Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

SKKN một số biện pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 55 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NGHỆ AN

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC
TRỰC TUYẾN Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG

LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Vinh, tháng 4 năm 2022


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NGHỆ AN

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC
TRỰC TUYẾN Ở TRƢỜNG PHỔ THƠNG
LĨNH VỰC: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Nhóm tác giả:
1. Thái Thị Thanh Thủy - Trƣờng THPT Lê Viết Thuật
2. Trần Thị Thu Hiền - Trƣờng PT Hecmann Gmeiner Vinh
SĐT: 0988506471

Vinh, tháng 4 năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1


2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2
5. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................................... 2
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN.......................... 4
1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 4
1.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường ........................................... 4
1.1.2. Dạy học và quản lý hoạt động dạy học ........................................................... 6
1.1.3. Quản lý hoạt động dạy học.............................................................................. 7
1.1.4. Dạy học trực tuyến và hoạt động dạy học trực tuyến ở trường phổ thông............ 8
1.1.5. Biện pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông ............................ 9
1.2. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về dạy học trực tuyến ở trường phổ thông ............... 11
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................. 12
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở
TRƢỜNG THPT LÊ VIẾT THUẬT VÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG HERMANN
GMEINER VINH ................................................................................................... 14
2.1. Thực trạng về quản lý dạy học ở trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ
thông Hermann Gmeiner Vinh ................................................................................ 14
2.1.1. Thực trạng về quản lý dạy học ở trường THPT Lê Viết Thuật .................... 14
2.1.2. Thực trạng về quản lý dạy học ở trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh......... 15
2.2. Thực trạng quản lý dạy học trực tuyến ở trường THPT Lê Viết Thuật và
trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh ............................................................. 18
2.2.1. Nhận thức về việc dạy học trực tuyến trong cán bộ giáo viên nhà trường ... 18
2.2.2. Việc triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục .................................... 19
2.2.3. Việc quản lý nề nếp học tập trực tuyến của học sinh.................................... 20
2.2.4. Việc quản lý kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến ............................. 20
2.2.5. Việc quản lý hồ sơ dạy học trực tuyến .......................................................... 21
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................. 21



CHƢƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở
TRƢỜNG PHỔ THÔNG ..................................................................................... 24
3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về
dạy hoc trực tuyến ở trường phổ thông ................................................................... 24
3.1.1. Mục tiêu của biện pháp ................................................................................. 24
3.1.2. Nội dung của biện pháp................................................................................. 24
3.1.3. Tổ chức thực hiện .......................................................................................... 25
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp ........................ 27
3.2.1. Mục tiêu của biện pháp ................................................................................. 27
3.2.2. Nội dung của biện pháp................................................................................. 27
3.2.3. Tổ chức thực hiện .......................................................................................... 27
3.3. Biện pháp 3: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về
phương pháp dạy học trực tuyến ............................................................................. 29
3.3.1. Mục tiêu của biện pháp ................................................................................. 29
3.3.2. Nội dung của biện pháp................................................................................. 29
3.3.3. Tổ chức thực hiện .......................................................................................... 30
3.4. Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý dạy học trực tuyến ............ 32
3.4.1. Mục tiêu của biện pháp ................................................................................. 32
3.4.2. Nội dung của biện pháp................................................................................. 32
3.4.3. Tổ chức thực hiện .......................................................................................... 33
3.5. Biện pháp 5: Linh hoạt trong lựa chọn, tổ chức các mơ hình lớp học trực
tuyến, trực tiếp......................................................................................................... 35
3.5.1. Mục tiêu của biện pháp ................................................................................. 35
3.5.2. Nội dung của biện pháp................................................................................ 35
3.5.3. Tổ chức thực hiện .......................................................................................... 36
3.6. Biện pháp 6: Kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến ............................... 38
3.6.1. Mục tiêu của biện pháp ................................................................................. 38
3.6.2. Nội dung của biện pháp................................................................................ 38
3.6.3. Tổ chức thực hiện ......................................................................................... 38
3.7. Biện pháp 7: Quản lý và lưu trữ hồ sơ dạy học trực tuyến .............................. 41

3.7.1. Mục tiêu của biện pháp ................................................................................. 41
3.7.2. Nội dung của biện pháp................................................................................. 41


3.7.3. Tổ chức thực hiện .......................................................................................... 42
3.8. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất............ 44
Tiểu kết chƣơng 3. ................................................................................................. 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 47
1. Kết luận ............................................................................................................... 47
2. Kiến nghị, đề xuất ............................................................................................... 47
2.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An........................................................ 47
2.2. Đối với các nhà trường:.................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 49


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

HS

Học sinh

2.

GV

Giáo viên

3.


GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

4.

BGH

Ban giám hiệu

5.

THPT

Trung học phổ thông

6.

GDPT

Giáo dục phổ thông

7.

DHTT

Dạy học trực tuyến

8.


CNTT

Công nghệ thông tin

9.

KHGD

Kế hoạch giáo dục

10.

HDTH

Hướng dẫn tự học

11.

SĐĐT

Sổ điểm điện tử

12.

HBĐT

Học bạ điện tử


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên tin học với sự phát triển vượt bậc của
ngành công nghệ thông tin và sự bùng nổ của mạng Internet tồn cầu. Cơng nghệ
thơng tin khơng chỉ dừng lại ở mục đích phục vụ cho khoa học kỹ thuật mà nó đi
sâu vào đời sống xã hội. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà, cơng
nghệ thơng tin cũng mang lại những đóng góp quan trọng.
Những năm gần đây, việc dạy và học trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến
trên thế giới và bắt đầu được nhiều trường đại học, các trung tâm ngoại ngữ, tin
học, các cơ sở đào tạo trong nước triển khai áp dụng giảng dạy. Đặc biệt trong thời
điểm mà dịch Covid-19 đang “bùng” lên phức tạp thì việc dạy học trực tuyến được
xem là sự lựa chọn hợp lý nhất.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm,
hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã
có nhiều đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chất,
thiết bị dạy học; thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức dạy học trực
tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy-học, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ hội
tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để trẻ em, học sinh, sinh viên được
học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm cơng tác phịng, chống dịch, thích ứng với tình
hình của dịch COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến
trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế hoạch cơng tác của
năm học.
Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, cùng với các trường phổ
thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ thông
Hermann Gmeiner Vinh đã triển khai tổ chức dạy học trực tuyến qua Internet theo
chỉ đạo của Sở GD và ĐT tỉnh Nghệ An, phù hợp với điều kiện của nhà trường,
bảo đảm tổ chức dạy học qua mạng có chất lượng và tuân theo kế hoạch thời gian
năm học. Hai trường đã linh hoạt sáng tạo trong việc sử dụng các phần mềm, ứng
dụng hỗ trợ tích cực trong các hoạt động giáo dục như sử dụng phòng học ảo qua
hệ thống LMS của VNedu, ứng dụng Microsoft Teams để tổ chức dạy học trực

tuyến, sử dụng Google form để giao bài tập cho học sinh; tổ chuyên môn các
trường xây dựng kế hoạch, nội dung ôn tập, ngân hàng đề đăng tải trên website của
trường để học sinh theo dõi nghiên cứu bài học, ôn tập...
Tuy nhiên, trong thời gian đầu, việc triển khai hình thức dạy học trực
tuyến cịn có sự lúng túng. Cán bộ quản lý, giáo viên chưa được tập huấn hình
thức dạy học mới; học sinh chưa được chuẩn bị tâm thế; điều kiện hạ tầng kỹ
thuật cịn tự phát, chưa đồng bộ, cơng tác kiểm tra đánh giá còn nhiều bất cập…
Những điều này tác động không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả của việc dạy và
học của nhà trường.
1


Sau một thời gian triển khai dạy học trực tuyến, đặc biệt là sau khi Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Thông tư 09/2021/TT-BGDÐT về quản lý và tổ chức dạy
học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thơng trong đó đã quy định cụ thể tổ chức
dạy học và các hoạt động giáo dục trực tuyến, hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến,
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Ban giám hiệu của các
nhà trường đã có được sự định hướng cụ thể trong quản lý và tổ chức triển khai
việc dạy học trực tuyến, từ đó có những chỉ đạo cụ thể, kịp thời đến tận từng giáo
viên, phụ huynh và học sinh. Với sự chuẩn bị chu đáo về hạ tầng kỹ thuật, chương
trình giảng dạy bộ mơn, làm tốt công tác tư tưởng trong cán bộ, giáo viên, học
sinh, cho đến nay hai trường đã thực sự chủ động, sẵn sàng chuyển đổi hình thức
dạy học từ trực tiếp sang trực tuyến, trong trực tiếp có dạy học trực tuyến… để đối
phó với mọi tình huống dịch bệnh xảy ra mà vẫn đảm bảo đáp ứng mức độ hoặc
yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông đề ra. Với mong muốn được
chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý dạy học, chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số biện
pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thơng”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý dạy học trực tuyến đề xuất
các biện pháp để quản lý dạy học trực tuyến có hiệu quả trong trường phổ thơng.

Nếu có phương pháp quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng dạy học cho nhà
trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay và chủ động linh hoạt trong mọi
tình huống phải nghỉ dạy ở trường để đối phó với dịch bệnh Covid và các tình
huống bất khả kháng khác.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý dạy học trực tuyến ở trường THPT Lê Viết
Thuật và trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh.
- Không gian: Thực nghiệm tại trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ
thông Hermann Gmeiner Vinh.
- Thời gian thực hiện: Từ năm học 2020-2021 đến năm học 2021-2022.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học nói chung và quản lý dạy học
trực tuyến nói riêng.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý dạy học trực tuyến ở trường THPT
Lê Viết Thuật và trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường THPT.
5. Đóng góp mới của đề tài
Góp phần làm rõ quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông. Đồng thời
đánh giá được thực trạng về việc quản lý dạy học trực tuyến ở các trường phổ
thông trên địa bàn thành phố Vinh để thấy được tính cấp thiết của đề tài.
2


Trong đề tài này nhóm tác giả nghiên cứu và đưa ra được các biện pháp nhằm
quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông mà các nhà trường hồn tồn có thể
áp dụng một cách có hiệu quả ở tất cả các khối lớp, ở các trường thuộc nhiều vùng
miền khác nhau.
Triển khai thực nghiệm đề tài tại trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ
thông Hermann Gmeiner Vinh thu được những kết quả thiết thực nhằm nâng cao
hiệu quả công tác quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thơng, góp phần vào

phong trào thi đua đổi mới sáng tạo trong dạy học đáp ứng với yêu cầu của chương
trình GDPT tổng thể.

3


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
1.1.1.1. Quản lý
Khái niệm quản lý được hình thành từ xa xưa, khi lồi người xuất hiện sự hợp
tác phân công lao động. Từ nhu cầu hướng đến hiệu quả tốt hơn, năng suất cao hơn
trong sự hợp tác lao động của cộng đồng đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp,
phân cơng, kiểm tra, điều chỉnh… Do đó xuất hiện vai trị người quản lý.
Về khái niệm quản lý có nhiều cách định nghĩa khác nhau:
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là tổ chức, điều khiển và theo dõi thực
hiện như đường lối của chính quyền quy định”
Theo Từ điển Tiếng Anh Oxford Advanced Learner’s Dictionary: “Quản lý là
chỉ huy và điều khiển một công việc hay một tổ chức”
Trong cuốn “Giáo trình Khoa học quản lý ” của Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh (2004), đã dạy: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”
"Quản lý là quá trình thực hiện các công việc xây dựng kế hoạch hành động
(bao gồm cả xác định mục tiêu cụ thể, chế định kế hoạch, quy định tiêu chuẩn đánh
giá và thể chế hóa), sắp xếp tổ chức (bố trí tổ chức, phối hợp nhân sự, phân công
công việc, điều phối nguồn lực tài chính và kỹ thuật...), chỉ đạo, điều hành, kiểm
sốt và đánh giá kết quả, sửa chữa sai sót (nếu có) để đảm bảo hồn thành mục tiêu
của tổ chức đề ra" [Học viện Quản lý giáo dục (2012)- Tài liệu bồi dưỡng cán bộ
quản lý trường trung học phổ thông. Module 2. Lãnh đạo và quản lý]

Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, nhưng đều gặp
nhau ở quan niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng các quyết định, các cơ chế chính
sách và phẩm chất uy tín của cơ quan quản lý hay của người quản lý nhằm đạt
được mục tiêu đã đề ra một cách có hiệu quả nhất.
Quản lý có các chức năng cơ bản như sau:
- Chức năng kế hoạch: Là quá trình xác định các mục tiêu và quyết định
những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó. Đây là chức năng đầu tiên của
một quá trình quản lý, nó có vai trị khởi đầu, định hướng cho tồn bộ các hoạt
động của mọi quá trình quản lý và là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho
việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra, đánh giá quá trình thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức, đơn vị và từng cá nhân.
4


- Chức năng tổ chức: Là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo
những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Đây là
chức năng thứ hai trong quá trình quản lý, nó có vai trị hiện thực hóa các mục tiêu
của tổ chức và đặc biệt là có khả năng tạo ra sức mạnh mới của tổ chức, cơ quan,
đơn vị, thậm chí của cả hệ thống nếu việc phân phối, sắp xếp nguồn nhân lực được
khoa học và hợp lý.
- Chức năng chỉ đạo: Sau khi kế hoạch đã được lập, cơ cấu bộ máy đã hình
thành, nhân sự đã được tuyển dụng thì phải có q trình tác động chỉ đạo. Chỉ đạo
bao hàm cả việc liên kết các thành viên và động viên họ hoàn thành nhiệm vụ.
Chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục
tiêu quản lý và góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả cao của các hoạt động.
- Chức năng kiểm tra: Là chức năng của quản lý nhằm đánh giá, phát hiện và
điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ quản lý vận hành tối ưu, đạt mục tiêu đề ra. Kiểm
tra là nhằm xác định kết quả thực tế so với yêu cầu tiến độ và chất lượng vạch ra
trong kế hoạch, phát hiện những sai lệch, đề ra những biện pháp uốn nắn điều

chỉnh kịp thời. Kiểm tra khơng chỉ là giai đoạn cuối cùng của chu trình quản lý, mà
luôn cần thiết trong suốt từ đầu đến cuối quá trình thực thi kế hoạch.
1.1.1.2. Quản lý giáo dục
Trên cơ sở của khoa học quản lý, xuất hiện nhiều hoạt động quản lý chuyên
ngành, trong đó có quản lý giáo dục. Các nhà nghiên cứu về lĩnh vực quản lý giáo
dục đưa ra nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục. Có thể nêu ra một số định nghĩa
như sau:
Trong tác phẩm “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục” của M.I.
Kônđacốp, chuyên gia giáo dục Liên Xô cũ đã định nghĩa: Quản lý giáo dục là tập
hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp cán bộ, kế hoạch hoá v.v... nhằm đảm
bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục
phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt chất lượng cũng như số lượng.
PGS.TS. Phạm Khắc Chương cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác
động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ
vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính
chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học,
giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục đến mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về
chất” [Phạm Khắc Chương (2004), Lý luận quản lý giáo dục đại cương, NXB
Đại học sư phạm, Hà Nội.]
"Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch,
hợp qui luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ
thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành bình thường và liên
tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng" [Học viện
Quản lý giáo dục (2019), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước
ngành Giáo dục và Đào tạo]
5


Dựa trên những định nghĩa trên, chúng tôi cho rằng: quản lý giáo dục là sự tác
động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đưa

hoạt động của hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu quản lý một cách có hiệu quả.
1.1.1.3. Quản lý nhà trường
Trường học là một tổ chức giáo dục cơ sở trong đó diễn ra quá trình đào tạo,
giáo dục với sự hoạt động tương tác của thầy và trò. Quản lý nhà trường là quản lý
giáo dục trong các nhà trường, các đơn vị giáo dục.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý trường học được hiểu là một hệ thống những
tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên,
học sinh và phối hợp sức lực và trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường
hướng vào hồn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến.” [Trần Kiểm
(2003), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Quốc gia, Hà Nội.]
Theo GS-TS Thái Văn Thành: "Quản lý nhà trường là quản lý vi mơ, nó là hệ
thống con của quản lý vĩ mô: Quản lý giáo dục. Quản lý nhà trường có thể hiểu là
chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ
chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác,
phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này
vận hành tối ưu để đạt được mục tiêu dự kiến." [Thái Văn Thành (2012), Đề cương
bài giảng Quản lý Giáo dục và Quản lý Nhà trường, ĐH Vinh.]
Như vậy, có thể hiểu rằng: Quản lý nhà trường là hệ thống những tác động có
mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường đến khách thể
quản lý nhà trường (giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các lực
lượng xã hội trong và ngoài nhà trường) nhằm làm cho các hoạt động giáo dục và
dạy học của nhà trường đạt tới mục đích giáo dục, ngày càng phát triển bền vững.
1.1.2. Dạy học và quản lý hoạt động dạy học
1.1.2.1. Dạy học
Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa GV và HS nhằm truyền thụ và lĩnh
hội những tri thức khoa học, những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực
tiễn, trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây
dựng các phẩm chất nhân cách người học theo mục đích giáo dục.
Q trình dạy học là một hệ vẹn toàn bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học.

Hai hoạt động này luôn tương tác với nhau, thâm nhập vào nhau, sinh thành ra nhau.
Hoạt động dạy:
Là tổ chức, điều khiển những hoạt động chiếm lĩnh tri thức của học sinh, giúp
cho các em nắm được kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ... Hoạt động dạy của
giáo viên phải có phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
6


duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Hoạt động dạy tuân theo chương trình quy định.
Hoạt động học:
Là quá trình tự điều khiển sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó
hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện.
Hoạt động học được thể hiện ở việc học sinh tiếp nhận nhiệm vụ và kế hoạch
do GV đề ra, có kỹ năng thực hiện các thao tác học tập nhằm giải quyết các nhiệm
vụ do giáo viên yêu cầu, tự điều chỉnh hoạt động học tập dưới sự kiểm tra của GV
và tự kiểm tra của bản thân, tự tổ chức, tự điều khiển, tự đánh giá hoạt động dạy
học để đạt kết quả tốt. Nội dung của hoạt động học là: tri thức, kỹ năng, thái độ.
1.1.2.2. Quản lý hoạt động dạy học
Chúng ta có thể hiểu quản lý hoạt động dạy học theo một số cách tiếp cận sau đây:
a. Quản lý hoạt động dạy học là quá trình quản lý hoạt động dạy của giáo viên
và quản lý hoạt động học của học sinh.
Theo quan điểm này thì quan hệ giữa hoạt động dạy và học là quan hệ điều
khiển. Do đó, hành động quản lý của Hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào hoạt động
dạy của thầy và trực tiếp với thầy, gián tiếp trị, thơng qua hoạt động dạy của thầy,
quản lý hoạt động học của trị.
Khi đó nội dung quản lý hoạt động dạy của giáo viên hướng vào quản lý:
Việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học; Việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp;
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; Các hoạt động chuyên môn

nghiệp vụ của giáo viên.
Nội dung quản lý hoạt động học của học sinh: Quản lý hoạt động xảy ra trên
lớp, ngồi lớp, ngồi trường, ở gia đình và được thể hiện qua nhiều hình thức: học
trên lớp, thực hành, lao động, tự học ở nhà
b. Quản lý hoạt động dạy học là quản lý các thành tố của q trình dạy học
Khi đó, nội dung quản lý của Hiệu trưởng hướng vào: quản lý việc thực hiện
mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học; quản lý việc thực hiện nội dung dạy
học; quản lý phương pháp, phương tiện dạy học; quản lý người dạy; người học;
quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.
c. Theo quan điểm hệ thống thì quản lý hoạt động dạy học là quản lý các yếu
tố đầu vào (mục tiêu; nội dung; chương trình dạy học; đội ngũ giáo viên; học sinh;
cơ sở vật chất; thiết bị dạy học; tài chính...) q trình dạy học (q trình dạy và q
trình học); các yếu tố đầu ra (sự phát triển ở người học; sự hài lòng của xã hội...)
d. Quản lý hoạt động dạy học là việc thực hiện các chức năng cơ bản của nhà
quản lý: kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học
7


1.1.3. Dạy học trực tuyến và hoạt động dạy học trực tuyến ở trường phổ thông
1.1.3.1. Dạy học trực tuyến:
Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục online, giúp học sinh có thể tiếp
nhận thơng tin dễ dàng, với các phương tiện như: điện thoại, máy tính hoặc máy
tính bảng có kết nối Internet. Học sinh có thể học tập tại nhà hay bất cứ đâu mà
không cần phải tới trường học.
Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GD&ĐT đã quy
định rõ:
Dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học được tổ chức thực hiện trên hệ thống
dạy học trực tuyến.
Hệ thống dạy học trực tuyến là hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến và hạ
tầng công nghệ thông tin (sau đây gọi chung là hạ tầng kỹ thuật dạy học trực

tuyến) cho phép quản lý và tổ chức dạy học thông qua môi trường Internet, bao
gồm: phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp; hệ thống quản lý học tập trực
tuyến; hệ thống quản lý nội dung học tập trực tuyến.
- Dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thơng là
hình thức dạy học trực tuyến thực hiện một phần nội dung bài học hoặc chủ đề
trong chương trình giáo dục phổ thơng để hỗ trợ dạy học trực tiếp bài học hoặc chủ
đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông.
- Dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ
thơng là hình thức dạy học trực tuyến thực hiện toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ
đề trong chương trình giáo dục phổ thơng để thay thế dạy học trực tiếp bài học
hoặc chủ đề đó tại cơ sở giáo dục phổ thông.
1.1.3.2. Hoạt động dạy học trực tuyến ở trường phổ thông
- Hoạt động dạy học trực tuyến được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề
trong chương trình giáo dục phổ thơng, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và
học sinh trong quá trình dạy học.
- Học sinh học tập trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tham dự giờ
học trực tuyến do giáo viên tổ chức; thực hiện các hoạt động học tập và kiểm tra,
đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học
trực tuyến; đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác.
- Giáo viên dạy học trực tuyến thực hiện các hoạt động chính sau: tổ chức giờ
học trực tuyến để giảng bài và hướng dẫn học sinh học tập; giao nhiệm vụ học tập
và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; theo dõi và hỗ trợ học sinh khai
thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến; tư vấn, hỗ trợ, trả lời câu hỏi
và giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông quyết định hình thức tổ chức dạy
học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông; tổ chức dạy
8


học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông trong thời

gian học sinh khơng đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.
1.1.4. Biện pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông
Quản lý dạy học trực tuyến cũng như các hoạt động quản lý khác trong nhà
trường bao gồm các nội dung: Lập kế hoạch; Tổ chức; Chỉ đạo và Kiểm tra, giám sát.
Như vậy, để tổ chức dạy học trực tuyến thành công trong nhà trường, hiệu trưởng nhà
trường phải phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, tổ chức, chỉ dẫn và giám sát sự
vận hành của hệ thống để hoạt động dạy học trực tuyến có hiệu quả và đạt được mục
tiêu đề ra.
Quản lý DHTT bao gồm một số nội dung chính sau:
1.1.4.1. Lập kế hoạch
- Xác định mục tiêu, mục đích của DHTT: việc xác định mục tiêu, mục đích để tổ
chức cơng tác DHTT có ý nghĩa quyết định cho vì nó chỉ đạo hành động, cung cấp
cho nhà trường những điều để nhà trường hướng nỗ lực vào đó, và nó có thể được sử
dụng như một tiêu chuẩn đánh giá để đo lường mức độ thành công của việc DHTT.
Mục đích dạy học trực tuyến nhằm hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp tại
cơ sở giáo dục phổ thông, giúp nâng cao chất lượng dạy học và hồn thành chương
trình giáo dục phổ thơng; phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học, thúc đẩy chuyển đổi số trong ngành Giáo dục; mở
rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở
mọi nơi, mọi lúc.
Dạy học trực tuyến phải đáp ứng mức độ hoặc yêu cầu cần đạt của chương
trình giáo dục phổ thông; bảo đảm các điều kiện tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật dạy
học trực tuyến, đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu tổ chức dạy học trực tuyến; tuân
thủ các quy định hiện hành về an tồn thơng tin, dữ liệu, thơng tin cá nhân, sở hữu
trí tuệ.
- Xác định quy trình, nội dung triển khai DHTT: quy trình, nội dung triển
khai cần được xây dựng phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực tế của nhà
trường trong việc triển khai DHTT.
Hoạt động dạy học trực tuyến được thực hiện theo các bài học hoặc chủ đề
trong chương trình giáo dục phổ thơng, bảo đảm sự tương tác giữa giáo viên và

học sinh trong quá trình dạy học.
Học sinh học tập trực tuyến thực hiện các hoạt động chính. Cụ thể, tham dự giờ
học trực tuyến do giáo viên tổ chức, thực hiện các hoạt động học tập, kiểm tra, đánh
giá theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy
học trực tuyến, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi đối với giáo viên và các học sinh khác.
Ðối với giáo viên, tổ chức giờ học trực tuyến để giảng bài, hướng dẫn học
sinh học tập, giao nhiệm vụ học tập, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học
9


sinh. Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy
học trực tuyến; tư vấn, trả lời câu hỏi, giải đáp thắc mắc của học sinh.
- Xác định và đảm bảo các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu DHTT: các
nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu DHTT bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên, kỹ thuật viên, cơ sở vật chất kỹ thuật của mạng CNTT&TT, nguồn kinh phí,
các cơ chế chính sách liên quan tới DHTT trong nhà trường
1.1.4.2. Tổ chức, chỉ đạo triển khai công tác DHTT
Sau khi lập kế hoạch công tác DHTT của nhà trường, các kế hoạch này cần
phải được triển khai, chỉ đạo để thực hiện. Tổ chức là quá trình hình thành các
quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một nhà trường nhằm làm cho
họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu đã đề ra.
Hiệu trưởng phải phối hợp, điều phối tốt các nguồn nhân lực của nhà trường.
Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo triển khai công tác DHTT, hiệu trưởng cần quan
tâm đến các nội dung sau:
- Đầu tư nâng cấp cho hạ tầng DHTT: Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ
quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu. Trong đó,
bảo đảm yêu cầu về đường truyền internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu
cuối có cấu hình phù hợp để cài đặt hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến. Bảo
đảm cho giáo viên, học sinh truy cập, khai thác sử dụng các chức năng của hệ
thống phần mềm dạy học trực tuyến để thực hiện hoạt động dạy học và kiểm tra,

đánh giá trực tuyến theo quy định.
- Xây dựng các chính sách quản lý DHTT trong nhà trường: có giải pháp bảo
đảm an tồn thơng tin, các quy định về dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân theo
quy định khi tổ chức dạy học trực tuyến. Cơ sở giáo dục phổ thơng có nơi lắp đặt
các thiết bị đáp ứng yêu cầu về tính khoa học, sư phạm để sử dụng phục vụ hoạt
động dạy học trực tuyến của giáo viên.
- Bồi dưỡng nguồn nhân lực cho DHTT: đội ngũ giáo viên, cán bộ quản
lý, các kỹ thuật viên....
- Xây dựng công cụ đánh giá chất lượng DHTT: các tiêu chí đánh giá, biên
soạn học liệu điện tử, quản lý giảng dạy và học tập trực tuyến.
- Phổ biến và hướng dẫn học sinh sử dụng hệ thống học tập trực tuyến để học
tập, tiếp nhận và trao đổi thông tin và thực hiện các hoạt động tự học.
1.1.4.3. Kiểm tra đánh giá công tác DHTT
Đây là hoạt động theo dõi, giám sát các thành quả DHTT và tiến hành những
hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Đó cũng chính là q trình tự
điều chỉnh diễn ra theo chu kỳ:
- Đặt ra các yêu cầu của DHTT.
- Đối chiếu, đo lường kết quả, sự thành công so với yêu cầu cần đạt.
10


- Tiến hành điều chỉnh những sai lệch.
Để công tác dạy học đạt kết quả tốt cần quản lý, giám sát cơng tác DHTT.
Các biện pháp quản lý DHTT có vai trò then chốt trong việc đảm bảo và nâng cao
chất lượng DHTT.
1.2. Các văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn về dạy học trực tuyến ở trƣờng phổ thông
- Công văn số 215/SGD&ĐT-VP ngày 07/02/2020 về hướng dẫn quản lý học
sinh tự học, tự ôn tập trong thời gian nghỉ học tồn diện để phịng, chống dịch bệnh
viêm đường hơ hấp cấp do chủng virut Corona (nCoV) gây ra;
- Công văn số 793/BGD&ĐT-GDTrH ngày 12/3/2020 của Bộ GD&DT về

việc tăng cường dạy học qua Internet, trên truyền hình
- Cơng văn số 419/SGD&ĐT-GDTrH ngày 14/3/2020về tăng cường dạy học
qua Internet, trên truyền hình;
- Cơng văn số 449/SGD&ĐT-GDTrH ngày 19/3/2020 của Sở GD&ĐT hướng
dẫn lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình và các hình
thức khác trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng chống dịch Covid -19,
- Công văn số 470/SGD&ĐT ngày 23/3/2020 của Sở GD&ĐT về Kế hoạch
dạy học qua Internet, trên truyền hình và các hình thức khác để phù hợp với tình
hình phịng, chống dịch Covid 19.
- Cơng văn số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 của Bộ GD - ĐT về việc
hướng dẫn dạy học qua Internet, trên truyền hình đối với các cơ sở GDPT, GDTX
trong thời gian học sinh nghỉ học ở trường vì Covid 19 năm học 2019-2020.
- Cơng văn số 518/ SGD&ĐT-GDTrH của Sở GD&ĐT Nghệ An ngày 30/3/2020
về việc thực hiện CV số 1061/BGDĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 của Bộ GD &ĐT.
- Công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ GD - ĐT về việc
điều chỉnh nội dung dạy học HK2 năm học 2019-2020
- Công văn số 533/SGD&ĐT-VP của Sở GD&ĐT Nghệ An ngày 31/3/2020
về việc nâng cao chất lượng tổ chức dạy học qua Internet.
- Công văn số 542/SGD&ĐT-GDTrH của Sở GD&ĐT Nghệ An ngày
3/4/2020 về việc Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ II năm
học 2019-2020.
- Công văn số 579/SGD&ĐT-GDTrH của Sở GD&ĐT Nghệ An ngày
13/4/2020 về việc thực hiện dạy học qua các bài giảng trên đài truyền hình Việt Nam
- Cơng văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 v/v hướng dẫn điều
chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông
năm học 2020-2021
- Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GD - ĐT quy định về
quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở GDPT và cơ sở GDTX
11



- Công văn số 877/SGD&ĐT-VP ngày 11/5/2021 của Sở GD-ĐT Nghệ An về việc
tăng cường cơng tác phịng, chống dịch và tổ chức dạy học ứng phó dịch Covid-19.
- Cơng văn số 2613/BGDĐT-GDTrH ngày 23/6/2021 của Bộ GD - ĐT về việc
Triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học năm học 2021-2022
- Công văn số 1749/SGD&ĐT-GDTrH ngày 31/8/2021 của Sở GDĐT Nghệ An
về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2021-2022;
- Công văn số 1712/SGD&ĐT-GDTH, GDTrH ngày 26/8/2021 của Sở GD- ĐT
Nghệ An hướng dẫn dạy học trực tuyến năm học 2021-2022;
- Công văn số 1716/SGD&ĐT- GDTrH ngày 26/8/2021 của Sở GD và ĐT
Nghệ An v/v tập huấn sử dụng hệ thống dạy học trực tuyến VNPT E-learning năm
học 2021-2022.
- Công văn số 1732/SGD&ĐT-VP ngày 29/8/2021 của Sở GD-ĐT Nghệ An về
việc tổ chức dạy học ứng phó dịch Covid-19 năm học 2021-2022.
- Cơng văn số 4040/BGD&ĐT-GDTrH ngày 16/9/2021 của Bộ GD-ĐT về việc
hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT cấp THCS, THPT ứng phó với dịch Covid-19
năm học 2021-2022.
- Công văn số 1899/SGD&ĐT-VP ngày 17/9/2021 của Sở GD-ĐT Nghệ An về việc
hướng dẫn xây dựng phương án dạy học ứng phó dịch Covid-19 năm học 2021-2022.
- Công văn số 1923/ SGD&ĐT- GDTrH ngày 20 tháng 9 năm 2021 của Sở
GD - ĐT Nghệ An V/v hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT cấp THCS, THPT
ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021-2022.
- Cơng văn số 2012/SGD&ĐT-VP ngày 30/9/2021 của Sở GD-ĐT Nghệ An về
việc chỉ đạo dạy học ứng phó dịch Covid-19 năm học 2021-2022.
- Công văn số 2201/ SGD&ĐT- GDTrH ngày 25 tháng 10 năm 2021 của Sở
GD - ĐT Nghệ An về thực hiện các biện pháp tăng cường đảm bảo chất lượng dạy
học khi HS trở lại trường.
- Kế hoạch số 734/ KH-SGD&ĐT ngày 18 tháng 4 năm 2022 của Sở GD ĐT Nghệ An về kế hoạch tổng thể của ngành Giáo dục và Đào tạo thích ứng với
tình hình dịch COVID-19, bảo đảm tố chức dạy và học an toàn, chất lượng
Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu một số khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường, quản lý hoạt động dạy học, dạy học trực tuyến, quản lý dạy học trực tuyến
ở trường phổ thông chúng tôi đã rút ra một số kết luận như sau:
1. Dạy học trực tuyến đã và đang trở thành một xu thế tất yếu trong nền kinh
tế tri thức và tạo ra một cuộc cách mạng về dạy học ứng dụng các phương tiện
CNTT&TT. Dạy học trực tuyến hỗ trợ và bổ sung phương pháp học tập truyền
thống nhằm đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của nhiều đối tượng học tập.
12


2. Dạy học trực tuyến ở trường phổ thông là hoạt động dạy học được tổ chức
thực hiện trên hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến, giúp học sinh có thể tiếp
nhận thơng tin dễ dàng, với các phương tiện như: điện thoại, máy tính hoặc máy
tính bảng có kết nối Internet. Học sinh có thể học tập tại nhà hay bất cứ đâu mà
không cần phải tới trường học.
3. Việc tổ chức hoạt động DHTT có thể được thực hiện với nhiều hình
thức khác nhau. Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thơng quyết định hình thức tổ
chức dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông; tổ
chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông
trong thời gian học sinh khơng đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.
4. Nội dung quản lý dạy học trực tuyến bao gồm: xây dựng kế hoạch, tổ chức
triển khai, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả công tác dạy học trực tuyến.
5. Để phát huy tối đa những ưu điểm, lợi thế của dạy học trực tuyến trong
thời đại bùng nổ ứng dụng CNTT&TT và hội nhập giáo dục quốc tế, cũng như đáp
ứng yêu cầu trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ sở giáo dục
tạm dừng việc dạy học trực tiếp, chuyển sang các hình thức dạy học trực tuyến,
dạy học linh hoạt, đồng thời, cũng nhằm đáp ứng cho Chương trình Giáo dục phổ
thơng mới 2018 thì các biện pháp quản lý việc dạy học trực tuyến trong nhà trường
có vai trị hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định.


13


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƢỜNG THPT
LÊ VIẾT THUẬT VÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG HERMANN GMEINER VINH
2.1. Thực trạng về quản lý dạy học ở trƣờng THPT Lê Viết Thuật và trƣờng
phổ thông Hermann Gmeiner Vinh
2.1.1. Thực trạng về quản lý dạy học ở trường THPT Lê Viết Thuật
Trường THPT Lê Viết Thuật được thành lập từ tháng 10 năm 1977, trải qua
45 năm phấn đấu và trưởng thành, đến nay trường có cơ ngơi khang trang bề thế,
có đội ngũ cán bộ, giáo viên vững vàng về chun mơn nghiệp vụ, nhiệt tình trong
cơng tác. Là trường có chất lượng giáo dục ln nằm trong tốp những trường dẫn
đầu tỉnh, gần 25 năm qua liên tục được công nhận là tập thể lao động tiên tiến và
tiên tiến xuất sắc và là trường đạt chuẩn quốc gia.
Những năm gần đây, trường được coi như một điển hình trong cơng tác quản lý
giáo dục có hiệu quả và là một địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em. Đội ngũ
cán bộ giáo viên tự hào và luôn nỗ lực xây dựng trường ngày càng lớn mạnh.
Có được một số kết quả như vậy, bên cạnh các giải pháp quản lý đồng bộ
khác, BGH nhà trường rất coi trọng công tác quản lý hoạt động dạy học, lấy đó
làm nền tảng để nâng cao chất lượng của nhà trường.
- Trên cơ sở chất lượng đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị của nhà
trường và tình hình chất lượng học sinh, bám sát các hướng dẫn của ngành hàng
năm nhà trường đã xây dựng được kế hoạch dạy – học một cách khoa học, chi tiết
và theo đó tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt và đã đạt kết quả cao;
- Nhiều chủ trương, biện pháp đã được thực hiện nhằm không ngừng nâng cao
chất lượng hiệu quả dạy- học: như triển khai mạnh mẽ phong trào đổi mới PPDH, ứng
dụng CNTT trong giảng dạy, trong quản lí nhà trường và đặc biệt là quản lí chất
lượng dạy – học. Theo định kì hàng tháng tổ chức kiểm tra nội bộ xếp loại việc thực
hiện giờ dạy trên lớp và quy chế chuyên môn của giáo viên. Phát động phong trào thi

đua đăng ký giờ dạy tốt trong giáo viên, tổ chức dạy thao giảng, thao diễn, thi giáo
viên dạy giỏi cấp trường hàng năm; triển khai mạnh mẽ phong trào tự học, tự bồi
dưỡng báo cáo chuyên đề, đúc rút SKKN trong cán bộ, giáo viên.
- Chỉ đạo quyết liệt công tác bồi dưỡng HSG và quan tâm công tác bồi dưỡng,
phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập, nhờ vậy hàng năm chất lượng đại trà
được nâng cao rõ rệt, số lượng học sinh giỏi toàn diện, học sinh giỏi bộ môn cấp tỉnh
của nhà trường năm sau cao hơn năm trước, luôn ở vào tốp đầu trong toàn tỉnh.
- Trường THPT Lê Viết Thuật trong nhiều năm qua luôn là đơn vị nằm trong
tốp đầu trong toàn ngành về tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp và đậu đại học, cao đẳng.
Tỷ lệ tốt nghiệp lớp 12 đều đạt 100%; số lượng học sinh đậu vào đại học, cao đẳng
14


hàng năm đều đạt trên 70% số học sinh lớp 12 dự thi trong đó có nhiều em đạt
điểm cao được UBND tỉnh tặng thưởng, số học sinh không thi đậu Đại học, cao
đẳng hầu như đều vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trường
nghề.
Kết quả xếp loại văn hóa của học sinh trong 2 năm qua
Năm học
2020-2021
Học kỳ 1
2021-2022

Số HS

Giỏi

1886

1046

(55,5%)

1913

959
(50,135)

Khá
795
(42,1%)

TB

Yếu

45
(2,4%)

Kém

0

902
51
(47,15%) (2,67%)

0

0


0

Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong 2 năm qua
Năm học
2020-2021
Học kỳ 1
2021-2022

Số HS

Tốt

Khá

TB

Yếu

1886

1828

50

8

0

(96.92%)
1913


1875
(98,01%)

(2.65%) (0.42%)
34

1

(1,78%) (0,05%)

0

Kém
0
0

2.1.2. Thực trạng về quản lý dạy học ở trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh
Trường PT Hermann Gmeiner Vinh là một dự án của tổ chức SOS - Làng trẻ
em Quốc tế. Trường được thành lập theo quyết định 439 QĐ/UB ngày 19/5/ 1994
của UBND tỉnh Nghệ An nhằm tạo điều kiện cho một bộ phận trẻ mồ côi của Làng
trẻ em SOS Vinh và con em vùng phụ cận được học theo chương trình phổ thơng
từ bậc tiểu học đến bậc trung học phổ thông. Trường được đặt tại phường Hưng
Phúc, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, nhà
trường ln coi trọng cơng tác quản lí hoạt động dạy học, coi đó là nền tảng để
nâng cao chất lượng giáo dục và có những định hướng riêng cho sự phát triển.
Thực tế trường đang là một ngôi trường thân thiện, là địa chỉ tin cậy của phụ
huynh, là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ giáo viên và học sinh.
Với đặc thù là trường có 3 cấp học nên cơng tác quản lí dạy học của trường
vừa có những điểm chung vừa có những điểm riêng so với các trường chỉ có một

cấp học.
Nhà trường ln bám sát các chỉ đạo của ngành để xây dựng kế hoạch dạy học cho từng cấp học một cách khoa học, chi tiết để từ đó tổ chức triển khai thực
hiện đúng và có nhiều kết quả cao.
BGH nhà trường đã đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp để không ngừng nâng
cao chất lượng hiệu quả dạy- học như triển khai mạnh mẽ phong trào đổi mới
15


PPDH, ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trong quản lí nhà trường và đặc biệt là
quản lí chất lượng dạy – học. Theo định kì hàng tháng tổ chức kiểm tra nội bộ xếp
loại việc thực hiện giờ dạy trên lớp và quy chế chuyên môn của giáo viên; tổ chức
dạy thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; triển khai phong trào tự học, tự
bồi dưỡng, báo cáo chuyên đề, đúc rút SKKN trong cán bộ, giáo viên; đẩy mạnh
phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt” trong giáo viên và học sinh. Chỉ đạo tốt
công tác bồi dưỡng HSG và phụ đạo học sinh gặp khó khăn trong học tập; đặc biệt
quan tâm đến học sinh làng trẻ SOS Vinh. Hàng năm số lượng học sinh giỏi cấp
Tỉnh và thành phố, chất lượng đại trà của nhà trường luôn được nâng cao, được
PGD, SGD ghi nhận.
Nhà trường chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động ngoại khóa kết hợp với Đoàn thanh
niên và Đội thiếu niên tiền phong tổ chức nhiều phong trào hoạt động với nội
dung, hình thức phong phú, có tính giáo dục, tính cộng đồng cao; thường xuyên tổ
chức các hoạt động sinh hoạt tập thể vui tươi, bổ ích, chú trọng giáo dục truyền
thống, đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh. Nhiều hoạt động của nhà trường có
sức lan tỏa lớn trong Tỉnh và cả nước
Trong nhiều năm gần đây nhà trường luôn đạt kết quả cao về chất lượng giáo
dục: tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp Tiểu học, THCS đạt 99%, THPT đạt 99,8-100%.
Số lượng học sinh khối tiểu học thi đậu vào trường Đặng Thai Mai, học sinh THCS
thi đậu vào trường chuyên Phan Bội Châu, trường chuyên Bộ rất cao. Có em từng
là thủ khoa trường Phan Bội Châu như em Nguyễn Đình Duy Anh – chuyên Vật
lý, em Trần Dương Mạnh – chuyên Hóa. Số học sinh đỗ vào các trường đại học,

cao đẳng tăng hàng năm.
Cụ thể trong năm học 2020-2021, 2021-2022 học sinh và giáo viên Nhà
trường gặt hái được nhiều thành tích.
* Năm học 2020-2021
VĂN HÓA
TIỂU
HỌC
Giỏi
Khá
TB
483
214
135
68
HỌC
LỰC


SỐ

GIỎI
SL

TL

Yếu
18

KHÁ
SL


Đạt
478

ĐẠO ĐỨC
Chƣa đạt
1
YẾU

TB

TL

SL

TL

SL

TL

THCS 317 82 25.87% 141 44.48% 80 25.24% 14 4.42%
THPT 1009 196 19.43% 671 66.50% 133 13.18% 3 0.30%
HẠNH
KIỂM
THCS
THPT


SỐ

317
1009

TỐT
SL
TL
259 81.70%
886 87.81%

KÉM
SL

TL

0 0.00%
0 0.00%

KHÁ
TRUNG BÌNH
YẾU
SL
TL
SL
TL
SL TL
47 14.83%
11
3.47% 0 0.00%
114 11.30%
3

0.30% 0 0.00%
16


- Kết quả khối tiểu học: học sinh lớp 5 thi vào trường THCS Đặng Thai Mai
xếp thứ 4 toàn thành phố;
- Kết quả khối THCS: học sinh lớp 9 thi vào 10 xếp thứ 7 toàn thành phố;
- Kết quả khối THPT: học sinh lớp 12 thi TNPT có điểm TB xếp thứ 35 tồn tỉnh;
- SKKN: có 2 SKKN được TP cơng nhận, có 5 SKKN được SGD công nhận
(1 loại A, 4 loại B)
- Kết quả học sinh giỏi Tỉnh: có 1 giải nhất, 1 giải nhì, 6 giải 3 và 2 giải KK
* Năm học 2021-2022 - Học kỳ 1
HọC

GIỎI
KHÁ
LỰC
SỐ SL TL % SL TL %
THCS 260 48 18.46 118 45.38
THPT 992 147 14.82 704 70.97
HẠNH
KIÊM
THCS
THPT

SĨ SỐ
260
992

TỐT

SL
191
147

TL %
73.4
14.82

TB
SL
69
137

TL %
26.54
13.81

SL
24
0

KHÁ
SL
67
704

TL %
25.77
70.97


YẾU

TL %
9.23
0.00

TB
SL
1
137

TL %
0.38
13.81

KÉM
SL TL %
0
0.00
1
0.10

YẾU
SL TL %
0
0

0
0


- Kết quả học sinh giỏi Tỉnh: 1 thủ khoa, 3 giải nhì, 4 giải 3 và 3 giải KK.
- Có 4 giáo viên tham gia kì thi GVG cấp Thành phố đạt kết quả 4/4
*Nguyên nhân đạt được kết quả trên của hai trường THPT Lê Viết Thuật
và trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT; của Thành ủy, UBND,
các ban ngành của thành phố. Đối với trường Hecmann Gmeiner còn được sự quan
tâm của tổ chức SOS Việt Nam. Sự chỉ đạo thống nhất, hiệu quả từ chi bộ đảng, BGH
đến các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên gồm ba thế hệ, được kết hợp hài hịa, tất cả đều nhiệt tình,
chủ động trong cơng tác, có uy tín trong chun mơn, có trách nhiệm trước nhiệm
vụ được giao.
- Nhà trường chủ động trong các hoạt động giáo dục. Tập thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên đồn kết, nhất trí trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
- Sự dân chủ, rõ ràng, khoa học trong tất cả các hoạt động chuyên môn, từ khâu
xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, chỉ đạo và kiểm tra, đánh
giá để có sự điều chỉnh phù hợp trong từng thời điểm, từng giai đoạn của năm học.
*Hạn chế
Bên cạnh những thành tích đạt được trong dạy và học, hai trường chúng tơi
cịn có những mặt hạn chế:
17


- Ý thức tự giác học tập, rèn luyện của bộ phận học sinh còn hạn chế.
- Chất lượng đội ngũ, cơ cấu GV không đồng đều giữa các bộ mơn. Một số
giáo viên cịn thiếu kinh nghiệm trong tổ chức và quản lí học sinh; một số giáo
viên cịn chưa thật sự cố gắng trong giảng dạy, trong học tập để nâng cao trình độ
chun mơn cũng như trình độ Tin học, ngoại ngữ; ở một số bộ môn, giáo viên làm
nịng cốt trong chun mơn cịn mỏng.
- Một số ít các bộ mơn chưa có sự chuyển biến nhiều, điểm thi tốt nghiệp bộ
môn của học sinh vẫn còn thấp, làm ảnh hưởng đến kết quả chung.

- Năm học 2020 – 2021; 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh
Covid-19 trên thế giới cũng như tại Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, khó
lường, địi hỏi các nhà trường phải chủ động trong việc tổ chức dạy học ứng phó
với dịch bệnh Covid-19, đảm bảo hồn thành chương trình năm học theo quy định.
2.2. Thực trạng quản lý dạy học trực tuyến ở trƣờng THPT Lê Viết Thuật và
trƣờng phổ thông Hermann Gmeiner Vinh
Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, hầu hết các trường phổ thông đều đã
điều chỉnh phương thức giảng dạy từ trực tiếp sang trực tuyến, trực tiếp kết hợp với
trực tuyến trong hai năm trở lại đây. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu trong thời
điểm này, để đảm bảo an tồn cho học sinh. Tuy nhiên đây là hình thức dạy học lần
đầu tiên dược thực hiện ở các trường phổ thơng nên để có được những giờ học trực
tuyến chất lượng và thực sự hiệu quả, cần nỗ lực rất lớn của cả thầy và trò, đặc biệt
là sự quản lý dạy học của cán bộ quản lý. Qua một thời gian dạy học trực tuyến và
khảo sát của hai trường chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:
2.2.1. Nhận thức về việc dạy học trực tuyến trong cán bộ giáo viên nhà trường
Nhận thức được việc dạy học trực tuyến là một giải pháp thay thế cần thiết
khi không thể triển khai dạy học tại trường, Ban giám hiệu nhà trường đã quyết
tâm chỉ đạo việc thực hiện dạy học trực tuyến ngay từ khi có cơng văn nghỉ học vì
dịch để khơng làm gián đoạn việc học tập của học sinh. Hệu trưởng đã trực tiếp chỉ
đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phó hiệu trưởng. Nhà trường đã quán
triệt, phổ biến, tuyên truyền các văn bản của cấp trên cũng như xây dựng kế hoạch
và chỉ đạo của nhà trường về dạy học qua Internet, trên truyền hình và các hình thức
khác để phù hợp với tình hình phịng, chống dịch Covid 19. Hướng dẫn các tổ,
nhóm lựa chọn nội dung phù hợp mà học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu sách
giáo khoa, từ đó xây dựng và thống nhất các hệ thống câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ
học tập, đề cương để hướng dẫn học sinh tự học ở nhà trong thời gian nghỉ học do
dịch bệnh.
Đã triển khai các buổi tập huấn cho giáo viên toàn trường về các nội dung như
Quay Video bài dạy ôn tập và đăng trên hệ thống học tập trực tuyến E-learning để
học sinh vào học; Tập huấn về dạy học trực tuyến qua hệ thống LMS của VNPT ....

18


Nhà trường đã lập phòng học trên hệ thống dạy học trực tuyến tương ứng với
các lớp học trực tiếp; tại mỗi phịng học, giáo viên, học sinh đều có tài khoản và
mật khẩu riêng; lãnh đạo nhà trường được cấp quyền vào các phịng học.
Tồn thể cán bộ giáo viên trường chúng tôi đã thực hiện việc dạy học trực
tuyến theo chỉ đạo của Sở và đã có những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, nhiều sự cố khách quan xảy ra trong buổi dạy như giáo viên, học
sinh không vào được phòng dạy do lỗi mạng; đang dạy hoặc đang học thì bị đẩy
ra khỏi lớp học. Việc bao quát toàn bộ học sinh trong một tiết học là rất khó. Điều
này dẫn đến sự mệt mỏi, chán nản trong cán bộ giáo viên. Một số giáo viên, đặc
biệt là người lớn tuổi, kỹ năng xử lý và ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giảng
dạy cịn hạn chế, rất ngại soạn bài giảng để dạy trực tuyến, hoặc nếu soạn được
bài giảng điện tử thì cịn ở mức đơn giản, thiếu tính tương tác, sáng tạo, cịn lúng
túng trong xử lý tình huống nên học sinh dễ nhàm chán, bỏ giờ học. Một số cán
bộ, giáo viên còn mang tư tưởng bảo thủ, họ chỉ muốn dạy theo phương pháp dạy
học truyền thống, khơng thích sự thay đổi nên chưa nhận thức đúng về hoạt động
dạy học trực tuyến.
2.2.2. Việc triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục
Căn cứ vào các công văn chỉ đạo của Sở, Ban giám hiệu nhà trường đã có văn
bản hướng dẫn các tổ, nhóm chun mơn tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chun mơn
để rà sốt, lựa chọn nội dung, thời lượng, hình thức tổ chức dạy học. Trước tình
hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, Ban giám hiệu đã
chỉ đạo khi xây dựng kế hoạch giáo dục, các nhóm chun mơn phải xác định các
bài học có thể dạy học trực tuyến hoặc trực tiếp; các nội dung chỉ dạy học trực tiếp,
các nội dung có thể hướng dẫn học sinh tự học … để chủ động triển khai, linh hoạt
sử dụng nhiều giải pháp, hình thức tổ chức dạy học như dạy trực tuyến, trực tuyến
kết hợp với trực tiếp, hay các giải pháp khác như giao bài trực tiếp, phiếu giao bài,
qua zalo, messenger…, để hồn thành chương trình. Trong thời gian học sinh trực

tuyến, lựa chọn các nội dung kiến thức cơ bản theo các mức độ nhận biết, thông
hiểu (mức 1, mức 2) để giảng dạy, hướng dẫn học sinh tự học hoàn hoàn thành nội
dung bài học. Các kỹ năng, mức độ còn lại cao hơn, tổ chức dạy cho học sinh khi
học trực tiếp. Các mơn có tiết HDTH chuẩn bị nội dung, bài tập, đưa lên hệ thống
LMS và yêu cầu học sinh vào học, làm bài. Các giáo viên kiểm tra việc tự học của
các em. (Có thể giao bài trực tiếp qua các ứng dụng Zalo, Azota… nhưng phải
kiểm tra được việc học của các em).
KHGD của nhóm, tổ chun mơn phải được BGH phê duyệt mới được đưa
vào thực hiện. Trong suốt cả năm học BGH, tổ trưởng chuyên môn thường xuyên
kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của giáo viên qua sổ báo
giảng, sổ đầu bài, vở ghi học sinh,… .
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học trực tuyến chúng tơi nhận thấy cịn có
những bất cập trong chương trình giáo dục của một số mơn học. Một số nội dung
19


×