Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Giáo trình Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí (Nghề: Bảo trì thiết bị cơ điện - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 64 trang )

TẬP ĐỒN DẦU KHÍ VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ


GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: BẢO TRÌ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ
NGHỀ: BẢO TRÌ THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:203/QĐ-CĐDK ngày 1 tháng 3 năm 2022
của Trường Cao Đẳng Dầu Khí)

Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2022
(Lưu hành nội bộ)


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí được dịch và biên soạn dành
cho học sinh hệ Cao đẳng Bảo trì thiết bị cơ điện (BTTBCĐ) của Trường Cao Đẳng
Dầu Khí và thuộc mơ đun chun môn ngành. Học sinh nghề BTTBCĐ trước khi học
môn học này cần hồn thành mơ đun Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí.
Nội dung của giáo trình gồm 06 bài:
Bài 1: Công tác chuẩn bị trước khi bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí
Bài 2: Tháo hệ thống truyền động cơ khí
Bài 3: Làm sạch và kiểm tra chi tiết sau khi tháo


Bài 4: Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ và chuẩn bị chi tiết thay thế
Bài 5: Lắp bộ phận truyền động cơ khí
Bài 6: Thử bộ phận truyền động sau bảo dưỡng.
Tác giả chân thành gửi lời cám ơn đến các đồng nghiệp khoa Giáo dục nghề
nghiệp đã giúp tác giả hồn thiện giáo trình này.
Tuy đã nỗ lực nhiều, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót, rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp để lần ban hành tiếp theo được hoàn thiện hơn.

Bà Rịa – Vũng Tàu, tháng 06 năm 2022
Tham gia biên soạn

1. Chủ biên: Trần Thanh Ngọc
2. Đỗ Văn Thọ
3. Nguyễn Xuân Thịnh
4.


MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH MƠ ĐUN: BẢO TRÌ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ ..... 1
BÀI 1: CƠNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN
ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ ............................................................................................... 3
BÀI 2: THÁO HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ ................................ 12
BÀI 3: LÀM SẠCH VÀ KIỂM TRA CHI TIẾT SAU KHI THÁO. .......................... 22
BÀI 4: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA NHỎ VÀ CHUẨN BỊ CHI TIẾT THAY THẾ . 32
BÀI 5: LẮP BỘ PHẬN TRUYỀN ĐỘNG CƠ KHÍ................................................... 43
BÀI 6 : THỬ BỘ PHẬN TRUYỀN ĐỘNG SAU BẢO DƯỠNG .............................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 60



GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: BẢO TRÌ HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG CƠ
KHÍ
1. Tên mơ đun: Bảo trì hệ thống truyền động cơ khí.
2. Mã mơ đun: MECM53124
Thời gian thực hiện mơ đun: 75 giờ; (Lý thuyết: 14 giờ; Thực hành, thí nghiệm,
thảo luận, bài tập: 58 giờ; Kiểm tra: 03 giờ, LT: 01 giờ, TH: 02 giờ)
Số tín chỉ: 03
3. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun được bố trí sau khi người học nghề đã học xong môn Xử lý sự cố
thiết bị cơ điện, bảo trì máy điện.
- Tính chất: Là mơ đun bắt buộc.
4. Mục tiêu mơ đun:
-

Về kiến thức:
+ Trình bày cấu tạo, nguyên lý và đặc điểm lắp ghép; nội dung các bước bảo

dưỡng của hệ thống truyền động bằng cơ khí.
- Về kỹ năng:
+ Tháo, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống truyền động bằng cơ

khí đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật.
+ Chạy thử và kiểm tra, xử lý sai sót của hệ thống truyền động bằng cơ khí sau
khi bảo dưỡng.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ, tác phong làm việc khoa học .
5. Nội dung mơ đun:
5.1. Chương trình khung:
Thời gian học tập (giờ)



MH/MĐ/HP

I

Tên mơn học, mơ đun

Các mơn học chung/đại
cương

Trong đó
Kiểm tra
Thực
hành/
thực tập/
thí
LT
TH
nghiệm/
bài tập/
thảo luận

Số
tín
chỉ

Tổng
số

23


465

180

260

17

8


thuyết

COMP64002

Chính trị

4

75

41

29

5

0


COMP62004

Pháp luật

2

30

18

10

2

0

COMP62008

Giáo dục thể chất

2

60

5

51

0


4
Trang 1


Thời gian học tập (giờ)


MH/MĐ/HP

Tên mơn học, mơ đun

Trong đó
Kiểm tra
Thực
hành/
thực tập/
thí
LT
TH
nghiệm/
bài tập/
thảo luận

Số
tín
chỉ

Tổng
số


4

75

36

35

2

2

3

75

15

58

0

2


thuyết

COMP63006

Giáo dục quốc phịng và

An ninh
Tin học

FORL66001

Tiếng Anh

6

120

42

72

6

0

SAEN52001

An tồn vệ sinh lao động

2

30

23

5


2

0

II

Các mơn học, mơ đun
chun môn ngành, nghề

57

1440

365

1009

24

42

Môn học, mô đun cơ sở

21

435

182


232

12

9

2

45

14

29

0

2

COMP62010

II.1

MECM512003 Vẽ kỹ thuật 1
ELEI53117

Khí cụ điện

3

75


14

58

1

2

ELEI53115

Đo lường điện

3

75

14

58

1

2

ELET5201

An tồn điện
Đại cương thiết bị cơ
điện


2

30

28

0

2

0

2

30

28

0

2

0

Điện kỹ thuật cơ bản

3

45


42

0

3

0

3

75

14

58

1

2

ELEI62158
ELEO53012

MECM513104 Gia công nguội cơ bản
AUTM63114

Điều khiển điện khi nén

3


60

28

29

2

1

II.2

Môn học, mô đun chuyên
môn ngành, nghề

36

1005

183

777

12

33

ELEI53150


Thực tập điện cơ bản 1

3

75

14

58

1

2

ELET55157

Trang bị điện 1

5

120

28

87

2

3


ELEI62158

Trang bị điện 2
Xử lý sự cố thiết bị cơ
điện
Bảo trì máy điện

2

45

14

29

1

1

3

60

28

29

2

1


4

90

28

58

2

2

Bảo trì mạch điện
Bảo trì hệ thống truyền
động cơ khí
Bảo trì hệ thống truyền
động điện

3

75

14

58

1

2


3

75

14

58

1

2

3

75

14

58

1

2

ELEM53167
ELEM5415
ELEM6314
MECM53124
ELEM5313


Trang 2


Thời gian học tập (giờ)


MH/MĐ/HP

Tên mơn học, mơ đun

ELEM54154

Bảo trì hệ thống bơi trơn
làm mát.
Thực tập sản xuất

ELEM63121

Khóa luận tốt nghiệp

MECM63123

Tổng cộng

Trong đó
Kiểm tra
Thực
hành/
thực tập/

thí
LT
TH
nghiệm/
bài tập/
thảo luận

Số
tín
chỉ

Tổng
số

3

75

14

58

1

2

4

180


15

155

0

10

3

135

0

129

0

6

80

1905

545

1269

41


50


thuyết

5.2. Chương trình khung chi tiết mô đun :
Thời gian (giờ)
Số
TT

Nội dung tổng quát

Tổng
số

Thực hành,

thí nghiệm,
thuyết thảo luận,
bài tập

Kiểm tra
LT

TH

1

Bài 1: Cơng tác chuẩn bị trước khi
bảo dưỡng hệ thống truyền động

bằng cơ khí

3

1

2

0

0

2

Bài 2: Tháo hệ thống truyền động
bằng cơ khí

15

3

12

0

0

3

Bài 3: Làm sạch và kiểm tra chi

tiết sau khi tháo

16

3

13

0

0

4

Bài 4: Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ
và chuẩn bị chi tiết thay thế.

9

2

6

1

0

5

Bài 5: Lắp bộ phận truyền động

cơ khí

16

3

12

0

1

6

Bài 6: Thử bộ phận truyền động
sau bảo dưỡng

16

3

12

0

1

Cộng

75


14

58

1

2

6. Điều kiện thực hiện Mô đun
6.1.
6.2.

Phịng học chun mơn hóa, nhà xưởng:
Trang thiết bị máy móc:
 Bộ dụng cụ/thiết bị dùng cho bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí.
Trang 3


-

 Bộ dụng cụ điện cầm tay.
 Dụng cụ cơ khí cầm tay.
 Thiết bị, vật tư để bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ khí.
Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu:

-

Giáo trình, giáo án


-

Phiếu thực hành, phiếu học tập

7. Nội dung và phương pháp đánh giá
7.1. Nội dung:
-

Về kiến thức: Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc tự luận về:
+ Cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc điểm lắp ghép của hệ thống truyền động
cơ khí
+ Nội dung cơng tác bảo trì hệ thống truyền động cơ khí trong máy.

- Về kỹ năng:
+ Tháo, làm sạch, kiểm tra các chi tiết trong hệ thống truyền động cơ khí
+ Bảo trì, phát hiện, xử lý những thiếu sót, sai hỏng nhỏ của những chi tiết hoặc
thay thế chi tiết cho hệ thống truyền động cơ khí
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính kiên trì, tỉ mỉ, tác phong làm việc khoa học
7.2. Phương pháp đánh giá:
- Kiểm tra định kỳ sau các chương: câu hỏi lý thuyết trắc nghiệm và bài tập thực
hành.
- Thi kết thúc môn học: câu hỏi lý thuyết trắc nghiệm và thực hành bài tập thực
hành trên mơ hình.
 Bài kiểm tra số 1: Đánh giá nội dung của Bài 4
 Bài kiểm tra số 2: Đánh giá nội dung của Bài 5
 Bài kiểm tra số 3: Đánh giá nội dung của Bài 6
8. Hướng dẫn thực hiện Mơ đun:
8.1.


Phạm vi áp dụng chương trình

- Chương trình mơn học này được áp dụng cho nghề “Bảo trì thiết bị cơ điện”
trình độ Cao đẳng.
8.2.

Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy, học tập môn học:

- Đối với giáo viên, giảng viên:
+ Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết phù hợp với bài học. Giáo án được soạn
theo bài hoặc buổi dạy.
+ Tổ chức giảng dạy: học lý thuyết cả lớp tại phòng học chung, thảo luận hoặc
kiến tập thiết bị, dụng cụ tại xưởng cơ khí.
+ Thiết kế các phiếu học tập, phiếu thực hành.
Trang 4


- Đối với người học:
+ Tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ
+ Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng.
+ Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập.
+ Tuân thủ qui định an toàn, giờ giấc.
8.3.

Những trọng tâm chương trình cần chú ý:

- Kiểm tra, hiệu chỉnh được hệ thống truyền động cơ khí
- Chạy thử và xử lý sai sót của hệ thống truyền động cơ khí.
9. Tài liệu cần tham khảo:
- [1] Giáo trình Truyền động cơ khí, PGS. TS Nguyễn Văn Yến, TS. Vũ Thị Hạnh,

nhà xuất bản Xây dựng.
- [2] Giáo trình bảo trì hệ thống truyền động cơ khí, Trường cao đẳng cơ giới Ninh
Bình.

Trang 5


BÀI 1: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG
TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ
 GIỚI THIỆU BÀI 1:
Bài 1 giới thiệu về công tác chuẩn bị trước khi bảo dưỡng hệ thống truyền động cơ
khí để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung bài liên
quan.
 MỤC TIÊU CỦA BÀI 1 LÀ:
Về kiến thức:
+ Trình bày cấu tạo, nguyên lý và đặc điểm lắp ghép; nội dung các bước bảo
dưỡng của hệ thống truyền động bằng cơ khí.
Về kỹ năng:
+ Tháo, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ các chi tiết của hệ thống truyền động bằng cơ
khí đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật.
+ Chạy thử và kiểm tra, xử lý sai sót của hệ thống truyền động bằng cơ khí sau
khi bảo dưỡng.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và an toàn trong công việc
 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1:
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập
bài 1 (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hồn
thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc

nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.
 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1:
- Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Xưởng cơ khí
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, ngun vật liệu: Chương trình mơn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Khơng có
 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1:
- Nội dung:
 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến
thức
 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
Trang 6


- Phương pháp:
 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra
 Kiểm tra định kỳ thực hành: 1 điểm kiểm tra
 NỘI DUNG BÀI 1:
1.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc và đặc điểm lắp ghép của hệ thống truyền động
bằng cơ khí :
1.1.1. Cấu tạo (hình 1a; 1b)

Hình 1a: Hộp tốc độ nhìn từ


Hình 1b: Hộp tốc độ nhìn từ trái

Hộp truyền động bằng cơ khí (Hộp tốc độ) của máy khoan K125 có cấu tạo bên trong
gồm: 3 trục truyền động (I, II, III) và các cơ cấu truyền động bằng bánh răng trụ răng
thẳng; dùng tạo ra các số vòng quay khác nhau cho trục chính mang dao khoan. Cấu
tạo cụ thể như sau:
1. Vỏ hộp
2. Các bánh răng cố định lắp trên trục III
3. Trục truyền số III (Trục ống then hoa)
4. Trục trục truyền số II (Trục then hoa)
5. Khối bánh răng di trượt lắp trên trục II
6. Trục truyền số I (Trục có then bằng dẫn hướng)
7. Khối bánh răng di trượt lắp trên trục I
8. Trục dẫn hướng cho thanh răng của cơ cấu điều khiển
9. Thanh răng mang ngàm gạt của khối bánh răng di trượt lắp trên trục I
10. Bánh răng cố định lắp trên trục II
11. Thanh răng mang ngàm gạt của khối bánh răng di trượt lắp trên trục II
12. Vít điều chỉnh áp động lò xo của cơ cấu điều khiển
Trang 7


1.1.2. Nguyên lý:
Truyền động bắt đầu từ động cơ điện có: cơng suất N = 2.7 KW; số vịng quay
n = 1440 v/phút; qua bộ truyền đai thang có tỷ số truyền i = d1/d2, Truyền vào trục I.
Trên trục I có khối bánh răng di trượt gồm Z1; Z2 và Z3 do đó có khả năng tạo ra 3
cấp vòng quay khác nhau cho trục II bằng các tỷ số truyền :

𝑖1 =


𝑍1
𝑍4

;

𝑖2 =

𝑍2
𝑍5

;

𝑖3 =

𝑍3
𝑍7

Trên trục II có khối bánh răng cố định là Z4 và Z5 cùng khối bánh răng di trượt
gồm Z6; Z7 và Z8 truyền chuyển động sang cho trục III bằng các tỷ số truyền:

𝑖4 =

𝑍6
𝑍9

;

𝑖5 =

𝑍7

𝑍10

;

𝑖6 =

𝑍8
𝑍11

Trên trục III có các khối báng răng cố định gồm Z9; Z10; Z11. Như vậy trục III
sẽ có 9 cấp vịng quay khác nhau để truyền cho trục chính mang dao khoan (Trục
chính có một đầu là trục then hoa ăn khớp với trục ống then hoa số III).
Tổng quát xích truyền động là như sau:

1.1.3. Đặc đểm lắp ghép:
Hộp tốc độ máy khoan K125 có vị trí lắp phía trên cùng của thân máy với chiều
cao từ bệ máy lên là 1800mm. Mối ghép liên kết giữa hộp với mặt trên của thân máy là
mối ghép ren bằng các bu lơng M12 (đầu chìm).
Bên ngồi hộp có 2 nắp đậy; nắp đậy phía sau nhằm che kín cho hộp; nắp đậy
phía trước có lắp 2 tay gạt của cơ cấu điều khiển và trục điều khiển mang các quạt
răng. Mối ghép giữa nắp với thành hộp là mối ghép ren bằng bu lơng M8 (Đầu chìm).
Bên trong hộp có 3 trục truyền động (I, II, III); định tâm cho trục là các ổ lăn
hướng kính có đặc tính lắp ghép vịng trong lắp với cổ trục là mối ghép chặt; vịng
ngồi lắp với lỗ trên thành hộp là mối ghép trung gian. Để che kín và chặn vị trí lắp
ghép của ổ lăn trong lỗ của thành hộp, phía trên có một nắp ổ hình số 8 cho cả 3 đầu
trục; phía dưới là bề mặt lắp ghép của thân máy. Mối ghép của nắp đậy đầu trục (mặt
bích) liên kết với thành hộp bằng mối ghép ren M8 (vít xẻ rãnh đầu chìm).
Trên trục I có khối bánh răng di trượt Z1; Z2 và Z3. Đặc điểm lắp ghép của
khối bánh răng di trượt trên trcụ là mối ghép then hoa.
Trên trục II có khối bánh răng cố định là Z4 và Z5 cùng khối bánh răng di trượt

gồm Z6; Z7 và Z8 được lắp bằng mối ghép then hoa theo phương án định tâm bằng
đường kính ngồi.
Trang 8


Trên trục III là trục có lắp các bánh răng cố định Z9; Z10; Z11 bằng mối ghép
then bằng và xác định vị trí của các bánh răng trên trục bằng vai trục; bạc cách và
vòng phanh.
Trục dẫn hướng cho thanh răng mang gàm gạt của cơ cấu đIều khiển các bánh
răng di trượt lắp với thành hộp là mối ghép trung gian và có 2 vít để khống chế trục
chuyển dịch dọc; trên trục dẫn hướng có 3 rãnh xẻ hình chữ V để xác định vị trí làm
việc của các bánh răng di trượt trong 2 khối. Các thanh răng mang ngàm gạt lắp lỏng
với trục dẫn hướng và trên mõi thanh răng có cơ cấu vít - lò xo và viên bi nẽ vào rãnh
chữ V trên trục khi điều khiển để xác định một vòng quay cụ thể trên trục chính.
Bộ truyền đai thang có bánh đai bị động lắp với đầu trục I của hộp tốc độ bằng
mối ghép then bằng và một vòng phanh chặn.
Động cơ điện được lắp trên giá treo và giá treo lắp lên thân máy bằng mối ghép
ren M12 (đầu lục giác ngoài); để điều chỉnh sức căng của dây đai, đế động cơ lắp với
giá treo có 2 rãnh ô van với 2 bu lông M12 và cơ cấu trục ren M14 để tăng giảm
khoảng cách 2 trục của bánh đai.
1.2. Thực hành:
Lập phiếu công nghệ tháo, lắp hộp tốc độ máy khoan K125.
Địa điểm:
Xưởng thực hành
Yêu cầu:
- Lập phiếu công nghệ tháo, lắp hộp tốc độ máy khoan K125 bằng các phương tiện và
các dụng cụ cho trước đảm bảo thời gian quy định và an toàn.
- Lập phiếu công nghệ bảo dưỡng hộp tốc độ máy khoan K125 hợp lý với điều kiện về
trang thiết bị và nguồn động có tại xưởng thực hành.
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác bảo dưỡng theo thực

trạng yêu cầu sau khi đã kiểm tra xem xét.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Giấy, bút.
- Bàn học.
- Máy tính, máy in.
Nguồn động liên quan:
- Bản vẽ khai triển của hộp tốc độ máy khoan K125.
- Hộp tốc độ máy khoan K125.
- Mẫu phiếu công nghệ tháo lắp.
- Bản liệt kê dụng cụ, thiết bị dùng cho tháo lắp và bảo dưỡng.
Nội dung:
1.2.1. Biện pháp an toàn:
Trang 9


a) Bàn nâng khi thực hiện việc xem xét kiểm tra thực trạng của hộp tốc độ phải được
kê, đỡ chắc chắn và mõi lần khảo sát chỉ được đứng lên bàn một người.
b) Khi sử dụng máy tính để vẽ phảI có bản vẽ phác họa được giáo viên chấp nhận.
1.2.2. Công tác chuẩn bị:
a) Chuẩn bị bút thước và đồ dùng để lập phiếu công nghệ tháo lắp.
b) Kê bàn nâng vào vị trí cuả máy K125 có hộp tốc độ cần bảo dưỡng.
c) Nghiên cứu bản vẽ lắp.
d) Xem xét thực trạng hộp tốc độ trước khi lập phiếu cơng nghệ bảo dưỡng.
1.2.3. Trình tự lập phiếu công nghệ:
a) Lập phiếu công nghệ tháo, lắp hộp tốc độ: Nội dung các bước tháo phảI hợp
lý và minh họa được các mối ghép điển hình cần chú ý khi tháo; tiêu chuẩn kỹ thuật
phải đảm bảo cho chi tiết và cơ cấu sau khi lắp.
b) Lập phiếu công nghệ bảo dưỡng: Chỉ ra được những công việc cụ thể phải
thực hiện khi bảo dưỡng hộp tốc độ máy khoan K125 một cách chính xác và hợp lý
như: Thơng các đường dẫn dầu; làm sạch bể chứa dầu bôi trơn; thay thế ổ lăn cho các

trục truyền; gia công thay thế then, vít hoặc bu lơng; dũa vát đỉnh răng khi có biến
dạng đầu răng; đIều chỉnh áp động của lo xo; làm sạch các màng rỉ sắt .v.v….
1.2.4. Kết thúc cơng việc chuẩn bị bảo dưỡng:
a) Rà sốt và hiệu chỉnh phiếu công nghệ tháo lắp hộp tốc độ máy khoan K125.
b) Rà soát và hiệu chỉnh phiếu công nghệ bảo dưỡng hộp tốc độ máy khoan
K125.
1.2.5. Bài tập bổ trợ:
Hãy thực hiện các công việc chuẩn bị để bảo dưỡng hộp truyền động của máy
tiện vạn năng T6M16 gồm: Hộp tốc độ; hộp chạy dao.

Hình 2a: Hộp chạy dao T6M16

Hình 2b: Hộp tốc độ t6M16

Yêu cầu:
Tự nghiên cứu và viết được cấu tạo, nguyên lý làm việc; đặc điểm lắp ghép của
2 hộp truyền động cơ khí trên.
Lập phiếu công nghệ tháo, lắp của hai hộp tốc độ trên trong điều kiện trang thiết
bị hiện có của xưởng thực hành.
Trang 10


Lập phiếu công nghệ bảo dưỡng đường dầu bôi trơn và kiểm tra, điều chỉnh các
thông số kỹ thuật của cơ cấu khớp nối an toàn trên đầu ra của trục trơn trên hộp chạy
dao T6M16 và vị trí của hộp tốc độ để đảm bảo sức căng ban đầu của dây đai.
 TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 1:
1.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận truyền động bằng cơ khí (hộp tốc độ,
hộp trục chính, chạy dao, bàn dao).
1.2. Lập phiếu công nghệ tháo, lắp, bảo dưỡng hệ thống truyền động bằng cơ khí.
1.3. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị vật tư cho tháo lắp và bảo dưỡng

1.4. Xem xét kiểm tra thực trạng bên ngoài và bên trong của bộ phận truyền động
bằng cơ khí trước khi bảo dưỡng.
 CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 1:
Bài tập: Lập phiếu công nghệ tháo, lắp hộp tốc độ máy khoan K125.

Trang 11


BÀI 2: THÁO HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BẰNG CƠ KHÍ
 GIỚI THIỆU BÀI 2:
Nội dung bài học nhằm luyện tập kỹ năng tháo các mối ghép của các chi tiết, cơ
cấu và bộ phận truyền động của máy công cụ để tiến hành bảo dưỡng.
 MỤC TIÊU CỦA BÀI 2 LÀ:
Về kiến thức:
- Hiểu được trình tự tháo các mối ghép giữa bộ phận truyền động bằng cơ khí cần
bảo dưỡng.
Về kỹ năng:
- Tháo các mối ghép giữa bộ phận truyền động bằng cơ khí cần bảo dưỡng với
máy và các bộ phận khác của máy đúng theo chỉ dẫn trong quy trình đã lập.
- Vận chuyển các bộ phận đến vị trí bảo dưỡng đảm bảo an tồn cho người và thiết
bị.
- Tháo rời các chi tiết của bộ phận truyền động trong các hộp đúng quy trình, đảm
bảo an toàn.
- Lập bảng kê số lượng, mã hiệu của chi tiết sau khi tháo để tránh nhầm lẫn, mất
mát cho công việc tiếp theo.
Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và an toàn trong công việc
 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2:
- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn
đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập

bài 2 (cá nhân hoặc nhóm).
- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 2) trước buổi học; hoàn
thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài mở đầu theo cá nhân hoặc
nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.
 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2:
- Phịng học chun mơn hóa/nhà xưởng: Xưởng cơ khí
- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác
- Học liệu, dụng cụ, ngun vật liệu: Chương trình mơn học, giáo trình, tài liệu
tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan.
- Các điều kiện khác: Không có
 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2:
- Nội dung:
 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến
thức
 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.
 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:
+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập.
+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
Trang 12


+ Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- Phương pháp:
 Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)
 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra
 Kiểm tra định kỳ thực hành: 1 điểm kiểm tra
 NỘI DUNG BÀI 2:
2.1. Hướng dẫn phiếu cơng nghệ tháo hệ thống truyền động cơ khí:
Địa điểm:

Phịng học lý thuyết
Yêu cầu:
- Học viên trên cơ sở của phiếu cơng nghệ đã lập; trình bày các bước tháo hộp
tốc độ máy khoan K125 ra khỏi máy và tháo rời toàn bộ các chi tiết của hộp đảm bảo
hợp lý; an tồn. Trên cơ sở đó vận dụng để tháo được các hộp truyền động bằng cơ khí
khi được cung cấp các phiếu công nghệ tháo.
- Lập được bảng kê các chi tiết sau khi tháo đầy đủ và chính xác đúng biểu mẫu
quy định.
- Thực hiện cơng tác vệ sinh cơng nghiệp và an tồn khi tháo hộp tốc độ của
máy khoan K125 .
2.2. Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Vở ghi chép cá nhân
- Các loại dụng cụ vẽ cầm tay
Nguồn động liên quan:
- Bản trong về các hộp truyền động điển hình
- Bản trong về mẫu phiếu công nghệ tháo, lắp
- Bản trong về mẫu phiếu công nghệ bảo dưỡng
- Máy chiếu, màn chiếu
- Bản vẽ khai triển các hộp truyền động điển hình
2.2.1. Mẫu phiếu công nghệ tháo:

TT

Tên nguyên
công, bước

Sơ đồ nguyên
công

Chỉ dẫn kỹ thuật


Dụng
cụ

Thời
gian
(phút)

I

Tháo hộp tốc độ
ra khỏi Thân
máy

Trang 13


1

Tháo bộ truyền
đai

-

Dùng cơ cấu điều

Clê dẹt

chỉnh làm giảm
khoảng cách 2 trục


17 - 19

03

trước khi tháo dây
đai
2

Tháo mối ghép
ren giữa hộp và
thân máy

II

Tháo nắp đậy
và nắp chặn đầu
trục

- Nới lỏng đều 4 bu
lông

Clê lục
lăng 12

02

- Nguyên công tháo là các cơng việc có tính liên tục khi cần giải quyết một số
mối ghép để tách các liên kết của một cơ cấu hay bộ phận trong máy ra.
- Bước là những cơng việc thực hiện tháo các mối ghép có trong liên kết để đưa

được một chi tiết trong cơ cấu ra.
- Sơ đồ nguyên công, bước chỉ cần biểu diễn những mối ghép đặc biệt quan
trọng.
- Khi tiến hành tháo phải thực hiện nghiệm túc theo phiếu công nghệ đã vạch ra.
2.2.2. Những chú ý khi tháo hộp tốc độ máy khoan K125:
- Hộp tốc độ máy khoan nằm ở vị trí trên cao (Hình 3) do đó khi tháo cần có
bàn nâng.
- Dây treo phải lồng đúng vị trí quy dịnh trên hộp.
- Di chuyển hộp xuống phải dùng cần cẩu nhỏ

Trang 14


Hình 3: Vị trí bàn nâng hạ khi tháo hộp tốc độ máy khoan
2.3. Thực hành: Tháo hộp tốc độ máy khoan K125
Địa điểm:
Xưởng thực hành
Yêu cầu:
- Tháo các mối ghép hộp tốc độ với thân máy đảm bảo đúng dụng cụ và chỉ dẫn
trong phiếu công nghệ.
- Tháo rời các chi tiết của hộp; bố trí sắp xếp các chi tiết sau khi tháo theo đúng
trình tự: Chi tiết nào tháo trước để xa; chi tiết nào tháo sau để gần; những chi tiết trong
cơ cấu , cụm máy để với nhau.
- Lập bảng kê có tên gọi chi tiết chính xác và đủ theo biểu mẫu quy định.
- Thực hiện các bước tháo đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn cho người,
dụng cụ và chi tiết.
Vật tư, dụng cụ, trang thiết bị:
- Dẻ thô.
- Dầu madút.
- Dụng cụ tháo lắp (Theo phiếu công nghệ).

- Giấy , bút.
- Máy tính, máy in.
- Bàn nâng hạ.
- Cẩu nâng loại nhỏ
- Xe vận chuyển.
Trang 15


- Bàn tháo lắp.
- Máy khoan K125.
- Thiết bị phòng và chữa cháy nổ.
Nguồn động liên quan:
- Bản vẽ khai triển của hộp tốc độ máy khoan K125.
- Phiếu công nghệ tháo lắp đã lập.
- Mẫu bảng kê chi tiết.
- Xưởng thực hành.
Nội dung:
2.3.1. Biện pháp an toàn:
a) Khi tháo rời các chi tiết của hộp tốc độ máy khoan khơng làm biến dạng mặt
đầu trục; gãy các vịng phanh hãm và hư hỏng đầu vít, bulơng.
b) Dụng cụ dùng trong khi tháo phải đúng quy cách; không làm rơi hoặc văng
dụng cụ.
c) Khi sử dụng cẩu nâng phải được sự cho phép của giáo viên.
d) Khi sử dụng máy tính để vẽ phải có bản vẽ phác họa được giáo viên chấp
nhận.
2.3.2. Công tác chuẩn bị:
a) Chuẩn bị bút thước và đồ dùng để lập bảng kê chi tiết.
b) Kê bàn nâng vào vị trí cuả máy K125 có hộp tốc độ cần bảo dưỡng.
c) Nghiên cứu bản vẽ lắp.
d) Xem xét thực trạng hộp tốc độ trước khi tháo.

e) Sắp xếp những dụng cụ tháo cho công việc tháo hộp tốc độ máy khoan K125
(Theo chỉ dẫn của phiếu cơng nghệ).
f) Lau sạch bên ngồi hộp tốc độ trước khi tháo.
2.3.3. Trình tự tháo:
a) Tháo hộp tốc độ ra khỏi thân máy (Hình 4):

Trang 16


- Đứng lên mặt bàn nâng.
- Giảm khoảng cách 2 trục của bộ truyền đai.
- Tháo dây đai.
- Tháo các bu lông liên kết hộp tốc độ với thân máy.
- Lông dây vào vị tri nâng hộp tốc độ.
- Nâng hộp tốc độ bằng máy cẩu và hạ vào xe di chuyển.
b) Di chuyển hộp về vị trí bàn tháo theo quy định:
- Trong khi di chuyển không để hộp bị lăn hoặc va đập vào thành xe.
c) Tháo bơm dầu bơi trơn (Hình 5):

Hình 5: Tháo bơm dầu bơi trơn
- Tháo đường ống hút và ống xả của bơm: Mối ghép liên kết của đầu nối thân
bơm với các ống xả và hút là mối ghép ren M14 có cụm van bi (không tháo rời các chi
tiết của cụm van).
- Tháo thân bơm: Thân bơm liên kết với mặt trên của thành hộp bằng mối ghép
ren M8 đầu chìm; sau khi tháo các bu lông ra ta lấy nguyên cụm thân bơm ra khỏi hộp
(khơng lấy pít tơng ra khỏi xi lanh).
d) Tháo buly đai thang lắp trên đầu trục I của hộp tốc độ (Hình 6):
Trang 17



Hình 6: Tháo puly
- Tháo vịng phanh hãm ngồi.
- Tháo bánh đai: Bánh đai liên kết với trục bằng mối ghép then bằng.
e) Tháo các nắp và nắp chặn đầu trục:
- Tháo nắp hộp phía trước (Hình 7): Nắp này được lắp ghép với thân hộp bằng
các bu lông M8 đầu chìm trên nắp có 2 tay gạt và cụm quạt răng của cơ cấu điều khiển

Hình 7: Tháo nắp trước
- Tháo nắp sau (Hình 8): Nắp này được lắp ghép với thân hộp bằng các bu lơng
M8 đầu chìm.

Hình 8: Tháo nắp sau

Trang 18


- Tháo nắp chặn đầu trục (Hình 9): Nắp đậy có hình số 8 che kín phía trên cho 3
đầu trục trong hộp tốc độ; nắp lắp ghép với thành hộp bằng 8 bu lơng đầu chìm

Hình 9: Nắp chặn đầu trục
f) Tháo trục I (Hình 10):
Trục ( I ) là trục bậc; đầu trục phía ngồi có lắp bu ly đai; phía trong có khối
bánh răng di trượt được dẫn hướng băng một then bằng. Để tháo trục I trước hết ta
phải tháo tất cả các vòng phanh hãm có trên đầu trục; sau đó dùng tơng đồng hay tơng
nhơm và búa cầm tay đóng dọc theo chiều từ đầu trục lắpvới bu ly đai .

Hình 10: Trục I và các chi tiết lắp trên trục của máy khoan
Chú ý :
- Khi đầu trục đã ra khỏi ổ lăn và ổ lăn phía đối diện đã ra khỏi thành hộp ta
dùng tay đỡ khối bánh răng phía trong hộp và tay kia rút trục ra.

- Khi lấy các chi tiết lắp trên trục ( I ) ra ngoài hộp phải để đúng vị trí quy định
theo nguyên tắc để khi lắp khơng nhầm vị trí của các chi tiết trên trục.
i)Tháo trục II (Hình 11):
Là trục then hoa, trên trục có khối bánh răng di trượt ( hai bánh răng) và một
bánh răng cố định có đường kính lớn. Sau khi tháo nắp chăn đầu trục ta căn cứ vào kết
cấu của trục là đường kính phần then hoa lớn hơn phần đường kính phần cổ trục lắp

Trang 19


bánh răng cố định nên chiều tháo trục ( II) phải thực hiện từ phía đầu trục có lắp bánh
răng cố định.
Để tháo trục ( II) trước hết ta tháo vít chặn trên bánh răng cố định và hai vịng
phanh đầu trục. Sau đó dùng tơng đồng hay tơng nhơm và búa cầm tay đóng dọc trục
từ phía bánh răng cố định để lấy trục ra giống như khi tháo trục ( I)

Hình 11: Trục II và các chi tiết lắp trên trục của máy khoan
g) Tháo trục III (Hình 12):
Trục ( III) là trục ống then hoa; trên trục có hai bánh răng cố định.
Trục này được tháo ra từ phía đầu trục có lắp bánh răng cố định. Với chú ý khi
sử dụng dụng cụ tháo ta nên dùng ống thép có đường kính ngồi của ống nhỏ hơn
đường kính ngồi của trục từ 1 đến 1,5mm và đường kính trong của ống nhỏ hơn
đường kính trong của trục từ 1 đến 1,5mm để không làm biến dạng đầu trục.

Hình 12: Trục III và các chi tiết lắp trên trục của máy
4. Kết thúc công việc tháo hộp tốc độ máy khoan K125
a) Kiểm tra số lượng chi tiết đã tháo ra và sắp xếp lại theo vị trí từng cụm
Trang 20



b) Lau chùi, bảo quản dụng cụ, trang thiết bị sau khi tháo
5. Bài tập bổ trợ:
Hãy thực hiện các công việc tháo rời các chi tiết của hộp chạy dao và hộp
tốc độ máy tiện T6M16 theo phiếu công nghệ đã lập ở bài tập bổ trợ trước .

Hình 13a: Hộp chạy dao T6M16

Hình 13b: Hộp tốc độ

Yêu cầu:
- Các nhóm theo sự phân cơng thực hiện các bước tháo rời toàn bộ các chi tiết
của hộp chạy dao và hộp bàn dao máy T6M16; Tự kiểm tra và hiệu chỉnh những nội
dung chưa hợp lý trong phiếu công nghệ của từng cá nhân đã lập trước đây.
- Sau khi tháo rời các chi tiết của hộp chạy dao và hộp bàn dao mỗi nhóm phải
lập được bảng kê đúng tên gọi của các chi tiết trong bộ phận đó.

Trang 21


×