Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học dành cho học sinh, đề tài, mười bài thuốc chữa ho dân gian hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 17 trang )

PHỊNG GD&ĐT THÀNH PHỐ..........
TRƯỜNG THCS ..........

BÁO CÁO TĨM TẮT KẾT QU NGHIấN CU CA D N

Tên dự án dự thi
MƯỜI HAI BÀI THUỐC CHỮA HO TỪ THIÊN NHIÊN”
Lĩnh vực: Y SINH VÀ KHOA HỌC SỨC KHỎE

Học sinh thực hiện:
Giáo viên hướng dẫn:
1


NĂM HỌC: 2022- 2023

MỤC LỤC

NỘI DUNG

Trang

MỤC LỤC

1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

2

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI



2

B. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3

C. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3

D. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

3

E. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

F. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

18

PHẦN II. KẾT QUẢ

19

PHẦN III. KẾT LUẬN

19


PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

2


PHẦN I. MỞ ĐẦU
A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết trên thị trường hiện nay có rất nhiều thuốc trị ho từ
kháng sinh. Theo y khoa, kháng sinh là loại thuốc có chỉ định điều trị khi có dấu
hiệu nhiễm trùng do các tác nhân xâm nhập là vi khuẩn. Ngồi tác dụng điều trị,
kháng sinh cịn chứa đựng rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt là đối với
trẻ nhỏ và người già đặc biệt người có các bệnh nền khác. Chính vì thế, khi dùng
kháng sinh, phải cân nhắc thật kỹ trước khi có chỉ định của Bác sỹ.
Một số tác dụng phụ của các loại kháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe con
người nếu như không được điều trị đúng liệu lượng như:
- Dị ứng các thành phần của thuốc. Nhẹ thì có thể nổi mẩn, ngứa, nơn mửa…
nhưng nặng thì có thể bị suy hô hấp, tử vong.
- Gây viêm loét dạ dày.
- Một số loại thuốc ức chế sự phát triển của xương, não bộ trẻ.
- Gây đề kháng kháng sinh (hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc). Điều này cực
kỳ nguy hiểm. Nếu trẻ đề kháng hầu như các kháng sinh thì sau này khi trẻ bị
một vấn đề nào đó, việc điều trị sẽ trở nên bế tắc.
Bên Cạnh đó giá thành của các sản phẩm từ kháng sinh ở thị trường rất
đắt, chi phí cao mà cho người tiêu dùng. Sau dịch bệnh covid 19 số người bị ho
nhiều và thường kéo dài ảnh hưởng lớn sức khỏe.
Trị ho từ thiên nhiên hay nói cách khác là lựa chọn các nguyên liệu hoàn
toàn từ thiên nhiên, kết hợp chúng lại với nhau để tạo nên bài thuốc điều trị ho.

Hiệu quả của những bài thuốc trị ho đã được chứng mình qua thực tiễn với sự
cơng nhận của y khoa. Trong y học cổ truyền, tất cả các loại thảo mộc liên nhiên
đều là một vị thuốc với những cơng dụng riêng. Thuốc ho từ thiên nhiên có các
ưu điểm sau:
- Nguyên liệu dễ tìm kiếm, đơn giản, rẻ tiền như gừng, mật ong, chanh đào,
quất, lá hẹ, cây thiên niên kiện, cây mùi tàu, cây lược vàng...

3


- Công thức tạo nên bài thuốc đơn giản, nhanh gọn.
- Độ an toàn tuyệt đối cao với sức khỏe của con người.
- Ngồi tác dụng chữa ho cịn có cơng dụng bổ sung dinh dưỡng, làm nước giải
khát, món ăn cho gia đình...
- Một số loại hoa quả như chanh, khế chua, quất... cũng có thể sử dụng để làm
nguyên liệu chữa ho.
Vậy từ thực tế trên nhóm mạnh dạn nghiên cứu sản phẩm thuộc lĩnh vực Y sinh
và khoa học sức khỏe: “ Mười hai bài thuốc chữa ho từ thiên nhiên”
B. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
- Đóng góp những kết quả về việc nghiên cứu theo hướng phát triển bền
vững, để bảo vệ sức khỏe của người dân bằng việc sử dụng thuốc chữa ho từ vật
nguyên liệu tự nhiên.
- Đóng góp những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe cho
người dân
- Nâng cao mức độ linh động của thuốc thông qua việc nghiên cứu tác dụng
của vật liệu có sẵn trong tự nhiên, để thuốc có thể sử dụng với nhiều đối tượng.
Ngồi ra, cịn có thể ứng dụng với từng khả năng đầu tư khác nhau tùy
thuộc vào sự chọn các hệ thống thiết bị.
C. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Chữa trị ho khan, ho có đờm, kho lâu ngày chưa khỏi và có thể chữa

đau họng, khàn tiếng.
D. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Tập trung nghiên cứu trị ho.
- Nghiên cứu ở mức quy mô lớn (Trên nhiều đối tượng khác nhau ).
E. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tập trung vào các nội dung chính:
1) Nghiên cứu tìm hiểu nguyên liệu.
2) Nghiên cứu thành phần của nguyên liệu với tác dụng cho điều trị ho.
3) Nghiên cứu cách sơ chế bài thuốc

4


4) Nghiên cứu đánh giá bài thuốc: Sử dụng bài thuốc, sau đó đánh giá về
chất lượng của của bài thuốc trên các đối tượng đã sử dụng, đánh giá về tác
dụng của bài thuốc, đánh giá về hiệu quả khi sử dụng bài thuốc.
Đề tài được thực hiện theo các bước ở hình 1
Xuất phát từ việc nghiên cứu trên nền tảng lý thuyết và thực tiễn, nội
dung và đối tượng nghiên cứu được cụ thể hóa. Với mỗi nội dung, phương pháp
và q trình làm dự án. Thơng qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm việc thiết
kế, lựa chọn các nguyên liệu của bài thuốc được thực hiện và thể hiện bằng các
bản vẽ kỹ thuật, các thông số, đặc trưng của từng từng công đoạn nghiên cứu dự
án.
NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VÀ
THỰC TIỄN

Nội dung và đối tượng

Nghiên cứu lý thuyết


Nghiên cứu và thiết kế

Chuẩn bị nguyên liệu, làm sản phẩm

Thử nghiệm, đánh giá, hồn thiện

SỬ DỤNG
Hình 1. Tiến trình nghiên cứu

Từ bản vẽ thiết kế, quá trình chuẩn bị nguyên liệu, làm sản phẩm được thực
hiện để tạo thành bài thuốc. Bài thuốc được dung thử nghiệm, điều chỉnh và
5


được hồn thiện theo các u cầu về mục đích nghiên cứu. Bài thuốc sau khi
hoàn thiện được tiến hành sử dụng và ứng dụng đối với việc bảo về sức khỏe
cho người tiêu dùng. Các chỉ tiêu về trị ho, làm giảm cảm giác triệu chứng khàn
tiếng đặc biệt là chữa ho han và ho có đờm và ngắt ngay con ho lâu ngày. Khi sử
dụng thử được theo dõi và đánh giá dựa vào khảo sát và lấy ý kiến của người
tiêu dùng. Từ những kết quả đánh giá, bài thuốc tiếp tục được nghiên cứu, điều
chỉnh và hoàn thiện trước khi được đưa đi sử dụng. Đề tài sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cơ bản, đó là:
(1). Phương pháp xác định tỷ lệ người bị ho
Sử dụng phương pháp nghiên cứu để xác định số người bị ho. Trên cơ sở
thu thập thông tin trên từng hộ gia đính đại địa phương, các tài liệu liên quan
đến vấn đề về bệnh ho và các bệnh liên quan để chuẩn bị các nguyên liệu.
(2). Phương pháp xác định tỷ lệ khối lượng các nguyên liệu.
Tỷ lệ khối lượng các nguyên liệu được xác định dựa vào đặc điểm cấu tạo
của đường hô hấp. Nghiên cứu này được sử dụng thử để điều chế bài thuốc với
quy mô nhỏ đối với một hộ gia đinh. Vì vậy, tùy thuộc vào khả năng sử dụng

phù hợp với các tình trạng bệnh và độ tuổi khac nhau để lựa chọn nguyên liệu
tốt nhất.
(3). Phương pháp xác định hiệu quả của bài thuốc:
Hiệu quả của bài thuốc được xác định bằng theo dõi và lấy ý kiến của
người sử dụng. Vì vậy, trong nghiên cứu này, hiệu quả của bài thuốc được kiểm
chứng bằng ý kiến của người sử dụng và kết quả sử dụng sau hai đến ba lần sử
dụng của người sử dụng trên nhiều đối tượng khác nhau.
(4). Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu thơng tin
Để thực hiện quá trình điều chế thuốc, chuổn bị nguyên liệu, cần phải tìm
hiểu nghiên cứu hoạt chất của các nguyên liệu. Từ các kiến thức nghiên cứu
được các nguyên liệu sẽ được lựa chọn cho bài thuốc. Nguyên liệu được nghiên
cứu:
1) Nghiên cứu tìm hiểu nguyên liệu - Nghiên cứu thành phần của nguyên
liệu với tác dụng cho điều trị ho.

6


+ Quả Chanh đào: Chanh đào là một
giống chanh có nguồn gốc xuất các tỉnh
phía Bắc và Đà Lạt được thu hoạch vào
khoảng thời gian tháng 8, 9 hàng năm.
Chanh đào có lớp vỏ rất mỏng, màu vàng
đẹp mắt chứa nhiều tinh dầu, phần ruột
màu hồng đào bắt mắt và rất thơm. Giống
như các loại chanh khác, chanh đào
giàu vitamin C, axit ascorbic giúp kháng
viêm, thường được dùng điều trị hen
suyễn, các bệnh liên quan đến hô hấp như
cảm lạnh, cảm cúm, long đờm hạn chế vi khuẩn gây hại.


+ Mật ong: Mật ong là một chất lỏng ngọt
ngào được tạo ra bởi những con ong sử
dụng mật hoa từ hoa. Mật ong chứa thành
phần chủ yếu là đường, cũng như hỗn hợp
các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt,
kẽm và chất chống oxy hóa. Nó thường
được sử dụng như một chất làm ngọt
trong thực phẩm cũng như sử dụng như
một loại thuốc.
+ Củ tỏi: Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa
6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g
calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm
B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali,
mangan, magie, photpho,...
Thành phần công hiệu chính trong tỏi là hợp
chất hữu cơ sulfur và glycosides. Ngồi ra,
trong tỏi cịn có hàm lượng cao germanium
và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium
trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như
nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,...
+ Cây qt:. Theo Đơng y, cây qt tính
ấm, có tác dụng chữa ho do phong hàn, các
7


bệnh đường tiêu hoá (đầy tức vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn),
đau bụng hoặc sa dạ con sau sinh... Các bộ phận khác của cây quất như lá, rễ,
hạt cũng được dùng làm thuốc. Lá quất vị cay đắng, tính lạnh, có tác dụng thư

can (điều hồ, cải thiện chức năng gan), khai vị khí (kích thích tiêu hố), thơng
phế khí, chống nơn, nấc, tiêu
hạch...
+ Hoa đu đủ đực: Hoa có màu
trắng, đài nhỏ, nhuỵ vàng và có 5
cánh. Cuống hoa dài và thường
mọc thành chùm, có mùi thơm.
Trong các bộ phận có thể làm
thuốc được bao gồm: quả, hoa, lá
và cành thì hoa đu đủ đực được
dùng phổ biến hơn cả. Thành phần
dinh dưỡng của hoa đu đủ đực bao gồm: Axit gallic, beta carotene, canxi, đạm,
carbohydrate, phenol, phosphorus, vitamin A, vitamin B1, vitamin C, vitamin
E và tannin. Hoa đu đủ đực có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa cholesterol:
Trong hoa đu đủ đực có chứa vitamin A, vitamin C, vitamin E và folate (vitamin
B9) có đặc tính chống oxy hóa, ngăn ngừa cholesterol và q trình oxy hố.
Ngồi ra, các hoạt chất chống oxy hoá trong hoa đu đủ như beta carotene,
phenol, axit gallic góp phần hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư trong
cơ thể người bệnh. Beta carotene trong hoa cịn có cơng dụng bổ máu, thơng
mạch giúp điều hồ tim mạch và góp phần giữ sức khỏe trái tim
+ Củ gừng: Theo y học hiện đại phát hiện
thêm nhiều tác dụng quý của gừng trong
việc ngăn ngừa một số bệnh. Trong củ
gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao
gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1,
B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali,
canxi, sắt, kẽm…Trong Y học hiện đại,
gừng mang trong mình một lượng lớn tinh
dầu. Bên trong tinh dầu chứa những hoạt
chất có lợi mang tên: Phellandrene,

borneol, zingiberol, chavicol, capsaicin,
nonanal, citral, zingiberene, methyheptenone… Những hoạt chất này có tác
dụng điều trị ho, cảm lạnh, tăng cường tuần hồn tiết dịch, chống buồn nơn và
nơn ói. Ngồi ra những hoạt chất này cịn có tác dụng tăng cường sức đề kháng,
cải thiện hệ miễn dịch, giúp người bệnh mau chóng khỏe mạnh. Đồng thời giúp
8


người bệnh giảm đau rát họng, giảm ngứa
họng và một số vấn đề khác liên quan đến
bệnh ho và bệnh viêm họng.
+ Cây rau hẹ: Cây rau hẹ có chiều cao
khoảng 20 - 40cm, có mùi thơm rất đặc
trưng. Cây lá hẹ rất dễ trồng và ít phải
chăm sóc. Bạn chỉ cần gieo hoặc trồng
bằng cây con một lần, là đã có thể thu
hoạch nhiều lứa, nhiều năm. Cây lá hẹ
phát triển tốt quanh năm, vừa có thể dùng
làm rau ăn, vừa có thể dùng làm thuốc chữa bệnh những khi cần thiết.
Ngồi ra, trong lá hẹ cịn có các chất allicin ( tương tự như trong tỏi ), adorin,
sulfit,…đây là những chất có hoạt tính ức chế vi khuẩn mạnh mẽ, công dụng
tương tự như một loại kháng sinh tự nhiên, do vậy dùng để điều trị trong các
trường hợp hen suyễn, ho có đờm, ho do nhiễm khuẩn trong các bệnh viêm
họng, viêm phế quản, viêm phổi,…
+ Quả khế chua: Lượng axít hữu cơ được tìm thấy trong quả khế có tác dụng
tiêu đờm, giảm ho, khắc phục tình trạng đau rát và ngứa ngáy cổ họng. Bên cạnh
đó các axít hữu cơ cịn có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, đào thải độc tố và
các tác nhân gây hại ra khỏi cơ thể. Hơn thế bên trong quả khế cịn chứa một số
khống chất quan trọng. Đó là: Kẽm,
Kali, Phốt pho, Sắt, Magiê. Những

khống chất này có tác dụng cải thiện
sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng
cường hệ tiêu hóa và miễn dịch. Nhờ
đó, người bệnh khơng chỉ khắc phục
tốt tình trạng ho mà cịn phịng ngừa
một số bệnh lý liên quan đến đường hô
hấp. Không chỉ thịt quả mà ngay cả vỏ
quả cũng chứa chất xơ. Lượng chất xơ
sẽ giúp người bệnh cải thiện và thúc
đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời
ngăn ngừa sự hấp thụ cholesterol
lipoprotein (LDL), phòng ngừa những tổn thương trong đường ruột của bạn.
Lượng vitamin C trong quả khế có khả năng sát khuẩn, chống viêm, ức chế hoạt
động và tiêu diệt các tác nhân gây hại đang tồn tại bên trong cổ họng. Từ đó
giúp người bệnh cắt giảm cơn ho, điều trị bệnh viêm họng và một số bệnh về
9


viêm nhiễm đường hô hấp khác. Lượng vitamin C trong quả khế còn hoạt động
mạnh mẽ như một chất chống oxy hóa tự nhiên. Điều này giúp người bệnh kích
thích và hỗ trợ hệ thống miễn dịch nhằm chống lại các gốc tự do – nguyên nhân
gây viêm tế bào. Ngồi ra quả khế cịn có
mang một số tác dụng chữa bệnh khác.
Đó là: Sốt rét và ho do sốt rét, trẻ em bị
kinh giản, kiết lỵ, cảm sốt, khát nước, giải
độc tiêu viêm, vết thương chảy máu, ngộ
độc rượu, khát nước…
+ Củ nghệ: Nghệ là loại gia vị phổ biến
của người Việt, được sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Từ thời xa xưa,
nghệ đã là nguyên liệu quen thuộc trong các bài thuốc chữa bệnh và làm đẹp. Cả

nghệ tươi và bột nghệ đều có cơngdụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm
tình trạng ho và chữa cảm hiệu quả.Theo nhiều nghiên cứu, thành phần chính
bên trong nghệ là Curcumin có cơng dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy
hóa, kháng Virus và là loại dược liệu tốt cho phổi. Điều này khiến loại dược liệu
này được sử dụng nhiều trong cả y học cổ truyền lẫn Tây y.
+ Cây mùi tàu: Mùi tàu cịn có tên gọi khác là mùi gai, ngò gai hoặc ngò tây, là
loại rau thơm góp phần tạo nên món ăn hấp dẫn và nhiều hương vị. Bên cạnh đó,
loại rau thơm này cịn có cơng dụng chữa một số bệnh hiệu quả . Các thành phần
có trong mùi tàu như protid, glucid, cellulose, calcium, phosphor, sắt, vitamin
B1 và vitamin C… Theo Đông y mùi tàu có tác dụng kiện tỳ, sơ phong thanh
nhiệt; hành khí tiêu thũng, chỉ thống; thơng khí, giải nhiệt, giải độc; kích thích
tiêu hóa, khử mùi hơi. Mùi tàu có cơng dụng chữa một số chứng, bệnh như: Cảm
cúm, ho có đờm, hơi miệng, lở lt miệng, kiết lỵ, đái dầm ở trẻ, trị mụn nhọt,
viêm kết mạc, tăng cholesterol máu…
+ Cây rẻ quạt hay còn gọi là lưỡi đồng, xạ
can, là thực vật thuộc họ Diên Vĩ có nguồn
gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc. Rẻ quạt là
loại thân thảo cao khoảng 0,5m với lá mảnh
dẻ dài khoảng 30cm, rộng khoảng 2cm xen
lẫn nhanh thành mặt phẳng và xòe ra như
một chiếc quạt. Hoa mọc thường mọc theo
cụm, bao hoa có 6 mảnh màu cam, vàng
xem với đốm đỏ. Quả có hình dáng giống
với trứng chim sẻ, màu đen bóng.

10


Cây rẻ quạt và tác dụng hỗ trợ chữa viêm họng tuyệt vời
Rẻ quạt là thực vật sống hoang dại nhiều ở các vùng đồi núi trung du, ven suối,

sườn núi, ven sơng. Tại Việt Nam, rẻ quạt được tìm thấy nhiều tại Lào Cao, Hịa
Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Cần Thơ, một số vùng núi tại Hà Nội,…
Hình dáng mảnh dẻ, hoa và quả đẹp nên rẻ quạt được ni trồng như một cây
kiểng trong vườn. Ngồi ra, rẻ quạt còn được y học cổ truyền nghiên cứu và ứng
dụng làm thuốc hỗ trợ chữa bệnh. Theo đông y, rẻ quạt mang tính hàn, vị đắng,
có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm, tán kết tiêu viêm, lợi tiêu
hóa, có thể hỗ trợ chữa được nhiều bệnh về họng. Thân và rễ có chứa thành phần
belamcandin, tectoridin, irisfloretin, shekanin có tác dụng hỗ trợ chữa viêm
vọng, ho đờm, đau nhức tai, đau amidan, rối loạn tiêu hóa và một số lợi ích
hỗ trợ chữa vết thương ngồi da.
+ Lá húng chanh
Lá húng chanh cịn được biết đến với tên
gọi là tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm
lông, dương tử tô. Tên khoa học của lá
húng chanh là Plectranthus amboinicus
(Lour.) Spreng (Coleus amboinicus Lour.),
thuộc họ Lamieaceae.
Húng chanh có dạng thân thảo, lá mọc dày
cứng, mép khía, đường gân chạy đối xứng
hai bên. Tồn cây có lơng nhỏ, có mùi
thơm gần giống chanh nên được gọi là
húng chanh. Húng chanh được trồng nhiều
làm thuốc và làm cảnh, có thể thu hái
quanh năm và sử dụng ở dạng tươi là phần lớn.

để

Theo đơng y, húng chanh có mùi thơm, hơi chua, vị the cay, tính ấm. Húng
chanh là một vị thuốc q để điều hịa hơ hấp, bổ phổi, lợi phế, giải cảm, chữa
viêm họng cấp tính,... Ngồi ra, húng chanh cịn có thể giải độc, thanh nhiệt,

chữa vết côn trùng cắn và các bệnh về đường tiết niệu rất tốt.
Khi nghiên cứu lá húng chanh, người ta tìm thấy trong húng có chứa tinh dầu có
salicylat, thymol, carvacrol, eugenol,… có khả năng ức chế các vi khuẩn. Khơng
chỉ vậy, húng chanh cịn tác dụng ức chế các trực khuẩn ecoli, liên cầu khuẩn,
trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn,.. vốn là các nguyên nhân gây ra bệnh về hô
hấp.
Trong y học hiện đại, nhiều sản phẩm chữa ho trị cảm đã sử dụng chiết xuất
thành phần của lá húng chanh. Đồng thời, húng chanh xuất hiện nhiều trong các
11


mẹo dùng lá húng chanh trị viêm họng dân gian. Người dùng có thể hồn tồn
an tâm khi sử dụng. Sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể cũng được cải thiện
khi kiên trì sử dụng húng chanh một thời gian dài theo đúng liều lượng và hướng
dẫn.
2) Nghiên cứu cách sơ chế bài thuốc:
2.1. Tỏi ngâm mật ong
+ Nguyên liệu làm: Tỏi 200g Mật ong 200 ml
+ Cách sơ chế:Tách tỏi thành các tép nhỏ rồi bóc sạch vỏ. Sau đó, cho tỏi vào
rửa sạch với nước muối lỗng. Chọn một hũ thủy tinh sạch, khơ ráo và cho phần
tỏi trên vào. Tiếp đến, bạn dùng rây để lọc 200ml mật ong rồi đổ vào ngâm
cùng tỏi. Sau đó, đậy kín nắp hũ và để chỗ mát.
Sau 3 tháng ngâm tỏi cùng mật ong, tỏi sẽ ngấu và có thể mang ra sử dụng.
2.2. Gừng ngâm mật ong
+ Nguyên liệu làm: Gừng tươi 200gr Mật ong 200 ml
+ Cách sơ chế:
Gừng rửa sạch, không gọt vỏ, thái sợi nhỏ hoặc lát mỏng hoặc bằm nhuyễn
Cho gừng vào hũ thủy tinh và đổ mật ong vào ngâm khoảng 1 tuần đến khi gừng
co lại là có thể sử dụng. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc để nơi thoáng
mát dùng dần.

+ Cách sử dụng: Khi nào bị ho dùng 1 thìa cafe nước gừng ngâm mật ong, ngày
uống từ 2 đến 3 lần hoặc pha gừng ngâm mật ong cùng với nước ấm, uống vào
mỗi buổi sáng sẽ rất tốt cho sức khỏe.
2.3. Chanh đào ngâm mật ong đường phèn:
+ Nguyên liệu: Chanh đào 1 kg, mật ong rừng 1 lít, đường phèn 0.8 kg
+ Cách sơ chế: Rửa chanh thật sạch với nước, sau đó ngâm chanh với một chút
nước sôi để nguội pha với muối trong 30 phút. Sau đó, bạn vớt chanh ra và lau
khơ chúng bằng một chiếc khăn sạch và thái chanh theo khoanh tròn, mỏng.
Đường phèn đập nhỏ, đổ một lớp đường vào lọ, đến một lớp chanh, 1 lớp
đường, 1 lớp chanh. Cứ thế cho đến khi hết chanh. Trừ những cục đường to để
cho lên trên cùng. Cuối cùng đổ mật ong vào, lấy vỉ nan nén chanh xuống, đậy
kín nắp, để khoảng 3 tháng sẽ dùng được.
2.4. Quả khế chua ngâm mật ong
+ Nguyên liệu: Khế 0, 5 kg, mật ong rừng 0, 5 lít
+ Cách sơ chế: rửa sạch khế, ngâm với nước muối rồi để ráo nước. Đem thái lát
ngũ liễm tử, độ dày vừa ăn rồi xếp vào bình thủy tinh. Đổ một lượng mật ong
vào ngập mặt, rồi đậy nắp kín và ngâm khoảng 3 – 5 ngày là dùng được.
12


2.5. Hoa đu đủ đực ngâm mật ong
+ Nguyên liệu: Hoa đu đủ đực 100gr Mật ong 400ml
+ Cách sơ chế: Hoa đủ đủ sau khi mua về các bạn nhặt bỏ phần cánh hoa già,
héo hoặc sâu (nếu có), sau đó mang rửa nhẹ nhàng dưới vịi nước chảy. Để cho
hoa đu đủ thật ráo nước, sau đó dùng kéo cắt bỏ phần cuống già, cứng. Khi hoa
đu đủ đã khô, các bạn tiến hành xếp vào lọ thủy tinh, sau đó cho mật ong vào
đầy lọ. Kế đến chèn và nhấn chặt que tre hoặc đũa tre lên phía trên miệng hũ rồi
đậy nắp lại. Để bình ngâm nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngâm trong
khoảng 1 tháng thì có thể bắt đầu sử dụng.
2.6. Củ nghệ ngâm mật ong

+ Nguyên liệu: Nghệ tươi 500 gr Mật ong 500 ml
+ Cách sơ chế: Nghệ bạn nên cắt bỏ phần bị hư và cắt bỏ hai đầu, sau đó đem
rửa thật sạch. Dùng dao bào nghệ thành những lát mỏng để ngâm nhanh hơn.
Sau khi thái nghệ thành những lát mỏng bạn đem ra nắng phơi khoảng 1 tiếng để
nghệ ráo nước.Bạn cho nghệ vào lọ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn. Tiếp theo đổ mật
ong vào sao cho vừa ngập trên bề mặt của nghệ là được. Sau đó đậy kín và bảo
quản nơi khơ ráo thoáng mát tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng
2.7. Lá hẹ hấp mật ong
+ Nguyên liệu: 1 nắm lá hẹ tươi ( Khoảng 50 gram), 3 thìa mật ong
+ Cách sơ chế: Sơ chế, rửa sạch hẹ tươi với nước muối để làm sạch tạp chất.
Cắt hẹ thành các khúc nhỏ 2-3cm vừa ăn, đổ ngập hẹ trong mật ong nguyên
chất. Hấp cách thủy 15 phút cho đến khi chín hồn toàn. Gạn lấy phần nước của
hẹ để sử dụng. Cho trẻ uống 1 thìa cà phê mỗi lần, sử dụng 4-5 lần/ngày cho đến
khi thấy hiệu quả
2.8. Nước lá quýt
+ Nguyên liệu: Lá quất khoảng 19 lá ( Khoảng 50 gram), 90 ml nước
+ Cách sơ chế: - Lá quất rửa sạch, ngâm nước muối loãng để diệt khuẩn và để
ráo nước
- Cho lá quất vò rang vàng hạ thổ.
- Cho lá quất vào chảo cho nước vào đun sôi nhỏ lửa khoảng 10 phút.
2.9. Nước rễ cây Rẻ quạt
+ Nguyên liệu: 30g rễ cây Rẻ quạt
+ Cách sơ chế: - Lấy 30g rễ cây Rẻ quạt, rửa sạch để ráo nước
- Rang vàng sau đó để tờ giấy dưới đất, đổ rễ cây lên tờ giấy
13


- Cho khoảng 200ml nước và rễ cây đã rang vàng hạ thổ vào nồi. Đun sôi
khoảng 25 phút

2.10. Lá húng chanh hấp cách thuỷ đường phèn
+ Nguyên liệu: 20g lá húng chanh, 30g dường phèn.
+ Cách sơ chế: Lá xương sơng rửa sạch, ngâm nước muối lỗng để diệt
khuẩn và để ráo nước. Trộn hỗn hợp lá húng chanh với đường phèn rồi cho hấp
cách thuỷ khoảng 20 phút. Sau 20 phút, nhấc bát ra khỏi nồi hấp, chắt phần nước
thuốc dùng. Áp dụng bài thuốc 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần 1 thìa cafe
2. 11: Nước cây mùi tàu gừng:
+ Nguyên liệu: 3- 4 cây mùi tàu cả rễ, thân và lá ( 100gram), 50 gram gừng tươi.
+ Cách sơ chế: Cây mùi tàu và củ gừng rửa sạch, ngâm nước muối loãng để
diệt khuẩn và để ráo nước. Cắt nhỏ cây mùi tàu, gừng đập dập cho vào nồi,
thêm nước vào đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Sau 20 phút, nhấc bát ra khỏi
nồi hấp, chắt phần nước thuốc dùng. Áp dụng bài thuốc 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần
1 thìa café
2. 12. Chanh ngâm muối :
+ Nguyên liệu: 500g chanh, 1kg muối, 150g phèn chua
+ Cách sơ chế: Rửa sạch Chanh, chà vỏ chanh với muối hạt khoảng 20 phút để
loại bỏ tinh dầu. Rửa Chanh lần 2 và trộn chanh với 150g phèn chua rồi chà xát.
Đun sôi nước muối để nguội khoảng 800C rồi cho chanh vào nước khoảng 15
phút, vớt ra để ráo nước. cho 1 lít nước và 200g muối vào đun sôi để nguội rồi
cho chanh vào sau cho chanh ngâp nước mối
3. Cách sử dụng, bảo quản thuốc.
- Mỗi ngày sử dụng 1 - 2 lần. Mỗi lần lấy 2 thìa cà phê nhỏ pha với nước ấm
để uống hoặc ngậm rồi nuốt trực tiếp, dùng sáng và tối, sau khi ăn để đạt
được hiệu quả cao nhất.
- Bạn nên làm một lượng vừa đủ dùng trong khoảng 1 tháng và bảo quản trong
ngăn mát tủ lạnh để đảm bảo an toàn sức khỏe.
F. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Sau năm tháng nghiên cứu và thử nghiệm trên nhiều đối tựng khác nhau
nhóm đã nhận được những hiệu quả nhất định.
Bài thuốc được làm từ những nguyên liệu thiên nhiên có sắn ở vườn nhà,

dễ kiếm, chi phí thấp, dễ làm hạn chế được các nhược điểm khi sử dụng các
thuốc kháng sinh khác như chữa bệnh. Bài thuốc khơng có tác dụng phụ, khơng
có chất bảo quản từ nguyên liệu thiên nhiên nên còn bảo vệ được sức khỏe và
14


chữa được các bệnh về đường họng như: Ho khan, ho có đờm, đau cổ, viêm
họng, khàn tiếng…. Điểm mới lớn nhất và đặc biệt nhất của đề tài là sự kết hợp
của mật ong và các thảo dược khác từ thiên nhiên giàu vitamin ngồi tác dụng trị
ho thì bài thuốc còn mang lại hiệu quả lớn cho sức khỏe con người giúp con
người gần gũi hơn với thiên nhiên.
PHẦN II. KẾT QUẢ
Từ một cách đơn giản với các nguyên liệu sẵn có ở vườn nhà, dựa vào tác
dụng tuyệt vời của mật ong và các loại thảo dược khác như quả chanh đào,
gừng, tỏi, mùi tàu, là mù từn …..giàu vitamin C, axit ascorbic là hoạt chất có
tác dụng vượt trội trong việc kháng viêm và chữa bệnh ho. Sau hơn 6 tháng
nghiên cứu và thử nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau nhóm đã nhận được
những hiệu quả nhất định.
Bài thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc chữa ho, viêm họng đau họng bên
cạnh đó bài thuốc còn bảo vệ được khoang miệng, chống và chữa được một số
bệnh về đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, viêm họng, viêm abidan, ngứa
cổ, đau rát cổ họng…. bài thuốc hồn tồn từ tự nhiên khơng có chất bảo quản,
sau sử dụng thuốc khơng có tác dụng phụ tốt nhất cho sức khỏe của con người,
nên có thể nói, sản phẩm này là tinh hoa của đất trời, là kết tinh của công sức
con người và thiên nhiên.
PHẦN III. KẾT LUẬN
Hiệu quả lớn nhất mà bài thuốc đưa đến cho người tiêu dung là: Chữa ho,
chữa đau họng và giảm và trị viêm họng với giá thành rất thấp, nhưng thân thiện
với mơi trường và có thể thay thế hồn tồn các loại thuốc khống sinh trên thị
trường hướng đến thế giới xanh.


PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Các trang web bài thuốc chữa ho từ thiên nhiên.
- Sách giáo khoa học tự nhiên 6 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống.
- Qua tài liệu“bài thuốc dân gian”.
- Quyển sách “ Thần dược xanh “ của tác giả Ryu Seung-Sun nhà xuất bản
Công Thương.
- Sách thế giới thực vật của tác giả Trương Ngọc Quỳnh nhà xuất bản lao
động Xã Hội.
15


MỤC LỤC

NỘI DUNG

Trang

MỤC LỤC

1

PHẦN I. MỞ ĐẦU

2

A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2


B. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN

3

C. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3

D. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

3

E. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2

F. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI

18

PHẦN II. KẾT QUẢ

19

PHẦN III. KẾT LUẬN

19

PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO


20

16


17



×