Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Luận văn thạc sĩ nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người việt nam giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.43 KB, 82 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, ý thức thẩm mỹ là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng
mà nghệ thuật là biểu hiện đỉnh cao của ý thức thẩm mỹ. Nghệ thuật phản ánh xã hội ở
nhiều tầng, nhiều dạng khác nhau. Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó không
chỉ được sinh ra từ hoạt động lao động mà nó cịn có tính độc lập tương đối và tác
động trở lại tồn tại xã hội. Cũng như bao hình thái ý thức xã hội khác, sự tác động của
nghệ thuật luôn diễn ra theo hai chiều hướng trái ngược nhau, nếu tác phẩm nghệ thuật
là biểu hiện của những tư tưởng tiến bộ, phù hợp với ý thức hệ của giai cấp cầm quyền
thì nó sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, ngược lại nó sẽ kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, sự góp phần của nghệ thuật vào việc hồn
thành mục tiêu chung của đất nước là hết sức to lớn, do đó phải “Tiếp tục phát triển
nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân
văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc
và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án
cái xấu, cái ác. Khuyến khích tìm tịi, thể nghiệm những phương thức thể hiện và
phong cách nghệ thuật mới, đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng và bồi
dưỡng lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ” (Đảng Cộng
sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2011, tr.224).
Theo quan điểm Mác - Lê nin, con người là con người xã hội, chịu sự chi phối
của xã hội. Có thể nói, trong q trình vận động và phát triển, nhân cách con người là
một “sản phẩm” của sự tổng hợp các yếu tố “cịn sót lại” trong ý thức và được biểu
hiện ra bên ngồi thơng qua hoạt động thực tiễn. Nhân cách là cái mang tính chất tổng
hợp, tích hợp của nhiều yếu tố, nhân cách khơng mang tính cá biệt, thuần t. Để là
một con người có giá trị cho cuộc sống, cho xã hội thì việc hồn thiện nhân cách là
yếu tố khơng thể thiếu, con người muốn hồn thiện nhân cách thì phải có bề dầy kinh

1



nghiệm sống, không chỉ bản thân mà của người khác mang lại, trong đó có yếu tố gia
đình. Nghệ thuật, với vai trị là một hình thái ý thức xã hội, là thế giới riêng của các
nghệ sĩ, nó ln tìm đến cái đẹp và phản ánh cuộc sống thực tại, nói lên những ước
muốn của nhân loại do người nghệ sĩ khắc hoạ thơng qua hình tượng nghệ thuật, nghệ
thuật ln mang trong nó những khả năng tìm ẩn, giáo dục nhân cách con người. Chỉ
có thế giới nghệ thuật mới mang con người đến những ước mơ mà cuộc sống đối khi
khơng thể tạo ra cho họ, nó góp phần làm nên sự hồn thiện nhân cách con người, nó
chất chứa nhân tố tình cảm, tức là nó tác động đến con người bằng con đường tình
cảm.
Thơng qua hình tượng nghệ thuật, người nghệ sĩ muốn gửi đến người thưởng
thức một thông điệp về cuộc sống, một ước mơ cho hiện thực. Hêghen từng nói “Các
hình tượng cảm tính và thanh âm trong nghệ thuật xuất hiện khơng chỉ vì mình và sự
bộc lộ trực tiếp của mình, mà để thoả mãn dưới hình thức này, những hứng thú tinh
thần cao nhất, vì chúng có khả năng thất tĩnh và lay động mọi chiều sâu ý thức và gây
nên tiếng vọng trong tâm hồn” (M. Ốpxiannhicốp, Những vấn đề về giáo dục thẩm mỹ
trong điều kiện xã hội chủ nghĩa phát triển, Tạp chí Triết học, tháng 02 năm 1981,
tr.177).
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Muốn xây dựng Chủ nghĩa xã hội phải có con
người xã hội chủ nghĩa” (Hồ Chí Minh tồn tập, Tập 1, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2000, tr.448), con người cần phải được đặt vào vị trí trung tâm trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản
để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Con người vừa là mục
đích, vừa là động lực cửa sự phát triển. Phát triển con người là sự gia tăng cho con
người cả về tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng, .. Phải làm cho con người trở
thành người lao động có năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được những yêu cầu
ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Để đạt được nhiệm vụ, mục
tiêu đó, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải đồng sức đồng lòng trên mọi mặt
trận, trên mọi lĩnh vực. Mỗi chúng ta phải “có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm

2



cơng dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu
lịng u nước và tinh thần quốc tế chân chính” (Đảng Cộng sản Việt nam, Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà
Nội, 1991, tr. 114). Trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước nhằm thực hiện
thành công mục tiêu Xã hội chủ nghĩa, trước hết chúng ta cần “Xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thể chất, năng lực sáng
tạo, có ý thức cộng đồng, lịng nhân ái, khoan dung, tơn trọng nghĩa tình, có lối sống
văn hóa, quan hệ hài hịa trong gia đình, cộng đồng và xã hội.” (Đảng Cộng sản Việt
Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001, tr. 15). Đây là mục tiêu trọng điểm, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu
dài nhằm tích cực chủ động q trình hội nhập quốc tế. Nhằm phát huy một cách tối
đa nguồn lực con người, chúng ta cần phải xây dựng con người hoàn thiện cả về tri
thức lẫn đời sống tinh thần. Bởi lẽ, mối quan hệ giữa văn hóa nghệ thuật với vấn đề
xây dựng và phát triển nhân cách trong thời kỳ đổi mới là mối quan hệ tất yếu và nội
tại. Văn hóa nghệ thuật đẩy mạnh sự nghiệp giải phóng nhân cách trong thời kỳ mới.
Khi nhân cách được giải phóng thì văn hóa nghệ thuật khơng chỉ có nội dung mới mà
cịn có cơng chúng mới. Đổi mới trong tiến trình xây dựng và phát triển nhân cách là
nhận thức lại việc chuyển con người từ phương tiện sang mục đích. Xây dựng và phát
triển nhân cách trong sự nghiệp đổi mới là làm cho mối quan hệ giữa cá nhân và cộng
đồng được phát triển trên một tầm cao mới, con người Xã hội chủ nghĩa toàn diện về
thể lực và trí lực. Một con người tồn diện về thể lực và trí lực là “Con người phát
triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo
đức là động lực của sự nghiệp phát triển xã hội mới, đồng thời là mục tiêu Chủ nghĩa
xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành
Trung ương khố VII, Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.5).
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã quyết định chọn vấn đề “Nghệ thuật và
vai trò của nghệ thuật trong việc hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam giai
đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.


3


2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu những khía cạnh tác động của nghệ thuật đến nhân cách góp
phần tạo nên sự hồn thiện nhân cách của con người Việt Nam giai đoạn hiện nay.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Lý luận chung về nghệ thuật và nhân cách theo quan điểm Mácxít; những biến
động trong xã hội tác động tới nhân cách con người Việt Nam giai đoạn hiện nay,
những phương hướng và giải pháp với thực trạng đó.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu về nghệ thuật đã được nhiều nhà khoa học thực hiện dưới
nhiều góc độ, chiều sâu khác nhau. Dưới góc độ khoa học đại cương có thể kể đến một
số tác phẩm như: Lịch sử mỹ học, Nxb.Văn Hóa, Hà Nội, 1983 của lưỡng quốc Tiến sĩ
Đỗ Văn Khang; Giáo trình Mỹ học đại cương, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2010 của Lê
Văn Dương - Lê Đình Lục- Lê Hồng Vân; Giáo trình Mỹ học cơ sở, Nxb.Giáo dục, Hà
Nội, 2011 của Đỗ Văn Khang; Nghệ thuật với tư cách là một khoa học, Nxb.Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1996 của GS - TS Đỗ Huy, ...
Trong hiện thực nói chung, lĩnh vực văn hố nói riêng, nghệ thuật là một hoạt
động được nhiều ngành khoa học nghiên cứu như: nghệ thuật học, tâm lý học, triết
học, ... Tất cả các đề tài nghiên cứu ấy càng làm rõ hơn những đặc điểm, thuộc tính nội
tại cũng như sự tác động, ảnh hưởng của nghệ thuật trong cuộc sống. Ứng với mỗi
quan điểm khoa học, hiện thực tồn tại và thời đại của tác giả sẽ có cách nhìn nhận
khác nhau về nghệ thuật. Một số cơng trình khoa học, tác phẩm của một số nhà khoa
học nước ngoài như: Những vấn đề về giáo dục thẩm mỹ trong điều kiện xã hội chủ
nghĩa phát triển, Tạp chí Triết học, tháng 02 năm 1981 của M. Ốpxiannhicốp; Mỹ học
cơ bản và nâng cao, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2001 của M. Ốpxiannhicốp; Về
văn học và nghệ thuật, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1960 của V.I. Lê nin; Quan hệ thẩm mỹ

4


của nghệ thuật đối với hiện thực, Nxb. Văn hoá – Nghệ thuật, Hà Nội, 1962, của
Tsecnưsepxki; Nghệ thuật và vật lý, Nxb. Tri Thức, Hà Nội, 2010 của Leonard Shlain;
Một đề dẫn về lý thuyết nghệ thuật, Nxb.Tri thức, Hà Nội, 2010 của Cynthia Freeland;
... Tương ứng với các tác giả đó, tại Việt Nam cũng xuất hiện nhiều tác giả, nhà khoa
học cừng với các tác phẩm, công trình như: Về lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật
trong cơng cuộc đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2001 do TS Nguyễn Duy Bắc
tuyển chọn; Cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội , 2002 của Như Thiết, Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt Nam
trong thế kỷ mới, Nxb. Văn hoá, Hà Nội, 2001 của PGS, TS. Nguyễn Văn Huyên; Tổ
quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1969 của
cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng; ...
Về vấn đề nhân cách, tuy hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về con
người, giải phóng con người như: Quan niệm của C. Mác, Ph. Ăng ghen về con người
và sự nghiệp giải phóng con người, Nxb. Tổng hợp Tp. HCM, 2006 của TS Bùi Bá
Linh; Triết học xã hội, tập I, II, Nxb. Tuyên huấn, Hà Nội, 1989 của A.G. Xpi - Rkin;
Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, tập I, II, Nxb. Sách giáo khoa Mác - Lê nin, Hà Nội,
1983 do Đào Anh San dịch; ... nhưng chưa có tác phẩm nào nghiên cứu một cách trọn
vẹn sự tác động của nghệ thuật đến việc hoàn thiện nhân cách. Điều này, đặt ra một
nhu cầu thực tiễn hết sức to lớn, đó là phải có những đề tài tìm mối quan hệ giữa nghệ
thuật và nhân cách.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động nghiêng về năng khiếu nhưng nghệ thuật
đòi hỏi mỗi chúng ta phải tập trung cao độ ý thức thẩm mỹ để tạo ra một tác phẩm
nghệ thuật có sức thuyết phục. Một khi con người quan tâm đến nghệ thuật cũng đồng
nghĩa quan tâm đến cái đẹp, cái đẹp không tồn tại một cách độc lập, mà nó phải đi
kèm với cái thật và cái thiện, tức là chân – thiện – mỹ luôn tồn tại trong mối quan hệ
gắn bó, khơng thể tách rời nhau. Nhiệm vụ của người nghệ sĩ là phản ánh lý tưởng của


5


mình trên tác phẩm nghệ thuật, đó là bức tranh về cuộc sống, về tình cảm của con
người trước thiên nhiên, xã hội.
Việc hoàn thiện nhân cách là một trong những vấn đề cốt lõi của mọi thời đại.
Chuẩn mực đạo đức xã hội bắt nguồn từ nhân cách của mỗi cá nhân. Mỗi một lĩnh vực
đều có vai trị nhất định giúp con người ngày càng hồn thiện mình hơn, có thể mỗi
chúng ta được hồn thiện hơn về thể lực, hoặc trí lực, … nhưng nhân cách của mỗi
người ngày càng được nâng cao. Thông qua tác phẩm nghệ thuật, đối với người nghệ
sĩ thì đó là sự trau chuốt để nói lên tư tưởng, lý tưởng của mình, nhưng đối với người
thưởng thức thì tác phẩm nghệ thuật giúp họ nhìn thấy những lý tưởng, sự kiện, thời
đại mà người nghệ sĩ phản ánh. Nghệ thuật có một vai trị hết sức to lớn trong việc
hồn thiện nhân cách, nghệ thuật tạo ra những giá trị tinh thần góp phần làm phong
phú cho thời đại. Đối với người nghệ sĩ, việc nhìn nhận một cách nhạy cảm là một vấn
đề tất nhiên, do đó, người nghệ sĩ sớm nhận ra sự thay đổi của thế giới và tìm ra hướng
cải tạo cuộc sống.
Mỗi chúng ta một một cá nhân, nhân cách là nói chung cho tri thức, khả năng
của con người trong xã hội nên mỗi người có mỗi cách thể hiện khác nhau trước mọi
tình huống. Nhân cách của con người không phải là một cái “nhất thành bất biến” mà
nó sẽ thay đổi theo thời gian, vấn đề là xu hướng vận động của nó.
Đề tài tập trung phân tích, làm rõ vai trị của nghệ thuật đối với nhân cách. Qua
đó, thiết lập hệ thống phương hướng và giải pháp xây dựng nhân cách con người Việt
Nam hiện nay.
Với mục đích như trên đối với việc nghiên cứu đề tài, tác giả cần phải thực hiện
nhiệm vụ sau:
Một là, phân tích làm rõ bản chất của nghệ thuật và nhân cách
Hai là, Khảo sát chiều tác động của nghệ thuật đến nhân cách từ đó xác định
tính quy luật của sự tác động của nghệ thuật đến nhân cách.

6


Ba là, khảo sát, phân tích làm rõ sự biến động của nhân cách con người Việt
Nam trước và sau thời kỳ đổi mới trong sự tác động của những biến đổi của xã hội.
Bốn là, đưa ra hệ thống phương hướng và giải pháp nhằm góp phần hồn thiện
nhân cách con người Việt Nam hiện nay thông qua nghệ thuật.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lê nin, quan
điểm của Đảng và nhà nước ta làm tiền đề nghiên cứu. Để nội dung của luận văn được
làm sáng tỏ hơn, tác giả đã kết hợp với nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác
như: so sánh, phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic, ...
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Về ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm sáng tỏ vai trị của nghệ thuật
trong việc hoàn thiện nhân cách con người.
Về ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu và giảng dạy các môn thuộc lĩnh vực triết học, xã hội học, nhân học, ...
7. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm
02 Chương 05 Tiết.

7


Chương 1
LÝ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT, NHÂN CÁCH VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA
NGHỆ THUẬT ĐẾN NHÂN CÁCH
1.1. Lý luận về nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm về nghệ thuật
Nghệ thuật ra đời như là một tất yếu của sự đam mê cái đẹp của con người

trước thế giới hiện thực. Dựa vào nguồn gốc hình thành các loại hình nghệ thuật,
người ta đã có nhiều cách hiểu khác nhau về nghệ thuật.
Quan niệm thứ nhất, nghệ thuật là sự khéo léo, đi kèm với tài nghệ nào đó của
con người.
Quan niệm thứ hai, nghệ thuật là phương tiện dùng những cách thức nhất định
để biểu đạt và lưu giữ tình cảm, suy nghĩ của con người.
Quan niệm thứ ba, nghệ thuật là một hình thái ý thức, ra đời từ lao động và
chiến đấu, từ các nhu cầu miêu tả, tín ngưỡng và rút ra bài học về cuộc sống.
Quan điểm thứ tư, nghệ thuật là khái niệm dùng để chỉ hoạt động sáng tác theo
quy luật của cái đẹp.
Xét về nguồn gốc hình thành mà nói, nghệ thuật ra đời sau xã hội lồi người,
hay nói khác hơn, tác phẩm nghệ thuật do con người sáng tạo ra.
Thứ hai, không một tác phẩm nghệ thuật nào không gắn liền với cuộc sống con
người, tác phẩm nghệ thuật luôn ẩn chứa tâm tư, tình cảm của người nghệ sĩ.
Thứ ba, tác phẩm nghệ thuật luôn phản ánh một sự vật, hiện tượng, phản ánh
một vấn đề nào đó trong xã hội.
Tóm lại, nghệ thuật là hoạt động phản ánh thế giới theo quy luật của cái đẹp của
con người bằng hình tượng thông qua những phương thức nhất định.
Với ý nghĩa này, sáng tạo nghệ thuật không phải là hoạt động phản ánh trực
tiếp, mà nó thơng qua người nghệ sĩ (người sáng tác), mang tính chất chủ quan, cảm
tính. Đây là quá trình phản ánh hiện thực khách quan qua lăng kính chủ quan, mức độ
phản ánh, nội dung và hình thức phản ánh phụ thuộc vào người sáng tác.
8


1.1.2. Bản chất của nghệ thuật
1.1.2.1. Nghệ thuật là giá trị xã hội được đánh giá theo quy luật tình cảm
Đời sống tình cảm của con người vơ cùng phong phú và đa dạng. Tình cảm là
những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có
liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ. Những giá trị của nghệ thuật được sáng tạo và

hưởng thụ thông qua những quy luật của tình cảm. Đó là các quy luật: quy luật thích ứng,
quy luật lây lan, quy luật di chuyển, quy luật tương phản, quy luật pha trộn và quy luật về
sự hình thành tình cảm.
Quy luật thích ứng là một xúc cảm, tình cảm được lặp đi lặp lại nhiều lần một
cách khơng thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng “chai
sạn” tình cảm. Khi xem một bộ phim mới, chúng ta rất hào hứng và cảm thấy vui thích
trướng những ý tưởng nghệ thuật, hình thức thể hiện, âm thanh, ánh sáng của nó nhưng
khi ta xem đi xem lại bộ phim ấy nhiều lần, cảm xúc vui thích ấy khơng cịn nữa, thậm chí
rơi vào buồn chán. Ở đây, những giá trị xã hội của bộ phim không phải bị mất đi, nó vẫn
vậy, nhưng sự thích ứng của tình cảm làm cho con người đã quen với nó, vì thế nó khơng
cịn gây tác động mạnh mẽ đến cảm nhận con người nữa. Khi hiện tượng thích ứng đối
với một giá trị nghệ thuật ở con người xuất hiện thì có hai trường hợp xảy đến: Một là, giá
trị ấy đủ sức hấp dẫn cá nhân thì nó sẽ thâm nhập vào nhân cách cá nhân ấy góp phần
nâng cao năng lực của cá nhân; hai là, nếu nó khơng đủ sức hấp dẫn thậm chí đối lập hệ
giá trị của cá nhân nó sẽ nhanh chóng bị cá nhân loại ra khỏi đời sống thẩm mỹ của mình,
nó góp phần giúp cá nhân phân định rõ cái đối lập với nhu cầu thẩm mỹ của mình và qua
đó củng cố lý tưởng thẩm mỹ cá nhân. Có thể nói, thơng qua quy luật thích ứng của tình
cảm, mọi giá trị xã hội của nghệ thuật đều có lợi cho nhân cách.
Quy luật lây lan là xúc cảm, tình cảm của chủ thể này có thể truyền, lây sang chủ
thể khác. Sự biểu hiện của quy luật này có thể thấy ở phạm vi ngoại diên chủ thể . Khi
một chủ thể đã u thích một đối tượng thì những chủ thể người xung quanh do bị ảnh
hưởng mà cũng yêu thích đối tượng ấy. Ví dụ như Hồ Chí Minh u thích văn hóa xã hội
chủ nghĩa vì thế mà đa số người Việt Nam cũng yêu thích văn hóa xã hội chủ nghĩa. Kỳ

9


thực, đa số người dân có thể chưa đọc truyện Kiều nhưng lại rất yêu mến Thúy Kiều là
bởi vì họ nghe kể về Kiều, tình cảm của người kể đã lan truyền đến họ.


Quy luật tương phản ám chỉ rằng trong quá trình hình thành và biểu hiện tình
cảm, sự xuất hiện hoặc suy yếu của một tình cảm này có thể làm giảm hoặc tăng của một
hiện tượng khác diễn ra đồng thời. Người càng yêu nước thì càng thù giặc ngoại xâm. Với
quy luật tương phản như thế, khi nghệ thuật đẩy cái ác lên cao trào, con người sẽ càng
hướng về cái thiện; nghệ thuật càng tôn vinh cái đẹp, con người sẽ càng xa rời cái xấu.
Quy luật tương phản giúp con người hướng đến những giá trị xã hội của nghệ thuật đó là
chân – thiện – mỹ.
Quy luật di chuyển là hiện tượng tình cảm, cảm xúc của chủ thể có thể di chuyển
từ khách thể này sang khách thể khác. Khi một khách thể được u thích thì tất cả những
khách thể có liên quan cũng sẽ được u thích theo. Ví dụ như một người đã yêu thích
chủ nghĩa lãng mạn thì ít nhiều đều u thích những sản phẩm nghệ thuật chứa đựng tính
mộng tưởng và đề cao sự tự do. Quy luật di chuyển giúp con người tiếp nhận những giá
trị xã hội của nghệ thuật một cách rất chủ động và toàn vẹn.
Quy luật pha trộn là sự cùng tồn tại của những thái độ khác nhau về đối tượng
bên trong tình cảm của chủ thể. Trong đời sống tình cảm của con người, nhiều khi hai tình
cảm đối cực nhau có thể xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ nhau, chúng pha trộn
vào nhau. Đứng trước một khách thể thẩm mỹ con người có thể vừa cảm thấy hài lịng
nhưng cũng đồng thời khó chịu với những khiếm khuyết của nó. Nhân vật Đường Tăng
vừa làm ta khinh khi ngài phàm tục tin lời Bạch Cốt Tinh đuổi Tôn Ngộ Không đi nhưng
đồng thời cũng kính phục ý chí và lịng nhân từ của ngài.
Quy luật về sự hình thành tình cảm thể hiện rằng xúc cảm là cơ sở của tình cảm,
tình cảm được hình thành từ những xúc cảm đồng loại, chúng được động hình hóa, tổng
hợp hóa và khái qt hóa mà thành. Động hình hóa là khả năng làm sống lại một phản xạ
thẩm mỹ hoặc một chuỗi phản xạ thẩm mỹ đã được hình thành từ trước. Tổng hợp hóa là
q trình dùng trí óc để hợp nhất các thuộc tính thẩm mỹ đã được tách rồi nhờ sự phân

10


tích thành một chỉnh thể thẩm mỹ. Khái qt hóa là q trình dùng trí óc để hợp nhất

nhiều thuộc tính thẩm mỹ của những đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo
những cái chung nhất định.

Q trình hoạt động nghệ thuật ln chất chứa những tình cảm của người nghệ sĩ,
đó là tình cảm thẩm mỹ. Tình cảm thẩm mỹ là sự rung động của con người trước cái đẹp,
cái bi, cái hài, … nó khơng đơn thuần là những rung độ về mặt tâm lý, cảm xúc mà nó
cịn chứa bên trong khả năng ý thức của con người.
Quá trình hoạt động nghệ thuật là quá trình tìm đến cái đẹp. Trước mắt chúng ta
phải trải ra một cánh đồng lúa chín, bà con xã viên đang vui vẻ gặt hái, hay trong một khu
cửa của nhà khu công nhân tạp thể, thể hiện lên cảnh một người mẹ trẻ súng vẫn khoác
vai mà đã vội ôm hôn đúa con bụ bẩm của mình sau khi ta tầm ! Ngay tức khắc, trong
khoảnh khắc vừa thoạt thấy những cảnh đó, ở trong ta có dấy lên một phản ứng tình cảm.
Tuy ta chưa kịp tìm hiểu về những cảnh gặt lúa ấy hay người mẹ trẻ nọ, trong tay đã nảy
sinh một cảm xúc nhất định. Phản ứng tình cảm này, cảm xúc này chính là cảm xúc thẩm
mỹ, vì nó đã dấy lên những cái đẹp khách quan trong cuộc sống sản xuất và chống Mỹ
cứu nước.
Như vậy, khi ta tiếp xúc với các hiện tượng thẩm mỹ khách quan, nếu các hiện
tượng thẩm mỹ khách quan, nếu các hiện tượng này có khả năng tác động kích thích đối
với chúng ta, thì chúng ta lại có khả năng tiếp nhận và phản ứng lại sự tác động kích thích
đó : hân hoan, vui sướng, thích thú trước những cái đẹp ; bất bình, căm ghét, giận dữ
trước những cái xấu ; đau xót, mến phục, thương xót trước những cái bi ; cảm phục, tơn
kính trước những cái hùng, v.v… Do đó, cảm xúc thẩm mỹ là dấu hiệu thường trực xác
nhận sự có mặt của qua hệ thẩm mỹ, là biểu thị đâu tiên của ý thức thẩm mỹ của con
người đối với hiện thực. Đồng thời, cảm xúc thẩm mỹ cũng là bằng chứng nói lên khả
năng cảm thụ thẩm mỹ của con người trước các hiện tượng thiên nhiên và xã hội.
Có thể nói rằng quan hệ thẩm mỹ của mỗi người chúng ta đối với những hiện
tượng thẩm mỹ này khác trong cuộc sống được bắt đầu từ khi ở trong ta có dấy nên ở cảm

11



xúc thẩm mỹ. Bởi vì quan hệ thẩm mỹ của con ngưởi đối với một hiện tượng nào đó bao
giờ cũng gắn liền trước sự rung cảm trước hiện tượng ấy.
Điều đáng chú ý ở đây là : tuy cảm xúc thẩm mỹ là cảm xúc được dấy nên trong ta
khi có sự tác động của các hiện tượng khách quan, song nó hồn tồn khơng phải là một
cảm giác mang tính chất sinh lý, một phản ứng đơn thuần của cơ thể con người. Đang đói,
được ăn no, hoặc đang bị rét ngoài trời lạnh, giờ được sưởi ấm bên bếp lửa trong nhà, ta
đều có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Những cảm giác no và ấm ấy củng là những phản ứng
trực tiếp, song đáy là những cảm giác sinh lý, chứ không phải cảm xúc thẩm mỹ. Mac đã
gọi cảm xúc thẩm mỹ là cảm xúc tinh thần. Bởi vì cảm xúc thẩm mỹ bao giờ cũng có
chứa đựng yếu tố tinh thần, ln ln gắn với tình cảm và nhận thức của con người. Thật
vậy, nếu một người nào đó khơng nhận thức đúng đắn được đường lối chống Mỹ, cứu
nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng ta, khơng có tình cảm tha thiết với sự
nghiệp vĩ đại đó, thì làm sao người đó có được cảm xúc thẩm mỹ lành mạnh và trong sáng
khi đứng trước cảnh bà con xã viên hợp tác đang gặt hái tập thể hay cảnh người mẹ trẻ công nhân (( tay búa, tay súng )) nói trên. Đã đành các hiện tượng thẩm mỹ khách quan
phải đi vào ta qua các giá quan, song bản thân mắt và tai – hai cửa ngõ chủ yếu của quan
hệ thẩm mỹ - của con người xã hội ( chứ không phải của một sinh vật thông thường ) lại
có mang tính tinh thần, như ta đã chứng minh ở phần trên. Như vậy, dù xét ở mặt nội
dung hay dù xét ở măt cơ chế tâm thần, ta đều tháy cảm xúc thẩm mỹ luôn luôn phỉa là
cảm xúc linh thần.
Tất nhiên, khơng vì sự khác biệt trên đây giữa cảm xúc thẩm mỹ với cảm giác
sinh lý mà chúng ta đi tới chỗ cực đoan, tách biệt một cách siêu hình và máy móc sự vật,
hay các thuộc tính của sự vật. Sau một ngày lao động hăng say do yêu cầu của một nhiệm
vụ đột xuất phục vụ cho một trận đánh, chẳng hạn, lúc về nhà được ngồi vào bàn ăn
khơng những có đủ thức ăn cần thiết, mà còn được nấu nướng ngon lành, sạch sẽ và bày
biện gọn ghẽ, đẹp mắt bởi bàn tay khéo léo của bàn tay khéo léo của người thân, dường
như có gửi gắm vào đó cả tình thương u lẫn niềm thơng cảm đối với ta, thì cảm giác
dấy lên ở ta trong và sau bữa ăn đó chắc chắn à một cảm giác tổng hợp chứa đựng nhiều
yếu tố và tính chất khác nhau : sinh lý, đạo đức, tâm lý, thẩm mỹ, v.v… Thật khó có thể
tách bạch riêng rẽ các yếu tố đó ra khỏi nhau, đồng thời cũng rõ ràng là trong chúng ta


12


khơng một ai nỡ nói rằng cảm giác sau bữa ăn đó chỉ là no bụng, chỉ là một cảm giác sinh
lí đơn thuần.
Như vậy, cùng với tính chất cảm tính – trực tiếp, cảm xúc thẩm mỹ ln ln
mang tính chất tinh thần. cảnh trăng thanh gió mát biết bao lần đã diễn ra trước mắt
những con quạ, con diều hâu, song chúng không hề và không thể run động nổi, cịn đói
với chúng ta cảnh đẹp tự nhiên đó rất khơng phải là vơ nghĩa. Cảm xúc thẩm mỹ, một
mặt, nói lên sức hấp dẫn của các hiện tượng thẩm mỹ khách qua đối với con người, mặt
khác, xác nhận khả năng cảm thụ thẩm mỹ, cảm thụ tinh thần của con người đối với hiện
thực. Có thể coi cảm xúc thẩm mỹ là kết quả sự gặp gỡ của hai mặt khách qua và chủ
quan: sức hấp dẫn của các hiện tượng thẩm mỹ khách quan có khả năng tác động và kích
thích, và những quan năng và khả năng chủ quan ở con người biết tiếp thu và phản ứng
trước sự phản ứng kích thích đó. Nói gọn lại, cảm xúc thẩm mỹ là kết quả biện chứng của
khả năng kích thích từ hiện tượng thẩm mỹ ở ngoài ta, và khả năng tiếp nhận sự kích
thích từ ý thức thẩm mỹ ở trong ta. Nói như vậy hồn tồn khơng có nghĩa là khả năng
tiếp nhận kích thích ở con người là thụ động, ngược lại, đó là một khr năng tích cực của
con người. Tính tích cực này được thể hiện ở chỗ, trước hết, như ta đã biết, nhờ hoạt động
đánh giá của ý thức thẩm mỹ mà sự tác động của một sự vật khách quan vào ta trở thành
sự tác động của hiện tượng thẩm mỹ chứ không phải của vật tự nó ; thứ hai, dựa vào sự
đánh giá đó của ý thức thẩm mỹ ta sẽ có thái độ cảm xúc trước các hiện tượng thẩm mỹ
tích cực ( cái đẹp, cái hùng…) hay tiêu cực ( cái xấu, cái thấp hèn…) một cách hoàn toàn
khác nhau : yêu, sướng, thích…trước các hiện tượng thẩm mỹ tích cực và ghét, buồn,
chán trước các hiện tượng thẩm mỹ tiêu cực ; thứ ba, tình cảm thẩm mỹ này sẽ là một
động lực mạnh mẽ thơi thúc chúng ta có những hành động thích ứng trong sự nghiệp đấu
tranh khắc phục cái axấu và phát huy cái đẹp. Phép biện chứng về mối liên hệ giữa hiện
tượng thẩm mỹ khách quan với cảm xúc thẩm mỹ chủ quan và tính tích cực chủ động của
ý thức thẩm mỹ ở chủ thể đã dẫn tới một tình hình thú vị mà mới nghe có vẻ ngược đời là

: cảm xúc bao giờ chả là cái của ta và ở ngay trong chính ta, ấy thế mà xưa nay giới văn
nghệ sĩ – những đại diện tiêu biểu của tình cảm thẩm mỹ - vẫn cứ phải (( đi tìm cảm xúc
)) ! Số là, tình cảm thẩm mỹ phải được thường xuyên ni dưỡng bằng các hiện tượng
thẩm mỹ ( tình cảm bao giờ cũng gắn liền với các hiện tượng cụ thể ) và tình cảm thẩm

13


mỹ càng đúng đắn và sâu sắc bao nhiêu, (( sức ăn ) càng khỏe, càng nhiều bấy nhiêu. Đến
với các hiện tượng thẩm mỹ - ấy là để có cảm xúc thẩm mỹ, dể ni dưỡng và phát triển
tình cảm thẩm mỹ. Các văn nghệ sĩ của chúng ta lâu nay thường (( đến với những nơi tiên
tiến, sống giữa những người tiên tiến )) – chính là vì vậy. Cuộc sống khách quan chỉ có
thể đi vào tác phẩm nghệ thuật thơng qua rung động tình cảm của nghệ sĩ ! Thiếu mất cơ
sở chủ quan này, tác phẩm nghệ thuật sẽ chỉ còn là một sự phản ánh lạnh lùng về hiện
thực khách quan, khơng có sức mạnh bắt người thưởng thức phải yêu – ghét… và do đó,
nó khơng cịn tác phẩm nghệ thuật nữa.
Nhưng cảm xúc thẩm mỹ khơng chỉ là kết quả, mà cịn là quá trình. Sau khi được
nảy sinh do kết quả sự gặp gỡ của hai mặt khách quan và chủ quan như vừa nói trên, cảm
xúc thẩm mỹ lại diễn ra như một quá trình rung động của tình cảm trước các hình tượng
của thiên nhiên và xã hội. Và mức độ dài ngắn, cường độ mạnh yếu của quá trình rung
động này lại vẫn phụ thuộc vào hai yếu tố khách quan và chủ quan ấy. Bởi vì một hiện
tượng khác quan nào đó có ý nghĩa khơng lớn lắm đối với chủ thể, thì dù ý thức và trình
độ thẩm mỹ của chủ thể phát triển đến mấy, vẫn không thể gây nên một sự rung động lên
tục, kéo dài và mạnh mẽ. Mặt khác, một hiện tượng khách quan dù có ý nghĩa to lớn đến
mây đối với xã hội, song ý thức và trình độ thẩm mỹ ở chủ thể lại kém phát triển thì kết
quả cũng như vậy thơi. Đã đành là một người có ý thức và trình độ thẩm mỹ phát triển
cao, có thể phát hiện dễ dàng và nhanh chóng các ý nghĩa của những hiện tượng và sự vật
khách quan, có thể phản ứng nhạy bén trước chúng, song khơng vì vậy mà đi tới chỗ thổi
phồng ý nghĩa của những hiện tượng hay sự việc rất đỗi thông thường nào đó. Một thanh
niên vội xách đỡ chiếc va li nặng cho một cụ già hay một phụ nữ lên tàu, hành động đẹp

này rõ ràng có dấy nên một phản ứng tình cảm tốt đẹp cho chúng ta, song khơng thể tạo ra
nổi một quá trình rung động liên tục và mạnh mẽ và sâu sắc được. Là biểu hiện của ý thức
thẩm mỹ ở con người xã hội, cảm xúc thẩm mỹ không thể chịu sự chi phối tới một chừng
mực nào đó của các yếu tố khác trong ý thức nói chung ở mỗi người : vốn kinh nghiệm
từng trải, sự hiểu biết về xã hội và vị trí xã hội của cá nhân mình… nói khác đi, trong cảm
xúc thẩm mỹ ln ln có sự tham gia của các yếu tố thuộc trí tuệ hay lý tính, thuộc kinh
nghiệm hay trí thức. Quan hệ thẩm mỹ là quan hệ đánh giá. Cảm xúc thẩm mỹ là biểu
hiện của ý thức thẩm mỹ trong quan hệ đó, nên cảm xúc thẩm mỹ luôn luôn chứa đựng

14


yếu tố đánh giá. Và tuy đây là sự đánh giá của tình cảm, sự đánh giá được thể hiện bằng
cảm xúc, song tình cảm của mỗi cá thể khơng nằm ngồi tình cảm xã hội, tình cảm giai
cấp. Do đó, sự đánh giá chủ quan của con người xã hội khơng thể hồn tồn nằm ngồi
hay đói lập với sự đánh giá khách quan của xã hội hay giai cấp.
Một khi đã có những điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết để khoảnh khắc
kích thích ban đầu trở thành một q trình liên tục kích thích, thì cảm xúc thẩm mỹ ban
đầu sẽ được diễn ra trong một quá trình liên tục phản ứng của tình cảm. Trong quá trình
này các yếu tố đánh giá tức thì, các so sánh và liên tưởng bất giác sẽ được không ngừng
phát triển về cả bề rộng lẫn chiều sâu. Điều này giúp cho nhận thức thẩm mỹ của chúng ta
tiến sâu mãi vào bản chất các hiện tượng thẩm mỹ, phát hiện ra được cái đẹp, những mực
thước trong các hiện tượng của thiên nhiên và xã hội. Đây là một q trình hoạt động rất
tích cực của ý thức thẩm mỹ, của cả con tim lẫn khối óc, cả tình cảm lẫn trí tuệ. Nhờ q
trình này, ta lần lượt thấy rõ hơn và nhận ra các yếu tố, các mặt, các bộ phận khác nhau và
các mối liên hệ của chúng: sự cân đối hay tương phản, sự hài hòa hay tương xứng,… và
quan trọng hơn nữa là sự tương ứng giữa nội dung và hình thức trong các hiện tượng
khách quan. Ví dụ, ở cảnh người mẹ bồng con nói trên, ta sẽ thấy được vóc dáng son trẻ,
nước da hồng hào, cánh tay tròn trĩnh, bộ mặt hân hoan, cặp mắt linh lợi cử chỉ trìu
mến… của một con người phấn khởi yêu đời, sẵn sàng vượt khó khăn để làm mọi điều tốt

đẹp, một con người giàu nghị lực thể chất và tinh thần; và trên tay người mẹ đẻ đó: một
đứa bé bụ bẫm với bộ mặt mũm mĩm, cặp mắt đen láy, hai má ửng hồng, đơi mơi chúm
chín… Phải chăng cái trìu mến ấy của người mẹ với cái thơ dại ấy của đứa bé không phải
là một biểu hiện cụ thể sinh động của một quy luật về sự hài hòa? Phải chăng sự tương
phản giữa khẩu súng trên vai với đứa bé trong lịng khơng nói lên một tính quy luật tất
yếu của xã hội có đấu tranh giai cấp ác liệt muốn bảo vệ hạnh phúc cho con trẻ, cha mẹ
các cháu phải sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu khi cần thiết?
Rung động thẩm mỹ sâu sắc và mãnh liệt là rung động của những con người đang
chiến thắng: đang chinh phục và chế ngự được các sức mạnh của thiên nhiên, đang khắc
phục và vượt qua được các khó khăn, các mâu thuẫn trong xã hội. Trong sự nghiệp cải tạo
thiên nhiên và xã hội, các hoạt động sáng tạo tích cực của những con người có lý tưởng
cao đẹp ln ln đưa lại những rung động thẩm mỹ. Nhiều em thiếu nhi miền Nam

15


những năm trước đây tuy chưa đủ tuổi nhập ngũ, vẫn cứ nằng nặc đòi xin các chú bộ đội
cho đi theo để đánh Mỹ, đánh Ngụy, với lý do rất đơn giản: (( Được đánh giặc sướng lắm!
). Và trong số đó có những em đã trở thành dũng sĩ diệt Mỹ. Các em rất sướng khi được
góp phần mình vào thành tích của mỗi trận đánh trong sự nghiệp cứu nước, cứu nhà. Cái
sướng ấy là rung động thẩm mỹ. Có thể nói chính xác hơn: cái sướng ấy chính là yếu tố
khối cảm trong rung động thẩm mỹ. Hiện nay trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội, với ý thức làm chủ đất nước làm chủ xí nghiệp và hợp tác xã, làm chủ máy móc và
đồng ruộng, những người công nhân và nông dân đang ra sức cải tiến kỹ thuật, phát minh,
sáng chế, mạnh dạn ứng dụng khoa học, nhằm không ngừng nâng cao năng suất, tiết kiệm
và tận dụng nguyên vật liệu… để sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm cần thiết cho nhân
dân, làm giàu cho Tổ Quốc. Đấy là nghĩa vụ và vinh dự, đấy cũng là niềm vui thích đối
với mọi người, nên q trình này ln ln đưa lại cho mỗi người những rung động và
khoái cảm thẩm mỹ sâu sắc. Quá trình lao động tự do và sáng tạo dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa, xét trên một ý nghĩa nhất định, củng là quá trình (( sản xuất

)) ra các cảm xúc, các rung động thẩm mỹ lành mạnh và trong sáng.
Nếu hoạt động sáng tạo của con người luôn luôn tạo ra những cảm xúc và rung
động thẩm mỹ, thì ngược trở lại, rung động động thẩm mỹ lại thường xuyên kích thích,
thúc đây q trình hoạt động sáng tạo. Sự kích thích và thúc đẩy này diễn ra trong bản
thân người hoạt động, nên nó có khả năng phát huy cao độ tinh thần tự giác, tự nguyện,
tinh thần hăng say làm việc, lao động qn mình vì mục đích cao cả. Do đó, nó là một
điều kiện tinh thần cần thiết, một động lực tình cảm to lớn giúp mỗi người vượt qua
những khó khăn, gian khổ và giải quyết thắng lợi cơng việc của mình. Sự kích thích và
thúc đẩy của rung động thẩm mỹ đối với hoạt động sáng tạo giữ một vai trò quan trọng
trong quá trình tìm tịi, suy nghĩ căng thẳng và lâu dài của những người lao động trí óc
nhằm đạt tới những cơng trình và phát minh giá trị, có ý nghĩa cống hiến đối với Tổ quốc
và chủ nghĩa xã hội, đối với dân tộc và nhân loại.
Riêng đối với sáng tạo nghệ thuật, cảm xúc thẩm mỹ, rung động thẩm mỹ đóng
một vai trị đặc biệt quan trọng. Q trình hoạt động của nghệ sĩ bao giờ cũng bắt đầu từ
sự tìm hiểu và tiếp xúc với cuộc sống. Có thể nói rằng đối với nghệ sĩ, sự tiếp xúc trực
tiếp với cuộc sống, cuộc sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân có ý nghĩa tương tự như

16


việc bật (( công tắc )) để nối liền mạch điện cho máy chạy hay đèn sáng vậy. Thế giới các
hiện tượng thẩm mỹ khách quan là nguồn năng lượng bắt buộc phải có để bộ máy ý thức
thẩm mỹ của nghệ sĩ sản xuất ra những cảm xúc và rung động thẩm mỹ – thức ăn trực tiếp
của sáng tác nghệ thuật. Càng tiếp xúc nhiều với thế giới thẩm mỹ khách quan, kho tàng
dự trữ thức ăn này càng lớn, nhờ đó (( cơ thể )) tác phẩm nghệ thuật càng khỏe mạnh và
dồi dào sức sống. Chính vì thế mà Đảng ta ln ln khun các văn nghệ sĩ (( lăn mình
)) vào cuộc sống, sống sâu sắc, sống đầy đủ cuộc sống của nhân dân.
Cảm xúc thẩm mỹ, rung động thẩm mỹ là một cơ sở, một điều kiện không thể
thiếu được để nghệ sĩ xây dựng nên các hình tượng nghệ thuật. Ta hãy nhớ lại những cảm
xúc và rung động thẩm mỹ sâu sắc và tế nhị của nhà thơ Tố Hữu trước vô số các hiện

tượng thẩm mỹ của chiến khu Việt Bắc, từ những cảnh (( mưa nguồn suối lũ )), (( miếng
cơm chấm muối )) qua cảnh (( trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương )), và (( rừng
xanh hoa chuối đỏ tươi, đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng )),… cho đến cảnh (( mái đình
Hồng Thái, cây đa Tân Trào )), và nổi bật hơn cả là cảnh (( Ông cụ mắt sáng ngời, áo nâu,
túi vải… ung dung yên ngựa trên đường suối reo! ))…Có thể nói, ý nghĩa của những rung
động thẩm mỹ ấy đối với tác phẩm thơ ca Việt Bắc cũng tương tự như ý nghĩa của bê tông
cốt thép, những khung cửa làm sẵn đối với tòa nhà nhiều tầng được xây dựng theo kiểu
lắp ghép hiện nay.
Trong sáng tạo nghệ thuật, các cảm xúc và rung động thẩm mỹ cịn đóng vai trị
một sự thúc bách tình cảm. Chúng địi hỏi phải được thể hiện trên giấy, trên lụa, trên màn
ảnh, trên sân khấu… Những cuốn sách, những bức tranh, những tác phẩm nghệ thuật
nóng bỏng tình cảm từ khắp các mặt trận, đặc biệt từ tiền tuyến lớn gửi về trong những
năm chống Mỹ, cứu nước là bằng chứng rõ nhất nói lên các rung động thẩm mỹ mãnh liệt
của văn nghệ sĩ chúng ta trước những cái hùng, cái đẹp trong cuộc chiến đấu vĩ đại của
quân và dân ta. Đó cũng là sự thể hiện tình cảm của văn nghệ sĩ ta đói với Tổ quốc và chủ
nghĩa xã hội. Đúng trên một mặt nhất định mà xét, tác phẩm nghệ thuật chẳng khác nào
cái túi kí hiệu vật chất chứa đựng cả một (( khối tình )). Vậy nên quá trình sáng tạo của
một nghệ sĩ là một q trình hồn tồn tự giác, tự nguyện; khơng một ai, ngồi lương tri
và tình cảm của chính mình, bắt mình phải sáng tạo nghệ thuật, mệnh lệnh của Tổ quốc,

17


chỉ thị của Đảng chỉ có thể được thực hiện tốt đẹp, sau khi mệnh lệnh đó, chỉ thị đó đã
biến thành mệnh lệnh và chỉ thị của lương tâm, của lịng mình!
Bản thân tình cảm đã là một động lực, một sức mạnh to lớn. Khi tình cảm xúc
động sâu sắc và thơi thúc cao độ, thì sức mạnh ấy cịn tăng lên gấp bội. Nó cịn khơng chỉ
bắt người nghệ sĩ phải sáng tạo, mà còn làm cho nghệ sĩ phấn khởi và hăng say, đồng thời
tạo thêm cho nghệ sĩ những nguồn năng lượng vật chất và tinh thần để khắc phục những
khó khăn, gian khổ trong quá trình sáng tạo. Xúc động trước cái chết của anh hùng Phạm

Ngọc Thạch, một người cộng sản chân chính, một trí thức xã hội chủ nghĩa, chỉ trong
vịng vài ba ngày trời nhà khắc Diệp Minh Châu đã làm xong được pho tượng bán thân
cao gần 2 mét! Rõ ràng trong thành công ty này của nhà nghệ sĩ tạo hình khơng phải chỉ
có sức mạnh của tài năng và trí tuệ mà cịn có ở mức độ cao hơn sức mạnh của tình cảm.
Chính những rung động thẩm mỹ sâu sắc và mạnh mẽ của nhiều nhạc sĩ trên cả hai miền
Nam Bắc nước ta trước hiện tượng thẩm mỹ đẹp đẽ hay sôi nổi, dịu dàng hay hùng tráng,
trữ tình hay dữ dội trong cuộc sống chống Mỹ, cứu nước đã dẫn tới sự ra đời của rất nhiều
bài hát được đông đảo nhân dân và bộ đội ta yêu thích.
Càng nắm vững những ý nghĩa quan trọng của cảm xúc thẩm mỹ, của rung động
thẩm mỹ đối với sáng tạo nghệ thuật, chúng ta càng thấm thía những lời dạy bảo và
khuyên nhủ của Đảng, của Bác và sự cần thiết phải sống, phải thấu hiểu và cảm thông với
đời sống, tâm tư và nguyện vọng của nhân dân, phải làm sao cho nhịp đập của tim mình
hịa cùng với nhịp đập của dân tộc và thời đại.
… Lịch sử nghệ thuật Việt Nam gần đây đã ghi nhận một sự kiên hết sức đặc biệt,
một sự kiện bắt nguồn từ sự xúc động tình cảm vô cùng sâu sắc và mãnh liệt. Một sự xúc
động đã dấy lên, cùng với các phong trào khác, một phong trào sáng tác văn nghệ dồn
dập, đều khắp và rộng lớn chưa từng thấy, khơng chỉ ở tồn giới văn nghệ. Và không chỉ
ở đất nước ta, mà cả ở các nước anh em, các nước bầu bạn, ở bất cứ nơi nào có người biết
tới và thơng cảm với cuộc chiến đấu của dân tộc Việt Nam, trên khắp năm châu bốn biển.
Ngọn triều tình cảm này được dâng lên từ khắp mọi người, từ khắp mọi nơi cùng một lúc:
ngày mồng ba tháng chín năm một ngàn chín trăm sáu mươi chín! Ngày cả mấy chục dân
triệu người Việt Nam chịu tang một CON NGƯỜI! Một con người mảnh khảnh và khổng
lồ, bình thường và vĩ đại, hiền từ và dũng lược! Một con người mang tầm vóc của cả một

18


dân tộc! Một con người (( lí tưởng lớn lao mà giản dị như là chân lí )). Một con người ((
rèn luyện ra trăm vạn anh hùng )) và (( đào tạo nên nhiều lãnh tụ )). Một con người mà ((
tài đức, phong tư đã thành những thiên thần thoại sống! )) ( Trích trong bài thơ Bác đời

đời vẫn sống của Hồng Trung Thơng). Một con người đã (( làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân
dân ta và non sông đất nước ta )) ( Xem: Điếu văn của ban chấp hành Trung Ương Đảng
Lao Động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn đọc tại lễ truy điệu trọng thể Hồ chủ tịch. ).
Một con người đã (( để lại cho chúng ta một di sản vô cùng q báu. Đó là thờ đại HỒ
CHÍ MINH, thời đại rực rỡ nhất trong lịc sử quang vinh của dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc
lập, tụ do của Tổ quốc, kỷ nguyên chủ nghĩa xã hội ở nước ta )) … ( xem: Điếu văn của
ban chấp hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn đọc tại lễ
truy điệu trọng thể Hồ chủ tịch ). Đây là trường hợp mà xúc động tình cảm, rung động
thẩm mỹ ở mỗi con người trong hàng triệu, hành triệu con người có chiều sâu sâu nhất, bề
rộng rộng nhất và sức mạnh mạnh nhất. Vì cái đẹp, cái hùng, cái cao cả ở đây trong sáng
quá, cao đẹp quá, mênh mông quá, thân yêu quá và vũ đại quá! Hình tượng Bác trong
ngàn vạn tác phẩm thuộc đủ mọi loại hình, loại thể nghệ thuật được phẩm thuộc đủ mọi
lọai hình, loại thể nghệ thuật được sáng tác trong những năm qua, hình tượng (( Mong
manh áo vải, hồn muôn trượng )) là sản phẩm, là kết quả khơng thể khác được của triền
sóng rung động thầm mỹ ấy. Và cũng vì vậy mà hình tượng này mãi mãi sáng chói và nổi
bật trong tồn bộ lịch sử nghệ thuật Việt nam chúng ta! Đó là hình tượng của Việt Nam
Hơm nay, của Việt Nam Mai sau, của Việt Nam muôn thuở!

1.1.2.2. Nghệ thuật là giá trị xã hội được đánh giá theo quy luật cái đẹp
Hoạt động nghệ thuật là biểu hiện đặc thù của quá trình thẩm định các giá
trị xã hội theo quy luật của cái đẹp. Thẩm định hay thụ hưởng các giá trị xã hội “theo quy
luật của cái đẹp” có nghĩa là sự phát hiện ra cái "hữu ích" vốn có của sự vật và tính thỏa
mãn nó trong q trình cải tạo hiện thực. Cái "hữu ích" ở đây được hiểu như là sự thống
nhất của các mặt chất lượng và số lượng của sự vật, là sự hài hịa của cái bên trong và cái
bên ngồi, của bản chất và hiện tương để có thể gây đến một sự thỏa mãn nhất định. Khi
cái "hữu ích" biến mất thì sự vật cũng khơng cịn là bản thân nó nữa trong sáng tạo thẩm
mỹ, việc phát hiện ra cái "hữu ích" của sự vật, hiện tượng, tức là tìm được một hình thức
biểu hiện tốt nhất những thuộc tính bản chất của một sự vật hiện tượng mà ở đó đạt tới sự

19



hài hịa tuyệt vời giữa hình thức và nội dung. Chẳng hạn, cái đẹp trong kiểu dáng của một
đồ vật phải đạt tới một cấu trúc hợp lý đem lại thuận lợi tối đa cho người sử dụng, màu
sắc phải hài hòa ngay trong bản thân chúng và hài hòa với môi trường xung quanh. Trong
phạm vi các sự vật, hiện tượng của "thiên nhiên thứ hai, sự thể hiện của cái "hữu ích"
được xem như sự thể hiện cùa ý đồ thẩm mỹ trong quá trình sáng tạo nhằm tạo ra những
sản phấm vừa thỏa mãn nhu cầu thực dụng, vừa đem lại những cảm xúc thẩm mỹ cho con
người. Điều này liên quan chặt chẽ tới năng lực thẩm mỹ, tới sự nhạy cảm của con người
đã phát triển, đôi khi sự nhạy cảm này trở nên vô cùng linh hoạt, khó có thể gỉai thích một
cách duy lý.
Như vậy, ở những sản phẩm nghệ thuật do con người làm ra vừa thể hiện được cái
"hữu ích" vốn có của từng loại hình nghệ thuật, vừa thể hiện trình độ phát triển của con
người, trong đó có sự nhạy cảm thẩm mỹ. Sáng tạo "theo quy luật của cái đẹp" là phẩm
chất cao của hoạt động người, thể hiện trình độ nhân tính của con người đã phát triển.

1.1.2.3. Nghệ thuật là sự phản ánh thơng qua hình tượng
Nói đến đặc trưng của nghệ thuật là nói đến tư duy hình tượng nghệ thuật,
nhưng đặc trưng này khơng phải hoàn toàn thuộc về nghệ sĩ mà ở mỗi người đều chất
chứa những hạt giống tâm hồn nghệ sĩ. Điều đang bàn cãi ở đây khơng phải q trình
sáng tạo nghệ thuật và cảm thụ nghệ thuật có cùng nguồn gốc, gắn bó chặc chẽ với
nhau mà là một khi con người có khả năng cảm thụ nghệ thuật thế giới chung quanh
thì cũng có thể cảm thụ nghệ thuật cả sự phản ánh nghệ thuật về thế giới đó. Mặt khác,
điều đáng nói trước hết là ở chỗ, mỗi người đều có khả năng tư duy khái niệm và tư
duy nghệ thuật, song, trong q trình đồng hóa lý luận và hiện thực, con người có thể
đạt đến sự trừu tượng, khái quát hóa ở cấp độ cao hơn một khi đã vượt khỏi các hiện
tượng cụ thể đơn nhất.
Hình tượng nghệ thuật được xem như là “tế bào” của nghệ thuật, điều này hồn
tồn có căn cứ. Để tái hiện hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ, nhiệm vụ của người nghệ sĩ là
phai tái hiện những đặc điểm của anh bộ đội cụ Hồ đời thường, với bàn tay, bộ óc

khéo léo, từng chi tiết của tác phẩm anh bộ đội cụ Hồ là hiện thân của con người thật
sự. Qua tác phẩm ấy, một lần nữa, người cảm thụ nghệ thuật có thể hiểu rõ hơn về anh

20


bộ đội qua từng chi tiết mà người nghệ sĩ đã thể hiện. Hình tượng nghệ thuật là hình
tượng cụ thể về con người, hay sự vật, hiện tượng, hình tượng nghệ thuật không phải
là bất cứ sự phản ánh nào về hiện thực mà là sự phản ánh bằng phương thức hình
tượng, và nghệ thuật được ghi lại bằng một chất liệu nhất định.
Người ta thường đặt tư duy hình tượng và tư duy lý luận vào trong cùng một hệ
quy chiếu để so sánh, mục đích khơng phải để tạo thế đối lập giữa tư duy hình tượng
nghệ thuật và tư duy lý luận khoa học hay tìm ra sự nổi trội của phương thức tư duy
này đối với phương thức tư duy kia và ngược lại. Mục đích thật sự ở đây là thấy được
tầm quan trọng của hai phương thức tư duy trên trong việc chinh phục tinh thần thế
giới, phục vụ sự nhận thức và cải tạo thế giới.
Thông qua cái riêng, cái đơn nhất, cái cá biệt, hình tượng nghệ thuật phản ánh
cái chung, cái phổ biến. Hình tượng nghệ thuật phản ánh bản chất thơng qua các hiện
tượng. Do đó, hình tượng nghệ thuật là cái phổ quát, sống động và không trùng lắp.
Nếu một nền nghệ thuật chỉ thấy những hình tượng như nhau, những khn mẫu giống
nhau thì quả thật đây là điều không thể chấp nhận được.
Trong tư duy nghệ thuật có sự thống nhất giữa cái chủ quan và cái khách quan,
giữa lý trí và tình cảm. Hình tượng nghệ thuật là phản ánh nghệ thuật về tình cảm. Nó
khơng phải là sao chép, mơ phỏng, mà là sự lựa chọn có ý thức của nghệ sĩ, là sự nhào
nặn các ấn tượng của họ. Điểm khác nhau cơ bản giữa người nghệ sĩ và người khác là
họ biết khai thác những ấn tượng của cá nhân mình để tìm trong đó cái giá trị chung,
cái khách quan và biết sáng tạo các hình thức thể hiện các giá trị đó. Với những năng
lực vốn có của bản thân, người nghệ sĩ có thể chuyển mình vào thế giới của trí tưởng
tượng, đồng thời làm cho thế giới đó trở thành hiện thực, đáng tin cậy với tất cả những
người khác. Chính vi vậy, họ có thể phân tích tốt hơn những hiện thực bên ngồi và

chính bản thân mình. Tác phẩm nghệ thuật có khả năng làm cho tất cả mọi người và
đồng thời làm cho mỗi người nói riêng tìm trong tác phẩm cái có quan hệ đến họ. Về
mặt bản chất, nghệ thuật mang tính nhân đạo. Trong tác phẩm nghệ thuật luôn chứa
giá trị đạo đức, tính giáo dục. Chính vì thế mà L. Tơnxtơi đã nói nghệ thuật có một vai
là đạo đức học, và vai kia là thẩm mỹ học.

21


Cùng là một đối tượng, nhưng có nhiều cách cảm nhận khác nhau trong nghệ
thuật. Mỗi nghệ sĩ là một cá tính sáng tạo, một phong cách độc đáo. Sáng tạo nghệ
thuật mang đậm yếu tố cá nhân. Một tác phẩm nghệ thuật là một giá trị mới về mặt
thẩm mỹ, thế giới nghệ thuật là thế giới của sự phong phú và đa dạng. Trong lĩnh vực
nghệ thuật, tiến bộ nghệ thuật vừa đi theo con đường tiến hóa, vừa đi theo con đường
biến hóa, khác với trong lĩnh vực khoa học, những thành tựu nghệ thuật mới không
phủ định những thành tựu cũ mà là sự bổ sung, làm phong phú hơn cho nhau.
Trong hình tượng nghệ, nội dung và hình thức nghệ thuật chẳng những khơng
thể tách rời nhau mà chúng cịn có sự thống nhất cao độ. Nội dung của nghệ thuật khác
với nội dung của đối tượng của nghệ thuật. Nội dung của nghệ thuật là đối tượng được
ý thức, được tái hiện có chọn lọc, khái quát và đánh giá theo quan điểm thẩm mỹ nhất
định. Có nghĩa là dưới tài năng và cảm hứng của mình, người nghệ sĩ có thể nhào nặn
một cách khéo léo hiện thực theo một lý tưởng thẩm mỹ nhất định. Nội dung bao giờ
cũng là nội dung của hình thức và chỉ được thể hiện thơng qua hình thức, nội dung
nghệ thuật cũng vậy, chỉ được thể hiện thơng qua hình thức nghệ thuật. Mặt khác, hình
thức nghệ thuật không phải cái bề mặt tác biệt của nội dung mà nó hịa quyện chặc chẽ
với kết cấu nội dung của hình tượng. Hình thức nghệ thuật là hình thức có bao hàm
yếu tố nội dung, tức là hình thức nghệ thuật thay đổi thì cũng đồng nghĩa với nội dung
thay đổi.
Nghệ thuật còn được đặc trưng bởi tính hư cấu, chúng ta cần phân biệt hư cấu
và tưởng tượng. Đây cũng là tiêu chí để phân biệt nhà khoa học và người nghệ sĩ, nhà

khoa học và người nghệ sĩ đều cần trí tưởng tượng. Đối với nhà khoa học, không thể
tạo ra khái niệm khoa học bằng hình thức hư cấu. Hư cấu là hình thức vừa phản ánh
được hiện thực vừa thể hiện tâm tư, suy nghĩ của nghệ sĩ. Trong mỗi tác phẩm nghệ
thuật có thể chứa đựng những mức độ hư cấu nhiều hay ít, nhưng dù sao đi nữa cũng
khơng thể thiếu tính hư cấu. Q trình hư cấu là q trình có thể lọc bỏ một số mặt nào
đó của sự vật, hiện tượng, bổ sung vào nó những mặt, những nét mới, nhằm giúp cho
việc khám phá ra cái bản chất, cái mang tính quy luật. Trong sáng tạo nghệ thuật, nhờ
có sự hư cấu mà tác phẩm mới có thể đạt đến trình độ cao, đây là bước đệm để sáng

22


tác nghệ thuật có thể thốt khỏi sao chép hiện thực một cách tồn bộ, nhờ có hư cấu
mà sáng tác nghệ thuật thật sự là sự phản ánh hiện thực một cách có sáng tạo, làm phát
triển tính xã hội của nhân cách.
Một đặc điểm tiêu biểu của hình tượng nghệ thuật là nó được xây dựng trong
q trình khái qt hóa nghệ thuật, tức là thơng qua hình thức cá biệt, khơng lặp lại,
hình tượng vươn tới biểu lộ cái bản chất, cái mang tính quy luật của hiện thực. Khái
q hóa nghệ thuật được biểu hiện thơng quá các hình tượng nghệ thuật điển hình.
Ăng ghen đã chỉ ra bản chất của điển hình hóa nghệ thuật: “Theo tơi, ngồi chi tiết
chân thực, chủ nghĩa hiện thực còn đòi hỏi một sự tái hiện chân thực những tính
cách điển hình trong những hồn cảnh điển hình”. (C. Mác, Ph. Ăng ghen, V. Lê
nin, Về văn học và nghệ thuật, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 383-384)
Điển hình hóa trong nghệ thuật là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái
khái quát và cái cá biệt, cái mang tính quy luật và cái ngẫu nhiên. Trong hình tượng
nghệ thuật, cái có vẻ như cái riêng, cái cá biệt, cái ngẫu nhiên, tản mạn nhưng lại là
một phương thức để khái quát hóa cuộc sống; để khám phá ra quy luật. Nếu đánh mất
sự thống nhất này, hình tượng nghệ thuật hoặc sẽ rơi vào chủ nghĩa công thức, nghèo
nàn hoặc là sẽ tản mạn, tự nhiên chủ nghĩa, thiếu sức sống.
Điển hình hóa các đặc tính chung có ý nghĩa tồn nhân loại là xu hướng vươn

tới của nghệ thuật tiến bộ. Tình yêu thương con người, lòng căm ghét cái xấu xa, khát
vọng vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ là giá trị vốn có chung của con người sở các
thời đại khác nhau. Nhưng cần chú ý là cái toàn nhân laoij không tách khỏi cái lịch sử
- cụ thể, cái độc đáo đối với mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi giai cấp nhất định. Điển
hình hóa là sự thể hiện trong các hình tượng cá biệt cụ thể, sinh động những đặc điểm
tâm lý của giai cấp, dân tộc, toàn nhân loại được bộ lộ trong một thời điểm xác định
cùng mơi trường xã hội xác định.
1.1.3. Các loại hình nghệ thuật cơ bản
1.1.3.1. Kiến trúc
Kiến trúc là loại hình hoạt động sáng tạo mà cho đến ngày nay có nhiều quan
điểm cho rằng nó khơng thật sự là loại hình nghệ thuật. Dù gì đi nữa thì kiến trúc cũng

23


là hoạt động thẩm mỹ chứa đựng tâm tư, tình cảm của người sáng tạo, là sự thỏa mãn
nhu cầu của con người về cái đẹp.
Người nghệ sĩ (kiến trúc sư) đã biết kết hợp một cách hài hòa, sáng tạo giữa
cơng dụng thực tế và mục đích thẩm mỹ khi tạo ra tác phẩm. Một cơng trình kiến trúc
ln mang những đặc trưng về chức năng xã hội của nó, tức là, khi tạo ra nó, người
nghệ sĩ đã xác định được cơng dụng của nó trong tương lai. Nói như thế, khơng phải
bất kỳ một cơng trình nào như: Một tòa nhà, một trụ sở làm việc của cơ quan, … đều
là cơng trình kiến trúc, để được xem là cơng trình kiến trúc khi cơng trình đó phải có
sức biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thẩm mỹ.
Điểm khác biệt cơ bản giữa kiến trúc với các loại hình nghệ thuật khác là nó
khơng phản ánh các sự vật, hiện tượng của cuộc sống mà là những tư tưởng về vẻ đẹp,
về sự hùng mạnh của cuộc sống. Trong hoạt động sáng tạo cơng trình kiến trúc, cái
đẹp trong đó khơng chỉ đơn thuần là sự thỏa mãn khối cảm thẩm mỹ nữa, cái đẹp ở
đây cịn gắn liền với cái có ích, tức khi tạo ra tác phẩm, người nghệ sĩ đã nhìn ra và
hướng tới cái có ích của nó trong tương lai.

Một cơng trình kiến trúc được xem là tuyệt tác trước hết nó phải đảm bảo tính
cân xứng, tỉ lệ, hài hịa giữa các yếu tố. Bên cạnh đó, nó phải thể hiện những nét riêng,
độc đáo, tỉ mỉ. Qua đó, rèn luyện cho người nghệ sĩ tính tỉ mỉ, xem xét một cách bao
qt. Ngồi ra, trước khi tạo ra cơng trình kiến trúc thì người nghệ sĩ đã định hình
trong đầu hình dáng của nó, việc tạo nên tác phẩm chỉ là bước hiện thực hóa q trình
nhận thức của người nghệ sĩ. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa con người và
con vật, con người có thể tạo ra tác phẩm sau khi có người định hình nó thơng qua quá
trình nhận thức, cong con vật thì tạo ra tác phẩm theo một quán tính bản năng. Mỗi lần
tạo ra những cơng trình kiến trúc thì người nghệ sĩ càng nâng cao trình độ nhận thức
thế giới hơn, rèn luyện những kỹ năng sáng tạo mà chỉ có con người mới có được.
1.1.3.2. Hội họa
Hội họa là loại hình nghệ thuật tạo hình dựa trên những màu sắc, đường nét
được thể hiện qua bàn tay khéo léo của họa sĩ. Khi nhìn vào một bức tranh, ta có thể
cảm nhận được khoảng cách, cảm giác, hay một cảm xúc nhất định. Một bức họa có

24


thể diễn tả được một hiện tượng của thế giới. Với tài năng kết hợp một cách uyển
chuyển những màu sắc, đường nét cùng với những thủ pháp đã tạo ra được những cảm
giác đối với người cảm thụ, làm cho người cảm thụ đắm chìm trong sức mạnh huyền
bí của cái đẹp mà bức họa mang lại. Cái đẹp ở đây vừa là một giá trị thực thụ nhưng
cũng là một khối cảm cho người cảm thụ.
Trong q trình phản ánh hiện thực, hội họa sử dụng những màu sắc làm nên sự
sinh động của bức tranh. Từng chi tiết nhỏ trong bức họa là từng chi tiết nhỏ về hiện
thực. Để hoàn chỉnh một bức họa, yêu cầu về khả năng tưởng tượng và sáng tạo là rất
lớn, tưởng tượng giúp phát triển trí não, phát triển khả năng tư duy. Tưởng tượng giúp
con người có thể tìm ra cái mới mà thế giới hiện thực chưa từng có.
1.1.3.3. Sân khấu và điện ảnh
Sân khấu ra đời từ rất lâu trên thế giới, tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Nghệ

thuật sân khấu do những diễn viên trực tiếp thủ vai những nhân vật trong kịch bản,
diễn viên hóa thân thành những nhân vật trong kịch bản.
Nghệ thuật sân khấu là loại hình nghệ thuật khá cuốn hút khán giả do khả năng
giáo dục, truyền cảm của nó. Dù những hành động, biểu cảm của diễn viên là “bắt
chước” nhân vật trong kịch bản, nhưng thơng qua đó, đã mang đến cho khán giả một
cảm giác có thật, mang đậm giá trị nhân văn.
Khi xem vở cải lương “Bên cầu dệt lụa” người ta không khỏi xúc động về nhân
vật Trần Minh. Dù hoàn cảnh nghèo nàn, nhưng với ý chí phẩn đấu “có cơng mài sắt
có ngày nên kim” nên Trần Minh đã thi đỗ trạng nguyên. Cùng vơi những đức tính
đáng quý như hiếu thảo, chung thủy, tình nghĩa của Trần Minh đã làm nên sự thành
cơng của cốt truyện.
Sức cuốn hút chính, khả năng giáo dục con người của sân khấu và điện ảnh
không phải ở phong cảnh, con người, hay mức độ đầu tư cho đạo cụ mà là giá trị nhân
văn của cốt truyện. Nhân cách của nhân vật được thể hiện qua cách biểu diễn của diễn
viên, nghệ sĩ. Những hành động độc ác của những nhân vật phản diện đã mang đến
những kết quả khơng tốt là những bài học có tính răng đe, ngược lại những kết quả tốt

25


×