Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Giáo trình Đánh giá rủi ro (Nghề: Bảo hộ lao động - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 59 trang )

TẬP ĐỒN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ


GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN:
ĐÁNH GIÁ RỦI RO
NGHỀ:
BẢO HỘ LAO ĐỘNG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 752/QĐ-CĐDK ngày 07 tháng 06 năm 2021
của Trường Cao Đẳng Dầu Khí)

Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2021
(Lưu hành nội bộ)
0


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

0


LỜI GIỚI THIỆU
Để phục vụ cho công tác giảng dạy của giảng viên cũng như việc học tập của sinh
viên, học sinh trình độ Cao đẳng – Trung cấp nghề Bảo hộ Lao động, chúng tôi đã tham
khảo nhiều tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước biên soạn nên giáo trình “Đánh


giá rủi ro”.
Nội dung giáo trình đề cập một cách hệ thống các kiến thức cơ bản về Đánh giá
rủi ro tại nơi làm việc, ứng dụng trong ngành cơng nghiệp dầu khí và trong thực tiễn sản
xuất của các ngành công nghiệp khác. Cụ thể bao gồm các bài sau:
• Bài 1: Một số yêu cầu về đánh giá rủi ro
• Bài 2: Cơ bản về đánh giá rủi ro
• Bài 3: Quy trình đánh giá rủi ro
Trong q trình biên soạn, chúng tơi đã tham khảo và trích dẫn từ nhiều nguồn tài
liệu được liệt kê tại mục Danh mục tài liệu tham khảo. Chúng tôi chân thành cảm ơn các
tác giả của các tài liệu mà chúng tơi tham khảo.
Bên cạnh đó, giáo trình cũng khơng thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm
tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các bạn và
người đọc.
Trân trọng cảm ơn./.
Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 06 năm 2021
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên Th.S Hoàng Văn Mạnh
2. Th.S Nguyễn Ngọc Thanh Trung
3. Th.S Nguyễn Ngọc Linh

0


MỤC LỤC

1.

Mục lục

1


2.

Giáo trình mơ đun

2

3.

Bài 1. Một số u cầu về đánh giá rủi ro

8

4.

Bài 2. Cơ bản về đánh giá rủi ro

40

5.

Bài 3. Quy trình đánh giá rủi ro

49

6.

Tài liệu tham khảo

56


1


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
1. Tên mơ đun: ĐÁNH GIÁ RỦI RO
2. Mã mơ đun: SAEN62118
3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
3.1. Vị trí: Giáo trình dành cho người học trình độ Cao đẳng tại Trường Cao đẳng Dầu
khí.
3.2. Tính chất: Giáo trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và năng lực tự chủ và trách nhiệm
cho người học liên quan đến nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro tại nơi làm việc, áp
dụng trong quy trình của hệ thống quản lý an tồn. Qua đó, người học đang học tập tại
trường sẽ: (1) có bộ giáo trình phù hợp với chương trình đào tạo của trường; (2) dễ dàng
tiếp thu cũng như vận dụng các kiến thức và kỹ năng được học vào môi trường học tập và
thực tế thuộc lĩnh vực đánh giá rủi ro.
3.3. Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Đánh giá rủi ro là mô đun quan trọng trong chương
trình đào tạo nghề bảo hộ lao động hệ cao đẳng, trung cấp. Nội dung chủ yếu của mô đun
nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng cho người học về quy trình nhận diện mối nguy và
đánh giá rủi ro áp dụng trong lĩnh vực quản lý an tồn tại các doanh nghiệp.
4. Mục tiêu của mơ đun:
4.1.

Về kiến thức:

A1. Trình bày được yêu cầu về đánh giá rủi ro tại nơi làm việc.
A2. Giải thích được thuật ngữ về đánh giá rủi ro.
A3. Giải thích được phương pháp đánh giá rủi ro.
4.2 Về kỹ năng:
B1. Nhận diện các mối nguy hiểm tại nơi làm việc.

B2. Đánh giá được mức độ rủi ro.
B3. Xây dựng được các biện pháp kiểm soát rủi ro.
4.3 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
C1. Xây dựng tác phong làm việc công nghiệp.
C2. Tuân thủ nội quy, quy định về an tồn tại nơi làm việc.
5. Nội dung của mơ đun

2


5.1. Chương trình khung
Thời gian học tập (giờ)
Trong đó
Mã MH/MĐ

I

Tên mơn học, mơ đun

Số
tín
chỉ

Tổng
số


thuyết

Thực hành/

thực tập/
thí nghiệm/
bài tập/
thảo luận

Kiểm tra

LT

TH

Các mơn học chung

21

435

157

255

15

8

COMP64002

Giáo dục chính trị

4


75

41

29

5

0

COMP62004

Pháp luật

2

30

18

10

2

0

COMP63006

Tin học


3

75

15

58

0

2

COMP62008

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

0

4

COMP64010


Giáo dục quốc phịng và
an ninh

4

75

36

35

2

2

FORL66001

Tiếng Anh

6

120

42

72

6


0

Các mơn học, mơ đun
chuyên môn ngành, nghề

51

1245

324

873

26

22

SAEN62002

Tâm lý học lao động

2

30

18

10

2


0

SAEN62003

Ecgonomic

2

30

18

10

2

0

SAEN62004

Pháp luật bảo hộ lao động

2

30

18

10


2

0

SAEN52005

Tín hiệu, biển báo an tồn

2

30

18

10

2

0

SAEN52106

Sơ cấp cứu

2

45

14


29

1

1

SAEN52107

Vệ sinh cơng nghiệp

2

45

14

29

1

1

SAEN52108

Phương tiện bảo vệ cá
nhân

2


45

14

29

1

1

SAEN52109

Kỹ thuật an tồn điện

2

45

14

29

1

1

SAEN52110

An tồn phịng chống
cháy nổ


2

45

14

29

1

1

SAEN62111

Kỹ thuật an tồn cơ khí

2

45

14

29

1

1

SAEN62112


Kỹ thuật xử lý mơi trường

2

45

14

29

1

1

SAEN52113

An tồn hóa chất

2

45

14

29

1

1


II

3


Thời gian học tập (giờ)
Trong đó
Mã MH/MĐ

Tên mơn học, mơ đun

Số
tín
chỉ

Tổng
số


thuyết

Thực hành/
thực tập/
thí nghiệm/
bài tập/
thảo luận

Kiểm tra


LT

TH

SAEN62114

An tồn hàng hải

2

45

14

29

1

1

SAEN62115

An toàn xây dựng

2

45

14


29

1

1

SAEN52116

An toàn thiết bị áp lực

2

45

14

29

1

1

SAEN52117

An toàn thiết bị nâng

2

45


14

29

1

1

SAEN62118

Đánh giá rủi ro

2

45

14

29

1

1

SAEN52119

An tồn làm việc khơng
gian hạn chế

2


45

14

29

1

1

SAEN62120

Quản lý an toàn vệ sinh
lao động (HSEQ-MS)

2

45

14

29

1

1

SAEN62121


Điều tra tai nạn

2

45

14

29

1

1

SAEN62122

Thanh tra, kiểm tra an
toàn vệ sinh lao động

2

45

14

29

1

1


SAEN62123

Kỹ năng huấn luyện an
tồn lao động

2

45

14

29

1

1

SAEN63224

Khóa luận tốt nghiệp

3

135

0

135


0

0

SAEN64225

Thực tập sản xuất

4

180

0

176

0

4

Tổng cộng

72

1680

481

1128


41

30

5.2. Chương trình mơ đun
Thời gian (giờ)
STT

Tên các bài trong mơ đun

Tổng

số
thuyết

Thực hành, Kiểm tra
thí nghiệm,
thảo luận, LT TH
bài tập

1. Một số yêu cầu về đánh giá rủi ro

8

7

1

2. Cơ bản về đánh giá rủi ro


15

5

9

4

1


Thời gian (giờ)
Tên các bài trong mơ đun

STT

Tổng

số
thuyết

3. Quy trình đánh giá rủi ro
CỘNG

Thực hành, Kiểm tra
thí nghiệm,
thảo luận, LT TH
bài tập

22


2

19

45

14

29

1
1

1

6. Điều kiện thực hiện mơ đun:
6.1. Phịng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn
6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn
6.3. Học liệu, dụng cụ, mơ hình, phương tiện: Giáo trình, mơ hình học tập
6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về quy trình đánh giá rủi ro trong
hệ thống quản lý an toàn của các đơn vị.
7. Nội dung và phương pháp đánh giá:
7.1. Nội dung:
- Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
7.2. Phương pháp:
Người học được đánh giá tích lũy mơn học như sau:
7.2.1. Cách đánh giá
- Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số
09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội.
- Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Dầu khí như
sau:

5


Điểm đánh giá

Trọng số

+ Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1)

40%

+ Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2)
+ Điểm thi kết thúc môn học

60%

7.2.2. Phương pháp đánh giá
Phương pháp
đánh giá


Phương pháp
tổ chức

Hình thức
kiểm tra

Chuẩn đầu ra
đánh giá

Số
cột

Thời điểm
kiểm tra

Thường xuyên

Viết/

Tự luận/

1

Sau 20 giờ.

Thuyết trình

Trắc nghiệm/

A1, A2, A3, B1,

B2, B3, C1, C2

A1, A2, A3, B1,
B2, B3, C1, C2

1

Sau 40 giờ

1

Sau 45 giờ

Báo cáo
Định kỳ

Viết/

Tự luận/

Thuyết trình

Trắc nghiệm/
Báo cáo

Kết thúc môn
học

Viết


Tự luận và A1, A2, A3, B1, B2,
trắc nghiệm
B3, C1, C2

7.2.3. Cách tính điểm
- Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang
điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.
- Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học
nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số
thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy
định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ.
8. Hướng dẫn thực hiện môn học
8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Dầu khí.
8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học
8.2.1. Đối với người dạy
* Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn
đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận….
* Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra.
* Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra.

6


* Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân cơng các thành viên trong nhóm
tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày
nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm.
8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung
cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...)
- Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết

lý thuyết phải học lại mơn học mới được tham dự kì thi lần sau.
- Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo
nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo
luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một
số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân cơng để phát triển và hồn thiện tốt nhất tồn
bộ chủ đề thảo luận của nhóm.
- Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ.
- Tham dự thi kết thúc môn học.
- Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học.
9. Tài liệu tham khảo:
[1] Bùi Văn Quý, 2021. Luận văn thạc sĩ về Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Trường Đại học Cơng đồn.
[2] Trường Cao đẳng Dầu khí – Trung tâm Đào tạo ATMT, 2021. Tài liệu giảng dạy
Nhận diện mối nguy và Đánh giá rủi ro (lưu hành nội bộ).
[3] OGP, 2021. Risk assessment data directory.
[4] HSE UK, 2021. Five steps to risk assessment.
[5] OSHA, 2021. Job hazards analysis.
[6] TCVN ISO 45001:2018. Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an tồn vệ sinh lao động.
[7] Một số trang web:


/>
ke/index.html


/>


/>
7



BÀI 1. MỘT SỐ YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
❖ GIỚI THIỆU BÀI 1
Bài 1 cung cấp thông tin về yêu cầu thực hiện đánh giá rủi ro tại nơi làm việc, các quy
định của văn bản pháp quy và tiêu chuẩn về đánh giá rủi ro, để người học có kiến thức
nền tảng tiếp cận nội dung của các bài học tiếp theo.
❖ MỤC TIÊU BÀI 1
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
➢ Về kiến thức:
- Liệt kê được các văn bản pháp quy về đánh giá rủi ro
- Trình bày được các yêu cầu về quy trình đánh giá rủi ro.
➢ Về kỹ năng:
➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Có ý thức tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn và đánh giá rủi ro tại
nơi làm việc.
❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1
-

Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng,
vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và
bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm).

-

Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn
thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc
nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.

❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1

-

Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Khơng

-

Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

-

Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình mơn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.

-

Các điều kiện khác: Khơng có

❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1
-

Nội dung:

✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
8


+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.

+ Tham gia đầy đủ thời lượng mơn học.
+ Nghiêm túc trong q trình học tập.
-

Phương pháp:

✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: khơng có
❖ NỘI DUNG BÀI 1
1. THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TAI NẠN LAO ĐỘNG
Theo thơng báo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH), tình hình tai nạn
lao động năm 2017 của các tỉnh/thành có số liệu cụ thể như sau:
Năm 2017 trên toàn quốc đã xảy ra 8.956 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 9.173 người bị
nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc khơng
theo hợp đồng lao động) trong đó:
− Số vụ TNLĐ chết người: 898 vụ
− Số vụ TNLĐ có hai người bị nạn trở lên: 101 vụ
− Số người chết: 928 người
− Số người bị thương nặng: 1.915 người
− Nạn nhân là lao động nữ: 2.727 người
Những địa phương có số người chết vì TNLĐ nhiều nhất trong năm 2017 bao gồm cả khu
vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao
động như tại bảng sau:
TT

Địa phương

Số người
chết


Số vụ chết
người

Số vụ

Số người
bị nạn

Số người bị
thương nặng

1

TP. Hồ Chí Minh

123

122

1.517

1.535

306

2

Hà Nội

66


66

385

387

64

3

Bình Dương

57

55

436

451

50

4

Quảng Ninh

45

43


570

598

338

5

Phú Yên

40

36

83

74

17

6

Bắc Ninh

38

38

145


145

10

7

Hải Dương

29

29

287

289

121

8

Đồng Nai

29

28

1.424

1.434


106

9

Yên Bái

27

27

73

74

47

9


10

Thanh Hóa

25

23

34


39

14

Các địa phương trên có số tổng số người chết vì tai nạn lao động là 479 người chiếm
51,6% tổng số người chết vì TNLĐ trên tồn quốc.
So sánh tình hình TNLĐ năm 2017 với năm 2016 được thể hiện qua bảng sau:
TT

Chỉ tiêu thống kê

Năm 2016

Năm 2017

Tăng/giảm
+161 (+2,1
%)
+101
(+1,3%)

1

Số vụ

7.588

7.749

2


Số nạn nhân

7.806

7.907

3

Số vụ có người chết

655

648

-7 ( -1,1%)

4

Số người chết

711

666

-45 (-6,3%)

5

Số người bị thương nặng


1.855

1.681

-174 (-9,4
%)

6

Số lao động nữ

2.291

2.317

+26 (+1,1%)

7

Số vụ có 2 người bị nạn trở lên

95

70

-25 (-26,3%)

Một số vụ TNLĐ nghiêm trọng xảy ra trong năm 2017:
1. Vụ tai nạn ngạt khí xảy ra vào lúc 10h40 ngày 12/01/2017 tại Công ty Cổ phần

Foodtech (liên doanh với Thái Lan), Chi nhánh Phú Yên làm 05 công nhân chết dưới
hầm chứa nước hấp cá.
2. Vụ tai nạn đứt cáp cẩu xảy ra vào 15h00 ngày 19/6/2017 tại công trường xây dựng cầu
Việt Trì- Ba Vì, thuộc địa phận xã Phú Cường, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội làm 02
người chết.
3. Vụ tai nạn rơi thang máy vào khoảng 12h00 ngày 22/8/2017 tại Chung cư Newlife
Tower đang thi công xây dựng tại phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh do Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Hà Nội làm chủ đầu tư, làm 3 người
chết.
4. Vụ tai nạn sập giàn giáo vào khoảng 15h30 ngày 10/9/2017 tại thôn Ngoan A, xã Xuân
Quang, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang làm 3 người chết, 6 người bị thương.
5. Vụ tai nạn nổ tàu lai dắt vào khoảng 16h00 ngày 12/11/2017, tại Cơng ty đóng tàu Phà
Rừng (thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) làm 4 người chết.
6. Vụ Tai nạn sập giàn giáo vào khoảng 16h30 phút ngày 21/11/2017, tại số nhà 20, Lô
B5, khu phố 11, Phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, làm 02 người
chết.
Các yếu tố chấn thương chủ yếu làm chết người nhiều nhất (Phân tích từ 137 biên bản
TNLĐ chết người).
− Ngã từ trên cao chiếm 27,7% tổng số vụ và 30,7% tổng số người chết;
− Điện giật chiếm 13,1% tổng số vụ và 12,5% tổng số người chết;
10







Tai nạn giao thông chiếm 13,1 % tổng số vụ và 12,4 % tổng số người chết;
Vật rơi, đổ sập chiếm 12,4% tổng số vụ và 12,4% tổng số người chết;

Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 6,2 % tổng số vụ và 5,8 % tổng số người chết;
Vật văng bắn chiếm 4,6% tổng số vụ và 4,4% tổng số người chết.

Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người (Phân tích từ 137 biên
bản TNLĐ chết người).
* Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 45,41%, cụ thể:
− Người sử dụng lao động khơng xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn
chiếm 14,6 % tổng số vụ;
− Người sử dụng lao động khơng huấn luyện an tồn lao động hoặc huấn luyện an
toàn lao động chưa đầy đủ cho người lao động chiếm 12,31 % tổng số vụ;
− Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 10 % tổng số vụ;
− Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 6,2 % tổng số vụ;
− Do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao
động chiếm 2,30 %.
*Nguyên nhân người lao động chiếm 20 %, cụ thể:
− Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an tồn lao động chiếm 16,9
% tổng số vụ;
− Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 3,1 % tổng số
vụ;
Còn lại 34,59 % là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác như:
Khách quan khó tránh, nguyên nhân chưa kể đến, tai nạn giao thông, nguyên nhân tai nạn
lao động do người khác.
2. YÊU CẦU CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
2.1. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP QUY
Hiện nay, căn cứ theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Hệ thống văn
bản pháp quy của Việt Nam bao gồm:
Văn bản luật
1. Hiến pháp
2. Luật (bộ luật)
3. Nghị quyết của Quốc hội.

Văn bản dưới luật
1.
2.
3.
4.
5.

Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Nghị định của Chính phủ.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm tốn Nhà nước.
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân,
thơng tư của Chánh án tịa án nhân dân tối cao
11


6. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
7. Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ
quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
8. Thơng tư liên tịch giữa Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với
Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
2.2. VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO
Một số văn bản tham khảo quy định về đánh giá rủi ro bao gồm:
Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/05/2016 Quy định một số nội dung tổ chức
thực hiện cơng tác an tồn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Quyết định 04/2015/QĐ-TTg ngày 20/01/2015 Quy định về quản lý an tồn trong hoạt

động dầu khí.
Quyết định 588/QĐ-TCMT ngày 18/06/2014 Ban hành các hướng dẫn kỹ thuật về kiểm
soát phát thải hóa chất nguy hại vào mơi trường.
Thơng tư 43/2010/TT-BCT ngày 29/12/2010 Quy định cơng tác quản lý an tồn trong
ngành Công thương.
Thông tư 50/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí,
xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện.
2.3. THƠNG TƯ QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CƠNG TÁC AN TỒN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT,
KINH DOANH
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG
BINH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

VÀ XÃ HỘI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 07/2016/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2016
THÔNG TƯ

Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện cơng tác an tồn, vệ sinh lao động đối
với cơ sở sản xuất, kinh doanh

Căn cứ Luật an toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội;
12


Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định một số nội dung tổ
chức thực hiện cơng tác an tồn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro, tự kiểm tra, báo
cáo, sơ kết, tổng kết về cơng tác an tồn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh
doanh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh được quy định tại
khoản 1 Điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 3. Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định
tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy
cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
2. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các
thời điểm sau đây:
a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01
lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời
điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
c) Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản
xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động
nghiêm trọng.
3. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các

bước sau đây:
a) Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 4. Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an tồn, vệ sinh lao động
1. Xác định mục đích, đối tượng, phạm vi và thời gian thực hiện cho việc đánh
giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Lựa chọn phương pháp nhận diện, phân tích nguy cơ và tác hại các yếu tố
nguy hiểm, yếu tố có hại.
13


3. Phân cơng trách nhiệm cho các phịng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất (nếu
có) và cá nhân trong cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến việc đánh giá nguy cơ
rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Dự kiến kinh phí thực hiện.
Điều 5. Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trên cơ sở tham khảo thơng tin
từ các hoạt động sau đây:
a) Phân tích đặc điểm điều kiện lao động, quy trình làm việc có liên quan;
b) Kiểm tra thực tế nơi làm việc;
c) Khảo sát người lao động về những yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật, làm
suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm việc;
d) Xem xét hồ sơ, tài liệu về an toàn, vệ sinh lao động: biên bản điều tra tai nạn
lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động; số liệu quan trắc môi
trường lao động; kết quả khám sức khỏe định kỳ; các biên bản tự kiểm tra của doanh
nghiệp, biên bản thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Phân tích khả năng xuất hiện và hậu quả của việc mất an toàn, vệ sinh lao
động phát sinh từ yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
Điều 6. Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao

động
1. Xếp loại mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
tương ứng với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được nhận diện.
2. Xác định các nguy cơ rủi ro chấp nhận được và các biện pháp giảm thiểu
nguy cơ rủi ro đến mức hợp lý.
3. Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; đề
xuất các biện pháp nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cải
thiện điều kiện lao động, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Điều 7. Hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ
sinh lao động
Căn cứ vào kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, người
sử dụng lao động xác định nội dung, quyết định hình thức, tổ chức hướng dẫn cho
người lao động thực hiện các nội dung sau đây:
1. Nhận biết các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc;
2. Áp dụng các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại
nơi làm việc;
14


3. Phát hiện và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm về nguy cơ xảy ra sự
cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Điều 8. Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
2. Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
3. Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
4. Sản xuất sản phẩm từ khống phi kim.
5. Thi cơng cơng trình xây dựng.
6. Đóng và sửa chữa tàu biển.
7. Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
8. Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

9. Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.
10. Tái chế phế liệu.
11. Vệ sinh môi trường.
Điều 9. Tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động phải quy định và tổ chức thực hiện việc tự kiểm tra
an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.
2. Nội dung, hình thức và thời hạn tự kiểm tra cụ thể do người sử dụng lao động
chủ động quyết định theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy
định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra tồn diện ít
nhất 01 lần trong 06 tháng ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01 lần trong 03 tháng ở
cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
4. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề khác
với ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động phải tổ chức
kiểm tra toàn diện ít nhất 01 lần trong một năm ở cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh và 01
lần trong 06 tháng ở cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất hoặc tương đương.
Điều 10. Thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo
về cơng tác an tồn, vệ sinh lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy
định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối
với cơng tác an tồn, vệ sinh lao động.
2. Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động
định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc
bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm
15


theo Thông tư này. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.
3. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương tổng hợp tình hình thực hiện cơng tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở sản

xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo mẫu
quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 25 tháng 01 hằng
năm.
Điều 11. Sơ kết, tổng kết
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức sơ kết, tổng kết cơng tác an
tồn, vệ sinh lao động, với các nội dung sau: phân tích kết quả, hạn chế, tồn tại và bài
học kinh nghiệm; tổ chức khen thưởng đối với các đơn vị và cá nhân làm tốt cơng tác
an tồn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; phát động phong trào thi đua
bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
2. Việc sơ kết, tổng kết phải được thực hiện từ cấp phân xưởng, tổ, đội sản xuất
lên đến cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Điều 12. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm
2011 của Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực
hiện cơng tác an tồn-vệ sinh lao động trong cơ sở lao động hết hiệu lực kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực.
3. Căn cứ quy định tại Chương V Luật an toàn, vệ sinh lao động, các Điều 36,
37, 38 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP và Thông tư này, người sử dụng lao động tổ chức
thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phịng Quốc hội;
- Văn phịng Chủ tịch nước;
- Văn phịng Chính phủ;
- Văn phịng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương các đồn thể và các Hội;
- Kiểm tốn nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
16

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Doãn Mậu Diệp


- Sở LĐTBXH, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Các Tập đoàn kinh tế và các Tổng công ty hạng đặc
biệt;
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư
pháp);
- Cơng báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH;
- Lưu: VT, ATLĐ, PC.
2.4. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ AN TỒN TRONG HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 20 tháng 01 năm 2015


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Số: 04/2015/QĐ-TTg

QUYẾT ĐỊNH
Quy định về quản lý an tồn trong hoạt động dầu khí
____________________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Dầu khí ngày 18 tháng 12 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Cơng Thương,
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định về quản lý an tồn trong hoạt động
dầu khí
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định về quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí, bao gồm: Tìm
kiếm, thăm dị, phát triển mỏ, khai thác dầu khí, thu dọn mỏ, tàng trữ, vận chuyển dầu
khí, lọc dầu, hóa dầu, chế biến dầu khí kể cả các dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho
các hoạt động này được tiến hành trên đất liền, vùng biển thuộc chủ quyền nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và cơ quan quản lý nhà nước liên
quan đến các hoạt động dầu khí được tiến hành trên đất liền, vùng biển thuộc chủ quyền
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công tác an toàn là việc tiến hành các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm ngăn
ngừa sự cố, tai nạn để bảo vệ người, môi trường và tài sản.
2. Công trình dầu khí bao gồm các phương tiện nổi, tổ hợp các thiết bị, các kết cấu cơng
trình được xây dựng, trang bị và lắp đặt cố định, tạm thời trên đất liền, vùng biển để phục
vụ các hoạt động dầu khí.

3. Cơ quan quản lý có thẩm quyền là Bộ Công Thương, các Bộ và cơ quan ngang Bộ, các
cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung
ương và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật hoặc theo ủy quyền của Chính
17


phủ.
4. Tổ chức, cá nhân là người điều hành, nhà thầu, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngồi điều hành các hoạt động dầu khí.
5. Sự cố là các sự kiện xảy ra không cố ý, gây ra tai nạn hoặc có khả năng gây ra tai nạn.
6. Tai nạn là sự cố gây hậu quả chết người, mất tích, bị thương, gây thiệt hại tài sản hoặc
môi trường; làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất tại cơng trình dầu khí.
7. Rủi ro là sự kết hợp của khả năng xảy ra (tần suất) sự cố, tai nạn và hậu quả của chúng.
8. Đánh giá rủi ro là việc đánh giá các rủi ro tiềm tàng trên cơ sở các mức rủi ro được
chấp nhận, đồng thời thiết lập các biện pháp giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý có thể thực
hiện được.
9. Phân tích rủi ro là việc xác định và phân loại một cách có hệ thống các rủi ro đối với
người, mơi trường và tài sản.
10. Hốn cải cơng trình là việc thay đổi tính năng, kết cấu, cơng dụng của cơng trình.
Điều 3. Quy định chung về quản lý an tồn trong hoạt động dầu khí
1. Tổ chức, cá nhân phải đảm bảo tất cả các hoạt động dầu khí được thực hiện một cách
an toàn theo các quy định tại Quyết định này và của pháp luật liên quan, kể cả trong
trường hợp tổ chức, cá nhân thuê các nhà thầu thực hiện cơng việc của mình.
2. Người lao động phải tuân thủ các quy định, quy trình để đảm bảo an tồn cho người,
thiết bị và bảo vệ mơi trường.
Chương II
NỘI DUNG, TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN
Điều 4. Tài liệu về quản lý an tồn
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xây dựng các tài liệu về quản lý an toàn sau:

a) Chương trình quản lý an tồn;
b) Báo cáo đánh giá rủi ro;
c) Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
2. Chương trình quản lý an tồn gồm các nội dung chính sau:
a) Chính sách và các mục tiêu về an tồn;
b) Tổ chức cơng tác an tồn, phân cơng trách nhiệm về cơng tác an tồn;
c) Chương trình huấn luyện an tồn; yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của
người lao động;
d) Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật, Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia, Tiêu chuẩn
Quốc gia, quy định an toàn, các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các
tiêu chuẩn khác phù hợp với thơng lệ cơng nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung;
đ) Đánh giá sự tuân thủ pháp luật bao gồm các yêu cầu phải thực hiện theo quy định (các
giấy phép, giấy chứng nhận chất lượng an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường...);
e) Quản lý an toàn các nhà thầu.
3. Báo cáo đánh giá rủi ro gồm các nội dung chính sau:
a) Xác định mục đích và các mục tiêu đánh giá rủi ro;
b) Mơ tả các hoạt động, các cơng trình;
c) Xác định, phân tích, đánh giá rủi ro định tính và định lượng;
d) Các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
4. Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro, gồm các nội
dung chính sau:
a) Mơ tả và phân loại các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra;
b) Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm của từng cá nhân, hệ thống báo cáo
18


khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm;
c) Quy trình ứng cứu các tình huống;
d) Mơ tả các nguồn lực bên trong và bên ngồi sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu hiệu

quả các tình huống khẩn cấp;
đ) Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo
các cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan;
e) Kế hoạch huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp;
g) Kế hoạch khơi phục hoạt động của cơng trình bao gồm cơng tác điều tra, đánh giá
nguyên nhân, hậu quả để tái lập và nâng cao mức an tồn của cơng trình.
Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp của Ủy ban
Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, địa phương và Tập đồn Dầu khí
Việt Nam (đối với các đơn vị thuộc Tập đồn Dầu khí Việt Nam, các liên doanh dầu khí
và các nhà thầu dầu khí).
Các tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí có thể hợp tác để xây dựng kế hoạch ứng cứu
khẩn cấp chung.
5. Những tài liệu được quy định tại Khoản 1 Điều này phải được xây dựng, gửi cơ quan
quản lý cấp trên (nếu có) xem xét và trình Bộ Cơng Thương chấp thuận trước khi tiến
hành các hoạt động dầu khí, xây dựng mới, hốn cải, thu dọn cơng trình dầu khí khi kết
thúc khai thác hoặc kết thúc dự án.
Đối với những hoạt động dầu khí do Tập đồn Dầu khí Việt Nam, đơn vị thuộc Tập đồn
và các nhà thầu dầu khí (Tập đồn Dầu khí Việt Nam là một bên ký hợp đồng dầu khí)
phải chuẩn bị tài liệu gửi Tập đồn Dầu khí Việt Nam xem xét trước khi trình Bộ Cơng
Thương chấp thuận.
Đối với tổ chức, cá nhân khác có hoạt động dầu khí, chuẩn bị tài liệu trực tiếp trình Bộ
Cơng Thương chấp thuận.
6. Chấp thuận các tài liệu về quản lý an toàn
a) Yêu cầu về hồ sơ
- Văn bản đề nghị chấp thuận do thủ trưởng đơn vị ký (theo Mẫu số 01 của Phụ lục kèm
theo Quyết định này);
- 03 (ba) bộ tài liệu về quản lý an toàn theo quy định tại Khoản 1 Điều này (bằng tiếng
Việt) do thủ trưởng đơn vị ký;
- Hồ sơ được gửi trực tiếp đến Bộ Công Thương hoặc qua bưu điện.
b) Hội đồng thẩm định

Bộ Công Thương quyết định thành lập Hội đồng thẩm định các tài liệu về quản lý an
toàn. Số lượng thành viên của Hội đồng phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất và quy mơ của
các hoạt động dầu khí, nhưng tối thiểu phải có 07 người.
c) Trình tự thẩm định
- Hội đồng thẩm định tổ chức xem xét sự phù hợp, tính chính xác của nội dung trong các
tài liệu. Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể xem xét thực tế tại cơng trình;
- Lập biên bản họp thẩm định (theo Mẫu số 02 của Phụ lục kèm theo Quyết định này);
- Căn cứ biên bản họp thẩm định, Bộ Cơng Thương có thể gửi cơng văn đến tổ chức, cá
nhân đề nghị chấp thuận yêu cầu hiệu chỉnh, bổ sung để làm rõ các nội dung trong tài liệu
(theo Mẫu số 03 của Phụ lục kèm theo Quyết định này). Trong công văn đề nghị nêu rõ
các nội dung cần hiệu chỉnh, bổ sung;
- Lập Báo cáo kết quả thẩm định và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết
định chấp thuận (theo Mẫu số 04 của Phụ lục đính kèm theo Quyết định này);
- Căn cứ Báo cáo kết quả thẩm định Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định chấp thuận
các tài liệu (theo Mẫu số 05 của Phụ lục kèm theo Quyết định này).
19


d) Thời gian thẩm định
- Thời gian thẩm định: 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày Bộ Công Thương nhận
được đủ tài liệu hợp lệ;
- Thời gian ban hành Quyết định chấp thuận: 05 (năm) ngày làm việc sau khi có báo cáo
kết quả thẩm định.
Điều 5. Hệ thống quản lý an toàn
1. Tổ chức, cá nhân phải xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống quản lý an tồn đảm bảo
mọi hoạt động dầu khí đều được lập kế hoạch, tổ chức, triển khai, duy trì theo các yêu
cầu tại Quyết định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
2. Hệ thống quản lý an tồn phải đảm bảo kiểm sốt các rủi ro trong tồn bộ q trình
hoạt động từ khâu thiết kế, chế tạo, xây dựng, lắp đặt, chạy thử, vận hành và thu dọn
cơng trình.

3. Hệ thống quản lý an tồn phải được cập nhật thường xun; các thơng tin cập nhật phải
được phổ biến cho người lao động có liên quan.
4. Nội dung chính của hệ thống quản lý an tồn, gồm:
a) Chính sách, mục tiêu về an tồn, mơi trường lao động và chương trình, kế hoạch thực
hiện các mục tiêu đó;
b) Danh mục cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan;
c) Các yêu cầu cụ thể nhầm thực hiện các quy định pháp luật về an tồn và mơi trường
lao động, gồm:
- Các quy trình vận hành, xử lý sự cố và bảo trì cơng trình, máy, thiết bị;
- Các quy định an toàn; biển báo an toàn cho dây chuyền, máy, thiết bị, vật tư, hóa chất,
các cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an toàn; quản lý lưu giữ tài liệu và báo cáo;
- Quản lý, kiểm tra, kiểm định, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ mơi
trường cho cơng trình, máy, thiết bị, hóa chất nguy hiểm theo quy định;
- Huấn luyện về an toàn;
- Yêu cầu về kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp với vị trí cơng việc;
- Đánh giá kết quả thực hiện chương trình quản lý an tồn và các giải pháp hoàn thiện,
nâng cao chất lượng quản lý an tồn.
d) Hệ thống tổ chức cơng tác an tồn: Phân cấp trách nhiệm, thực hiện nhiệm vụ, các
kênh báo cáo;
đ) Quản lý nhà thầu: Năng lực về quản lý an tồn, sức khỏe, mơi trường của các nhà thầu
phải được kiểm soát đảm bảo phù hợp với hệ thống quản lý an toàn của tổ chức, cá nhân;
e) Mọi sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật, công nghệ và các yêu cầu khác có ảnh hưởng tới
mức độ rủi ro phải được tổ chức, cá nhân cập nhật, đánh giá và kiểm soát nhằm bảo đảm
hệ thống quản lý an toàn được thực hiện liên tục, thống nhất.
Điều 6. Quản lý rủi ro
1. Tổ chức, cá nhân bảo đảm mọi rủi ro phải được xác định, phân tích, đánh giá đối với
tất cả cơng trình, dây chuyền, máy, thiết bị, hóa chất, vật liệu nguy hiểm.
2. Cơng tác quản lý rủi ro, gồm:
a) Đánh giá rủi ro định tính và định lượng đối với các giai đoạn hoạt động dầu khí, trên
cơ sở đó, triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro và chứng minh

các rủi ro nằm trong mức rủi ro chấp nhận được theo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia do
Bộ Công Thương ban hành;
b) Báo cáo đánh giá rủi ro phải được cập nhật định kỳ 5 năm/lần hoặc khi có hốn cải,
thay đổi lớn về cơng nghệ vận hành và tổ chức, nhằm tạo cơ sở để đưa ra các quyết định
liên quan đến an toàn trong hoạt động dầu khí;
c) Tổ chức, cá nhân phải xác định các vị trí, các điều kiện cụ thể có rủi ro cao cần phải
20


quan tâm về mặt an toàn khi tiến hành hoạt động để có các biện pháp giảm thiểu.
Điều 7. Ứng cứu khẩn cấp
1. Tổ chức, cá nhân phải xây dựng và duy trì hệ thống ứng cứu khẩn cấp để các biện pháp
ứng cứu cần thiết được tiến hành có hiệu quả khi xảy ra các sự cố, tai nạn gây nguy hại
cho người, môi trường hoặc tài sản. Tùy theo mức độ của sự cố, tai nạn mà tổ chức, cá
nhân phải thông báo cho cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định.
2. Kết quả của việc đánh giá rủi ro được sử dụng làm số liệu đầu vào để tổ chức công tác
ứng cứu khẩn cấp.
3. Việc luyện tập và diễn tập xử lý các tình huống khẩn cấp tại các cơng trình phải được
tiến hành thường xuyên. Căn cứ kết quả đánh giá rủi ro để xác định hình thức và tần suất
luyện tập. Kết quả luyện tập, diễn tập phải được đánh giá và ghi chép để hoàn thiện kế
hoạch ứng cứu khẩn cấp.
4. Những người lần đầu tiên đến cơng trình phải được hướng dẫn chi tiết về tổ chức ứng
cứu khẩn cấp, các trang thiết bị và các lối thoát nạn.
Điều 8. An tồn lao động và mơi trường lao động
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
1. Lập kế hoạch an tồn hàng năm theo quy định.
2. Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cho người lao động và có biện pháp cải thiện
điều kiện lao động một cách có hệ thống.
3. Thông báo cho người lao động kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động và biện pháp
khắc phục đối với vị trí có thơng số giám sát vượt tiêu chuẩn cho phép.

4. Báo cáo kết quả giám sát môi trường lao động hàng năm cho cơ quan quản lý cấp trên
(nếu có), tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức đặt trụ sở.
5. Đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện, môi trường lao động cũng
như các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhằm bảo đảm an toàn và bảo vệ
sức khỏe người lao động.
Điều 9. Quản lý sức khỏe người lao động
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
1. Khám sức khỏe cho người lao động khi mới tuyển dụng và định kỳ trong quá trình làm
việc nhằm theo dõi tình trạng sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm người lao động có
sức khỏe phù hợp với công việc.
2. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người lao động làm việc trong điều kiện có
nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
3. Lập và lưu giữ hồ sơ sức khỏe, quản lý bệnh nghề nghiệp cho đến khi người lao động
thôi việc, nghỉ hưu hoặc khi chuyển đến cơ sở lao động khác.
Điều 10. Quản lý các hóa chất và vật liệu nguy hiểm
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
1. Hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất và vật liệu nguy hiểm khi tiến hành hoạt động
dầu khí.
2. Xác định và kiểm sốt chặt chẽ các hóa chất, vật liệu nguy hiểm được sử dụng, tàng
trữ, sản xuất hoặc xử lý tại nơi làm việc, đồng thời đảm bảo cho những người thực hiện
các cơng việc liên quan đến các hóa chất, vật liệu nguy hiểm được đào tạo về nhận thức
các mối nguy hiểm, kỹ năng làm việc an tồn với các hóa chất và vật liệu nguy hiểm đó.
3. Lập phiếu an tồn hóa chất, vật liệu nguy hiểm và tài liệu hướng dẫn ứng phó, các
trang thiết bị sơ cấp cứu phù hợp tại nơi làm việc của người lao động.
4. Bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy các hóa chất, vật liệu nguy hiểm hợp lý và an
toàn, tuân thủ các quy định có liên quan.
5. Thơng báo cho cơng chúng và cơ quan quản lý có thẩm quyền về vị trí, thời gian trước
21



khi tiến hành các hoạt động địa chấn có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên đất liền và ở
vùng biển gần bờ.
Điều 11. Trình độ chun mơn của người lao động
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm:
1. Đặt ra các u cầu về trình độ chun mơn và kinh nghiệm nghề nghiệp của người lao
động đối với các vị trí cơng tác có tầm quan trọng về mặt an toàn.
2. Bảo đảm người lao động được huấn luyện an tồn phù hợp với cơng việc được giao.
Điều 12. Huấn luyện an toàn
Tổ chức, cá nhân phải bảo đảm:
1. Người làm cơng tác quản lý, cơng tác an tồn và người lao động được huấn luyện,
kiểm tra về an toàn và cấp Giấy (hoặc Sổ) chứng nhận huấn luyện an toàn.
2. Việc huấn luyện về an toàn được thực hiện khi tuyển dụng (lần đầu) và định kỳ ít nhất
một lần trong một năm.
3. Thực hiện quản lý, xây dựng nội dung, tổ chức huấn luyện, kiểm tra và cấp Giấy (hoặc
Sổ) chứng nhận huấn luyện an toàn.
4. Nội dung chính huấn luyện
a) Đối với người làm cơng tác quản lý
- Quy định của pháp luật, quy định về an tồn, phịng cháy và chữa cháy;
- Các nội dung cơ bản về an toàn kỹ thuật chuyên ngành trong phạm vi quản lý;
- Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn;
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp phòng ngừa, loại trừ và khắc
phục;
- Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
b) Đối với người làm cơng tác an tồn
- Nội dung như với người làm công tác quản lý;
- Nghiệp vụ tổ chức thực hiện cơng tác an tồn tại cơ sở;
- Biện pháp tổ chức và kỹ thuật để đảm bảo an toàn khi làm việc;
- Quy định về an tồn đối với cơng trình, dây chuyền, máy, thiết bị, hóa chất, vật liệu
nguy hiểm thuộc phạm vi quản lý;
- Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc

thuộc phạm vi quản lý (bao gồm cả thiết bị phòng cháy chữa cháy);
- Phương pháp cơ bản cấp cứu người bị nạn.
c) Đối với người lao động
Nội dung huấn luyện phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm, thâm niên cơng tác,
chun mơn và vị trí của người lao động, gồm:
- Quy trình vận hành, xử lý sự cố, quy định an toàn đối với máy, thiết bị, hóa chất, vật
liệu nguy hiểm trong phạm vi làm việc;
- Cách nhận biết các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp phòng ngừa,
loại trừ, khắc phục;
- Cách sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc
phù hợp với vị trí cơng việc (bao gồm cả thiết bị phòng cháy và chữa cháy);
- Phương pháp cơ bản cấp cứu người bị nạn;
- Quy trình ứng cứu khẩn cấp phù hợp vị trí cơng việc và cứu hộ, thốt nạn; cách sử dụng
các thiết bị cứu hộ cứu nạn trong tình huống khẩn cấp.
5. Thời gian huấn luyện
a) Huấn luyện lần đầu
- Đối với người làm công tác quản lý, thời gian huấn luyện ít nhất 12 (mười hai) giờ, bao
gồm cả thời gian kiểm tra;
22


×