng, Chương trình tóm tắt Đảng và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Các văn kiện này đã hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
2.1.2. Nội dung cơ bản
- Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng sản”.
- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng:
+ Về chính trị: Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước
Việt Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ cơng nơng binh; tổ chức qn đội cơng
nơng.
+ Về kinh tế: Tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân
hang, v.v.) của tư bản chủ nghĩa đế quốc Pháp để giao cho Chính phủ cơng nơng binh

quản lý; tịch thu tồn bộ ruộng đất của bọn chủ nghĩa đế quốc làm của công chia cho dân
cày nghèo; miễn thuế cho dân cày nghèo; mở mang công nghiệp và nông nghiệp; thi hành
luật ngày làm 8 giờ.
+ Về văn hóa - xã hội: Dân chúng được tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, phổ
thơng giáo dục theo cơng nơng hóa.
+ Về lực lượng cách mạng: Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và
phải dựa vào dân cày nghèo làm thổ địa cách mạng, đánh đổ bọn đại địa chủ và phong
kiến; làm cho các đồn thể dân cày (cơng hội, hợp tác xã) khơng cịn ở dưới quyền lực và
ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia; phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung
nơng, Thanh niên, Tân Việt, ... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Đối với phú nông,


7
trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít
lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng (như Đảng lập
hiến,..) thì phải đánh đổ.
+ Về lãnh đạo cách mạng: Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt
Nam. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai
cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được lòng dân chúng; trong khi liên lạc
với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng bộ một chút lợi ích gì của cơng
nơng mà đi vào con đường thỏa hiệp.
+ Về quan hệ của cách mạng: Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng
thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất
là giai cấp vô sản Pháp.
2.1.3. Ý nghĩa lịch sử
- Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo
theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, mở ra con đường và phương hướng phát triển
mới cho đất nước Việt Nam. Là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm
được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng
hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX.

- Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng
thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời, cách mạng
Việt Nam cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.


8

Hình 3: Cuộc họp

lực lượng cách

mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
Nguồn: tinycollege.edu.vn

Hình 4: Chủ tịch Hồ Chí Minh
Nguồn: firstreal.com.vn
2.2. Bối cảnh lịch sử ra đời của Luận cương Chính trị đầu tiên (10-1930)
2.2.1. Hồn cảnh lịch sử:
- Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới ra đời với đường lối cách mạng đúng đắn,
lãnh đạo quần chúng dấy lên phong trào cách mạng rộng lớn chưa từng có trước đó.
- Đang lúc phong trào cách mạng phát triển đến đỉnh cao, Ban chấp hành Trung
ương lâm thời của Đảng họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng tức Hồng Kông Trung
Quốc (từ ngày 14 đến 31/10/1930). Hội nghị thơng qua Nghị quyết về tình hình và nhiệm
vụ cần thiết của Đảng, thông qua Điều lệ Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng. Hội


9
nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị cử ra

Ban thường vụ Trung ương và bầu đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư của Đảng. Hội
nghị thảo luận và thơng qua bản Luận Cương Chính Trị của Đảng.

Hình 5: Đồng chí Trần Phú
Nguồn: wikipedia.org

Hình 6: Tranh vẽ đồng chí Trần Phú viết dự thảo Luận Cương Chính Trị
Nguồn: wikipedia.org
2.2.2. Nội dung chính của Luận Cương chính trị
- Phân tích tình hình xã hội của nước ta là xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nêu
lên những vấn đề cơ bản của Cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp
công nhân lãnh đạo. Chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào
và Cao Miên là “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa
chủ, phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”.
* Về phương hướng chiến lược:


10
- Luận Cương nêu rõ tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc
Cách mạng tư sản dân quyền có tính chất “thổ địa phản đế”. Sau đó sẽ tiếp tục phát triển,
bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.
* Về nhiệm vụ cách mạng:
- Cách mạng tư sản dân quyền là phải tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến,
đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bổn và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt
để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đơng Dương hồn tồn độc lập.
 Hai mặt đấu tranh có liên hệ mật thiết với nhau, vì có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa
mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi; mà có
phá tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa.
* Về lực lượng cách mạng:
- Trong Luận Cương cũng nhấn mạnh: “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư

sản dân quyền” là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày. Giai cấp vô sản và nông
dân là hai động lực của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó giai cấp vơ sản là động lực
chính và mạnh.
- Giai cấp vơ sản và nơng dân là hai động lực chính tuy nhiên điều kiện cốt yếu cho
sự thắng lợi của cách mạng ở Đơng Dương là cần phải có một Đảng Cộng Sản lãnh đạo.
Đảng phải có đường lối chính trị đúng đắn, có kỷ luật tập trung và phải có mối liên hệ mật
thiết với quần chúng. Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác
Lênin làm nền tảng tư tưởng, đại biểu chung cho quyền lợi của giai cấp vô sản ở Đông
Dương, đấu tranh để đạt được mục đích cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
* Về phương pháp cách mạng:
- Ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”. Đến lúc có
tình thế cách mạng, “Đảng phải lập tức lãnh đạo quần chúng để đánh đổ chánh phủ của
địch nhân và giành lấy chánh quyền cho công nông”. Võ trang bạo động để giành chính
quyền là một nghệ thuật, "phải tuân theo khuôn phép nhà binh".
* Về quan hệ quốc tế:
- Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vơ sản thế giới, vì thế
giai cấp vơ sản Đơng Dương phải đồn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết


11
là vô sản Pháp, và phải mật thiết liên lạc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa
và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở
Đông Dương.
2.2.3. Ý nghĩa của Luận Cương Chính Trị:
- Luận Cương Chính Trị tháng 10/1930 đã xác định nhiều vấn đề cơ bản về chiến
lược cách mạng ở nước ta mà Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đã nêu như mục
đích, tính chất của cách mạng trong giai đoạn đầu là làm cách mạng tư sản dân quyền (tức
cách mạng dân tộc dân chủ) với hai nhiệm vụ là làm cách mạng và chống phong kiến,
nhằm thực hiện độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho nhân dân.
Về cơ bản đã thống nhất với nội dung của Chính cương, sách lược vắn tắt của Hội

nghị thành lập Đảng tháng 2/1930. Luận Cương bước đầu đã khẳng định một số vấn đề
có tính quy luật của cách mạng Việt Nam, Luận Cương còn xác định thêm con đường
đúng đắn tiến lên giành chính quyền phải là con đường cách mạng bạo lực của quần
chúng.
3. SO SÁNH CHỦ TRƯƠNG TẬP HỢP LLCM TRONG HAI CƯƠNG LĨNH
3.1. Giống nhau
Về đường lối chiến lược đều tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Tức có hai giai đoạn cách mạng nối tiếp nhau. Đó là đường lối chiến lược
cách mạng Việt Nam được thông qua từ hội nghị thành lập Đảng đó là “độc dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội”. Và được gọi là sợi chỉ đỏ trong suốt tiến trình cách mạng Việt
Nam cho đến bây giờ. Như trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc có
ghi “tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản”, cịn trong Luận cương chính trị của Trần Phú nêu rõ “cách mạng Đông Dương lúc
đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền sau đó tiếp tục phát triển bỏ qua thời kì tư bản
chủ nghĩa và tiến thẳng lên giai đoạn xã hội chủ nghĩa”.
Về nhiệm vụ cách mạng đều chống đế quốc, chống phong kiến. Đây là hai nhiệm vụ
quan trọng, giải quyết những mâu thuẫn về vấn đề dân tộc, dân chủ hay vấn đề giai cấp.
Trong luận cương tháng 10 đã khẳng định có đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa mới phá
tan được giai cấp địa chủ và làm cuộc cách mạng thổ địa được thắng lợi ngược lại có phá


12
tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa. Có thể thấy hai
nhiệm vụ có quan hệ khăng khít với nhau.
Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân. Đây là hai lực lượng
nồng cốt và cơ bản đông đảo trong xã hội góp phần to lớn vào cơng cuộc giải phóng dân
tộc nước ta. Coi liên minh cơng- nơng là lực lượng chính, hết sức quan trọng để thực hiện
cách mạng, quan tâm tới lợi ích của cơng nhân và nông dân.
Lãnh đạo cách mạng đều là giai cấp cơng nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.


Hình 7: Đảng Cộng sản Việt Nam Vinh Hùng, 2019
Nguồn: vinhhung.thuathienhue.gov.vn
Về phương pháp cách mạng, dùng bạo lực cách mạng. Sử dụng sức mạnh của quần
chúng nhân dân, sức mạnh của tồn dân nhất là sức mạnh của cơng nhân và nông dân, đây
là phương pháp cách mạng rất đúng đắn cuả cách mạng vơ sản. Như trong luận cương
chính trị tháng 10 cũng đã ghi rõ cách mạng phải đấu tranh từ thấp đến cao, từ phần ít đến
khi có thời cơ thì tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền về tay cơng- nơng.
Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ của cách mạng thế giới.Cho nên
cách mạng VN phải hết sức liên lạc với phong trào vơ sản và phong trào giải phóng dân
tộc của các nước ở trên thế giới để mở rộng quan hệ bên ngồi và tìm đồng minh cho
mình.
Như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết
hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam”.
Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách
mạng vô sản chịu ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917. (Đỗ
Dương,2022& hoatieu, 2021).


13
3.2. Khác nhau và nguyên nhân
3.2.1. Khác nhau:
Một là, phạm vi tiến hành cách mạng. Trong Cương lĩnh chính trị là giải quyết các
vấn đề cách mạng Việt Nam. Trong Luận cương chính trị phạm vi là giải quyết vấn đề
cách mạng của ba nước Đông Dương (Việt Nam- Lào- Campuchia).
Hai là, trong cương lĩnh đã xác định mẫu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc giữa
nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu
của cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng là
đánh đổ giặc Pháp sau đó mới đánh đổ phong kiến và tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ
dân tộc và dân chủ). Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ trọng đại của cách mạng,
nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết.

Như vậy, mục tiêu của Cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập,
nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian
chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ cơng nơng binh và tổ chức cho qn đội
cơng nơng, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng phổ thơng giáo dục theo hướng
cơng nơng hóa. Trong Luận cương chính trị đã xác định mâu thuẫn chủ yếu nổi lên trong
giai đoạn này là mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ phong kiến thì xác định phải
“tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tiền tư bản
và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm
cho Đơng Dương hồn tồn độc lập”.
Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc có quan
hệ khăng khít với nhau. Việc xác định nhiệm vụ của Luận cương đã đáp ứng những yêu
cầu khách quan đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam. Tuy
nhiên, Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa
nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng đầu mà đó là nêu cao vấn đề
đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất. Luận cương tháng 10 chưa có chiến lược
đại đồn kết dân tộc và đặt nhiệm vụ thổ địa ruộng đất là thiết yếu, từ đó giành độc lập
dân tộc và ruộng đất dân cày.


14
Ba là, về lực lượng cách mạng: Trong Cương lĩnh chính trị xác định lực lượng
cách mạng là giai cấp cơng nhân và nơng dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh
đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung nông, tiểu địa chủ và tư
bản Việt Nam chưa rõ mặt phản cách mạng.
Như vậy, ngồi việc xác định lực lượng nịng cốt của cách mạng là giai cấp cơng
nhân thì Cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng
vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc. Với Luận cương thì xác định giai cấp vơ
sản và nơng dân là hai động lực chính của cách mạng mạng tư sản dân quyền, trong đó
giai cấp vơ sản là đơng lực chính và mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng, nơng dân có
số lượng đơng đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng, cịn những giai cấp và tầng

lớp khác ngồi cơng nơng như tư sản thương nghiệp thì đứng về phía đế quốc chống cách
mạng, cịn tư sản cơng nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát
triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Điều đó cho thấy chưa phát huy được khối đoàn kết dân
tộc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, khả năng chống đế
quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận
trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai.
Bốn là, về lãnh đạo trong Cương lĩnh là Đảng Cộng sản Việt Nam còn trong luận
cương là Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm là, phương pháp tiến hành Cách mạng. Trong Cương lĩnh chính trị thì bao
gồm: đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị, và bạo lực cách mạng. Trong khi Luận
cương chính trị chủ yếu là bạo lực cách mạng.
Sáu là, về chiến lược Cách mạng. Trong Cương lĩnh chính trị thổ địa cách mạng
không nằm trong nội dung của Cách mạng tư sản dân quyền. Trong Luận cương chính trị
thổ địa cách mạng là một nội dung của cách mạng tư sản dân quyền. Có nghĩa là cách
mạng tư sản dân quyền bao gồm cả nhiệm vụ chống đế quốc, phong kiến, thực hiện cách
mạng ruộng đất (Hoa tiêu, 2019).
3.2.2. Ưu nhược điểm của Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị
3.2.2.1. Ưu nhược điểm trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên tháng 2/1930
* Ưu điểm:


15
- Cương lĩnh đã xác định được nội dung cơ bản nhất của cách mạng Việt Nam.
- Phù hợp với xu thế phát triển thời đại mới, giải quyết được đường lối và giai cấp
lãnh đạo đã trở thành ngọn cờ tập hợp các tầng lớp cách mạng, đấu tranh chống Pháp.
- Cương lĩnh đánh dấu bước phát triển về chất của cách mạng Việt Nam chứng tỏ
giai cấp công nhân và đội tiên phong là Đảng đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến
thắng lợi.
- Cương lĩnh giải quyết được mẫu thuẫn: xã hội Việt Nam tồn tại hai mẫu thuẫn đó
là mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ phong kiến, mâu thuẫn dân tộc giữa toàn

thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp. Cương lĩnh cũng chỉ ra rằng mâu thuẫn dân tộc là
quan trọng nhất cần phải được giải quyết ngay sau khi giải quyết xong mâu thuẫn dân tộc
thì mới giải quyết mâu thuẫn giai cấp.
- Cương lĩnh cũng đã giải quyết được đường lối cách mạng đó là cách mạng vô sản
kết thúc bằng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
* Nhược điểm:
Tuy rằng, nội dung Cương lĩnh vẫn cịn một vài vấn đề về sau khơng hồn tồn
phù hợp với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác
nhau, song với sự bổ sung của Luận cương chính trị được thông qua tại Hội nghị lần thứ
nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã được hoàn
thiện hơn.
* Ý nghĩa
- Khẳng định được lần đầu tiên, cách mạng Việt Nam có một bản Cương lĩnh chính
trị phản ánh được quy luật khách quan của xã hội Việt Nam. Đáp ứng được những nhu
cầu cơ bản và cấp bách của xã hội Việt Nam. Phù hợp với xu hướng của thời đại, định
hướng chiến lược đúng đắn trong tiến trình pháp triển của cách mạng Việt Nam. Đó là
những giá trị về mặt lí luận của Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2/1930.
- Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời đến nay đã khẳng định sự
đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Theo Cương lĩnh đó, cách mạng Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm thay đổi cả vận mệnh của dân tộc,
từng bước khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng ta có thể khẳng


16
định rằng mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong xã hội hiện đại này đều gắn liền
với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và soi đường của Cương lĩnh chính trị
đầu tiên đã mở đầu cho những thắng lợi to lớn có ý nghĩa lịch sử. Thực hiện đường lối
chiến lược được hoạch định trong Cương lĩnh chính trị, Việt Nam ta từ một nước thuộc
địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập tự do, phát triển theo con đường xã hội
chủ nghĩa, nhân dân Việt Nam từ nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Đất nước ra

khỏi thời kì nghèo nàn, kém phát triển, đẩy nhanh sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.
3.2.2.2. Ưu nhược điểm trong Luận cương chính trị đầu tiên tháng 10/1930
* Ưu điểm:
Bản Luận cương đã khẳng định lại nhiều vấn đề mà Cương lĩnh đã nêu ra: đường
lối cách mạng, lực lượng cách mạng, đồn kết quốc tế, vai trị lãnh đạo của Đảng. Luận
cương của Trần Phú có những điểm sáng tạo hơn như đã đề ra phương pháp cách mạng,
nguyên tắc Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
* Nhược điểm:
- Luận cương đã không vạch ra được đâu là mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc
địa là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược và phong
kiến tay sai. Từ đó khơng đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu mà nặng về đấu tranh
giai cấp, vấn đề cải cách ruộng đất, không phù hợp với cách mạng Việt Nam.
- Đánh giá khơng đúng khả năng cách mạng, mặt tích cực, tinh thần yêu nước của
các giai cấp, tầng lớp khác ngoài cơng nơng trong cách mạng giải phóng dân tộc.
- Chưa thấy được sự phân hoá trong giai cấp địa chủ phong kiến, nên không đề ra
được vấn đề lôi kéo một bộ phận giai cấp đia chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc.
- Những hạn chế trên được Đảng khắc phục dần trong quá trình lãnh đạo cách
mạng.
* Ý nghĩa lịch sử:
 Cùng với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Luận cương chính trị tháng 101930 của Đảng đã vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào hồn cảnh cụ
thể của cách mạng Đơng Dương, vạch ra con đường cách mạng chống đế quốc và chống


17
phong kiến, đáp ứng những đòi hỏi của phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam.
3.3. Nguyên nhân
Do hoàn cảnh, điều kiện lịch sử của Việt Nam và thế giới trong mỗi giai đoạn. Do
kinh nghiệm và tầm nhìn cách mạng của người soạn thảo cịn hạn chế. Như chúng ta đã

biết Nguyễn Ái Quốc là người chiến sĩ cách mạng lão luyện, nắm chắc về lí luận MácLê- nin nhưng không vận dụng một cách giáo điều, rập khn, máy móc vào cách mạng
Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã hiễu rõ bản chất chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở Việt
Nam nên đã đề ra những nội dung trong Cương lĩnh hết sức đúng đắn và sáng tạo. Về
người soạn thảo Trần Phú, ông cũng là một chiến sĩ cách mạng, tuy nhiên thời kì này ông
mới hoạt động cách mạng đầy 10 năm và ông chỉ vừa mới học tập nghiên cứu lí luận ở
Liên Xơ về nên chưa có nhiều kinh nghiệm.
Do cách nhận thức và vận dụng chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện Việt Nam. Do
cách xác định mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu trong xã hội Việt Nam. Từ đó việc xác định kẻ
thù cần đánh đổ trước tiên của khác nhau. Trong Cương lĩnh tháng 2 năm 1930 đã xử lí
đúng đắn để dân tộc và vấn đề giai cấp trong chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc
của Việt Nam, đã xác định đúng mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam
với thực dân Pháp và bọn phản động tay sai. Cho nên trong cương lĩnh đã vạch ra trước
tiên là phải giành được độc lập, tự do, từ đó chủ trương huy động mọi lực lượng tập trung
vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Trong khi đó Luận cương tháng 10/1930 đã quá nhấn
mạnh đấu tranh giai cấp và cách mạng và cách mạng ruộng đất được đưa lên hàng đầu.
trong thời kì này là chưa phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Do ảnh hưởng của đường lối “tả khuynh” của Quốc tế Cộng sản từ năm 1928 là lấy
“giai cấp chống giai cấp”, cho rằng giai cấp tư sản dân tộc khơng có vai trị quan trọng
trong lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. Nên không được liên minh với giai cấp tư sản
dân tộc, phú nông, không nên cường điệu khuynh hướng cách mạng của giai cấp tiểu tư
sản thành thị.
Nguyễn Ái Quốc đã phát huy được sức mạnh của khối đại đồn kết dân tộc để giải
phóng dân tộc. (Đỗ Dương, 2022).


18

4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHỦ TRƯƠNG TẬP HỢP LLCM TRONG HAI
CƯƠNG LĨNH
Nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu

tiên (tháng 2 - 1930):
Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông
dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nơng, trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc thì lợi
dụng hoặc trung lập. Dựa trên bối cảnh xã hội, có thể thấy rằng điều này:
- Là chủ trương đúng đắn, phù hợp với thái độ chính trị và khả năng cách mạng
của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam… không máy móc, giáo điều…
- Thể hiện tinh thần đại đồn kết dân tộc để giải quyết mâu thuẫn chủ yếu của xã
hội thuộc địa, tạo cơ sở hình thành mặt trận dân tộc thống nhất sau này….
- Quan điểm xác định lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh đã phát huy sức
mạnh dân tộc, phân hố và cơ lập kẻ thù để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
=> Nhờ việc xác định, đánh giá đúng đắn thái độ chính trị của các tầng lớp, giai
cấp trong xã hội Việt Nam lúc đó mà ngay từ khi ra đời Đảng đã quy tụ được lực lượng và
sức mạnh của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam. Đó là một đặc điểm và
đồng thời là một ưu điểm của Đảng, làm cho Đảng trở thành lực lượng lãnh đạo duy nhất
của cách mạng Việt Nam, sớm được nhân dân thừa nhận là đội tiên phong của mình, tiêu
biểu cho lợi ích, danh dự, lương tâm và trí tuệ của dân tộc.
Nhận xét chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng trong Luận cương chính trị
đầu tiên (tháng 10 – 1930):
Luận cương chính trị xác định động lực cách mạng là công nhân, nông dân. Dựa
trên bối cảnh xã hội có thể thấy.
Luận cương đã xác định được động lực và lực lượng chính của cách mạng là giai
cấp vơ sản, song vẫn cịn một số hạn chế như: Luận cương đánh giá khơng đúng vai trị
cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của tư sản dân tộc và chưa thấy
được khả năng phân hố, lơi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải


×