Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Báo cáo biện pháp giáo dục thi giáo viên giỏi môn địa lí bản w, có cả bản ppt, các thày cô vào trang cá nhân tìm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.5 KB, 14 trang )

1

PHÒNG GD&ĐT ..................
TRƯỜNG
TH&THCS ..................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.................., ngày 15 tháng 12 năm 2022.
BÁO CÁO

BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CƠNG TÁC
GIẢNG DẠY MƠN ĐỊA LÍ 9 TẠI TRƯỜNG TH&THCS ..................
- Họ và tên: ..................

Nam, nữ: Nam

- Trình độ chun mơn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm Địa lí
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở ..................
- Tên đề tài : Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ địa lí và rút ra nhận xét cho học
sinh lớp 9, trường TH&THCS ..................
1. Lý do chọn đề tài:
Thực hành Địa lí trong đó có kỹ năng vẽ biểu đồ là một yêu cầu rất quan
trọng của việc học tập môn Địa lí. Vì vậy, các đề kiểm tra, đề thi học sinh giỏi
mơn Địa lí đều có hai phần lí thuyết và phần thực hành. Trong đó phần thực
hành thường có những bài tập về vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khoảng 30 - 35%
tổng số điểm.
Thông qua biểu đồ các em đã thể hiện được mối liên hệ giữa những đối
tượng Địa lí đã học, thấy được tình hình, xu hướng phát triển của các đối tượng


Địa lí hoặc từ biểu đồ đã vẽ các em cũng có thể phân tích, nhận xét, phát hiện
tìm tịi thêm nội dung kiến thức mới trên cơ sở kiến thức của bài học.
Cùng với các loại bản đồ, biểu đồ Địa lí đã trở thành một kênh hình khơng
thể thiếu trong mơn Địa lí nói chung và Địa lí ở trường THCS nói riêng. Vì thế
kĩ năng lựa chọn và vẽ biểu đồ là một yêu cầu cần thiết đối với HS trong việc học
tập mơn Địa lí.


2

Thực tế, qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì thì điểm thi phần thực
hành về vẽ biểu đồ Địa lí thường thấp, do kĩ năng vẽ biểu đồ Địa lí nói riêng và
thực hành Địa lí nói chung còn nhiều hạn chế. Hơn thế nữa, trong các nhà
trường hiện nay, chưa có tài liệu quy định thống nhất và hướng dẫn cụ thể, chi
tiết về kĩ thuật thể hiện biểu đồ Địa lí. Điều đó càng làm cho việc giảng dạy của
các giáo viên và học tập của học sinh có nhiều phần lúng túng.
Qua hơn 10 năm công tác trong dạy học bản thân tôi nhận thấy với nhiều em
học sinh lớp 9 hiện nay, kỹ năng vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét còn rất yếu hoặc
kỹ năng này vẫn chưa được các em coi trọng. Chính vì vậy, bản thân tơi là một
giáo viên giảng dạy bộ mơn Địa lí, tơi rất quan tâm đến việc củng cố, rèn luyện
vẽ và nhận xét biểu đồ cho học sinh.
Chính vì những lí do trên tơi đã mạnh dạn viết đề tài: “Rèn luyện kỹ năng
vẽ biểu đồ Địa lí và rút ra nhận xét cho học sinh lớp 9, trường
TH&THCS ..................”
2. Giải quyết vấn đề
a. Cơ sở lí luận:
Trong xu thế chung hiện nay việc dạy học mơn Địa lí phải theo tinh thần
đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tinh tích cực, chủ động sáng
tạo của học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo dục và các
văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định: “ Mục tiêu

của giáo dục phổ thơng là giúp cho học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con
người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân… ( Điều 23-Luật giáo dục).
Nhưng trong thực tế hiện nay muốn thực hiện vấn đề này vẫn cịn gặp
khơng ít khó khăn do nhiều ngun nhân khác nhau: các em học sinh xem là
môn học phụ, nên thường học vẹt, qua loa hay một cách máy móc, rập khn,
khơng sáng tạo, thiếu sự quan tâm của gia đình, cùng với phương tiện dạy học
chưa đáp ứng đủ cho nên chưa kích thích học tập của học sinh… từ đó làm cho
chất lượng dạy học Địa lí chưa đạt kết quả cao.
b. Cơ sở thực tiễn:
Với học sinh các trường ở vùng kinh tế khó khăn như trường
TH&THCS .................. thì việc rèn luyện kỹ năng thực hành Địa lí cho các em
trong một bài học gặp khơng ít khó khăn, ví dụ: với một bài tập thực hành vẽ


3

biểu đồ có u cầu phải nhận xét, thì đa phần các em thực hiện vẫn còn chậm,
mất nhiều thời gian do khơng có kỹ năng nhận xét, hoặc biết nhận xét nhưng
chưa tập trung vào trọng tâm của đối tượng Địa lí phải nhận xét, khiến cho việc
so sánh, đánh giá kết quả giữa các tổ, nhóm hoặc cá nhân với nhau cịn rất hạn
chế. Từ đó cũng ảnh hưởng nhiều tới thời gian hoàn thành bài tập của học sinh,
bởi thông thường sau khi vẽ biểu đồ, học sinh còn phải nhận xét, đánh giá các
sự vật, hiện tượng Địa lí từ biểu đồ đã vẽ.
Nhiều em chưa có ý thức chuẩn bị tốt các đồ dùng học tập chuản bị cho bài
thực hành như thước kẻ, bút chì, compa, hộp màu… cịn coi nhẹ u cầu của
bài thực hành nên cũng ảnh hưởng nhiều tới các bài tập về vẽ biểu đồ như: hình
vẽ chưa đẹp, vẽ chưa chuẩn xác.
Khi giáo viên hướng dẫn các bước tiến hành, một số học sinh vẫn chưa

chịu để ý, quan tâm dẫn đến các em lúng túng khi tiến hành các thao tác, ví dụ:
cách xử lý số liệu hoặc cách chọn tỷ lệ...
Thời gian một bài thực hành có 45 phút có rất nhiều các bước cần thực hiện,
nhưng quan trọng nhất là việc kiểm tra, đánh giá kết quả bài tập của học sinh.
Tuy vậy công việc này thường được thực hiện sau khi học sinh đã hoàn thành
hết các yêu cầu của bài tập nên giáo viên bị hạn chế rất nhiều về thời gian để
sửa chữa, uốn nắn cho các em nhất là học sinh yếu.
Bên cạnh các bài tập thực hành vẽ biểu đồ trên lớp cịn có rất nhiều các bài
tập thực hành vẽ biểu đồ ở nhà, nếu khơng có biện pháp kiểm tra, đánh giá kịp
thời thì nhiều em sẽ coi nhẹ việc thực hiện các bài tập này.
Chính từ những lí do trên, qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đã tích
luỹ được một số kinh nghiệm: Để đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường
tính tích cực, tư duy, sáng tạo ở học sinh là phải đặc biệt chú trọng đến việc rèn
luyện cho học sinh những kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí và rút ra nhận xét, từ đó
góp phần rất lớn hạn chế việc ghi nhớ máy móc của học sinh.
c. Các giải pháp tiến hành giải quyết vấn đề
Giải pháp 1 : Vẽ và rút ra nhận xét đối với biểu đồ tròn:
Khi nào vẽ biểu đồ tròn?
- Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ tròn.
- Thường xuất hiện các cụm từ: cơ cấu, tỉ trọng, quy mô, tỉ tệ, quy mô và cơ
cấu, thay đổi cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu,…


4

- Trong đề bài có từ cơ cấu (nhưng chỉ có 1 ,2 hoặc 3 năm) ta vẽ biểu đồ tròn.
Cách tiến hành:
- Chọn trục gốc: để thống nhất và dễ so sánh, ta chọn trục gốc là một đường
thẳng nối từ tâm đường tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ.
- Khi vẽ cần phải có kĩ năng vẽ theo chiều kim đồng hồ, điểm xuất phát 12 giờ.

Đễ vẽ cho chính xác ta lấy từng tỉ lệ % của từng đối tượng X 3,6 0, Sau đó dùng
thước đo độ vẽ lần lượt các yếu tố theo bảng số liệu đã cho.
- Cuối cùng là chú thích và ghi tên biểu đồ.
Cách nhận xét biểu đồ tròn
* Khi chỉ có một vịng trịn
- Nhận định cơ cấu tổng quát lớn nhất.
- So sánh là cái nào nhất, nhì, ba,… và cho biết tương quan giữa các yếu tố
(gấp mấy lần hoặc kém nhau bao nhiêu %, bao nhiêu lần)?
- Đưa ra một số giải thích.
* Khi có từ hai vòng tròn trở lên (giới hạn tối đa là ba hình trịn cho một
bài)
- Nhận xét cái chung nhất (nhìn tổng thế): Tăng/giảm như thế nào?
- Nhận xét tăng hay giảm trước, nếu có ba vịng trở lên thì thêm liên tục hay
khơng liên tục, tăng (giảm) bao nhiêu?
- Sau đó mới nhận xét về nhất, nhì, ba,… của các yếu tố trong từng năm, nếu
giống nhau thì ta gom chung lại cho các năm một lần thôi (không nhắc lại 2, 3
lần).
- Cuối cùng, cho kết luận về mối tương quan giữa các yếu tố.
- Giải thích về vấn đề.
Lưu ý
- Tỉ trọng có thể giảm nhưng số thực là tăng, vì thế cần ghi rõ (%).
- Cần nhận xét bổ sung cả số thực và dùng cụm từ “tỉ trọng” khi nhận xét biểu
đồ.
Ví dụ minh họa: Bài 2 trang 23 Địa lí 9:
Cho bảng số liệu sau đây:


5

Các thành phần kinh tế


Tỉ lệ (%)

Kinh tế Nhà nước

38,4

Kinh tế tập thể

8,0

Kinh tế tư nhân

8,3

Kinh tế cá thể

31,6

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

13,7

a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta năm
2002.
b. Nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta năm 2002.
Hướng dẫn trả lời
a. Vẽ biểu đồ
- Dạng biểu đồ: hình trịn.
- Đơn vị vẽ: %



6

b. Nhận xét:
- Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chênh lệch rõ rệt.
- Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu là kinh tế Nhà nước, đạt 38,4%. Đây là
thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng và chủ đạo trong nền kinh tế nước ta.
Tiếp đến là thành phần kinh tế cá thể (31,6%).
- Chiếm tỉ trọng thấp nhất là thành phần kinh tế tập thể (8%), kinh tế tư nhân
(8,3%).
- Tỉ trọng GDP ở thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng
tăng, đạt 13,7% nhờ việc thực hiện mở cửa hội nhập và chính sách thu hút vốn đầu
tư nước ngoài.
- Thành phần kinh tế nước ta đa dạng và đang chuyển dịch theo hướng tích cực
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế đất nước.
Giải pháp 2: Vẽ và rút ra nhận xét đối với biểu đồ cột :
Khi nào vẽ biểu đồ cột ?
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể là hãy vẽ biểu đồ cột … thì khơng được vẽ biểu đồ
dạng khác mà phải vẽ biểu đồ cột.
- Đối với dạng biểu đồ cột thông thường ta gặp đề bài yêu cầu là vẽ biểu đồ thể
hiện tình hình phát triển của dân số, thể hiện sản lượng thủy sản (tỉ trọng sản
lượng thủy sản(%), so sánh mật độ dân số của các vùng, so sánh sản lượng khai
thác than, dầu khí ….so sánh về các loại sản phẩm của các vùng (hay giữa các
quốc gia) với nhau.
Cách tiến hành vẽ biểu đồ cột:
- Dựng trục tung và trục hồnh:
+ Trục tung thể hiện đại lượng(có thể là %, hay nghìn tấn, mật độ dân số, triệu
người….). Đánh số đơn vị trên trục tung phải cách đều nhau và đầy đủ (tránh
ghi lung tung không cách đều)

+ Trục hồnh thể hiện năm hoặc các nhân tố khác (có thể là tên nước, tên các
vùng hoặc tên các loại sản phẩm.
+ Vẽ đúng trình tự đề bài cho, khơng được tự ý từ thấp lên cao hay ngược lại,
trừ khi đề bài yêu cầu. Độ rộng (bề ngang) các cột phải bằng nhau.
- Cuối cùng là chú thích và ghi tên biểu đồ.


7

Nhận xét:
Trường hợp cột rời (cột đơn):
- Bước 1: Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu hoặc biểu đồ đã vẽ để
trả lời câu hỏi tăng hay giảm? và tăng bao nhiêu? ( lấy số liệu năm cuối trừ cho
số liệu năm đầu)
- Bước 2: xem xét số liệu cụ thể ở trong (hay trong các năm cụ thể) để trả lời
tiếp là tăng hay giảm liên tục hay không liên tục ? (lưu ý năm nào khơng liên
tục)
- Bước 3: Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm,
nếu không liên tục thì năm nào khơng liên tục.
Trường hợp cột đơi , ba…(có từ hai yếu tố trở lên): Nhận xét từng yếu tố
một, giống như trường hợp 1 yếu tố (cột đơn). Sau đó kết luận (có thể so sánh
hay tìm yếu tố liên quan giữa các cột)
Trường hợp cột là các vùng, các nước: Ta nhận xét cao nhất, nhì…thấp nhất,
nhì.. (nhớ ghi dầy đủ các nước, vùng). Rồi so sánh giữa cái cao nhất với cái
thấp nhất, giữa đồng bằng với đồng bằng, giữa miền núi với miền núi...
Ví dụ minh họa
Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG GỖ KHAI THÁC CỦA CẢ NƯỚC VÀ MỘT SỐ VÙNG
Ở NƯỚC TA,GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 (Đơn vị: Nghìn m3)
Năm \

Vùng

Cả nước

Tây Nguyên

Trung du và miền núi Bắc Bộ

2012

5251

620

1590

2013

5908

540

1731

2014

7701

447


2278
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

a) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng gỗ khai thác của cả nước và một số vùng ở
nước ta, giai đoạn 2012 - 2014.
b) Nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ.


8

Hướng dẫn trả lời
a. Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ cột ghép ( 3 cột), khơng xử lí số liệu
- Trục tung thể hiện Nghìn m3, trục hồnh thể hiện năm

Biểu đồ thể hiện sản lượng gỗ khai thác của cả nước và một số vùng ở nước ta,
giai đoạn 2012 - 2014.
b) Nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ.
* Nhận xét
- Nhìn chung, sản lượng gỗ ở nước ta và một số vùng khá cao. Cả nước (7701
nghìn m3), Trung du và miền núi Bắc Bộ (1731 nghìn m 3) và Tây Nguyên (447
nghìn m3).
- Sản lượng gỗ cả nước ngày càng tăng và tăng thêm 2450 nghìn m 3.
- Sản lượng gỗ của Trung du và miền núi Bắc Bộ tăng liên tục và tăng thêm 688
nghìn m3.
- Sản lượng gỗ của Tây Nguyên giảm liên tục và giảm 173 nghìn m 3.
- Sản lượng gỗ cả nước có tốc độ tăng nhanh nhất (146,7%), Trung du và miền
núi Bắc Bộ (143,3%) và Tây Nguyên chậm nhất (72,1%).
* Giải thích
- Cả nước tăng là do nước ta triển khai, đẩy mạnh công tác trồng rừng nên sản

lượng gỗ khai thác từ các rừng sản xuất ngày càng lớn, đặc biệt là các tỉnh
thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang,…)
tăng cường trồng thêm nhiều rừng.


9

- Tây Nguyên có sản lượng gỗ giảm chủ yếu do vùng Tây Nguyên trước đây
khai thác gỗ tự nhiên, diện tích rừng trồng nhỏ và rừng tự nhiên giảm nhiều.
Giải pháp 3: Vẽ và nhận xét đối với biểu đồ miền:
Khi nào vẽ biểu đồ miền?
- Khi đề bài yêu cầu cụ thể : “Hãy vẽ biểu đồ miền…”
- Khi đề bài xuất hiện một số các cụm từ: “thay đổi cơ cấu”, “chuyển dịch cơ
cấu”, “thích hợp nhất về sự chuyển dịch cơ cấu”….
Cách tiến hành vẽ biểu đồ miền:
- Vẽ hình chữ nhật (có 2 trục hồnh luôn dài hơn 2 trục tung) để vẽ biểu đồ
miền, biểu đồ này là từ biến thể của dạng biểu đồ cột chồng theo tỷ lệ (%)
- Biểu đồ là hình chữ nhật, trục tung có trị số 100% (Tổng số).
- Trục hồnh ln thể hiện năm, khoảng cách giữa các năm phải đều nhau. Trục
tung thể hiện %.
- Năm đầu tiên trùng với góc tọa độ (hay trục tung)
- Vẽ các điểm của tiêu chí thứ nhất theo các năm, rồi sau đó nối các điểm đó lại với
nhau.
- Chú thích và ghi tên biểu đồ:
+ Chú thích: chú thích vào các miền khác nhau để dễ dàng phân biệt. Dùng các
kí hiệu tương tự như biểu đồ trịn hay tô màu khác nhau cũng được.
Cách nhận xét biểu đồ miền
- Nhận xét chung toàn bộ bảng số liệu: Nhìn nhận, đánh giá xu hướng chung của số
liệu.
- Nhận xét hàng ngang trước: Theo thời gian yếu tố a tăng hay giảm, tăng giảm

như thế nào, tăng giảm bao nhiêu? Sau đó đến yếu tố b tăng hay giảm,… yếu
tố c.
- Nhận xét hàng dọc: Yếu tố nào xếp hạng nhất, nhì, ba và có thay đổi thứ hạng
hay khơng?
- Kết luận và giải thích.
Ví dụ minh họa
Cho bảng số liệu sau:


10

CƠ CẤU XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG
CỦA NƯỚC TA,GIAI ĐOẠN 1995 - 2015 (Đơn vị: %)
Năm

1995

2000

2005

2010

2015

Hàng công nghiệp nặng và khống
sản

25,3


37,2

36,1

45,1

48,1

Hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ
cơng nghiệp

28,4

33,9

41,0

34,1

32,7

Hàng nông - lâm - thủy -sản

46,3

28,9

22,9

20,8


19,2

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
a) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa
phân theo nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 1995 - 2015?
b) Nhận xét và giải thích.
Hướng dẫn trả lời
a. Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ miền, khơng xử lí số liệu

Biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo
nhóm hàng của nước ta, giai đoạn 1995 – 2015
b. Nhận xét và giải thích.


11

* Nhận xét
- Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta có sự chuyển
dịch.
+ Hàng cơng nghiệp nặng và khống sản tăng (22,8%) nhưng khơng ổn định
(1995 - 2000 và 2005 - 2015 tăng; 2000 - 2005 giảm).
+ Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng (4,3%) nhưng không ổn
định (1995 - 2005 tăng, 2005 - 2015 giảm).
+ Hàng nông - lâm - thủy sản có tỉ trọng giảm liên tục và giảm 27,1%.
* Giải thích
- Các mặt hàng cơng nghiệp nặng và khoáng sản tăng lên là do nước ta áp dụng
khoa học kĩ thuật vào khai thác, chế biến khoáng sản nhưng chủ yếu xuất khẩu
các sản phẩm thô nên giá trị vẫn cịn thấp.

- Hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là một trong những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực ở nước ta nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào trong
nước, các lợi thế về nguồn lao động,… nhưng do chịu ảnh hưởng của thị trường
nên không ổn định.
- Hàng nông - lâm - thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhưng có nhiều
khắt khe từ các thị trường nhập khẩu (Nhật Bản, Hoa Kì, Anh,…) nên không
ổn và tăng chậm dẫn đến tỉ trọng giảm nhanh trong những năm gần đây.
d. Chú ý khi vẽ biểu đồ nói chung:
- Biểu đồ sau khi vẽ phải đảm bảo:
+ Tính khoa học (chính xác) .
+ Tính trực quan ( đúng, đầy đủ )
+ Tính thẩm mĩ ( rõ ràng, đẹp ).
- Mỗi một biểu đồ hoàn thiện phải gồm đủ 3 phần:
+ Tên của biểu đồ
+ Phần thực hiện vẽ biểu đồ.
+ Chú giải cho biểu đồ.
- Đầu của các trục đều vẽ thành hình mũi tên chỉ chiều tăng của giá trị, thời
gian...


12

- Cần chia tỉ lệ hai trục biểu đồ sao cho sau khi vẽ xong thì biểu đồ có khung
tưởng tượng hình chữ nhật (đối với biểu đồ đường, cột, cột chồng, miền).
- Biểu đồ đường và biểu đồ cột: các đường, các cột không nằm quá sát nhau.
- Khoảng cách thời gian trên biểu đồ cần đúng theo tỉ lệ.
- Tên của biểu đồ thường nằm trên, hoặc dưới biểu đồ. Cần ghi tên ngắn gọn, đủ
nội dung - địa điểm - thời gian.
- Thứ tự các thành phần trong biểu đồ và bảng chú giải, bảng số liệu phải như
nhau để tiện so sánh.

e. Kết quả của đề tài
Về kiến thức:
Đa số các tiết học thực hành về vẽ biểu đồ học sinh đều có hứng thú tham
gia học tập tốt, bởi trong giờ học không nặng kiến thức lí thuyết mà chủ yếu rèn
luyện cho học sinh kĩ năng thực hành.
Qua các tiết thực hành, giáo viên có thể đánh giá việc rèn luyện kĩ năng
cho học sinh phát hiện những học sinh có kĩ năng thực hiện tốt hoặc thực hiện
cịn yếu để kịp thời có biện pháp điều chỉnh khắc phục nhắm nâng cao chất
lượng dạy và học của bộ môn này.
Thông qua việc hướng dẫn học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ Địa lí 9 , học
sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, kiến thức nắm được vững vàng hơn và buớc
đầu học sinh u thích học tập bộ mơn hơn, giờ học sôi nổi hơn, chất lượng học
sinh ngày càng được nâng cao
Chất lượng học tập bộ môn qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm học 2022-2023
Điểm

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số lượng

Số
lượng

%


Số
lượng

%

Số
lượng

%

Số
lượng

%

40

7

17,5

9

22,5

20

50,0


4

10,0

Chất lượng học tập bộ mơn qua bài kiểm tra giữa kì I năm học 2022-2023
Điểm
Số lượng

Giỏi
Số
lượng

Khá
%

Số
lượng

Trung bình
%

Số
lượng

%

Yếu
Số
lượng


%


13

40

16

40,0

13

32,5

11

27,5

0

0

Về năng lực : Học sinh đã sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng Địa lí
như: Quan sát, mơ tả, phân tích, nhận xét và trình bày các đối tượng Địa lí, biết
lập những sơ đồ đơn giản, biết vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thiên
nhiên môi trường xung quanh, bổ sung kiến thức Địa lí cho mình.
Rèn luyện cho học sinh khả năng thu thập, xử lý, tổng hợp thơng tin Địa lí; rèn
các kĩ năng sống: tìm kiếm và xử lí thơng tin, so sánh, phán đoán, tự tin, tự
nhận thức, làm chủ bản thân, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày 1 phút…

Về phẩm chất: Học sinh u thích mơn học, yêu mến thiên nhiên, từ đó có ý
thức bảo vệ thiên nhiên mơi trường; có niềm tin vào khả năng của con người để
chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cuộc sống.
3. Kết luận
Qua việc hướng dẫn học sinh kỹ năng vẽ biểu đồ Địa lí và rút ra nhận xét
biểu đồ Địa lí 9, tơi nhận thấy như sau:
Học sinh tự tin hơn khi gặp những đề bài về xử lí số liệu cũng như vẽ các dạng
biểu đồ và u thích bộ mơn hơn, khơng cịn cảm thấy khơ khan như trước. Qua
đó mới thấy được cái hay của môn học và càng khẳng định thêm quá trình dạy
học đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến
thực tiễn. Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Trên đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh kĩ năng vẽ biểu đồ Địa
lí và rút ra nhận xét ở mơn Địa lí lớp 9, mà tơi đã đúc kết được qua hơn 10 năm
công tác ở TH&THCS ..................
Tuy nhiên trong q trình tìm tịi, nghiên cứu bản thân sẽ khơng tránh khỏi
những hạn chế. Vì vậy rất mong q thầy, cơ giáo sẽ có nhiều ý kiến đóng góp
cho đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cám ơn!
.................., ngày 15 tháng 12 năm
2022
Người viết đề tài


14

..................



×