Tải bản đầy đủ (.docx) (64 trang)

QUẢN LÝ GIAO THÔNG TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN PHÚ VÀ 195

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.58 MB, 64 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BỘ MÔN
QUẢN LÝ HỆ THỐNG HẠ TẦNG KĨ THUẬT 1
BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI : QUẢN LÝ GIAO THÔNG TUYẾN ĐƯỜNG TRẦN PHÚ VÀ 19/5
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN :
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN :

TS. Vũ Anh
Nguyễn Chí Cường
ng Huy Khánh
Vũ Tuấn Phong

- 19QL3
- 19QL3
- 19QL3

- 1951080021
- 1951080069
- 1951080108

Nguyễn Thị Nguyệt

- 19QL3

- 1951080102

Hà Nội


MỤC LỤC


Phần 1. MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài....................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................2
5. Một số khái niệm..........................................................................................................2
PHẦN 2. NỘI DUNG.......................................................................................................3
CHƯƠNG I. Thực trạng quản lý giao thông tuyến đường Trần Phú và 19/5.............3
1.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu và sơ đồ quản lý.....................................................3
1.2. Hiện trạng tuyến đường Trần phú và 19/5..............................................................6
1.2.1. Hiện trạng quy hoạch.............................................................................................7
1.2.2. Thực trạng hạ tầng kĩ thuật.................................................................................14
1.2.3. Kiến trúc cảnh quan.............................................................................................25
1.2.4. Tiện ích cơng cộng................................................................................................28
1.3. Đánh giá thực trạng quản lý giao thông tuyến đường Trần Phú và 19/5............28
CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NHIỆM................................30
2.1. Cơ sở lý luận............................................................................................................30
2.1.1. Nguyên tắc quản lý hệ thống giao thông đô thị..................................................30
2.1.2: Nội dung quản lý hệ thống giao thông đô thị.....................................................32
2.1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý....................................................33
2.2. Cơ sở pháp lý...........................................................................................................35
2.3. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................42
2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế............................................................................................42
2.3.2. Kinh nghiệm Việt Nam.........................................................................................46
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP........................................................................50
3.1. Đề xuất các giải pháp về mặt kĩ thuật....................................................................50
3.1.1. Áp dụng một số công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý..............................50

3.1.2. Đề xuất tổ chức, điều khiên giao thông...............................................................51
3.1.3. Đề xuất xây dựng, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông......................54


3.2. Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý.........................................................................55
3.2.1. Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý khu vực đường 19/5....................................56
3.2.2. Đề xuất giải pháp tổ chức quản lý khu vực đường Trần Phú...........................57
3.3. Đề xuất sự tham gia của cộng đồng.......................................................................57
3.3.1. Lợi ích trong việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng................................57
3.3.2. Các yếu tố đảm bảo tính bền vững của sự tham gia của cộng đồng.................58
3.3.3. Đề xuất chính sách và tuyên truyền tới cộng đồng............................................58
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................59
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 59
KIẾN NGHỊ.................................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................61


Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 12km về phía
Tây Nam. Nằm ở vị trí tiệm cận trung tâm Thủ đơ, quận Hà Đơng đóng vai trị là cầu nối
trung tâm hành chính Thủ đơ với các huyện phía Nam thành phố (Chương Mỹ, Thanh
Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa). Với tuyến đường Quốc lộ 6 chạy dọc trên địa bàn cùng với
quốc lộ 21B, tỉnh lộ 70A là những tuyến đường giao thông quan trọng của quốc gia, đóng
vai trị trọng yếu kết nối quận Hà Đông với trung tâm Thủ đô và nối liền thủ đô Hà Nội
với các tỉnh Tây Nam, với thuận lợi về vị trí địa lý quận Hà Đơng ln đóng vai trị quan
trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của Thủ đô Hà Nội.
Quận Hà Đông trước tháng 10 năm 2008 là thủ phủ của tỉnh Hà Tây cũ, nay quận Hà
Đông trở thành một trong mười quận nội thành của Thủ đơ Hà Nội với diện tích
4.791,7ha, dân số hiện nay là 281.689 người, gồm 17 phường trực thuộc

Với lợi thế về vị trí địa lý và hệ thống giao thông thuận lợi, trong những năm qua
quận Hà Đông được chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là về giao thông. Sau khi
quy hoạch thành phố Hà Nội được phê duyệt, tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà
Đông được khởi công năm 2011 chạy qua địa bàn càng củng cố vị trí, tầm quan trọng và
tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội của quận. Tuy nhiên, thực tế cho thấy với tốc độ đơ
thị hóa hiện nay quận Hà Đơng đang phải đối mặt với những thách thức do tốc độ phát
triển kinh tế càng mạnh dẫn tới mật độ dân cư ngày càng tăng, mật độ xây dựng càng
nhiều và hệ thống giao thông dần bộc lộ ra những yếu kém, đặc biệt trong công tác quản
lý vận hành dẫn đến không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển trong tương lai.
Quận Hà Đông không phải là trung tâm thủ đơ nhưng tình trạng tắc nghẽn giao
thơng lại là vấn đề rất bất cập và cần được giải quyết. Nhóm chúng em quyết định chọn
tuyến đường Trần Phú và 19/5 làm đề tài nghiên cứu, do nằm ở khu vực có mật độ người
tham gia giao thơng khá đông cùng quy hoạch chưa hợp lý nên đây là nơi thường xuyên
xảy ra tắc nghẽn giao thông đặc biệt là vào những giờ cao điểm
Chính vì vậy, đề tài " Quản lý giao thông tuyến đường Trần Phú và 19/5 Văn Quán"
là thực sự cần thiết nhằm góp phần hồn thiện cơng tác quản lý để nâng cao chất lượng

1


vận hành cho hệ thống giao thông quận Hà Đông, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế – xã hội trên địa bàn quận cũng như trên địa bàn toàn thành phố Hà Nội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng ùn tắc giao thông tuyến đường Trần Phú và 19/5
- Đề xuất các giải pháp khai thác hiệu quả giao thông tuyến đường
3. Phạm vi nghiên cứu
- Tuyến đường song song Trần Phú và 19/5

4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa

- Phương pháp quan sát, điều tra xã hội học
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích, đề xuất giải pháp
-Phương pháp tổng hợp thông tin và báo cáo
5. Một số khái niệm
- Khái niệm về hệ thống giao thông đô thị: Là tập hợp của mạng lưới đường, các
cơng trình phục vụ giao thông và các loại phương tiện giao thông được sử dụng trong đô
thị. Giao thông đô thị một mặt phải đảm bảo công tác vận chuyển và liên hệ thuận tiện,
nhanh chóng giữa các bộ phận chức năng cơ bản của đô thị như: nơi ở, nơi làm việc, khu
nghỉ ngơi giải trí và các trung tâm của đơ thị với nhau, mặt khác phải đáp ứng nhu cầu
vận chuyển và liên hệ giữa đô thị với các điểm dân cư xung quanh. Có thể nói giao thơng
đơ thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong thiết kế quy hoạch đô thị, hướng phát triển
2


đô thị, cơ cấu tổ chức sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng với
nhau.
- Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện
tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường
bộ.
- Giao thông là một cụm từ chỉ tất cả các hoạt động di chuyển của con người bằng
đôi chân hoặc trên các phương tiện giao thông bằng hệ thống giao thông chạy dài khắp cả
nước.
- Ùn tắc giao thơng là một tình trạng xảy ra trong mạng lưới giao thông khi lưu
lượng phương tiện gia tăng, thường được đặc trưng bởi các yếu tố như tốc độ tham gia
giao thông chậm hơn, thời gian thực hiện chuyến đi dài hơn và xe cộ nối đuôi nhau ngày
một đông. Khi nhu cầu tham gia giao thông đủ lớn, sự tương tác giữa các phương tiện sẽ
làm chậm tốc độ của dịng lưu thơng, gây ra tắc nghẽn.
PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. Thực trạng quản lý giao thông tuyến đường Trần Phú và 19/5

1.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu và sơ đồ quản lý
1.1.1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu
Đường Trần Phú nằm ở phía Bắc Quận Hà Đơng và là một đoạn của Quốc Lộ 6
(tuyến đường nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc của Việt Nam).
Mật độ dân cư cao với các khu tập thể và chung cư cao tầng với những tiện nghi bậc
nhất Hà Nội. Nằm trong khu vực phát triển mạnh, sầm uất. Hoạt động kinh doanh buôn
bán diễn ra tấp nập với khu chợ lớn, các nhà hàng, cửa hàng, đại lý, siêu thị, trung tâm
thương mại, quán ăn, quán cà phê.... đáp ứng nhu cầu ăn uống và cung ứng đa dạng mặt
hàng phục vụ cho đời sống.
Khu vực này cũng tập trung rất nhiều trường học, và bệnh viện, trong đó có những
trường Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Rải rác trên đường có các cơ quan hành
chính trực thuộc phường và quận. Là một trong những tuyến giao thông trọng điểm của
thành phố, tiếp giáp nhiều tuyến đường và khu đô thị lớn.

3


bản đồ khu vực nghiên
Đường 19/5 thuộc địa phận phường Văn Quán quận Hà Đông - Hà Nội. Khởi đầu
từ đường Chiến Thắng, chạy qua giữa Hồ Than Thở và Hồ Văn Quán, cắt qua đường
Nguyễn Khuyến tới đường Phùng Hưng. Đường có chiều dài 1,6km, rộng 7m.
Một số địa điểm nổi bật trên đường 19/5:
- Trường tiểu học Ban Mai
- Sân vận động Học viện An ninh Nhân dân
- Sân Vận Động C500
- Tòa nhà Skyline Real Estate Center
- Trụ sở UBND phường Văn Quán
Đường 19/5 chạy xuyên suốt địa phận phường Văn Quán, phía Bắc giáp phường
Triều Khúc quận Thanh Trì, phía Nam giáp các phường Nguyễn Trãi, Yên Phúc quận Hà
Đông, Hà Nội. Là tuyến đường trung tâm của phường Văn Quán nên dân cư phân bố hai

bên đường khá đơng đúc.
Mặt đường thống, rộng, trồng nhiều cây xanh, tiếp giáp các hồ nước và công viên
là nơi vui chơi, tổ chức sinh hoạt cộng đồng. Là khu vực có nhiều nhà hàng, quán ăn,
quán cà phê đáp ứng nhu cầu ăn uống cho người dân và sinh viên của các trường đại học
4


gần đó. Nằm cách khá xa khu trung tâm thành phố nên xung quanh còn khá nhiều đất
trống, vậy nên rất nhiều sân bóng được mở góp phần nâng cao đời sống.
Rải rác trên đường có có hệ thống trường học các cấp và một số tòa nhà chung cư
lớn. Tiếp giáp một số tuyến đường như; Trần Phú, Nguyễn Khuyến, Chiến Thắng, Phùng
Hưng, Tô Hiệu.
1.1.2. Sơ đồ quản lý
SỞ GIAO THƠNG VẬN TẢI

SỞ XÂY DỰNG

UBND QUẬN HÀ ĐƠNG

PHỊNG QLĐT QUẬN
UBND PHƯỜNG
CÁN BỘ ĐỊA CHÍNH, ĐƠ THỊ
PHƯỜNG

CỘNG ĐỒNG
DÂN CƯ

QUẢN LÝ KHAI THÁC SỬ
DỤNG HỆ THỐNG ĐƯỜNG
TRÂFN PHÚ VÀ 19/5 VĂN

QUÁN
1.2. Hiện trạng tuyến đường Trần phú và 19/5
- Mặc dù đã hoàn thành xong phần hạ tầng của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh Hà Đông, mặt bằng trục đường Trần Phú được trả lại và có phần mở rộng hơn.
- Tuy nhiên, phần đường mở rộng thêm so với phần nền đường cũ có độ vênh khá
lớn, tạo nên những đường gờ mấp mô, mặt đường lún võng. Trên trục đường Trần Phú
5


xuất hiện nhiều ổ gà, hố ga, nắp cống lồi lõm gây nguy hiểm cho người đi tham gia giao
thông. Đã có những vụ tai nạn xảy ra tại đây mà nguyên nhân đến từ sự xuống cấp của
tuyến đường.
- Là tuyến huyết mạch từ Quốc lộ 6, đường vành đai 3 đến trung tâm TP Hà Nội,
đường Trần Phú vào giờ cao điểm thường xuyên ùn tắc cục bộ. Các loại phương tiện nối
đuôi nhau hàng km, chầm chậm bị qua các điểm có cơng trường đang thi cơng. Nhiều
người đi xe máy buộc phải lên vỉa hè, chen lấn, nhích dần từng bước. Tình trạng ùn tắc
trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày mưa. Hiện tượng ôtô, xe máy đi ngược chiều
diễn ra rất phổ biến, trong khi khơng hề có lực lượng chức năng chốt trực để điều tiết
giao thơng tại đây

Hình ảnh nhóm đi thực trạng tại nút giao thông Trần Phú
- Tuyến đường 19/5 là trung tâm của phường Văn Quán, là nơi tập hợp nhiều trường
học, trạm y tế, văn hóa, nhiều hàng qn. Chính vì vậy đã gây lên ùn tắc ứ đọng tại điểm
giao thơng này, đây là tuyến đường chính để vào Trung tâm Y tế huyện nên vào giờ tan
tầm, hàng trăm xe phải dồn ứ lại. Hầu như ngày nào cũng diễn ra tình trạng ùn tắc giao
thơng do có q đơng phụ huynh điều khiển phương tiện xe 2 bánh, ơ tơ chờ đón con tiện
đâu dừng xe đó, thấy ở đâu cịn khoảng trống là cho xe chen vào, khiến khu vực trước
cổng trường học này trở nên lộn xộn và bát nháo. Việc đậu xe bừa bãi dưới lòng đường
trước các trường học trên diễn ra đã từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt.
6



1.2.1. Hiện trạng quy hoạch
- Mặt cắt ngang của tuyến đường Trần phú và 19/5 :
Mặt cắt ngang đường phố là mặt cắt thẳng góc với tim đường , trên đó thể hiện đầy
đủ kích thước , vị trí các bộ phận cấu tạo của đường phố . Khi thiết kế mặt cắt ngang
đường phố phải giải quyết tổng hợp các vấn đề phần giao thông , cây xanh , chiếu sáng ,
thoát nước mưa , phần các đường dây , đường ống kĩ thuật bố trí trên đường phố và
không gian kiến trúc đường phố . Mỗi mặt cắt ngang đường phố phải phù hợp với giao
thông hiện tại đồng thời đáp ứng được nhu cầu giao thông tương lai.

Mặt cắt ngang tuyến đường Trần Phú
- Tổ chức giao thơng:
+ Có các biển báo cấm rẽ trái trên các tuyến đường giao đường Trần Phú để đảm
bảo trật tự an tồn giao thơng.
+ Có các điểm quay đầu ở dải phân cách giữa, và mỗi điểm quay đầu đều có các
biển báo chỉ dẫn.
- Đường 19/5
+ Mặt đường xuống cấp , nhiều ổ gà , các nắp cống đặt ở nhiều vị trí gây mặt đường
lồi lõm

7


+ Tình trạng hư hỏng của bó vỉa dải phân cách giữa và các ga thốt nước, điện,
thơng tin nằm dưới lòng đường khá là nhiều và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân
tại khu vực.
- Đường Trần Phú
+ Các nắp cống đặt ở nhiều vị trí gây mặt đường lồi lõm
+ Đường xe chạy 2 dải , tách được dòng xe chạy ngược chiều nhưng chưa tách được
dòng xe cơ giới và xe thô sơ

+ Tại các khu vực nhà ga của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông, mặt
đường nhiều chỗ trồi cao, chỗ lại lom sau. Tồn tuyến chỉ được chia đơi bằng dải phân
cách cứng, mỗi chiều đường khá rộng.
+ Việc xén dải phân cách giữa hiện trạng đảm bảo bề rộng phần xe chạy mỗi hướng
chiều rộng từ (12-20m), cụ thể tùy vào từng vị trí cụ thể trên tuyến, xén đều mỗi bên từ
(l-5m).
- Đầu tư xây dựng
+ Tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú thường xuyên bị đào, cắt mặt đường để
phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông. Dù đã được chủ đầu
tư hoàn trả, Sở GTVT duy tu duy trì thường xuyên, nhưng mặt đường Nguyễn Trãi vẫn
xuất hiện nhiều vệt lồi lõm, mặt đường không bằng phẳng, gây mất ATGT và mỹ quan đô
thị.
- Đưa vào khai thác sử dụng:
+ Các vạch phân làn giường như đã mờ hoàn toàn con đường trở thành một làn lớn
cho tát cả các phương tiện lưu thông.
+ Bức xúc của người dân tại khu vực : “Chiều nào lái ô tô qua đường Nguyễn Trãi
hướng Hà Đông tôi cũng rất căng thẳng. Liên tục có xe máy, ơ tơ ép trái, ép phải để vượt
lên. Lái sát đường gần dải phân cách giữa cũng thấy xe máy chạy vượt bên tay trái.
Khơng có vạch kẻ đường, chẳng biết làn nào với làn nào”
● Các nút giao thông được quy hoạch :
- Khái niệm về nút giao thông : là một bộ phận quan trọng của mạng lưới đường đơ
thị , hình thành tại nơi giao nhau của hai hoặc nhiều tuyến đường .
8


- Để thiết kế nút giao thông cần đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Đảm bảo xe chạy an tồn với khả năng thơng xe lớn nhất
+ Tổ chức đơn giản , dễ quản lí , dễ xây dựng và có hiệu quả nhất về mặt kinh tế
- Trên tuyến đường Trần Phú có 5 nút giao thơng chính: Nút giao Trần Phú – Chiến
Thắng, nút giao Trần Phú – Nguyễn Khuyến – Vũ Trọng Khánh, nút giao Trần Phú –

Thanh Bình – Phùng Hưng, nút giao 19/5 – Chiến Thắng, nút giao 19/5 – Phùng Hưng
- Nút giao Trần Phú – Chiến Thắng: Là ngã ba do 2 con đường: Trần Phú (Hướng
Tây Nam chạy qua Đông Bắc) và đường Chiến Thắng (Phía Đơng Nam) tạo nên.

Bản đồ nút giao
+ Cơng trình giao thơng lớn trên nút giao là ga đường sắt trên cao (ga Phùng
Khoang)
+ Sau nhiều sự điều chỉnh giao thông tại nút giao cũng như hoàn thiện xây dựng ga
Phùng Khoang, hiện tại nút giao này gần như đã hết tình trạng tắc đường vào giờ cao
điểm buổi sáng.
+ Có làn đường rẽ phải tại nút giao.
+ Nút giao khơng có đèn giao thơng.
- Nút giao Trần Phú – Nguyễn Khuyến – Vũ Trọng Khánh: là nút giao do 3 con
đường: Trần Phú (Hướng Tây Nam chạy qua Đơng Bắc), Nguyễn Khuyến (Phía Đơng
Nam) và Vũ Trọng Khánh (Phái Tây Bắc) tạo nên.

9


Bản đồ nút giao
+ Cơng trình lớn trên nút giao là ga đường sắt trên cao (ga Văn Quán).
+ Nút giao là nơi tập chung nhiều khu nhà chung cư và cơng trình dân cư lớn
(Chung cư Grand Sunlake Văn Quán, Hồ Gươm Plaza, Pacaya, TVD Group, chung cư
Booyoung Vina PKD)
+ Các cơng trình cơng cộng khác đặt quanh nút giao: Cơ sở 2 Công an Hà Nội,
Trạm xăng bến xe Hà Dông, Công ty điện lực Hà Đông, Học viện Cơng nghệ Bưu chính
viễn thơng.
+ Đây là nút giao thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường trên tuyến đường Trần
Phú
+ Tính chất của đường Nguyễn Khuyến và Vũ Trọng Khánh là 2 tuyến đường

không đối nhau nên các khi di chuyển qua tuyến đường bên kia sẽ không thể đi thẳng mà
phải rẽ một phần qua bên phải.
+ Nhịp đèn xanh của 2 tuyến đường Nguyễn Khuyến và Vũ Trọng Khánh trùng
nhau nên khi di chuyển luồng phương tiện của cả 2 tuyến sẽ có phần cản nhau.
+ Nút giao có 4 nhịp đèn xanh (Thời gian đèn đỏ có khi lên đến 200 giây)

10


Ảnh thực trạng đèn đỏ tại nút giao
+ Thời gian của các cột đèn giao thông tại tuyến đường trong nhiều khung giờ chưa
được đồng bộ thời gian với nhau (trung bình cách nhau 1 đến 3 giây, có lúc cách biệt tới
120 giây).
+ Nhiều khi cịn gặp tình trạng chưa hết thời gian đèn đõ đã nhảy đèn xanh và
ngược lại, gây nên mất sự chuẩn bị cho người tham gia giao thông.
- Nút giao Trần Phú – Thanh Bình – Phùng Hưng: Là ngã tư do 4 con đường tạo
thành: Trần Phú (phía Đơng Bắc), Thanh Bình (phía Bắc), Phùng Hưng (phía Đơng Nam,
Quang Trung (phía Tây Nam) tạo nên.

11


Bản đồ nút giao
+ Trên nút giao, hướng Phùng Hưng có 2 hệ thống đèn đỏ gần nhau.
+ Các cơng trình cơng cộng quanh nút giao: Trụ sở của Sở giao thông vận tải Hà
Nội, Trụ sở Sở tư pháp Hà Nội, Ủy ban nhân dân phường Yết Kiêu, Vườn Hoa Hà Đông
- Nút giao 19/5 – Chiến Thắng: Là ngã ba do hai con đường: 19/5 (phía Tây Nam)
và Chiến Thắng (chạy từ hướng Đông Nam qua hướng Tây Bắc) tạo nên.

Bản đồ nút giao

- Nút giao 19/5 – Phùng Hưng: là ngã tư do ba con đường 19/5 (phía Tây Bắc),
Phùng Hưng (chạy từ hướng Tây Bắc qua hướng Đơng Nam) và Cầu Đen (phía Tây
Nam)

12


Bản đồ nút giao
+ Các cơng trình cơng cộng quanh nút giao: Vườn hoa Nguyễn Trãi
- Các tuyến xe buýt trên tuyến đường:
+ Xe 02 (Bác Cổ--BX Yên Nghĩa)
+ Xe 19 (Trần Khánh Dư-- Hv Chính Sách Và Phát Triển)
+ Xe 01 (Bx Gia Lâm--Bx Yên Nghĩa)
+ Xe 21A (BX Yên Nghĩa—BX Giáp Bát
+ Xe 27 (Bãi đỗ xe Nam Thăng Long—BX Yên Nghĩa)
+ Xe 22B (KĐT Kiến Hưng—BX Mỹ Đình)
+ Xe 22C (BX Giáp Bát—KĐT Dương Nội)
+ Xe 105 (KĐT Nghĩa đô--Bãi đỗ xe buýt Cầu Giấy)
+ Xe 68 ( Trung Tâm Thương Mại Mê Linh Plaza Hà Đông—Sân bay Nội Bài)
+ Xe 85 ( Công Viên Nghĩa Đô--Khu Đơ Thị Thanh Hà)
+ Xe 78 (BX Mỹ Đình--Tế Tiêu)
+ Xe 103A (BX Mỹ Đình—BX Hương Sơn)
+ Xe 103B (BX Mỹ Đình—BX Hương Sơn)
+ Xe E06 (Giáp Bát – KĐT. Vinhomes Smart City)

13


1.2.2. Thực trạng hạ tầng kĩ thuật
- Hạ tầng kỹ thuật hai bên tuyến đường không đảm bảo đủ điều kiện chất lượng về

giao thông đô thị, nhà chờ xe buýt, vỉa hè, vệ sinh công cộng, biển báo, các tiện ích đơ
thị, thu gom rác thải cơng cộng, điểm ATM, buồng điện thoại công cộng.
- Điểm chờ xe bus
+Tại khu vực nghiên cứu có 2 nhà chờ xe bus được đặt tại 2 điểm là trường đại học
Kiến Trúc Hà Nội và trường Bưu Chính Viễn Thơng.
+Các nhà chờ khơng có đường để xe Bus di chuyển vào để đón khách để tránh ảnh
hưởng đến các phương tiện di chuyển trên tuyến đường.
+Các nhà chờ xe Bus trên khu vực nghiên cứu do được xây dựng lâu năm nên đã bị
xuống cấp. Các lớp sơn bị bong tróc. Đặc biệt là nhà chờ xe Bus tại điểm trường Bưu
Chính Viễn Thơng có tình trạng mái che bị dột khiến cho khách chờ tại nhà chờ bị ướt khi
trời mưa. Các nhà chờ cũng bị các hộ kinh doanh phòng trọ hoặc kinh doanh các mặt
hang sản phẩm khác dán các tờ quảng cáo trằng chịt trên các nhà chờ xe Bus gây mất vệ
sinh và thẩm mỹ.
+Nhiều điểm chờ xe Bus tại khu vực bị mờ, bong tróc sơn và các chữ thể hiện tên
tuyến đường khiến cho 1 số điểm chờ không thể hiện được rõ các tuyến xe Bus đi qua
trạm. tại một số điểm chờ xe Bus cịn có tình trạng bị ơ tơ và các phương tiện cá nhân lấn
chiếm đậu đỗ khiến cho xe Bus khó tiếp cận vào các điểm đón trả khách gây rối loạn giao
thông. Các điểm chờ xe Bus trên khu vực cịn là nơi tụ tập đón khách của rất nhiều xe
ôm gây mất trật tự, an ninh cho khu vực.
ST

Vị trí

T
1

Hình ảnh

Nhận xét
-Biển báo xe Bus bị chắn

mất bởi chân của nối đi lên
ga Phùng khoang khó quan

Số 80 đường

sát

Trần Phú

-Biển báo bị bong tróc sơn
và bị dán những tờ quảng
14


cáo che mất những thông
tin tuyến xe
2

- Nhà chờ không có đường
để xe Bus di chuyển vào để
đón khách
-Các nhà chờ cũng bị các
Cổng học viện

hộ kinh doanh phòng trọ

An Ninh

hoặc kinh doanh các mặt
hang sản phẩm khác dán

các tờ quảng cáo trằng chịt
trên các nhà chờ xe Bus gây
mất vệ sinh và thẩm mỹ.
- Biển báo bị bong tróc sơn
không thể hiện được những
thông tin tuyến xe
- Nhà chờ khơng có đường

3

để xe Bus di chuyển vào để
đón khách
-Các nhà chờ cũng bị các
hộ kinh doanh phòng trọ
Cổng trường đại

hoặc kinh doanh các mặt

học Kiến Trúc

hang sản phẩm khác dán

Hà Nội

các tờ quảng cáo trằng chịt
trên các nhà chờ xe Bus gây
mất vệ sinh và thẩm mỹ.

15



4

-Khơng có khoảng lùi để
cho xe Bus di chuyển vào
-Một số thơng tin về tuyến
xe bị mờ khó để xem những
điểm
Siệu thị Nguyễn



tuyến

xe

di

chuyển qua

Kim Hà Đơng
5

-Khơng có khoảng lùi để
cho xe Bus di chuyển vào
-Một số thông tin về tuyến
xe bị mờ khó để xem những
điểm




tuyến

xe

di

chuyển qua
Ga Văn Quán

6

- Nhà chờ khơng có đường
để xe Bus di chuyển vào để
đón khách
Số 215 đường

-Nhà chờ xe Bus do được

Trần Phú

xây dựng lâu năm nên đã bị
xuống cấp. Các lớp sơn bị
bong tróc.
-Điểm chờ xe Bus nơi tụ
tập đón khách của rất nhiều
xe ôm gây mất trật tự, an
ninh cho khu vực.

16



7

- Nhà chờ khơng có đường
để xe Bus di chuyển vào để
đón khách
-Nhà chờ xe Bus do được
xây dựng lâu năm nên đã bị
Đối diện Sở Tư

xuống cấp. Các lớp sơn bị

Pháp Hà Đơng

bong tróc.
-Các nhà chờ cũng bị các
hộ kinh doanh phòng trọ
hoặc kinh doanh các mặt
hang sản phẩm khác dán
các tờ quảng cáo trằng chịt
trên các nhà chờ xe Bus gây
mất vệ sinh và thẩm mỹ.
-Khơng có khoảng lùi để

8

cho xe Bus di chuyển vào
-Một số thông tin về tuyến
xe bị mờ khó để xem những

điểm
Ga Văn Quán
9



tuyến

xe

di

chuyển qua
-Khơng có khoảng lùi để
cho xe Bus di chuyển vào
-Một số thơng tin về tuyến
xe bị mờ khó để xem những

Hồ Gươm Plaza

điểm



tuyến

xe

di


chuyển qua
- điểm chờ xe Bus có tình
trạng bị ô tô và các phương
17


tiện cá nhân lấn chiếm đậu
đỗ khiến cho xe Bus khó
tiếp cận vào các điểm đón
trả khách
- Nhà chờ khơng có đường

10

để xe Bus di chuyển vào để
đón khách
Cổng

trường

-Nhà chờ xe Bus do được

Bưu Chính Viễn

xây dựng lâu năm nên đã bị

Thơng

xuống cấp. Các lớp sơn bị
bong tróc.

-Các nhà chờ cũng bị các
hộ kinh doanh phòng trọ
hoặc kinh doanh các mặt
hang sản phẩm khác dán
các tờ quảng cáo trằng chịt
trên các nhà chờ xe Bus gây
mất vệ sinh và thẩm mỹ.
-Khơng có khoảng lùi để

11

cho xe Bus di chuyển vào
-Một số thơng tin về tuyến
xe bị mờ khó để xem những
điểm
MAC Plaza



tuyến

xe

di

chuyển qua
-Điểm chờ xe Bus nơi tụ
tập đón khách của rất nhiều
xe ôm gây mất trật tự, an
ninh cho khu vực.


*Đường 19/5 và 1 số điểm xe bus khác trong phạm vi nghiên cứu
18


ST

Vị Trí

Hình Ảnh

T
1

Nhân Xét
-Khơng có khoảng lùi để
cho xe Bus di chuyển
vào

UBND phường

-Một số thông tin về

Văn Quán

tuyến xe bị mờ khó để
xem những điểm mà
tuyến xe di chuyển qua
-Khơng có khoảng lùi để


2

cho xe Bus di chuyển
vào
-Một số thơng tin về
tuyến xe bị mờ khó để
Đình Văn Qn

xem những điểm mà
tuyến xe di chuyển qua
- Nhà chờ khơng có

3

đường để xe Bus di
chuyển vào để đón khách
-Nhà chờ xe Bus do được
Vườn
Nguyễn Trãi

hoa

xây dựng lâu năm nên đã
bị xuống cấp. Các lớp
sơn bị bong tróc.
-Các nhà chờ cũng bị các
hộ kinh doanh phòng trọ
hoặc kinh doanh các mặt
hang sản phẩm khác dán
các tờ quảng cáo trằng

chịt trên các nhà chờ xe
Bus gây mất vệ sinh và
19


thẩm mỹ.
- Nhà chờ khơng có

4

đường để xe Bus di
chuyển vào để đón khách
-Nhà chờ xe Bus do được
xây dựng lâu năm nên đã
Trung tâm văn

bị xuống cấp. Các lớp

hóa thành phố

sơn bị bong tróc.

Hà Nội

-Điểm chờ xe Bus nơi tụ
tập đón khách của rất
nhiều xe ơm gây mất trật
tự, an ninh cho khu vực.
- điểm chờ xe Bus có


5

tình trạng bị ô tô và các
phương tiện cá nhân lấn
chiếm đậu đỗ khiến cho
Đối diện chung

xe Bus khó tiếp cận vào



các điểm đón trả khách

Hesco

-

đường Nguyễn
Khuyến
6

- điểm chờ xe Bus có
tình trạng bị ơ tơ và các
phương tiện cá nhân lấn
chiếm đậu đỗ khiến cho
xe Bus khó tiếp cận vào
Chung cư New

các điểm đón trả khách


Skyline



-Một số thơng tin về

Nguyễn Khuyến

tuyến xe bị mờ khó để
xem những điểm mà
tuyến xe di chuyển qua
20


-Cầu vượt đi bộ
+Khu vực nghiên cứu được xây dựng 1 cầu vượt đi bộ tại khu vực học viên An
Ninh. Cầu vượt đi bộ rất ít được người dân sử dụng vì thói quen của nhiều người dân tại
khu vực là băng cắt qua đường luôn chứ không sử dụng cầu vượt đường bộ.
+Cầu vượt đường bộ trong khu vực vào ban đêm lại trở thành nơi tụ tập hẹn hò của
các bạn trẻ ngội tụ tập thành từng nhóm hát hị ầm ĩ và ngồi chắn hết nối di chuyển gây
mật trật tự, mất vệ sinh và mất an tồn về an ninh. Tuy tình trạng này thường xun được
cơng an phường giải quyết nhưng tình trạng này vẫn thường xuyên được diễn ra.

- Vỉa hè
+ Nhiều điểm bị xụt nún do bị các phương tiện như xe máy di chuyển lên
+ Bị các hộ kinh doanh lấn chiếm làm chỗ đỗ xe và làm nơi kinh doanh buôn bán

21



+ Vỉa hè 1 số chỗ do rễ cây phát triển làm cho gạch lát vỉa hè bị vỡ và khiến vỉa hè
bị lỗi lõm
+ Rất nhiều hộ gia đình tập kết rác thải sinh hoạt ngay trên vỉa hè
+ Đường 19/5 chỉ có 1 bên vỉa hè và bên vỉa hè khơng đảm bảo đủ về kích thước
cho người đi bộ

Vỉa hè xuống cấp khiến người đi bộ phải đi xuống lịng đường
- Chiếu sáng đơ thị
+ Hệ thống chiếu sáng của tuyến đường Trần Phú đảm bảo đủ nhu cầu chiếu sáng
cho đô thị, 1 số điểm hệ thống chiếu sáng bị hư hại chưa được sửa chữa.
+Trên tuyến đường Trần Phú sử dụng cột đèn chiếu sáng là dạng cột đèn trịn Cơn
rời cần đơn.

22


×