Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tìm hiểu về Sùng đất, ảnh hưởng đối với cây trồng, cách xử lý sùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 13 trang )

SÙNG ĐẤT. Chúng là ai. Tác hại thế nào. Tiêu diệt ra sao.
Sùng đất ....................................................................................................................................................... 1
Vịng Đời & Tập Tính ................................................................................................................................. 3
Môi Trường Sống & Thức Ăn ................................................................................................................... 5
SÙNG ĐẤT CĨ LỢI hay GÂY HẠI? ....................................................................................................... 5
Sùng Đất Có Lợi Gì?................................................................................................................................... 6
Tác Hại ......................................................................................................................................................... 7
LÀM SAO LOẠI TRỪ SÙNG ĐẤT.......................................................................................................... 9
Giải Pháp Cấp Thời .................................................................................................................................... 9
Giải Pháp Lâu Dài .................................................................................................................................... 10

Sùng đất (hay còn gọi là sùng trắng, sâu sữa, đng đất,…) có cơ thể hình ống trụ dài,
hơi dẹt, đầu màu vàng nâu với cặp càng lớn, phần thân màu trắng đục với 3 cặp chân ở
thân ngực và 18 lỗ thở hai bên hông bụng.
Sùng đất là ấu trùng của cơn trùng. Vì hơm trước trong 1 stt có bạn từng nhầm rằng sùng
đất: “đây là con sùng, ko phải ấu trùng…” nay mình xin đính chính rằng sùng đất: là con
sùng, nhưng cũng là ấu trùng; đúng hơn là: một DẠNG ẤU TRÙNG CỦA NHIỀU LOÀI
BỌ CÁNH CỨNG khác nhau.
Chúng ta có thể chứng thực điều này bằng vịng đời của chúng, nhưng trước hết mình
muốn làm rõ thêm vài điều xung quanh cái tên “sùng đất”.
(1). Mình sử dụng tên “sùng đất” cho lồi ấu trùng này, bởi đây là tên phổ biến nhất,
nhưng rõ ràng nhiều loài ấu trùng khác cũng được gọi là “sùng”, như “sùng đinh”(ấu
trùng họ vòi voi). Bởi vậy để tránh nhầm lẫn, lồi ấu trùng mà mình gọi là sùng đất là
loài đã được nhận dạng như ở đầu bài (đầu vàng, thân trắng) hoặc ngay hình 1 mình đính
kèm dưới đây.


(2). Ở trên mình có nhấn mạnh rằng sùng đất chỉ là một Dạng ấu trùng, bởi thực tế ấu
trùng bọ cánh cứng có rất nhiều dạng hình khác nhau, chẳng hạn như sâu đục thân, hay
đng dừa, lồi đầu là ấu trùng Xén tóc, lồi sau là ấu trùng Vịi voi. Cả 2 lồi này đều là
bọ cánh cứng, nhưng ấu trùng của chúng hoàn toàn khác biệt. [Mọi người có thể xem


hình 2 mình đính kèm dưới đây để thấy sự khác biệt].

Hình 2. Đây là hình một số dạng ấu trùng bọ cánh cứng, mọi người có thể nhận thấy sự
khác biệt đáng kể của chúng. Hình trên cùng góc trái chính là dạng hình của sùng đất,
hay chính xác hơn là dạng ấu trùng của tất cả loài bọ cánh cứng thuộc Liên họ Bọ hung.
So sánh với hình trên cùng góc phải, một con sâu đục thân - ấu trùng của xén tóc, chúng
ta nhận ra ngay những khác biệt rất lớn giữa chúng.
(3). Chúng ta dễ nhầm sùng đất ấu trùng một loài bọ duy nhất, nhưng thực tế có rất nhiều
lồi bọ cánh cứng có ấu trùng ở dạng hình sùng đất, như: bọ rầy, cánh cam, kiến
vương,…Loài mà chúng ta thường gặp ở ngoài vườn, dưới gốc cây trồng là ấu trùng của


bọ rầy, hoặc cánh cam hại hoa màu; nhưng bên cạnh đó cịn nhiều lồi mà nếu hiểu rõ
hơn chúng ta sẽ có cách nhìn khác.
Trong khoa học phân loại người ta tập họp những điểm chung của dạng ấu trùng (sùng
đất) này vào một dạng là Scarabaeiform hay C-form, thuộc Liên họ Bọ hung
Scarabaeoidea, bộ Cánh cứng Coleoptera. [Mọi người có thể xem hình 3 đính kèm dưới
đây để dễ hiểu hơn].

Vịng Đời & Tập Tính
Bản thân sùng đất chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời bọ cánh cứng gồm 4 giai đoạn:
trứng - ấu trùng (sùng đất) – nhộng – bọ trưởng thành. [Hình 4].


Hình 4. Vịng đời của bọ cánh cứng có ấu trùng là "sùng đất" ln gồm 4 giai đoạn.
Trong đó giai đoạn là sùng đất (ấu trùng) kéo dài nhất, là phần chủ yếu trong cuộc đời
của lồi cơn trùng này.
Ấu trùng trải qua 2 lần lột xác để đạt đến kích thước lớn nhất trước khi hóa nhộng.
(Tương ứng với cách gọi là “ấu trùng có 3 tuổi” ở 1 số tài liệu, vì từ khi mới nở ra đến
lần lột xác đầu tiên là chúng tròn 1 tuổi; từ lần lột xác đầu đến lần lột xác thứ hai là 2

tuổi; sau lần lột xác thứ hai đến khi hóa nhộng là 3 tuổi).
Chúng ta dễ nhận thấy phần lớn cuộc đời lồi cơn trùng này là ở dưới mặt đất.
Trứng khoảng 1mm, hình oval. Trứng mất vài tuần để nở, sùng đất khi mới nở chỉ chừng
5mm, bắt đầu cuộc đời nhai gặm và trải qua 2 lần lột xác để đạt kích thước lớn nhất,
khoảng 2cm đến trên 15cm tùy từng loài. Khi càng lớn phần thân sùng đất càng trắng
đục, đến khi sắp hóa nhộng thì có màu vàng kem.
Giai đoạn ấu trùng là giai đoạn dài nhất trong cuộc đời bọ, thường chiếm 2/3 cuộc đời &
đây cũng là thời kỳ chúng gây hại nhất, bởi ấu trùng càng lớn càng có nhu cầu cao về
thức ăn. Trung bình vịng đời bọ kéo dài từ 1-3 năm, mà 2/3 cuộc đời của chúng là ấu
trùng, mọi người cũng đủ hiểu sức tàn phá của chúng ra sao.
Sùng đất khi sắp hóa nhộng thường chui sâu vào lịng đất, nằm n, chờ cơ thể chuyển
hóa. Nhộng sùng đất là dạng nhộng trần, mất gần 1 tháng để thành bọ.
Thực ra giai đoạn bọ trưởng thành lại ko đáng ngại bằng sùng, vì quãng đời này khá
ngắn, khoảng vài tuần đến vài tháng. Chúng ta có thể gặp bọ trưởng thành quanh năm,


nhưng thời gian chúng thường hay xuất hiện nhất là trong mùa mưa, nhất là những tháng
đầu mùa mưa.
Hầu hết bọ trưởng thành chỉ xuất hiện vào buổi tối, khoảng từ chạng vạng tối đến 21h,
chúng thường bay đến nơi có ánh sáng để tìm bạn đời; cịn ban ngày bọ ẩn mình ở những
nơi tối tăm, ẩm ướt để ngủ. Thức ăn của chúng lúc này chủ yếu là nhựa cây, chồi non, lá,
hoa, và quả, nên cũng gây hại.
Môi Trường Sống & Thức Ăn
Mỗi cô bọ cánh cứng có thể đẻ 20-50 trứng, đẻ ngắt quãng trong 5-7 ngày. Như vậy ấu
trùng từ cùng một mẹ có thể sống ở nhiều nơi khác nhau, mỗi nơi lại có khoảng dăm chục
con ấu trùng.
Sùng đất sống ở đâu là do bọ mẹ quyết định. Hơm trước mình có đọc cmt của một bạn
cho rằng sùng đất di chuyển giỏi, thường ăn chết rễ cây này chúng sẽ sang cây khác,
nhưng điều đó hồn tồn sai. Trong suốt giai đoạn là sùng, chúng ko đi đâu quá bán kính
1m nơi chúng đã sinh ra.

Các địa điểm mà bọ mẹ thường đẻ trứng là: thân hoặc gốc cây mục, lá mục, vỏ trấu, rơm
rạ, phân gia súc,hoặc dưới gốc cây trồng (sâu khoảng 2,5- 20cm ở dưới gốc cây)…Tất cả
những nơi bọ mẹ thường đẻ trứng ln có 3 điểm chung: (1) thường là chất hữu cơ đang
phân hủy, (2) có độ ẩm tương đối, (3) có nhiệt độ dao động trong khoảng 20-30 độ C.
Những đặc điểm về nơi đẻ trứng cũng như khả năng di chuyển kém của sùng đất giúp
chúng ta hiểu rõ thức ăn của chúng là gì. Dù nổi danh là lồi ăn rễ non, hủy cây trồng
nhưng thực tế thức ăn chính của sùng đất lại là những gì mình vừa nêu: gỗ mục, lá mục,
vỏ trấu, rơm rạ, phân gia súc,…
Hệ tiêu hóa của lồi ấu trùng này giúp chuyển hóa những thứ trên thành đường để hấp thụ
vào cơ thể; việc chúng tiêu thụ thêm rễ non cây trồng,củ đậu có lẽ bởi bộ phận này của
cây chứa nhiều hydrat cacbon có thể chuyển hóa thành đường, cũng tương tự như vậy
sùng đất thường thích ăn củ khoai lang, rễ mía, bởi những loại thực vật có sẵn lượng
đường mà sùng rất thích.
SÙNG ĐẤT CĨ LỢI hay GÂY HẠI?
Đoạn trình bày ở trên có thể khiến nhiều người nhầm tưởng sùng đất là con vật vơ tích
sự, chỉ gây hại. Nhưng thực ra, số lồi sùng đất thực sự gây hại lại khơng q nhiều, tác
hại của mỗi lồi trong đó cũng ko giống nhau, nhiều loài gây thành dịch hại lan tràn,
trong khi nhiều loài chả mấy ai biết đến. Những loài thực sự gây hại với chúng ta rõ ràng
là những lồi có khả năng thích nghi cao, dù trong mơi trường nơng nghiệp hóa chất của
chúng ta.


Một số lồi trung tính, ít gây hại, cịn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng & đã được đưa vào
Sách Đỏ, bởi suy giảm nhiều về số lượng & môi trường sống đang bị đe dọa. Trong hình
5 đính kèm dưới đây, mình có nêu tên 10 lồi đang nằm trong Sách đỏ, tất cả những loài
này đều sống ở nơi địa hình cao, khí hậu ơn hịa như Tây Ngun hoặc Trung du miền
núi phía Bắc.

Hình 5. Bảng danh sách 10 loài bọ cánh cứng đang nằm trong Sách đỏ.
Sùng đất là loài gây hại, nhưng ko phải tất cả bọ cánh cứng có ấu trùng dạng sùng đất

đều gây hại. Một số lồi như trong hình ngược lại cịn bị đe dọa, vậy các bạn làm nơng
tự nhiên ở những vùng có những lồi này nên lưu ý nhé.
Sùng Đất Có Lợi Gì?
Ngồi tự nhiên bản thân sùng đất cũng có cái lợi nhất định với hệ sinh thái, mà dễ thấy
nhất là việc góp phần phân hủy nhanh các lồi thực vật, giải phóng chất hữu cơ; mặt khác
với vai trò trong chuỗi thức ăn, sùng đất là con mồi của nhiều lồi động vật.
Bên cạnh đó, nhiều người trong chúng ta cũng sử dụng lồi cơn trùng này cho những mục
đích riêng, như chế biến làm thức ăn hoặc nuôi chúng như một dạng thú cưng.


Việc sử dụng sùng đất, cũng như bọ trưởng thành từ chúng làm thức ăn có lẽ mọi người
đều biết. Hiện nay ở vài nơi, chúng còn được xem như một loại đặc sản, hay món ăn
khối khẩu, vừa dinh dưỡng vừa có giá trị dược liệu(?).
Một số người kinh tởm món ăn này vì hình dạng giống sâu của sùng, người khác lại e dè
bởi sợ ngộ độc – điều này kể cũng có lý, bởi sùng đất là loài sống dưới đất, nên khả năng
cơ thể chúng bị nhiễm nấm, ký sinh là rất cao, bình thường sùng vốn ko độc,nhưng khi
chúng đã bị nhiễm bệnh lại rất độc, có thể gây chết người. Bởi vậy nếu bạn nào có nhu
cầu ăn sùng thì chỉ nên ăn loại rõ nguồn gốc, loại bỏ ngay những con sùng có hình dáng,
màu sắc lạ, hay ăn có vị đắng. [Hình 8]
Trong khi ăn ấu trùng và bọ cánh cứng được xem là chuyện thường ngày thì việc giữ
chúng như một loại thú ni có thể bị xem là dở hơi, dù hồn tồn có thật. Tất nhiên loại
sùng mà người ta nuôi ko phải là những loại mà người làm nông thường gặp, mà là
những loại sẽ phát triển thành những chú bọ cánh cứng có hình dáng độc lạ, kích thước
ngoại cỡ. Người ni sùng ko chỉ mong muốn có được chú bọ làm cảnh, mà cịn sử dụng
chúng để tổ chức các trận đấu lẫn nhau, hay để sưu tầm như một dạng tiêu bản.
Loại thú cưng này mới manh nha ở vn nhưng lại rất phổ biến trên thế giới, như Nhật Bản,
Thái Lan, đem lại nguồn lợi nhất định cho người kinh doanh, nên cũng như việc sử dụng
sùng & bọ làm thức ăn, mình xem việc này cũng là cái lợi (dù còn nhỏ) từ lồi cơn trùng
này.
Tác Hại

Sùng đất, cũng như bọ trưởng thành từ chúng gây hại thế nào hẳn mọi người đều đã biết.
Nhưng như đã nói, ko phải tất cả các loài sùng & bọ trưởng thành từ chúng đều gây hại.
Số lồi gây hại thật ra rất ít, chỉ tập trung ở 3 phân họ: bọ sừng Dynastinae, cánh cam
Rutelinae & bọ rầy Melolonthinae. (Xem hình 6 đính kèm dưới đây).


Hình 6: Những lồi bọ cánh cứng có ấu trùng là sùng đất mà mọi người thường hay gặp
nhất chính là loài trong 3 phân họ này. Với khả năng thích nghi cao với mơi trường nơng
nghiệp của chúng ta, sinh sản nhiều, ấu trùng tàn phá mạnh, bọ trưởng thành cũng là
loài phá hoại.
Về cách gây hại của chúng, mình xin được nêu vài điểm chính.
Sùng thường xuất hiện ở phần rễ non của cây, nhất là những cây mới trồng, ăn sạch phần
rễ này khiến cây ko hấp thụ được dinh dưỡng & chết dần. Với những cây như dừa,
cọ…chúng ko chỉ ăn rễ, mà còn ăn cả phần ruột thân cây đã bị thối rữa, khiến cây nhanh
chết hơn. (Thường thì sùng đất chỉ ăn ở dưới đất mặt, nhưng đôi khi bọ trưởng thành đẻ
trứng ở thân cây, đặc biệt là những cây dừa cọ, nên ấu trùng sống ở thân cây).
Với những cây cho củ như khoai lang hoặc đậu phộng, ấu trùng 1 tuổi sẽ ăn rễ non của
cây, ấu trùng 3 tuổi thì ăn cả củ, làm thối củ, chết cây.
Bọ trưởng thành từ sùng cũng nhiều kiểu gây hại, như bọ rầy, cánh cam thường ăn lá non,
và chồi của cây khiến cây chết ngọn, mất khả năng quang hợp. Một số loài cánh cam
cũng ăn cả hoa, làm cho cây ko đậu quả. Kiến vương, nhất là kiến vương 1 sừng thường
ăn quả cây, làm quả bị thối rữa, ăn ngọn cây dừa, cọ làm phần này của cây bị thối, sau đó
cịn chui vào đẻ trứng, để ấu trùng tiếp tục hủy cả cây.


Hình 7. Một ví dụ về sự phá hoại của sùng đất. Trong hình là 1 ấu trùng của phân họ bọ
rầy, nếu mọi người có dịp so sánh các loài sùng đất sẽ thấy sùng của bọ rầy đặc biệt có
đầu đậm màu hơn, 3 cặp chân khỏe,...
(Ảnh trích từ sách Pests of Field Crops and Pastures)
LÀM SAO LOẠI TRỪ SÙNG ĐẤT

Trong phần này, tất cả điều mà mình sẽ nêu ra xin mọi người hãy xem như lời gợi ý, bởi
như đã biết, tuy sùng đất đáng ngại bởi khả năng tàn phá cây cối của chúng, nhưng mặt
khác sức sống của chúng cũng ko cao, chúng ta hồn tồn có thể tự tìm những giải pháp
phù hợp với điều kiện của mỗi người để diệt chúng.
Mình tạm xếp thành 2 hướng giải pháp chính: giải pháp cấp thời và giải pháp lâu dài.
Giải Pháp Cấp Thời
Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học: như nước quả bồ hòn, nước ép hạt na, hay nước ngâm lá
&quả xoan (cây sầu đâu)…Do biện pháp này nhiều người đã sử dụng và thu được kết
quả, nên mình nghĩ cũng ko cần thiết phải trình bày thêm. Tuy nhiên nếu mọi người
muốn sử dụng để tưới vào cây thì mình lưu ý rằng ấu trùng có bán kính hoạt động rộng
đến 1m quanh gốc cây,như vậy muốn hiệu quả, chúng ta phải tưới ko chỉ gốc cây mà
xung quanh đó nữa (đồng nghĩa là tốn nhiều thuốc).
Sử dụng vôi bột: biện pháp này có vẻ phù hợp hơn khi sử dụng ở các đống vỏ trấu, rơm
rạ mục, phân gia súc…với điều kiện phải sau khi đổ vôi phải đảo chúng lên, trộn lẫn kỹ.
Cách này rẻ tiền & hiệu quả nên cũng là một lựa chọn tốt. Nhưng cũng như việc sử dụng


thuốc trừ sâu sinh học, sử dụng vơi có thể làm tiêu diệt cả một số lồi vi sinh có lợi, hoặc
cả một số lồi cơn trùng thiên địch khác.
Sử dụng ký sinh vật hoặc nấm ký sinh: đây là biện pháp được nói đến khá nhiều hiện nay.
Theo 1 số kết quả nghiên cứu sử dụng nấm có thể giết 50 đến 70% ấu trùng sau 6 tháng,
và tác dụng của chúng vẫn duy trì trong nhiều năm tiếp. Tuy nhiên mỗi loại nấm thường
chỉ tác động lên 1 vài loài sùng đất, nên trước khi sử dụng cần phải xác định ấu trùng đó
thuộc lồi nào mới đạt hiệu quả.

Hình 8. Sử dụng nấm ký sinh để diệt sùng đất.
(Ảnh trích từ sách Pests of Field Crops and Pastures)
Một vài biện pháp khác mà mọi người có thể thực hiện nếu có điều kiện như: ở đồng
bằng, cho nước vào đồng vài ngày trước mùa vụ để tiêu diệt ấu trùng và làm thối trứng; ở
những nơi cao ko có nước thì ta có thể xới và lật tung đất để thu cùng kết quả trên(cách

này vừa có lợi để tiêu diệt sùng vừa diệt trứng châu chấu); Ngồi ra với những mảnh
vườn nhỏ, chúng ta có thể tiêu diệt sùng một cách đơn giản là để gà bươi tự nhiên (cách
này cịn có thể áp dụng để xử lý các đống rơm rạ, vỏ trấu,…).
Giải Pháp Lâu Dài
Đối tượng chính trong giải pháp lâu dài là tiêu diệt bọ trưởng thành trước khi chúng có
điều kiện sinh sản (như ở phần trên ta đã nói bọ cái trưởng thành đẻ trứng rất nhiều, nếu
ta ko tiêu diệt chúng lúc này mà để trứng đã nở ra sùng thì khó diệt hết được); Một khía
cạnh khác của giải pháp lâu dài mà mình muốn nói đến là phục hồi những loài thiên địch
tự nhiên của chúng – tức là cần có thời gian.
Nhìn chung bọ cánh cứng trưởng thành của sùng đất xuất hiện quanh năm nhưng số
lượng ko đáng kể. Thời gian cao điểm nhất là trong mùa mưa, nhất là những tháng đầu
mùa mưa: tháng 5- tháng 6- tháng 7. Như vậy ta tập trung tiêu diệt chúng cũng nên vào
thời điểm này.


Có một số giải pháp tiêu diệt bọ trưởng thành như sau:
Bẫy đèn: Đây là loại bẫy đơn giản, dễ làm nên mọi người đều có thể tự làm lấy. Ưu điểm
là có thể vừa sử dụng để bẫy bọ trưởng thành từ sùng đất, vừa bẫy côn trùng gây hại khác
như xén tóc, bướm ngài,…
Để bẫy đèn thu được hiệu quả cao nhất, bẫy nên được đặt ở nơi trống trải để ánh sáng lan
rộng & ít bị nguồn sáng khác cạnh tranh, do vậy chúng ta ko nên bẫy vào những ngày có
trăng (ánh sáng mặt trăng làm khuyết tán ánh sáng), hoặc những nơi gần khu dân cư (ánh
đèn từ nhà có thể thu hút mất bọ).
Bẫy lưới: loại bẫy này rất thông dụng, đơn giản là tấm lưới có mắt lưới nhỏ đủ để dính
bọ, giăng ở gần các vườn trái cây, hoặc xung quanh vườn. Chủ yếu là giăng ở đường bay
của bọ.
Sử dụng bẫy lưới có ưu điểm như ko cần kiểm tra thường xuyên, ko bị ảnh hưởng bởi
không gian, thời gian như bẫy đèn. Tuy nhiên bẫy lưới có thể tiêu diệt cả những loài vật
khác nếu chẳng may mắc vào. [Năm ngối trong 1 đợt giăng lưới, mình ko chỉ thu được
bọ, mà cịn kèm 5 con dơi, 1 con cú…]

Ngồi những loại bẫy trên, người ta cịn có thể sử dụng những loại như: bẫy bằng bả (chủ
yếu là dùng trái cây thối rữa ngâm với rượu bia làm bả dụ bọ bay đến), bẫy
pheromone,… Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.
Sử dụng thiên địch tự nhiên:
Bởi vì sùng đất & con trưởng thành của chúng đều là con mồi của nhiều loài động vật
nên thiên địch ngoài tự nhiên của chúng cũng rất nhiều. Chúng ta có nhiều lựa chọn,
nhưng dù là lồi thiên địch nào thì chúng ta cũng lưu ý là nên sử dụng loài bản địa, hạn
chế những loài ngoại lai, chưa rõ hiệu quả - đơi khi những lồi thiên địch ngoại lai lại gây
tác hại nhiều hơn là hữu dụng.
May mắn là ở vn chả thiếu gì thiên địch bản địa của sùng đất, như ở Lớp thú thì có lợn
rừng, chồn cáo,…Lớp chim thì có bìm bịp, ác là, cơng, trĩ, gà rừng… Vấn đề của những
thiên địch này là ngồi tự nhiên chúng chả cịn bao nhiêu.
Bởi vậy mình chỉ xin nêu vài thiên địch côn trùng của sùng đất.
Ong ký sinh: Nhiều họ ong ký sinh trong bộ cánh màng Hymenoptera đều là thiên địch
của bọ cánh cứng, đặc biệt họ ong Tiphiidae chuyên ký sinh trên ấu trùng bọ thuộc Liên
họ bọ hung. Loài này tiêu diệt sùng đất bằng cách đẻ trứng vào cơ thể sùng, ấu trùng ong
sau khi chui ra từ trứng sẽ ăn dần vật chủ để phát triển – đồng nghĩa làm chết dần sùng.
Cách tiêu diệt này thường kết quả chậm, khi bị ấu trùng ong ký sinh, sùng đất vẫn có thể
ăn rễ cây gây hại, nhưng chúng ngăn sùng ko còn cơ hội phát triển tiếp.


Hình 9. Ong ký sinh họ Tiphiidae đẻ trứng vào sùng đất.
(Ảnh trích từ sách Pests of Field Crops and Pastures)
Ruồi ký sinh: Chủ yếu là những loài ruồi thuộc họ Tachinidae bộ 2 cánh Diptera. Cũng
tương tự như ong ký sinh, loài này diệt sùng bằng cách đẻ trứng vào cơ thể sùng.

Hình 10. Ruồi ký sinh & ấu trùng ruồi sau khi chui ra từ sùng đất.
(Ảnh trích từ sách Insects of upland crops in Cambodia).
Bọ chân chạy Carabiadae: gồm nhiều loài khác nhau như bọ chân chạy, bọ pháo thủ, hổ
trùng. Ấu trùng & bọ trưởng thành loài này đều là loài ăn thịt, săn nhiều loài cơn trùng

sống trên mặt đất, trong đó có sùng đất.
Bọ chân chạy rất phổ biến ở vn, cũng như bọ rùa, đây là loài cánh cứng ăn thịt giá trị
trong nông nghiệp.


Hình 11. Một lồi bọ chân chạy Mouhotia sp.
(Để hiểu thêm về lồi bọ chân chạy, mọi người có thể xem Sách Atlas côn trùng Việt
Nam. Tập 1. Nếu mọi người đang sở hữu sách thì hãy xem hình ở bìa 1, đó chính là 1 lồi
bọ pháo thủ).
Ngồi ra: dù chưa có kiểm chứng rõ ràng, nhưng có lẽ 1 số loài kiến, như kiến đen, hoặc
kiến lửa đều là những loài săn sùng đất, bởi mồi săn của những loài này vốn chủ yếu là
những loài sống gần mặt đất.
& Ấu trùng của bọ ban miêu (bọ thầy tu) Meloidae cũng là 1 lồi chun ăn trứng cơn
trùng trong đất, nên có đóng góp trong việc diệt sùng đất (nhưng mặt khác bọ ban miêu
lại là loài ăn lá, hại cây nên chúng ta cần đắn đo về lồi thiên địch này).
*Có tham khảo một số sách & bài viết.
End. :)



×