Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

MÔN kỹ NĂNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA TRONG xây DỰNG văn bản QUY PHẠM PHÁP LUẬT đề 1dự thảo luật phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.14 KB, 21 trang )

lOMoARcPSD|20482156

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: KỸ NĂNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA TRONG
XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Đề 1: “Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền
(sửa đổi)”

NHÓM

:

03

LỚP

:

N02.TL1

HÀ NỘI, 2022


lOMoARcPSD|20482156

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHĨM
MƠN KỸ NĂNG THẨM ĐỊNH, THẨM TRA TRONG XÂY DỰNG VĂN


BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Ngày: 14/10/2022
Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm số: 03
Lớp: N02 – TL1
Tổng số sinh viên của nhóm: 10


Có mặt: 10

 Vắng mặt: 0
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực
hiện bài tập nhóm 03 với kết quả như sau:

STT

MÃ SV

ĐÁNH
GIÁ
CỦA SV

HỌ VÀ TÊN

A B C

1

441526


Lê Thu Trang

x

2

441528

Nguyễn Sơn Lâm

x

3

441529

Lý Thị Kiều Anh

x

4

441530

Hoàng Thị Thắm

x

5


441531

Đinh Hương Trang (Nhóm trưởng)

x

6

441535

Phạm Nhật Hà

x

7

441536

Nguyễn Thị Việt Chinh

x

8

441540

Bùi Vân Anh

x


9

441541

Lê Thị Sơn Thanh

x

10

441560

Ma Thị Gấm

x

SV

TÊN

ĐÁNH GIÁ CỦA GV
ĐIỂM
(số)

ĐIỂM
(Chữ)

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2022
NHÓM TRƯỞNG
Trang

Đinh Hương Trang

GV
(Ký
tên)


lOMoARcPSD|20482156

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

UBTVQH

Ủy ban thường vụ Quốc hội

HĐND

Hội đồng Nhân dân

PCRT

Phòng chống rửa tiền

LPCKB

Luật Phòng chống khủng bố



lOMoARcPSD|20482156

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
NỘI DUNG .......................................................................................................... 1
I. XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ THẨM ĐỊNH, THẨM TRA DỰ THẢO VĂN
BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ DỰ THẢO LUẬT PHÒNG,
CHỐNG RỬA TIỀN........................................................................................ 1
1. Chủ thể của hoạt động thẩm định ......................................................... 1
2. Chủ thể của hoạt động thẩm tra ........................................................... 2
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ SỰ CẦN THIẾT BAN
HÀNH DỰ THẢO LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN.......................... 3
1. Phạm vi điều chỉnh dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền ................... 3
2. Đối tượng điều chỉnh dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền ................ 4
3. Sự cần thiết ban hành dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền .............. 4
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 7


lOMoARcPSD|20482156

MỞ ĐẦU
Thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật là một hoạt động có ý
nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt
động này giúp đánh giá toàn diện, đầy đủ các nội dung của văn bản, góp phần bảo
đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật, từ đó nâng cao chất lượng dự
thảo văn bản trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Hiện nay, rửa tiền
đang là vấn đề nhức nhối và phức tạp, do vậy Dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền
được quan tâm hơn bao giờ hết. Để hiểu rõ hơn vấn đề này nhóm 03 xin nghiên

cứu, làm rõ nội dung của dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền. Do còn hạn chế về
lý luận và thực tiễn nên bài viết khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự
góp ý, đánh giá tích cực từ thầy cơ.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

NỘI DUNG
I. XÁC ĐỊNH CHỦ THỂ THẨM ĐỊNH, THẨM TRA DỰ THẢO VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ DỰ THẢO LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA
TIỀN
1. Chủ thể của hoạt động thẩm định
Theo quy định tại các Điều 58, Điều 92 và Điều 98 của Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020 (sau đây gọi chung là
Luật Ban hành VBQPPL). Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định đối với các dự
án, dự thảo VBQPPL sau đây:
- Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội;
- Dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội do
Chính phủ trình;
- Dự thảo nghị định của Chính phủ;
- Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Dự thảo nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban
trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

1


lOMoARcPSD|20482156

Có thể thấy rằng, Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về phòng chống rửa
tiền là Dự thảo luật của quốc hội nên sẽ do Bộ Tư pháp thẩm định, căn cứ theo
khoản 1 Điều 58 Luật ban hành VBQPPL:“Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định

dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủ. Đối với dự
án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc
do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng
thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia,
nhà khoa học”.
2. Chủ thể của hoạt động thẩm tra
Thẩm tra dự án, dự thảo VBQPPL được tiến hành sau giai đoạn soạn thảo,
khi các chính sách đã được quy phạm hóa thành các điều khoản cụ thể. So với
thẩm tra chính sách thì đối tượng các văn bản được tiến hành thẩm tra dự án, dự
thảo đầy đủ hơn, bao gồm tất cả văn bản QPPL của Quốc hội, UBTVQH và
HĐND các cấp. Như vậy, căn cứ theo Điều 63 Luật Ban hành VBQPPL, đối với
dự án Luật Phòng, chống rửa tiền sẽ do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của quốc
hội thẩm tra (Uỷ ban Pháp luật, Ủy ban Kinh tế).
Điều 68 của Luật này cũng quy định: “Uỷ ban pháp luật có trách nhiệm
tham gia thẩm tra để đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự
án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do các cơ quan khác của Quốc hội chủ trì
thẩm tra với hệ thống pháp luật trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc
hội xem xét, thông qua”. Ủy ban Pháp luật là một trong số các cơ quan chịu trách
nhiệm thẩm tra đối với dự án luật này.
Trong việc quản lý nhà nước về phịng chống rửa tiền khơng thể khơng
nhắc tới vai trò của Uỷ ban kinh tế. Khoản 1 Điều 72 Luật Tổ chức Quốc hội
2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Kinh tế bao gồm: “Thẩm tra
dự án luật, dự án pháp lệnh thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, đất đai, tiền tệ, ngân
hàng, hoạt động kinh doanh và các dự án khác do Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội giao”. Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là cơ quan giám sát kinh tế của
Quốc hội, đồng thời thảo luận sửa đổi về các bộ Luật, Nghị quyết liên quan đến
Kinh tế trước khi dự thảo trình Quốc hội - đây là nhiệm vụ rất quan trọng liên
quan trực tiếp tới công tác phịng, chống rửa tiền. Do đó, Ủy ban Kinh tế là cơ
quan chủ trì thẩm tra dự thảo này.
2



lOMoARcPSD|20482156

Vì vậy, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội (Uỷ ban Pháp luật, Ủy
ban Kinh tế) sẽ là các chủ thể thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về
Luật phòng, chống rửa tiền.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ SỰ CẦN THIẾT BAN
HÀNH DỰ THẢO LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
1. Phạm vi điều chỉnh dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền
Căn cứ vào Điều 1 dự thảo Luật PCRT quy định, xác định phạm vi điều
chỉnh của Luật này như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Luật này quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn
tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.
2. Việc phòng, chống rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ
khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của
pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy
diệt hàng loạt.”1
Vì vậy, phạm vi điều chỉnh của Luật này bao gồm 2 vấn đề chính: (1) các
biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền;
(2) trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng chống rửa tiền,
hợp tác quốc tế trong phòng, chống rửa tiền.
So với Luật PCRT năm 2012, phạm vi của dự thảo có sự kế thừa và sửa
đổi đề phù hợp hơn với các văn bản pháp luật khác như sau:
Thứ nhất, sửa khoản Điều 1: bỏ từ “xử lý” do các quy định về xử lý vi
phạm đối với hành vi rửa tiền đã được quy định tại các văn bản pháp luật khác
liên quan (Bộ luật hình sự, các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính).2
Thứ hai, sửa khoản 2, Điều 1: thay cụm từ “Bộ luật hình sự” thành “pháp

luật hình sự” để đảm bảo bao quát cả Bộ luật hình sự, Nghị quyết của Hội đồng
1

Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền,
/>2
Khoản 1, Điều 1 Luật PCRT 2012.
1. Luật này quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa
tiền; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống
rửa tiền.

3


lOMoARcPSD|20482156

thẩm phán và các văn bản hướng dẫn khác (nếu có) cũng có giá trị pháp lý trong
q trình phịng, chống rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy
diệt hàng luật.
Thứ ba, sửa khoản 2, Điều 1, theo quy định pháp luật hiện hành về Luật
Phòng chống khủng bố ( sau đây viết tắt là Luật PCKB) và (Nghị định
81/2019/NĐ-CP) đều dẫn chiếu đến các điều khoản của Luật PCRT năm 2012
quy định về các biện pháp phòng ngừa rửa tiền của đối tượng báo cáo. Dự thảo
Luật PCRT (sửa đổi) kế thừa quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật PCRT năm 2012
và chỉnh sửa lại từ ngữ để đảm bảo chính xác hơn về hành vi tài trợ khủng bố
(không chỉ bao gồm hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố), bổ sung thêm cụm
từ tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt để tiếp tục điều chỉnh các quy định
được dẫn chiếu của pháp luật về chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
2. Đối tượng điều chỉnh dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền
Đối tượng điều chỉnh của Luật này bao gồm: (1) các tổ chức tài chính, ví
dụ như các cơng ty bảo hiểm, ngân hàng, cơng ty mơi giới chứng khốn... (2) các

tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan như kinh doanh
trị chơi có thưởng, casino, kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản, kinh doanh
kim loại quý và đá quý. (3) tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức nước ngoài, người
nước ngoài, tổ chức quốc tế có các giao dịch với tổ chức tài chính hoặc các tổ
chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính. (4) tổ chức, cá nhân khác có
liên quan đến phịng, chống rửa tiền.3
3. Sự cần thiết ban hành dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền
Luật Phòng, chống rửa tiền đã được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thơng qua trong hơn 10 năm kể từ ngày 18 tháng 6 năm 2012 và
có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2013. Việc ban hành Luật Phịng, chống rửa
tiền đã góp phần tạo hành lang pháp lý quan trọng quốc gia cho phòng, chống rửa
tiền và phòng, chống tham nhũng, thể hiện cam kết, nỗ lực của Việt Nam trong
tham gia và tuân thủ các điều ước quốc tế. Qua gần 10 năm tổ chức triển khai
thực hiện, cơng tác phịng, chống rửa tiền của Việt Nam có nhiều thành tựu quan
trọng trong đó có hệ thống cơ chế chính sách, quy định pháp luật trong lĩnh vực
3

Điều 2 Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

4


lOMoARcPSD|20482156

này dần được hồn thiện, quy định phịng ngừa tội phạm tài trợ khủng bố, rửa tiền
đã được tăng cường, tạo cơ sở pháp lý cho đàm phán kí kết thỏa thuận quốc tế và
phòng chống tội phạm xuyên biên giới. Theo thống kê của Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao, số lượng các vụ án về tội phạm có rủi ro về rửa tiền là rất lớn (bình
quân trên 11.000 vụ/năm), nhiều vụ án số tiền chiếm đoạt lên tới hàng nghìn tỷ
đồng. Từ năm 2013 đến 2019, cơ quan tố tụng đã khởi tố gần 10.000 vụ án tham

nhũng, kinh tế, chức vụ; tỷ lệ thu hồi đến 32,6%, có vụ thu hồi 100% như vụ
AVG… Chỉ riêng đối với giao dịch đáng ngờ, từ năm 2013 đến tháng 9/2020,
qua phân tích, xử lý trên 10.000 báo cáo giao dịch đáng ngờ, Cục Phòng, chống
rửa tiền đã chuyển 857 vụ việc đến cơ quan điều tra, cơ quan Thanh tra, Thuế,
Hải quan để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, truy thu thuế và xử lý vi
phạm. Thực tế, những năm gần đây, các cơ quan chức năng đã liên tục phát hiện
và xử phạt nhiều vụ rửa tiền “khủng” lên đến hàng ngàn tỷ đồng, trong đó, có
những vụ án từng gây xơn xao dư luận như: Vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường;
Địa ốc Alibaba; hay vụ “Đánh bạc nghìn tỷ” do Nguyễn Văn Dương, Phan Sào
Nam cầm đầu; Vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH
Vận tải Viễn Dương Vinashin (Vinashinlines),...4 Do vậy, việc sửa đổi Luật
Phòng, chống rửa tiền thực sự cần thiết5. Bởi:
Thứ nhất, việc xây dựng Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) là cần thiết,
nhằm phù hợp với các nghĩa vụ thực hiện điều ước quốc tế, cam kết quốc tế của
Việt Nam, thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cơng tác
phịng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng
loạt (PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL) của khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Thứ hai, việc sửa đổi Luật PCRT 2012 cũng phù hợp với chủ trương của
Đảng và Nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế của các quy định của pháp
luật, qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác PCRT/TTKB/TTPBVKHDHL
trong thời gian tới. Việc xây dựng Luật PCRT (sửa đổi) trên cơ sở thể chế hóa
các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với
cơng tác PCRT.

4

Gia Nguyễn (2021), Phịng, chống rửa tiền - Cần sớm hoàn thiện hành lang pháp lý, Tạp chí Tài chính, truy
cập lần cuối ngày 11/10/2022.
5
Tn Nguyễn (2022), Cần thiết nhanh chóng sửa Luật Phịng, chống rửa tiền, Báo Infonet, truy cập lần cuối

10/10/2022.

5


lOMoARcPSD|20482156

Thứ ba, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan; bên cạnh việc kế thừa thì Luật PCRT (sửa đổi)
phải khắc phục các vướng mắc, bất cập các quy định của pháp luật PCRT hiện
hành; đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động PCRT hiện nay; tham khảo, cụ
thể hóa các chuẩn mực quốc tế về PCRT trên cơ sở phù hợp với các điều kiện
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; tham khảo pháp luật của một số quốc
gia có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của
các quy định về PCRT; nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật PCRT
hiện hành, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác PCRT; xây dựng hệ thống pháp
luật về PCRT phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về PCRT mà Việt
Nam có nghĩa vụ thực hiện; nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống
tội phạm rửa tiền nói riêng và cơng tác phịng, chống tội phạm nói chung.
Thứ tư, Bên cạnh việc kế thừa, Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) phải
khắc phục các vướng mắc, bất cập của các quy định của pháp luật về phòng,
chống rửa tiền hiện hành, đáp ứng kịp thời các yêu cầu trong nước về tăng cường
hiệu quả của quy định pháp luật về PCRT cũng như yêu cầu về đáp ứng các
khuyến nghị của APG nên việc trình Quốc hội thơng qua Luật PCRT (sửa đổi) là
cần thiết6.
Để triển khai thực hiện dự thảo hiệu quả, cần có sự phối hợp của các cơ
quan khác nhau. Nhóm chúng em, xin đặt ra một số cần đặt ra mục tiêu triển khai
thực hiện dự thảo cụ thể như sau:
1) Phải có các giải pháp đồng bộ nhằm đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu mà
Dự thảo Luật hướng đến.

2) Cần đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong xây dựng, thực thi các chính
sách một cách cẩn thận, chính xác tránh để mất quyền lợi của của người tiêu dùng
nói riêng và người dân nói chung.
3) Phải tổ chức hiệu quả các hoạt động đặc biệt là truyền thông, hướng dẫn,
hỗ trợ người dân những thủ tục liên quan đến các vấn đề pháp lý để tự giác, chủ
động bảo vệ quyền lợi của bản thân một cách có hiệu quả.

Thu Phương - Phạm Thắng (2022), Bổ sung nhiều quy định hoàn thiện dự thảo luật phịng, chống rửa tiền (sửa
đổi), Cơng thơng tin điện tử Quốc Hội Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 11/10/2022.

6

6


lOMoARcPSD|20482156

KẾT LUẬN
Như vậy, thẩm định, thẩm tra văn bản quy phạm pháp luật có vai trị, ý
nghĩa hết sức quan trọng trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,
thực hiện tốt công tác thẩm định, thẩm tra sẽ khắc phục được những sai sót của
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật. Qua việc thẩm định, thẩm tra dự thảo Luật
Phòng, chống rửa tiền một số vấn đề bất cập đã được khắc phục, hoàn thiện, để
từ đó ngăn chặn, hạn chế tối đa tình trạng rửa tiền, đảm bảo sự ổn định của nền
kinh tế, thị trường tài chính, thúc đẩy đầu tư phát triển vững mạnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Văn bản pháp luật:
1. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm
2020;
2. Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 số 07/2012/QH13;

*Giáo trình:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Kỹ năng thẩm định, thẩm tra trong
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 20202;
*Sách, đề án, bài viết, báo cáo
1. Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền, truy cập ngày 11/10/2022, link truy cập:
/>2. Tuân Nguyễn (2022), Cần thiết nhanh chóng sửa Luật Phòng, chống rửa tiền,
Báo Infonet truy cập lần cuối 10/10/2022, link bài viết:
/>3. Thu Phương - Phạm Thắng (2022), Bổ sung nhiều quy định hồn thiện dự thảo
luật phịng, chống rửa tiền (sửa đổi), Công thông tin điện tử Quốc Hội Việt Nam,
truy cập lần cuối ngày 11/10/2022, link bài viết:
/>h%E1%BB%8B%2C%20Th%E1%BB%91ng%20%C4%91%E1%BB%91c%2
0Ng%C3%A2n%20h%C3%A0ng%20Nh%C3%A0,khu%20v%E1%BB%B1c
%20c%C5%A9ng%20nh%C6%B0%20tr%C3%AAn%20to%C3%A0n%20th%
E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi, truy cập ngày 11/10/2022
7


lOMoARcPSD|20482156

4. Gia Nguyễn (2021), Phòng, chống rửa tiền - Cần sớm hồn thiện hành lang
pháp lý, Tạp chí Tài chính, truy cập lần cuối ngày 11/10/2022, link bài viết:
/>BB%A7a%20Vi%E1%BB%87n%20Ki%E1%BB%83m%20s%C3%A1t%20nh
%C3%A2n,chi%E1%BA%BFm%20%C4%91o%E1%BA%A1t%20l%C3%AA
n%20t%E1%BB%9Bi%20h%C3%A0ng%20ngh%C3%ACn%20t%E1%BB%B
7%20%C4%91%E1%BB%93ng.

8

Downloaded by Ninh Lê ()



lOMoARcPSD|20482156

/BỘ TƯ PHÁP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: …/BCTĐ-BTP

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2022
BÁO CÁO THẨM ĐỊNH

Dự thảo Luật Phịng, chống rửa tiền (sửa đổi)
Kính gửi:
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Văn phịng Chính phủ.
Ngày …/…/2022, Bộ Tư pháp nhận được Công văn số …/NHNN-PC của
Ngân hàng Nhà nước về việc đề nghị thẩm định dự thảo Luật Phòng, chống rửa
tiền (sửa đổi) (sau đây gọi là dự thảo Luật). Thực hiện quy định của Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) về thẩm
định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, ngày …/…/2022, Bộ Tư pháp
đã tổ chức cuộc họp Hội đồng thẩm định7 đối với dự thảo Luật. Trên cơ sở ý kiến
của các thành viên Hội đồng thẩm định, qua nghiên cứu hồ sơ dự thảo Luật, Bộ
Tư pháp có ý kiến thẩm định như sau:
I. VỀ SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH VĂN BẢN
Luật Phịng, chống rửa tiền được Quốc hội thơng qua vào năm 2012. Tại
thời điểm này, các quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền được xây dựng theo
hướng phù hợp, nội luật hóa các khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính
quốc tế (FATF) được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012 và xuất phát từ yêu cầu

thực tiễn phát sinh về phòng, chống rửa tiền trong giai đoạn này. Tuy nhiên, sau
gần 10 năm triển khai thực hiện, Luật Phòng, chống rửa tiền đã phát sinh một số
bất cập, hạn chế nhất định trong thực tiễn cũng như chưa thực sự hài hòa với các
yêu cầu của chuẩn mực quốc tế gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt
động phịng, chống rửa tiền. Do đó, nhằm khắc phục những hạn chế nội tại trong
các quy định của pháp luật, đáp ứng tình hình thực tiễn, đồng thời nhằm đảm
bảo sự phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực quốc tế, qua đó nâng cao hiệu

Với sự tham gia của đại diện: Văn phòng Quốc hội, Văn phịng Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Tịa án nhân dân tối cao; Bộ Nội vụ; Bộ Công an; Bộ Công thương; Bộ Xây dựng; Bộ Kế hoạch - Đầu tu, Bộ
Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam... và một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

7

9

Downloaded by Ninh Lê ()


lOMoARcPSD|20482156

quả, hiệu lực cơng tác phịng, chống rửa tiền trong thời gian tới, Bộ Tư pháp cơ
bản nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi).
II. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH TỪNG NỘI DUNG
1. Sự phù hợp của nội dung dự thảo Luật với mục đích, yêu cầu, phạm
vi điều chỉnh, chính sách trong Dự thảo sửa đổi Luật
Trong hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật trình Quốc hội, Chính phủ đề xuất 5
chính sách, gồm: i) Mở rộng phạm vi loại hình đối tượng báo cáo trong cơng tác
phịng, chống rửa tiền; (ii) Đánh giá mức độ rủi ro rửa tiền quốc gia, ngành, đối
tượng báo cáo và áp dụng phương pháp tiếp cận trên cơ sở rủi ro trong cơng tác

phịng, chống rửa tiền; (iii) Hoàn thiện các quy định về các biện pháp phòng ngừa
áp dụng đối với đối tượng báo cáo và cơ quan có thẩm quyền; (iv) Hồn thiện các
quy định để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền của Ngân hàng
Nhà nước; (v) Sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước
trong phịng, chống rửa tiền. Qua rà sốt, Bộ Tư pháp nhận thấy, về cơ bản cơ
quan chủ trì soạn thảo đã bám sát các chính sách nêu trên để cụ thể hóa thành các
quy định sửa đổi, bổ sung phù hợp trong dự thảo Luật.
Bên cạnh đó, để bảo đảm hơn nữa sự phù hợp và thuyết phục của nội dung
dự thảo Luật với chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật, đề nghị cơ quan chủ
trì soạn thảo bổ sung vào dự thảo Tờ trình thuyết minh rõ từng chính sách đã được
cụ thể hóa thành các chế định/quy định trong dự án Luật; các lý do, căn cứ để sửa
đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định này.
Đồng thời, trong dự thảo Luật cịn có một số quy định được bổ sung hoặc
sửa đổi như: đối tượng báo cáo (Điều 4 dự thảo Luật), đánh giá rủi ro quốc gia về
rửa tiền (Điều 7 dự thảo Luật), đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo
(Điều 13 dự thảo Luật), trì hỗn giao dịch (Điều 44 dự thảo Luật), bãi bỏ Điều 30
của Luật Phòng, chống rửa tiền… Đây là các quy định mới, mang tính chất chính
sách nhưng chưa được đề cập trong các chính sách mà Chính phủ đã đề xuất. Do
đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, làm rõ về lý do sửa đổi, bổ
sung; đồng thời thực hiện đánh giá tác động chính sách theo quy định tại khoản
1 Điều 35, khoản 5 Điều 55 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
để hồn thiện hồ sơ trước khi trình Chính phủ.
2. Sự phù hợp của nội dung dự thảo Luật với đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách của Nhà nước
Bộ Tư pháp nhận thấy, nội dung dự thảo Luật cơ bản bảo đảm phù hợp với
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phịng chống tham
nhũng, rửa tiền, tài trợ khủng bố theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 07/12/2015 của
Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử
lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa
10


Downloaded by Ninh Lê ()


lOMoARcPSD|20482156

tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt giai đoạn 20212025 được ban hành kèm theo Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 của
Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng,
chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố” ban hành kèm theo Quyết định số
89/QĐ-TTg ngày 07/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Về tính hợp Hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật
với hệ thống pháp luật
Về bảo đảm tính hợp Hiến: về cơ bản, nội dung dự thảo Luật bảo đảm phù
hợp với các quy định, tinh thần của Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, tại khoản 1
Điều 44 dự thảo Luật quy định: “Đối tượng báo cáo phải áp dụng biện pháp trì
hỗn giao dịch trong các trường hợp sau:
a) Ngay khi nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan tới giao dịch thuộc
danh sách đen hoặc có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên
quan đến hoạt động phạm tội;
b) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại
các luật có liên quan.”
Bộ Tư pháp cho rằng việc áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến quyền sở hữu, quyền định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của họ
được quy định tại Khoản 2 Điều 32 Hiến pháp năm 2013 và tại khoản 1 Điều 158
quy định về quyền sở hữu; Điều 198 quy định về quyền định đoạt trong Bộ luật
Dân sự năm 2015.
Do vậy, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan soạn thảo rà sốt kỹ lưỡng, nhất là
đối với trường hợp trì hoãn giao dịch khi mới nghi ngờ, đồng thời cần quy định
cụ thể ngay trong Luật mà không quy định tại văn bản hướng dẫn thi hành về
trường hợp nào áp dụng biện pháp trì hỗn giao dịch cũng như chủ thể nào có

quyền yêu cầu áp dụng biện pháp trì hỗn giao dịch để bảo đảm tính hợp hiến,
hợp pháp của các quy định này.
Về bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật: Qua rà soát
dự thảo Luật, Bộ Tư pháp nhận thấy, các nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo
Luật có liên quan tới các quy định tại các văn bản pháp luật như Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Chính phủ, Bộ luật hình sự, Bộ luật
dân sự, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Phòng, chống khủng bố, Luật Doanh
nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Giao dịch điện tử, Luật
Kinh doanh bất động sản, Luật Chứng khốn, Luật Luật sư, Luật Cơng chứng,
Luật Cư trú… Do đó, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hài hoà về các của
dự án Luật so với hệ thống pháp luật hiện hành, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo
rà sốt kỹ các quy định của dự thảo Luật và các quy định trong hệ thống pháp luật
hiện hành có liên quan trực tiếp hoặc phái sinh từ quy định của Luật để có sự
11

Downloaded by Ninh Lê ()


lOMoARcPSD|20482156

chỉnh lý, hồn hiện, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, hợp lý của dự thảo
Luật.
4. Về tính tương thích của dự thảo Luật với các điều ước quốc tế có
liên quan mà Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Bộ Tư pháp nhận thấy, các nội dung của dự thảo Luật không trái với điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Việc sửa đổi, bổ sung Luật phịng, chống
rửa tiền góp phần khắc phục những hạn chế nội tại trong các quy định của pháp
luật; giải quyết các bất cập, hạn chế trong các quy định của pháp luật phòng,
chống rửa tiền đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền.
Bên cạnh đó, việc sửa đổi Luật phịng, chống rửa tiền thể hiện nỗ lực của

Việt Nam nhằm khắc phục các thiếu hụt về mặt pháp lý đã chỉ ra trong báo đánh
giá đa phương. Từ đó bảo đảm phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế của
Việt Nam, thể hiện Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cơng tác
phịng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng
loạt của khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, để đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định, đề nghị cơ quan chủ
trì soạn thảo tiếp tục rà soát các điều ước quốc tế đa phương, song phương mà
Việt Nam là thành viên như Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có
tổ chức xun quốc gia, Cơng ước tham nhũng… đề đảm bảo các nội dung sửa
đổi, bổ sung của dự thảo Luật phù hợp, tương thích và thực hiện đầy đủ trách
nhiệm, nghĩa vụ thành viên của Việt Nam.
5. Về thủ tục hành chính và việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong
dự thảo Luật
Theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
thì hồ sơ dự thảo Luật cần có Báo cáo đánh giá thủ tục hành chính và Báo cáo
đánh giá vấn đề lồng ghép giới (nếu có). Tuy nhiên, trong hồ sơ gửi Bộ Tư pháp
thẩm định chưa có những báo cáo này. Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo
nghiên cứu, bổ sung nội dung dự thảo thông qua Tờ trình khẳng định có hay
khơng về thủ tục hành chính, vấn đề lồng ghép giới trong dự thảo Luật, và xây
dựng hai Báo cáo đánh giá tác động nếu dự thảo phát sinh về thủ tục hành chính
và vấn đề lồng ghép giới.
Luật

6. Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính bảo đảm thi hành

Bộ Tư pháp nhận thấy, dự thảo Luật quy định bổ sung các đối tượng báo
cáo và bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các bộ, ngành trong việc thanh tra, giám
sát hoạt động phòng, chống rửa tiền cũng như đánh giá, cập nhật rủi ro rửa tiền
đối với các đối tượng báo cáo phạm vi quản lý nhà nước. Tuy nhiên, tại dự thảo
Tờ trình Chính phủ chưa có đánh giá cụ thể về con người và ngân sách, đặc biệt

12

Downloaded by Ninh Lê ()


lOMoARcPSD|20482156

là số lượng và cách thức bố trí cán bộ thực hiện việc tiếp nhận và xử lý các báo
cáo giao dịch đáng ngờ từ các đối tượng báo cáo mới cũng như việc thực hiện
thanh tra, giám sát, đánh giá, cập nhật liên quan đến hoạt động rửa tiền tại các đối
tượng báo cáo. Do đó, để đảm bảo tính khả thi, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo
bổ sung đánh giá cụ thể điều kiện đảm bảo về nguồn lực thi hành Luật.
7. Về hồ sơ, trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản và ngôn ngữ, kỹ thuật
soạn thảo
7.1. Về hồ sơ, trình tự, thủ tục soạn thảo
Dự thảo được kết cấu thành 04 chương, 63 Điều. Mỗi chương được quy
định cụ thể, chi tiết bởi các mục, các điều khoản. Bố cục của dự thảo đảm bảo
được tính hợp lý, khoa học, khơng gây nhầm lẫn, khó khăn trong q trình tìm
kiếm các quy định.
Dự thảo Luật đã được xây dựng một cách nghiêm túc, bảo đảm tuân thủ
quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2020) và Nghị định 30/2020/NĐ-CP về trình tự, thủ tục soạn thảo dự thảo
luật. Hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, cơ bản đầy đủ, đáp ứng
quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
7.2. Ngôn ngữ, kỹ thuật trình bày
Đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà sốt tồn bộ dự thảo Luật để đảm bảo
kỹ thuật soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: Dự thảo Luật sử dụng
nhiều từ ngữ mang tính định tính, chưa mang tính định lượng (rủi ro cao, rất nhỏ,
giao dịch có giá trị lớn,...) gây khó khăn cho việc áp dụng. Do đó, để đảm bảo
tính khả thi cũng như thuận lợi trong quá trình áp dụng, đề nghị cơ quan chủ trì

soạn thảo cân nhắc, quy định cụ thể hơn.
Ngoài ra, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà sốt chỉnh lý các thuật ngữ
trong toàn bộ dự thảo Luật để đảm bảo thống nhất với các luật chun ngành, ví
dụ như Luật Cơng chứng, Luật Luật sư, Luật Cư trú…
8. Một số nội dung cụ thể của dự thảo Luật
8.1. Về đối tượng báo cáo (Điều 4 dự thảo)
Tại khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật quy định: “Đối tượng báo cáo là tổ chức
tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây: …l)
Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ”. Theo đó, đối với các hoạt động của tổ chức tài
chính áp dụng luật này chỉ đề cập đến một loại hình kinh doanh bảo hiểm nhân
thọ. Do đó, Bộ Tư pháp đề nghị Ban soạn thảo rà sốt và làm rõ ngồi bảo hiểm
nhân thọ cịn có các loại hình bảo hiểm nào khác có thể lợi dụng để rửa tiền hay
khơng, vì hiện nay các hình thức kinh doanh bảo hiểm rất đa dạng với số vốn rất
lớn, nếu cịn một loại hình bảo hiểm có thể lợi dụng để rửa tiền thì đối tượng báo
13

Downloaded by Ninh Lê ()


lOMoARcPSD|20482156

nên giữ nguyên như dự thảo hay như các quy định tại Luật Phịng, chống rửa tiền
năm 2012.
Bên cạnh đó, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát các quy định tại
khoản 1 và khoản 2 Điều 4 quy định về đối tượng báo cáo, vì một số hoạt động
của đối tượng báo cáo sau khi sửa đổi tên gọi có thể bị thu hẹp so với quy định
của Luật hiện hành hoặc việc xác định một số hoạt động của tổ chức, cá nhân
kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan có thể gặp khó khăn do chưa
phù hợp với các ngành nghề khi đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật
Doanh nghiệp, như: dịch vụ pháp lý của luật sư, dịch vụ thành lập, quản lý, điều

hành doanh nghiệp; dịch vụ giám đốc, thư ký của doanh nghiệp cho bên thứ ba.
8.2. Về cá nhân nước ngồi có ảnh hưởng chính trị (Điều 17 dự thảo)
Khoản 1 Điều 17 dự thảo Luật quy định:
“1. Cá nhân nước ngồi có ảnh hưởng chính trị là người giữ chức vụ cấp cao
trong các cơ quan, tổ chức của nước ngoài và tổ chức quốc tế.
Trên cơ sở khuyến nghị của tổ chức quốc tế về phịng, chống rửa tiền, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam thơng báo danh sách cá nhân nước ngồi có ảnh hưởng chính
trị cho các đối tượng báo cáo. Đối tượng báo cáo căn cứ danh sách này và các
thông tin thu thập được để rà soát, lập danh sách khách hàng là cá nhân nước
ngồi có ảnh hưởng chính trị áp dụng tại đối tượng báo cáo.”
Theo đó, dự thảo Luật đã bổ sung thêm quy định về cá nhân nước ngồi có
ảnh hưởng chính trị là người giữ chức vụ cao trong tổ chức quốc tế. Tuy nhiên,
đề nghị cơ quan soạn thảo cần có quy định hướng dẫn, hỗ trợ về nguồn dữ liệu,
cách thức để các đối tượng báo cáo có thể nhận biết được nguồn tài sản, nguồn
tiền của khách hàng do đây là đối tượng khách hàng khó tiếp cận để thu thập
thơng tin.
8.3. Về quy định nội bộ phòng, chống rửa tiền (Điều 24 dự thảo)
Tại khoản 2 Điều 24 Dự thảo Luật quy định cá nhân, doanh nghiệp siêu
nhỏ ban hành quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền gồm một số nội dung
chính như: chính sách nhận biết khách hàng; quy trình, thủ tục nhận biết, cập
nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng; quy trình rà sốt, phát hiện, xử lý
và báo cáo giao dịch đáng ngờ; chế độ báo cáo, lưu trữ thông tin. Tuy nhiên yêu
cầu về nội dung quy định tại nội bộ còn quá nhiều. Đề nghị cơ quan soạn thảo
tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các quy định và gắn với thực tiễn thi hành Luật hiện
hành, không chỉ giảm bớt yêu cầu về nội dung tại quy định nội bộ mà còn với các
quy trình, thủ tục khác tại dự thảo Luật áp dụng đối với đối tượng báo cáo là cá
nhân, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan, bảo đảm tính khả
thi, tránh hình thức, khơng hiệu quả, tốn kém chi phí xã hội trong thực thi Luật.
14


Downloaded by Ninh Lê ()


lOMoARcPSD|20482156

8.4. Về các dấu hiệu đáng ngờ (Điều 27 dự thảo)
Tại Điều 27 dự thảo Luật có quy định về các dấu hiệu đáng ngờ. Tuy nhiên,
Bộ Tư pháp nhận thấy, khối lượng báo cáo là tương đối lớn, trong khi quy định
các dấu hiệu đáng ngờ phần lớn vẫn là những dấu hiệu định tính, chưa thật sự rõ
ràng và rất khó để xác định dấu hiệu đáng ngờ. Ví dụ các quy định: “tỷ lệ chiết
khấu với giá trị cao so với bình thường”; “khách hàng thuyết phục đối tượng báo
cáo không báo cáo giao dịch cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”; “khách hàng
thường xuyên đổi tiền có mệnh giá nhỏ sang mệnh giá lớn”, “thơng tin về nguồn
gốc tài sản bảo đảm của khách hàng xin vay vốn khơng rõ ràng, minh bạch”…
Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu lượng hóa các chỉ tiêu, tiếp tục
rà soát, chỉnh sửa, bổ sung quy định để bảo đảm tính khả thi khi thực hiện. Bên
cạnh đó, Bộ Tư pháp đề nghị bổ sung quy định về các dấu hiệu đáng ngờ trong
lĩnh vực kế tốn, cơng chứng, luật sư... bảo đảm bao qt đầy đủ các hoạt động
của tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính liên quan đã được quy
định tại Dự thảo.
8.5. Về dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng (Điều 28 dự thảo)
Tại khoản 11, 12 Điều 28 Dự thảo Luật quy định:
“11. Thông tin về nguồn gốc tài sản sử dụng để tài trợ, đầu tư, cho vay, cho thuê
tài chính hoặc uỷ thác đầu tư của khách hàng không rõ ràng, minh bạch.
12. Thông tin về nguồn gốc tài sản bảo đảm của khách hàng xin vay vốn không
rõ ràng, minh bạch.”
Tuy nhiên, việc xác định nguồn gốc tài sản không rõ ràng, minh bạch của
các tổ chức tài chính khi nghi ngờ tài sản do phạm tội mà có là rất khó khăn và
rất mơ hồ. Bởi lẽ, bản chất của loại tội phạm này là rất tinh ranh, đây là loại hình
tội phạm khơng mới, nhưng các khái niệm đầy đủ về loại tội phạm này còn nhiều

hạn chế, do vậy nhiều trường hợp khi xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì các cơ quan
chức năng mới nắm bắt, xử lý, chưa kịp thời phát hiện khi loại tội phạm này mới
hình thành. Điều đó cũng cho thấy việc xác định nguồn gốc tài sản là rất khó
khăn. Do vậy, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo cần phải quy định cụ thể
hơn để đảm bảo tính khả thi và tránh hình thức.
8.6. Về áp dụng biện pháp tạm thời (Mục 4 dự thảo)
Tại Mục 4 Dự thảo Luật cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan thực
thi, nhất là vấn đề bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp có nghi
ngờ rửa tiền thì các hoạt động giao dịch bị niêm phong, quy định tại Điều 44, 45
của dự thảo Luật, nhưng sau đó nếu như phát hiện giao dịch bình thường và khơng
có vi phạm nhưng việc đã rồi xảy ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thuộc về
ai và bồi thường như thế nào. Đây là vấn đề rất quan trọng, nhằm để đảm bảo sự
công bằng xã hội, tránh lạm quyền, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các tổ
15

Downloaded by Ninh Lê ()


lOMoARcPSD|20482156

chức, cá nhân. Vì vậy, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu thấu đáo, quy
định chặt chẽ hơn.
III. KẾT LUẬN
Dựa trên cơ sở ý kiến thẩm định đối với từng nội dung, đề nghị cơ quan
chủ trì soạn thảo nghiên cứu các nội dung đã nêu tại Báo cáo thẩm định để tiếp
tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, nhất là nội dung liên quan đến các chính
sách mới trong dự thảo Luật, tiếp tục lấy ý kiến các cá nhân, tổ chức và cơ quan
có liên quan, rà sốt, chỉnh lý và hồn thiện Hồ sơ dự thảo Luật, tạo sự đồng thuận
của các Bộ, ngành trước khi trình Chính phủ.
Trên đây là ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đối với dự án Luật Phòng,

chống rửa tiền (sửa đổi), xin gửi Ngân hàng Nhà nước, Văn phịng Chính phủ./.

Nơi nhận:

KT. BỘ TRƯỞNG

- Như trên;

THỨ TRƯỞNG

- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Vụ các CVĐCXDPL (để theo dõi);
- Cổng TTĐT Bộ Tư pháp;

Đặng Hoàng Oanh

- Lưu: VT, Vụ PLHSHC.

16

Downloaded by Ninh Lê ()


lOMoARcPSD|20482156

17

Downloaded by Ninh Lê ()




×