Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG – HỆ QUẢ PHÁP LÍ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.11 KB, 11 trang )

DỊCH BỆNH COVID-19 TRONG MỐI LIÊN HỆ VỚI SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG
– HỆ QUẢ PHÁP LÍ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức tun bố bệnh viêm đường hơ hấp cấp do
virus corona chủng mới (Covid-19) gây ra là dịch bệnh toàn cầu. Theo số liệu của tờ Forbes
Vietnam, hiện nay dịch bệnh đã lan đến 122 quốc gia và vùng lãnh thổ, gây nhiễm bệnh hơn
126.000 người với hơn 4.600 ca tử vong. Có thể thấy, dịch bệnh đã nhanh chóng lây lan, gây
thiệt hại và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của con người trên toàn thế
giới. Mặt khác, dịch bệnh xảy ra đã gây một “cú sốc” lớn cho nền kinh tế toàn cầu, biểu hiện
là sự tụt giảm chỉ số Dow Jones trên thị trường chứng khoán Mỹ lên đến 3500 điểm sau sáu
ngày liên tục. Bên cạnh đó, dịch Covid-19 cũng khiến thị trường tiêu thụ bị co hẹp, các lĩnh
vực dịch vụ, du lịch, hàng không,… ngừng hoạt động dẫn đến nguồn thu sụt giảm mạnh. Vì
thế, bên cạnh sức khỏe vấn đề kinh tế cần được đặt lên hàng đầu bởi nó có sức ảnh hưởng và
chi phối đến tồn hệ thống chính trị, văn hóa – xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tê liệt của nền kinh tế là từ các lệnh
cấm, cách ly và đóng cửa biên giới nhằm hạn chế dịch bệnh từ phía Chính Phủ của các quốc
gia. Điều này dẫn đến các hợp đồng kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp không thể hoặc rất khó
khăn trong việc thực hiện. Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp hợp
đồng khơng thể thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng vì lí do bất khả kháng thì bên có nghĩa
vụ thực hiện hợp đồng không phải chịu trách nhiệm dân sự. Vì thế, các doanh nghiệp và tổ
chức kinh tế nói chung hiện nay đặc biệt quan tâm đến vấn đề xác định dịch bệnh covid-19
và những hệ quả phát sinh từ đó như lệnh cấm của các Chính Phủ có được xem là sự kiện
bất khả kháng hay khơng?
Chính vì vậy, bài viết này xem xét khả năng điều khoản về sự kiện bất khả kháng
được viện dẫn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gây chấn động toàn cầu, trên cơ sở
phân tích, đối chiếu sự kiện Covid-19 với các yếu tố tạo nên một sự kiện bất khả kháng theo
quy định của pháp luật. Bài viết cũng đánh giá tổng quan trách nhiệm của những đối tượng
bị ảnh hưởng và đề xuất về cách các điều khoản bất khả kháng nên được soạn thảo để phân
bổ và hạn chế rủi ro cho một sự kiện tương tự.



1. Quy định về sự kiện bất khả kháng
Điều khoản về sự kiện bất khả kháng được hiểu là điều khoản về những trường hợp
mà khi xảy ra các bên khơng phải chịu trách nhiệm dù đã có hành vi khơng thực hiện đúng
hợp đồng.
Khái niệm bất khả kháng có một lịch sử lâu đời, từ Luật La Mã đã đặt ra thuật ngữ
vis Major nhằm củng cố nguyên tắc khả năng là giới hạn của tất cả các nghĩa vụ (ad
impossibilia nemo tenetur), có nghĩa là khơng ai được kì vọng thực hiện điều khơng thể.
Khái niệm này đã bắt rễ và được giữ vững trong hầu hết các hệ thống pháp luật, là căn cứ để
ngăn chặn trách nhiệm gắn liền với một hành động, mà khơng có các yếu tố cấu thành sự
bảo vệ này, sẽ được xem xét trái với nghĩa vụ pháp lý.1 Trong hệ thống pháp luật Common
Law khái niệm “bất khả kháng” được xây dựng trên học thuyết Frustration (“frustration of
contract” ) và học thuyết về việc không thể thực hiện được nghĩa vụ 2. Nó cũng được ghi
nhận trong hệ thống pháp luật Civil Law với thuật ngữ được sử dụng có nguồn gốc từ tiếng
Pháp là “force majeure”. Tuy nhiên, quy định về vấn đề này trong các hệ thống pháp luật và
pháp luật quốc gia có sự khác nhau.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành (BLDS), sự kiện bất khả
kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc
phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép3. Mặt khác,
Cơng ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (CISG) - Công ước được áp
dụng rộng rãi trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp từ các nước thành
viên trên thế giới trong đó có Việt Nam lại chưa bao giờ sử dụng thuật ngữ sự kiện bất khả
kháng. Thay vào đó, CISG quy định trong Điều 79.1 rằng “Một bên không chịu trách nhiệm
về việc không thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình nếu chứng minh được rằng việc
khơng thực hiện nghĩa vụ đó là do sự cản trở ngồi tầm kiểm sốt của họ và họ khơng thể
lường trước các trở ngại này tại thời điểm ký kết hợp đồng hoặc đã tránh hay khắc phục nó
hoặc hậu quả của nó.”. Cùng với đó, các quốc gia trong hệ thống Civil Law và Hoa Kỳ cũng
có quy định về khái niệm này. 4 Ngược lại, đại diện điển hình cho hệ thống Common Law pháp luật Anh khơng có khái niệm chung về sự kiện bất khả kháng mà phụ thuộc vào điều
khoản trong hợp đồng. Theo đó, nếu các bên muốn viện dẫn về sự kiện bất khả kháng thì
phải quy định rõ trong hợp đồng về trường hợp này.5
1


Simon Hentrei, Ximena Soley (2011), Force Majeure, tham khảo trực tuyến tại:
[ truy cập ngày 5/5/2020.
2
Bành Quốc Tuấn, “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế thông qua các điều
khoản đặc biệt của hợp đồng”, Tạp chí phát triển và hội nhập số 9 (19) - Tháng 03-04/2013, tr. 66.
3
Điều 156 BLDS 2015.
4
Bộ Luật dân sự Pháp (Điều 1147), Bộ Luật dân sự Đức (BGB – khoản 1 Điều 275, khoản 2 Điều 311a), Bộ
Luật dân sự Ý năm 1942 (Điều 1497), pháp luật Hoa Kỳ (tiểu mục 2-615 Bộ Luật thương mại thống nhất
Hoa Kỳ - Uniform Commercial Code),…
5
Xem thêm: COVID-19: Force majeure event?, tham khảo trực tuyến tại:


Về bản chất, sự kiện bất khả kháng được hình thành khi hội tụ đủ ba điều kiện: yếu tố
khách quan, không lường trước được và không thể thực hiện được. Hay nói cách khác sự
kiện đó phải có yếu tố tác động từ bên ngoài (foreign), tiếp theo là sự kiện đó khơng lường
trước hay khơng dự tính trước (unexpected) - yếu tố bất ngờ và cuối cùng là không thể khắc
phục hay vượt qua được (insurmountable)6.
Thứ nhất, về yếu tố khách quan. Bất khả kháng phải là sự kiện xảy ra ngồi ý chí
của các bên. BLDS khơng quy định cụ thể thế nào là “khách quan”, do đó gây nên những
khó khăn nhất định cho việc cơng nhận sự kiện là sự kiện bất khả kháng. Bởi trên thực tế,
giới hạn giữa “khách quan” và “không khách quan” đơi khi rất mỏng manh 7. Tuy nhiên, có
thể hiểu đó phải là một sự kiện vượt ngồi kiểm soát của các bên trong quan hệ hợp đồng
khi mà yếu tố lý trí của bất kỳ bên nào cũng khơng có ý nghĩa đối với hiện tượng khách
quan đã xảy ra. Nghĩa là “hiện tượng khách quan phát sinh, tồn tại và chấm dứt một cách
độc lập đối với ý chí của các bên đương sự” 8. Trên thực tế chỉ có các sự kiện xảy ra mang
tính tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng như động đất, bão lụt, núi lửa

hoạt động, sóng thần,… mới được xem là sự kiện bất khả kháng mặc nhiên, nghĩa là bên vi
phạm hợp đồng không cần phải chứng minh mà vẫn được miễn trách nhiệm. Ngược lại, bên
cho rằng đó khơng phải là các sự kiện bất khả kháng để buộc bên kia phải chịu trách nhiệm
thì phải chứng minh, nếu khơng chứng minh được hoặc chứng minh khơng có cơ sở thì các
trường hợp đó được xem là bất khả kháng. Mặt khác, một số trường hợp khác cũng ảnh
hưởng đến việc thực hiện hợp đồng như: chiến tranh, đình cơng, bạo loạn, khủng bố, kiểm
dịch,… không đương nhiên được xem là các trường hợp bất khả kháng, bên vi phạm vẫn
phải chịu trách nhiệm. Muốn trở thành trường hợp không phải chịu trách nhiệm, các bên
phải thỏa thuận và ghi cụ thể vào hợp đồng và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu các
trường hợp này đã xảy ra đúng như dự liệu thì bên khơng thực hiện đúng hợp đồng sẽ khơng
phải chịu trách nhiệm dân sự.
Thứ hai, bất khả kháng là sự kiện không thể lường trước được. Khi giao kết hợp
đồng các bên khơng nhận sẽ có sự kiện bất khả kháng phát sinh và tồn tại cản trở việc thực
hiện nghĩa vụ của một bên và khiến bên đó không thực hiện đúng hợp đồng. Về thời điểm
không lường trước được, Bộ luật Dân sự 2015 không đề cập rõ nhưng một số hệ thống pháp

[ truy cập ngày 5/5/2020.
6
Đỗ Minh Tuấn, Sự kiện bất khả kháng và một vài lưu ý trong thực tiễn áp dụng, tham khảo trực tuyến tại:
[ (Truy cập ngày 17/02/2018).
7
Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia
Việt Nam, tr. 518.
8
Hoàng Ngọc Thiết, Vận dụng bất khả kháng để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, Tạp chí Luật học số 6/1998.


luật như Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng theo hướng sự lường trước được hay không
được xác định ở “thời điểm giao kết hợp đồng”9.

Thứ ba, sự kiện bất khả kháng khiến cho bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện được
nghĩa vụ của mình. Hay sự kiện xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
2. Mối liên hệ giữa sự kiện Covid-19 với sự kiện bất khả kháng và hệ quả pháp lý
Trở lại với vấn đề về dịch bệnh Covid-19, từ những phân tích về sự kiện bất khả
kháng ở trên, xét về mặt pháp lý thì ban đầu bản thân dịch này khơng phải là sự kiện bất khả
kháng, bởi vì một trong những yếu tố của bất khả kháng là “không thể thực hiện được” mà ở
đây các giao dịch khi Covid-19 xuất hiện vẫn có thể được thực hiện.
Để hiểu rõ, cần xem xét kinh nghiệm xét xử từ dịch SARS ở Toronto năm 2003. Một
trong những tiêu chí để được coi là sự kiện bất khả kháng các tòa án đã đề nghị rằng cần
phải chứng minh được dịch SARS ảnh hưởng trực tiếp đến hợp đồng theo cách: sự kiện và
tác động của nó là ngay lập tức 10 (với thời gian dài hơn cần đặt ra câu hỏi liên quan đến
những thay đổi trong điều kiện thị trường và nghĩa vụ của một bên để giảm thiểu thiệt hại).
Ví dụ, trong trường hợp cơng nhân vơ tình bị nhiễm dịch bệnh và ngay sau đó khơng thể
thực hiện được công việc được giao trong hợp đồng dịch vụ đã giao kết trước đó, tức dịch
bệnh đã ngay lập tức ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng, trong trường hợp này dịch
bệnh có thể được xem là bất khả kháng. Tuy nhiên những trường hợp ảnh hưởng trực tiếp
thường rất hiếm và những vấn đề lớn cần đặt ra sự kiện bất khả kháng thường rất khó để
dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng. Đơn cử hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế giữa doanh nghiệp của hai quốc gia không thể căn cứ đơn thuần vào việc một
trong hai quốc gia có dịch bệnh mà khơng thể thực hiện được nghĩa vụ của các bên. Tương
tự phát triển của dịch SARS, Covid-19 không phải là một sự kiện ngay lập tức, mà là bằng
chứng là sự phát triển kéo dài trong vài tháng, do đó yếu tố “khơng thể thực hiện được” sẽ
khơng được đảm bảo trong trường hợp này vì các bên vẫn có thời gian và điều kiện để hạn
chế thiệt hại xảy ra nếu có.
Bản thân dịch bệnh Covid-19 không phải là sự kiện bất khả kháng thế nhưng một số
hệ quả do nó mang lại thì lại được xem là sự kiện bất khả kháng. Khi dịch bùng phát Chính
Phủ của các quốc gia đã đưa ra những lệnh dừng, cấm hoạt động, cách ly khu vực hay thậm
chí là đóng cửa biên giới và những lệnh này đã trở thành sự kiện bất khả kháng11 bởi các
lệnh

9

Đỗ Văn Đại (2017), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia
Việt Nam, tr. 518.
10
Mario Nigro, Marianne Smith (2003), Is SARS an Event That Triggers a Force Majeure Clause, tham khảo
trực tuyến tại: [ />handle=hein.journals/aqrty27&div=16&id=&page=]
11
Bàn thêm về vấn đề này, bên cạnh sự kiện bất khả kháng thì việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cũng được xem là một trường hợp riêng trong bốn trường hợp không phải chịu trách
nhiệm dân sự do không thực hiện đúng hợp đồng. Bộ luật dân sự 2015 không quy định về trường hợp này


này là một yếu tố khách quan và cũng không thể lường trước được do đây là quyết định của
cơ quan nhà nước khi có dịch bệnh xảy ra và nó làm cho giao dịch khơng thể thực hiện
được. Trong trường hợp này, chúng ta phải lưu ý hơn các hệ quả của sự kiện bất khả kháng
xuất phát từ lệnh cấm. Trường hợp có xảy ra thiệt hại thì về ngun tắc, người có nghĩa vụ
khơng phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, luật cũng cho phép trong trường hợp này các bên
có thể thỏa thuận lại. Do đó tùy theo quan hệ giữa các bên, khi xảy ra thiệt hại xuất phát từ
lệnh cấm đó, thì các bên hồn tồn có thể cùng chia sẻ rủi ro.
Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, hệ quả pháp lý cho các bên lựa chọn có thể là hỗn
thực hiện hợp đồng, tức hoãn thời gian thực hiện hợp đồng, khi thực hiện hoãn hợp đồng
đồng nghĩa với việc các bên đang tạo cho mình cơ hội thực hiện tiếp hợp đồng để đạt mục
đích ban đầu khi tham gia giao kết. Tuy nhiên, cần lưu ý hiện nay luật chưa quy định về thời
gian hoãn. Nếu sự cản trở (sự kiện bất khả kháng) chỉ là tạm thời thì việc miễn trách nhiệm
cũng chỉ là tạm thời. Sau khi việc cản trở chấm dứt bên nghĩa vụ vẫn phải thực hiện hợp
đồng. Các bên cần đánh giá đúng về khả năng thực hiện hợp đồng sau thời gian hoãn thực
hiện trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh việc hoãn thực hiện hợp đồng, các bên có thể lựa
chọn chấm dứt hợp đồng. Bộ luật Dân sự quy định về điều kiện để chấm dứt hợp đồng khi
“Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng khơng cịn” 12. Tức khi đối

tượng của hợp đồng là một vật đặc định hoặc đối tượng khác mà các bên có thỏa thuận đối
tượng của hợp đồng khơng thể thay thế được, thì hợp đồng khơng thể tiếp tục thực hiện khi
đối tượng của hợp đồng khơng cịn13. Chúng ta có thể xét đến việc chấm dứt hợp đồng sau
thời gian hỗn hợp đồng mà bên khơng thực hiện đúng hợp đồng khơng thể thực hiện được.
Ngồi ra, các bên cũng có thể chuyển giao hợp đồng khi sự kiện bất khả kháng xảy ra.
Chuyển giao hợp đồng là một hình thức hiện hữu rất nhiều trên thực tế, tuy nhiên ở Bộ luật
Dân sự 2015 lại chưa phân định thế nào là chuyển giao hợp đồng mà chỉ có cơ chế “chuyển
giao quyền yêu cầu” Điều 365 và “chuyển giao nghĩa vụ” Điều 370. Để có thể chuyển giao
hợp đồng thì phải có việc người thứ ba (đối với hợp đồng đang tồn tại) thế vào vị trí của
một bên với tư
nhưng lại quy định trong pháp luật chuyên ngành, cụ thể tại điểm d khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005
quy định: “bên vi phạm được miễn trách nhiệm đôi với hành vi vi phạm do thực hiện quyết định của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên khơng thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng”. Bên
cạnh đó, Trong Công ước Viên 1980 và Bộ nguyên tắc UNIDROIT không có quy định cụ thể về trường hợp
khơng phải chịu trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng hợp đồng do việc thực hiện quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, nếu sự can thiệp của cơ quan nhà nước là hợp lý thì
được xếp vào trường hợp bất khả kháng hoặc sự can thiệp của “cơ quan nhà nước có thẩm quyền” sẽ đóng
vai trị như trường hợp miễn trách do lỗi của người thứ ba quy định trong Điều 79 CISG. Tác giả cho rằng sự
hạn chế trong vấn đề mặt lập pháp đã khiến BLDS và Luật Thương mại có sự quy định chưa tương đồng về
vấn đề này. Bên cạnh đó, có thể các nhà làm luật cho rằng sự kiện bất khả kháng thường thiên về yếu tố phi
chính trị (non-political force majeure) hay bất khả kháng tự nhiên (natural force majeure) mà không phải là
sự tác động của con người. 12 Khoản 5 Điều 422 BLDS 2015.
13
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 253.


cách là một bên trong quan hệ hợp đồng đã xác lập14. Có thể coi chuyển giao hợp đồng là
một hành vi pháp lý, qua đó một người thứ ba, được gọi là bên nhận quyền chuyển giao (C),
thế vào vị trí một bên, gọi là bên chuyển giao (A), trong hợp đồng anh ta đã ký với một bên,

gọi là bên cịn lại trong hợp đồng (B)”15. Theo đó, để hợp đồng có thể chuyển giao được
nghĩa là phải có sự đồng ý của cả bên thứ ba tham gia. Mặt khác, để có thể chuyển giao thì
việc chuyển giao này là phần còn lại của hợp đồng khi bên nghĩa vụ khó có thể thực hiện
được tiếp. Nghĩa là sự kiện bất khả kháng gây ra làm tổn hại đến việc thực hiện nghĩa vụ
của bên không thực hiện đúng hợp đồng còn đối tượng hợp đồng vẫn còn và chuyển giao là
chuyển giao đối tượng hợp đồng đó.
3. Đề xuất giải pháp và kết luận
Về mặt lập pháp, cần có những nghiên cứu chuyên sâu để khắc phục những hạn chế
còn tồn tại trong pháp luật Việt Nam vấn đề liên quan đến sự kiến bất khả kháng như định
nghĩa về sự kiện bất khả kháng cần rõ ràng hơn, ban hành một số văn bản về tổng kết
nghiệp vụ xét xử hay án lệ liên quan đến sự kiện bất khả kháng.
Thứ nhất, về khái niệm sự kiện bất khả kháng:
Từ góc độ nhìn nhận trên, sự kiện bất khả kháng còn quy định chung chung, khó xác
định cho cả các bên giao kết hợp đồng cũng như cơ quan xét xử khi tiến hành giải quyết
những tranh chấp phát sinh. Chính điều này lại tạo ra khẽ hở về mặt pháp luật cho bên có mục
đích khơng thiện chí lợi dụng nhằm phủ nhận trách nhiệm hay như bỏ sót trường hợp đáng
được hưởng quyền lợi này. Trên cơ sở nghiên cứu, nhóm tác giả cho rằng Bộ luật Dân sự nên
có sự thay đổi trong việc định nghĩa về sự kiện bất khả kháng như sau:
“1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan bao gồm cả sự kiện
thiên nhiên và sự biến xã hội, xảy ra sau khi giao kết hợp đồng mà các bên không thể lường
trước được, đã khắc phục trong khả năng cho phép nhưng không thể khắc phục được và hậu
quả của việc không thực hiện đúng hợp đồng là do sự kiện bất khả kháng gây ra.
2. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên không thực hiện đúng hợp đồng phải thơng
báo kịp thời trong khả năng của mình cho bên có quyền biết.”
Thứ hai, nên chăng chúng ta cần một văn bản pháp luật cụ thể hơn, liệt kê, lường trước
những sự kiện nào được coi là sự kiện bất khả kháng và các quy định về điều kiện cho từng sự
kiện và những án lệ được áp dụng khi giải quyết tranh chấp vụ việc.
Bởi lẽ, quy định về sự kiện bất khả kháng được nhiều luật chuyên ngành văn bản quy
phạm pháp luật điều chỉnh: Luật Thương mại 2005, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000,... chi
phối đến nhiều vấn đề trong cuộc sống. Điều này không phải là việc không khả thi mà trên thế

giới, trong hoạt động thương mại quốc tế chúng ta có Điều khoản mẫu về bất khả kháng của
Phòng thương mại quốc tế (ICC), ấn phẩm số 421 được ban hành năm 2008, điều khoản liệt


kê các tiêu chí được xem là bất khả kháng, sự kiện được xem là bất khả kháng trong thực tiễn
kinh doanh:
“1. Một bên đương sự không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất cứ bộ phận nào khi
chứng minh được rằng:
– Việc không thực hiện là do một khó khăn trở ngại xảy ra ngồi sự kiểm sốt của mình, và
– Họ đã khơng thể trù liệu được trở ngại và tác động của nó đối với khả năng thực hiện hợp
đồng một cách hợp lý vào lúc ký kết.
– Họ đã không thể né tránh hoặc khắc phục nó hay ít nhất tác động của nó một cách hợp lý.
2. Trở ngại nêu ở đoạn (1) nói lên có thể nảy sinh từ những sự kiện sau đây gây ra – liệt kê
này chưa phải toàn diện:
(a) Chiến tranh mặc dù có tun bố hay khơng, nội chiến, nổi loạn và cách mạng, hành động
cướp bóc, hành động phá hoại
(b) Thiên tai như: bão tố dữ dội, gió lốc, động đất, sóng thần, huỷ diệt bởỉ sét đánh
(c) Nổ, cháy, huỷ diệt máy móc, nhà xưởng và bất cứ loại thiết bị nào
(d) Mọi hình thức tẩy chay, đình cơng, chiếm giữ nhà xưởng và cơ sở ngưng việc trong xí
nghiệp của người đang mong tìm miễn giảm.
(e) Hành động hợp pháp hay phi pháp của người cầm quyền từ những hành động mà bên
đương sự mong tìm miễn giảm phải gánh chịu rủi ro theo các điều khoản khác của hợp đồng
và trừ những vụ việc nêu ở đoạn (3) dưới đây.
3. Nhằm vào mục đích của đoạn (1) nói trên và trừ khi có quy định khác đi trong hợp đồng,
trở ngại không bao gồm: thiếu được cấp phép, thiếu chứng chỉ, thiếu giấy do nhập hay cư trú
hoặc thiếu chấp thuận cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng và được cấp bởi nhà chức trách
của bất cứ loại nào ở tại nước của bên đương sự mong muốn miễn giảm.”1
Từ đó, các bên tham gia giao kết hợp đồng có căn cứ để tự xem xét với việc không
thực hiện đúng hợp đồng bên khơng thực hiện đúng hợp đồng có phải chịu trách nhiệm dân sự
hay khơng và có thể nhanh chóng giải quyết hợp đồng, tránh để thời gian tồn đọng không xác

định rõ trách nhiệm thuộc về bên nào và có nguy cơ gây tổn thất cao. Tuy nhiên việc liệt kê
này luật cũng cần quy định chỉ mang tính lường trước của luật chứ khơng bao qt hết mọi
trường hợp, bởi sự vận động của xã hộ ngày càng lớn nên khó mà kiểm sốt được hết.
Thứ ba, pháp luật chúng ta nên có điều khoản cụ thể quy định về hệ quả của hợp đồng
khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Bởi lẽ vấn đề về giải quyết hợp đồng ln là cái đích cuối
cùng mà các bên muốn đạt được.
1Nguyễn Thanh Hải (2007), Bất khả kháng và khó khăn trở ngại trong hợp đồng thương mại quốc tế, ấn bản số

421 của ICC, xem 06/4/2018, < />

Về phía các chủ thể chịu tác động từ sự kiện bất khả kháng như doanh nghiệp cần: Thứ
nhất, đánh giá tác động của dịch đối với việc thực hiện hợp đồng, và xác định xem liệu các
điều khoản về sự kiện bất khả kháng có được áp dụng hay khơng, và liệu có nên tiến hành
đàm phán lại hợp đồng, đình chỉ, chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng,... Đây nên là phương án
được ưu tiên đầu tiên trước khi tính đến yếu tố pháp lý. Thứ hai, doanh nghiệp nên thông
báo cho bên kia về sự kiện và yêu cầu xác nhận. Thứ ba, các doanh nghiệp nên tiến hành
ngay lập tức các biện pháp hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại và tiến hành thu thập, lưu giữ
chứng cứ chứng minh về sự kiện bất khả kháng, cụ thể là yếu tố “không thể thực hiện được”
bởi nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp xảy ra thuộc về bên muốn dựa và sự kiện bất
khả kháng để không phải chịu trách nhiệm dân sự. Các doanh nghiệp cũng cần để ý tới
quyền lợi của bên kia nếu bên đó viện dẫn sự kiện bất khả kháng, đó là quyền chấm dứt hợp
đồng sau một thời gian nhất định, sau đó bán hàng hóa cho bên mua khác, hoặc trong trường
hợp là bên mua, mua hàng hóa từ các nhà cung cấp khác. Ngoài ra, về lâu dài doanh nghiệp
cần lưu ý về hợp đồng thương mại trong tương lai liên quan đến sự kiện bất khả kháng, cụ
thể là cần có điều khoản quy định, định nghĩa rõ về sự kiện bất khả kháng và nghĩa vụ thơng
báo của bên vi phạm khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra. Cùng với đó, doanh nghiệp cùng
cần chú trọng đến pháp luật của quốc gia nơi đối tác của mình có trụ sở và pháp luật nào sẽ
điều chỉnh hợp đồng.16 Trong trường hợp cần thiết, doanh nghiệp Việt Nam cần tham khảo
ý kiến hoặc xin xác nhận về sự kiện bất khả kháng tại Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI). Tuy nhiên, sau tất cả doanh nghiệp cần lưu ý rằng không nên lợi dụng

tình trạng này để trốn tránh trách nhiệm bởi vấn đề nằm ở sự phát triển kinh tế lâu dài, uy
tín và danh tiếng bền vững của doanh nghiệp. Sự kiện bất khả kháng nên được sử dụng như
một lá chắn thay vì một thanh kiếm.
Tựu trung lại, có thể thấy rằng bản thân dịch bệnh Covid-19 không phải là sự kiện
bất khả kháng nhưng hệ quả của nó hay nói cách khác là quyết định của các cơ quan nhà
nước của thẩm quyền về dịch bệnh này chính là sự kiện bất khả kháng. Do đó, Covid-19
khơng chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người mà cịn ảnh hưởng đến kinh tế,
chính trị và xã hội của các quốc gia trên thế giới. Mỗi chủ thể cần phải ý thức được những
hệ quả có thể kéo theo từ dịch bệnh này và sự tác động của chúng đến bản thân mình, để từ
đó có những giải pháp hạn chế, khắc phục và dự liệu cho những vấn đề tương lai.

14

Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia
Việt Nam, tr. 927.
15
Ngô Quốc Chiến, Bộ luật Dân sự cần bổ sung quy định về chuyển giao hợp đồng, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, số 2 và 3/2013.
16
Lưu ý rằng. khi các hợp đồng được điều chỉnh bởi luật New York, tiếng Anh hoặc Hồng Kơng, các bên nên
tính đến các cân nhắc sau: liệu thỏa thuận của các bên có quy định rõ ràng về việc đình chỉ dựa trên bất khả
kháng hay khơng; liệu có cần thơng báo trước khi tun bố bất khả kháng hay khơng và dưới hình thức nào;
trong bối cảnh coronavirus, mức độ mà sự bùng phát virus đã ngăn chặn, cản trở hoặc trì hỗn việc thực hiện
hợp đồng như thế nào; liệu những vấn đề xảy ra có nằm ngồi tầm kiểm sốt của các bên; và phương tiện
thay thế tiềm năng để thực hiện nghĩa vụ và các bước để tránh hoặc giảm thiểu sự bùng phát của coronavirus


và hậu quả của nó là gì. Những cân nhắc tương tự được áp dụng theo các hợp đồng được điều chỉnh bởi luật
pháp Đức và Pháp. Các cân nhắc liên quan bao gồm: bên có nghĩa vụ đã đồng ý chịu rủi ro của sự kiện bất
khả kháng chưa; sự chậm trễ kết quả biện minh cho việc chấm dứt hợp đồng như thế nào và bên tìm cách

khẳng định bất khả kháng phải đã thực hiện thỏa thuận trước khi xảy ra sự kiện bất khả kháng?
Xem thêm: Coronavirus/COVID-19: Implications for Commercial and Financial Contracts, tham khảo trực
tuyến tại: [ truy
cập ngày 5/5/2020.



TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ luật Dân sự 2015
2. Luật Thương mại 2005
3. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng
và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 253.
4. Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức
- Hội luật gia Việt Nam, tr. 927.
5. Bành Quốc Tuấn, “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế thông
qua các điều khoản đặc biệt của hợp đồng”, Tạp chí phát triển và hội nhập số 9 (19) Tháng 03-04/2013, tr. 66.
6. Hoàng Ngọc Thiết, Vận dụng bất khả kháng để miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Luật học số 6/1998.
7. Ngô Quốc Chiến, Bộ luật Dân sự cần bổ sung quy định về chuyển giao hợp đồng, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 2 và 3/2013.
8. Simon Hentrei, Ximena Soley (2011), Force Majeure, tham khảo trực tuyến tại:
[ />9. Đỗ Minh Tuấn, Sự kiện bất khả kháng và một vài lưu ý trong thực tiễn áp dụng, tham
khảo trực tuyến tại: [ trong-thuc-tienapdung.Detail.668.aspx] (Truy cập ngày 17/02/2018).
10. Cody Lind (2020), As Coronavirus Cases Rise Globally So Too Do Risks for
International Businesses and Transactions, tham khảo trự tuyến tại:
[ />11.
COVID-19: Force majeure event?, tham khảo trực tuyến tại:
[ />12. Coronavirus outbreak: The legal implications, tham khảo trự tuyến tại:
[ />13. Simon Hentrei and Ximena Soley, Force Majeure, Oxford Public International Law
(April 2011), tham

khảo
trực
tuyến
tại:
[ />14. Kiran Nasir Gore, Charles H. Camp (2020), The Coronavirus: Business Risks,
Liabilities, and Force Majeure in the Face of a Global Health Crisis, tham khảo trực
tuyến tại: [ majeure-in-the-face-of-a-global-health-crisis/].
15. Covid-19 tác động mạnh vào Mỹ, TQ, VN và kinh tế toàn cầu, tham khảo trự tuyến tại:
[ />16. Mario Nigro, Marianne Smith (2003), Is SARS an Event That Triggers a Force Majeure
Clause,
tham
khảo
trực
tuyến
tại:
[ />handle=hein.journals/aqrty27&div=16&id=&pag e=].



×