Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Giáo trình Thuốc và hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản (Nghề Nuôi trồng thuỷ sản Cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.78 KB, 91 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: TH́C VÀ HÓA CHẤT DÙNG TRONG
NI TRỜNG THỦY SẢN
NGÀNH: NI TRỜNG THUỶ SẢN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 185 /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày 22 tháng 8 năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham
khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Thuốc và hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản là môn học trang bị
những kiến thức cần thiết cho sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản về thuốc và
hóa chất. Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về thuốc và hóa chất như sự
vận chuyển, sự chuyển hóa, sự hấp thu, sự phân bố và sự thải trừ của thuốc và
hoá chất, các cơ chế tác dụng, các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và


hoá chất. Đồng thời cung cấp tên gọi, cơng dụng, cách dùng và mục đích sử
dụng của một số thuốc và hóa chất thường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản,
làm cơ sở vận dụng trong điều trị và xử lý tình trạng bệnh lý của động vật thủy
sản nuôi trong điều kiện thực tế.
Mục tiêu của môn học là nhằm giúp sinh viên nắm các nguyên lý cơ bản
về dược lý học và các tác động của dược phẩm lên cơ thể sống. Nắm các loại
thuốc và hóa chất dùng trong thủy sản bao gồm: tên gọi, phân loại, cách sử
dụng, cơ chế tác động thuốc và hóa chất đối với cơ thể vật chủ, tác nhân gây
bệnh và mơi trường ni thủy sản.
Trong q trình biên soạn nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót rất
mong được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để Chương giảng ngày càng hoàn
thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Tháp, ngày…..tháng ... năm 2017
Chủ biên: ThS. Huỳnh Chí Thanh

ii


MỤC LỤC
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN......................................................................................................... i
LỜI GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... ii
CHƯƠNG 1 ................................................................................................................................ 4
KHÁI NIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG THUỐC VÀ HÓA CHẤT TRONG NI
TRỜNG THỦY SẢN ................................................................................................................. 4
Mục đích: ................................................................................................................................ 4
1 Một số khái niệm cơ bản thuốc và hóa chất. ....................................................................... 4
1.1 Khái niệm th́c ........................................................................................................... 4
1.2 Khái niệm hoá chất chuyên dùng trong NTTS ............................................................. 5
1.3 Khái niệm chế phẩm sinh học....................................................................................... 5

2 Các phương pháp dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản.................................................... 6
2.1 Phương pháp cho thuốc vào môi trường nước ............................................................. 6
2.1.1 Tắm ........................................................................................................................ 6
2.1.2 Phương pháp phun thuốc xuống ao ....................................................................... 6
2.1.3 Treo túi thuốc ........................................................................................................ 7
2.2 Dùng thuốc bôi trực tiếp lên cơ thể động vật thuỷ sản ............................................. 7
2.3 Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn ........................................................................ 8
2.4 Phương pháp tiêm thuốc cho động vật thuỷ sản ...................................................... 8
3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của th́c và hóa chất ................................................. 8
3.1 Yếu tớ bên ngồi ........................................................................................................... 8
3.1.1 Yếu tớ về th́c ...................................................................................................... 8
a. Cấu trúc hố học của th́c .................................................................................... 8
b. Do cách tác động của thuốc .................................................................................... 9
c. Liều lượng dùng ...................................................................................................... 9
3.1.2 Yếu tố về môi trường ........................................................................................... 10
3.1.3 Yếu tố thức ăn...................................................................................................... 11
3.2 Yếu tố bên trong (yếu tố về con vật) .......................................................................... 11
3.3 Những phản ứng của động vật thủy sản trong quá trình sử dụng thuốc ......................... 12
3.3.1 Quen thuốc ............................................................................................................... 12
3.3.2 Nghiện thuốc ........................................................................................................... 12
3.3.3 Tính tích lũy ............................................................................................................ 12
4. Thực hành: So sánh hiệu quả các phương pháp sử dụng thuốc trong ni trồng thuỷ sản ..
................................................................................................................... 12
Chương 2 .................................................................................................................................. 14
TH́C VÀ HOÁ CHẤT SỬ DỤNG PHÒNG TRỊ KÝ SINH TRÙNG VÀ VI NẤM
TRONG THUỶ SẢN ............................................................................................................... 14
1. Nguyên tắc khi sử dụng thuốc trị ký sinh trùng ............................................................... 14
2. Thuốc và hóa chất trị ngoại ký sinh trùng ........................................................................ 15
2.1 Sulphat đồng - Coper sulphate (CuSO4 . 5 H2O)........................................................ 15
2.2 Methylen Blue (Xanh Methylen) ................................................................................ 16

2.2 Hydrogen Peroxite (H2O2 nước oxy già) .................................................................... 17
2.3 Muối ăn ....................................................................................................................... 17
2.4 Trifluralin ................................................................................................................... 18
2.5 Formalin ..................................................................................................................... 18
3. Thuốc trị nội ký sinh trùng ............................................................................................... 18
3.1 Fenbendazole .............................................................................................................. 18
3.2 Menbendazole ............................................................................................................. 19
3.3 Praziquantel ................................................................................................................ 19
4. Thuốc phòng trị vi nấm .................................................................................................... 20
iii


4.1. Kháng sinh kháng nấm .............................................................................................. 20
4.2 Bronopol ..................................................................................................................... 20
Chương 3 .................................................................................................................................. 22
THUỐC KHÁNG SINH SỬ DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN .......................... 22
1. Kháng sinh ........................................................................................................................ 22
1.1 Đại cương về kháng sinh ............................................................................................ 22
1.1.1 Cấu trúc cơ bản vi khuẩn ..................................................................................... 22
1.1.2 Cơ chế tác động của kháng sinh .......................................................................... 24
1.1.3 Sự đề kháng thuốc của vi khuẩn .......................................................................... 26
a. Đề kháng tự nhiên ................................................................................................. 26
b. Sự đề kháng thu nhận ........................................................................................... 26
c. Cơ chế đề kháng của vi khuẩn .............................................................................. 26
1.2 Phân loại kháng sinh ................................................................................................... 27
1.2.1 Theo cấu trúc hoá học .......................................................................................... 27
1.2.2 Theo cơ chế tác động ........................................................................................... 27
1.2.3 Theo tác động kháng khuẩn ................................................................................. 28
1.3 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh .................................................................................. 28
1.3.1 Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh ....................................................................... 28

1.3.2 Lựa chọn kháng sinh............................................................................................ 28
a. Phổ hoạt tính ......................................................................................................... 28
b. Dựa vào vị trí cơ quan nhiễm trùng ...................................................................... 28
c. Dựa vào loại vi khuẩn gây bệnh ........................................................................... 29
d. Dựa vào cơ địa của đối tượng sử dụng thuốc ....................................................... 29
e. Các yếu tố khác (đối với động vật thuỷ sản) ........................................................ 29
1.4 Phối hợp kháng sinh ................................................................................................... 30
1.4.1 Mục đích của việc phới hợp kháng sinh .............................................................. 30
1.4.2 Các dạng phối hợp kháng sinh ............................................................................ 30
1.4.3 Các điểm cần lưu ý khi phối hợp kháng sinh ...................................................... 31
1.5 Các kháng sinh sử dụng trong trị liệu ......................................................................... 32
1.5.1 Nhóm β-lactamin ................................................................................................ 32
a. Cơ chế tác động, phổ kháng khuẩn ....................................................................... 32
b. Dược động học ..................................................................................................... 33
c. Cơ chế đề kháng, tương tác thuốc......................................................................... 33
d. Công dụng và điều trị trong thuỷ sản ................................................................... 34
1.5.2 Nhóm Aminosid .................................................................................................. 35
a. Cơ chế tác động, phổ kháng khuẩn ....................................................................... 35
b. Dược động học ..................................................................................................... 36
c. Cơ chế đề kháng, tương tác thuốc......................................................................... 36
d. Công dụng và điều trị trong thuỷ sản ................................................................... 36
1.5.3 Nhóm Tetracyclin ................................................................................................ 37
a. Cơ chế tác động, phổ kháng khuẩn ....................................................................... 37
b. Dược động học ..................................................................................................... 38
c. Cơ chế đề kháng, tương tác thuốc......................................................................... 38
d. Công dụng và điều trị trong thuỷ sản ................................................................... 38
1.5.4 Nhóm Macrolid và nhóm Lincosamid ................................................................ 39
a. Cơ chế tác động, phổ kháng khuẩn ....................................................................... 40
b. Dược động học ..................................................................................................... 40
c. Cơ chế đề kháng, tương tác thuốc......................................................................... 40

d. Công dụng và điều trị trong thuỷ sản ................................................................... 40
1.5.5 Nhóm Sulfonamid và Trimethoprim ................................................................... 41
a. Cơ chế tác dụng, phổ kháng khuẩn ....................................................................... 41
b. Dược động học ..................................................................................................... 41
iv


c. Cơ chế đề kháng, tương tác thuốc......................................................................... 42
d. Công dụng và điều trị trong thuỷ sản ................................................................... 42
1.5.6 Nhóm Quinolon ................................................................................................... 42
a. Cơ chế tác dụng, phổ kháng khuẩn ....................................................................... 42
b. Dược động học ..................................................................................................... 43
c. Cơ chế đề kháng, tương tác thuốc......................................................................... 43
d. Công dụng và điều trị trong thuỷ sản ................................................................... 44
1.5.7 Nhóm Phenicol .................................................................................................... 45
a. Cơ chế tác động, phổ kháng khuẩn ....................................................................... 45
b. Dược động học ..................................................................................................... 45
c. Cơ chế đề kháng, tương tác thuốc......................................................................... 45
d. Công dụng và điều trị trong thuỷ sản ................................................................... 46
1.5.8 Các kháng sinh khác ............................................................................................ 46
a. Kháng sinh Rifampin ............................................................................................ 46
b. Kháng sinh Nhóm Polypeptid .............................................................................. 47
c. Kháng sinh 5-Nitro-Imidazol ................................................................................ 47
d. Kháng sinh Fosfomycin ........................................................................................ 48
e. Kháng sinh Glycopeptid ....................................................................................... 48
2 Kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ....................................... 49
3. Thực hành: Nhận biết và cách sử dụng các loại kháng sinh dùng trong nuôi trồng thuỷ
sản ......................................................................................................................................... 50
CHƯƠNG 4 .............................................................................................................................. 51
HÓA CHẤT SỬ DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ............................................. 51

1. Hóa chất sát trùng ............................................................................................................. 51
1.1 Chlorin và các hợp chất chứa Cl................................................................................. 52
1.1.1 Trichloisocyanuric axit- TCCA ........................................................................... 53
1.1.2 Sodium dichloroicyanurate (NaDCC) ................................................................. 54
1.1.3 Chloramin T......................................................................................................... 54
1.2 Th́c tím (Potassium permanganate KMnO4) .......................................................... 55
1.4 Benzalkonium chlorride (BKC).................................................................................. 55
1.5 Iodine .......................................................................................................................... 56
2. Hóa chất cải tạo mơi trường ............................................................................................. 57
2.1 Vơi .............................................................................................................................. 57
2.1.1 Đá vôi- CaCO3 ..................................................................................................... 57
2.1.2 Vôi đen- Dolomite- CaMg(CO3)2 ........................................................................ 58
2.1.3 Vôi nung CaO ...................................................................................................... 58
2.2 Zeolite ......................................................................................................................... 59
2.3 EDTA (Ethylene Diamine Tetra Acetic Acid) ........................................................... 59
2.4 Bi-carbonate natri (NaHCO3) và carbomate natri (Na2CO3) ...................................... 59
2.5 Thiosulfate natri (Na2S2O3) ........................................................................................ 59
2.6. Yucca ......................................................................................................................... 60
3. Hóa chất cấm và hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ........................................... 61
4. Thực hành ......................................................................................................................... 62
4.1 Nhận biết và cách sử dụng các loại hố chất thường dùng trong ni trồng thuỷ sản62
4.2 Xác định mức độ điều trị và độ độc của hố chất....................................................... 62
4.3 Tham quan mơ hình ni cá tơm (sử dụng th́c và hố chất) .................................. 63
CHƯƠNG 5 .............................................................................................................................. 64
THẢO DƯỢC, CHẾ PHẨM SINH HỌC, VITAMIN VÀ KHỐNG SỬ DỤNG TRONG
NI TRỜNG THỦY SẢN .................................................................................................... 64
1. Thảo dược ......................................................................................................................... 64
1.1 Thuốc chiết xuất từ thảo dược .................................................................................... 64
1.1.1 Thuốc KN-04-12 ................................................................................................. 64
v



1.1.2 Chế phẩm VTS1-C và VTS1-T ............................................................................... 65
1.1.3 Bánh hạt trà (saponin), dây thuốc cá (Rotenol) ....................................................... 65
1.2 Dược thảo dùng trị bệnh cho thủy sản ............................................................................ 66
1.2.1 Tỏi............................................................................................................................ 66
1.2.2 Cỏ mực (Cỏ lọ nồi) .................................................................................................. 67
1.2.3 Cây Xoan ................................................................................................................. 67
1.2.4 Hạt Cau .................................................................................................................... 68
1.2.5 Lá đu đủ tía .............................................................................................................. 69
1.2.6 Cây Sài đất ............................................................................................................... 69
2 Chế phẩm sinh học ........................................................................................................ 70
3 Vitamin .............................................................................................................................. 73
3.1 Khái niệm vitamin .................................................................................................. 73
3.2 Vitamin tan trong dầu ............................................................................................. 73
3.2.1 Vitamin A ........................................................................................................ 74
3.2.2 Vitamin D ........................................................................................................ 74
3.2.3 Vitamin E......................................................................................................... 75
3.2.4 Vitamin K ........................................................................................................ 75
3.3 Vitamin tan trong nước .......................................................................................... 76
3.3.1 Vitamin B1 (Thiamin) ..................................................................................... 76
3.3.2. Vitamin B2 (Riboflavin)................................................................................. 76
3.3.3. Vitamin B3 (Nicotinamid – vitamin PP, niacin) ............................................ 77
3.3.4. Vitamin B5 (Pantothenic acid) ....................................................................... 77
3.3.5. Vitamin B6 (Pyrodoxine) ............................................................................... 77
3.3.6. Vitamin H (Folic acid, Biotin.. ) ..................................................................... 77
3.3.7. Vitamin B12 ................................................................................................... 78
3.3.8. Vitamin C (Acid ascorbic) .............................................................................. 78
4 Ḿi Khống ................................................................................................................. 79
4.1 Calci (Ca) và Phosphorus (P) ................................................................................. 80

4.2 Magneium (Mg) ...................................................................................................... 80
4.3 Các khống đa lượng khác ..................................................................................... 81
4.4 Các ngun tớ vi lượng........................................................................................... 81
5. Thực hành: Xác định sự ức chế của thảo dược và chế phẩm sinh học đến tác nhân gây
bệnh cá, tôm
................................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 84

vi


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Mơn học: Thuốc và hóa chất trong ni trờng thủy sản
Mã số: CNN409
Vị trí, tính chất của Mơn học:
- Vị trí Mơn học: Là Mơn học chun môn ngành bắt buộc ngành cao đẳng
nuôi trồng thủy sản. Mơn học này có mới quan hệ mật thiết với Môn học khác
như quản lý dịch bệnh thủy sản nhằm giúp cán bộ kỹ thuật quản lý sức khỏe cá
một cách có hiệu quả nhất.
- Tính chất của Mơn học: Môn học bao gồm những kiến thức cơ bản về các
th́c và hóa chất thường dùng trong ni trồng thủy sản, cơ chế tác động và ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường đến hiệu quả sử dụng thước và hóa chất trong
điều trị.
Mục tiêu Mơn học:
- Về kiến thức:
+ Nhận biết các cách sử dụng th́c, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản; Các
nhân tố ảnh hưởng đến thuốc và hố chất.
+ Mơ tả đặc điểm dược lý học th́c và hóa chất sử dụng trong ni trồng
thủy sản.
+ Phân biệt th́c và hóa chất trong phòng trị ký sinh trùng và vi nấm; thuốc

kháng sinh; các chất điều biến miễn dịch; chế phẩm vi sinh và thảo dược; hóa
chất sử dụng trong ni trồng thủy sản
- Về kỹ năng:
+ Tính tốn được liều lượng th́c và hóa chất phòng và trị ký sinh trùng và
vi nấm, thuốc kháng sinh;
+ Sử dụng được các chất điều biến miễn dịch, chế phẩm vi sinh, thảo dược
và hóa chất trong ni trồng thủy sản.
+ Đề xuất biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả và an tồn trong ni trồng
thủy sản
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tổ chức làm việc nhóm và chuẩn bị
bài thuyết trình; Duy trì tự học và trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa
học
Nội dung Môn học:
1


Thời gian (giờ)

Stt

Tên chương mục

Tổng

sớ
thuyết

Kiểm
tra
Thực

(định
hành, thí
kỳ)/Ơn
nghiệm,
thảo luận, thi, thi
Chương kết thúc
mơn
tập
đun

Chương 1: KHÁI NIỆM VÀ
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG THUỐC
TRONG NI TRỒNG THỦY SẢN
1

1. Một số khái niệm cơ bản thuốc và hóa
chất
2. Các phương pháp dùng th́c trong
ni trồng thủy sản

7

3

3

3

10


6

4

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
của thuốc và hố chất
4. Thực hành
Chương 2: THUỐC VÀ HỐ CHẤT
SỬ DỤNG PHÒNG TRỊ KÝ SINH
TRÙNG VÀ VI NẤM TRONG THUỶ
SẢN
2

1. Nguyên tắc khi sử dụng thuốc trị ký
sinh trùng
2. Thuốc và hóa chất trị ngoại ký sinh
trùng
3. Th́c trị nội ký sinh trùng
4. Thuốc phòng trị vi nấm

3

Chương 3: THUỐC KHÁNG SINH
SỬ DỤNG TRONG NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN
2

4



1. Thuốc kháng sinh
2. Kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng
trong nuôi trồng thủy sản.
3. Thực hành
Kiểm tra

1

1

Chương 4: HĨA CHẤT SỬ DỤNG
TRONG NI TRỒNG THỦY SẢN
4

1. Hóa chất sát trùng
2. Hóa chất cải tạo mơi trường

13

4

9

7

3

4

3. Hóa chất cấm và hạn chế sử dụng

trong
4. Thực hành
Chương 5: THẢO DƯỢC, CHẾ
PHẨM SINH HỌC, VITAMIN VÀ
KHỐNG SỬ DỤNG TRONG NI
TRỒNG THỦY SẢN
5

1. Thảo dược
2. Chế phẩm sinh học.
3. Vitamin
4. Khoáng
5. Thực hành
Ôn tập

1

Kiểm tra kết thúc học phần

1

Cộng

40

3

1
1
19


29

2


CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG THUỐC VÀ HĨA CHẤT
TRONG NI TRỒNG THỦY SẢN
MH24-01
Giới thiệu: Chương này cung cấp kiến thức về khái niệm th́c và hóa chất là gì,
nguồn gớc của chúng. Việc sử dụng th́c và hóa chất cũng sẻ ảnh hưởng đến
tác dụng của nó. Vì vậy, tùy vào từng loại th́c và có cách sử dụng khác nhau
sao cho có tác dụng dược lý tơt nhất.
Mục đích:
- Về kiến thức: Nhận biết các cách sử dụng th́c, hóa chất trong ni trồng
thủy sản; Các nhân tớ ảnh hưởng đến th́c và hố chất.
- Về kỹ năng: Tính tốn liều lượng th́c và hóa chất phòng và trị bệnh trong
nuôi trồng thủy sản; Đề xuất biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả và an tồn trong
ni trồng thủy sản.
– Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tổ chức làm việc nhóm và chuẩn bị bài

thuyết trình; Duy trì tự học và trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.

1. Một số khái niệm cơ bản thuốc và hóa chất.
1.1. Khái niệm thuốc
Thuốc là các chất hoặc hợp chất có tác dụng điều trị hoặc phòng bệnh tật
cho người và súc vật, dùng để khôi phục, điều chỉnh các chức phận của cơ quan.
Theo Bộ Thuỷ Sản Việt Nam đã đưa ra khái niệm về thuốc dùng trong
NTTS: Thuốc thú y thuỷ sản là tất cả các loại sản phẩm có thể dùng để tiêu diệt

tác nhân gây bệnh, các sinh vật là địch hại và mang mầm bệnh, phòng và trị
bệnh, để nâng cao sức khoẻ động vật thuỷ sản trong khi nuôi, khi vận chuyển và
sau thu hoạch, để quản lý môi trường đều được gọi là thuốc dùng trong ni
trồng thuỷ sản.
Th́c là những sản phẩm có nguồn gớc từ động vật, thực vật, khoáng vật
hay sinh học được bào chế để dùng cho người và động vật.
Nhờ tác dụng của các loại thuốc khác nhau đã và đang dùng trong nuôi
trồng thuỷ sản đã làm giảm đáng kể những rủi ro do bệnh tật. Một số bệnh do vi
khuẩn, nấm, ký sinh trùng gây ra cho động vật thuỷ sản đã có thể phòng và trị
nếu dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian quy định và đặc biệt dùng
ở giai đoạn sớm của bệnh.
4


Trong nuôi trồng thủy sản việc sử dụng kháng sinh rất có hiệu quả trong các
trường hợp bệnh nhiễm trùng, giúp động vật thủy sản phục hồi lại chức năng sinh
lý bình thường, nâng cao tỷ lệ sớng, nếu việc dùng thuốc đúng liều, đúng thuốc
đúng bệnh và đúng thời gian. Nhưng khi sử dụng kháng sinh có tác dụng tiêu cực
vớn có của nó, nếu lạm dụng q mức, sử dụng kháng sinh tùy tiện, thiếu hiểu
biết có thể gây hậu quả nghiêm trọng tác động đến môi trường sinh thái, ảnh
hưởng đến vật nuôi thủy sản, gây hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh,
và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
1.2. Khái niệm hoá chất chuyên dùng trong NTTS
Hố chất là sản phẩm hóa học được dùng để xử lý, cải tạo môi trường, trị
bệnh cho động vật thuỷ sản.
- Nhóm hố chất xử lý đáy ao: vơi, zeolite, dây th́c cá, bánh hạt trà,…
- Nhóm hố chất để diệt ký sinh trùng: đồng Sulfat, th́c tím, peroxide,
ḿi ăn, formalin, xanh Methylen,…
- Nhóm hố chất xử lý môi trường nước: chlorine, BKC, Chloramin T,
Iodine, EDTA, Thiosulphate natri,…

1.3. Khái niệm chế phẩm sinh học
Probiotics là thức ăn bổ sung có bản chất vi sinh vật sớng có tác động có lợi
đới với vật chủ nhờ cải thiện sự cân bằng hệ vi sinh trong ruột của chúng (Theo
Fuller, 1998)
Định nghĩa này chú ý đến vai trò của vi sinh vật trong hệ tiêu hoá của sinh
vật trên cạn. Đối với thuỷ sản cần xem xét đến bản chất của mơi trường thuỷ sinh
vì:
thái.

- Trong mơi trường nước, vi sinh vật và vật chủ chia sẽ cùng một hệ sinh

- Vi khuẩn trong môi trường nước ảnh hưởng đến thành phần vi khuẩn
trong ruột và ngược lại. Môi trường nước có ảnh hưởng lớn đới với quần thể vi
sinh vật hơn môi trường trên cạn.
- Vi sinh vật có ích trong NTTS khơng chỉ cải thiện cân bằng vi sinh trong
đường ruột mà còn bao hàm cả cải thiện chất lượng nước nuôi thuỷ sản và ức chế
các mầm bệnh trong nước để làm tăng năng suất ni.
Vì vậy một định nghĩa thích hợp hơn cho Probiotics trong thuỷ sản là: Hổn
hợp bổ sung có bản chất vi sinh vật sống hoặc các chất từ vi sinh vật, có tác động
có lợi đới với vật chủ nhờ sự cải thiện hệ vi sinh vật liên kết với vật chủ hoặc
sống tự do trong môi trường. Nhờ sự cải thiện việc sử dụng thức ăn hoặc tăng
5


cường giá trị dinh dưỡng của thức ăn. Nhờ vào sự gia tăng khả năng đề kháng
của vật chủ đối với mầm bệnh hoặc nhờ vào sự cải thiện chất lượng của môi
trường sống.
Ngày nay, người nuôi sử dụng vi sinh vật và các chế phẩm của chúng như là
các vật chất làm nâng cao chất lượng nước và chất lắng. Các chế phẩm thông
dụng nhất là:

- Vi khuẩn sống (thường là các Bacillus spp.)
- Các chế phẩm được chế biến từ việc làm giàu hoá vi khuẩn bằng các acid
hữu cơ, vitamin và các enzym.
2. Các phương pháp dùng thuốc trong nuôi trồng thủy sản.
Phương pháp dùng thuốc khác nhau dẫn đến tốc độ hấp thu sẽ khác nhau,
nên nồng độ thuốc trong cơ thể cũng sẽ khác nhau, dẫn đến ảnh hưởng tác dụng
của thuốc. Phòng trị các bệnh bên ngoài cơ thể động vật thuỷ sản thường phát
huy tác dụng cục bộ của thuốc, còn đối với phòng trị các bệnh bên trong cơ thể
động vật thuỷ sản lại dùng phương pháp tác dụng hấp thu của thuốc. Để phòng
trị bệnh cho động vật thuỷ sản thường dùng các phương pháp sau đây:
2.1. Phương pháp cho thuốc vào môi trường nước
2.1.1. Tắm
Tập trung động vật thuỷ sản trong một bể nhỏ, pha thuốc nồng độ tương
đối cao tắm cho động vật thuỷ sản trong thời gian ngắn để trị các sinh vật gây
bệnh bên ngoài cơ thể động vật thuỷ sản. Phương pháp này có ưu điểm là tớn ít
th́c khơng ảnh hưởng đến sinh vật phù du là thức ăn của động vật thuỷ sản
trong thuỷ vực nhưng muốn trị bệnh phải kéo lưới đánh bắt động vật thuỷ sản,
động vật thuỷ sản dễ bị xây xát và lại không dễ dàng đánh bắt chúng trong thuỷ
vực nên tiêu diệt sinh vật gây bệnh cho động vật thuỷ sản khó triệt để. Phương
pháp này thường thích hợp lúc chuyển cá, tôm từ ao này qua nuôi ao khác, lúc
cần vận chuyển đi xa hoặc con giống trước khi thả nuôi thương phẩm ở các thuỷ
vực cần sát trùng tiêu độc.
Đối với các ao nuôi động vật thuỷ sản nước chảy cần hạ thấp mực nước cho
nước chảy chậm lại hay dừng hẳn rắc thuốc xuống tắm cho động vật thuỷ sản
một thời gian rồi nâng dần mực nước lên và cho nước chảy như cũ - nồng độ
dùng nên thấp hơn nồng độ tắm nhưng lại cao hơn nồng độ rắc đều xuống ao.
2.1.2. Phương pháp phun thuốc xuống ao
Dùng thuốc phun xuống ao tạo môi trường động vật thuỷ sản sớng có nồng
độ th́c thấp song thời gian tác dụng của thuốc dài. Phương pháp này tuy tốn
6



thuốc nhưng tiện lợi, dễ tiến hành, trị bệnh kịp thời không tốn nhân công và ngư
lưới cụ. Phương pháp phun th́c x́ng ao có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh ở
các cơ quan bên ngoài của động vật thuỷ sản và sinh vật gây bệnh tồn tại trong
thuỷ vực tương đối triệt để.
Tuy nhiên một số thuỷ vực khơng có hình dạng nhất định thường tính thể
tích khơng chính xác - gây phiền phức cho việc định lượng th́c dùng. Ngồi ra
có một sớ th́c phạm vi an tồn nhỏ, sử dụng khơng quen có thể ảnh hưởng đến
động vật thuỷ sản. Dùng một số thuốc phun xuống ao có thể tiêu diệt sinh vật
làm nghèo nguồn dinh dưỡng là thức ăn của động vật thuỷ sản. Thuốc dùng
tương tự như tắm nhưng nồng độ giảm đi 10 lần.
2.1.3. Treo túi thuốc
Xung quanh giàn cho động vật thuỷ sản ăn treo các túi thuốc để tạo ra khu
vực sát trùng, động vật thuỷ sản lui tới bắt mồi nên sinh vật gây bệnh ký sinh
bên ngoài cơ thể động vật thuỷ sản bị giệt trừ. Phương pháp treo túi th́c thích
hợp để phòng bệnh cho động vật thuỷ sản và trị bệnh lúc mới phát sinh.
Những cơ sở cá đã có thói quen ăn theo nơi quy định và ni cá lồng mới
có thể tiến hành treo t th́c được.
Phương pháp này dùng sớ th́c ít nên tiết kiệm được thuốc lại tiến hành
đơn giản, động vật thuỷ sản ít bị ảnh hưởng bởi th́c. Nhưng chỉ tiêu diệt được
sinh vật gây bệnh ở trong vùng cho động vật thuỷ sản ăn và trên một số động vật
thuỷ sản thường xuyên đến bắt mồi ở quanh giàn thức ăn.
Cần chọn liều lượng thuốc cao nhất nhưng không ức chế động vật thuỷ sản
tìm đến giàn thức ăn để bắt mồi. Nồng độ th́c u cầu duy trì từ 2 - 3 giờ.
thường treo liên tục trong vòng 3 ngày.
Dùng một sớ cây th́c nam bó thành bó ngâm xuống nhiều nơi trong ao
hay ngâm vào gần bờ đầu hướng gió, nhờ gió đẩy lan ra tồn ao sau khi lá dầm
phân giải. Phương pháp này có thể tiêu diệt sinh vật gây bệnh bên ngoài cơ thể
động vật thuỷ sản và sinh vật gây bệnh trong thuỷ vực. Trong thực tiễn sản xuất

nghề cá thường dùng một số cây phòng bệnh cho cá. ở nước ta dùng cây xoan
bón x́ng ao làm phân dần cũng có tác dụng phòng và trị bệnh do ký sinh
trùng: trùng bánh xe (Trichodina), trùng mỏ neo (Lernaea) ký sinh trên cá, đặc
biệt là giai đoạn ương cá hương, cá giống. Hoặc dùng cây th́c cá để tiêu diệt
các lồi cá tạp ở ao nuôi tôm.
2.2. Dùng thuốc bôi trực tiếp lên cơ thể động vật thuỷ sản
Động vật thuỷ sản bị nhiễm một sớ bệnh ngồi da, vây...thường dùng th́c
có nồng độ cao bơi trực tiếp vào vết lt hay nơi có ký sinh trùng ký sinh để giết
7


chết sinh vật gây bệnh như: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh do trùng mỏ neo,
giun tròn ký sinh.
Phương pháp này có thể dùng lúc đánh bắt cá bớ mẹ để kiểm tra hay cho đẻ
nhân tạo hoặc phòng trị bệnh lở loét nhiễm trùng cho baba. Ưu điểm tớn ít
th́c, độ an tồn lớn , thuận lợi và ít ảnh hưởng đến động vật thuỷ sản.
2.3. Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn
Dùng th́c kháng sinh, vitamin, khống vi lượng, chế phẩm sinh học hoặc
vacxin trộn vào loại thức ăn ngon nhất, sau đó cho chất dính vào chế thành hỗn
hợp đóng thành viên để cho động vật thuỷ sản ăn theo các liều lượng. Đây là
phương pháp phổ biến thường dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Phương pháp này dùng trị các bệnh do các sinh vật ký sinh bên trong cơ thể
động vật thuỷ sản. Lúc động vật thuỷ sản bị bệnh nặng, khả năng bắt mồi yếu
thậm chí ngừng ăn nên hiệu quả trị liệu sẽ thấp chủ yếu là phòng bệnh.
Thuốc trộn vào thức ăn được tính theo hai cách: lượng th́c g, mg/kg thức
ăn cơ bản hoặc lương thuốc mg, mg, g/kg khối lượng cơ thể vật nuôi/ngày.
2.4. Phương pháp tiêm thuốc cho động vật thuỷ sản
Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào xoang bụng hoặc cơ của cá và các động vật
thuỷ sản kích thước lớn. Phương pháp này liều lượng chính xác, th́c hấp thu
dễ nên tác dụng nhanh. Hiệu quả trị liệu cao nhưng lại rất phiền phức vì phải bắt

từng con. thường chỉ dùng biện pháp tiêm để chữa bệnh cho cá bố mẹ hay tiêm
vacxin cho cá hoặc những lúc cá bị bệnh nặng mà số lượng cá bị bệnh nặng
khơng nhiều hay một sớ giớng lồi động vật thuỷ sản quý hiếm, có giá trị kinh tế
cao.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và hóa chất
3.1. Yếu tố bên ngoài
3.1.1. Yếu tố về thuốc
a. Cấu trúc hoá học của thuốc
Cấu trúc hoá học quyết định tính chất lý, hố của th́c do đó, ảnh hưởng
đến tác dụng của thuốc. Trước hết, chúng quyết định mức độ và tốc độ hấp thu
vào cơ thể và quyết định q trình chuyển hố của chúng trong cơ thể.
• Hóa tính: th́c dễ phân ly có tác động nhanh và ngược lại
• Lý tính:
+ Th́c ở thể khí tác dụng nhanh hơn thể lỏng, thể rắn.
8


+ Thuốc tan nhiều hoặc bay hơi và khuếch tán mạnh thì tác động nhanh,
mạnh hơn th́c ít tan hoặc bay hơi và khuếch tán chậm
b. Do cách tác động của thuốc
– Trong trị liệu thường dùng liều lượng từ thấp đến cao. Tác động của
thuốc phụ thuộc rất lớn vào cường độ phản ứng của thuốc và đặc trưng cơ sở của
sinh vật.
– Phụ thuộc phương pháp dùng thuốc: tiêm th́c có tác động nhanh hơn
trộn th́c vào thức ăn; tiêm tĩnh mạch có tác động nhanh hơn tiêm bắp; …
– Phụ thuộc nồng độ thuốc: trong phạm vi nhất định nồng đồ thuốc tăng,
tác động thuốc cũng tăng.
– Phụ thuộc nhiệt độ và thời gian: khi dùng phương pháp tắm hoặc ngâm
cá thì tác động của th́c liên quan đến nhiệt độ và thời gian.
c. Liều lượng dùng

Khi đưa thuốc vào cơ thể sẻ ảnh hưởng đến cường độ tác dụng và đôi khi
ảnh hưởng đến cả kiểu tác dụng của th́c. Nếu dùng liều cao thì vật ni có
nguy cơ bị ngộ độc, dùng liều thấp thì thuốc không phát huy được tác dụng như
mong muốn.
– Liều tối thiểu: là lượng thuốc nhỏ nhất khi đưa vào cơ thể bắt đầu có
phát huy tác dụng.
– Liều điều trị: là liều gây tác dụng và hiệu quả điều trị cao nhất nhưng ít
gây tác hại nhất cho vật nuôi.
– Liều độc: là liều làm xuất hiện các biểu hiện độc đối với vật nuôi.
– Liều chết: là liều gây chết động vật thí nghiệm, trong thí nghiệm thường
dùng chỉ số LD50 hoặc LD100 là liều gây chết 50% hoặc 100% động vật thí
nghiệm.
Nhịp cung cấp thuốc: phụ thuộc vào thời gian bán huỷ (t1/2) của thuốc (t1/2
là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm đi một nửa). Để
duy trì tác dụng của th́c trong cơ thể cần cung cấp thuốc theo (khoảng cách
giữa các lần dùng thuốc):
– Nếu t1/2 của thuốc từ vài phút đến 4 giờ thì cần dùng 3 – 4 lần/ ngày.
– Nếu t1/2 của thuốc từ 4 giờ đến 10 giờ thì cần dùng 2 lần/ ngày
– Nếu t1/2 của th́c trên 12 giờ thì trong ngày chỉ cần uống 1 lần là đủ.

9


3.1.2. Yếu tố về môi trường
Động vật bệnh được sống trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp và được
chăm sóc tốt tác động của thuốc cũng được phát huy.
Các yếu tố về môi trường (nhiệt độ, pH, độ kiềm, độ cứng và oxy hòa tan)
khơng những có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động sống như
trao đổi chất, dinh dưỡng, tỉ lệ sống, sinh sản và di cư của thủy sinh vật, mà còn
có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng th́c và hóa chất:

– Nhiệt độ: ảnh hưởng đến thời gian tác động và sự phân hủy của th́c và
hóa chất.
Ví dụ: Nhiệt độ càng thấp thị khả năng khử độc của Rotenone trong mơi
trường nước càng chậm. Khi hồ tan CuSO4 nhiệt độ nước không được cao quá
60oC, nếu cao hơn sẽ làm mất tác dụng của hoá chất này…
– pH: pH quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng đến tác động của th́c và
hóa chất, vì ảnh hưởng đến khả năng ion hóa của các hoạt chất th́c, ảnh hưởng
q trình thủy phân, trung hòa hay oxy hóa, mặt khác pH thay đổi làm thay đổi
tính thẩm thấu của tế bào sinh vật từ đó làm thay đổi khả năng hấp thu.
Ví dụ: khi hồ tan chlorine vào mơi trường nước sẽ hình thành Cl 2, HOCl
và OCl- và lượng của các thành phần này tuỳ thuộc vào pH của nước.
– Oxy hòa tan: mơi trường có hàm lượng oxy hòa tan phù hợp sẽ giúp cho
q trình trao đổi khí của động vật thủy sản xảy ra thuận lợi, khả năng hấp thu
của th́c và hóa chất được tớt hơn, ngồi ra oxy trong mơi trường nước cũng
tham gia vào các phản ứng oxy hố-khử khi sử dụng th́c và hố chất đưa vào
mơi trường nước.
– Độ cứng: trong mơi trường nước độ cứng tổng cộng được xác định qua
nồng độ của ion Ca2+ và Mg2+, các ion này có ảnh hưởng đến phản ứng phân ly
và quá trình tạo phức hợp (chelat) của th́c và hóa chất và làm ảnh hưởng đến
hiệu lực tác động.
– Độ kiềm: được xác định qua HCO3- và CO32-, độ kiềm tổng số của môi
trường nước ảnh hưởng đến tác động và liều lượng của một sớ hóa chất như
CuSO4.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy hàm lượng vật chất hữu cơ hòa
tan trong nước càng lớn, độ trong của nước càng thấp thì ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng của một sớ hóa chất: CuSO4 , chlorine, th́c tím,…

10



3.1.3. Yếu tố thức ăn
Sự hấp thu phụ thuộc vào thời gian rỗng của dạ dày. Dạ dày không phải là
nơi có chức năng hấp thu của bộ máy tiêu hóa. Tuy nhiên, do pH rất acid từ 1 –
3 nên:
- ́ng th́c lúc đói, th́c chỉ giữ lại trong dạ dày khoảng 10- 30 phút.
đó:

- ́ng th́c vào lúc no, thuốc bị giữ lại trong dạ dày khoảng 1- 4 giờ, do

Thức ăn chứa nhiều ion kim loại sẽ làm giảm hấp thu của các loại kháng
sinh do tạo kết tủa khơng tan.
Thức ăn có thể ảnh hưởng đến enzym chuyển hóa th́c của gan, ảnh
hưởng đến pH của nước tiểu, và qua đó ảnh hưởng đến chuyển hóa và Chương
xuất thuốc. Tuy nhiên, ảnh hưởng không lớn.
3.2. Yếu tố bên trong (yếu tố về con vật)
– Do loài vật ni: cùng một loại th́c lồi vật này có thể nhạy cảm hơn
lồi khác.
– Do tuổi vật ni: Động vật non và già dùng liều nhẹ hơn động vật trưởng
thành.
+ Động vật non có tầm vóc và thể trọng bé hơn động vật trưởng thành, các
cơ quan chưa phát triển hồn chỉnh, sự hoạt động của hệ thớng thần kinh, nội
tiết, sự trao đổi chất và chuyển hóa tổ chức khác động vật trưởng thành, nên tính
cảm thụ đới với th́c và hóa chất của động vật non khác động vật trưởng thành
cả về lượng lẫn chất.
+ Động vật già có sự chuyển hóa giải độc và thải trừ th́c kém hơn động
vật non, kém chịu các th́c kích thích tim, th́c nơn, th́c tẩy,… nhưng chịu
được rượu, morphine.
Đới với động vật cái chú ý: thời kỳ có chửa tránh dùng th́c kích thích co
bóp, các th́c gây nơn, các th́c có As, Hg, rượu th́c, th́c làm cơ thể mất
nước.

– Tính cảm thụ của từng cá thể: một số cá thể nhạy cảm với thuốc do bẩm
sinh hay thâu nhận, thì ngay ở những liều nhỏ cũng gây phản ứng dữ dội.
– Tình trạng cơ thể: Nhiều loại th́c chỉ có tác động mạnh khi cơ thể ở
trạng thái bệnh, khi cơ thể bình thường khơng có tác động.
– Cách dùng thuốc: liên quan đến hiện tượng quen thuốc, lệ thuộc thuốc,
đề kháng thuốc.
11


3.3. Những phản ứng của động vật thủy sản trong quá trình sử dụng thuốc
3.3.1. Quen thuốc
Quen thuốc là hiện tượng cơ thể đáp ứng giảm dần khi dùng lặp lại nhiều
lần một loại th́c nào đó. Liều điều trị trở thành khơng có tác dụng, đòi hỏi
ngày càng phải tăng liều cao hơn.
Về phương diện sinh học, tính quen th́c là hiện tượng thích nghi của tế
bào đới với mơi trường hóa học, do đó đưa đến suy giảm tác dụng.
Thường xảy ra ở những dược phẩm tác động trên hệ thần kinh trung ương.
Để tránh hiện tượng quen thuốc, trong lâm sàng thường dùng thuốc ngắt quãng
hoặc luân phiên thay đổi các nhóm th́c.
3.3.2. Nghiện thuốc
Là tính quen thuốc kết hợp với sự nô lệ của cơ thể đối với tác động của
thuốc. Đặc trưng bằng nhu cầu bắt buộc phải dùng tiếp th́c đó.
3.3.3. Tính tích lũy
Là tính chất của một sớ th́c ít bị phân hủy trong cơ thể, do đó nếu dùng
nhiều lần trong một thời gian có thể tích lũy thành liều ngộ độc. Trong thủy sản
nếu sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh ở giai đoạn ći trong q trình ni
thương phẩm dễ dẫn đến sự tồn lưu kháng sinh trong sản phẩm.
Câu hỏi thảo luận:
1. Thế nào là th́c, hóa chất dùng trong thủy sản?
2. Có bao nhiêu cách cơ bản sử dụng thuốc trong thủy sản? Ưu và nhược

điểm từng cách?
3. Trình bài những yếu tớ về th́c có ảnh hưởng đến tác dụng của th́c?
4. Trình bài những yếu về đối tượng dùng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc?

4. Thực hành: So sánh hiệu quả các phương pháp sử dụng thuốc trong ni
trờng thuỷ sản
Vật liệu thí nghiệm:
- Cá tra giống, cá rô đồng (hay cá điêu hồng) có dấu hiệu bị nhiễm ký sinh
trùng.
- Xơ nhựa 20 cá, 03 bể composite 1m3, thau nhựa 03 cái, sọt nhựa 02 cái.
12


- Hóa chất sử dụng trong ni trồng thủy sản (CuSO4, th́c tím, Methylen
blue, formol, BKC, Glutaraldehyde....)
- Máy sụ khí, máy bơm nước, các dụng cụ cần thiết khác…
- Thức ăn cơng nghiệp, vitamin or th́c kháng sinh.
Tiến hành thí nghiệm:
* Phương pháp tắm cá: Sử dụng cái bể 1 khới cho nước vào 100 lít. Sử
dụng các hóa chất sau để pha thành dung dịch tắm cá.
Stt
1
2
3

Hóa chất
CuSO4
KMnO4
Formol


Nờng độ
5 ppm
10 ppm
200 ppm

Cần dùng
0,5 g
1g
20 mL

Ghi chú
2 - 5 phút
2 - 5 phút
1 - 2 phút

Tiến hành: Các loại cá cho vào cái sọt nhựa đặt trong bể chứa các hóa
chất, sục khí liên tục và theo thời gian khuyến cáo. Sau đó kiểm tra trên thân cá
mức độ tồn tại của ký sinh trùng. So sánh trước và sau khi tắm xem hiệu quả.
* Phương pháp ngâm: Sử dụng cái bể 1 khới cho nước vào 1000 lít. Sử
dụng các hóa chất sau để pha thành dung dịch ngâm cá.
Stt
1
2
3

Hóa chất
CuSO4
KMnO4
Formol


Nờng độ
0,5 ppm
1 ppm
20 ppm

Cần dùng
0,5 g
1g
20 mL

Ghi chú
Sau 3h kiểm
tra cá

Tiến hành: Các loại cá vào trong bể chứa nước, pha hóa chất trong xơ nhỏ
cho hòa tan, sau đó tạt đều khắp bể, sục khí liên tục và theo dõi theo thời gian
khuyến cáo. Sau đó kiểm tra trên thân cá mức độ tồn tại của ký sinh trùng. So
sánh trước và sau khi tắm xem hiệu quả.
* Phương pháp trộn thuốc vào thức ăn: Sử dụng thức ăn công nghiệp,
vitamin or Enzyme trộn vào thức ăn theo liều lượng khuyến cáo.
Tiến hành: dùng 1kg thức ăn cơng nghiệp, sau đó cân vitamin hổn hợp or
enzyme theo liều khuyến cáo cho vào 1 lượng nước (sau cho vừa ướt 1 kg thức
ăn). Cho vào thức ăn và trộn đều nhiều lần để thức ăn ngấm đều thuốc. Dùng
dầu gan mực or dầu ăn để áo một lớp mỏng bên ngồi thức ăn tránh thất thốt
th́c khi cho cá ăn.

13


Chương 2

THUỐC VÀ HỐ CHẤT SỬ DỤNG PHỊNG TRỊ KÝ SINH TRÙNG VÀ
VI NẤM TRONG THUỶ SẢN
MH24-02

Giới thiệu: Mỗi loại th́c và hóa chất có tác dụng dược lý riêng, mỗi đối loại ký
sinh trùng hay nấm cũng chịu sự tác động của mỗi loại th́c và hố chất khác
nhau. Do đó, trên từng đới tượng ký sinh sẻ có chịu sự tác động nhất định của
một loại thuốc chuyên biệt.
Mục tiêu:
- Về kiến thức: Phân biệt th́c và hóa chất trong phòng trị ký sinh trùng
và vi nấm trong ni trồng thủy sản
- Về kỹ năng:
+ Tính tốn liều lượng th́c và hóa chất phòng và trị ký sinh trùng và vi
nấm trong nuôi trồng thủy sản.
+ Đề xuất biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả và an tồn trong ni trồng
thủy sản
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tổ chức làm việc nhóm và chuẩn
bị bài thuyết trình; Duy trì tự học và trung thực trong học tập và nghiên cứu
khoa học
1. Nguyên tắc khi sử dụng thuốc trị ký sinh trùng
Hiện tượng ký sinh là mối quan hệ phức tạp giữa 2 cơ thể. Trong đó một
sinh vật tạm thời hay thường xuyên cư trú ở trong hay ở trên cơ thể một sinh vật
khác lấy tổ chức cơ và dịch thể của sinh vật ấy làm thức ăn cho mình đồng thời
gây hại cho sinh vật đó. Với ý nghĩa này làm sáng tỏ 3 mối quan hệ: Quan hệ
chổ ở, quan hệ dinh dưỡng, quan hệ gây hại. Động vật sống ký sinh gọi là ký
sinh trùng. Sinh vật bị sinh vật khác gây tác hại gọi là ký chủ. Ký chủ không
những là nguồn cung cấp thức ăn cho ký sinh trùng mà còn là nơi cư trú tạm thời
hay vĩnh cửu của nó. Các loại biểu hiện sự hoạt động của ký sinh trùng và mối
quan hệ qua lại giữa ký sinh trùng với ký chủ gọi là hiện tượng ký sinh.
Điều kiện của những hộ nuôi rất khác nhau tùy thuộc vào đới tượng ni,

hệ thớng hay loại hình nuôi, các thiết bị dùng để nuôi, chất lượng nước và địa
điểm ni, vì thế các phương pháp áp dụng trong việc sử dụng th́c, hóa chất

14


cần phải được điều chỉnh phù hợp, nhưng nhìn chung khi xử lý cần tuân thủ theo
những nguyên tắc nhất định:
- Chẩn đốn chính xác ngun nhân gây bệnh. Đây là ngun tắc rất quan
trọng, vì khi xác định chính xác tác nhân gây bệnh sẽ giúp cho việc điều trị được
hiệu quả, ít tớn kém chi phí và thời gian.
- Quyết định áp dụng điều trị thông thường sẽ bao gồm 2 hình thức: Nếu đã
chẩn đốn chính xác tác nhân gây bệnh, cần lựa chọn loại hóa chất đặc trị để loại
trừ tác nhân đó. Trong trường hợp vẫn chưa xác định được ngun nhân chính,
bệnh có thể cùng lúc do nhiều tác nhân gây ra, cần tiến hành điều trị triệu chứng
và phới hợp nhiều loại hóa chất để loại trừ tất cả tác nhân gây bệnh. Tùy theo
từng loại tác nhân, sẽ có các loại th́c, hóa chất đặc trị riêng biệt.
Trong q trình sử dụng th́c, hóa chất cũng cần lưu ý đến các quy định
của nhà nước như khơng sử dụng các loại hóa chất nằm trong danh mục cấm sử
dụng, có nguồn gớc xuất xứ không rõ ràng hoặc hết hạn sử dụng. Ví dụ, Green
Malachite (Xanh Malachite) là loại hóa chất sử dụng để diệt ký sinh trùng, nấm
cho động vật thủy sản, tuy nhiên loại hóa chất này nằm trong danh mục cấm sử
dụng trong sản xuất, kinh doanh của Bộ NN-PTNT vì có khả năng gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, vì vậy người ni tuyệt đới khơng được sử
dụng.
Sau q trình điều trị cần có những đánh giá về tình trạng sức khỏe của
tơm, cá và khả năng tác dụng của hóa chất. Tùy theo điều kiện ni, đối tượng
nuôi mà khả năng tác dụng của các loại hóa chất cũng khác nhau, vì vậy cần có
những đánh giá về tính hiệu quả để tích lũy kinh nghiệm cho những lần điều trị
tiếp theo.

2. Thuốc và hóa chất trị ngoại ký sinh trùng
2.1. Sulphat đồng - Coper sulphate (CuSO4 . 5 H2O)
CuSO4 tinh thể to hay dạng bột màu xanh lam đậm ngậm 5 phân tử nước (người
dân hay gọi là phèn xanh), mùi kim loại.
Sulphat đồng thường được dùng để trị nguyên sinh động vật ký sinh trên tơm cá,
là chất diệt tảo hiệu quả. Ngồi ra sulphat đồng còn có tác dụng diệt khuẩn và nấm.
Tác dụng và liều lượng của sulphat đồng trong ao nuôi phụ thuôc vào một số yếu tố,
đặc biệt là độ kiềm tổng sớ. Ta có cơng thức tính liều lượng sử dụng như sau:
Độ kiềm tổng số của nước (ppm)
Lượng sulphat đồng cần =

-----------------------------------------

(ppm)

100
15


Ở độ kiềm thấp hơn 50 ppm, độ độc của sulphat đồng khơng xác định được do đó
nên cẩn thận khi sử dụng, nếu độ kiềm thấp hơn 20 ppm thì tuyệt đới khơng được sử
dụng hóa chất này. Trong nước có độ kiềm cao (hơn 250 ppm) sulphat đồng bị kết tủa
nhanh chóng, nên nếu chỉ xử lý một lần thì khơng đủ tác dụng. Trong mơi trường nhiệt
độ cao thì tác dụng của CuSO4 càng lớn. Sulphat đồng khá độc cho tơm nhất là tơm
con, do đó cần phải thận trọng trong sử dụng.
Dùng CuSO4 phòng trị bệnh rất hiệu qủa đối với các bệnh ký sinh trùng đơn bào
trùng bánh xe (Trichodina, Trichodinella, Tripartiella), trùng loa kèn (Apiosoma,
Zoothamnium, Epistylis, Tokophrya, Acineta), trùng miệng lệch (Chilodonella),
Cryptobia... ; Hạn chế sự phát triển một số tảo độc phát triển trong ao nuôi; Khử trùng
đáy ao diệt các mầm bệnh, diệt các ký chủ trung gian như ốc và nhuyễn thể khác.

Phương pháp sử dụng thuốc:
-

Tắm nồng độ:3-5 ppm(3-5g/m3) thời gian từ 5-15 phút;

-

Phun xuống ao nồng độ: 0,5-0,7 ppm (0,5-0,7g/m3);

-

Treo túi thuốc trong lồng nuôi cá: 50g thuốc/10 m3 lồng.

CuSO4 có thể gây một sớ phản ứng phụ cho cá làm nở ống nhỏ của thận, làm
hoại tử các ống nhỏ quanh thận, phá hoại các tổ chức tạo máu, làm gan tích mỡ. Các
Ion Cu++ bám lên tổ chức mang cá và tích tụ trong cơ, gan làm cản trở men tiêu hoá
hoạt động làm ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của cá dẫn đến cá sinh trưởng chậm.

2.2. Methylen Blue (Xanh Methylen)
Methylen blue đã được sử dụng từ rất lâu trong nuôi trồng thủy sản để trị bệnh ký
sinh trùng. Ngoài ra chất này còn được sử dụng để hồi phục haemoglobin từ
methaemoglobin trong trường hợp cá bị ngộ độc do sự hiện diện của quá nhiều nitrite
trong ao với liều lượng sử dụng là 1 ppm.
Lưu ý là hóa chất này có thể ảnh hưởng tới hệ thớng lọc sinh học do đó nên
khơng sử dụng hệ thớng lọc sinh học trong q trình xử lý thuốc hoặc sau khi dùng
thuốc phải tái tạo lại hệ thớng lọc sinh học. Ngồi ra methylen blue có thể gây độc đối
với cá không vảy.
Liều dùng nên pha dung dịch gớc có nồng độ methylen blue là 1% để tiện sử
dụng, khi điều trị bệnh bằng phương pháp ngâm 20-40ml/100l từ dung dịch gốc.
Dùng Xanh Methylen để trị các bệnh cho động vật thuỷ sản như: nấm thuỷ mi,

ký sinh Trùng quả dưa (Ichthyophthyrius), tà quản trùng (Chinodonella), sán lá đơn
chủ 16 và 18 móc (Dactylogyrus và Gyrodactylus) thường dùng liều 2 - 5 ppm, trong
một tuần lặp lại vài lần sẽ có kết quả tớt.

16


2.2. Hydrogen Peroxite (H2O2 nước oxy già)
Sản phẩm thương mại thường chứa 3% hoạt chất. Dùng để tăng hàm lượng Oxy
trong ao khi Oxy hoà tan giảm liều lượng 0,25 ml/l. Thông thường khi cho 0,1ml dd
H2O2 3%/l hàm lượng oxy tăng lên 1 mg/l.
Dùng trị bệnh do ngoại ký sinh (nhóm protozoa) (10 ml/l trị trong thời gian 10 –
15’ hoặc 19 ml/l trị trong thời gian 4’).
Dùng trị nấm trong quá trình ấp trứng cá với liều 0,71 – 1,42 ml dung dịch
35%H2O2 trong thời gian 15’ hoăc dùng với nồng độ 250 – 500 ppm trong thời gian
15’ lập lại mỗi ngày để tranh nấm phát triển trong q trình ấp trứng cá.

2.3. Muối ăn
Ḿi ăn là hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nghề ni thủy sản từ rất lâu.
Thường được dùng để trị những bệnh do ký sinh trùng như khẩu tơ trùng, trùng miệng
lệch, đặc biệt ở giai đoạn cá hương, và cá bột ở giai đoạn dinh dưỡng bằng nỗn
hồng. Đây là một trong những phương pháp trị liệu an toàn trong thời gian dài (ngâm)
kết hợp với giảm lượng thức ăn trong trường hợp cá bột và cá hương bị nhiễm vi
khuẩn gây hoại tử mang nhờ vào khả năng làm se nhẹ nên có thể loại bỏ lớp nhớt trên
mang và làm sạch vi khuẩn trên mang.
Ḿi ăn có thể được sử dụng ngâm cá trong thời gian dài để loại bỏ mùi hôi do
bùn trong cá thương phẩm.
Liều dùng:
Đối với cá bột và cá hương nhỏ có thể điều trị ở nồng độ 0.5% trong thời gian
trên 30 phút hoặc ở nồng độ 1% trong thời gian 6-10 phút. Trong trường hợp cá lớn

(khoảng 250 g) có thể điều trị ở nồng độ 3% cho đến khi cá có những biểu hiện bơi
chậm chạp.
Ngồi ra, trong q trình ni còn có thể cho ḿi ăn vào bao và cho x́ng đáy
ao ni, trong trường hợp này có thể phòng bệnh tốt cho cá
Lưu ý: Nguyên tắc chung trong sử dụng muối là đối với cá nhỏ hơn 5g không
nên sử dùng muối trên 1%, và không được cao hơn 2% đối với cá nhỏ hơn 100g
Dùng bằng phương pháp tắm 1-1.5 % trong thời gian 20 phút, nhúng 2-3% cho
đến khi cá có những biểu hiện sớc, khi sử dụng trong thời gian dài là 0.5%.
Có thể tắm 1 – 3 % trong thời gian 30’ – 2 giờ, 0,2% xử lý trong thời gian dài, xử
lý cá da trơn nồng độ 1,2% theo khả năng chịu đựng của cá, Epistylis dùng với liều
1,5% trong thời gian 3 giờ, hoặc dùng trong thời gian 1,5 giờ sau đó sử dụng formol.

17


2.4. Trifluralin
Trifluralin là một hợp chất hóa học có tên là α,α,α-trifluoro-2,6-dinitro-N,Ndipropyl-p-toluidine
hay
2,6-Dinitro-N,N-dipropyl-4-trifluoromethylaniline
(C13H16F3N3O4). Trifluralin ở dạng tinh thể có màu vàng ít hòa tan trong nước.
Trifluralin là một loại thuốc cỏ tiền nảy mầm. Trifluralin bị phân hủy nhanh dưới
điều kiện ánh sáng, trong mơi trường khơng khí thời gian bán rã của Trifluralin là 5,3
giờ. Trong môi trường nước tự nhiên, thời gian bán rã là 1,1 giờ bởi vì Trifluralin nhạy
với sự quang phân. Các yếu tố độ đục, phù sa và độ sâu của thủy vực ảnh hưởng rất
lớn đến sự quang phân của Trifluralin trong nước.
Trong nuôi trồng thủy sản, Trifluralin được sử dụng đầu tiên trong lãnh vực sản
xuất giống tôm sú nhằm phòng trị bệnh nấm sợi trên ấu trùng tôm, liều lượng sử dụng
khoảng 0,05 mg/L cho phòng bệnh và 0,1 mg/L cho trị bệnh. Hiện nay, Trifluralin
được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý nước và diệt các loại ký sinh trùng gây bệnh
trong nuôi cá, đặc biệt là ương cá tra giớng. Các sản phẩm thương mại của Trifluralin

hầu hết có thành phần hoạt chất là 48% ở dạng dung dịch, liều lượng khuyến cáo của
các nhà sản xuất là 30-40 mL/1.000 m3 cho phòng bệnh và 80-100 mL/1.000m3 cho trị
bệnh.
Tuy nhiên, trifluralin rất độc cho sức khỏe của người và động vật là chất có thể
gây ung thư, dư lượng của chúng trong mơi trường có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng
sinh học. Vì vậy, khơng nên sử dụng loại hóa chất này trong sản xuất nơng nghiệp.

2.5. Formalin
Thành phần: Gồm có 36-38% trọng lượng của Formadehyde (HCHO) trong
nước. Đây là hóa chất được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới để trị ký sinh
ngoài da gồm ký sinh trùng, động vật nguyên sinh và nấm. Ngồi ra nó còn có tác
dụng diệt khuẩn.
Liều dùng: Phun vào nước ao bể nồng độ 15-25ppm, tắm 200-250ppm thời gian
30-60 phút. Sử dụng formalin để tiêu diệt nấm Achlya bisexualis ở nồng độ 800ppm
sau 24 giờ. Nên thay 50% lượng nước ao 1 ngày sau khi xử lý. Cũng giống như
malachite green, độ độc của formol đối với tôm cá cũng tăng khi nhiệt độ tăng.

3. Thuốc trị nội ký sinh trùng
3.1. Fenbendazole
Fenbendazole là sản phẩm có phổ hoạt tính tương đới rộng, cơng thức hóa học
C15H13N3O2S. Fenbendazole là chất bột màu nâu xám, không mùi, không vị. Dạng tinh
thể không tan trong nước nhưng tan trong dimethyl sulfoxide.
Fenbendazole được sử dụng rộng rãi trong việc phòng trị nội ký sinh cho cá, giai
đoạn từ cá hương cá giống đến cá thịt. Th́c có tác dụng tiêu diệt các loại giun tròn,
giun xoắn, sán lá song chủ, sán dây ký sinh trong dạ dày, ruột, gan, thận, mật, cơ…
18


×