Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

NGỮ văn 10 CHƯƠNG TRÌNH mới bài 4 NHỮNG DI sản văn hóa (văn bản THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.53 KB, 22 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Bài 4. NHỮNG DI SẢN VĂN HÓA (VĂN BẢN THÔNG TIN)
TRI THỨC NGỮ VĂN + TRANH ĐÔNG HỒ - NÉT TINH HOA CỦA
VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: phân tích được các cơng việc cần thực hiện để hồn
thành nhiệm vụ của nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề: biết thu thập và làm rõ các thơng tin có liên quan đến
vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
b. Năng lực đặc thù
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép
một hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục
đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong
việc thể hiện thơng tin chính của văn bản.
- Phân tích và đánh giá được đề tài, thơng tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề
của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và
các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh
động, hiệu quả.
2. Phẩm chất: Trân trọng, giữ gìn, phát huy di sản văn hố của q hương, đất
nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT


- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ...


III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập
của mình. Dẫn dắt vào bài mới
b. Nội dung: GV tổ chức trị chơi Ơ chữ bí mật
c. Sản phẩm: Câu trả lời và thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Cách 1: GV giao trước cho học sinh chuẩn bị về chủ đề: Các di sản văn hóa ở nước
ta. HS có thể làm video hoặc infographics để giới thiệu về các di sản vật thể/ phi vật
thể, đặc biệt là các di sản được UNESSCO công nhận hoặc các di sản gắn liền với
địa phương, vùng miền.
Cách 2: GV tổ chức trò chơi “Nhìn hình đốn tên di sản” (di sản văn hóa vật thể)


Cách 3: GV tổ chức trò chơi “Tinh thần đồng đơi”. Các nhóm kể các di sản văn hóa
ở Việt Nam (bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe
- GV quan sát
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động
- HS trả tham gia trò chơi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gợi ý:
+ Cách 1: HS chuẩn bị, giáo viên định hướng
+ Cách 2: Hoàng Thành Thăng Long, Thánh Địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, cố đô

Huế, Thành Nhà Hồ, Động Phong Nha, Tràng An, Vĩnh Hạ Long.
+ Cách 3: Các ý ở cách 2 + ca trù, hát xoan, đờn ca tài tử, quan họ Bắc Ninh, Nhã
nhạc Cung đình Huế, tranh dân gian Đông Hồ, múa rối nước, lễ hội chọi trâu Đồ
Sơn
- GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài: Việt Nam chúng ta khơng chỉ có bề dày lịch
sử mà cịn là đất nước có bề dày văn hóa. Theo thời gian, những nét văn hóa của dân
tộc đã kết tinh thành những “di sản” vô giá của nhân loại nói chung cũng như của
dân tộc ta nói riêng như Cố đơ Huế, hồng thành Thăng Long, thành nhà Hồ hay ca
trù, dân ca quan họ Bắc Ninh… Chủ đề 4 của chương trình chúng ta sẽ tìm hiểu về
những di sản văn hóa của dân tộc.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.


c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Cho biết chủ đề, thể loại chính của chủ đề và các văn bản chính?
+ Em hiểu thế nào là di sản văn hóa?
+ HS hồn thiện PHT để tìm hiểu về tri thức Ngữ văn
Thuật ngữ

Đặc điểm

Văn bản thông tin tổng hợp
Bản tin
Quan điểm của người viết

Phương tiện giao tiếp phi ngôn
ngữ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe, suy nghĩ
- GV lắng nghe, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động
- HS trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV định hướng về mục tiêu cần đạt qua bài học cho học sinh
I. Tìm hiểu giới thiệu bài học và Tri thức Ngữ văn
1. Giới thiệu bài học
- Chủ đề bài học: Những di sản văn hóa
- Thể loại chính: Văn bản thông tin
- Các văn bản:


+ Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam
+ Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống: Thêm một
bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật
+ Lý ngựa ô ở hai vùng đất (Phạm Ngọc Cảnh)
+ Chợ nổi – nét văn hố sơng nước miền Tây bản:
- Di sản văn hóa bao gồm tài sản văn hóa (như các tịa nhà, cảnh quan, di tích, sách,
tác phẩm nghệ thuật, và các hiện vật), văn hóa phi vật thể (như văn hóa dân gian,
truyền thống, ngôn ngữ và kiến thức) và di sản tự nhiên (bao gồm cảnh quan có tính
văn hóa quan trọng và đa dạng sinh học).
2. Khám phá Tri thức ngữ văn
- Văn bản thông tin tổng hợp là một dạng của văn bản báo chí được viết theo lối tổng

hợp nhiều thông tin, nhiều phương thức giao tiếp. Tiêu biểu cho dạng này là văn bản
thuyết minh có lồng ghép các yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm,…Mục đích của
việc lồng ghép các yếu tố như trên nhằm giúp việc truyền tải thông tin của văn bản
thêm sinh động, hiệu quả hơn.
- Bản tin là thể loại cơ bản của văn bản báo chí nhằm truyền đạt, phản ánh về một sự
kiện mới xảy ra được cơng chúng quan tâm. Bản tin có chức năng thơng tin sự kiện
một cách nhanh và ngắn gọn trên báo chí, đặc biệt là báo giấy, báo điện tử, đài phát
thanh và đài truyền hình. Bản tin có nhiều loại bản tin ảnh, bản tin chữ. Riêng bản tin
chữ là có tin vắn, tin thường, tin tường thuật, tin tổng hợp, tin dự báo,… mà với mỗi
dạng có thể thức riêng. Chẳng hạn: Tin vắn là tin khơng có đầu đề, dài dưới 100 chữ.
Tin thường thì có đầu đề và độ dài từ 100 đến 350 chữ,…Chất lượng của bản tin thể
hiện ở tính thời sự, xác thực, hàm súc,…
- Quan điểm của người viết: Người viết bản tin phải đảm bảo tính khách quan, chuẩn
xác trong việc đưa tin, nhưng khi cần cũng thể hiện rõ lập trường nhân văn, bảo vệ
đạo lí và thuần phong mĩ tục, tôn trọng pháp luật, khẳng định, biểu dương cái thiện,
phủ định, phê phán cái ác,…


- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,…
góp phần chuyển tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường
được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp,
giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn. Việc sử dụng các phương tiện
giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng được yêu cầu:
+ Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,…liên quan trực tiếp đến các luận điểm
của bài viết.
+ Sử dụng các phương tiện này đúng thời điểm.
+ Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.
+ Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,…trong bài viết: giải thích rõ về vị trí, ý nghĩa
của hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại từ nguồn khác, bài khác).
Hoạt động 2: Đọc văn bản và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản và giới thiệu về tác phẩm
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
NV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chung
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Gọi HS đọc bài
+ Báo cáo dự án về tác phẩm
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm


- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chung
1. Đọc: HS đọc với tốc độ hợp lí, chú ý câu hỏi trong hộp chỉ dẫn
2. Tìm hiểu chung
- Thể loại: Báo chí

- Phương thức biểu đạt: thuyết minh
- Tóm tắt: Đề tài tranh Đông Hồ thường lấy từ truyện dân gian, cảm hứng từ cuộc
sống sinh hoạt, chất liệu thường được làm bằng giấy gió, mực nho. Tranh Đơng Hồ
được sử dụng chủ yếu vào ngày Tết, trong các sự kiện cúng bái. Tranh Đông Hồ được
các nghệ nhân giữ gìn, phục chế và sáng tạo từ ngàn đời.

- Bố cục:
+ Đoạn 1: Đề tài của tranh Đông Hồ
+ Đoạn 2: Chất liệu và màu sắc của tranh Đông Hồ
+ Đoạn 3: Quy trình chế tác
+Đoạn 4: Tầm ảnh hưởng của tranh Đông Hồ
+ Đoạn 5: Lưu giữ và phục chế tranh Đông Hồ
Hoạt động 3: Khám phá văn bản
- Nhận biết được một số dạng VB thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một
hay nhiều yếu tố như: miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích
của việc lồng ghép các yếu tố đó vào VB.
- Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong
việc thể hiện thơng tin chính của VB.
- Phân tích và đánh giá được đề tài, thơng tin cơ bản của VB, cách đặt nhan đề của tác
giả; nhận biết được mục đích của người viết.


- Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các
phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung VB một cách sinh động, hiệu
quả.
- Trân trọng, giữ gìn, phát huy di sản văn hoá của quê hương, đất nước.
a. Mục tiêu:
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mối liên hệ giữa các nội dung chi tiết với
thơng tin chính của VB
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
+ Hãy chỉ ra các cơng đoạn chính của q trình chế tác một bức tranh Đông Hồ
được nêu trong văn bản.

+ Thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS/ nhóm) hồn thành PHT số 2 (trình bày trên giấy
A0 hoặc bảng nhóm):
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
II. Khám phá văn bản
1. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông tin tổng hợp


a. Mối liên hệ giữa các nội dung chi tiết với thơng tin chính của văn bản
- Các cơng đoạn chính của q trình chế tác một bức tranh Đơng Hồ

+ Vẽ mẫu (lấy đề tài, ý tưởng ngay trong cuộc sống hằng ngày)
+Can lại bản thảo lên giấy bản mỏng, đưa vào bản khắc gỗ (mỗi màu tách riêng
thành một bản khắc)
+ In (úp ván xuống “bìa” đã quét đẫm màu + Úp mặt ván khắc đã thấm màu lên mặt
giấy)
+ Xoa lưng mặt giấy bằng xơ mướp + Bóc giấy ra khỏi ván in.
- Thơng tin chính của văn bản: Tranh Đông Hồ là một nét tinh hoa của văn hoá dân
gian Việt Nam.
- Nội dung của từng mục: Giới thiệu nét riêng về đề tài (dân dã) và hình tượng (sinh
động, ngộ nghĩnh) của tranh Đơng Hồ (mục 1), giới thiệu nét riêng về chất liệu (tự
nhiên) và sắc màu (bình dị, ấm áp) của tranh Đơng Hồ (mục 2), giới thiệu về nét độc
đáo trong quy trình chế tác (khéo léo, cơng phu) của tranh Đơng Hồ (mục 3).

- Mối liên hệ của các mục 1, 2, 3 với thơng tin chính của văn bản: Nội dung của các
mục 1, 2, 3 được sắp xếp một cách lơ-gíc, bổ sung cho nhau giúp người đọc hiểu rõ
tính chất “tinh hoa” của tranh Đơng Hồ trong văn hố dân gian Việt Nam từ đề tài,
hình tượng, chất liệu, màu sắc đến quy trình chế tác.
Cả ba mục góp phần làm rõ thơng tin chính của văn bản, làm nổi bật giá trị văn hố

của tranh Đơng Hồ, tác động mạnh vào nhận thức của người đọc về vấn đề mà văn
bản muốn giới thiệu.
NV2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề tài và phương thức biểu đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn


Xác định đề tài của văn bản trên. Chỉ ra một số đoạn, mục có lồng ghép yếu tố miêu
tả hoặc biểu cảm trong văn bản và nêu mục đích của việc lồng ghép ấy.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
b. Đề tài và phương thức biểu đạt
- Đề tài: Có nhiều cách diễn đạt khác nhau
+ Tranh Đông Hồ;
+ Giá trị văn hố của tranh Đơng Hồ;
+ Nghệ thuật tranh dân gian Đơng Hồ;


- Một số đoạn, mục trong văn bản có lồng ghép yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm: Đoạn ở
mục 1, 3, 4,…


+ “'Cả làng tất bật, chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sức màu của giấy
điệp..”
+ “Chợ tranh đông vui, sầm uất..”
+ “Chế tác khéo léo, công phu”
+ “Rộn ràng tranh Tết”
- Mục đích của việc sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm: tăng tính chất biểu cảm và
hấp dẫn, thể hiện thái độ, tình cảm của tác giả về nội dung được trình bày trong văn
bản.
NV3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhan đề, sa-pô, đề mục, phương tiện biểu đạt
thông tin
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Nhan đề, sa-pô, đề mục có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện thơng tin chính
trong văn bản trên? (Hs thảo luận nhóm 4-6 theo PHT)
Yếu tố
Nhan đề
Sa-pơ
Đề mục
Phương tiện biểu đạt thông tin
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm

- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức


c. Nhan đề, sa-pô, đề mục, phương tiện biểu đạt thơng tin
- Nhan đề: Giới thiệu tóm tắt thơng tin chính của văn bản.
- Sa-pơ: Giới thiệu khái qt nội dung của văn bản, tạo sự chú ý và giúp người đọc
định hướng nhận biết nội dung văn bản.
- Đề mục: Cung cấp thơng tin chính của từng phần/ mục trong văn bản, giúp người
đọc hình dung về bố cục của văn bản và cách triển khai thơng tin chính trong tồn bộ
văn bản, từ đó người đọc dễ dàng theo dõi mạch nội dung của văn bản hơn.
- Phương tiện biểu đạt thông tin: Phương tiện ngôn ngữ + phi ngơn ngữ (tranh ảnh)
giúp thơng tin chính của văn bản hiện lên chân thực, sinh động và hấp dẫn.
NV4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Mục đích viết và quan điểm của người viết
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Xác định mục đích viết và quan điểm của người viết thể hiện trong văn bản trên. Em
có đồng tình với quan điểm đó hay khơng? Vì sao? (HS thảo luận nhóm đơi theo
PHT)
Mục đích

Quan điểm của người

viết

viết

Em có đồng tình với quan điểm đó hay khơng? Vì sao?


- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm
- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ


GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
d. Mục đích viết và quan điểm của người viết
- Mục đích viết: Giới thiệu những nét tinh hoa của dòng tranh Đơng Hồ trong văn hố
dân gian Việt Nam.
- Quan điểm của người viết: phản ánh khách quan, chuẩn xác những đặc trưng của
dịng tranh Đơng Hồ trong dịng chảy văn hoá dân gian Việt Nam, đồng thời thể hiện
sự trân trọng, giữ gìn với một trong các giá trị di sản văn hố của dân tộc.
HS có thể bày tỏ sự đồng tình hay khơng đồng tình với quan điểm trên nhưng cần đưa
ra lập luận hợp lí, thuyết phục.
NV5: Hướng dẫn học sinh chia sẻ bài học về cách nghĩ và ứng xử của cá nhân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Kể tên một số di sản văn hóa ở địa phương và phát biểu suy nghĩ của bạn về việc bảo
tồn, phát huy các di sản ấy.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở
- HS thảo luận
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi các nhóm báo cáo sản phẩm

- HS cử đại diện báo cáo, HS còn lại lắng nghe, bổ sung, phản biện
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
2. Chia sẻ bài học về cách nghĩ và ứng xử của cá nhân
Chú ý: Tùy vào mỗi địa phương sẽ có những di sản văn hóa khác nhau.
Ví dụ: Ở Hà Nội: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Cổ
Loa, Nhà tù Hỏa Lò, Cầu Long Biên, ...


- Theo quan điểm cá nhân, việc bảo tồn, phát huy những di sản văn hóa là điều vơ
cùng quan trọng và cần thiết. Bởi đó là minh chứng về một thời quá khứ hào hùng mà
ông cha ta để lại, thể hiện đậm đà nét đẹp truyền thống của mỗi dân tộc. Chúng ta ở
thế hệ mai sau cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy, làm tơn vinh hơn
những di sản văn hóa đó.
- Đánh giá nhiệm vụ học tập theo các tiêu chí sau:
Tiêu chí đánh giá

Đạt

Chưa đạt

Kể được tên ít nhất 2 di sản văn hố ở địa phương.
Trình bày được suy nghĩ của bản thân về việc bảo tồn, phát huy các di
sản văn hố ấy.
Giải thích hợp lí, thuyết phục lí do/ cơ sở đưa đến (các) suy nghĩ ấy.

Hoạt động 3: Khái quát đặc điểm thể loại và rút ra kinh nghiệm đọc
a. Mục tiêu
- Khái quát đặc điểm của văn bản thông tin tổng hợp qua việc đọc văn bản Tranh
Đơng Hồ - nét tinh hoa của văn hố dân gian Việt Nam.

- Bước đầu rút ra được một số kinh nghiệm đọc văn bản thông tin tổng hợp
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc nhóm đơi
c. Sản phẩm: Bảng tóm tắt một số lưu ý khi đọc bản tin.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
GV phát PHT số 5. HS thảo luận nhóm 4-6 em
Đặc điểm

Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa

của văn bản thông tin tổng hợp

của văn hố dân gian Việt Nam

Mục đích viết
Quan điểm của người viết


Mối liên hệ giữa các nội dung chi tiết
với thông tin chính của VB
Phương thức biểu đạt của VB
Nhan đề
Sa-pơ
Đề mục
Phương tiện biểu đạt thông tin (ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

- GV quan sát, gợi mở
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS quan sát, theo dõi, suy ngẫm
- GV quan sát, hỗ trợ
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Gợi ý
Đặc điểm của văn bản Tranh Đông Hồ – nét tinh hoa của văn hố dân gian Việt
thơng tin tổng hợp
Nam
Mục đích viết
Cung cấp thơng tin đầy đủ và rõ ràng về đối tượng (những
nét tinh hoa của tranh Đơng Hồ trong văn hố dân gian Việt
Nam, việc lưu giữ và phục chế tranh Đông Hồ trong hiện
tại), từ đó tác động đến nhận thức của người đọc về đối
tượng.


Quan điểm của người Vừa trình bày thơng tin về đối tượng (tranh Đông Hồ) một
viết

cách khách quan, vừa thể hiện thái độ đối với đối tượng
được đề cập (trân trọng giá trị di sản văn hoá của dân tộc,

cần giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hố ấy).
Mối liên hệ giữa các Các thông tin chi tiết bổ sung cho nhau, cùng làm rõ thông
nội dung chi tiết với tin chính, triển khai các khía cạnh/ phương diện khác nhau
thơng tin chính của VB của thơng tin chính để làm nổi bật thơng tin chính và giúp
người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về thơng tin chính.
Phương thức biểu đạt Thuyết minh kết hợp với các yếu tố khác (miêu tả, biểu

của văn bản

cảm…) để truyền tải thơng tin chính thêm sinh động, hiệu

Nhan đề

quả.
Khái qt thơng tin chính của văn bản.

Sa-pơ

Giới thiệu khái qt nội dung của văn bản, tạo sự chú ý và

Đề mục

giúp người đọc định hướng nhận biết nội dung văn bản.
Cung cấp thơng tin chính của từng phần/ mục trong văn
bản, tạo bố cục mạch lạc cho văn bản, giúp người đọc dễ

tiếp nhận văn bản.
Phương tiện biểu đạt Phương tiện ngôn ngữ kết hợp với các phương tiện phi ngôn
thông tin

ngữ để biểu đạt nội dung thêm sinh động, hiệu quả.

Hoạt động 4: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình
học tập của học sinh
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngơn ngữ nói, PHT

d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Theo em, nội dung của văn bản là gì?


+ Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn
- HS suy nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm
- HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Văn bản cung cấp cho người đọc những thông tin về tranh Đông Hồ - một sản phẩm
văn hóa dân gian của Việt Nam
- Đồng thời cho thấy thái độ trân trọng của tác giả đối với tranh Đơng Hồ và những
nghệ nhân làm ra nó. Từ đó kêu gọi sự gìn giữ và phát huy của mọi người đối với
những giá trị văn hóa của dân tộc
2. Nghệ thuật
- Ngôn từ rõ ràng, mạch lạc
- Kết hợp giữa thuyết minh và miêu tả, tự sự
Cách tổng kết 2
PHT
Những điều em nhận biết và làm được


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Những điều em còn băn khoăn


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Chuyên gia tranh Đông Hồ” để hướng dẫn học
sinh củng cố kiến thức đã học
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi
d. Tổ chức thực hiện:
Bước1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
Gv tổ chức trị chơi “Chun gia tranh Đơng Hồ”. Trong văn bản có nhắc đến nhiều
bức tranh Đơng Hồ, em hãy nhìn hình ảnh và đốn tên các tranh ấy. Chia sẻ về một
bức tranh mà em thấy ấn tượng
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm
- HS khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức


1. Gà đại cát; 2. Bé ôm gà; 3. Lợn độc; 4. Hứng dừa; 5. Bé ôm tôm; 6. Thầy đồ
cóc; 7. Đánh ghen
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ:
Tranh làng Hồ
Từ những ngày cịn ít tuổi, tơi đã thích những tranh lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây
dừa, tranh tố nữ của làng Hồ. Mỗi lẫn Tết đến, đứng trước những cái chiếu bày tranh
làng Hồ giải trên các lề phố Hà Nội, lịng tơi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những
người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. Họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần
phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm mới khắc được những tranh lợn
ráy có những khốy âm dương rất có duyên, mới vẽ được những đàn gà con tưng
bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
Kĩ thuật tranh làng Hồ đã đạt đến sự trang trí tinh tế: những bộ tranh tố nữ áo màu,
quần hoa chanh nền đen lĩnh của một thứ màu đen rất Việt Nam. Màu đen không pha
bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng
quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá. Cái
màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc
trong hội họa. Màu trắng ấy càng ngắm càng ưa nhìn; những hạt cát của điệp trắng
nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn làm tăng thêm vẻ thâm thúy cho khuôn mặt, tăng
thêm sống động cho dáng người trong tranh.
Theo Nguyễn Tuân


Câu 1. Trong bài viết, tác giả nhắc đến kĩ thuật tranh làng Hồ đạt đến trình độ nào?
A. kĩ xảo

B. điêu luyện


C. tinh luyện

D. tinh tế

Câu 2. Trong kĩ thuật vẽ tranh của làng Hồ, màu đen được làm từ chất liệu nào?
A. pha bằng màu nước
C. pha bằng thuốc

B. pha bằng chất liệu của than tre
D. luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết

tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa
thu rụng lá
Câu 3. Màu trắng điệp được làm từ chất liệu gì?
A. những hạt cát

B. bột màu

C. phấn trắng

D. bột hồ

Câu 4. Màu đen trong tranh thường được lấy từ chất liệu nào?
A. Chất rơm bếp

B. Than của cói chiếu

C. Màu nước mua đặt hàng từ Tây phương rồi pha cùng với nhọ nồi và bùn đen
quê nhà.
D. Than của lá tre mùa thu rụng lá

Câu 5. Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày
của làng quê Việt Nam?
A. Tranh vẽ lợn, gà

B. Tranh vẽ chuột, ếch

C. Tranh cây dừa, tranh tố nữ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 6. Mỗi một màu sắc trong những bức tranh làng Hồ đều được lấy từ những
chất liệu thiên nhiên, gắn bó với làng quê, với ruộng đồng với cuộc sống của
người dân quê Việt Nam như vỏ sị điệp, chất rơm bếp, than của cói chiếu hay lá
tre mùa thu rụng lá,…. Chính những chất liệu này đã thổi hồn Việt vào từng bức
tranh dân gian Đơng Hồ để nó càng đậm đà chất Việt mang đầy hơi thở cuộc sống
của người Việt.
A. Đúng

B. Sai

Câu 7. Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
A. vì họ tơ điểm cho cuộc sống của người dân làng Hồ


B. vì họ biết tận dụng những chất liệu có trong cuộc sống đời thường
C. vì họ đã vẽ nên những bức tranh gần gũi với cuộc sống con người, kĩ thuật vẽ
tranh của họ đạt đến sự tinh tế, sâu sắc
D. tất cả các ý trên
Câu 8. Cuộc sống khi đưa vào tranh làng Hồ được tác giả nhận xét như thế nào?
A. vui vẻ, sống động


B. tươi mát, tinh tế

C. thuần phác, càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui
D. nhiều mảng màu sắc tươi vui
Câu 9. Ý nghĩa của bài văn Tranh làng Hồ?
A. Đưa người đọc tới khám phá một nét sinh hoạt, một khung cảnh làng quê mang
đậm hồn quê Việt Nam ở làng Hồ.
B. Giúp người đọc hiểu hơn về giấy đó và trân trọng những sáng tạo của những tác
giả dân gian.
C. Ca ngợi những người nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền
thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn
những đẹp cổ truyền của văn hóa dân tộc.
D. Trân trọng sự sáng tạo và cống hiến của tác giả dân gian khi làm ra giấy đó, đó
là phát minh vĩ đại cần được truyền thụ cho con cháu mãi sau này.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, lắng nghe gợi mở
- HS thực hiện nhiệm vụ;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động
- HS tham gia trò chơi, trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức




×