Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân theo pháp luật chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---o0o---

LƯƠNG TRƯỜNG THỊNH

BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU
LÀ CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – 10 – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---o0o---

BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU
LÀ CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH:
MÃ SỐ CN
:

LUẬT KINH TẾ
8380107

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Phương Nam
Học viên: Lương Trường Thịnh – CHLKT khóa 34


TP. HỒ CHÍ MINH – 10 – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số
liệu, nội dung trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Đồng thời, tơi cũng xin cam đoan những kết luận khoa học trong luận văn
chưa từng được cơng bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào và xin chịu
trách nhiệm với những kết quả nghiên cứu của luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lương Trường Thịnh

năm


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 1
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ............................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 5
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................... 6

NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI
ÍCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU LÀ CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................................. 6
1.1 Khái quát về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân theo
pháp luật chứng khoán Việt Nam................................................................................. 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thị trường chứng khoán ................................... 6
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu .......................................................... 9
1.1.3 Khái niệm, phân loại nhà đầu tư và nhà đầu tư cá nhân ............................ 10
1.1.4 Vai trò của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân trên thị trường chứng khoán
Việt Nam .......................................................................................................... 13
1.2 Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân. 15
1.3 Tổng quan nội dung của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ
phiếu là cá nhân theo pháp luật chứng khoán Việt Nam ............................................. 19
1.3.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu
tư cổ phiếu là cá nhân........................................................................................ 19
1.3.2 Nguyên tắc cơ bản của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu
tư cổ phiếu là cá nhân theo pháp luật chứng khoán Việt Nam............................ 20
1.3.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư
cổ phiếu là cá nhân theo pháp luật chứng khoán Việt Nam ................................ 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 27
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................. 28
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN VÀ LỢI ÍCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU LÀ CÁ NHÂN TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..................................................... 28


2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá
nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam .............................................................. 28
2.1.1 Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền tham gia thị trường của nhà đầu tư cổ
phiếu là cá nhân ................................................................................................ 28

2.1.2. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của nhà đầu
tư cổ phiếu là cá nhân........................................................................................ 40
2.1.3. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản đầu tư của nhà đầu tư
cổ phiếu là cá nhân............................................................................................ 48
2.2. Định hướng và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân .................................................................. 56
2.2.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của
nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân .......................................................................... 56
2.2.1.1 Hoàn thiện pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư
cổ phiếu là cá nhân phải theo xu hướng hội nhập quốc tế .................................. 56
2.2.1.2 Hoàn thiện pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư
cổ phiếu là cá nhân phải đảm bảo tính phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã
hội Việt Nam .................................................................................................... 57
2.2.1.3 Hoàn thiện pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư
cổ phiếu là cá nhân phải đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường chứng
khoán ................................................................................................................ 58
2.2.2 Các kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân .................................................................... 59
2.2.2.1 Hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền tham gia thị trường của nhà đầu
tư cổ phiếu là cá nhân........................................................................................ 59
2.2.2.2 Hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền được cung cấp thông tin của nhà
đầu tư cổ phiếu là cá nhân ................................................................................. 62
2.2.2.3 Hoàn thiện các quy định bảo vệ quyền sở hữu tài sản đầu tư của nhà
đầu tư cổ phiếu là cá nhân ................................................................................. 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 66
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NĐT

Nhà đầu tư

NĐTCN

Nhà đầu tư cá nhân

SGDCK

Sở Giao dịch Chứng khoán

SEC

U.S. Securities and Exchange Commission

TTCP

Thị trường cổ phiếu

TTCK

Thị trường chứng khoán

UBCKNN Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của Chính Phủ là đến năm 2025 quy mơ vốn hóa thị trường cổ
phiếu đạt 100% GDP và đến năm 2030 quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt
120% GDP1. Một trong những giải pháp để đạt được mục tiêu đó là phải đảm bảo
được thị trường vận hành an toàn, minh bạch, nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo
vệ lợi ích nhà đầu tư2. Có thể thấy rằng việc bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu
là vấn đề quan trọng cần phải chú ý tới. Mặc dù vậy nhưng thực tiễn việc áp dụng
pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu có thật sự
chính xác, hiệu quả, kịp thời hay chưa vẫn là một vấn đề còn đang rất được quan
tâm. Vào ngày 11/05/2022, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch
Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ lo lắng với sự bất thường của thị trường chứng
khốn thời gian vừa qua3. Tình trạng thao túng, làm giá cổ phiếu ngày càng tinh vi
cùng với đó là gây hậu quả thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư, đặc biệt đối tượng dễ bị
tổn hại nhất là nhà đầu tư cá nhân. Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trên thị
trường cổ phiếu gần đây là vụ án liên quan tới cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh
Văn Quyết4. Ngoài vấn đề thiệt hại về mặt kinh tế thì tác giả cho rằng nguy cơ nhà
đầu tư mất niềm tin vào thị trường chứng khoán, cũng như mất niềm tin vào sự bảo
vệ của pháp luật còn đáng quan ngại hơn. Bởi vì nhận thấy tính cấp thiết, tính thực
tiễn của vấn đề này nên đó chính là lí do mà tác giả chọn đề tài “Bảo vệ quyền và
lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân theo pháp luật chứng khốn Việt Nam”
nhằm mục đích đào sâu nghiên cứu, đóng góp ý kiến về pháp luật bảo vệ nhà đầu tư
cổ phiếu là cá nhân trong tình hình thị trường cổ phiếu bất ổn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mặc dù thị trường chứng khốn Việt Nam còn khá nhỏ so với các thị trường
chứng khoán khác trên thế giới nhưng vấn đề bảo vệ nhà đầu tư luôn là một chủ đề
nổi bật được nhiều học giả chú ý. Trong đó có luận án tiến sĩ luật học của Hoàng
Điểm d khoản 3 Mục I Điều 1 Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21 tháng 03 năm 2022 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược tài chính đến năm 2030.
2
Điểm a khoản 6 Mục III Điều 1 Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21 tháng 03 năm 2022 của Thủ tướng

Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược tài chính đến năm 2030.
3
Lê Hiệp, “Chủ tịch Quốc hội: 'Báo cáo anh Khái chứng khốn bây giờ nó q bất thường'”,
truy cập ngày 15/09/2022.
4
Phương Thủy, “Khởi tố thêm Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản”, truy cập ngày 15/09/2022.
1


2

Thị Quỳnh Chi về “Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán tập trung ở Việt Nam” (Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2008), luận văn thạc sĩ luật học của Phạm Thanh Tú về “Bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo pháp luật Việt
Nam” (Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006), luận văn “Bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán tập trung theo quy định
của pháp luật chứng khoán” của Trần Thị Hà Trang (Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2008), luận văn thạc sĩ luật học của Vũ Thị Huyền Ngọc về “Bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư khơng chuyên nghiệp trên thị trường chứng
khoán tập trung theo pháp luật Việt Nam” (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
2014) cùng với nhiều luận văn, luận án và bài viết khác trên các tạp chí chun
ngành…
Thứ nhất, nhìn chung các bài nghiên cứu, bài viết đã được thực hiện khá lâu
so với hiện tại, do đó nội dung các bài viết tập trung nhiều vào các quy định pháp
luật cũ được ban hành và hiệu lực vào thời điểm đó. Cụ thể là được viết theo Luật
Chứng khốn (Luật số 70/2006/QH11) ngày 29 tháng 06 năm 2006 đã hết hiệu lực,
trong khi hiện nay đã có luật mới là Luật Chứng khoán (Luật số 54/2019/QH14)
ngày 26 tháng 11 năm 2019 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2021. Vì vậy mà

có rất nhiều sự thay đổi trong pháp luật về chứng khoán hiện hành mà các bài
nghiên cứu cũ khơng cịn phù hợp nữa.
Thứ hai, các luận văn, luận án thường khái quát chung nhiều nhóm nhà đầu
tư hơn là tập trung vào một nhóm nhà đầu tư cố định như chỉ tập trung vào nhà đầu
tư cá nhân. Vì lí do này mà các bài viết, bài nghiên cứu đi theo chiều rộng cho nhiều
loại nhà đầu tư hơn là tập trung nghiên cứu theo chiều sâu vào một nhóm nhà đầu tư
nhất định. Từ đó dẫn tới việc các bài luận văn, luận án có nhiều thực trạng khác
nhau và các giải pháp được nêu ra cũng rất chung chung cho tất cả nhà đầu tư.
Thứ ba, do sự bùng phát của đại dịch Covid-19 nên mọi người phải tuân thủ
quy định về giãn cách xã hội. Vì vậy, trong hai năm qua khơng có nhiều đề tài mới
được cơng bố. Trong khi đó, hiện nay các quy định của pháp luật đã có nhiều thay
đổi để phù hợp hơn với các hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú của thị trường
chứng khoán. Cụ thể, các mức xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán cũng được tăng
lên để phù hợp với thực tiễn. Trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trường
chứng khốn Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại, có thể nói rằng chưa bao giờ mà


3

thị trường chứng khoán lại phát triển đến như vậy. Một nguyên nhân trong đó là do
đại dịch Covid-19 khiến cho nhiều người phải ở nhà, từ đó chọn kênh đầu tư chứng
khốn để tăng thêm thu nhập.
Vì vậy, luận văn này tập trung nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá lại
quy định của pháp luật với tình hình thực tiễn mới hiện nay. Đặc biệt là sau khi đại
dịch Covid-19 bùng phát, thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và thị trường
chứng khốn thế giới nói chung đã chứng kiến nhiều sự thay đổi chưa từng có trong
lịch sử. Mặc dù, có sự khác nhau giữa các cơng trình nghiên cứu nêu trên so với đề
tài luận văn của tác giả như đối tượng nghiên cứu và pháp luật áp dụng. Tuy nhiên,
tác giả vẫn kế thừa một số lý luận về bảo vệ nhà đầu tư phù hợp với những vấn đề
nghiên cứu trong luận văn.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nêu lên những vấn đề thực tiễn mới
hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và tìm ra những vấn đề pháp lý vẫn còn chưa phù
hợp trong các quy định pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tư cổ phiếu là cá nhân trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Để thực hiện được những mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những
nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:
Một là, nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về bảo vệ
quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân. Cụ thể là tập trung làm rõ khái
niệm, vai trò, bản chất, sự cần thiết của việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư
cổ phiếu là cá nhân.
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật hiện hành và
thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá
nhân nhằm chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để thay đổi phù
hợp với thực tại.
Ba là, đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong thực tế, nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân có thể tham gia vào các loại thị
trường chứng khoán như là thị trường chứng khoán tập trung và thị trường chứng
khoán phi tập trung (thị trường Over the counter - OTC). Ngoài ra, thị trường chứng
khốn cịn chia ra thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp cũng như việc nhà đầu tư


4

cá nhân cũng có nhiều hình thức để đầu tư như mua, bán cổ phiếu để kiếm lợi nhuận
thông qua việc chênh lệch giá hoặc tham gia thông qua các quỹ đầu tư cổ phiếu. Do
đó, có rất nhiều hướng để nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, trong phạm vi luận
văn, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu các vấn đề về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu

tư cá nhân trong phạm vi nghiên cứu sau:
Về nội dung nghiên cứu: Để đảm bảo về yêu cầu giới hạn nội dung số trang
trong luận văn đồng thời đảm bảo được tính chuyên sâu của đề tài nên tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu về các quy định bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cá
nhân trong nước khi họ tham gia giao dịch mua, bán cổ phiếu trong thị trường thứ
cấp trên thị trường chứng khoán tập trung.
Về phạm vi lãnh thổ: Luận văn chủ yếu nghiên cứu về những quy định hiện
hành của pháp luật chứng khoán Việt Nam nhằm làm rõ các vấn đề pháp lý trong
vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân, cụ thể là sử dụng
Luật Chứng khoán (Luật số 54/2019/QH14) ngày 26 tháng 11 năm 2019 và các văn
bản có hiệu lực hiện nay. Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng một số tài liệu nước ngồi
để giúp so sánh, đánh giá với các quy định trong nước nhằm làm rõ các vấn đề cần
nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu và thực hiện dựa trên cơ sở lý luận chung của
Chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật, sử dụng các phương pháp:
phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích, thống kê, hệ thống hóa và khảo cứu thực
tiễn để đưa ra những đánh giá một cách hệ thống, toàn diện các quy định của pháp
luật về bảo vệ quyền và lợi ích của các nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân nhằm đưa ra
được những kết luận mang tính khách quan và khoa học, có cơ sở cho những kiến
nghị của luận văn.
Tùy thuộc vào từng nội dung và cách thức phân tích, luận văn sẽ sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp trong từng phần. Cụ thể:
Chương I: Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích
để xác định những nội dung cơ bản chung về thị trường chứng khoán, chứng khoán,
cổ phiếu cùng những nội dung khác để làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu.
Chương II: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, hệ thống hóa, so sánh
nhằm phân tích tính hợp lý và tính hiệu quả trong việc bảo vệ nhà đầu tư cổ phiếu là
cá nhân. Ngoài ra, luận văn cịn sử dụng phương pháp hệ thống hóa, khảo cứu thực



5

tiễn nhằm chỉ ra và làm rõ những điểm hợp lý, bất cập trong các quy định của pháp
luật hiện hành trong việc bảo vệ nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về phương diện khoa học, kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa thiết
thực trong việc góp phần xây dựng các cơ sở lý luận, đáp ứng cho nhu cầu hoàn
thiện pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân. Từ các
kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn đã đóng góp thêm những luận điểm khoa học
trong việc xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của nhà
đầu tư cổ phiếu là cá nhân nói riêng và bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư nói
chung.
Về phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ chỉ ra được
những điểm hạn chế trong các quy định pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của nhà
đầu tư cổ phiếu là cá nhân. Trên cơ sở đó, luận văn đã có những kiến nghị nhằm
hồn thiện pháp luật dựa trên các nguyên tắc cơ bản và các mục tiêu hướng đến của
pháp luật.
Tác giả hi vọng luận văn có thể là tài liệu tham khảo cần thiết cho việc
nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo khoa học pháp lý, cơ sở đào tạo về cổ
phiếu nói riêng và thị trường chứng khốn nói chung. Đồng thời có thể giúp ích cho
những người quan tâm tìm hiểu về lĩnh vực này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 02 chương như sau:
Chương 1: Những lý luận chung về pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của
nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân theo pháp luật chứng khoán Việt Nam
Chương 2: Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và
lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam



6

CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI
ÍCH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU LÀ CÁ NHÂN THEO PHÁP LUẬT
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
1.1 Khái quát về bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu là cá
nhân theo pháp luật chứng khoán Việt Nam
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thị trường chứng khốn
Thị trường chứng khốn (TTCK) được hình thành từ những nhu cầu đơn lẻ
ban đầu của các thương gia và được phát triển một cách tự nhiên, tự phát và sơ khai.
Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia
đình Vanber ở Bruges (Bỉ), tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một từ tiếng
Pháp là “Bourse” tức là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là Sở giao dịch5.
Xét dưới góc độ kinh tế, có nhiều quan điểm khác nhau như là “Thị trường
chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, hoạt động của thị trường
chứng khốn nhằm mục đích huy động các nguồn vốn trong xã hội để cung cấp vốn
trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, các tổ chức và Chính phủ nhằm phục vụ
phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra
các hoạt động phát hành, và trao đổi mua bán các chứng khoán”6 hoặc là “Thị
trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán các loại chứng khốn”7.
Xét dưới góc độ pháp luật, trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt
Nam khơng có định nghĩa chính xác về thuật ngữ “thị trường chứng khốn”, nhưng
thay vào đó là thuật ngữ “thị trường giao dịch chứng khoán”. Căn cứ theo khoản 27
Điều 4 Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 được ban hành ngày 26 tháng 11 năm
2019 thì “Thị trường giao dịch chứng khốn là địa điểm hoặc hình thức trao đổi
thơng tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khốn”. Có thể thấy rằng
việc định nghĩa thuật ngữ “thị trường giao dịch chứng khốn” chỉ thể hiện được một
phần của TTCK chứ khơng hồn tồn là định nghĩa về TTCK.

Bởi vì đứng dưới những góc độ phân tích khác nhau sẽ có cách định nghĩa
khác nhau nhưng nhìn chung tác giả cho rằng có thể định nghĩa: “Thị trường chứng
khốn là nơi, địa điểm mà bằng các hình thức khác nhau nhằm mục đích mua, bán,
Học viện Tài Chính (2009), Giáo trình Thị trường chứng khốn, Bạch Đức Hiển, NXB Tài chính, tr.8.
Phạm Hồng Anh (2017), Phân tích và đề xuất giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận
văn thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh, Đại học Bách khoa Hà Nội, tr.3.
7
Bạch Đức Hiển, tlđd (5), tr.9.
5
6


7

giao dịch các loại chứng khốn”.
Trong q trình hoạt động việc mua, bán, giao dịch chứng khốn thì TTCK
đã thể hiện một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, TTCK giúp tạo thanh khoản cho các loại chứng khoán. Thanh
khoản của các loại chứng khoán là khả năng chuyển đổi từ chứng khốn sang tiền
mặt và ngược lại. TTCK đóng vai trò là nơi tập hợp, kết nối giữa nhiều người mua,
bán chứng khốn. Điều đó giúp chứng khốn được giao dịch một cách thuận lợi, dễ
dàng chuyển đổi từ chứng khoán sang tiền mặt và ngược lại. TTCK càng phát triển
thì tính thanh khoản của các loại chứng khốn càng cao.
Thứ hai, TTCK có tính rủi ro. Chứng khốn là tài sản tài chính chịu tác động
lớn bởi các loại rủi ro như rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro chính trị, rủi
ro thơng tin bất cân xứng… Vì vậy, TTCK cũng mang tính rủi ro do hàng hóa của
TTCK mang lại.
Thứ ba, TTCK là thị trường liên tục. Bởi vì sau khi các chứng khốn được
phát hành trên thị trường sơ cấp thì những chứng khốn đó có thể được mua đi bán
lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Do đó, mà TTCK sẽ liên tục vận hành để giúp

cho các chứng khoán giao dịch một cách không ngừng. Theo cách thức hoạt động
của thị trường, chỉ khi khơng cịn bất kì một chứng khốn nào trên thị trường hoặc
khơng cịn ai mua bán chứng khốn nữa thì TTCK mới ngừng sự vận hành liên tục
này.
Căn cứ vào tính chất các chứng khốn được giao dịch, TTCK có thể được
chia thành thị trường cổ phiếu (TTCP), thị trường trái phiếu và thị trường các chứng
khoán phái sinh. TTCP là thị trường nơi các cổ phiếu được phát hành và giao dịch.
TTCP gồm có thị trường cổ phiếu sơ cấp và thị trường cổ phiếu thứ cấp8. Trong
phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích vào
TTCP thứ cấp.
TTCP sơ cấp (còn gọi là thị trường phát hành cổ phiếu) là thị trường mua
bán cổ phiếu mới được phát hành. Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp
một. Chức năng quan trọng nhất của thị trường cổ phiếu sơ cấp là huy động vốn cho
nền kinh tế, trong đó tổ chức phát hành cổ phiếu đóng vai trò là người đi huy động
vốn, còn người mua cổ phiếu đóng vai trị là nhà đầu tư. Tiền bán cổ phiếu trên thị
trường sơ cấp sẽ thuộc về tổ chức phát hành. Tổ chức phát hành thông thường là các
8

Bạch Đức Hiển, tlđd (5), tr.14-15.


8

doanh nghiệp, thông qua việc phát hành cổ phiếu để gia tăng nguồn vốn, mở rộng
sản xuất kinh doanh.
TTCP sơ cấp có một số đặc điểm như sau:
Một là, thị trường này không hoạt động liên tục, mà chỉ khi các doanh
nghiệp phát sinh nhu cầu huy động vốn thì mới hoạt động.
Hai là, giá cổ phiếu trên thị trường sơ cấp là cố định và được quyết định bởi
tổ chức phát hành.

TTCP thứ cấp là thị trường giao dịch cổ phiếu sau khi chúng đã được phát
hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp còn được gọi là thị trường cấp hai.
Hoạt động trên thị trường thứ cấp diễn ra trong phạm vi rộng hơn với tổng
mức lưu chuyển vốn lớn hơn nhiều so với thị trường sơ cấp. Tuy nhiên, việc mua
bán chứng khoán trên thị trường này không làm thay đổi nguồn vốn của tổ chức
phát hành mà thực chất chỉ là quá trình chuyển vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác
hay nói cách khác trên thị trường thứ cấp diễn ra việc trao đổi, mua bán các quyền
sở hữu chứng khoán.
Thị trường thứ cấp có vai trị tạo điều kiện thuận lợi để việc mua bán lại
những chứng khoán từ thị trường sơ cấp diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngoài ra,
thị trường thứ cấp cũng là nơi định lại giá bán của cổ phiếu mà các tổ chức phát
hành đã bán ra ở thị trường sơ cấp. Vì vậy, có thể nói thị trường thứ cấp là động lực
thúc đẩy sự phát triển của thị trường sơ cấp.
TTCP thứ cấp có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục thông qua các
phiên giao dịch.
Thứ hai, các khoản thu từ bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp thuộc về các
nhà đầu tư chứ không phải tổ chức phát hành.
Thứ ba, việc mua bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp có thể nhằm phục vụ
nhu cầu cất giữ tài chính, hoặc kỳ vọng thu được lợi nhuận từ mua bán chênh lệch
giá, hay để nhận một khoản thu nhập cố định hàng năm thông qua cổ tức.
Thứ tư, hoạt động của thị trường thứ cấp chỉ làm thay đổi quyền sở hữu cổ
phiếu đã được phát hành mà không làm tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Thứ năm, giá cổ phiếu trên thị trường thứ cấp là không cố định mà phụ thuộc
vào cung và cầu của cổ phiếu đang được giao dịch. Các nhà đầu tư không mua cổ
phiếu từ tổ chức phát hành mà mua bán trao đổi lại với các nhà đầu tư khác trên thị


9


trường.
Như vậy, nếu khơng có thị trường sơ cấp thì khơng có cổ phiếu để lưu thơng
trên thị trường thứ cấp, cịn nếu khơng có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp
khó hoạt động do cổ phiếu thiếu tính thanh khoản. Vì vậy nên thị trường sơ cấp và
thứ cấp có quan hệ tác động mật thiết với nhau. Trong đó, thị trường sơ cấp đóng
vai trị là cơ sở, tiền đề cho thị trường thứ cấp và ngược lại thị trường thứ cấp đóng
vai trị là động lực, thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển.
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của cổ phiếu
Trong TTCK thì chứng khốn chính là hàng hố của thị trường. Theo quy
định pháp luật hiện nay thì chứng khốn được xem là tài sản, được thể hiện dưới
hình thức cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền, chứng quyền có bảo
đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký, chứng khoán phái sinh và các loại
chứng khốn khác do Chính phủ quy định9. Có thể hiểu tài sản ở đây là một nguồn
lực có giá trị kinh tế với kỳ vọng chúng sẽ mang lại lợi ích trong tương lai giống
như việc nhà đầu tư mua và nắm giữ chứng khoán với hi vọng sẽ có được lợi nhuận.
Chứng khốn được thể hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên
trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thì tác giả chỉ tập trung phân tích về một loại
hình của chứng khốn đó chính là cổ phiếu.
Dưới góc độ kinh tế, cổ phiếu phản ánh giá trị phần vốn góp của chủ sở hữu
nó đối với cơng ty cổ phần, giá trị cổ phiếu trên thị trường phản ánh giá trị tương
đối của công ty cổ phần đã phát hành ra nó. Tổng giá trị cổ phiếu thuộc sở hữu của
mỗi cổ đơng phản ánh tỷ lệ vốn góp của cổ đơng đó trong cơng ty cổ phần. Cổ
phiếu được xem như một loại tài sản đầu tư của cổ đơng và có thể chuyển nhượng
trên thị trường chứng khốn.
Dưới góc độ pháp lý, có quan điểm cho rằng cổ phiếu được xem như chứng
cứ pháp lý chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với công ty cổ phần khi
người đó góp vốn vào cơng ty để trở thành một trong số các chủ sở hữu của công
ty10. Tuy nhiên theo quy định pháp luật hiện nay thì cổ phiếu là loại chứng khốn
xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần
của tổ chức phát hành11.

Khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khốn 2019.
Vũ Hồi Thu (2020), Pháp luật về giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung ở
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.9-10.
11
Khoản 2 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019.
9

10


10

Cổ phiếu có một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, cổ phiếu khơng có kỳ hạn và cổ đơng khơng được hồn vốn. Cổ
phiếu là chứng nhận góp vốn của các cổ đơng vào cơng ty cổ phần, chỉ có chiều góp
vào và khơng có kỳ hạn hồn vốn. Nếu cơng ty rơi vào tình trạng phá sản hay giải
thể thì cổ phiếu đó sẽ khơng tồn tại nữa. Điều này đồng nghĩa với việc cổ đông sẽ
mất đi một phần hay tồn bộ khoản đầu tư ban đầu. Tình huống xấu nhất trong việc
đầu tư vào cổ phiếu là khi cổ phiếu khơng cịn giá trị.
Thứ hai, giá trị cổ tức không cố định và phụ thuộc vào kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp
lên cổ tức cổ phiếu. Cụ thể, khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt thì cổ đơng được
hưởng lợi nhuận cao hơn so với các loại chứng khốn có lãi suất cố định. Nếu
doanh nghiệp gặp khó khăn hay làm ăn thua lỗ, cổ tức có thể rất thấp hoặc khơng có
cổ tức.
Thứ ba, giá cổ phiếu biến động theo thị trường. Giá trị cổ phiếu biến động
mạnh trên thị trường thứ cấp vì nó chịu tác động của nhiều nhân tố, đặc biệt là kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, cổ phiếu có tính thanh khoản cao. Cổ phiếu có khả năng chuyển đổi
thành tiền mặt dễ dàng. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng phụ thuộc vào kết quả kinh

doanh của công ty phát hành cổ phiếu và mối quan hệ cung - cầu trên thị trường
chứng khốn.
Thứ năm, cổ phiếu có tính rủi ro cao. Tính rủi ro của cổ phiếu phụ thuộc vào
thơng tin và tình hình phát triển của doanh nghiệp cũng như tình hình chính trị của
quốc gia và toàn thế giới cũng như tâm lý của các cổ đơng nếu họ nắm bắt thơng tin
khơng chính xác. Khi cổ phiếu được phát hành, rủi ro lúc này sẽ thuộc về các chủ sở
hữu cổ phiếu.
1.1.3 Khái niệm, phân loại nhà đầu tư và nhà đầu tư cá nhân
Theo từ điển Tiếng Việt thì đầu tư là “bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào cơng
việc gì sao cho có hiệu quả kinh tế, xã hội”12 hoặc là “tập trung nhiều, bỏ nhiều sức
lực, thời gian vào công việc gì để có thể thu kết quả tốt”13. Như vậy có thể hiểu một
cách khái quát rằng đầu tư là việc bỏ ra một lượng giá trị để hình thành tài sản với
12

Xem thêm
17/09/2022.
13
Xem thêm
17/09/2022.

/>
truy

cập

ngày

/>
truy


cập

ngày


11

mong muốn tài sản đó sẽ mang lại giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu.
Theo quy định của pháp luật hiện này, “Đầu tư chứng khoán là việc mua,
bán, nắm giữ chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán”14.
Tác giả cho rằng việc quy định về thuật ngữ “đầu tư chứng khoán” như vậy
vẫn chưa đầy đủ. Bởi vì theo định nghĩa của từ “đầu tư” thì ngồi yếu tố bỏ tài lực
để mua, bán chứng khốn thì cịn yếu tố về mục đích của hành vi đó thì mới cấu
thành hành vi “đầu tư”. Do đó, tác giả cho rằng có thể định nghĩa: “Đầu tư chứng
khoán là việc mua, bán, nắm giữ chứng khốn nhằm mục đích thu lợi”.
Xét theo góc độ pháp luật, các văn bản pháp luật hiện hành khơng đưa ra
khái niệm “nhà đầu tư chứng khốn”, mà chỉ có khái niệm về “nhà đầu tư” trong
Luật Chứng khoán 2019 tức là tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư trên thị trường
chứng khoán15. Tuy nhiên khái niệm “nhà đầu tư” cũng được quy định ở Luật Đầu
tư (Luật số 61/2020/QH14) ngày 17 tháng 06 năm 2020 là tổ chức, cá nhân thực
hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong đó bao gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu
tư nước ngồi và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài16. Ngoài ra thuật ngữ
“nhà đầu tư” cũng có thể là khách hàng hoặc những người tiêu dùng khác của các
dịch vụ tài chính17. Có thể thấy rằng để làm rõ khái niệm “nhà đầu tư” cịn phải tùy
thuộc vào lĩnh vực đầu tư mới có thể xác định được chính xác, rõ ràng.
Như vậy, dựa theo các khái niệm mà pháp luật quy định là “nhà đầu tư” và
“đầu tư chứng khốn” có thể hiểu chung: “Nhà đầu tư chứng khoán là tổ chức, cá
nhân tham gia đầu tư bằng cách mua, bán, nắm giữ các loại chứng khoán trên thị
trường chứng khoán”.
Trong thực tế có rất nhiều loại NĐT khác nhau, vì vậy khi xét trên nhiều góc

độ khác nhau thì có thể phân loại NĐT như sau:
Căn cứ theo quốc tịch thì có NĐT trong nước và NĐT nước ngồi18.
Căn cứ vào tính chun nghiệp của hoạt động đầu tư thì có thể phân làm
NĐT chuyên nghiệp và NĐT không chuyên nghiệp19.
Căn cứ vào chủ thể thì có thể chia làm NĐT cá nhân (NĐTCN) và NĐT tổ
Khoản 15 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019.
Khoản 16 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019.
16
Khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020.
17
The International Organization of Securities Commissions (2017), Objectives and Principles of Securities
Regulation, tr.3.
18
Khoản 32 Điều 3 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
19
Điều 11 Luật Chứng khoán 2019.
14
15


12

chức20.
Mặc dù có rất nhiều loại NĐT khác nhau nhưng trong phạm vi nghiên cứu
của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích vào NĐTCN trong nước là
cá nhân người Việt Nam.
Như đã phân tích ở trên thì NĐTCN trong nước cũng là một bộ phận của
NĐTCN nói riêng và của NĐT nói chung. Do đó, NĐTCN cũng mang điểm chung
của NĐT, tuy nhiên NĐTCN cũng có những đặc trưng riêng của mình. Có quan

điểm cho rằng NĐTCN là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, thực hiện đầu tư
trên tài khoản của chính mình để đạt được mục tiêu tài chính của cá nhân21. Cũng có
quan điểm khác cho rằng NĐTCN là những người có tiền tiết kiệm và muốn đầu tư
số tiền để dành của mình vào việc mua chứng khốn để hưởng lợi tức, bán chứng
khốn của mình trên TTCK thứ cấp để rút vốn khi cần thiết và mục tiêu cuối cùng là
tối đa hoá lợi nhuận trong các khoản đầu tư của họ22. Tuy nhiên ngoài những đặc
trưng được nêu từ các quan điểm trên thì NĐTCN cịn có đặc trưng là chiếm tỷ
trọng đông đảo về số lượng23, nhưng thường tham gia đầu tư với quy mô nhỏ.
Không những vậy, NĐTCN cịn bị đánh giá là có sự hạn chế trong việc hiểu biết về
thị trường, khả năng tiếp cận và nắm bắt thông tin. Đặc biệt là trong thực tiễn hiện
nay, xuất phát từ đại dịch Covid-19 đã sinh ra thuật ngữ “nhà đầu tư F0” nhằm nói
đến những người mới tham gia thị trường chứng khoán với đặc trưng thơng thường
là kiến thức cịn hạn chế, tâm lý chưa vững vàng, muốn lướt sóng nhanh, kiếm lời
lớn. Đa số nhóm F0 này đầu tư cảm tính theo số đông hoặc bị lôi kéo, dụ dỗ chứ
không thực sự dựa trên chất lượng của cổ phiếu và giá trị của doanh nghiệp niêm
yết24. Thuật ngữ này bao gồm cả tổ chức lẫn cá nhân nhưng chủ yếu để nói về
NĐTCN bởi vì số lượng chiếm áp đảo. Điều này cho thấy rằng nhóm NĐTCN này
rất dễ bị xâm phạm quyền và lợi ích khi bị lơi kéo, dụ dỗ và thậm chí là bị lừa đảo.
Đối với khía cạnh tính chun nghiệp trong đầu tư chứng khốn, NĐTCN
được xem là NĐT chuyên nghiệp trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, NĐTCN có chứng chỉ hành nghề chứng khốn được xem là NĐT
Khoản 16 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019.
Nguyễn Đức Hiển (2012), Hành vi của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sỹ
kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, tr.14.
22
Lê Thị Thảo (2012), “Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khốn”, Tạp chí
Nghiên cứu Lập pháp, số 5 (213), tr.47-50.
23
Được trình bày ở phần 1.1.4 của luận văn.
24

“Chơi chứng khoán để "ăn xổi", nhiều nhà đầu tư F0 nhận "trái đắng"”, truy cập ngày 22/09/2022.
20
21


13

chứng khốn chun nghiệp25. Theo từ điển Tiếng Việt thì chuyên nghiệp là
“chuyên về một nghề, phân biệt với nghiệp dư” hoặc là “nghề nghiệp chuyên
môn”26. Điều này là hợp lí bởi vì sau khi được đào tạo bài bản, có kiến thức chun
mơn về đầu tư chứng khốn thì nhóm NĐTCN này cũng xem như là có nghề nghiệp
chuyên mơn về chứng khốn. Đây cũng là nhóm NĐTCN ít cần sự bảo vệ về quyền
và lợi ích hơn các NĐTCN thơng thường do có khả năng nhận biết và phòng tránh
được nhiều loại rủi ro khác nhau trên thị trường.
Thứ hai, NĐTCN được xác nhận tư cách NĐT chuyên nghiệp khi nắm giữ
danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có giá trị tối thiểu là 02 tỷ đồng
theo xác nhận của cơng ty chứng khốn hoặc NĐTCN có thu nhập chịu thuế năm
gần nhất tối thiểu là 01 tỷ đồng theo hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế hoặc
chứng từ khấu trừ thuế của tổ chức, cá nhân chi trả cũng được xem là NĐT chứng
khoán chuyên nghiệp27. Trường hợp này NĐTCN được xét tư cách NĐT chuyên
nghiệp dựa trên năng lực tài chính. Điều này khơng sai về mặt pháp luật nhưng có
thể khơng làm thay đổi bản chất của NĐTCN đó28. Ví dụ như một số NĐTCN có đủ
năng lực tài chính để có tư cách NĐT chun nghiệp nhưng lại khơng hề có kiến
thức về đầu tư chứng khốn. Đây là đối tượng có hiểu biết về thị trường hạn chế
nhưng lại đầu tư với quy mơ lớn thì có thể dễ dàng bị lôi kéo, dụ dỗ dẫn tới hậu quả
là bị thiệt hại nghiêm trọng về mặt kinh tế.
1.1.4 Vai trò của nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân trên thị trường chứng
khốn Việt Nam
Tính đến ngày 15/10/2021, quy mơ vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt
7.166.000 tỷ đồng29, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng quy mơ vốn hóa của

TTCK hiện nay. Vì vậy mà NĐT cổ phiếu là cá nhân có vị thế rất quan trọng trong
TTCP nói riêng và TTCK nói chung. Đồng thời, NĐTCN đầu tư cổ phiếu cũng là
một bộ phận của NĐTCN nói chung. Tính tới ngày 29/07/2022 thì số lượng tài
khoản chứng khoán của NĐTCN trong nước là 6.301.682 tài khoản, trong khi đó
Điểm c khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2019.
Xem thêm truy cập ngày
22/09/2022.
27
Điểm d, đ khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2019.
28
Trần Thu Thảo, “Đề xuất sửa quy định nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp”,
/>truy cập ngày 22/09/2022.
29
Nguyễn Anh Việt, “Góp phần cơ cấu hệ thống tài chính theo hướng bền vững hơn”,
truy cập ngày 22/09/2022.
25
26


14

NĐT tổ chức trong nước chỉ có 14.019 tài khoản, NĐTCN nước ngồi có 37.593 tài
khoản và NĐT tổ chức nước ngồi có 4.200 tài khoản30. Như vậy có thể thấy rằng
NĐTCN trong nước là chủ thể có số lượng tài khoản tham gia đông đảo nhất trên
TTCK, chiếm khoảng 99.12%31. Bởi vì chiếm số lượng gần như là tuyệt đối trên thị
trường nên có thể nói NĐTCN là một trong những chủ thể quan trọng nhất của thị
trường. Tuy nhiên, dù là có ưu thế về số lượng nhưng thơng thường xét về trình độ,
kiến thức chun mơn trong lĩnh vực đầu tư thì NĐTCN khó có thể so sánh với các
NĐT tổ chức chuyên nghiệp. Ngoài ra, NĐTCN cũng thường có hạn chế về mặt
pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình. Từ đó có thể thấy rằng

NĐTCN là chủ thể có nguy cơ gặp rủi ro cao nhất dù xét về mặt kinh tế hay pháp
luật. Dù vậy đi nữa thì cũng khơng thể phủ nhận vai trị đặc biệt của NĐTCN trên
thị trường. Vai trò của NĐT cổ phiếu là cá nhân được thể hiện dưới một số nội dung
sau:
Thứ nhất, NĐTCN đóng vai trị là một lực lượng tạo nên nguồn cầu của thị
trường. Xét dưới góc độ kinh tế, TTCK là kênh đầu tư thu hút tiền nhàn rỗi của
người dân32, đối tượng được nhắm đến ở đây thường là NĐTCN. Có thể nói rằng
nếu khơng có NĐTCN thì TTCK khó có thể hoạt động được bởi vì NĐTCN thuộc
một trong hai lực lượng thiết yếu tạo nên TTCK, một lực lượng tồn tại song song
với nguồn cầu là lực lượng tạo nên nguồn cung của thị trường chính là những tổ
chức phát hành chứng khốn. NĐTCN khi có tiền nhàn rỗi có thể chọn các kênh
đầu tư khác nhau, tùy thuộc vào thời điểm cũng như mức độ sinh lời và rủi ro.
Trong đó kênh đầu tư chứng khốn khá được ưa chuộng vì vậy mà đã có một nguồn
tiền lớn đổ vào đây từ các NĐTCN với hy vọng mang lại lợi nhuận.
Thứ hai, NĐTCN góp phần thúc đẩy hoặc kéo lùi sự phát triển của thị trường
và nền kinh tế. Khi niềm tin của NĐTCN bị suy giảm thì sẽ rất khó thuyết phục họ
mua chứng khoán, kể cả khi các tổ chức phát hành chứng khốn hoạt động có hiệu
quả. Lúc đó, các tổ chức phát hành sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động
vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Từ đó làm cho nền kinh tế hoạt động
kém hiệu quả, gây ảnh hưởng tới toàn xã hội. Ngược lại, nếu NĐTCN có niềm tin
Ủy
ban
Chứng
khốn
Nhà
nước,
/>996000&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F_afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D133
008699996000%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dom5ks3cqa_4, truy cập ngày 21/09/2022.
31
Số liệu tự tính dựa trên bảng thống kê.

32
Mai Phương, “Huy động tiền nhàn rỗi qua kênh chứng khoán”, truy cập ngày 22/09/2022.
30


15

vào thị trường họ sẽ sẵn sàng bỏ vốn đầu tư giúp cho các tổ chức phát hành chứng
khoán huy động được vốn để phát triển doanh nghiệp, giúp cho hoạt động sản xuất,
kinh doanh và cho sự phát triển của xã hội.
Thứ ba, NĐTCN là thước đo thể hiện sự phát triển của TTCK nói riêng và
của quốc gia nói chung. Ở Việt Nam hiện nay, tỉ lệ người dân có tài khoản chứng
khốn là khoảng 6.4%33, cịn ở Hoa Kỳ thì con số này là khoảng 55%34. Có thể tính
trên tổng dân số thì số lượng NĐTCN tham gia ở Việt Nam vẫn cịn khá ít, điều đó
thể hiện rằng nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vẫn còn nhiều nhưng chưa được đưa
vào thị trường. Ngồi ra cịn thể hiện TTCK Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam vẫn
còn khá khiêm tốn so với các cường quốc phát triển trên thế giới. Nhìn vào mặt tích
cực thì điều này cũng chứng minh rằng dư địa tăng trưởng thị trường cịn rất lớn vì
vậy mà cơ hội phát triển vẫn còn nhiều.
1.2 Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhà đầu tư cổ phiếu
là cá nhân
Như đã phân tích ở phần 1.1.4 của luận văn thì do vai trị của NĐT cổ phiếu
là cá nhân rất quan trọng nên đối tượng này thuộc loại cần phải đặc biệt lưu ý.
NĐTCN đầu tư cổ phiếu là một bộ phận của NĐT, vì chiếm số lượng lớn nên có thể
xem như một đại diện tiêu biểu của NĐT nói chung. Do đó, tác giả sẽ phân tích từ
sự cần thiết của việc bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT nói chung (trong đó đã bao
gồm NĐT cổ phiếu là cá nhân) rồi phân tích riêng tới NĐT cổ phiếu là cá nhân.
Có thể thấy rằng chỉ khi các NĐT tham gia giao dịch trên thị trường thì mới
duy trì và tăng cường được tính thanh khoản của các loại cổ phiếu. Đây chính là yếu
tố quan trọng nhất để TTCP nói riêng và TTCK nói chung tồn tại và phát triển.

Thực tế cho thấy, khi có hiện tượng gian lận, lừa đảo trên TTCP làm mất
lịng tin của NĐT thì NĐT sẽ tìm cách bán cổ phiếu để bảo toàn vốn đầu tư. Điều
này có thể dẫn tới sự đổ vỡ của thị trường, thậm chí có thể ảnh hưởng lan truyền
cho cả nền kinh tế.
Do đó, việc bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT là vấn đề được tất cả các
TTCK trên thế giới quan tâm. Việc bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT là chính sách
Lê Hoài An và Lâm Thái Hoàng Anh, “Đằng sau con số tài khoản chứng khoán kỷ lục là nỗi lo”,
/>truy
cập
ngày
22/09/2022.
34
Teresa Ghilarducci, “Most Americans Don’t Have A Real Stake In The Stock Market”,
truy cập ngày 22/09/2022.
33


16

quan trọng nhất để bảo đảm sự phát triển của TTCK ở bất kỳ quốc gia nào. Tổ chức
Quốc tế các Uỷ ban chứng khoán35 (IOSCO – International Organization of
Securities Commissions) cũng khẳng định niềm tin của nhà đầu tư là nền tảng cho
hoạt động thành công của thị trường tài chính thế giới36 cũng như mục tiêu của các
quy định chứng khốn trong đó có việc bảo vệ các nhà đầu tư37. Đồng thời, việc
công bố thông tin đầy đủ và công bằng là điều cần thiết để bảo vệ nhà đầu tư, nâng
cao niềm tin của nhà đầu tư, thúc đẩy tính thanh khoản và hiệu quả của thị trường38.
Có thể thấy rằng việc bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT vừa là mục đích của việc
ban hành Luật Chứng khoán, vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt
động chứng khoán và TTCK39.
Theo Từ điển Tiếng Việt thì bảo vệ là “chống lại mọi sự huỷ hoại, xâm phạm

để giữ cho được nguyên vẹn”40. Trong trường hợp này, việc bảo vệ NĐT không
phải là bảo vệ con người với tư cách là một thực thể sinh vật trong quá trình tồn tại
để được “tồn tại nguyên vẹn” mà là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT
không bị xâm phạm.
Khái niệm “bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT” có thể hiểu là việc phòng
ngừa, chống lại mọi sự xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT trong q
trình đầu tư. Để làm được điều này, một mặt pháp luật ghi nhận những quyền và lợi
ích hợp pháp của NĐT, mặt khác pháp luật tạo cơ chế chống lại mọi sự xâm hại đến
quyền và lợi ích hợp pháp đó và bảo đảm được thực hiện trên thực tế. Mỗi loại NĐT
lại có những đặc điểm khác nhau, dẫn đến họ sẽ có những lợi ích khác nhau, khả
năng tự bảo vệ của họ cũng không giống nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của luận
văn, tác giả chỉ tập trung phân tích về NĐT cổ phiếu là cá nhân trong nước.
Khi NĐTCN bỏ tiền đầu tư vào cổ phiếu là họ đã đầu tư vào một loại hàng
Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước, “Giới thiệu về tổ chức Quốc tế các Uỷ ban Chứng khoán IOSCO”,
/>40%3F_afrWindowId%3Dhns0ml9gk_1%26_afrLoop%3D289663049405000%26dDocName%3DAPPSSC
GOVVN162066903%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3D7j416sul1_4, truy cập ngày
22/09/2022.
36
A Statement of the Technical Committee of the International Organization of Securities Commissions
(2002), Principles for Auditor Oversight, tr.2.
37
A Statement of the Technical Committee of the International Organization of Securities Commissions
(2002), tlđd (37), tr.2.
38
A Statement of the Technical Committee of the International Organization of Securities Commissions
(2002), tlđd (37), tr.2.
39
Khoản 3 Điều 5 Luật Chứng khoán 2019.
40
Xem thêm truy cập ngày 22/09/2022.

35


17

hố đặc biệt, có tính rủi ro cao. Sự cần thiết phải bảo vệ NĐTCN xuất phát từ những
rủi ro mà NĐTCN có thể gặp phải khi tham gia đầu tư trên thị trường. Có rất nhiều
loại rủi ro có thể xảy ra đối với NĐTCN cần có sự bảo vệ của pháp luật, có thể kể
đến một số loại rủi ro như sau:
Thứ nhất, rủi ro biến động bất thường của thị trường. Đây là loại rủi ro xảy
ra khi sự biến động giá cả trên thị trường do mất cân bằng trong quan hệ cung - cầu
giữa hai bên mua và bán trên thị trường gây nên có thể do tác động của yếu tố tâm
lý, tin đồn thiếu chính xác, hành vi đầu cơ, mua bán nội gián... Sự biến động này có
thể theo hai xu hướng: Một là, làm cho giá cổ phiếu tăng nhanh và liên tục trong
thời gian dài, vượt xa giá trị thực của nó gây ra hiện tượng “bong bóng chứng
khốn”41. Hướng còn lại là làm cho giá cổ phiếu sụt giảm dưới mức giá trị thực của
nó do NĐT đua nhau bán tháo cổ phiếu khiến cho TTCK bị chao đảo, có thể dẫn
đến khủng hoảng tài chính.
Thứ hai, rủi ro bất cân xứng thông tin của các chủ thể tham gia thị trường.
Đây là rủi ro khá phổ biến gắn với lý thuyết về bất cân xứng thông tin42 khi
NĐTCN khơng có được thơng tin chính xác về cổ phiếu được mua, bán trên thị
trường nên đã đưa ra quyết định đầu tư thiếu chính xác, gây thiệt hại cho NĐTCN.
Những người tiếp cận được với thông tin nội bộ bao giờ cũng có đầy đủ thơng tin
đáng tin cậy, thậm chí cả những thơng tin chưa được cơng bố để đánh giá giá trị của
cổ phiếu một cách chính xác hơn hẳn những NĐT khác. Thật đáng lo ngại khi tình
trạng vi phạm về cơng bố thơng tin vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vi
phạm43. Mặt khác, do sự bất cân xứng về thông tin giữa người mua và người bán cổ
phiếu trên thị trường có thể làm cho giá mua, bán không thể hiện đúng giá trị thực
Đây là một hiện tượng thị trường có đặc điểm là giá cổ phiếu tăng vọt lên mức cao hơn đáng kể so với giá
trị cơ bản của cổ phiếu đó. Xem thêm truy cập ngày

22/09/2022.
42
Các nhà kinh tế học James A. Mirrlees và William Vickrey là những người đã sáng lập ra lý thuyết về giả
thuyết không đối xứng thông tin. Họ đã chỉ ra rằng những người được thơng tin tốt hơn có thể khai thác lợi
thế để đem lại lợi nhuận nhiều hơn. Sau đó, những nhà kinh tế học George Akerlof, Michael Spence và
Joseph Stiglitz đã xây dựng và phát triển, hoàn thiện lý thuyết này và đoạt giải Nobel kinh tế vào năm 2001.
Xem thêm Andrada Busuioc & Ristian Radu Birau, “The role of information asymetry in the outburst and the
deepening of the contemporary economic crisis”, Challenges of the Knowledge Society Economy, tr.891
/>my_art_004.pdf, truy cập ngày 22/09/2022.
43
Ủy ban chứng khoán Nhà nước, “Minh bạch thông tin doanh nghiệp niêm yết trên TTCK và một số vấn đề
đặt
ra”,
/>rLoop=364874103758000&_afrWindowMode=0#%40%3F_afrLoop%3D364874103758000%26id%3D1245
%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Ddb2ffoq9z_9, truy cập ngày 22/09/2022.
41


18

của cổ phiếu. Vì vậy, pháp luật cần phải có những quy định rất chặt chẽ, chính xác,
kịp thời trong vấn đề thông tin bất cân xứng, ngăn cấm những người tiếp cận với
thông tin nội bộ không được lợi dụng để trục lợi, gây tổn hại đến NĐT khác.
Thứ ba, rủi ro phá sản của tổ chức phát hành cổ phiếu. Đây là rủi ro NĐTCN
gặp phải khi tổ chức phát hành hoạt động khơng có hiệu quả, khơng có khả năng
thanh tốn nợ, bị tun bố phá sản khiến giá cổ phiếu của nó sụt giảm nhanh chóng
dẫn tới việc NĐTCN có nguy cơ bị mất trắng tồn bộ số vốn đầu tư.
Thứ tư, rủi ro do hoạt động của cơng ty chứng khốn. Đây là rủi ro xảy ra khi
trong quá trình tiếp nhận, xử lý, nhập lệnh và truyền lệnh vào hệ thống giao dịch,
người hành nghề kinh doanh của cơng ty chứng khốn hành động thiếu cẩn trọng,

có sự nhầm lẫn gây thiệt hại đến quyền lợi của NĐTCN. Bên cạnh đó, cũng khơng
loại trừ khả năng một số bộ phận của công ty chứng khốn hành động thiếu trung
thực, đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của khách hàng, gây tổn hại đến quyền lợi
của NĐTCN. Ví dụ như để đạt được lợi ích của mình trong hoạt động tự doanh, đơi
khi cơng ty chứng khốn sẽ thực hiện những hoạt động chèn lệnh, giành mua, giành
bán với khách hàng44 bằng những lợi thế cơng ty chứng khốn có được. Ngồi ra, có
thể vì mục tiêu sinh lợi, đơi khi để tối đa hóa lợi nhuận hoặc thực hiện các hoạt
động cắt lỗ, cơng ty chứng khốn có thể tư vấn cho khách hàng mua, bán trái chiều
trong giao dịch chứng khoán với cơng ty chứng khốn45. Trong khi đó, việc thu thập
chứng cứ để chứng minh các vi phạm này của cơng ty chứng khốn là việc khơng
thể đối vối NĐTCN46.
Từ những rủi ro nêu trên, có thể thấy sự cần thiết trong việc bảo vệ quyền và
lợi ích của NĐT cổ phiếu là cá nhân khi mà NĐTCN thông thường có sự hiểu biết
về thị trường, khả năng tiếp cận và nắm bắt thơng tin hạn chế thường rất khó tránh
khỏi các rủi ro như vậy. Đặc biệt là rủi ro do hoạt động của cơng ty chứng khốn
khi cơng ty chứng khốn đứng dưới góc độ là nhà đầu tư chứng khốn chun
nghiệp47 lại có thể xâm hại quyền và lợi ích của NĐTCN dù cùng được xem là chủ
Norman S. Poser (1988), “Chinese Wall or Emperor’s New Clothes? Regulating Conflicts of Interest of
Securities Firms in the U.S and the U.K”, Michigan Yearbook of International Legal Studies, Vol. 9, tr.94;
Gorman, Christopher M. (2004), “Are Chinese Walls the Best Solution to the Problems of Insider Trading
and Conflicts of Interest in Broker-Dealers”, Fordham Journal of Corporate & Financial Law, Vol. 9, Issue 2
(2004), tr.480.
45
Phan Phương Nam (2018), Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty chứng khoán,
Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật TP.HCM, tr.47.
46
Nguyễn Văn Vân (2010), “Các biện pháp pháp lý bảo vệ nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, số 6 (266), tr.30.
47
Điểm a khoản 1 Điều 11 Luật Chứng khoán 2019.

44


19

thể NĐT với nhau.
1.3 Tổng quan nội dung của pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của
nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân theo pháp luật chứng khoán Việt Nam
1.3.1 Khái niệm và đặc điểm pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của
nhà đầu tư cổ phiếu là cá nhân
Xét dưới góc độ pháp luật, hiện nay pháp luật chỉ phân loại NĐTCN trong số
nhóm NĐT chứ khơng có quy định riêng cho NĐTCN. Mặc dù NĐTCN là một bộ
phận của NĐT nói chung nhưng NĐTCN lại là nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trên
tổng số các NĐT. Đồng thời cũng là nhóm có nguy cơ bị xâm phạm quyền và lợi
ích hợp pháp nhiều nhất so với các chủ thể khác trên thị trường. Pháp luật về bảo vệ
quyền và lợi ích của NĐTCN chỉ được thể hiện thơng qua sự phân tích từ các quy
định nói chung cho NĐT. Như vậy khi muốn xác định được sự bảo vệ của pháp luật
cho NĐTCN thì phải xác định được các đặc trưng riêng biệt của NĐTCN trong tập
hợp các loại NĐT. Ngoài ra, trong Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản pháp
luật chuyên ngành chứng khốn cũng chưa có điều luật nào quy định riêng, cụ thể
về bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT nói chung và NĐTCN nói riêng. Do đó cần
phải làm rõ các quyền và lợi ích của NĐTCN và các cơ chế bảo vệ những quyền lợi
ấy.
Với cách tiếp cận trên và với phạm vi nghiên cứu của luận văn, có thể hiểu
rằng “pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích của NĐT cổ phiếu là cá nhân được hiểu
là tổng hợp các quy định của pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình NĐTCN đầu tư
cổ phiếu trên TTCK, nhằm cơng nhận các quyền, lợi ích hợp pháp của NĐTCN và
đảm bảo thực thi được những quyền, lợi ích đó”.
Với cách hiểu này, pháp luật về bảo vệ NĐTCN có một số đặc điểm như sau:

Một là, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập cơ chế bảo vệ quyền và lợi
ích của NĐTCN bằng cách ban hành các quy định mang tính cơng nhận quyền và
lợi ích hợp pháp của nhóm NĐT này trong q trình đầu tư cổ phiếu. Việc này tạo
cơ sở pháp lý để các NĐTCN được bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp trước sự
xâm hại bởi những hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể khác trên TTCK. Việc
bảo vệ quyền lợi của chủ thể này được thực hiện thông qua việc thi hành nghĩa vụ
của chủ thể kia. Ví dụ quyền của NĐTCN là được cung cấp đầy đủ thơng tin để mua
chứng khốn với chất lượng tốt nhất chỉ có thể thực hiện được khi tổ chức phát


×