Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Giáo trình mô đun Mã nguồn mở (Nghề: Tin học ứng dụng - Trình độ: Trung cấp) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.18 MB, 90 trang )

UBND TỈNH BẠC LIÊU
TRƯỜNG CĐ KINH TẾ - KỸ THUẬT BẠC LIÊU

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: MÃ NGUỒN MỠ
NGÀNH: TIN HỌC ỨNG DỤNG
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ- … ngày … tháng … năm ……
của Hiệu trưởng trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu

Bạc Liêu, năm 2021


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Giới thiệu xuất xứ của giáo trình, quá trình biên soạn, mối quan hệ của giáo trình
với chương trình đào tạo và cấu trúc chung của giáo trình.
Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia.

Bạc Liêu, ngày 30 tháng 4 năm 2021
Biên soạn

Trần Văn Út Chính


MỤC LỤC


LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................2
BÀI 1: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH UBUNTU ...........................................................1
1. Cài đặt Ubuntu bằng USB ....................................................................................1
2. Cài đặt Ubuntu bằng máy ảo VirtualBox ...........................................................2
2.1. Tải và cài đặt máy ảo VirtualBox ....................................................................2
2.2. Tạo máy ảo VirtualBox để cài đặt Ubuntu ......................................................3
2.3. Chạy máy ảo VirtualBox để cài đặt Ubuntu ....................................................5
3. Các bước cài đặt Ubuntu ......................................................................................6
4. Bài tập thực hành ................................................................................................ 12
BÀI 2: CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG .....................................................................13
1. Thủ tục đăng nhập và thoát khỏi hệ thống .......................................................13
2.1. Đăng nhập ......................................................................................................13
2.2. Thoát khỏi và khởi động lại hệ thống ............................................................ 14
2. Màn hình làm việc Desktop ................................................................................14
3. Sử dụng terminal trong Ubuntu ........................................................................16
3.1. Khởi động Terminal .......................................................................................16
3.2. Các tập lệnh liên quan đến tập tin và thư mục ...............................................17
3.3. Các tập lệnh liên quan thông tin hệ thống .....................................................17
4. Cấu trúc thư mục của Ubuntu ...........................................................................18
5. Một số thao tác liên quan đến hệ thống............................................................. 21
5.1. Thay đổi mật khẩu .........................................................................................21
5.2. Xem, thiết lập ngày giờ ..................................................................................22
6. Bài tập thực hành ................................................................................................ 22
BÀI 3: THAO TÁC VỚI THƯ MỤC VÀ FILE .......................................................23
1. Quyền truy cập thư mục và file .........................................................................23
1.1. Quyền truy cập file ........................................................................................23
1.2. Quyền truy cập thư mục .................................................................................24
2. Thao tác với files, folders & search ...................................................................24
2.1. Tạo mới thư mục ............................................................................................ 24
2.2. Sao chép và di chuyển các file và thư mục ....................................................25

2.3. Xóa file và thư mục........................................................................................25
2.4. Đổi tên file và thư mục ..................................................................................25
2.5. Ẩn thư mục và file .........................................................................................26


2.6. Sắp xếp file và thư mục .................................................................................26
3. Các lệnh làm việc với file ....................................................................................28
3.1. Tùy chọn quản lý file .....................................................................................28
3.2. Tùy chọn cột danh sách file ...........................................................................28
3.3. Khôi phục file từ Trash ..................................................................................29
4. Sao lưu và khôi phục hệ thống (Backup and Restore) .....................................30
4.1. Sao lưu các file quan trọng ............................................................................30
4.2. Khôi phục một bản sao lưu ............................................................................31
5. Bài tập thực hành ................................................................................................ 31
BÀI 4: QUẢN TRỊ NGƯỜI DÙNG VÀ HỆ THỐNG ..............................................33
1. Quản trị người dùng ........................................................................................... 33
1.1. Tài khoản người dùng ....................................................................................33
1.2. Quản lý tài khoản người dùng .......................................................................34
1.3. Thiết lập quyền của người dùng ....................................................................35
2. Quản trị hệ thống ................................................................................................ 36
2.1. Cài đặt chia sẻ ................................................................................................ 36
2.2. Region & Language .......................................................................................37
3. Cài đặt và gỡ bỏ phần mềm ................................................................................38
3.1. Cài đặt các ứng dụng bổ sung. .......................................................................38
3.2. Gỡ bỏ các ứng dụng .......................................................................................39
3.3. Thêm Personal Package Archive (PPA) ........................................................39
3.4. Thêm kho lưu trữ phần mềm .........................................................................40
3.5. Tạo đĩa khởi động .......................................................................................... 40
4. Hardware & drivers (phần cứng và trình điều khiển) ....................................41
4.1. Cài đặt máy in ................................................................................................ 41

4.2. Keyboard ........................................................................................................42
4.3. Disks & storge ............................................................................................... 42
5. Bài tập thực hành ................................................................................................ 43
BÀI 5: CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ HỮU ÍCH ......44
1. Bộ phần mềm văn phịng OpenOffice ............................................................... 44
1.1. Trình soạn thảo văn bản Writer .....................................................................44
1.1.1. Các thanh công cụ ..................................................................................44
1.1.2. Tạo mới, mở và lưu tài liệu. ...................................................................45
1.1.3. Soạn thảo văn bản ..................................................................................46
1.1.4. Bảng biểu ................................................................................................ 50


1.1.5. Đồ họa ....................................................................................................52
1.1.6. In ấn ........................................................................................................53
1.2. Bảng tính điện tử Calc ...................................................................................55
1.2.1. Các thanh công cụ. .................................................................................55
1.2.2. Tạo mới, mở và lưu tài liệu ....................................................................56
1.2.3. Thao tác trong bảng tính. .......................................................................57
1.2.4. Sắp xếp dữ liệu .......................................................................................59
1.2.5. Lọc dữ liệu. ............................................................................................ 60
1.2.6. Hàm trong bảng tính ..............................................................................61
1.2.7. Trình bày và in ấn ...................................................................................64
1.3. Trình diễn Impress .........................................................................................66
1.3.1. Các thanh cơng cụ ..................................................................................66
1.3.2. Tạo mới, mở và lưu tài liệu. ...................................................................67
1.3.3. Các thao tác cơ bản với Slide .................................................................68
1.3.4. Làm việc với style ...................................................................................69
1.3.5. Trình diễn ............................................................................................... 70
1.3.6. Định dạng trang in và in ấn: ..................................................................73
2. Phần mềm xử lý hình ảnh gThumb ...................................................................74

2.1. Cài đặt phần mềm gThumb ............................................................................74
2.2. Chỉnh sửa ảnh ................................................................................................ 74
2.3. Sắp xếp hình ảnh ............................................................................................ 74
2.4. Giảm kích thước hình ảnh ..............................................................................75
3. Phần mềm soạn thảo âm thanh Audacity .........................................................75
3.1. Cài đặt phần mềm Audacity...........................................................................75
3.2. Các thanh công cụ của Audacity....................................................................75
3.3. Sửa file âm thanh trong Audacity ..................................................................76
4. Phần mềm ghi hình bằng Kazam .......................................................................78
4.1. Cài đặt phần mềm Kazam ..............................................................................78
4.2. Ghi hình bằng Kazam ....................................................................................79
5. Phần mềm soạn thảo video bằng OpenShot .....................................................80
5.1. Cài đặt phần mềm OpenShot .........................................................................80
5.2. Sửa file video trong OpenShot.......................................................................81
6. Bài tập thực hành ................................................................................................ 83


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Mã nguồn mở
Mã số của mơ đun: MĐ17
Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun Mã nguồn mở là mơ đun bắt buộc thuộc khối các mô đun chuyên
ngành đào tạo chuyên môn nghề. Mô đun Mã nguồn mở được bố trí sau khi học xong
các mơn học cơ sở trong chương trình đào tạo trung cấp.
- Tính chất: Chương trình mô đun bao gồm một số nội dung cơ bản về Hệ điều
hành mã nguồn mở, cũng như việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong đời sống,
học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này.
Mục tiêu mô đun:
Sau khi học xong môn học này, người học đạt được một số nội dung, cụ thể:
- Kiến thức:

+ Trình bày được một số kiến thức cơ bản về mã nguồn mở;
+ Nêu được cấu trúc của một lệnh trong hệ điều hành mã nguồn mở;
+ Trình bày tên và tác dụng của các thư mục đặc biệt trong Ubuntu;
+ Mô tả được cấu trúc thông tin lưu trữ về tài khoản người dùng.
- Kỹ năng:
+ Cài đặt và sử dụng được hệ điều hành nguồn mở và một số phần mềm mã nguồn
mở hữu ích;
+ Thực hiện được các thao tác đăng nhập và thoát khỏi hệ thống trên hệ điều
hành.
+ Thực hiện được các thao tác liên quan đến hệ thống và các lệnh liên quan đến
hệ thống file;
+ Thực hành các lệnh liên quan đến quản lý nhóm, quản lý tài khoản người dùng.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhận thức được tầm quan trọng, có trách nhiệm trong việc sử dụng phần mềm
mã nguồn mở trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;
+ Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng một số nội dung
trong mô đun vào học tập, lao động và các hoạt động khác.
Nội dung của mô đun:


BÀI 1: CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH UBUNTU
Giới thiệu:
Hệ điều hành Ubuntu là hệ điều hành nguồn mở, an toàn, có thể truy cập và tải
xuống miễn phí. Ubuntu desktop dễ sử dụng, dễ cài đặt và bao gồm mọi thứ cần để điều
hành tổ chức, trường học, gia đình hoặc doanh nghiệp. Bài này hướng dẫn cách cài đặt
hệ điều hành Ubuntu bằng ổ đĩa flash USB hoặc máy ảo chạy trên hệ điều hành Window.
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:
- Trình bày được các bước cài đặt hệ điều hành Ubuntu
- Cài đặt hệ điều hành mã nguồn mở Ubuntu trên USB và máy ảo.

- Cài đặt hệ điều hành Ubuntu chạy song song với hệ điều hành Window.
Nội dung chính:
1. Cài đặt Ubuntu bằng USB
Tương tự như khi cài windows, để cài Ubuntu chúng ta cần có file ISO bộ cài
Ubuntu, một chiếc USB dung lượng 4Gb trở lên và phần mềm tạo USB boot.
- Link tải ISO Ubuntu: />
Hình 1: Tải file ISO image Ubuntu

- Link tải phần mềm Rufus tạo USB boot:

1


Cách tạo USB boot cài Ubuntu
như sau: Cắm USB vào máy tính, sau
đó mở phần mềm Rufus lên và làm lần
lượt các bước sau:
- Bước 1: Chọn USB mà bạn kết
nối vào máy tính để tạo Boot.
- Bước 2: Chọn file ISO Ubuntu
mà bạn đã chuẩn bị.
- Bước 3, 4: Tùy chọn để mặc
định như hình.
- Bước 5: Đặt tên cho USB.
- Bước 6: Chọn mặc định là
FAT32, nếu file ISO dung lượng lớn
hơn 4GB thì bạn hãy chọn NTFS.
- Bước 7: Chọn mặc định như
hình.
- Bước 8: Nhấn Start để bắt đầu

tạo USB boot.
Sau khi nhấn Start nếu có thơng
báo hiện lên thì nhấn Yes và OK.

Hình 2: Giao diện phần mềm Rufus

2. Cài đặt Ubuntu bằng máy
ảo VirtualBox
2.1. Tải và cài đặt máy ảo VirtualBox
- Bước 1: Link của VirtualBox: . Click vào
nút Download. Click vào Windows hosts để tải VirtualBox-6.1.18-142142-Win.exe

2


- Bước 2: Mở
đặt VirtualBox hiện ra.

file VirtualBox-6.1.18-142142-Win.exe.

Cửa

sổ

cài

- Bước 3: Điều hướng thông qua các lời nhắc cài đặt. Làm như sau: Click Next
theo hình.

+ Click Next, sau đó click install.


Nhấp vào Finish khi cài đặt kết thúc ở phía dưới bên phải cửa sổ.
2.2. Tạo máy ảo VirtualBox để cài đặt Ubuntu
Hướng dẫn tạo máy ảo để cài đặt Ubuntu
- Bước 1: Click New tại giao diện chính của Virtualbox.

3


- Bước 2: Đặt tên, chọn đường dẫn lưu máy
ảo, chọn: Linux, phiên bản Ubuntu (64 bit).

- Bước 3: Thiết lập bộ nhớ RAM cho
máy ảo. Sau đó nhấn Next.

- Bước 5: Chọn mặc định là VDI sau đó
- Bước 4: Chọn Create a virtual hard drive nhấn Next.
now để tạo riêng cho máy ảo 1 ổ đĩa riêng
biệt để sử dụng sau đó nhấn Create.

4


- Bước 7: Thiết lập dung lượng bộ nhớ ổ
- Bước 6: Chọn Dynamically expanding cứng.
storage: Ổ cứng ảo loại dung lượng mở
rộng hoặc Fixed-size storage: Ổ cứng ảo
loại dung lượng cố định

Quá trình tạo máy ảo.

2.3. Chạy máy ảo VirtualBox để cài đặt Ubuntu

- Bước 1: Chọn Start để bắt đầu chạy máy ảo.

5


- Bước 3: Click Add để thêm file iso cài đặt
Ubuntu

- Bước 2: Chọn đường dẫn lưu file iso
cài đặt Ubuntu

- Bước 4: Click Choose để thêm file cài đặt
Quá trình cài đặt Ubuntu bắt đầu (thực hiện theo mục 3 của bài).
3. Các bước cài đặt Ubuntu
Cài đặt Ubuntu 20.04 LTS Desktop [1]
- Bước 1: Để bắt đầu cài đặt, click Install Ubuntu.

- Bước 2: Chúng ta chọn ngôn ngữ bàn phím cho Ubuntu sau đó nhấn Continue.

6


- Bước 4: Chọn một trong 2 lựa chọn như sau:
• Normal installation: Cài đặt thơng thường với đầy đủ các phần mềm như: trình
duyệt web, tiện ích, office, games, và trình phát đa phương tiện.
• Minimal installation: tùy chọn này để tiết kiệm dung lượng ổ đĩa, cài đặt rút gọn
chỉ bao gồm trình duyệt và tiện ích.
Cần xác nhận thêm một số lựa chọn sau:

• Download updates while installing Ubuntum (Tải xuống các bản cập nhật
trong khi cài đặt Ubuntu): Thực hiện công việc tải xuống các file gói lớn trong
q trình cài đặt. Sau khi q trình cài đặt kết thúc, các gói sẽ sẵn sàng để áp
dụng dưới dạng bản cập nhật.
• Install third-party software for graphics and Wi-Fi hardware and additional
media formats (Cài đặt phần mềm của bên thứ ba cho đồ họa và phần cứng WiFi và các định dạng phương tiện bổ sung): Một số phần cứng, như card đồ họa
và card wi-fi, khơng hỗ trợ trình điều khiển nguồn mở. Ngồi ra, một số định
dạng phương tiện, chẳng hạn như .wmv, không thuộc giấy phép GPL. Nếu bạn
cần hỗ trợ cho những điều này, bạn cần đồng ý với các điều khoản sử dụng bổ
sung.

7


- Bước 5: Phân vùng đĩa. Tại giao diện Installation Type, chú ý đến các tùy chọn:
Erase disk and install Ubuntu: Tùy chọn này bạn cần chú ý, nó sẽ xóa sạch tồn
bộ dữ liệu trong ổ cứng khi cài đặt. Chỉ lựa chọn khi ổ cứng của bạn không cịn dữ liệu
quan trọng. Nếu máy tính của bạn đã cài đặt Ubuntu, bạn có thẻ chọn tùy chọn này để
cài đặt mới Ubuntu.
Encrypt the new Ubuntu installation for security: Thao tác này sẽ mã hóa nội
dung của ổ đĩa. Cần chọn một khóa bảo mật, khóa này sẽ được yêu cầu để giải mã và sử
dụng ổ đĩa.
LVM with the new Ubuntu installation (LVM với cài đặt Ubuntu mới): LVM
là viết tắt của Logical Volume Management. Đây là một công cụ để quản lý động các ổ
đĩa ảo khác nhau trên hệ thống.
Something else: Tùy chọn này để tạo phân vùng cài đặt Ubuntu.

- Bước 6: Sau khi đã chọn Something else, giao diện tạo phân vùng cài đặt Ubuntu xuất
hiện. Bây giờ chúng ta cần phân vùng ổ cứng để cài đặt. Chỉ cần chọn / nhấp vào thiết
bị lưu trữ chưa được phân vùng từ danh sách các thiết bị lưu trữ có sẵn. Sau đó nhấp vào

New Partition Table. Lưu ý rằng trình cài đặt sẽ tự động chọn thiết bị mà trình nạp khởi
động sẽ được cài đặt như thể hiện trong ảnh chụp màn hình sau.

8


Tiếp theo, nhấp vào Continue từ cửa sổ bật lên để tạo một bảng phân vùng trống
trên thiết bị.

Nhấp đúp vào không gian trống để tạo phân vùng như mô tả tiếp theo.

Để tạo phân vùng root (/) (nơi các file hệ thống cơ sở sẽ được cài đặt), hãy nhập
kích thước của phân vùng mới trong tổng dung lượng trống. Sau đó, đặt loại hệ thống
file thành EXT4 và điểm gắn kết đến / từ danh sách thả xuống.

9


Phân vùng mới sẽ xuất hiện trong danh sách phân vùng như được hiển thị trong
ảnh chụp màn hình tiếp theo.

Tiếp theo, tạo một phân vùng / khu vực swap. Nhấp đúp vào không gian trống
hiện tại để tạo một phân vùng mới được sử dụng làm khu vực hoán đổi. Sau đó, nhập
kích thước phân vùng swap và thiết lập vùng swap như thể hiện trong ảnh chụp màn
hình sau.

Hai phân vùng được tạo, phân vùng root và phân vùng swap. Tiếp theo, nhấp vào
Install Now.

10



Tiến trình cài đặt ghi các thay đổi gần đây liên quan đến phân vùng vào đĩa. Nhấp
vào Continue để tiếp tục.

Chọn vị trí và click Continue.

Bước 9: Nhập tên tài khoản và mật khẩu và nhấn Continue.

11


Bây giờ công việc của chúng ta là đợi cho q trình cài đặt Ubuntu hồn tất và
Reset lại máy tính là xong.
4. Bài tập thực hành
Bài tập 1: Tạo đĩa cài đặt Ubuntu bằng USB và cài đặt hệ điều hành Ubuntu chạy
song song với hệ điều hành Window.

12


BÀI 2: CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG
Giới thiệu:
Không giống như Windows, Ubuntu khơng có các ổ đĩa được gắn nhãn là C, D,
E, v.v. Khơng có ký tự ổ đĩa nào trên hệ thống tệp Ubuntu. Ubuntu có các thư mục thay
vì các ký tự ổ đĩa. Trong Ubuntu, tất cả các thư mục trong thư mục gốc (root). Thư mục
gốc hoặc thư mục chỉ là một dấu gạch chéo /. Bài này hướng dẫn cho người học biết cấu
trúc của hệ thống tệp Ubuntu và các thao tác lệnh trên Termimal.
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng:

- Trình bày cấu trúc của một lệnh trong hệ điều hành mã nguồn mở.
- Thực hiện các thao tác đăng nhập, thoát khỏi hệ thống trên hệ điều hành.
- Thực hiện các thao tác liên quan đến hệ thống.
Nội dung chính:
1. Thủ tục đăng nhập và thoát khỏi hệ thống
2.1. Đăng nhập
Nhập mật khẩu đã cài đặt với tài khoản trong quá trình cài đặt hệ điều hành[2].

13


2.2. Thoát khỏi và khởi động lại hệ thống

- Bước 1: Click chọn mũi tên bên phải mà hình > Power Off/ Log Out
- Bước 2: Chọn Power Off để thoát khỏi hệ thống hoặc Restart để khởi động lại.

2. Màn hình làm việc Desktop
Đây là khơng gian làm việc chính sau khi bạn đăng nhập. Từ màn hình này bạn
sử dụng để làm việc với các phần mềm, ứng dụng cũng như theo dõi các trạng thái làm
việc của hệ thống thông qua các Windows (cửa sổ). Bố cục của màn hình Desktop khá
gọn gàng và thuận tiện với 2 bảng điều khiển nằm ở góc trên và góc dưới màn hình. Bạn
có thể thay đổi vị trí của các bảng điều khiển này bằng cách nhấn nút bảng điều khiển
đó rồi kéo ra các góc màn hình.

14


2

1

3

4

5

6
8
7
9
10
. Click vào đồng hồ trên thanh trên cùng để xem ngày hiện tại, lịch từng tháng,
danh sách các cuộc hẹn sắp tới của bạn và lịch mới thông báo.!
. Click Activities! Truy cập các cửa sổ và ứng dụng.
. Clock và ngày trong tuần và nhiệm vụ.
. Thông tin hệ thống - kết nối mạng - bluetooth, wifi - sạc pin / mạng - âm
lượng của âm thanh - tùy chọn hệ thống.
. Thư mục / Thư mục và file - thư mục, file - bộ nhớ / thiết bị bổ sung (USB,
CD, DVD)
. Thanh cuộn hình ảnh lên / xuống, sẽ xuất hiện khi con trỏ chuột được chuyển
đến mép.
. Ubuntu Software - tải xuống phần mềm mới.
. Các biểu tượng chương trình.
. The Dash: Lựa chọn và bắt đầu các chương trình. The Dash cho thấy các ứng
dụng đang chạy.
. Kích thước của các biểu tượng có thể được thay đổi.
 Lưu ý: Bạn có thể phóng to màn hình nhỏ hơn hoặc lớn hơn bằng cách nhấn
ctrl và cuộn bằng chuột.
Các ứng dụng được cài đặt sẵn [3][4].


15


1

3

2

. Hai trang. Di chuyển bằng cách cuộn hoặc bằng cách nhấp vào điểm
. Click vào nút lưới ở cuối The Dash để hiển thị tổng quan về ứng dụng. Điều
này cho bạn thấy tất cả các ứng dụng được cài đặt trên máy tính của bạn.
. Lưu ý hai tùy chọn khác nhau.
 Ubuntu hoạt động theo cách khác một chút so với Windows. Nếu bộ xử lý
máy tính hoạt động mạnh, màn hình sẽ mờ đi một lúc. Khi khối lượng công việc trở nên
dễ dàng hơn, màn hình sẽ sáng trở lại.
 Ubuntu khơng phải lúc nào cũng hiển thị đồng hồ cát mặc dù máy tính đang
hoạt động. Hãy kiên nhẫn chờ đợi và thận trọng trong tình huống như vậy. Đơi khi đồng
hồ cát (hoặc mũi tên xoay) có thể bị ẩn đằng sau cửa sổ đang hoạt động.
 Khi máy tính cập nhật chương trình, hãy kiên nhẫn. Nhấp vào Details để xem
bản cập nhật, nếu khơng chúng ta khơng biết điều gì sẽ xảy ra. Nếu chuột không di
chuyển trong một thời gian dài, máy tính dường như đã dừng lại vì một lý do nào đó.
Do đó, chúng ta nên thường xuyên sao lưu.
3. Sử dụng terminal trong Ubuntu
Terminal dịch ra tiếng Việt nghĩa là thiết bị đầu cuối. Nó là một chương trình
dùng để điều khiển mọi hoạt động của máy tính bằng dịng lệnh. Nếu ai đã từng sử dụng
hệ điều hành Windows của Microsoft sẽ thấy Terminal na ná như Command Prompt
(gọi tắt là cmd) hay cũng giống như một môi trường DOS thu nhỏ[5].
3.1. Khởi động Terminal
- Để khởi động Terminal:


16


+ Mở Activities và bắt đầu nhập Terminal.
+ Click vào Terminal.
+ Hoặc nhấn tổ hợp phím: Nhấn Ctrl + Alt + T.
3.2. Các tập lệnh liên quan đến tập tin và thư mục
- Tạo thư mục: mkdir␣Tênthưmụccầntạo
- Xóa thư mục: rmdir␣Tênthưmụccầnxóa
- Di chuyển, đổi tên thư mục hoặc file: mv␣Nguồn␣Đích
- Sao chép file hay thư mục: cp -r␣Nguồn␣Đích
- Tạo file text: cat > Tênfilecầntạo
Sau đó gõ nội dung của file vào, ấn Ctrl+D để kết thúc.
- Xem nội dung file text: cat␣Tênfilecầnxem
- Xóa file: rm␣Tênfilecầnxóa
- Liệt kê danh sách file và thư mục: ls␣Tênthưmục
Dùng với tham số –l để hiển thị chi tiết hơn: ls␣-l␣Tênthưmục
- Đọc x dòng đầu của file text: head␣–n␣x␣Tênfilecầnđọc
- Đọc x dòng cuối file text: tail␣–n␣x ␣Tênfilecầnđọc
3.3. Các tập lệnh liên quan thông tin hệ thống
Quản trị hệ thống:
Lệnh
sudo command
gksudo command
sudo -k

Ý nghĩa
Thực hiện lệnh command với tư cách người siêu dùng (root)
Giống với sudo nhưng dùng cho các ứng dụng đồ họa

Chấm dứt chế độ dừng lệnh có chức năng của người siêu
dùng
Cho biết phiên bản của nhân Linux
Tắt máy tính
Liệt kê các thiết bị USB hoặc PCI

uname -r
shutdown – h now
lsusb
lspci
command1 | command2 Chuyển kết quả của lệnh commad1 làm đầu vào của lệnh
command2
clear
Xóa màn hình của cửa sổ “thiết bị cuối” (terminal).
Quản trị tiến trình (Processus)
Lệnh
ps -ef
ps aux
ps aux | grep soft

Ý nghĩa
Hiển thị tất cả các tiến trình đã được thực hiện
Hiển thị chi tiết các tiến trình
Hiển thị các tiến trình liên quan đến chương trình khởi
động

17


kill pid

kill -9 pid
xkill

Báo chấm dứt tiến tình mang số pid
Yêu cầu hệ thống chấm dứt tiến trình pid
Chấm dứt một ứng dụng theo dạng đồ họa

Mạng máy tính:
Lệnh
/etc/network/interface

Ý nghĩa
Thơng tin cấu hình của các bộ phận giao diện

uname -a
ping địa chỉ IP

Hiển thị tên của máy tính trong mạng
Thử nối mạng đến máy có địa chỉ IP

ifconfig -a
ifconfig eth0 địa chỉIP

Hiện thị thông tin về tất cả các giao thức mạng đang có
Xác định địa chỉ IP cho giao thức mạng eth0

ifdown eth0
ifconfig eth0 down
ifup eth0
ifconfig eht0 up


Ngưng hoạt động giao thức các mạng

poweroff -i
route add default gw
địa chỉ IP
route del default

Ngưng hoạt động tất cả các nối mạng
Xác định địa chỉ IP của máy làm cổng dẫn đến bên ngoài
mạng cục bộ
Bỏ địa chỉ IP mặc định để ra khỏi mạng cục bộ

Kích hoạt giao thức các mạng

4. Cấu trúc thư mục của Ubuntu
Khi chọn Files, Ubuntu sẽ mở trình quản lý file Files. Cửa sổ mặc định chứa các
tính năng sau [6]:

1
2

3

4

18


. Bằng cách nhấp vào đây, bạn có thể quay lại đường dẫn thư mục.

. HOME và DESKTOP: HOME là thư mục chính và tất cả các thư mục khác
là thư mục con.
. Desktop là "Màn hình chính”
. Other Location: mở thự mục Computer
Ubuntu có khá nhiều thư mục và khơng có khái niệm ổ đĩa như trên Windows.
Cấu trúc và cách tổ chức file của Ubuntu cũng không khác DOS/Windows và các hệ
điều hành khác. Cấu trúc thư mục của Ubuntu KHÔNG phân chia thành các ổ đĩa, ổ đĩa
đều bắt đầu từ một thư mục gốc có tên là “/” (root directory).

Một hệ thống Ubuntu thường có những thư mục sau [7]:
/bin: Thư mục này chứa các file phần mềm thực thi dạng nhị phân và các phần
mềm khởi động của hệ thống.
/boot: Các file ảnh (image file) của kernel dùng cho quá trình khởi động thường
đặt trong thư mục này.
/dev: Thư mục này chứa các file thiết bị. Trong Linux và Ubuntu các thiết bị phần
cứng (device) được xem như là các file. Đĩa cứng và phân vùng cũng là file như: hda1,
hda2, hdb1, hdb2, đĩa mềm thì mang tên fd0... các file thiết bị này thường được đặt trong
này.
/etc: Thư mục này chứa các file cấu hình tồn cục của hệ thống. Có thể có nhiều
thư mục con trong thư mục này nhưng nhìn chung chúng chứa các file script để khởi
động hay phục vụ cho mục đích cấu hình phần mềm trước khi chạy.

19


×