Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.2 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VIỆT NAM HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: ĐỊA LÝ VIỆT NAM
Học kỳ 1 năm học 2020-2021

Tên chủ đề: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

1


HÀ NỘI-2021

Số phách (để trống):…………………

TÊN HỌC PHẦN:

Thông tin cá nhân sinh viên:

Địa lý Việt Nam
Điểm bài thi sau thống nhất:
Bằng số:…………………………
Bằng chữ: ..……………………..

Cán bộ chấm thi 1
(ký ghi rõ họ tên)

……………………………………..

=====CẮT PHÁCH =========== CẮT PHÁCH=====



Số phách (để trống):……………

Họ tên sinh viên: Nguyễn Phú Hiếu
Ngày sinh: 28/05/2002
Mã sinh viên: 705606043
Lớp tín chỉ: VNSS 127 K70.2
SBD:
Chủ đề số: 1

Cán bộ chấm thi 2
(ký ghi rõ họ tên)

……………………………………


2


3


MỤC LỤC

4


Tên chủ đề: Phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Kim Động,
tỉnh Hưng Yên
1. MỞ ĐẦU


Tổng quan về huyện Kim Động



Nằm ở trung tâm của đồng bằng Bắc bộ, huyện Kim Động được sự bồi tụ củaphù sa
sông Hồng màu mỡ. Qua hàng nghìn năm lịch sử, cứ thế dần dần bãi bồi được lấn ra
biển, người Việt cổ men theo những con sông, gây dựng nên nền nông nghiệp lúa
nước và đánh bắt thủy sản để mưu sinh. Nhiều làng mạc, xã tắc đầu tiên cũng được
hình thành nên bởi sự phát triển của nền nơng nghiệp đó. Qua bao cuộc đấu tranh
khốc liệt với mẹ thiên nhiên và lao động để mưu sinh, bao người dân nơi đây với sự
cần cù, chịu thương chịu khó, họ đã cùng nhau khai hoang những bãi đồng lầy đầu
tiên, gây dựng thơn xóm, phát triển nơng nghiệp lúa nước, phát triển hoa màu nơi đây.
Và điển hình trong huyện hiện nay vẫn cịn nhiều ngơi làng vẫn có giữ lại tên Xá
(cộng đồng dân cư có chung nguồn cội) như: Mai Xá, Động Xá, Vũ Xá,… Đến tận
ngày hôm nay, ở nhiều nơi trong huyện Kim Động họ vẫn giữ lại tên cổ của làng với
mục đích để tưởng nhớ đến công lao của những con người đầu tiên đã có cơng gây
dựng, khai thiên lập địa, hoặc để ghi nhớ sự tích cổ xưa nào đó của làng đã từng xảy
ra, ví dụ như: làng Duyên Yên(làng Lở), làng Dưỡng Phú(làng Phận), làng Tạ
Xá(làng Tè),…
Huyện Kim Động gồm có 17 đơn vị hành chính, gồm 16 xã và 1 thị trấn có tổng
diện tích 102,684 km2.
STT

Tên đơn vị hành chính (xã, thị
trấn)

Diện tích
(km2)


Dân số
trung
bình
(người)

Mật độ
dân
số(người/k
m2)

1

Thị trấn Lương Bằng

7.43

10.257

1.379

2

Xã Nghĩa Dân

4.46

6.379

1.430


3

Xã Toàn Thắng

7.26

9.811

1.351

4

Xã Vĩnh Xá

5.84

6.873

1.178

5

Xã Phạm Ngũ Lão

6.74

6.830

1.014


6

Xã Thọ Vinh

3.50

6.324

1.805

5


7

Xã Đồng Thanh

5.64

6.092

1.079

8

Xã Song Mai

7.37

6.545


888

9

Xã Chính Nghĩa

6.43

6.412

996

10

Xã Nhân La

3.15

3.607

1.146

11

Xã Phú Thịnh

4.85

5.915


1.218

12

Xã Mai Động

6.31

5.380

850

13

Xã Đức Hợp

7.48

7.496

1.000

14

Xã Hùng An

7.38

6.334


858

15

Xã Ngọc Thanh

6.52

6.473

993

16

Xã Vũ Xá

5.27

5.359

1.017

17

Xã Hiệp Cường
TỔNG

7.16
102,684


7.771
113.858

1.085
1.107

Bảng thống kê diện tích hành chính, hiện trạng và mật độ dân số năm 2016

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện phát triển
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện địa hình: Huyện Kim Động là một trong số các huyện trực thuộc vùng
đồng bằng sông Hồng, độ dốc của vùng nhỏ, địa hình thì tương đối bằng phẳng, lí
tưởng (khoảng từ 1,6m đến 3m) và phân chia khu vực thành 2 vùng rõ rệt: Vùng
chiếm diện tích cao nhất(lên tới 70% Stự nhiên) là vùng nội đồng và vùng chiếm 30% Stự
nhiên còn lại là vùng ven đê (gồm có 8 xã ven đê), thú vị hơn, nơi đây có 2 xã và 1 thơn
là dạng bãi nổi nằm giữa con sông Hồng uốn lượn. Đất đai nơi đây màu mỡ, vơ cùng
thích hợp để phát triển trồng các loại cây nông nghiệp

6


Điều kiện Khí hậu: Cũng giống như nhiều khu vực khác của vùng đồng bằng Bắc
Bộ, huyện Kim Động thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, lạnh
hơn rất nhiều so với những khu vực khác có cùng vĩ tuyến; thời điểm đầu mùa đơng
thì vùng tương đối hanh khơ, nửa sau mùa đơng thì có độ ẩm cao, mưa phùn. Ngược
lại, mùa hạ khí hậu lại tương đối nóng ẩm, biến đổi của khí hậu là điều thường gặp ở
vùng. Điều kiện khí hậu này rất thích hợp phát triển các giống cây trồng theo mùa vụ.

Tổng nhiệt độ TB tính theo năm của vùng rơi vào khoảng 23,3 0C. Vào mùa hạ, nhiệt
độ TB rơi vào khoảng 30 đến 320C, đỉnh điểm trong cách tháng 6 và 7, nhiệt độ có thể
lên tới 38 đến 400C. Vào mùa đơng, nhiệt độ trung bình khoảng từ 17 đến 22 0C, thấp
nhất nằm ở tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ từ 8 đến 10 0C. Tổng tích ơn TB tính theo năm
của vùng là: 85030C.
Tổng lượng mưa TB của các tháng trong năm là 175mm. Mùa mưa tập trung từ
tháng 5 đến tháng 9. Lượng nước tương đối dồi dào, phục vụ hiệu quả cho tưới tiêu
nông nghiệp và sinh hoạt. Tổng lượng mưa TB tính theo năm đạt 1700mm.
2.1.2. Nguồn lao động
Nguồn nhân lực của vùng tương
đối dồi dào và có trình độ cơ bản
nhất định. Huyện Kim Đơng có
tổng số 68.500 người ở trong độ
tuổi lao động (tỷ lệ lao động đã qua
đào tạo chiếm 17,12%; lao động ở
trong độ tuổi từ 15 - 45 chiếm tới
43% tổng số lao động của toàn huyện). Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tới 62%
dân số. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên chiếm tới 93%. Tỉ trọng lao động
trong lĩnh vực nơng nghiệp là 72,5%. Lao động nơng nghiệp có tỷ trọng cao và đang
có xu hướng giảm dần về số lượng, nhưng lại tăng về chất lượng. Đây là một thế
mạnh để phát triển kinh tế nơng nghiệp.
2.1.3. Chính sách
Chính sách phát triển nơng nghiệp: huyện Kim Động xác định kinh tế đóng vai trị
chủ lực của huyện trong 5 năm tới trong đó có sản xuất nơng nghiệp và sản xuất nơng
nghiệp trên quy mơ lớn, có sự đầu tư.
Theo đó sẽ tiếp tục tái cơ cấu nơng nghiệp theo định hướng chuyển đổi cơ cấu cây
trồng có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với đất đai, trình độ sản xuất thâm canh của
vùng và theo nhu cầu của thị trường.
Với phương châm chỉ đạo chính "cứ đâu trồng đay được thì ở đó trồng cây ăn quả",
bởi vậy, huyện cần chuyển đổi những diện tích vùng bãi xưa trước kia trồng đay hiện

đang trồng màu có hiệu quả thấp chuyển sang trồng cây ăn quả ngắn ngày và dài ngày.
Huyện Kim Động cần xây dựng nơng nghiệp gắn với trình độ cơng nghệ cao, liên
kết sản xuất theo chuỗi, quan tâm, phổ biến, phát triển các xã, địa phương cùng sản
7


xuất, canh tác; mở rộng mơ hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, phát triển tốc độ
diện tích trồng cam ở xã Đồng Thanh - cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, phát triển
trồng hoa hoa ở Vũ Xá hay trồng chuối ở Ngọc Thanh. Thu hút doanh nghiệp đầu tư,
góp vốn vào lĩnh vực nơng nghiệp; tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình của
mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP).
Quan tâm, chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch trên các địa bàn; quy hoạch phát
triển cơ cấu cây trồng gắn liền với quy hoạch lại hệ thống thủy lợi, tưới tiêu đồng bộ;
cần chú trọng lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; quy hoạch việc chăn nuôi tập
trung đồng thời để bảo vệ môi trường XANH – SẠCH – ĐẸP khu dân cư; duy trì,
nâng cao hiệu quả các tiêu chí xã nơng thơn mới; huyện nông thôn mới; tăng cường
công tác quản lý đất, thu hồi đất; thu hút vốn đầu tư, tăng ngân sách nhà nước,…
2.2. Hiện trạng phát triển ngành kinh tế
2.2.1. Quy mô
Địa bàn huyện Kim Động đã xây dựng thành cơng nhiều mơ hình canh tác trồng cây
ăn quả có giá trị kinh tế cao như: mơ hình trồng cam đường canh, cam sành, bưởi
diễn, bưởi đào, chuối tiêu, chuối tây hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều cánh đồng có diện tích mẫu lớn đã được hình thành giống như vùng chuyên
trồng cây ăn quả trên 1.500 ha chuyên nghiệp, vùng trồng cây rau màu trên 1.000 ha,
vùng trồng cây dược liệu trên 80 ha.
Điển hình như vùng sản xuất, canh tác cây có múi cam, bưởi tại các xã như: Đồng
Thanh, Vĩnh Xá có diện tích trên 300 ha; vùng trồng chuối tiêu hồng tập trung tại các
xã như: Hùng An, Ngọc Thanh, Mai Động, Đức Hợp với hơn 200 ha. Bước đầu hình
thành những mơ hình sản xuất canh tác nơng nghiệp có ứng dụng cơng nghệ cao vào
sản xuất và đã được cấp chứng nhận Vietgap: nhãn lồng đặc sản xã Vĩnh Xá với diện

tích trên 10 ha; cam của xã Đồng Thanh hơn 30 ha; cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa
hàng hóa, lúa chất lượng cao gắn liền với tiêu thụ sản phẩm tại các xã Thọ Vinh, Hùng
An, Vĩnh Xá.
Hiện tồn huyện có trên 1.700 trang trại, gia trại; trong đó có hơn 300 trang trại đạt
doanh thu trên 700 triệu đồng/năm.
2.2.2. Giá trị sản xuất
Vào năm 2017, giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện Kim Động đạt tới 104% so
với kế hoạch đã đề ra trước đó. Sáu tháng đầu năm 2018, huyện Kim Động đã đạt giá
trị sản xuất nông nghiệp hơn 576.039 triệu đồng, đạt 53% kế hoạch của năm. Cơ cấu
sản xuất nơng nghiệp có sự chuyển dịch rất tích cực theo hướng tăng giá trị ngành
nghề chăn ni.
Năm 2015, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chiếm 40,8% giá trị sản xuất nơng
nghiệp, tính đến năm 2017 là 47,5% và tính đến 6 tháng đầu năm 2018 là 51%. Với
lĩnh vực trồng trọt, tổng diện tích cây trồng hàng năm giảm do một số diện tích đất lúa
chuyển đổi sang diện tích đất trồng cây lâu năm. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2018 8


tổng diện tích đất trồng lúa đã chuyển đổi là 755,6 ha (trong đó năm 2016 thực hiện
chuyển đổi được 105 ha), đến năm 2017 - đã hoàn thành chuyển đổi được 343,7 ha, 6
tháng đầu năm 2018 – đã chuyển đổi được 174,76 ha... Bước đầu huyện Kim Động đã
có nhiều mơ hình chuyển đổi mang lại kết quả tốt, vơ cùng hiệu quả như mơ hình sản
xuất thanh long tại các xã như: Vĩnh Xá, Thọ Vinh, Hùng An,… rộng 10 ha cho thu
nhập cao hơn gấp 10 lần so với trồng lúa. Mơ hình sản xuất cây có múi tại các xã như:
Đồng Thanh, Đức Hợp, Thọ Vinh,… với 200 ha, thu nhập đạt từ 300 - 500 triệu
đồng/ha, cao hơn gấp 10 - 16 lần so với trồng lúa.
2.2.3. Tốc độ tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng của ngành nơng nghiệp bình qn trong giai đoạn 2010 - 2017
đạt 3,2%. Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện đạt 172,8 triệu đồng/ha. Phấn đấu
đến năm 2022 đạt 200 triệu đồng/ha canh tác.
Thống kê ở năm 2018, tổng lượng giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đạt

576.039 tỷ VNĐ, tăng khoảng 0.28% (so với giá trị sản xuất cùng kì của năm 2017);
tổng giá trị nơng nghiệp của lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đạt 56.046 tỉ VNĐ, gia tăng
khoảng 13.39% (so với giá trị sản xuất cùng kì của năm 2017). Thống kê chi tiết như
sau:
+ Lĩnh vực trồng trọt: Thành công xây dựng mô hình 135 hecta gây trồng các giống
cây cho vụ Đơng, cụ thể khuyến khích trồng các giống cây tập trung như: Bí, Ngơ các
loại ở nhiều xã, địa phương như: Đồng Thanh, Vũ Xá, Phú Thịnh, Ngọc Thanh,…
Tổng Shoa màu trong vụ xuân - hè năm 2018 đạt: 679.86 hecta hoàn thành được 104.6%
trong mục tiêu kế hoạch đã đề ra sẵn. Tổng Scây vụ đông giai đoạn từ năm 2017 đến 2018
đã trồng thành cơng: 1,232,38 hecta, hồn thành tới 88% mục tiêu vạch ra từ đầu,
(giảm khoảng 17% giá trị sản xuất so với 2017). Tổng S gieo cấy lúa của vụ đông - xuân của
huyện Kim Động là: 4,193,25 hecta, đạt tới 99,37% kế hoạch (giảm khoảng 233.43
hecta khi đối chiếu với vụ đông – xuân năm 2017).
+ Lĩnh vực chăn ni: Trong vịng khoảng 6 tháng cụ thể bắt đầu từ đầu năm 2018,
trên toàn địa bàn huyện Kim Động phát triển rất tốt lĩnh vực chăn nuôi gia súc và gia
cầm với quy mô lớn. Thống kê tới thời điểm hiện nay ở trên lãnh thổ huyện Kim Động
với con đến 256 mơ hình chăn nuôi lớn như trang trại, chăn thả quy mô lớn đem về
nguồn lợi, con số doanh thu thực tế đạt trên 500 triệu VNĐ/năm, và phấn khởi hơn là
102 khu trang trại đã đạt được tới các chỉ tiêu, 70 trên tổng 102 trang trại được chính
quyền cấp địa phương và cấp huyện khen thưởng, tuyên dương và trao tặng Giấy cơng
nhận xây dựng mơ hình kinh tế trang trại.
+ Lĩnh vực thủy lợi: Hoàn thành khắc phục và xây dựng các cơng trình thủy lợi trên
tồn huyện. Sau khi được UBND tình Hưng n trợ cấp kinh phí, tài chính, huyện
Kim Động cơng cuộc nạo vét ở vụ đơng – xuân trong giai đoạn 2017 đến 2018 hoàn
thành khoảng 87.818 m3, hoàn thành tới 95% mục tiêu đặt ra. Huyện thường xuyên
trực tiếp cử cán bộ đi kiểm tra, rà sốt tình trạng đê điều ở các khu vực, bổ sung nhiều
9


phương án để ngày càng cải thiện các cơng trình, các điểm thủy lợi chủ chốt, phụ vụ

tốt cho mùa vụ, bãi bồi, tưới tiêu của nhân dân. Phê chuẩn phương án PCTT&TKCN
đến từng các ban ngành, địa phương, thực hiện các phương pháp an tồn, phịng và
chống, thích ứng kịp thời với các dạng thiên tai nguy hiểm trong năm.
Phấn đấu đến giai đoạn 2022-2025 đạt được những thành tựu lớn mạnh hơn về giá
trị cơ cấu ngành.
2.2.4. Thu hút lao động
Trong những năm gần đây, công tác điều phối giữa các bộ, ngành đã thúc đẩy, thu
hút một lực lượng lao động lớn. Công tác đào tạo, dạy nghề trong ngành nơng nghiệp
được chú trọng để từ đó nâng cao chất lượng ngành nghề, tay nghề, chất lượng cho
sản xuất nông nghiệp.
Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp càng ngày càng được nâng cao cả về số lượng
lẫn chất lượng. Hiện nay, huyện Kim Động có chương trình xây dựng nông thôn mới
ngày càng mạnh, dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp kết hợp chỉnh trang, kiến thiết
ruộng đồng, tạo thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất nông
nghiệp. Việc đẩy mạnh tiến độ cơ giới hóa này đã góp phần thu hút nhiều nguồn lực
lao động trong nông nghiệp, đẩy mạnh cơ cấu ngành lên mức cao.
2.2.5. Tỉ lệ nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo phạm vi huyện còn dưới 2% (theo chuẩn năm 2005); hiện nay, chính
sách mới, hiện đại, mở ra nhiều lợi ích, cơ hội đã tạo việc làm mới cho trên 18.000 lao
động, trong đó có trên 70% lao động qua đào tạo.
Tỉ lệ nghèo ở huyện được giảm đáng kể, các chính sách hỗ trợ phúc lợi, hỗ trợ việc
làm, đào tạo nhân lực tham gia sản xuất được phổ biển rộng rãi trên phạm vi toàn
huyện. Người lao động tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, được nhà nước hỗ trợ cho
vay vốn không lãi suất hoặc lãi suất thấp, đào tạo trồng, canh tác các loại cây trồng có
năng suất cao, chất lượng cao, thu về được nhiều giá trị sản xuất. Như việc hỗ trợ
người dân trồng cam ở xã Đồng Thanh, trồng chuối ở nhiều xã như Ngọc Thanh, Đức
Hợp. Xây dựng mơ hình chăn ni với các giống vật ni lai tạo có giá trị cao hơn
như bò ba bê, bõ sữa, lợn, gà công nghiệp, cá,…
Trong suốt những năm qua, trên địa bản của huyện đã áp dụng, đề ra nhiều chương
trình khuyến nông, hỗ trợ nông dân nghèo bằng nhiều phương án tích cực như: hướng

dẫn nơng dân phát triển trồng trọt, sản xuất theo mơ hình chăn ni tập trung, quy mô
lớn, mang lại giá trị sản xuất cao nhưng phải tuân thủ theo công tác đảm bảo môi
trường XANH-SẠCH-ĐẸP, an tồn, vệ sinh, bảo vệ mơi trường. Bằng cách mở các
lớp huẩn luyện, tuyên truyền, phát động cho nhân dân hiểu hơn về vấn đề về quy trình
cũng như cách để đảm bảo các yêu cầu cần đảm bảo hay tuyên truyền về các loại dịch
bệnh truyền nhiễm của các loại gia súc, gia cầm khi chăn nuôi ở quy mơ lớn cũng như
quy mơ trung bình. Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp và khơng lãi
suất để làm nền móng gây dựng kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống. Và nhờ vậy,
10


thống kê về các hộ nghèo và cận nghèo trong từng địa phương càng ngày càng giảm đi
một cách tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt. Với chính sách,
đầu tư mỗi năm đã đồng loạt giải quyết về vấn đề việc làm cho hàng ngàn lao động
với mức thu nhập rất thỏa đáng, ổn định, góp phần xóa đói – giảm nghèo, thốt nghèo
để vươn lên xây dựng một nền kinh tế mới, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

2.3. Tác động của ngành đến tồn bộ nền kinh tế và đời sống
2.3.1. Đóng góp vào tăng trưởng
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 12,5%
- Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 34%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng dần qua
các năm
- Qua khảo sát, tỉ trọng của ngành nơng nghiệp chiếm phần lớn trong cơ cấu các nhóm
ngành của tồn huyện. Nơng nghiệp vẫn là ngành đóng vai trò chủ đạo, đầu ngành
trong cơ cấu ngành nghề của địa phương.
- Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, GDP đầu người tăng vượt trội so với các
2.2.2. Đóng góp vào thu nhập người dân
Thu nhập người dân được cải thiện đáng kể từ những chính sách, đổi mới, chuyển
đổi trong nơng nghiệp.
Bà con có cơng ăn việc làm ổn định, tạo ra nguồn thu ổn định, các hộ gia đình

nghèo, cận nghèo dần dần thốt khỏi tình trạng thiếu kinh tế, khó khăn trong sinh
hoạt.
Nơng dân được tiếp cận với trang thiết bị kĩ thuật mới, thêm phần phấn khởi, lao
động cơ giới hóa-tự động hóa, đồng nghĩa với việc năng suất cũng như giá trị, chất
lượng sản phẩm tăng lên đáng kể. Qua đó, người dân thu lại được một nguồn lợi
không nhỏ từ những cải tiến trong nơng nghiệp, từ những chính sách, ưu đãi của nhà
nước dành cho nhân dân lao động.
3. KẾT LUẬN

Quy hoạch xây dựng kinh tế nơng nghiệp của tồn huyện Kim Động đã phát huy
được các tiềm năng, sức mạnh và lợi thế của từng thơn, xã, góp phần gia tăng, cải
thiện nền kinh tế toàn diện, phát triển nhanh và vững bền; góp phần phát triển mạnh
kinh tế chung; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, nâng cao
chất lượng dân cư; Xây dựng thành cơng các tiêu chí, mục tiêu để huyện đạt chuẩn
nông thôn mới qua các các giai đoạn; xây dựng huyện Kim Động dân giàu, xã hội
công bằng, giàu mạnh, cố gắng đạt được một trong các huyện nằm ở top dẫn đầu của
tồn tỉnh Hưng n. Kinh tế nơng nghiệp đóng vai trị then chốt trong cơ cấu các
nhóm ngành của huyện, huyện đã không ngừng cải tiến, đổi mới, nâng cấp tồn diện
các mặt để nâng cao trình độ nông nghiệp cũng như đem lại một nguồn thu nhập tốt
11


cho nhân dân, đóng góp vào GDP của tồn vùng, tạo cơng ăn việc làm ổn định, mục
tiêu xóa đói giảm nghèo, xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tài liệu tham khảo
1. kimdong.hungyen.gov.vn
2. />3. VNUA

12




×