Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

quản lý giáo dục quản lý xây dựng trường học hạnh phúc ở các trường tiểu học quận hoàng mai, thành phố hà nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục(klv02684)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.57 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với những khía cạnh tích cực của sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội, việc hội nhập, mở cửa đất nước mang lại những tác động tiêu cực, để lại
nhiều hệ lụy về mặt giáo dục và sự phát triển của thế hệ trẻ. Tiểu học là giai
đoạn học sinh bắt đầu tiếp cận với hoạt động học tập chủ đạo mới – hoạt động
học tập. Đây cũng là giai đoạn các em đang có sự hình thành và phát triển mạnh
mẽ về nhân cách. Theo nguyên tắc, càng nhỏ tuổi, mơi trường sống càng có ảnh
hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Môi trường
sống, đặc biệt là môi trường giáo dục tốt sẽ ảnh hưởng tích cực, góp phần hình
thành những nhân cách tốt đẹp và ngược lại. Điều này đặt ra các yêu cầu ngày
càng cao cho các nhà trường trong trong việc xây dựng mơi trường học tập tích
cực với tư cách là cơng cụ hỗ trợ có ý nghĩa cho q trình giáo dục học sinh.
Mơi trường học tập tốt rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển bình
thường và tồn diện của trẻ nhỏ. Các em rất cần những mơi trường giáo dục mà
ở đó các em cảm thấy an toàn, tự do và hạnh phúc. Thực tế hiện nay cho thấy,
nhiều học sinh không cảm thấy vui khi đến trường. Những vụ việc, hiện tượng
tiêu cực, gian lận trong thi cử thời gian qua, những câu chuyện đau lòng khi
một số học sinh bị thầy cơ xâm hại, quấy rối tình dục; một số bảo mẫu thiếu đạo
đức nghề nghiệp bạo hành trẻ em; những tai nạn thương tâm của học trò do sự
lơ là, vô tâm của người lớn; những vụ phụ huynh tố cáo nhà trường, chà đạp lên
nhân phẩm, danh dự thầy cơ; sự thương mại hóa, đề cao lợi ích của một số cơ
sở giáo dục… thực sự ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh, ý nghĩa của mơi trường
học đường trong vai trò là một phương tiện giáo dục. Bên cạnh đó, việc chạy
theo thành tích của các nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân tạo áp
lực lớn đối với giáo viên và học sinh. Giáo viên không thể truyền cảm hứng cho
học sinh khi lúc nào cũng chỉ lo tới việc đối phó, chạy đua để hồn thành chỉ
tiêu, tạo ra thành tích. Điều đó đã triệt tiêu hết cảm hứng, sự sáng tạo trong
công việc của giáo viên. Học sinh không thể vui, hạnh phúc khi đến trường với
tâm trạng lo lắng khi chưa hoàn thành bài tập, không cảm thấy hứng thú khi
phải tham dự những tiết học căng thẳng với một chương trình học nặng nề, chỉ


mang tính lý thuyết. Chính vì vậy, việc xây dựng mơi trường học tập tốt nói
1


chung hay xây dựng những trường học mà ở đó cả giáo viên và học sinh đều
cảm thấy vui, thấy hạnh phúc nói riêng là việc làm rất cần thiết để củng cố vai
trò giáo dục của nhà trường đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ tiểu học.
Vì vậy, để góp phần tìm ra biện pháp quản lý xây dựng trường học hạnh
phúc trong bối cảnh đổi mới giáo dục, đề tài: “Quản lý xây dựng trường học
hạnh phúc ở các trường tiểu học quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong
bối cảnh đổi mới giáo dục” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu trong luận
văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành quản lý giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý xây dựng
trường học hạnh phúc theo tiếp cận quản lý giáo dục nhằm xây dựng nhà trường
thành trường học hạnh phúc, phù hợp với bối cảnh đổi mới giáo dục trong giai
đoạn hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là hoạt động xây dựng trường học hạnh
phúc trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng và biện pháp quản lý xây
dựng trường học hạnh phúc trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở các trường tiểu
học quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo viên và cán bộ quản lý các trường tiểu học quận Hoàng Mai, thành
phố Hà Nội đã nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ về bản chất của trường học
hạnh phúc, đặc biệt là về các tiêu chí của trường học hạnh phúc.
Hoạt động xây dựng trường học hạnh phúc ở các trường tiểu học quận

Hoàng Mai đã được triển khai trên thực tế, bước đầu đạt được một số kết quả
nhất định. Công tác quản lý xây dựng trường học hạnh phúc được tiến hành
theo các chức năng quản lý, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, cần tiếp tục thay đổi,
đặc biệt là đối với hoạt động giám sát, chỉ đạo, rút kinh nghiệm thường xuyên
trong quá trình triển khai kế hoạch.

2


Nếu xác lập được các biện pháp quản lý xây dựng trường học hạnh phúc
phù hợp với lý luận khoa học và điều kiện thực tiễn của các nhà trường sẽ góp
phần xây dựng thành cơng trường học hạnh phúc ở các trường tiểu học trên địa
bàn quận Hoàng Mai.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về quản lý xây dựng trường học hạnh
phúc trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý xây dựng trường học hạnh phúc
trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàng
Mai.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý xây dựng trường học hạnh phúc trong
bối cảnh đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn không gian: 03 trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội.
- Giới hạn thời gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu số liệu năm học 2020 –
2021.
- Giới hạn chủ thể: Cán bộ quản lý trường tiểu học.
- Giới hạn phạm vi quy mô, khảo sát: 03 trường tiểu học với 129 CBQL
(Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng), giáo viên.

- Giới hạn nội dung: nghiên cứu chú trọng làm rõ thực trạng và tìm kiếm
các biện pháp dưới phương diện quản lý nhằm quản lý xây dựng trường học
hạnh phúc ở các trường tiểu học quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp quan sát;
Phương pháp điều tra viết; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp chuyên gia;
phương pháp thống kê toán học, trong đó phương pháp điều tra viết là phương
pháp chủ đạo của đề tài.
8. Dự kiến cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
dự kiến nội dung đề tài gồm 3 chương:
3


Chương 1: Lí luận về quản lý xây dựng trường học hạnh phúc ở các trường tiểu
học trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng trường học hạnh phúc ở các
trường tiểu học quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng trường học hạnh phúc ở các
trường tiểu học quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 1.
LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về xây dựng trường học hạnh phúc
THHP đã được quan tâm nghiên cứu trên thế giới, tuy nhiên tại Việt
Nam, các cơng trình nghiên cứu về THHP còn hạn chế, chủ yếu tồn tại dưới
dạng các văn bản chỉ đạo, định hướng xây dựng THHP. Các cơng trình nghiên
cứu về THHP cũng chưa quan tâm đến một khía cạnh rất quan trọng, giúp xây
dựng thành cơng trường học hạnh phúc, chính là biện pháp quản lý xây dựng

trường học hạnh phúc, đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Chính
vì vây, đề tài “Quản lý xây dựng trường học hạnh phúc ở các trường tiểu học
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong bối cảnh đổi mới giáo dục” đã được
lựa chọn để tiếp tục nghiên cứu nhằm khỏa lấp khoảng trống này trong nghiên
cứu khoa học về xây dựng THHP.
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục
Trong luận văn này, khái niệm quản lý được hiểu như sau: Quản lý là tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thế quản lý
trong tổ chức, làm cho tổ chức đó vận động và đạt được mục tiêu của tổ chức.
Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách
thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục tới kết quả
mong muốn bằng những phương pháp, cách tiếp cận quản lý nhất định.
1.2.2. Khái niệm trường học hạnh phúc

4


1.2.4. Quản lý xây dựng trường học hạnh phúc
Xét theo chức năng quản lý, quá trình quản lý xây dựng trường học hạnh
phúc bao gồm nhiều hoạt động nghiệp vụ quan trọng, từ việc lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện, chỉ đạo quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết
quả quá trình xây dựng trường học hạnh phúc nhằm tạo ra môi trường giáo dục
nhân văn, lành mạnh cho giáo viên và học sinh.
1.3. Xây dựng trường học hạnh phúc ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi
mới giáo dục
1.3.1. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ tiểu học
1.3.1.1. Đặc điểm về mặt cơ thể
1.3.1.2. Đặc điểm về hoạt động và môi trường sống
1.3.1.3. Sự phát triển của quá trình nhận thức

1.3.1.4. Sự phát triển tình cảm của học sinh tiểu học
1.3.2. Ý nghĩa của việc xây dựng trường học hạnh phúc ở trường tiểu học
trong bối cảnh đổi mới giáo dục

5


Xây dựng trường học hạnh phúc ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mơ hình trường học hạnh phúc
là một thông điệp, quyết tâm lớn của ngành giáo dục, truyền đi những tín hiệu
tích cực, thể hiện nỗ lực không ngừng đổi mới để đáp ứng tốt hơn những yêu
cầu, đòi hỏi mà xã hội, đất nước đang đặt ra. Xây dựng thành công trường học
hạnh phúc không chỉ thúc đẩy nền giáo dục nước nhà hướng tới đẳng cấp của
một nền giáo dục tiên tiến, nhân văn, mà cịn giúp ngành giáo dục có một
phương tiện giáo dục hiệu quả để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo
dục trong giai đoạn hiện nay.
1.3.3. Đặc điểm, tiêu chí của trường học hạnh phúc
Theo tác giả Hồng Trung Học, THHP là một môi trường giáo dục đặc
biệt, được thể hiện bằng tiêu chí: 1A3T – An tồn – Thương yêu – Tôn trọng –
Tin tưởng.
UNESCO đưa ra “Nhóm 3P về Trường học hạnh phúc”, gồm: Về con
người (People), bao gồm các mối quan hệ có liên quan trong trường học; Về
quá trình (Process), bao gồm đổi mới các phương pháp dạy học; Về địa điểm
(Place), bao gồm các yếu tố về môi trường của trường học [6].
1.4. Nội dung quản lý xây dựng trường học hạnh phúc ở trường tiểu học
1.4.1. Quản lý mục tiêu, kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc
1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý xây dựng trường học hạnh phúc ở

trường tiểu học
1.5.1. Các yếu tố chủ quan
1.5.2. Các yếu tố khách quan

6


Kết luận chương 1
Trong bối cảnh hiện nay, xây dựng trường học hạnh phúc vừa là mục tiêu,
vừa là phương tiện giáo dục quan trọng để triển khai hiệu quả chương trình giáo
dục phổ thơng mới trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.
Xây dựng trường học hạnh phúc ở trường tiểu học chính là tạo ra mơi
trường giáo dục khơng có bạo lực học đường, khơng có hành vi vi phạm đạo
đức nhà giáo. Trong trường học hạnh phúc, học sinh, giáo viên, nhà quản lý,
cha/mẹ học sinh đều cảm thấy được an toàn, hạnh phúc. Trường học hạnh phúc
là một môi trường giáo dục đặc biệt, được thể hiện bằng công thức: 1A3T – An
tồn – Thương u – Tơn trọng – Tin tưởng.
Xét theo chức năng quản lý, quá trình quản lý xây dựng trường học hạnh
phúc bao gồm nhiều hoạt động nghiệp vụ quan trọng, từ việc lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện, chỉ đạo quá trình tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết
quả quá trình xây dựng trường học hạnh phúc nhằm tạo ra môi trường giáo dục
nhân văn, lành mạnh cho giáo viên và học sinh.
Xây dựng trường học hạnh phúc là một quá trình lâu dài, địi hỏi sự kiên
trì, chịu sự chi phối bởi những yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó
những yếu tố chủ quan, đặc biệt là nhận thức của nhà giáo, mối quan hệ tích
cực trong tập thể sư phạm, quyết tâm cao độ trong việc xây dựng trường học
hạnh phúc giữ vai trò đặc biệt quan trọng.

7



CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
2.1. Khái quát về địa bàn, khách thể nghiên cứu
2.1.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
2.1.1.1. Khái quát đặc điểm, tình hình quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội
2.1.1.2. Khái qt về tình hình, thuận lợi, khó khăn của các trường tiểu học
quận Hoàng Mai
2.1.2. Về khách thể và mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn tại 03 trường tiểu học quận Hồng Mai. Đây là
các trường có những đặc điểm, thực trạng phù hợp với nội dung nghiên cứu của
đề tài. Số lượng mẫu được triển khai, cụ thể như sau:
STT

Tên trường

Số cán bộ quản lý

Số giáo viên

1

Trường TH Đại Kim

03

40


2

Trường TH Tân Mai

03

37

3

Trường TH Định Công

03

43

Ghi chú

2.1.3. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.1.3.1. Mục đích khảo sát
2.1.3.2. Nội dung khảo sát
Tác giả tiến hành xây dựng công cụ khảo sát gồm các cơng hỏi đóng, 1
mức độ trả lời theo thang 5 mức độ để đánh giá các nội dung khảo sát.
2.1.3.3. Tổ chức quá trình khảo sát
2.2. Thực trạng quản lý xây dựng trường học hạnh phúc trong bối cảnh đổi
mới giáo dục ở các trường tiểu học quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
2.2.1. Thực trạng xây dựng trường học hạnh phúc tại các trường tiểu học
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
2.2.1.1. Nhận thức về xây dựng trường học hạnh phúc tại các trường tiểu học

quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
8


Bảng 2.1: Nhận thức của giáo viên về trường học hạnh phúc
Stt

Nhận thức về xây dựng trường
học hạnh phúc

N Minimum Maximum Mean

Std.
Deviation

Mục tiêu của THHP là: học sinh
NT9. hạnh phúc – nhà giáo hạnh phúc – 129
trường học thân thiện.

1,0

5,0

4,566

,7890

NT8. THHP là nơi mọi người đều tìm
129
được niềm vui.


2,0

5,0

4,558

,6362

NT6. THHP là nơi học sinh được hạnh
129
phúc.

1,0

5,0

4,481

,8014

NT1 THHP là một mục tiêu giáo dục.

129

1,0

5,0

4,465


,8105

NT7. THHP là nơi giáo viên hạnh phúc.

129

1,0

5,0

4,434

,8182

NT5. Có thể xây dựng thành cơng THHP
129
trong thực tiễn.

1,0

5,0

4,295

,7332

NT3. THHP là một phương pháp giáo
129
dục.


1,0

5,0

4,132

1,0412

NT2 THHP là một phong trào trong giáo
129
dục

1,0

5,0

3,969

1,0893

NT4. THHP chỉ là một khẩu hiệu mang
129
tính tuyên truyền.

1,0

5,0

2,783


1,5307

Từ việc phân tích những nhận thức này có thể nhận thấy, bên cạnh một số
giáo viên có nhận thức đúng trước những biểu hiện của THHP, một bộ phận
không nhỏ giáo viên nhận thức phiến diện khi coi đây chỉ là một phong trào, từ
đó niềm tin của giáo viên về xây dựng thành công trường học hạnh phúc khơng
cao. Giáo viên có xu hướng coi trường học hạnh phúc chỉ là một phong trào, có
biểu hiện xem nhẹ vai trị cảm xúc của người thầy giáo trong mơ hình THHP,
trong khi đây lại là yếu tố rất quan trọng trong xây dựng trường học hạnh phúc.
2.2.1.2. Công tác tuyên truyền về xây dựng trường học hạnh phúc

9


Bảng 2.2: Công tác truyền thông về hoạt động xây dựng trường học hạnh phúc
Stt

Truyền thông về xây dựng
trường học hạnh phúc

N Minimum Maximum Mean

Std.
Deviation

TT2. Các thành viên trong nhà trường
129
có quyết tâm xây dựng THHP.


1,0

5,0

4,411

,6686

TT4. Học sinh được tuyên truyền về xây
129
dựng THHP

1,0

5,0

4,349

,6807

TT1. Nhà trường đã triển khai hoạt động
129
xây dựng THHP.

1,0

5,0

4,279


,7703

TT3. Cha/mẹ học sinh đã được tuyên
129
truyền về xây dựng THHP.

1,0

5,0

4,256

,8031

TT5. Nhà trường đã huy động các nguồn
129
lực để xây dựng THHP.

1,0

5,0

4,202

,8513

Như vậy, trong thực tiễn, nhà trường đã triển khai các hoạt động tuyên
truyền xây dựng trường học hạnh phúc đến các thành viên trong nhà trường,
học sinh. Tuy nhiên, có những đối tượng rất quan trọng, cần hiểu, cùng tham
gia xây dựng THHP, nhưng hoạt động tuyên truyền chưa được thực hiện tốt, đó

là cha/mẹ học sinh. Trong quá trình xây dựng THHP, khi cha/mẹ học sinh
khơng được tun truyền đầy đủ, giúp họ có nhận thức đúng đắn, nhà trường sẽ
gặp nhiều khó khăn trong quá trình huy động các nguồn lực và sự tham gia từ
gia đình trong việc xây dựng THHP. Từ đó, hoạt động xây dựng trường học
hạnh phúc rất khó thành công.
2.2.1.3. Kết quả xây dựng trường học hạnh phúc
Như vậy, kết quả xây dựng trường học hạnh phúc đã đạt được những kết quả
nhất định, tạo ra sự chuyển biến của cha/mẹ học sinh và mối quan hệ thầy - trị
trong nhà trường. Bên cạnh đó, các trường tiểu học quận Hoàng Mai, thành phố
Hà Nội cần tiếp tục cải thiện tính tích cực, niềm tin của các thầy/cơ, phải thực
xây dựng được mối quan hệ thân ái, kỷ luật, tác động mạnh mẽ hơn nữa đến
tính tích cực của các viên chức, tạo sự chuyển biến rõ rệt của các viên chức
trong nhà trường.

10


2.2.2. Thực trạng quản lý xây dựng trường học hạnh phúc ở các trường
tiểu học quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
2.2.2.1. Xây dựng kế hoạch trường học hạnh phúc
Bảng 2.4: Kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc
Stt

Xây dựng kế hoạch

N Minimum Maximum Mean

Std.
Deviation


KH1 Nhà trường đã lập kế hoạch
129
xây dựng THHP.

1,0

5,0

4,395

,7543

KH3 Kế hoạch xây dựng THHP
đã huy động được trí tuệ của 129
tập thể sư phạm.

1,0

5,0

4,364

,7282

KH7 Kế hoạch đã chỉ rõ công
việc, trách nhiệm của các 129
bên liên quan.

1,0


5,0

4,333

,8323

KH4 Mục tiêu trong kế hoạch xây
129
dựng THHP phù hợp.

1,0

5,0

4,310

,7886

KH6 Kế hoạch xây dựng THHP
của nhà trường đã tính đến
129
các nguồn lực phù hợp để
triển khai.

1,0

5,0

4,240


,7580

KH5 Kế hoạch đã mô tả rõ các
129
hoạt động cụ thể.

1,0

5,0

4,225

,8500

KH8 Kế hoạch xây dựng THHP
129
có mốc thời gian cụ thể.

1,0

5,0

4,217

,8923

KH2 Kế hoạch được xây dựng có
129
tính thực tế, khả thi.


1,0

5,0

4,217

,7802

Tổng Xây dựng kế hoạch

1,00

5,00

4,2878

,65655

129

Từ kết quả này, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Trong thực tiễn, các trường tiểu học đã lập kế hoạch xây dựng trường học
hạnh phúc. Kế hoạch này đã đạt được các tiêu chí cơ bản với tư cách là một
chức năng quản lý: kế hoạch xây dựng THHP đã huy động được trí tuệ tập thể,
11


được công khai, làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Kế hoạch này được
giáo viên, cán bộ quản lý đánh giá là phù hợp. Đây là mặt tích cực trong hoạt
động kế hoạch hóa xây dựng trường học hạnh phúc.

Như vậy, trong quá trình xây dựng kế hoạch xây dựng THHP, tính cụ thể, rõ
ràng và khả năng huy động các nguồn lực trong việc triển khai kế hoạch cần
tiếp tục được cải thiện. Những hạn chế này có thể ảnh hưởng đến tính khả thi
của kế hoạch xây dựng THHP. Đây cũng là một trong những điểm còn hạn chế
trong kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc.
2.2.2.2. Tổ chức thực hiện xây dựng trường học hạnh phúc
Bảng 2.5: Hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc
Stt

Tổ chức thực hiện

N

Minimum Maximum Mean

Std.
Deviation

Nhà trường đã phổ biến kế
hoạch xây dựng THHP đến 129
giáo viên và các bên liên quan.

1,0

5,0

4,333

,8323


TC5 Nhà trường đã tạo được sự
đồng thuận trong quá trình
129
triển khai kế hoạch xây dựng
THHP.

1,0

5,0

4,302

,8159

TC6 Nhà trường đã tạo được niềm
tin cho người nhận nhiệm vụ
129
về việc họ có thể thực hiện
thành cơng.

1,0

5,0

4,271

,8173

Nhà trường đã phân công
nhiệm vụ cho các cá nhân, tổ 129

chức một cách phù hợp.

1,0

5,0

4,264

,8054

TC4 Hoạt động xây dựng THHP đã
được cá nhân, tổ chức tiếp 129
nhận và triển khai trên thực tế.

1,0

5,0

4,225

,7730

Người nhận nhiệm vụ đã hiểu
đúng những yêu cầu của công 129
việc được giao.

1,0

5,0


4,171

,7616

1,00

5,00

4,2610 ,72134

TC1

TC2

TC3

Tổng Tổ chức thực hiện

129

12


Sau khi xây dựng xong kế hoạch xây dựng THHP, nhà trường đã phổ biến,
triển khai kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc đến giáo viên và bên liên
quan. Trong quá trình này, các nhà trường đã tạo được sự đồng thuận trong quá
trình tổ chức thực hiện kế hoạch. Đây có thể coi là một trong những điểm tích
cực khi đánh giá cơng tác tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng THHP tại các
trường tiểu học quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Mặc dù vậy, dù được triển khai trên thực tế, nhưng công tác phân công

nhiệm vụ cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ chưa được thực hiện
thật tốt. Các nhà trường chưa thực sự giúp cho người nhận nhiệm vụ hiểu đúng
và có niềm tin trong q trình triển khai nhiệm vụ theo kế hoạch.
2.2.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc
Khảo sát những biểu hiện cụ thể về hoạt động chỉ đạo thực hiện xây dựng
trường học hạnh phúc, tác giả luận văn thu được kết quả tại bảng 2.6.
Bảng 2.6: Hoạt động chỉ đạo thực hiện xây dựng trường học hạnh phúc
Stt

Chỉ đạo thực hiện

N Minimum Maximum Mean

Std.
Deviation

CĐ6. CĐ6. Lãnh đạo nhà trường đã
truyền cảm hứng cho các tổ
129
chức, cá nhân trong xây dựng
THHP.

1,0

5,0

4,333

,8509


CĐ5. Nhà trường đã lắng nghe, điều
chỉnh trong kế hoạch, hoặc
128
điều hành để nâng cao hiệu quả
hoạt động.

1,0

5,0

4,305

,8654

CĐ4. Những cá nhân, tổ chức thực
hiện tốt công việc được giao đã 129
được động viên kịp thời.

1,0

5,0

4,302

,8159

CĐ1. Nhà trường chỉ đạo kịp thời để
cá nhân, tổ chức thực hiện 129
đúng nhiệm vụ của mình.


1,0

5,0

4,295

,9220

CĐ2. Nhà trường thường xuyên
kiểm tra việc thực hiện nhiệm 129
vụ của các cá nhân, tổ chức.

1,0

5,0

4,279

,8383

13


CĐ3. Nhà trường đã có những điều
chỉnh đối với biểu hiện sai lệch
129
trong hoạt động xây dựng
THHP.

1,0


5,0

4,256

,8411

Tổng Chỉ đạo thực hiện

1,00

5,00

4,2946

,78132

129

Bảng thống kê cho thấy, nhà trường đã truyền cảm hứng tốt, đã lắng
nghe, có những điều chỉnh kịp thời, khen thưởng các cá nhân thực hiện nhiệm
tốt nhiệm vụ trong quá trình chỉ đạo triển khai kế hoạch. Đây là những điểm
tích cực nổi bật trong q trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng THHP.
Trong công tác chỉ đạo điều hành, tính quyết liệt, thời điểm trong các chỉ đạo
cịn hạn chế; cơng tác giám sát thường xuyên và tác động, điều chỉnh đối với
những biểu hiện sai lệch trong hoạt động xây dựng THHP là còn chưa được
thực hiện tốt. Trong công tác chỉ đạo, việc giám sát, điều chỉnh thường xuyên,
nhắc nhở kịp thời có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chỉ đạo. Những chỉ số
này cịn chưa làm tốt trong cơng tác chỉ đạo. Vì vậy, việc cần tăng cường cơng
tác giám sát thường xuyên, đưa ra những điều chỉnh kịp thời cần tiếp tục cải

thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo thực hiện xây dựng THHP.
2.2.2.4. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình xây dựng trường học hạnh phúc
Bảng 2.7: Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong xây dựng trường học hạnh phúc
Stt

Kiểm tra, đánh giá

N

Minimum Maximum Mean

Std.
Deviation

KT8 Tiêu chí thi đua trong xây dựng
129
THHP rõ ràng.

1,0

5,0

4,372

,7402

KT1 Việc kiểm tra được thực hiện
thường xuyên trong quá trình 129
xây dựng THHP.


1,0

5,0

4,333

,7108

KT5 Nhà trường đã sử dụng kết quả
tổng kết để điều chỉnh, thúc đẩy 129
hoạt động xây dựng THHP.

1,0

5,0

4,302

,8063

KT2 Nhà trường đã sử dụng hiệu quả
kết quả kiểm tra trong q trình 129
điều hành cơng việc.

1,0

5,0

4,302


,7767

14


KT4 Viên chức nhà trường hiểu rõ
thành công và tồn tại sau mỗi 129
lần tổng kết xây dựng THHP.

1,0

5,0

4,287

,8215

KT7 Cá nhân, tổ chức chưa hoàn
thành nhiệm vụ được nhắc nhở, 129
rút kinh nghiệm.

1,0

5,0

4,248

,8481

KT6 Cá nhân, tổ chức có thành tích

trong xây dựng trường học hạnh
129
phúc được vinh danh định kỳ
hoặc đột xuất.

1,0

5,0

4,225

,8124

KT3 Việc sơ kết, tổng kết xây dựng
trường học hạnh phúc được thực 129
hiện định kỳ hàng năm.

1,0

5,0

4,171

,8113

Tổng Kiểm tra, đánh giá

1,00

5,00


4,2800

,70274

129

Từ số liệu khảo sát, tác giả có một số đánh giá như sau:
Công tác kiểm tra, đánh giá đã được triển khai theo một số tiêu chí cụ thể, rõ
ràng. Các kết quả kiểm tra, đánh giá đã được sử dụng như một nguồn quan
trọng trong việc điều chỉnh hoạt động xây dựng THHP. Đây là mặt tích cực nổi
bật trong cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng THHP.
Tuy nhiên, trong hoạt động kiểm tra, đánh giá, việc giám sát q trình cịn
chưa được thực hiện thường xuyên và sử dụng hiệu quả trong việc điều hành
công việc. Đặc biệt, số liệu thống kê cho thấy, khi kiểm tra, các cá nhân, tổ
chức chưa hoàn thành nhiệm vụ chưa được nhắc nhở, rút kinh nghiệm kịp thời.
Chức năng kiểm tra, đánh giá cũng chưa đạt được mục tiêu kỳ vọng là giúp viên
chức nhà trường chưa hiểu rõ thành công và tồn tại sau mỗi lần tổng kết xây
dựng THHP để kịp thời có điều chỉnh trong việc thực hiện các công việc tiếp
theo.
2.2.2.5. Kết quả tổng hợp quá trình quản lý xây dựng trường học hạnh phúc
Tổng hợp kết quả quản lý xây dựng trường học hạnh phúc được thể hiện
trong bảng 2.8.

15


Bảng 2.8: Quản lý xây dựng trường học hạnh phúc
STT Quản lý xây dựng trường
học hạnh phúc


N

Minimum Maximum Mean

Std.
Deviation

1

Chỉ đạo thực hiện

129

1,00

5,00

4,2946

,78132

2

Xây dựng kế hoạch

129

1,00


5,00

4,2878

,65655

3

Kiểm tra, đánh giá

129

1,00

5,00

4,2800

,70274

4

Tổ chức thực hiện

129

1,00

5,00


4,2610

,72134

Tiếp cận hoạt động xây dựng THHP dưới phương diện quản lý với 4 chức
năng cơ bản, có thể nhận thấy, điểm trung bình chung đạt trên 4 điểm, chứng tỏ
công tác quản lý xây dựng THHP đã được thực hiện tốt. Tuy nhiên, mức độ tích
cực khác nhau đối với các chức năng quản lý khác nhau.
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý xây dựng trường học hạnh phúc
trong bối cảnh đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội
2.2.3.1. Thuận lợi và những kết quả đạt được
2.2.3.2. Khó khăn, hạn chế
2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Kết luận chương 2
Kết quả nghiên cứu thực trạng xây dựng THHP cho thấy, các trường tiểu
học quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội đã triển khai từ xây dựng kế hoạch đến
tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động xây dựng THHP, đã đạt được những kết
quả nhất định, tạo chuyển biến trong thực tiễn hoạt động của nhà trường, góp
phần nâng cao chất lượng môi trường học đường trong các trường tiểu học.
Quản lý xây dựng trường học hạnh phúc đòi hỏi mỗi nhà trường phải thực
hiện tốt từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh
giá. Nếu chỉ làm tốt việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện mà không chú
trọng khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá thì mục tiêu xây dựng THHP
khó thành hiện thực. Muốn vậy đạt được những mục tiêu này, bản thân mỗi nhà
quản lý không chỉ cần nắm vững lý luận quản lý giáo dục mà còn phải vận dụng
linh hoạt vào thực tiễn hoạt động quản lý, cần chú trọng khâu tổ chức và kiểm
tra, đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình thực hiện để đạt được hiệu quả trong
thực tiễn xây dựng THHP.
16



CHƯƠNG 3.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG
TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
Việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng THHP
được xây dựng dựa trên các nguyên tắc căn bản sau:
3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý
3.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu
3.1.3. Đảm bảo tính khoa học
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi
3.2. Một số biện pháp quản lý xây dựng trường học hạnh phúc ở các trường
tiểu học quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho
các bên liên quan về mục đích, ý nghĩa, cách thức xây dựng và quản lý xây
dựng THHP trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
Biện pháp 2: Tổ chức lập kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc cụ
thể, chi tiết gắn với huy động mọi nguồn lực xã hội trong việc xây dựng kế
hoạch.
Biện pháp 3: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng THHP gắn với
giám sát và phản hồi thông tin để động viên, khen thưởng.
Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả và phản hồi thông tin để cải
tiến kế hoạch hành động và công tác điều hành trong xây dựng THHP từng
năm học.
Biện pháp 5: Đổi mới công tác quản lý của Hiệu trưởng trong quá
trình quản lý xây dựng THHP dựa vào năng lực.
3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của những
biện pháp quản lý xây dựng trường học hạnh phúc tại các trường tiểu học

quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
3.3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất
17


3.3.2. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp
quản lý xây dựng trường học hạnh phúc tại các trường tiểu học quận Hoàng
Mai, thành phố Hà Nội
Bảng 3.1: Mức độ cần thiết và tính khả thi của những biện pháp quản lý
xây dựng trường học hạnh phúc ở trường Tiểu học, quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội
Mức độ (%)
1

2

3

4

5

Điểm
TB

1

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng
cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên, học sinh, đặc biệt là cha/mẹ

học sinh về mục đích, ý nghĩa, cách thức
xây dựng THHP trong bối cảnh đổi mới
giáo dục hiện nay.

4

3

3

7

9

3,53

2

Tổ chức điều chỉnh kế hoạch xây dựng
trường học hạnh phúc theo hướng tăng
cường tính cụ thể, với những hoạt động
động cụ thể theo mốc thời gian rõ ràng,
chú trọng phân công đúng người, đúng
việc. Huy động được mọi nguồn lực xã
hội, đặc biệt là cha/mẹ học sinh trong
việc xây dựng kế hoạch.

1

5


4

8

8

3,65

3

Nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo
trong quá trình thực hiện xây dựng
THHP theo hướng tăng cường giám sát
thực hiện nhiệm vụ; động viên, khen
thưởng, nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời
những gương cá nhân, tập thể điển hình
hoặc chưa hồn thành nhiệm vụ, thiếu
tích cực trong quá trình xây dựng trường
học hạnh phúc.

1

5

4

8

8


3,65

4

Kiểm tra, đánh giá sát sao hoạt động xây
dựng THHP; tổ chức hội nghị tổng kết,
đánh giá rút kinh nghiệm về hoạt động

1

3

2

12

10

3,96

S
TT

Nội dung

18


S

TT

Mức độ (%)

Nội dung

1

2

3

4

5

Điểm
TB

0

1

4

11

10

4,15


xây dựng THHP theo kỳ, theo năm học;
sử dụng hiệu quả kết quả đánh giá xây
dựng THHP trong việc rút kinh nghiệm,
điều chỉnh kế hoạch hành động và công
tác điều hành trong xây dựng THHP
từng năm học.
5

Đổi mới cơng tác quản lý của Hiệu
trưởng trong q trình quản lý xây dựng
THHP.

Dữ liệu trên cho thấy điểm trung bình của 5 nội dung khảo sát dao động
từ 3,53 đến 4,15. Điểm cao nhất là 4,15 điểm, điểm thấp nhất là 3,53 điểm, ở
giữa là những nội dung 1, 3, 4.
Như vậy, mức độ cần thiết và tính khả thi được đánh giá tốt nhất với 4,15
điểm. Việc tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng trường học hạnh phúc trong bối cảnh đổi
mới giáo dục hiện nay chưa được đánh giá cao, chỉ với 3,53 điểm.
Kết quả này cho thấy, các biện pháp dù được đánh giá với mức độ khả thi
và cấp thiết khác nhau nhưng về cơ bản đều đảm bảo tính cấp thiết và khả thi,
cho thấy có thể triển khai trong thực tiễn các nhà trường trong quá trình xây
dựng THHP.

19


Kết luận chương 3
Quản lý xây dựng trường học hạnh phúc vừa là một khoa học, một nghệ

thuật. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn nhận thấy, để
xây dựng thành công trường học hạnh phúc, mỗi nhà trường phải thực hiện tốt
các biện pháp, từ tuyên truyền phổ biến đến xây dựng kế hoạch, tổ chức thực
hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.
Tất cả các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn
nhau. Mỗi một biện pháp như một mắt xích trong cả một q trình. Thực hiện
tốt biện pháp này sẽ góp phần thúc đẩy biện pháp kia.
Các biện pháp được đề xuất trong luận văn xuất phát từ những kết quả
nghiên cứu thực tiễn về quản lý hoạt động xây dựng THHP tại các trường tiểu
học quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến
những điểm cịn hạn chế trong cơng tác kế hoạch hóa, chỉ đạo thực hiện và
kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng THHP.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giải pháp này có tính khả thi và tính cấp
thiết cao, nếu được triển khai nghiêm túc và đồng bộ, có thể mang lại những
chuyển biến tích cực trong hoạt động quản lý xây dựng THHP tại các trường
tiểu học quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

20


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, một trong những tiêu chí để
đánh giá chất lượng nhà trường chính là tiêu chí trường học hạnh phúc.
“Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi khơng có bạo lực học đường, khơng
có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, khơng có những hành xử xúc phạm danh
dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. THHP là một môi trường giáo
dục đặc biệt, được thể hiện bằng công thức: 1A3T – An tồn – Thương u –
Tơn trọng – Tin tưởng.
Xây dựng THHP là một q trình lâu dài, địi hỏi sự kiên trì, chịu sự chi

phối bởi những yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, trong đó những yếu tố
chủ quan, đặc biệt là nhận thức của nhà giáo, mối quan hệ tích cực trong tập thể
sư phạm, quyết tâm cao độ trong việc xây dựng THHP giữ vai trị đặc biệt quan
trọng.
Trên cơ sở tổng quan các cơng trình nghiên cứu, tác giả luận văn xây dựng
khái niệm công cụ và triển khai nghiên cứu thực tiễn quản lý xây dựng THHP
theo tiếp cận chức năng quá trình quản lý xây dựng THHP gồm: Xây dựng kế
hoạch, Tổ chức thực hiện, Chỉ đạo thực hiện và Kiểm tra, giám sát quá trình
xây dựng THHP.
Kết quả khảo sát thực tiễn về xây dựng THHP cho thấy:
Nhận thức của cán bộ, giáo viên các trường tiểu học quận Hoàng Mai,
thành phố Hà Nội đúng nhưng chưa đầy đủ về THHP. Đội ngũ viên chức, nhà
giáo có biểu hiện coi xây dựng THHP là một phong trào, hơn là một mục tiêu
giáo dục, do đó niềm tin vào việc xây dựng THHP còn hạn chế.
Dưới phương diện quản lý, các trường tiểu học quận Hoàng Mai, thành
phố Hà Nội đã triển khai từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
hoạt động xây dựng THHP, đã đạt được những kết quả nhất định, tạo chuyển
biến trong thực tiễn hoạt động của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng
môi trường học đường trong các trường tiểu học.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, vẫn cịn một số tồn tại trong
công tác quản lý, đặc biệt là trong quá trình chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá quá
trình thực hiện.
21


Quản lý xây dựng trường học hạnh phúc đòi hỏi mỗi nhà trường phải thực
hiện tốt từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh
giá. Nếu chỉ làm tốt việc xây dựng kế hoạch mà không chú trọng khâu tổ chức,
chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá thì mục tiêu xây dựng THHP khó thành
hiện thực. Muốn vậy đạt được những mục tiêu này, bản thân mỗi nhà quản lý

không chỉ cần nắm vững lý luận quản lý giáo dục mà còn phải vận dụng linh
hoạt vào thực tiễn hoạt động quản lý, cần chú trọng khâu tổ chức, chỉ đạo và
kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm quá trình quản lý để đạt được hiệu quả trong
thực tiễn xây dựng THHP.
Để nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng THHP trên địa bàn các trường
tiểu học quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, tác giả luận văn khuyến nghị các
nhà trường vận dụng tổng hợp các biện pháp được đề xuất. Các biện pháp này
được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đặc biệt là
những điểm hạn chế được phát hiện trong công tác quản lý, trong các khâu: xây
dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá quá trình xây dựng THHP.
2. Khuyến nghị
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả luận văn có một số kiến nghị sau:
Đối với Bộ giáo dục & Đào tạo
- Hoàn thiện hành lang pháp lý. Kịp thời có các văn bản chỉ đạo, các quy
định, chỉ tiêu cụ thể về quản lý xây dựng trường học hạnh phúc. Tổ chức kiểm
định, công nhận trường học hạnh phúc. Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh
thần của giáo viên. Ban hành chính sách ưu đãi với giáo viên thực hiện tốt xây
dựng trường học hạnh phúc.
Đối với Cơng đồn ngành Giáo dục
- Chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của giáo viên. Kịp thời động viên,
chia sẻ và có chính sách hỗ trợ những giáo viên có hồn cảnh khó khăn. Tổ
chức cho giáo viên tham gia các hoạt động thực tế, hoạt đông tham quan dã
ngoại vào các ngày hè, ngày nghỉ lễ. Thúc đẩy hoạt động xây dựng THHP trong
toàn ngành, đặc biệt là các trường tiểu học. Tổ chức Hội nghị, tổng kết khen
ngợi những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng trường học
hạnh phúc. Lan rộng tấm gương điển hình tiên tiến trong xây dựng trường học
hạnh phúc.
22



Đối với các phòng Giáo dục và Đào tạo
- Hướng dẫn chi tiết xây dựng THHP. Hỗ trợ thường xuyên, kiểm tra
giám sát các trường trong quá trình thực hiện. Lồng ghép kiểm tra xây dựng
trường học hạnh phúc vào nội dung kiểm tra chuyên đề hàng năm. Tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý xây dựng trường học
hạnh phúc. Tổ chức giao lưu giữa các trường để những trường có nhiều kinh
nghiệm, sáng tạo trong quản lý xây dựng trường học hạnh phúc chia sẻ kinh
nghiệm cho các trường khác học tập.
Đối với các trường tiểu học trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố
Hà Nội
- Tăng cường nhận thức, thúc đẩy tính tích cực trong hoạt động xây dựng
THHP. Đầu mỗi năm học, phổ biến, tuyên truyền trong giáo viên về mục đích,
ý nghĩa và các văn bản chỉ đạo, kế hoạch xây dựng trường học hạnh phúc. Triển
khai xây dựng THHP, coi đây là một hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong nhà
trường. Tổ chức các chuyên đề, hội thảo chuyên môn về xây dựng trường học
hạnh phúc, các buổi giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng lớp học
hạnh phúc.
- Vận dụng phù hợp các biện pháp được đề xuất trong luận văn này vào
thực tiễn nhà trường trong quá trình xây dựng THHP.

23


24



×