Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN KT CUỐI KÌ 1( VĂN 7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.32 KB, 9 trang )

ÔN TẬP KIỂU BÀI PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG MỘT TÁC PHẨM
VĂN HỌC
A. DÀN Ý
* Mở bài: Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.
* Thân bài: Phân tích đặc điểm của nhân vật:
Lần lượt trình bày hệ thống luận điểm, luận cứ và dẫn chứng theo một trình tự nhất định để làm
sáng tỏ vấn đề đã nêu ở mở bài:
- Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật dựa trên các bằng chứng trong tác phẩm.
- Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn
- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật.
* Kết bài: Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật..
B. MỘT SỐ BÀI VIẾT GỢI Ý:
Đề số 1: Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản
Người thầy đầu tiên (Ai-tơ-ma-tốp)
1. Mở bài:
Tình cảm thầy trị ln là một tình cảm cao đẹp, thiêng liêng, được bao áng thơ văn ngợi
ca. Có những người thầy đã hết lịng vì học sinh thân yêu, đem lại ánh sáng, thay đổi cuộc đời
cho bao học trò. Đến với những trang văn của nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan, Ai-tơ-ma-tốp
qua truyện vừa “Người thầy đầu tiên”, người đọc đặc biệt ấn tượng với hình ảnh thầy Đuy-sen
– một người thầy giáo đáng kính, hết lịng vì học sinh thân yêu.
2. Thân bài: Phân tích đặc điểm nhân vật thầy giáo Đuy sen
a. Hình ảnh thầy Đuy sen hiện lên qua lời kể của cô bé An Tư nai
Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng
ta khi tìm hiểu về thầy Đuy-sen trong văn bản “Người thầy đầu tiên”. Thầy Đuy-sen hiện lên qua
lời kể, qua cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai – nhân vật “tôi”, người kể chuyện. Ngôi
kể thứ nhất giúp miêu tả tính cách của nhân vật thầy Đuy-sen qua cảm nhận của nhân vật khác
một cách chân thực, khách quan, vừa thể hiện được tình cảm của cơ bé An-tư-nai với người thầy
đầu tiên của mình.
b. Nhà văn Ai-tơ-ma-tốp đã xây dựng nhân vật thầy Đuy-sen chủ yếu qua các chi tiết về
ngoại hình, cử chỉ, hành động, ngơn ngữ và mối quan hệ với các nhân vật khác.
- Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai, thầy Đuy-sen cịn trẻ lắm. Học vấn của


thầy lúc đó tuy khơng cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sơi sục nhiệt tình cách
mạng.
Một mình thầy lao động hàng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân...,
biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm
bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ nghèo nàn lạc hậu. Thầy tự tay thầy đắp lò sưởi,
dự trữ củi đốt, đi cắt rạ khơ lót nền nhà,.. Tất cả những việc làm đó nhằm tạo điều kiện cơ sở vật
chất cho lớp học của các em trong hồn cảnh nghèo khó của địa phương.
Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở
đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười,
niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị
khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập
ở đây là gì? Cịn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”.
- Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói
lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ.
Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học
hành của các em: “Các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp
lị sưởi trong mùa đơng..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được
rồi”.


Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết
mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mơng: “Thế nào, các em có thích học khơng? Các
em sẽ đi học chứ?”.
- Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài
câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em
nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.
Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thơng cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và
khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải
khơng?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số
bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.

- Những buổi đến trường, thầy Đuy-sen gắn bó với những đám trẻ bằng thứ tình cảm nhân
hậu, yêu thương.
Thầy bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá. Bị bọn nhà giàu chế giễu, coi thường,
thầy khơng để ý, thầy cịn kể những câu chuyện vui để học trò quên đi mọi sự. Cuối buổi học,
thầy ở lại lấy đá và đất đắp những ụ nhỏ trên lòng suối để các em nhỏ bước qua không bị ướt
chân.
Thầy vô cùng lo lắng và chăm sóc ân cần cho An-tư-nai khi cơ bé bị chuột rút ở giữa suối. Lũ trẻ
hiểu hết những cử chỉ và hành động yêu thương của người thầy đáng kính nên vì u q thầy,
chúng đã tự nguyện đến trường mặc cho đường xa, phải leo đèo, lội suối, bạt hơi vì gió rét, chân
ngập trong những cồn tuyết.
- Tấm lòng nhân hậu và những ý nghĩ tốt lành của thầy đã cảm hoá được lũ trẻ, thổi bùng
lên khát khao học tập của chúng. Thật đẹp đẽ biết bao hình ảnh thầy trị cùng nhau chia sẻ
chiếc lị sưởi giữa cảnh trời buốt giá. Những hành động của thầy Đuy-sen vô cùng ấm áp; thầy
lo lắng, quan tâm đến học trị như người thân trong gia đình. Với riêng An-tư-nai, thầy động
viên, khích lệ: “Dịng suối trong trẻo của thầy, em thơng minh lắm… Ơi, ước gì thầy được gửi
em ra thành phố lớn. Em sẽ còn khá hơn biết chừng nào”. Thầy Đuy-sen luôn sống mãi trong kí
ức của An-tư-nai với hình ảnh đi chân khơng đứng giữa dòng suối đá, hai tay để sau gáy và đơi
mắt sáng long lanh đăm đăm nhìn theo những đám mây trắng xa tít…
c- Thầy Đuy-sen cịn hiện lên qua lời người kể chuyện nhận xét trực tiếp nhân vật: “Chắc
chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng u mến thầy vì tấm lịng nhân từ, vì những ý
nghĩa tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi. Cô bé An-tư-nai mong muốn
thầy Đuy-sen là anh trai của mình: “Lúc bấy giờ cuộn trịn trong chiếc áo chồng của thầy Đuysen, tơi thầm nghĩ: “Ước gì thầy là anh ruột của tơi. Ước gì tơi được bá cổ thầy, nhắm nghiền
mắt lại và thủ thỉ với thầy những lời đẹp đẽ nhất! Trời ơi, ước gì thầy Đuy-sen là anh ruột tơi!”.
d. Như vậy, bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc qua qua hành động, cử chỉ, lời nói (đối
thoại); được thể hiện qua cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật khác (An-tư-nai); kết cấu truyện
truyện lồng truyện; ngôn ngữ truyện giàu hình ảnh, đậm chất thơ, văn bản truyện “Người thầy
đầu tiên” đã xây dựng thành cơng hình tượng nhân vật thầy Đuy-sen là người có mục đích
sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha,... trong đó, nổi bật nhất là tình cảm
u thương, hết lịng vì học trò. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên
trong lòng các em nhỏ vùng quê nghèo ngọn lửa của khát khao tri thức.

e. Hình tượng thầy Đuy-sen là hình mẫu về người thầy mẫu mực, hết lịng u thương học
trị, lấy tình u thương để cảm hố học trị. Ngợi ca vẻ đẹp của hình tượng thầy Đuy-sen
cùng tình cảm thầy trị cao đẹp giữa thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai, nhà văn đã làm nảy nở
trong lòng người đọc niềm trân trọng những người thầy và bồi đắp trong mỗi chúng ta vươn
tới lối sống nhân hậu, vị tha, yêu thương mọi người.
3. Kết bài:
Ai-tơ-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình
ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương
mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem
ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn


Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Những trang viết của nhà văn Ai-tơ-ma-tốp cùng
hình ảnh thầy Đuy-sen sẽ có sức sống lâu bền, neo đậu lâu dài trong lòng mỗi chúng ta.
Đề số 2: Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật người bố trong văn bản “Vừa
nhắm mắt vừa mở cửa sổ” (Nguyễn Ngọc Thuần)
1. Mở bài:
Cách 1:
Văn học từ cổ chí kim ln tồn tại một mạch nguồn xun suốt, đó là tình cảm thiêng
liêng giữa cha mẹ và con cái. Đã có biết bao áng thơ văn ca ngợi tình cảm thiêng liêng đó. “Vừa
nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần cũng là một bài ca đẹp về tình phụ tử thiêng
liêng, để lại bao niềm sâu lắng trong lòng bạn đọc. Đến với những trang văn của nhà văn trẻ
Nguyễn Ngọc Thuần, người đọc đặc biệt ấn tượng với hình tượng người bố - một người rất mực
yêu thương con với tâm hồn phong phú và trái tim nhân hậu.
Cách 2:
Văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần đã rất thành công khi
khắc họa hình ảnh nhân vật người bố với nhiều điểm đặc biệt, thú vị, để lại rất nhiều ấn tượng
trong lòng người đọc về một người cha mẫu mực, rất mực yêu thương con và có trái tim nhân
hậu.
2. Thân bài:

a. Đặc điểm người cha
- Nhân vật người cha xuất hiện song hành cùng người con và xuyên suốt câu chuyện. Trong
mắt người con, cha hiện lên là một người yêu thiên nhiên, gần gũi với con “bố trồng nhiều
hoa, bố làm cho “tơi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa”
- Không chỉ có vậy, bố cịn là người có cách giáo dục đặc biệt. Bố khơng dạy lí thuyết sách
vở chung chung mà dạy con mọi thứ bằng thực hành, hướng dẫn con để con tự cảm nhận.
Hàng ngày bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đốn các lồi hoa trong vườn. Ban đầu chưa quen,
con chỉ đoán được một hai loại, dần dà con đã đốn được hết các lồi hoa trong vườn của bố,
hơn thế nữa con còn thuộc hết khu vườn, vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm phải một vật gì.
Bài sờ hoa đốn đã thuộc, người cha tăng độ khó lên, lần này cha cho con ngửi mùi các lồi hoa
và đốn tên. Trị chơi của bố được lặp lại cho đến khi người con thuộc hết các lồi hoa trong
vườn thì thơi. Như vậy người đọc không chỉ thấy được phương pháp giáo dục hiện đại của người
cha mà còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần trong cách dạy con, thấy được tình yêu thiên nhiên, trân
trọng những điều giản dị nhất của người cha.
- Bên cạnh đó, thơng qua việc giảng giải cho người con về món quà, về sự huyền diệu của
tên gọi người đọc còn thấy đây là một người cha giàu tình cảm, có trái tim nhân hậu và
hiểu biết rộng và trân trọng giá trị cs. Khi biết con thích gọi tên thằng Tí, người cha đã lí giải
cho con “mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm
thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu”. Rồi khi thằng Tí đem cho ổi, mặc dù cha khơng thích ăn
những vẫn ăn ổi nó tặng, người con thắc mắc “sao bố kính trọng nó q vậy”. Người bố trả lời
người con chân thành “bố khơng cưỡng lại được trước món q. Một món quà bao giờ cũng đẹp.
Khi ta nhận hay cho một món q, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”. Câu nói của nhân vật bố có
thể hiểu: món q chính là tình cảm, tấm lịng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà
dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện
nét đẹp của chính mình..
- Nhân vật người cha được khắc họa qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ và
qua mối quan hệ với những nhân vật khác (thằng Tí, bà Sáu, hàng xóm…). Khi khắc họa nhân
vật người cha, tác giả sáng tạo nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện đặc sắc như: người cha nhảy
xuống cứu thằng Tí, cầm hai chân dốc ngược; ….
- Qua đây chúng ta cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện

tình u thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương,
lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình.
b. Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn


Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn là người con kể về người cha khiến cho câu
chuyện được kể hấp dẫn, hồn nhiên và người con dễ dàng bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của
mình với cha, ví như “bố cười khà khà khen tiến bộ lắm, bố tơi bơi giỏi lắm”…
c. Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
- Xây dựng nhân vật người cha song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc thấy được
mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả cịn cho người đọc thấy bài
học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực hành.
- Đồng thời cũng nhắn nhủ tới các bậc làm cha làm mẹ hãy yêu thương con cái, tạo cho con
môi trường lành mạnh, gần gũi chan hịa với thiên nhiên. Thời buổi cơng nghệ số, con trẻ
xem, chơi điện thoại, ipad quá nhiều, vì thế gần gũi giao hòa, cảm nhận thiên nhiên là điều hết
sức cần thiết.
3. Kết bài:
Nhân vật người cha để lại trong lịng tơi rất nhiều ấn tượng đẹp, đó khơng chỉ là tình cảm
chân thành với người con mà cịn là cách chơi, cách dạy con, cách giảng giải cho con về tất cả
những điều mà con khúc mắc. Thầm nghĩ, sau này tôi cũng sẽ hướng dẫn và gần gũi con cái của
mình giống như người cha trong câu chuyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.
Đề số 3: Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân Mon trong văn bản bầy chim chìa
vơi của Nguyễn Quang Thiều.
1, Mở bài:
Truyện ngắn "Bầy chim chìa vơi" được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất
của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Tác giả đã vô cùng khéo léo trong việc khắc họa nhân vật
Mon. Mon hiện lên trong văn bản với vẻ đẹp của tình yêu thương động vật và tấm lòng trân
trọng sự sống.
2. Thân bài:
- Mở đầu câu chuyện là đoạn hội thoại của Mên và Mon. Đã hai giờ sáng, Mon vẫn trằn trọc,

thao thức vì cơn mưa ngồi kia và lắng lo cho sự an nguy của bầy chim chìa vơi. . Cậu quay
sang gọi anh Mên rồi dồn dập hỏi "Anh bảo có mưa to khơng?", "Nhưng anh bảo nước sơng có
lên to không?", "Thế cái bãi cát giữa sông đã ngập chưa?", "Thế anh bảo chúng nó có bơi được
khơng?". Dường như nỗi lo lắng cho bầy chim chìa vơi non đã xâm lấn tồn bộ tâm trí Mon.
Mon vơ cùng băn khoăn về số phận của chúng. Cứ chốc chốc, Mon lại quay ra hỏi Mên. Mỗi
câu hỏi đặt ra của Mon đều hướng đến sự an toàn của bầy chim. Liên tục những câu hỏi lặp lại
cho thấy suy nghĩ non nớt nhưng vô cùng lo lắng cho tổ chim chìa vơi ở bãi cát giữa sơng.
“Những con chim chìa vơi non bị chết đuối mất”. Thậm chí, có thể do quá lo lắng, em Mon còn
đặt ra thắc mắc tại sao những chú chim chìa vơi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông như vậy?Cậu
yêu thương chúng vô cùng
Sau một hồi xoay mình qua lại, thì thầm khó ngủ, cố gắng suy nghĩ sang chuyện khác thì Mon
vẫn khơng thể ngủ được, bèn thủ thỉ với anh mình, ngập ngừng gọi “anh ơi…” rồi đưa ra quyết
định rằng “mình phải đem chúng vào bờ, anh ạ”.
- Đây là một quyết định quả quyết, thể hiện Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không
thể bỏ rơi tổ chim chìa vơi trong đêm nước sơng đang lên, từ những lo lắng đã biến thành
quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ anh Mên mà lại đến từ chính
Mon, đây là điều thể hiện sự dũng cảm, nhân hậu và lòng quyết tâm của Mon.
Hai anh em sau thời gian rạng sáng vật lộn trên bờ sơng với chiếc đị, cuối cùng đã đưa con đị
về vị trí cũ, trời đã “tang tảng sáng”. . Bình minh đã đủ sáng để soi rõ những hạt mưa trên mặt
sông, con nước bắt đầu dần lên và nuốt chửng dải cát. Trong những giây cuối cùng, bầy chim
chìa vơi non cất cánh bay lên khơng trung tạo nên một “cảnh tượng như huyền thoại” trong mắt
hai đứa trẻ. Đây là thời điểm chín muồi, chim non đủ cứng cáp và ý thức được sự nguy hiểm của
dòng nước sắp nuốt chửng chúng, cũng là thời điểm mà trong lòng hai anh em Mon và Mên trào
lên cảm giác hạnh phúc. Hai anh em đứng không nhúc nhích, gương mặt tái nhợt vì nước mưa
nhưng đã hửng lên ánh mặt trời ấm áp, hạnh phúc. Hai anh em quay lại nhìn nhau, đã khóc từ
bao giờ.


- Hai anh em Mon và Mên đều là những cậu bé dũng cảm, nhân hậu nhưng cũng vô cùng
trong sáng, đáng u. Khung cảnh bầy chim chìa vơi bay lên từ bãi cát giữa sông đã tác động

đến cảm xúc của hai đứa trẻ, đó là một cảnh đẹp, kì diệu và gỡ bỏ bao nhiêu lo lắng, bất an của
hai anh em.
- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba thú vị, hấp dẫn, cùng với nghệ thuật miêu tả nhân vật
qua lời đối thoại đặc sắc đã làm nổi bật lên hình ảnh hai cậu bé Mon và Mên vừa dễ thương,
vừa giàu lòng nhân ái.
- “Bầy chim chìa vơi” là một trong những truyện ngắn vơ cùng ý nghĩa dành cho mọi lứa tuổi,
đặc biệt là thanh thiếu niên. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều khi đăng tải truyện ngắn đã nhắn
nhủ: “Hy vọng những cậu bé, cô bé – những công dân tương lai của chúng ta mang một tấm
lòng nhân ái để bảo vệ thế gian này đang bị chính người lớn chúng ta tàn phá.”
3. Kết bài:
Qua hai nhân vật Mon chúng ta càng thấy rõ hơn những phẩm chất tốt đẹp mà bất cứ
thiếu niên nào cũng nên có: nhân hậu, dũng cảm, biết yêu thương loài vật, con người. Là một
thiếu niên, hãy cùng nhau nuôi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của mình, để có thể
giống như mong muốn của tác giả: những công dân tương lai
Đề số 4: Hãy viết bài văn phân tích đặc Nhân Vật An Trong văn bản “Đi Lấy Mật” của
Đoàn Giỏi.
1, Mở bài:
Trong đoạn trích "Đi lấy mật" trích từ tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam"), của nhà văn
Đoàn Giỏi đã khắc họa thành công nhân vật cậu bé An. An hiện lên với những đặc điểm, phẩm
chất tốt đẹp khiến người đọc không thể quên.
2. Thân bài:
a. Những đặc điểm của An
- Trước tiên, An là cậu bé yêu thiên nhiên và có những quan sát, cảm nhận vơ cùng tinh tế.
Dưới đôi mắt hồn nhiên, trong veo của An, bức tranh thiên nhiên rừng U Minh được miêu tả
một cách chân thực, sắc nét như những thước phim quay chậm. Cậu bé quan sát cảnh vật ở
trên cao thấy "Rồi một đàn mười mấy con bay nối nhau như một xâu chuỗi hạt cườm, trong
những tầng xanh cây lá, có một cái chấm nâu đen cỡ đầu đũa vụt qua rất nhanh. Trên những
ngọn tràm cao, đang lướt qua một đàn li ti như nắm trấu bay, phát ra những tiếng kêu eo...eo... ".
Dường như, An huy động mọi giác quan để cảm nhận cho được cái ánh sáng trong vắt, gợn chút
óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung trong gió. Khung cảnh hoang sơ, hùng vĩ của núi

rừng qua đôi mắt trẻ thơ thật đỗi thơ mộng, trữ tình.
- Khơng những thế, An vơ cùng ham học hỏi, muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Cậu ln
nhớ về những lời má nuôi kể về cách gác kèo trong suốt hành trình "ăn ong". Thậm chí, An cịn
có sự so sánh giữa kiến thức học được trong sách vở với thực tế bên ngoài. An nhận thấy học
trong sách vở chỉ dừng lại ở các khái niệm chung chung trong khi kinh nghiệm thực tiễn lại thú
vị, chi tiết hơn rất nhiều. Cuối cùng, cậu tự đúc kết ra được những khác biệt trong cách "thuần
hóa" ong rừng giữa người dân vùng U Minh với những nơi khác trên thế giới: "Theo như lời
thầy giáo của tôi bảo, người La Mã xưa kia nuôi ong trong những cái tổ bằng đồng hình chiếc
vại, có đục thủng nhiều hàng lỗ con vịng quanh miệng, quanh đáy. [...] Khơng có nơi nào, xứ
nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh này cả.". Lời kết luận chắc nịch của An
cho thấy q trình quan sát, tìm tịi, học hỏi của cậu trong thời gian dài.
- Ngoài ra, ta cịn thấy được thái độ lễ phép, ngoan ngỗn của An đối với tía, má ni. An
ln ghi nhớ mọi kiến thức, kinh nghiệm quý báu mà má, tía truyền lại. Từ đó, cậu học được
cách đốn hướng gió, xác định chỗ gác kèo và "tính trước được đường bay của ong mật".
b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả:
Bằng ngơn từ gần gũi, giản dị, hình ảnh trong sáng, quen thuộc, nhà văn đã khắc họa nhân
vật An thành cơng. Ngơi kể thứ nhất đã góp phần lột tả tâm tư, tình cảm của An, đồng thời
phô diễn những nét đẹp độc đáo của thiên nhiên, con người, cuộc sống vùng Nam Bộ.


c. Ý nghĩa hình tượng nhân vật An
Thơng qua lời nói, hành động cụ thể, cậu bé An hiện lên vơ cùng chân thực, rõ nét. Có thể nói ,
hình tượng cậu bé An trở thành phương tiện nghệ thuật độc đáo giúp nhà văn Đồn Giỏi bộc
lộ tình u thiên nhiên, trân trọng cuộc sống, con người.
3. Kết bài:
Với ngôn ngữ giản dị, cách sử dụng từ ngữ đậm chất miền Tây Nam Bộ, tác giả Đoàn
Giỏi đã khắc họa thành cơng nhân vật An trong đoạn trích Đi lấy mật nói riêng và tác phẩm Đất
rừng phương Nam nói chung. Trong đoạn trích, An được xây dựng với đặc điểm là một cậu bé
có cái nhìn tinh tế về thế giới xung quanh và yêu thiên nhiên. Qua nhân vật An, nhà văn Đoàn
Giỏi đã bộc lộ được cảm xúc của chính mình dành cho thiên nhiên hùng vĩ tại rừng U Minh,

cánh rừng đại diện cho miền Tây sơng nước, cũng như tình u trẻ thơ của mình vì đã truyền đạt
tác phẩm một cách gần gũi và thu hút đến với mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ.
ÔN TẬP KIỂU BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC
A. DÀN Ý
1- Mở bài:
+ Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm.
+ Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người hoặc sự việc đó.
2- Thân bài:
+ Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc.
+ Nêu ấn tượng về người hoặc sự việc đó.
3- Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em về người hoặc sự việc đó
B. MỘT SỐ BÀI VIẾT GỢI Ý:
Bài viết cảm nghĩ về người
Đề 1: Cảm nghĩ về người cha thân yêu của em
1- Mở bài:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng, cịn có tình phụ tử sâu nặng. Công cha không kém phần so
với nghĩa mẹ. Người cha giống như một điểm tựa vững chắc của mỗi đứa con, với em cũng vậy.
2- Thân bài:
- Ấn tượng của em về cha ( đặc điểm ngoại hình, cơng việc….)
Cha của em là một người cha tuyệt vời. Làn da của cha rám nắng bởi hàng ngày phải làm việc
nhiều dưới ánh nắng mặt trời. Mọi người thường nói em rất giống cha ở khuôn mặt nhỏ nhắn,
vầng trán cao, đơi mắt đen láy và hiền từ. Giọng nói của cha trầm và nụ cười ấm áp khiến em
luôn cảm thấy hạnh phúc khi được gần bên cha. Đôi bàn tay của cha thơ ráp, em biết đó là
những dấu vết của thời gian, của bao vất vả cha đã hi sinh để lo lắng cho chúng em một cuộc
sống đủ đầy hơn. Công việc của cha là một lái xe chở hàng. Đó là một cơng việc vất vả, hay phải
xe nhà.
- Tình cảm mà cha dành cho em và gia đình
Bởi vậy mà khi có ngày nghỉ, cha lại dành thời gian ở bên gia đình. Cha ln lo lắng và rất

thương ba mẹ con em. Cha luôn dặn em phải chăm chỉ học hành, không được làm mẹ buồn và lo
lắng.
Mỗi lần đi xa về, cha đều tặng em những món quà nhỏ từ những miền đất nơi cha đã từng đi
qua. Em rất thích thú khi được nghe cha kể về quê hương đất nước Việt Nam vô cùng tươi đẹp
và rộng lớn. Câu chuyện mà cha kể giúp em có động lực để cố gắng hơn trong cuộc sống.
- Kỉ niệm khi được ở cùng cha
Thỉnh thoảng, cha được nghỉ phép dài ngày. Lúc đó, cha sẽ đưa cả gia đình đi chơi. Em cảm thấy
rất hạnh phúc khi được ở bên cạnh cha mẹ. Không chỉ vậy, cha cũng dạy em rất nhiều điều hay
lẽ phải trong cuộc sống. Cha của em giống như người thầy với những lời khuyên bổ ích, người
cho em động lực và niềm tin để vượt qua mọi giây phút buồn vui.
3- Kết bài:


Đối với em, cha không chỉ là một người cha, mà cịn là một người thầy. Em ln dành
cho cha sự kính trọng, yêu mến. Cha mãi là điểm tựa của hai mẹ con em.
Đề 2: Cảm nghĩ về thầy/cô giáo mà để lại trong em nhiều ấn tượng
1- Mở bài:
Trong cuộc đời học sinh, hẳn ai cũng có một người thầy cơ giáo để mình u mến, kính
trọng. Em cũng vậy. Trong năm năm học tiểu học, có nhiều thầy cơ dạy em, cơ nào em cũng u
mến, kính trọng nhưng người khiến em yêu mến nhất chính là cô Mai.
2- Thân bài:
- Ấn tượng của em về vẻ đẹp ngoại hình của cơ
Cơ Mai là giáo viên chủ nhiệm của em khi học lớp năm dưới mái trường tiểu học.
Nguyễn Thị Mai là tên cô. Một cái tên mang tên lồi hoa thật đẹp! Cơ có vóc dáng hơi mập
nhưng khá cao. Cô năm nay bốn mươi tuổi nhưng em thấy cô như trẻ hơn cái tuổi của mình.
Khn mặt cơ hình trái xoan rất đẹp. Mái tóc cơ dài, óng ả, có màu đen nhánh thường được cô
buộc lên cao cho gọn. Trông cô thật trẻ trung khi buộc cao tóc lên bởi vì mái tóc đó rất hợp với
khn mặt hình trái xoan của mình. Cơ có một đơi mắt rất đẹp, nổi bật trên khn mặt. Dưới đôi
mắt tinh anh kia là một cái mũi dọc dừa, thanh tú. Cô rất hay cười và mỗi lần cười cô lại để lộ
hàm răng trắng tinh, đều tăm tắp đằng sau đôi môi đỏ tươi. Nước da cô trắng ngần, tuyệt đẹp.

Mỗi khi cô bước đi trên bục giảng là tà áo dài tím lại phấp phới bay. Trong lớp em, ai cũng bảo
là cô đẹp nhất trường. Đứa nào cũng ước được đẹp giống cô một chút thôi cũng được.
- Những việc làm của cô khiến em và các bạn luôn nhớ
Đi dạy đã gần hai mươi năm, cô Mai là một giáo viên nhiều kinh nghiệm, tâm huyết với
nghề. Cô rất thương yêu học sinh và lúc nào cũng muốn giúp đỡ học trò học giỏi, đạt kết quả tốt.
Trong lớp em năm đó có khoảng chừng bảy bạn học không tốt. Cô liền dạy phụ đạo thêm cho
các bạn đến khi nào các bạn tiến bộ hẳn. Cô luôn cố gắng đến trường sớm để cùng truy bài với
chúng em Không những vậy, cô cịn quan tâm giúp đỡ các bạn nghèo, khó khăn. Cô đến tận nhà
các bạn nghèo để tặng quà, làm ba mẹ các bạn rất cảm động. Có lần bạn Tú Anh bị bệnh nặng
phải nghỉ học cả tuần, cô liền đến thăm và nhờ chúng em chép bài hộ bạn. Các phụ huynh và
chúng em rất cảm động trước tấm lịng u thương rộng lớn của cơ đối với học sinh. Mẹ em bảo
rằng: “Cô Mai đúng là một giáo viên giỏi, tận tâm với học sinh. Mẹ rất mừng vì con được cơ dạy
học”. Em thầm nghĩ rằng mẹ nói thật đúng vì cơ Mai là giáo viên giỏi, tận tâm khi mà chúng em
không hiểu chỗ nào là cô sẵn sàng giảng lại kĩ hơn cho chúng em hiểu. Em thấy mình may mắn
khi được vào học lớp cô.
- Mối quan hệ của cô với các thầy cô giáo khác
Đối với đồng nghiệp, cô Mai luôn vui vẻ, cởi mở và cơ ln dìu dắt các đồng nghiệp trẻ,
và kính trọng các thầy cơ lớn tuổi hơn mình. Em được biết rằng gia đình cơ cũng khơng khá giả
gì. Chồng cơ là thương binh với nhiều bệnh tật. Cơ cịn có hai con nhỏ nên gia đình ln gặp
khó khăn nhưng cơ lại bỏ tiền túi ra để mua quà thưởng cho các bạn học giỏi, chăm ngoan. Em
thấy cơ thật đáng khâm phục. Hơm có kết quả thi cuối kì hai, cơ đã thưởng cho các bạn cao điểm
nhất một cây bút máy màu xanh rất đẹp mà đến giờ em vẫn còn giữ.
3- Kết bài:
Bây giờ em đã trở thành một học sinh lớp bảy, nhưng em vẫn nhớ đến cơ giáo dạy mình
năm lớp năm. Em thật sự yêu mến, kính trọng và rất khâm phục cô Mai. Đến giờ em vẫn chưa
thể về trường cũ thăm cơ được. Em cảm thấy mình thật có lỗi khi ngày 20/11 khơng về thăm cơ.
Em ln mong cô được khoẻ mạnh, hạnh phúc, được học sinh u mến. Cơ Mai ơi, một ngày
nào đó em sẽ về thăm cô.
Bài viết cảm nghĩ về sự việc
Đề3: Biểu cảm về ngày khai trường đầu tiên

1- Mở bài: Cảm nghĩ chung về ngày khai trường
Trong kí ức thơ bé, tơi có rất nhiều những kỉ niệm đẹp nhưng kỉ niệm về ngày khai
trường đầu tiên vẫn là đặc biệt nhất, ln in sâu rõ ràng trong trí nhớ của tôi. Tôi sẽ không bao
giờ quên được ngày trọng đại và giây phút thiêng liêng được cắp sách đến trường.


2- Thân bài: Cảm nghĩ chi tiết về lễ khai trường
- Cảm nhận chung
Tơi vẫn cịn nhớ như in từng hoạt động diễn ra trong ngày khai trường đầu tiên, dù đã trải
qua bảy lần tham dự khai giảng nhưng ngày khai giảng đầu tiên mãi vẫn là ngày khai giảng đặc
biệt nhất. Buổi sáng hôm khai giảng, tôi được bố chở đi bằng xe máy, đây là ngày đầu tiên tôi
được bước chân đi tới trường tiểu học. Hôm ấy, bầu trời sao mà trong xanh và hiền hòa đến vậy.
Những cơn gió mùa thu se se lạnh khiến chiếc khăn quàng đỏ của tôi tung bay phấp phới.
- Cảm nhận về quang cảnh ngôi trường và cảm nghĩ của tôi ki được tham dự buổi lễ
Đi gần tới trường, tơi bồi hồi, ngỡ ngàng nhìn cánh cổng trường trang hồng lộng lẫy
hiện ra trước mắt. Có rất nhiều phụ huynh và các bạn học sinh cũng đang đứng tại đó. Các bạn
học sinh cũng mặc đồng phục như tôi, quần xanh áo trắng và chiếc khăn quàng đỏ thắm. Những
bạn học sinh cũng ngập ngừng, không dám bước đi vì đây là một mơi trường hồn tồn mới đối
với tôi cũng như các bạn. Và chắc hẳn các bạn cũng có cảm xúc giống tơi, sợ hãi, rụt rè và bỡ
ngỡ ngượng ngùng…
Cánh cổng trường mở ra như dang tay chào đón chúng tơi. Từng bước chân cứ thế ngập
ngừng đi theo hàng ngay ngắn bước vào trường. Tơi ngối lại chào bố rồi đi vào hàng của lớp
mình. Chúng tơi được đi diễu hành vào trường, đi trong tiếng vỗ tay và hoan hô, vẫy chào đầy
thân ái của các anh chị lớp trên. Đó là giây phút em hãnh diện và hân hoan nhất, chẳng còn rụt rè
e sợ như lúc ban đầu.
Tôi đã thực sự là một người học sinh, bắt đầu bước vào con đường tri thức. Tôi cảm thấy
giây phút ấy thật thiêng liêng. Khi thầy hiệu trưởng đánh xong ba dùi trống, cũng là lúc những
chùm bóng bay đủ sắc màu được thả ra và tung bay thẳng lên bầu trời. Tôi nhìn những quả bóng
bay và nghĩ đó chính là những ước mơ, hi vọng và tương lai của mình sẽ bay cao, bay xa.
- Ấn tượng khi buổi lễ kết thúc và tôi vào lớp học

Buổi khai giảng kết thúc, chúng tôi đi vào lớp. Các bạn học sinh rất hòa đồng và thân
thiện nhưng cũng rất nghịch ngợm và đáng yêu. Bắt đầu kết giao những người bạn, tìm cho
mình những người bạn mới. Tơi ngồi cùng bàn với một cơ bạn rất xinh xắn, hai đứa nhìn nhau
cười chào rồi hỏi tên của nhau, ấy thế mà chúng tôi đã trở thành bạn thân của nhau. Cho tới tận
bây giờ hai đứa vẫn học cùng trường trung học và vẫn chơi thân với nhau.
3- Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc và ấn tượng của em
Mỗi khi nhắc đến ngày khai trường đầu tiên, tôi không thể nào quên được những cảm xúc
đặc biệt và kì lạ trong ngày khai trường đầu tiên của mình. Dù trên con đường học tập này của
tơi vẫn cịn rất nhiều những ngày khai trường nữa nhưng tôi hiểu rằng sẽ không bao giờ lặp lại
những cảm giác băn khoăn, bồi hồi và xúc động, một chút e dè, lo sợ và bỡ ngỡ nữa. Tôi sẽ lưu
giữ tất cả những cảm xúc quý giá nhất ấy của cuộc đời mình.
Đề 4: Cảm nghĩ về tầm quan trọng của nghi lễ chào cờ đầu tuần
1- Mở bài: Cảm nghĩ chung về nghi lễ chào cờ
Đời người đẹp nhất là những năm tháng tuổi thơ được cắp sách tới trường, Và trong
quãng đời học sinh của mỗi người, chắc hẳn ai cũng rất quen thuộc với lễ chào cờ vào sáng thứ
hai đầu tuần. Nghi lễ quen thuộc nhưng thiêng liêng ấy đã để lại những dấu ấn khó phai mờ
trong tâm trí em.
2- Thân bài: Cảm nghĩ về diễn biến của buổi lễ
- Ấn tượng của em về thời gian và không gian diễn ra buổi lễ
Đúng 7 giờ sáng thứ hai đầu tuần, chúng em đã tập trung đông đủ dưới sân trường. Bầu
trời cao trong xanh vời vợi có vài áng mây trắng bay lững lờ. Ông mặt trời tỏa ảnh nắng ấm áp
khắp muôn nơi, vạn vật như căng tràn nhựa sống, tinh khơi và tươi mới, Khơng khí trong lành,
mát mẻ, thỉnh thoảng lại có vài cơn gió thoảng qua tạo cảm giác rất dễ chịu. Cành cây rung rinh
trong gió như muốn reo vui, trên cao, những chú chim hót líu lo làm cho khung cảnh thêm tưng
bừng, rộn rã. Trong lịng em vơ cùng phấn chấn, hồi hộp và mong đợi buổi lễ chào cờ.
- Cảm xúc của em khi tham dự buổi lễ chào cờ


Nhìn lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trong gió nhẹ và nắng mai, màu đỏ vốn rực rỡ hơm nay
càng rực rỡ hơn lịng em trào dâng một cảm xúc khó tả vừa thiêng liêng vừa xúc động bởi vì em

nghĩ, để chúng em được sống trong cảnh đất nước hồ bình có lá cờ đỏ tung bay như thế, dân tộc
ta đã có biết bao thế hệ ông cha đã hy sinh vì nước vì dân. Lúc này, cả sân trường chìm trong
màu áo trắng học trị. Trên vai mỗi người học sinh là chiếc khăn quàng đỏ thắm tượng trưng cho
Đội viên. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khơng khí rộn rã,
từng bừng mới cảm giác tưng bừng trong lòng em.
- Diễn biến buổi lễ
Khi cả trường đã vào vị trí tiếng hơ dõng dạc của cổ đơng phụ trách vang lên. “Mới các thầy cơ
giáo và tồn thể các em học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ chào cờ”. “Nghiêm. Chào cờ...
Chào.. Những bàn tay búp măngcủa các bạn đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá
Quốc kì. Từ loa vang lên “Quốc ca”. Đồn qn Việt Nam đi chung lịng cứu quốc, bước chân
dồn vang trên đường gập ghênh xa...”. Bài hát gợi nhớ về một thời quá khứ vang son của dân
tộc Việt Nam, nhắc nhờ chúng em phai kính trọng và biết ơn các thế hệ đi trước, những người đã
ngã xuống để chúng ta có cuộc sống độc lập tự do như ngày hôm nay. Em thấy một cảm xúc khó
tả trào dâng trong tâm hồn. Quốcca kết thúc, bài hát Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo
bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ. " Bài hái như muốn thúc
dục chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu.
Giây phút ấy trong em chỉ còn lại niềm tự hào và tình cảm khơng tên dội lên trong lịng về Tổ
quốc thân yêu. “Quốc ca và Đội cả kết thúc cơ tổng phụ trách hơ: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại sẵn sàng.". Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng”
như lay động cả một bầu không khi trang nghiêm.
Phần thứ hai của buổi lễ cùng quan trọng không kém phần tổng kết những ưu khuyết điểm trong
suốt một tuần học đã qua. Khi ấy là lúc em có thể ngắm tồn cảnh trường mình trong buổi lễ.
Tồn cảnh sân trường trang nghiêm những không ngột ngạt mà rất dễ chịu. Những cá nhân, tập
thể được biểu dương thì phấn khởi, vui mừng, có thêm động lực để phần đầu và phát huy, cịn
những lớp bị phê bình lấy đó làm lời nhắc nhớ để sửa chữa. Em để ý thấy ngay cả những người
bạn học sinh bình thường rất nghịch ngợm thì trong giờ chào cờ này đều trở nên vơ cùng ngoan
ngỗn, dễ mến. Các bạn khơng hiếu động chạy nhảy nô nghịch như mọi ngày mà ngồi rất
nghiêm chỉnh lắng nghe những điều cô Tổng phụ trách phố biến trên sân khấu. Thật vui vì lớp
em được tuyên dương là lớp xuất sắc nhất khối, chúng em thêm quyết tâm sẽ cố gắng nhiều hơn
nữa

Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần tới. Thầy Hiệu tưởng
cũng tuyên dương những cá nhân và tập thể có tiến bộ đạt được nhiều thành tích. Thầy nói rõ
hướng để khắc phục những khuyết điểm và cách phát huy những ưu điểm nữa, tất cả để tạo ra
môi trường học tập tốt. Tất cả thầy cô và các bạn đều lăng nghe và trong lịng ai cũng thầm hứa
sẽ hồn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nghe giọng nói trầm ấm, ân cần của thầy, em càng thần
yêu mái trường, thầy cô, quyết tâm sẽ học thật giỏi để xứng đáng với sự tin yêu của thầy, cô
giáo!
- Cảm nghĩ của em về ý nghĩa buổi lễ chào cờ.
Em nghĩ rằng chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần là nét đẹp văn hóa, hoạt động có ý nghĩa giáo
dục nhân văn cao. Qua buổi lễ sẽ giúp thầy trò chúng em nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ của
mình, từ đó có hướng phấn đấu, rèn luyện để đạt kết quả tốt trong năm học.
3- Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc và ấn tượng của em
Buổi lễ kết thúc chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp, ngồi trong lớp mà khơng khí buổi lễ
chào cờ như cịn đọng mãi trong em một khơng khí vừa trầm mặc trang nghiêm biểu hiện một
niềm tơn kính vừa hào hùng kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, như nhắc nhở em thêm quết
tâm học tập tốt.



×