lO MoARcPSD|9797480
lOMoARcPSD|9797480
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT DÂN SỰ 1
ĐỀ BÀI: ĐỀ SỐ 10
PHÂN TÍCH VÀ CHO VÍ DỤ MINH HỌA VỀ CÁC LOẠI PHÁP NHÂN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
HỌ TÊN MSSV
LỚP
: NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ K19GCQ010
: K19GCQ
:
lO MoARcPSD|9797480
HÀ NỘI – 2022
ĐỀ SỐ: phân tích và cho ví dụ minh họa về các loại pháp nhân theo quy định
của bộ luật dân sự
MỞ ĐẦU
Bên cạnh cá nhân (thể nhân – tự nhiên nhân), pháp nhân là một trong các chủ thể cơ
bản tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Pháp nhân về cơ bản là một tổ chức có sự
tách bạch về tài sản, được hình thành bởi xu hướng nhân cách hóa các tổ chức này và
cơng nhận cho các tổ chức ấy một “nhân cách pháp lý”1. Với tư cách là một thực thể
có “đời sống” riêng, sự hình thành nên pháp nhân giúp cho các quan hệ pháp luật
được đơn giản hóa, đời sống pháp luật được ổn định, bền vững. Việc nghiên cứu chi
tiết, xác định cụ thể các loại pháp nhân sẽ giúp chúng ta phân biệt được pháp nhân với
các tổ chức khác, xác định được tư cách chủ thể của một tổ chức khi tham gia giao
dịch dân sự. Chính vì vậy, em đã lựa chọn đề bài: “Phân tích và cho ví dụ minh họa
về các loại pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự” làm bài tập học kỳ môn
học Luật Dân sự 1.
NỘI DUNG
I.
Khái quát chung về pháp nhân theo quy định hiện hành
1. Khái niệm
Quan điểm về pháp nhân trong pháp luật Việt Nam đã xuất hiện từ thời kì thuộc
địa nhưng chỉ là khái niệm vay mượn của phương Tây. Trong q trình đó, mặc dù
mặc nhiên công nhận sự tồn tại của pháp nhân và vẫn sử dụng thuật ngữ này trong
các văn bản pháp luật nhưng pháp luật nước ta vẫn chưa ra khái niệm cụ thể thế
nào là pháp nhân. Cho đến khi Bộ Luật dân sự 1995 ra đời, pháp nhân lần đầu tiên
được thừa nhận là một chủ thể của quan hệ pháp luật. Điều 94, Bộ Luật dân sự
1995 định nghĩa pháp nhân dựa trên việc mô tả các đặc điểm: là một tổ chức (i)
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký
hoặc cơng nhận;
(ii) có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (iii) có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và
tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (iv) nhân danh mình tham gia các quan hệ
pháp luật một cách độc lập. Đến Bộ Luật dân sự 2005, khái niệm pháp nhân chỉ
có thay
3“
Điều 81. Tài sản của pháp nhân
Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà
pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.”
K19GCQ010-Nguyễn Thị Ngọc Hà 2
đổi một chút về mặt từ ngữ ở nội dung (i). Và đến Bộ Luật dân sự 2015, sự thay
đổi về mặt từ ngữ mô tả đặc điểm diễn ra cả ở các nội dung (i), (ii), (iii), tuy nhiên
vẫn chỉ dừng lại ở việc mô tả các đặc điểm (điều kiện) của pháp nhân.
Khái quát lại, pháp nhân có thể được định nghĩa như sau: “Pháp nhân là một tổ
chức thống nhất, độc lập, hợp pháp, có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài
sản của mình, nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc
lập”2.
2. Điều kiện để thành lập pháp nhân
Dựa trên quy định về pháp nhân tại Điều 74, Bộ Luật dân sự 2015, có thể rút ra
những đặc điểm để công nhận một tổ chức có tư cách là chủ thể của quan hệ dân
sự, cũng là các điều kiện để thành lập pháp nhân như sau:
- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
(i) Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật
Pháp nhân là tổ chức, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho
phép thành lập, đăng kí hoặc chứng nhận thành lập. Tổ chức có tư cách pháp
nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập. Mỗi loại pháp nhân có
trình tự thành lập riêng, phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của pháp
nhân đó.
(ii) Có cơ cấu tổ chức theo quy đinh tại Điều 83 Bộ Luật dân sự 2015
Điều 83 quy định như sau:
“1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn
của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp
nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy
định của pháp luật.”
2
Trang 108, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam 1, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân 2019
Như vậy, pháp nhân có thể có nhiều cơ quan, nhưng bắt buộc phải có một cơ
cơ quan điều hành. Việc có cơ quan điều hành nhằm mục đích đại diện cho
pháp nhân, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đặt ra khi thành lập. Việc chọn lựa
hình thức tổ chức căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của tổ chức đó khi thành
lập; vào cách thức góp vốn; hoặc vào tính chất, truyền thống của loại hình tổ
chức. Sự lựa chọn này thể hiện cụ thể, rõ ràng trong điều lệ hoặc quyết định
thành lập của pháp nhân.
(iii) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng
tài sản của mình
Tư cách pháp nhân thể hiện ở khả năng tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản
của mình đối với các giao dịch mà pháp nhân tham gia. Vì vậy, việc có tài sản
riêng – tài sản độc lập là đặc điểm quan trọng. Trên cơ sở có tài sản riêng,
pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là một chủ
thể hoàn toàn độc lập, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Thành viên
của pháp nhân khơng phải dùng tài sản riêng của mình để thực hiện các nghĩa
vụ của pháp nhân. Tài sản của pháp nhân được xác định theo Điều 81, Bộ
Luật dân sự 20153.
(iv) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Pháp nhân là một chủ thể hồn tồn độc lập, có tên gọi, trụ sở và quốc tịch cụ
thể; có khả năng hưởng quyền và gánh chịu nghĩa vụ dân sự theo luật định
phù hợp với điều lệ của pháp nhân. Do đó, pháp nhân hồn tồn tự nhân danh
chính mình, khơng “mượn tên” ai và cũng không cho ai “mượn tên” khi tham
gia các quan hệ pháp luật; có thể tự mình làm ngun đơn, bị đơn trước tòa.
Mọi quan hệ pháp luật mà pháp nhân tham gia được thông qua người đại diện
(đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền).
II. Phân loại pháp nhân theo quy định hiện hành
Bộ Luật dân sự 2015 đã dựa trên mục tiêu hoạt động để phân loại pháp nhân thành:
(i) pháp nhân thương mại và (ii) pháp nhân phi thương mại.
3“
Điều 81. Tài sản của pháp nhân
Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà
pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.”
1. Pháp nhân thương mại
Điều 75, Bộ Luật dân sự 2015 quy định về pháp nhân thương mại như sau:
“1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận
và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
2.
3.
Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo
quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có
liên quan.”
Như vậy, một tổ chức được coi là pháp nhân thương mại nếu đáp ứng các điều kiện
sau:
(i) Là pháp nhân
Tổ chức thỏa mãn bốn điều kiện theo quy định tại Điều 74 Bộ Luật dân sự
(như đã nêu ở trên)
(ii) Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận & thực hiện phân chia lợi nhuận cho
các thành viên
Mục tiêu hoạt động chính là đặc điểm để nhà nước phân loại pháp nhân và tìm
kiếm lợi nhuận chắc chắn là mục tiêu chính của các pháp nhân thương mại.
Lợi nhuận thu được sẽ được chia cho các thành viên.
(iii) Có quy định cụ thể pháp luật liên quan đến việc thành lập, hoạt động và chấm
dứt hoạt động
Do đó, pháp nhân thương mại bao gồm: (i) doanh nghiệp và (ii) tổ chức kinh tế
khác.
(i) Doanh nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 10, Điều 4, Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh
nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập
hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh
doanh.”
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn
của q trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ trên
lO MoARcPSD|9797480
thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Đó chính là mục tiêu hoạt động của một
pháp nhân thương mại.
Cũng theo Luật này, doanh nghiệp có 4 loại hình: doanh nghiệp tư nhân, công
ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Tuy nhiên, trong
4 loại hình nêu trên, doanh nghiệp tư nhân khơng phải là pháp nhân vì: (1) tài
sản của doanh nghiệp tư nhân không độc lập với tài sản của chủ doanh nghiệp
tư nhân; và (2) doanh nghiệp tư nhân không thể tự mình đóng vai trị là
ngun đơn, bị đơn trước Trọng tài hoặc Tòa án mà là chủ doanh nghiệp tư
nhân. Ba loại hình doanh nghiệp cịn lại đều có tư cách pháp nhân do tính chất
quy định trong Luật doanh nghiệp.
Như vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng là pháp nhân thương mại mà
phải xem xét các điều kiện cụ thể của từng loại hình doanh nghiệp theo quy
định để xác định.
Ví dụ về pháp nhân thương mại là doanh nghiệp:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên:
A, B và C là ba công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự,
đáp ứng các điều kiện để thành lập doanh nghiệp. Ba người quyết định
góp vốn theo tỉ lệ A:B:C = 40:30:30 để thành lập công ty trách nhiệm hữu
hạn X tại thành phố Y của Việt Nam, nhằm cung cấp dịch vụ tư vấn xuất
nhập khẩu cho các đối tác Việt Nam muốn xuất khẩu sản phẩm đi nước
ngồi.
Mục đích chính khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn X là các bên
cùng đầu tư, vận hành doanh nghiệp để thu được lợi nhuận. Lợi nhuận sau
đó sẽ được chia cho A, B và C theo đúng tỷ lệ phần vốn góp.
Như vậy, cơng ty trách nhiệm hữu hạn X chính là một pháp nhân thương
mại.
- Cơng ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên:
Công ty TNHH Evo Việt Nam, có địa chỉ trụ sở tại Số 6, Ngõ 84, Đường
Yên Hoà, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt
Nam, lĩnh vực kinh doanh chính là: hoạt động phiên dịch.
- Cơng ty cổ phần:
Cơng ty CP Vinhomes, có địa chỉ trụ sở tại Tòa nhà văn phòng Symphony,
Đường Chu Huy Mân, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside, Phường
Phúc Lợi, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội; với lĩnh vực kinh doanh
chính là: Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu,
chủ sử dụng hoặc đi th.
- Cơng ty hợp danh:
CƠNG TY HỢP DANH SPINTRANS, có địa chỉ trụ sở tại: Số 1128/21A
Trường Sa, Phường 13, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam; lĩnh vực kinh doanh chính: Hoạt động của các đại lý tư vấn, giới
thiệu và môi giới lao động.
(ii) Tổ chức kinh tế khác:
Các tổ chức kinh tế khác là các tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng
thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Ví dụ: loại hình hợp tác xã
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật hợp tác xã 2012: “Hợp tác xã là tổ
chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành
viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên,
trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý
hợp tác xã.”
Thành viên của Hợp tác xã được phân chia lợi nhuận theo các quy định cụ thể.
Như vậy, hợp tác xã là tổ chức kinh tế đáp ứng quy định về pháp nhân, có tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh, có mục tiêu lợi nhuận (dù khơng phải
mục tiêu chính), đáp ứng điều kiện là pháp nhân thương mại theo Điều 75, Bộ
Luật dân sự 2015 nêu trên.
Ví dụ về hợp tác xã:
Hợp tác xã xồi cát Hịa Lộc Bảy Ngàn, có trụ sở tại: Số 1160/26 ấp 3B, Thị
trấn Bảy ngàn, Huyện Châu Thành A, Hậu Giang; lĩnh vực hoạt động chính
là trồng xồi.
Hợp tác xã trồng hoa Xáng Mới, có trụ sở tại: Số 291, ấp Xáng Mới, Thị Trấn
Rạch Gòi, Huyện Châu Thành A, Hậu Giang; lĩnh vực hoạt động chính là
Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa.
2. Pháp nhân phi thương mại
Điều 76, Bộ Luật dân sự 2015 quy định về pháp nhân thương mại như sau:
“1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân khơng có mục tiêu chính là tìm kiếm
lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng khơng được phân chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh
nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện
theo quy định của Bộ luật này, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định
khác của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, giống như pháp nhân thương mại, một tổ chức được coi là pháp nhân phi
thương mại khi đáp ứng nhưng điều kiện cụ thể:
(i) Là pháp nhân
Tổ chức thỏa mãn bốn điều kiện theo quy định tại Điều 74 Bộ Luật dân sự
(như đã nêu ở trên). Điều kiện này giống với điều kiện ở pháp nhân thương
mại.
(ii) Khơng có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng
khơng được phân chia cho các thành viên
Điều kiện này chính là điểm khác biệt, để phân biệt pháp nhân phi thương mại
với pháp nhân thương mại. Mục tiêu hoạt động chính của pháp nhân phi
thương mại không phải là lợi nhuận và nếu có lợi nhuận thì cũng khơng được
phân chia cho các thành viên mà sẽ được sử dụng phục vụ hoạt động của pháp
nhân đó như đầu tư cơ sở vật chất, thực hiện phúc lợi lao động, …
(iii) Có quy định cụ thể pháp luật liên quan đến việc thành lập, hoạt động và chấm
dứt hoạt động
Điều kiện này giống với điều kiện ở pháp nhân phi thương mại.
Do đó, Điều 76 cũng khẳng định ln, pháp nhân phi thương mại bao gồm: (1) cơ
quan nhà nước, (2) đơn vị vũ trang nhân dân, (3) tổ chức chính trị, (4) tổ chức
chính trị - xã hội,(5) tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, (6) tổ chức xã hội, (7)
tổ chức xã hội - nghề nghiệp, (8) quỹ xã hội, (9) quỹ từ thiện, (10) doanh nghiệp
xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
Các pháp nhân nêu trên đều khơng vì mục tiêu lợi nhuận, được thành lập và tổ
chức hoạt động theo Bộ luật dân sự và các luật chuyên ngành về tổ chức bộ máy
nhà nước và quy định pháp luật có liên quan.
Ví dụ về các loại pháp nhân phi thương mại:
(1) Cơ quan nhà nước:
Là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, mang quyền lực nhà nước, gồm
một người hay một tập thể người, thay mặt nhà nước đảm nhiệm một chức
năng của nhà nước bằng các hình thức và phương pháp hoạt động nhất định;
gồm:
- Các cơ quan quyền lực nhà nước: như Hội đồng nhân dân các cấp
- Các cơ quan hành chính nhà nước: như Ủy ban nhân dân các cấp, các
cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân
- Các cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án quân sự, các Tòa
án nhân dân địa phương, Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác do Luật định
- Các cơ quan Viện kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát quan sự, Viện kiểm sát địa phương
- Các đơn vị hành chính sự nghiệp: các trường học, bệnh viện, viện
nghiên cứu, … trực thuộc cơ quan nhà nước
(2) Đơn vị vũ trang nhân dân:
- Các cơ quan an ninh, quốc phòng: các cơ quan của Quân đội nhân dân,
Công an nhân dân và Dân quân tự vệ
(3) Tổ chức chính trị:
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
- Tổ chức chinh trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam: Các cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam như Đảng ủy khối các cơ quan trung ương,
Đảng ủy khối doanh nghiệp trung ương, …
Tổ chức chính trị - xã hội: là tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại
diện của tầng lớp xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng vai
trị quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân; gồm:
Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Cơng đồn Việt Nam, Đồn Thanh niên Việt Nam,
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nơng dân
Việt Nam.
Tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp: là tổ chức hình thành theo các quy
định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước; hỗ trợ nhà
nước giải quyệt một số vấn đề xã hội; hoạt động tự quản, cơ cấu do nội
bộ tổ chức quyết định, hoạt động khơng mang tính quyền lực chính trị và
hồn tồn tự nguyện. Ví dụ: Hội Luật gia Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam
Tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống
chính trị nước ta, được hình thành trên các ngun tắc tự nguyện, tự quản của
người lao động được tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước,
quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên. Ví dụ: Hội
chữ thập đỏ Việt Nam
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp: là tổ chức được sáng lập theo sáng kiến của tổ
chức, cá nhân khác nhau. Hoạt động của các tổ chức xã hội – nghề nghiệp
được đặt dưới sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thầm quyền. Ví dụ:
Liên đồn Luật sư Việt Nam, Hội nhà văn Việt Nam, …
Quỹ xã hội: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 93/2019/NĐ-CP, là
“quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển
văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn, khơng vì mục tiêu lợi nhuận”. Ví dụ: Quỹ tín dụng, Quỹ bảo trợ
trẻ em Việt Nam, …
Quỹ từ thiện: Theo quy định tại Khoản 3, Điều 4, Nghị định 93/2019/NĐ-CP,
là quỹ được tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ khắc phục sự cố do thiên
tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn và các đối tượng khác thuộc diện khó khăn,
yếu thế cần sự trợ giúp của xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Ví dụ: Quỹ
Nhân ái – Báo Khuyến học và Dân trí, Quỹ từ thiện báo Phụ nữ, …
(10) Doanh nghiệp xã hội: theo quy định tại Điều 10, Luật doanh nghiệp 2020,
“doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định
của pháp luật Việt Nam; mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội,
mơi trường vì lợi ích cộng đồng; sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng
năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi
trường như đã đăng ký”. Ví dụ: Cơng Ty TNHH Hàng Thủ Cơng Việt Nam
Mai, Công ty cổ phần trang trại nông sản Phủ Quỳ, …
KẾT LUẬN
Với vai trò là một trong hai chủ thể cơ bản của các quan hệ pháp luật dân sự, pháp
nhân là sự tồn tại không thể thay thế. Một tổ chức có tư cách pháp nhân sẽ được thừa
nhận là một chủ thể pháp lí độc lập, có thể tự nhân danh mình tham gia các giao dịch,
có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình. Hoạt động của
pháp nhân cũng ổn định hơn do không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các thành
viên. Việc Bộ Luật dân sự 2015 thực hiện phân loại pháp nhân thành pháp nhân
thương mại và pháp nhân phi thương mại dựa trên mục tiêu lợi nhuận, giúp cho chế
định pháp nhân trở nên rõ ràng, thống nhất và khoa học hơn, giúp nhận biết các loại
pháp nhân dễ dàng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội, Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
2. Quốc hội, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020;
3. Quốc hội, Luật Hợp tác xã số 23/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
4. Chính phủ, Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019;
5. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam (Tập I), NXB Công an
nhân dân, 2019;
6. Nguyễn Văn Lâm, “Pháp nhân trong hệ thống các chủ thể của quan hệ pháp
luật”, Luận văn Thạc sĩ, 2011;
7. />BD
8. />9. />10. />