Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

CẢI CÁCH THỂ CHẾ KHOA HỌC KỸ THUẬT Ở TRUNG QUỐC VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Đông Phƣơng học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.57 KB, 107 trang )

Dịch vụ viết luận văn trọn gói website: luanvantot.com Zalo/tele
0934573149

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------

DƢƠNG THỊ HUỆ

CẢI CÁCH THỂ CHẾ KHOA HỌC KỸ THUẬT
Ở TRUNG QUỐC VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành: Đông Phƣơng học
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

Hà Nội – 2015

i

Tham khảo miễn phí các tài liệu khác tại luanvantot.com


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----------------------

DƢƠNG THỊ HUỆ



CẢI CÁCH THỂ CHẾ KHOA HỌC KỸ THUẬT
Ở TRUNG QUỐC VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

Ngành: Đông Phƣơng học
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60 31 06 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐÔNG PHƢƠNG HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nghiêm Thúy Hằng

Hà Nội – 2015

ii


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................I
1. Lý do lựa chọn đề tài..................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................5
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................... 6
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.............................................................. 12
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu........................................... 13
6. Nguồn tài liệu sử dụng............................................................................. 13
7. Bố cục luận văn.........................................................................................13
CHƢƠNG 1..................................................................................................15
NGUYÊN NHÂN TRUNG QUỐC TIẾN HÀNH CẢI CÁCH THỂ CHẾ
KHOA HỌC KỸ THUẬT............................................................................15

1.1. Khái niệm...............................................................................................15
1.1.1. Thể chế khoa học kỹ thuật.................................................................... 15
1.1.2. Khái niệm cải cách thể chế khoa học kỹ thuật......................................16
1.2. Nguyên nhân Trung Quốc tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ
thuật...............................................................................................................18
1.2.1. Nguyên nhân bên trong.........................................................................18
1.2.2. Nguyên nhân bên ngồi.........................................................................21
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..............................................................................28
CHƢƠNG 2..................................................................................................29
Q TRÌNH VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ KHOA HỌC......29
KỸ THUẬT TRUNG QUỐC.......................................................................29
2.1. Bối cảnh ra đời của cải cách.................................................................29
2.2. Khái quát quá trình cải cách................................................................ 31
2.2.1. Giai đoạn 1978-1985.............................................................................32
2.2.2. Giai đoạn 1985-1996.............................................................................33
2.2.3. Giai đoạn 1996-2006.............................................................................37
2.2.4.Giai đoạn từ năm 2006 đến nay............................................................. 39

iii


2.3. Nội dung cải cách thể chế khoa học kỹ thuật......................................42
2.4.Thành tựu, tồn tại và giải pháp cải cách thể chế khoa học kỹ thuật
Trung Quốc................................................................................................... 46
2.4.1. Thành tựu.............................................................................................. 46
2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại......................................................................48
2.4.3. Giải pháp cải cách.................................................................................56
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..............................................................................59
CHƢƠNG 3..................................................................................................60
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM..........................................60

3.1. Thực trạng cơ chế chính sách quản lý, phát triển khoa học công nghệ
của Việt Nam trong những năm gần đây....................................................60
3.1.1. Cơ chế, chính sách đầu tƣ tài chính cho khoa học công nghệ..............62
3.1.2. Cơ chế quản lý nhân lực khoa học công nghệ...................................... 67
3.1.3. Cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ . 70

3.2. Những ý kiến gợi mở góp phần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý
phát triển khoa học cơng nghệ ở Việt Nam................................................ 72
3.2.1.Cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ..............................................72
3.2.2. Cơ chế quản lý nhân lực khoa học công nghệ...................................... 75
3.2.3. Cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học công nghệ......78
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3..............................................................................80
KẾT LUẬN................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 83
PHỤ LỤC......................................................................................................89

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CSDLCơ sở dữ liệu
ĐTPT Đầu tƣ phát triển
KH&CN Khoa học và công nghệ
KH&PT Khoa học và phát triển
NC&PTNghiên cứu và phát triển
NSNN Ngân sách nhà nƣớc
USD Đô la Mỹ

v



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc cho khoa học
công nghệ

3

Bảng 3.2: Ngân sách đầu tƣ cho khoa học công nghệ của
một số nƣớc năm 2011

3

Bảng 3.3: Tỷ lệ cơ cấu chi đầu tƣ phát triển KH&CN từ
NSNN theo khu vực

5

Bảng 3.4: Chi cho NC&PT của một số nƣớc theo nguồn
cấp và khu vực thực hiện năm 2011

6

Bảng 3.5: Nhân lực NC&PT theo thành phần kinh tế
và chức năng.

8

vi



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trung Quốc là một quốc gia lớn, dân số đông. Hiện nay, cải cách của
Trung Quốc đang bƣớc vào “giai đoạn công kiên” và “vùng nƣớc sâu”. Sau
hơn 30 năm cải cách, nhờ thực hiện cải cách - mở cửa, Trung Quốc đã đạt
đƣợc nhiều thành tựu to lớn đáng khâm phục: Kinh tế tăng trƣởng nhanh, sức
mạnh tổng hợp quốc gia đƣợc tăng cƣờng, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện,
vị thế quốc tế đƣợc nâng cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những
thành công trong cải cách mở cửa là nhờ đóng góp to lớn của khoa học và
cơng nghệ; đồng thời một trong những biện pháp nhằm giải quyết những vấn
đề còn tồn tại để tiếp tục phát triển cũng bắt đầu từ khoa học và công nghệ.
Để cho khoa học và công nghệ phát huy hết vai trị to lớn của mình trong phát
triển đất nƣớc, u cầu đặt ra đối với Trung Quốc là cần tiếp tục tiến hành cải
cách thể chế khoa học kỹ thuật.
Trung Quốc đƣợc biết tới nhƣ một trong những chiếc nôi của văn
minh nhân loại với nhiều sáng chế của văn minh khoa học kỹ thuật nhƣ : Giấy,
kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng. Tuy nhiên, do xuất phát từ một nƣớc có nền
văn minh nơng nghiệp nên những sáng chế có tính chất khoa học - kỹ thuật
chƣa đƣợc coi trọng nhiều.
Từ năm 1949 -1978 là giai đoạn thăng trầm của lịch sử Trung Quốc.
Đây là giai đoạn vật lộn với những thách thức để dị tìm một con đƣờng tiến
lên. Giai đoạn này, trên thực tế đã tác động không nhỏ tới sự phát triển của
nhân tài Trung Quốc, đặc biệt là nhân tài thuộc giới tri thức và khoa học kỹ
thuật. Trong giai đoạn này, nền kinh tế Trung Quốc mô phỏng theo thể chế
kinh tế kế hoạch tập trung cao độ của Liên Xơ, điều đó kéo theo cải cách khoa
học kỹ thuật của Trung Quốc học theo mơ hình của Liên Xơ gắn với mơ hình
kinh tế kế hoạch. Đến tháng 3 năm 1978 tại lễ khai mạc Đại hội Khoa học


1


tồn quốc, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh : “Bốn hiện đại hóa quan trọng nhất
là hiện đại hóa khoa học - kỹ thuật. Khơng hiện đại hóa khoa học - kỹ thuật
cũng khơng thể có nền kinh tế phát triển tốc độ cao”.1 Khi đó, địa vị chiến
lƣợc của khoa học kỹ thuật trong sự nghiệp hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa đặc
sắc Trung Quốc đã bắt đầu đƣợc xác lập.
Sau năm 1979 Đặng Tiểu Bình đã đƣa ra quan điểm “Khoa học - kỹ
2

thuật là lực lượng sản xuất hàng đầu” nhƣng chƣa thực sự đi sâu vào cải cách.
Nhƣng từ cuối những năm 70 cho đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Đặng
Tiểu Bình đã hình thành và phát triển quan điểm “sự nghiệp hiện đại hóa phải dựa
vào khoa học và giáo dục”. Quan điểm ấy đã đặt cơ sở lý luận vững chắc cho việc
đề xuất và thực thi chiến lƣợc “Khoa giáo hƣng quốc”. Và dựa theo tƣ tƣởng
chiến lƣợc này, đến năm 1985 Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố quyết định
cải cách thể chế khoa học - kỹ thuật và cải cách thể chế giáo dục, xác lập phƣơng
châm chiến lƣợc “Phát triển kinh tế phải dựa vào khoa học kỹ thuật, công tác
khoa học kỹ thuật phải hƣớng tới phát triển kinh tế” và “giáo dục phải phục vụ
cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
phải dựa vào giáo dục”. Năm 1995, Trung ƣơng Đảng Cộng sản và Quốc vụ viện
Trung Quốc đã đƣa ra “Quyết định của Trung ƣơng Đảng Cộng sản và Quốc vụ
viện Trung Quốc về việc tăng cƣờng tiến bộ khoa học - kỹ thuật”, mở Đại hội
Khoa học - kỹ thuật toàn quốc, lần đầu tiên chính thức đề xuất thực thi chiến
lƣợc “Khoa giáo hƣng quốc”. Tại Đại hội Khoa học - kỹ thuật toàn quốc, Giang
Trạch Dân chỉ ra rằng: “Khoa

1 四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四
四四四四四四四四四四四四四

2 四四四四四四四四四四

2


giáo hƣng quốc là thực thi toàn diện tƣ tƣởng khoa học - kỹ thuật, là lực
lƣợng sản xuất số một, kiên trì giáo dục làm nền tảng, …” .
Đặc trƣng quan trọng của sự phát triển kinh tế thế giới ở những thập
niên cuối của thế kỷ XX là khoa học cơng nghệ cao nhanh chóng đƣợc áp
dụng vào sản xuất. Chính vì vậy nhằm mục đích bắt kịp và đón đầu với tiến
bộ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, Trung Quốc đã có “kế hoạch
nghiên cứu phát triển công nghệ cao” mà Trung Quốc gọi là “kế hoạch 863”
đƣợc nêu ra vào tháng 3 năm 1986. Nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch này là
theo dõi sự phát triển của thế giới về công nghệ tiên tiến và đề xuất kế hoạch
thực hiện phù hợp với Trung Quốc, xuất phát từ xu thế phát triển công nghệ
cao thế giới và nhu cầu cùng năng lực của Trung Quốc, kế hoạch “863” ƣu
tiên 7 lĩnh vực nhƣ: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự
động hóa, cơng nghệ vũ trụ, cơng nghệ la-de, công nghệ năng lƣợng mới và
công nghệ vật liệu mới làm trọng điểm nghiên cứu và phát triển. Các trọng
điểm này đƣợc ƣu tiên bố trí đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật giỏi để tiến
hành nhiệm vụ nghiên cứu.
Hơn nữa, dựa theo chiến lƣợc “Khoa giáo hƣng quốc”, để xây dựng
Trung Quốc hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh giáo
dục có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát
triển kinh tế - xã hội, vai trò quan trọng của nhân tài và tri thức trong sự
nghiệp phát triển giáo dục.
Bƣớc sang thế kỷ XXI, khi xu thế tồn cầu hóa đang xóa bỏ dần khái
niệm “chảy máu chất xám” để thay vào đó là sự xuất hiện của một khái niệm
mới - “lƣu thông chất xám”, cũng là lúc cuộc cạnh tranh về nhân tài giữa các
nƣớc trở nên gay gắt chƣa từng có. Cái gọi là “lƣu thơng chất xám” chính là

thực tế chất xám sẽ di chuyển đến nơi mà nó có điều kiện phát triển tốt nhất.

3


Vì vậy, quốc gia nào thành cơng trong việc thu hút, phát triển nhân tài, quốc
gia đó sẽ giành đƣợc ƣu thế vƣợt trội trên trƣờng quốc tế. Là một đất nƣớc
đƣợc biết đến nhƣ một “điểm nóng” về nhân tài trong khu vực châu Á, Trung
Quốc đã ý thức từ rất sớm tầm quan trọng của vấn đề và đi đến nhận thức
“Nhân tài là nguồn tài nguyên số một”, “khai thác nhân tài là nhiệm vụ quan
trọng hàng đầu” trên con đƣờng thực hiện tham vọng trở thành siêu cƣờng
thế giới. Trong hai cuộc họp vào ngày 23 tháng 5 và 24 tháng 11 năm 2003
của Bộ chính trị Trung Quốc đã đi đến xác định coi: khoa học kỹ thuật là lực
lƣợng sản xuất số một, phát triển nền kinh tế theo khuynh hƣớng chú trọng
vào chất nhằm tăng cƣờng sức sản xuất, làm nổi bật vị trí hàng đầu của phát
triển nhân tài đối với việc tăng cƣờng sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao
vị thế cạnh tranh quốc tế. Tiếp theo, tại Hội nghị về công tác nhân tài diễn ra
trong hai ngày 19-20/12/2003, lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia này kể từ
khi thành lập nƣớc, Trung ƣơng Đảng Cộng sản đã tổ chức Hội nghị về công
tác nhân tài diễn ra trên quy mơ tồn quốc. Hội nghị đã thảo luận và đề xuất
thực thi chiến lƣợc “Nhân tài cƣờng quốc”. Theo đó, ngày 26 tháng 12 năm
2003, Quốc vụ viện, Trung ƣơng Đảng Cộng sản đã đƣa ra Quyết định về vấn
đề từng bƣớc tăng cƣờng công tác nhân tài. Điều này đã cho thấy Trung Quốc
đã sớm nhận ra tầm quan trọng của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển đất
nƣớc và việc xây dựng thể chế khoa học kỹ thuật phù hợp, tiến hành cải cách
thể chế khoa học kỹ thuật. Và cho đến những năm gần đây với sự phát triển
vũ bảo của khoa học kỹ thuật nhƣ Internet khiến cho các nhà lãnh đạo Trung
Quốc phải nhìn lại và phát triển hơn nữa các chính sách về khoa học kỹ thuật
và tiếp tục cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc.
Đứng trƣớc tình hình mới của thế giới, khu vực và những yêu cầu mới

đặt ra của cải cách mở cửa, Hội nghị Trung ƣơng 3 khóa 18 Đảng Cộng sản

4


Trung Quốc (11-2013) đã thông qua bản Quyết định đi sâu cải cách tồn diện
trong đó đã nhấn mạnh vấn đề: “Đi sâu cải cách thể chế khoa học kỹ thuật”.
Điều này cho thấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang rất quan tâm và coi
trọng vấn đề cải cách thể chế khoa học kỹ thuật.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng có nhiều điểm tƣơng
đồng. Việt Nam cũng đang tiến hành cơng cuộc Đổi mới tồn diện đất nƣớc.
Trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng rất
coi trọng vai trò của khoa học kỹ thuật và đặt vấn đề đổi mới cơ chế quản lý
khoa học kỹ thuật. Trong bản Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
đƣợc thơng qua tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt
Nam (1-2011) đã đặt vấn đề: “Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ tổ chức, cơ chế quản
lý, cơ chế hoạt động khoa học, công nghệ”. Còn trong bản Cƣơng lĩnh Xây dựng
đất nƣớc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm
2011) nhấn mạnh: “Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng
tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ”. Với ý
thức “lấy ngoài phục vụ trong”, trên cơ sở thu thập và hệ thống hóa tài liệu, em
mạnh dạn lựa chọn chủ đề “Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc”
để tìm hiểu, nghiên cứu và làm luận văn thạc sĩ.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung vào mục tiêu và những nhiệm vụ nghiên cứu chủ
yếu nhƣ sau:
Mục tiêu nghiên cứu:
Trong thời đại ngày nay, khoa học và kỹ thuật ngày càng đóng vai trị
quan trọng trong q trình phát triển của mỗi quốc gia. Nó đã trở thành yếu tố

cốt tử của sự phát triển, là lực lƣợng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu.
Điều này đƣợc phản ánh rõ trong việc hoạch định các chính sách và chiến lƣợc
phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế của nhiều nƣớc trên thế giới. Tuy nhiên
tuỳ thuộc vào trình độ phát triển cụ thể của từng nƣớc mà việc

5


xây dựng chiến lƣợc, chính sách phát triển khoa học kỹ thuật tƣơng đối đa
dạng và mang tính đặc thù đối với từng giai đoạn phát triển cụ thể phù hợp
với hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của mỗi quốc gia. Điều nổi bật rút ra
từ chiến lƣợc, chính sách của các nƣớc trên thế giới từ những nƣớc có nền
kinh tế phát triển đứng hàng đầu thế giới cho đến những nƣớc có nền kinh tế
chậm phát triển và lạc hậu, đó chính là quan điểm: “Sự phát triển khoa học và
kỹ thuật là một phƣơng hƣớng quan trọng mới, có tính quyết định trong việc
phát triển kinh tế quốc gia”. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cải cách thể chế
khoa học kỹ thuật của các nƣớc trên thế giới và trong khu vực để áp dụng và
phát huy một cách sáng tạo vào hoàn cảnh của đất nƣớc mình có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với các nƣớc trên con đƣờng cơng nghiệp hố - hiện đại
hố nói chung và đối với Việt Nam nói riêng hiện nay.
Mục đích của luận văn là tìm hiểu và nghiên cứu quá trình cải cách thể
chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc; phân tích những thành tựu, hạn chế,
nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tìm hiểu quan niệm của Trung Quốc về thể chế khoa học kỹ thuật và
cải cách thể chế khoa học kỹ thuật;
- Phân tích nguyên nhân dẫn đến tiến hành cải cách thể chế khoa học
kỹ thuật ở Trung Quốc;
-Tìm hiểu quá trình cải cách, nội dung của cải cách thể chế khoa học
kỹ thuật ở Trung Quốc;

- Phân tích đánh giá những thành tựu, tồn tại và giải pháp của cải cách
thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc;
- Rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Khoa học và kỹ thuật ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc
phát triển nền kinh tế của mỗi đất nƣớc. Bên cạnh đó, Trung Quốc là một

6


trong những nƣớc có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ dựa trên những đóng
góp tích cực của khoa học và kỹ thuật. Chính vì vậy, các vấn đề liên quan đến
cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc là một trong những đề tài
thu hút không ít các nhà nghiên cứu của Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với các
nghiên cứu của học giả phƣơng Tây và học giả Việt Nam, đề tài này vẫn còn
tƣơng đối mới và số lƣợng cơng trình nghiên cứu khá khiêm tốn.
Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu của học giả Việt Nam về khoa học kỹ thuật
khơng phải q nhiều. Các cơng trình tiêu biểu có thể kể đến nhƣ: Nguyễn
Chiến Thắng với cơng trình Phát triển thị trường khoa học công nghệ Việt
Nam. Trong công trình này, tác giả đã làm rõ các nhân tố thúc đẩy và kìm hãm
sự phát triển của thị trƣờng khoa học công nghệ giai đoạn 2001-2010. Đồng
thời, tác giả cũng phân tích các nhân tố mới trong giai đoạn tái cơ cấu nền
kinh tế 2011-2020 tác động đến thị trƣờng khoa học công nghệ của Việt Nam,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của thị trƣờng khoa
học công nghệ cho giai đoạn mới này.
Trong một cơng trình khác, “Thị trường khoa học và công nghệ ở Việt
Nam”, của tác giả Danh Sơn đã làm rõ đƣợc khái niệm thị trƣờng khoa học
công nghệ và các bộ phận cấu thành nên thị trƣờng khoa học cơng nghệ.
Ngồi ra, bài viết nhận định thị trƣờng khoa học cơng nghệ ở Việt Nam cịn

rất sơ khai và còn thiếu nhiều điều kiện để phát triển. Đồng thời, bài viết đƣa
ra một số ý kiến về chính sách và giải pháp thúc đẩy thị trƣờng khoa học công
nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ phải tập trung vào việc hình thành và
phát triển các chủ thể cấu thành thị trƣờng khoa học công nghệ và đổi mới
hồn thiện chính sách cơ chế quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng khoa học
công nghệ.

7


Viết về cải cách khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, Nguyễn Điền cho
cơng bố cơng trình “Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật nông nghiệp ở
Trung Quốc trong thời kỳ cải cách”. Tác giả cũng đã tiến hành phân tích rõ
tình hình phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp qua từng
giai đoạn của thời kỳ cải cách. Từ đó, bài viết chỉ rõ những đóng góp to lớn
đáng khích lệ của khoa học kỹ thuật trong việc phục vụ nông nghiệp ở Trung
Quốc trong ngành trồng trọt và ngành chăn ni. Cơng trình cũng chỉ ra rằng,
bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc vẫn
chƣa đủ đáp ứng u cầu đặt ra của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc
Các học giả Trung Quốc rất quan tâm đến vấn để cải cách thể chế
khoa học kỹ thuật, điều này thể hiện qua khá nhiều cơng trình với những đóng
góp nhất định. Tác giả Phƣơng Tâm 四四四四四四四四四四四四四四四四
四四四四四四四四四四四, 2003 (Phƣơng Tâm, Suy nghĩ về việc đi sâu cải
cách thể chế khoa học kỹ thuật, Tạp chí Viện khoa học Trung Quốc, Bắc kinh,
2003). Bài viết chủ yếu khái quát và đánh giá quá trình cải cách thể chế khoa
học kỹ thuật hơn 10 năm qua của Trung Quốc. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ
ra việc tăng cƣờng cải cách thể chế quản lý khoa học kỹ thuật vĩ mô đã trở
thành nhiệm vụ cấp thiết, đặc biệt là yêu cầu xây dựng hiện đại hóa đất nƣớc
đối với cải cách thể chế khoa học kỹ thuật. Bài viết chủ yếu đi sâu vào ba nội

dung chính sau: Nhìn lại khái qt về cải cách thể chế khoa học kỹ thuật;
Thích ứng với yêu cầu thời đại, cải cách thể chế quản lý vĩ mô; Thảo luận một
số vấn đề trong việc cải cách thể chế khoa học kỹ thuật vĩ mô.
四四四四四四四, “四四四”四四四四四四四四四四四四四四四四
四四四四四四四四, 四四, 2010 四Lý Chấn Kinh, Trƣơng Lâm Sơn, Thời kỳ

8


kế hoạch 5 năm lần thứ 12 xây dựng hệ thống đổi mới đất nước và cải cách
thể chế khoa học kỹ thuật, Quản lý kinh tế vĩ mô, Bắc Kinh, 2010). Bài viết
nêu rõ những thành tựu to lớn mà Trung Quốc đạt đƣợc kể từ khi cải cách mở
cửa cho đến nay trong việc xây dựng hệ thống đổi mới và thể chế khoa học kỹ
thuật của Trung Quốc. Bài viết chỉ ra: Hệ thống đổi mới đất nƣớc phải lấy
chuyển hóa thành quả và thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật làm nội dung
chính, sẽ trải qua sự chuyển biến sâu sắc từ mơ hình kế hoạch tập trung sang
mơ hình thị trƣờng tập trung, việc ứng dụng, mở rộng và chuyển hóa trong
lĩnh vực kinh tế có tác dụng thúc đẩy các thành quả và tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Bên cạnh đó, bài viết còn nêu lên những bất cập, hạn chế chƣa đƣợc
cải cách triệt để trong hệ thống đổi mới của Trung Quốc.
四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四
四四四四四 2014 四 02 四 (Vƣơng Thiên Kiêu, Đổi mới hiệu suất và phân
bổ nguồn lực khoa học kỹ thuật, cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung
Quốc, Vấn đề kinh tế, Bắc Kinh, kỳ 2/2014). Tác giả đứng từ góc độ phân bổ
nguồn vốn và hiệu quả đổi mới để nghiên cứu cải cách thể chế khoa học kỹ
thuật Trung Quốc và đƣa ra các quan điểm mới: Giai đoạn đầu cải cách thì
việc phân bổ nguồn vốn khoa học kỹ thuật và hiệu quả đổi mới vẫn chƣa có
những cải thiện đáng kể; việc ngành nghề hóa kỹ thuật bên ngoài và giá thành
dành cho việc nghiên cứu khoa học kỹ thuật ở bên trong tƣơng đối cao dẫn
đến việc thu lại kết quả của cơ cấu khoa học kỹ thuật doanh nghiệp nội bộ,

doanh nghiệp chủ yếu dựa vào sự cải tạo khoa học kỹ thuật để tích lũy năng
lực đổi mới; Giai đoạn hai buộc chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp nghiên cứu
khoa học, đồng thời hạ thấp giá thành của thị trƣờng giao dịch kỹ thuật và
nghiên cứu nội bộ, ngành nghề hóa kỹ thuật, nâng cao rõ rệt hiệu quả đổi mới
doanh nghiệp, và mức vốn khoa học kỹ thuật, hiệu suất của cơ cấu nghiên cứu

9


khoa học tuy đã đƣợc nâng cao nhƣng vẫn thấp ở doanh nghiệp, nguyên nhân
là do hiệu suất của thiết bị và nhân công đều tƣơng đối thấp.
四 四, 四四四四四四四四四四, 四四四四四四四四四 2012 四
5

四 ( Nhiễu Nghị, Bàn về cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc,

Dân chủ và Khoa học, Bắc Kinh, kỳ 5/2012). Bài viết khái quát vai trò của
khoa học trên nhiều lĩnh vực nhƣ: y tế, giáo dục, kinh tế…để chứng minh tầm
quan trọng của nó đối với sự giàu mạnh của nhân dân và thịnh vƣợng quốc
gia. Bài viết chủ yếu xoanh quanh ba vấn đề chính: Khoa học là vấn đề đáng
đƣợc mọi ngƣời quan tâm chú ý đến; Trình độ khoa học của Trung Quốc vẫn
có rất nhiều khơng gian để phát triển; Thể chế nghiên cứu khoa học hiện nay
của Trung Quốc có thể đƣợc cải cách.
Trong một cơng trình khác (四四, 四四四四四四四四四四四四四四
四四四四四四四, 四四四四四四四四四四四四2013 四四 1 四(Đƣờng
Long, Bình luận nghiên cứu lý luận về đổi mới khoa học kỹ thuật nhằm thúc
đẩy chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế, Học báo học viện kinh tế Hồ
Bắc, Hồ Bắc, kỳ 1/2013, tác giả đã nhận định rằng: Điều cốt lõi của việc đổi
mới khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho chuyển đổi phƣơng thức phát triển kinh tế là
nâng cao sự đóng góp của tiến bộ và đổi mới khoa học kỹ thuật đối với tăng

trƣởng kinh tế, khiến nó trở thành động lực quan trọng nhất của tăng trƣởng
kinh tế. Đóng góp của bài viết là đã tiến hành nghiên cứu vai trò và cách thức
đổi mới khoa học và kỹ thuật để đẩy mạnh chuyển đổi phƣơng thức phát triển
trong lĩnh vực kinh tế một cách cụ thể và rõ ràng.
Tác giả Chu Lệ Lan đã cho công bố cơng trình “Khoa giáo hưng
quốc: quyết sách chiến lược quan trọng của Trung Quốc khi bước vào thế kỷ
21” (四四四四四四四四四四四四四 21 四四四四四四四四四四四四四四

10


四四四四四, 四四四1995). Phần mở đầu, tác giả đi vào giới thiệu những
quyết sách, những bài phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc có liên quan đến
vấn đề khoa học kỹ thuật và giáo dục nhƣ: quyết sách tăng cƣờng thúc đẩy
tiến bộ khoa học kỹ thuật của Quốc vụ viện, bài phát biểu tại Đại hội Khoa
học kỹ thuật toàn quốc của các nhà lãnh đạo Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Ôn
Gia Bảo…Tiếp theo, tác giả đƣa ra về sự thành công, những kinh nghiệm và
bài học phát triển của các quốc gia lớn nhƣ Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Liên Xơ, …
từ đó cho thấy vai trị to lớn của khoa học kỹ thuật đối với sự phát triển kinh
tế, xã hội của một đất nƣớc, và cuối cùng là kiến nghị những chính sách để
thúc đẩy sự phát triển khoa học kỹ thuật Trung Quốc. Đây có thể coi là một
trong những cơng trình có đóng góp lớn cho việc nghiên cứu cải cách khoa
học kỹ thuật ở Trung Quốc.
Chen

Ru,

Chinese

Science


and

Technology:

Reform

and

Development(Beijing: China Intercontinental Press, 2004. Tác giả cho rằng
“Khoa học kỹ thuật của Trung Quốc đƣợc phát triển theo kế hoạch dài dạn
trong vòng 5 năm và phần đầu tiên của bản kế hoạch này đƣợc giới thiệu vào
năm 1956”.
Tại nước ngồi:
Các cơng trình nghiên cứu của học giả phƣơng Tây mà tác giả có cơ
hội đƣợc tiếp cận là khơng nhiều. Có thể kể đến hai cơng trình tiêu biểu sau:
Martin L. Weitzman and Chenggang Xu 1994; “Chinese Township–Village
Enterprises as Vaguely Defined Cooperatives.” Dani Rodrik 2006. Trong
cơng trình này, tác giả cho rằng “Chính sách cải cách của Trung Quốc thƣờng
khơng thích ứng với bản chất của chế độ cơ bản và thỉnh thoảng làm cản trở
việc phát huy tính ƣu việt của chế độ cơ bản”.
Cơng trình “Science anh technology policies, industrial reform and
technical progress in China” (Chính sách khoa học và công nghệ, cải cách

11


công nghiệp và sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc) của tác giả
Alberto Gabriele (tháng 8 năm 2001, tại United Nation Conference on Trade
and Development) cũng đƣợc đánh giá là một cơng trình có đóng góp cho

việc nghiên cứu những cải cách thể chế khoa học kỹ thuật nhằm phục vụ cho
phát triển kinh tế ở Trung Quốc. Cơng trình đã đi vào phân tích các nhiệm vụ
trong tiến trình cải cách khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc - một nƣớc lớn đang
ở giai đoạn bán công nghiệp và phát triển theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa.
Cơng trình chủ yếu đề cập đến những khía cạnh trong cải cách hệ thống khoa
học kỹ thuật của Trung Quốc có liên quan đến năng lực tổng thể của nền kinh
tế, từ đó tạo ra các tiến bộ kỹ thuật phục vụ cho lĩnh vực sản xuất và phân
phối. Cơng trình đã đƣa ra kết luận rằng hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa của
Trung Quốc sau khi trải qua những cải cách quan trọng trong khoa học kỹ
thuật cùng với sự định hƣớng lại thị trƣờng, sẽ có những bƣớc tăng tốc đột
phá, tuy nhiên vẫn cần phải hiểu một cách rộng hơn đây là sự cải cách về
khoa học kỹ thuật.
Nhìn lại tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác giả
nhận thấy các cơng trình nghiên cứu đã làm rõ nhiều khía cạnh trong vấn đề
cải các thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Tuy nhiên, tại Việt Nam
những nghiên cứu đối với cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc
vẫn còn mới mẻ, tƣơng đối khiêm tốn và hạn chế.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích các
cải cách trong lĩnh vực thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu nội
dung tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc không bao
gồm các lãnh thổ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan: (i) tập trung phân tích
những nguyên nhân tác động đến cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở

12


Trung Quốc; (ii) Phân tích q trình, nội dung cải cách thể chế khoa học kỹ
thuật ở Trung Quốc để thấy đƣợc những thành tựu, hạn chế trong cải cách;

(iii) Thực trạng cơ chế quản lý, phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam.
5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Luận văn đặt việc nghiên cứu cải cách thể chế khoa
học kỹ thuật trong tồn bộ tiến trình cải cách thể chế nói riêng và cải cách mở
cửa nói chung của Trung Quốc.
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phƣơng pháp

nghiên cứu nhƣ tổng hợp, phân tích, lịch sử,...
6. Nguồn tài liệu sử dụng
6.1. Nguồn tài liệu cấp 1(tài liệu gốc) chủ yếu bao gồm:
-

Các văn kiện gốc của Đảng và Nhà nƣớc Trung Quốc về cải cách thể

chế khoa học kỹ thuật.
- Các báo cáo của chính phủ, chính quyền các cấp về việc thực hiện
các cải cách thể chế khoa học kỹ thuật.
6.2. Nguồn tài liệu thứ cấp:
- Các cơng trình khoa học đã đƣợc cơng bố bao gồm các bài viết về
khoa học kỹ thuật, cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của các nhà khoa học
Trung Quốc, quốc tế.
- Các thơng tin từ báo chí chính thống, các Website của Trung Quốc,
Việt Nam và các nƣớc khác.
7. Bố cục luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Nguyên nhân Trung Quốc tiến hành cải cách thể thế khoa
học kỹ thuật.

13



Chƣơng này tập trung giới thiệu các khái niệm có liên quan về thể chế
và cải cách thể chế khoa học kỹ thuật; phân tích các nguyên nhân bên trong và
bên ngoài dẫn đến cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc.
Chƣơng 2: Quá trình và nội dung cải cách thể chế khoa học kỹ thuật
Trung Quốc
Chƣơng này luận văn đã nêu ra bối cảnh ra đời và khái quát quá trình
cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc. Nội dung, thành tựu cũng
nhƣ những tồn tại và giải pháp của Trung Quốc cho cải cách thể chế khoa học
kỹ thuật cũng đã đƣợc luận văn phân tích và làm rõ.
Chƣơng 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chƣơng này luận văn đã nêu rõ thực trạng cơ chế chính sách quản lý,
phát triển của khoa học công nghệ Việt Nam trong những năm gần đây thơng
qua phân tích đánh giá một số vấn đề cơ bản nhƣ: cơ chế tài chính, cơ chế
quản lý nhân lực khoa học cơng nghệ... Ngồi ra, luận văn đã đƣa ra ý kiến
gợi mở góp phần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý phát triển khoa học công
nghệ ở Việt Nam phù hợp với nhu cầu thực tế.
Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc là một chủ đề cịn ít
đƣợc tìm hiểu và nghiên cứu ở Việt Nam. Vì vậy, mặc dù đã rất cố gắng, em
tự nhận thấy bản luận văn này vẫn cịn nhiều mặt cần đƣợc hồn thiện. Em rất
mong Q Thầy/ Cơ trong Hội đồng đóng góp ý kiến và chỉ bảo.

14


CHƢƠNG 1
NGUYÊN NHÂN TRUNG QUỐC TIẾN HÀNH CẢI CÁCH THỂ CHẾ
KHOA HỌC KỸ THUẬT
1.1. Khái niệm
1.1.1. Thể chế khoa học kỹ thuật

Hiện nay trên thế giới nói chung cũng nhƣ ở Việt Nam nói riêng vẫn
chƣa hình thành một khái niệm thống nhất về thể chế khoa học kỹ thuật. Đại
đa số các học giả khi nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến thể chế
khoa học kỹ thuật đều chƣa đƣa ra đƣợc định nghĩa chính xác về thể chế
khoa học kỹ thuật. Nhƣng nội hàm của thể chế khoa học kỹ thuật là những
nhận thức hiểu biết chung mà các học giả nghiên cứu về thể chế khoa học kỹ
thuật đã đƣa ra. Trong bối cảnh nhƣ vậy, điều cần thiết là chúng ta cần phải
nắm bắt đƣợc nội hàm của khoa học kỹ thuật từ góc độ thực tiễn.
Cổ Tiêu Nhân (2003) cho rằng:“Về bản chất, thể chế là hình thái hiện
thực cụ thể của chế độ, bao hàm trong phạm trù chế độ”.3 Chính vì vậy, bản
chất của thể chế khoa học kỹ thuật là việc chế độ hóa của các hoạt động khoa
học kỹ thuật, cũng là hệ thống thể chế xã hội của khoa học kỹ thuật. Nội dung
của cải cách thể chế khoa học kỹ thuật chủ yếu bao gồm: Cơ cấu tổ chức khoa
học kỹ thuật, điều chỉnh pháp quy chính sách khoa học kỹ thuật và chuyển
dịch của cơ chế vận hành khoa học kỹ thuật. Cùng với đó, các học giả nghiên
cứu cũng cho rằng thể chế khoa học kỹ thuật bao gồm ba nội dung, đó là: Cơ
cấu tổ chức khoa học kỹ thuật, pháp quy chính sách khoa học kỹ thuật và cơ
chế vận hành khoa học kỹ thuật. Điều này phản ánh giới học thuật có nhận
thức chung nhất quán đối với nội hàm của thể chế khoa học kỹ thuật. Hiện tại,



3 四四四四四,四四四四四四四四四四四四,四四四四四四四四四”. 四四四 四2003四四 “四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四四”四四四四四四四四四
四四四四四四四四四, 2 四.

15


chƣa có nhà nghiên cứu nào đi sâu tiến hành phân tích và mơ tả chi tiết về các
khái niệm và nội hàm của thể chế khoa học kỹ thuật. Phƣơng Tâm Tại trong

bài viết “ Khung phân tích trong nghiên cứu thể chế khoa học” đã đƣa ra giới
định về nội hàm và khái niệm của thể chế khoa học kỹ thuật. Đó là “Thể phức
hợp của sự phát triển các tổ chức khoa học kỹ thuật. Các tổ chức này có liên
quan đến việc phân bổ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của cá nhân, tập thể và
đất nước. Nó chủ yếu bao gồm hai mặt kết cấu hệ thống khoa học kỹ thuật (hệ
thống tổ chức) và cơ chế vận hành (hệ thống quy tắc). Hai mặt này hỗ trợ cho
nhau, là điều kiện để cùng nhau tồn tại. Trong đó, cơ chế vận hành là nguyên
tắc để cá nhân và tổ chức trong thể chế khoa học kỹ thuật triển khai hoạt
động; thực hiện quản lý khoa học kỹ thuật, nó thuộc các tổ chức của hệ thống
nội bộ, thể hiện mối quan hệ giữa các tổ chức với nhau, giữa tổ chức và cá
nhân, thể hiện mối quan hệ tác động qua lại giữa mơi trường bên ngồi và hệ
thống khoa học kỹ thuật”. Theo tôi, thể chế khoa học kỹ thuật là cơ chế vận
hành và cơ cấu tổ chức của khoa học kỹ thuật.
1.1.2. Khái niệm cải cách thể chế khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật là động lực để phát triển kinh tế. Và khi kinh tế
phát triển lại đòi hỏi khoa học kỹ thuật cũng phải thay đổi phù hợp với sự phát
triển của kinh tế xã hội. Nên cải cách kinh tế tất yếu sẽ kéo theo cải cách khoa
học kỹ thuật.
Kinh tế kế hoạch trƣớc kia của Trung Quốc học theo mơ hình của
Liên Xơ đã đóng vai trò nhất định trong thời kỳ kinh tế phát triển theo chiều
rộng. Nhƣng khi kinh tế bƣớc đến giai đoạn phát triển theo chiều sâu thì thể
chế kinh tế kế hoạch đã dần bộc lộ những hạn chế: thủ tiêu cạnh tranh, kìm
hãm phát triển khoa học cơng nghệ, triệt tiêu động lực kinh tế đối với ngƣời
lao động, kìm hãm tính năng động sáng tạo… Thực tế đã đặt ra yêu cầu Trung
Quốc phải tiến hành cải cách thể chế kinh tế từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế

16


thị trƣờng. Trƣớc tiên ở nông thôn, Trung Quốc đã từng bƣớc thực hiện chế

độ trách nhiệm khoán sản lƣợng đến hộ gia đình, khiến cho những ngƣời
nơng dân trở thành chủ thể kinh tế kinh doanh tự chủ, nâng cao giá trị sản
phẩm nông sản, mở cửa thị trƣờng thành thị và nơng thơn. Sau đó, ở thành thị
thì tiến hành thí điểm cải cách mở rộng quyền tự chủ kinh doanh xí nghiệp,
giảm bớt kế hoạch pháp lệnh đối với sản xuất và tiêu thụ…Những cải cách
này có hiệu quả thể chế rất rõ, kinh tế nông thôn và kinh tế thành thị trở nên
nhộn nhịp, thu nhập của những ngƣời dân tăng lên đáng kể. Chính những điều
này đã thuyết phục mạnh mẽ đông đảo ngƣời dân chấp nhận cải cách thể chế
kinh tế theo hƣớng thị trƣờng.
Kinh tế thị trƣờng tạo động lực lao động tích cực, tự giác cho từng
ngƣời lao động thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy chun mơn hóa ngày
càng sâu để phát huy tiềm năng nhiều mặt của ngƣời lao động, phối hợp, điều
tiết hành vi của mọi ngƣời một cách tự giác thơng qua cơ chế trao đổi hàng
hóa một cách tự nguyện, thỏa thuận theo quy luật cung - cầu. So với cơ chế kế
hoạch hóa tập trung của Nhà nƣớc trong thời bao cấp, kinh tế thị trƣờng
khơng tốn chi phí lập và điều hành kế hoạch, mà lại phát huy đƣợc sức mạnh
của con ngƣời.
Cải cách kinh tế từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trƣờng đã góp
phần to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong đó vai trị nịng cốt của
khoa học kỹ thuật trong phát triển kinh tế ngày càng đƣợc nhận thức rõ ràng.
Các thành tựu khoa học kỹ thuật là động lực chủ yếu cho phát triển kinh tế.
Yêu cầu đặt ra đối với cải cách thể chế khoa học kỹ thuật để phù hợp với sự
phát triển của kinh tế xã hội là đòi hỏi tất yếu đối với mỗi quốc gia trên con
đƣờng xây dựng đất nƣớc.
Để thúc đẩy sự phát triển đất nƣớc, một trong những điều quan trọng
nhất là phải cải cách thể chế khoa học kỹ thuật. Hiện nay, khoa học kỹ thuật

17



ngày càng có vai trị to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng nhƣ sự
phát triển ổn định lâu dài của đất nƣớc. Bởi vì, khi khoa học kỹ thuật phù hợp
với sự phát triển của thời đại, của nhu cầu xã hội nó sẽ góp phần thúc đẩy mọi
mặt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của quốc gia. Ngƣợc lại nếu khoa
học kỹ thuật lỗi thời, kém phát triển nó sẽ trở thành nhân tố cản trở kìm hãm
sự phát triển tiến bộ xã hội của mỗi quốc gia.
Theo tôi, cải cách thể chế khoa học kỹ thuật là thay đổi căn bản thể
chế khoa học kỹ thuật cũ trƣớc đây chứa đựng nhiều khiếm khuyết, thiếu sót
khơng cịn phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội, xây dựng thể chế khoa
học kỹ thuật mới làm cho nó đƣợc hồn thiện và phát huy hơn nữa để phù
hợp với nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội.
1.2. Nguyên nhân Trung Quốc tiến hành cải cách thể chế khoa học
kỹ thuật
Nguyên nhân dẫn đến cải cách thể chế khoa học kỹ thuật chính là
những mâu thuẫn bên trong của thể chế khoa học kỹ thuật và những áp lực
của nhân tố bên ngoài. Sự tác động của hai nhân tố này là nguyên nhân quan
trọng đã dẫn đến cải cách thể chế khoa học kỹ thuật.
1.2.1. Nguyên nhân bên trong
Cho dù là do cải cách thể chế khoa học kỹ thuật hay là do sự tự biến
đổi một cách tự phát của khoa học kỹ thuật thì nó đều xuất phát từ sự khơng
thích ứng của kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật và thể chế khoa học kỹ thuật
dẫn đến. Trƣớc tiên, sự khơng thích ứng này thể hiện ở mâu thuẫn bên trong
của thể chế khoa học kỹ thuật. Một là, mẫu thuẫn giữa phân bổ nguồn lực và
cơ cấu tổ chức. Hai là, mâu thuẫn giữa cơ chế vận hành và cơ cấu tổ chức. Ba
là, mâu thuẫn giữa cơ chế vận hành, cơ cấu tổ chức và chức năng. Những mâu
thuẫn này không chỉ tự phát từ nội tại của thể chế khoa học kỹ thuật mà

18



cịn bị tác động bởi điều kiện của bên ngồi, khiến cho thể chế khoa học kỹ
thuật nảy sinh nhiều vấn đề. Những vấn đề đó đƣợc cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, cơ chế vận hành đơn nhất. Sự vận hành của hệ thống khoa
học kỹ thuật ở Trung Quốc trƣớc đây chỉ đơn thuần là dựa vào kế hoạch mang
tính mệnh lệnh và tính hành chính để tiến hành quản lý, khơng coi trọng vai
trị của địn bẩy kinh tế và cơ chế thị trƣờng, thiếu áp lực và động lực hƣớng
lên việc xây dựng kinh tế.
Thứ hai, sự tách rời giữa kinh tế và khoa học kỹ thuật. Tại Trung
Quốc, các kết quả nghiên cứu chƣa đƣợc ứng dụng rộng rãi, do thiếu sự kết
hợp giữa doanh nghiệp và nhà nghiên cứu. Các tổ chức nghiên cứu thƣờng
chú trọng tính học thuật của các kết quả nghiên cứu khoa học mà không chú ý
đến ứng dụng các thành quả nghiên cứu đó vào thực tiễn đời sống. Bên cạnh
đó, chi phí về tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực cho các nghiên cứu về
khoa học kỹ thuật bị hạn chế nên thời gian hồn thành ln bị trì hỗn kéo
dài, khơng theo kịp xu hƣớng phát triển của kinh tế thị trƣờng. Điều đó ảnh
hƣởng đến tính ứng dụng trong thực tiễn của các nghiên cứu. Mặt khác, theo
thể chế truyền thống, khả năng nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật của
doanh nghiệp là rất yếu. Việc nghiên cứu, thiết kế và sản xuất lại càng thiếu
mối liên hệ mật thiết với nhau.
Thứ ba, các cơ quan nghiên cứu thiếu sức sống. Ở Trung Quốc đội ngũ
nhân viên, kinh phí, và nhiệm vụ nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu
thƣờng do cơ quan chủ quản quản lý, thành quả nghiên cứu do nhà nƣớc thu
nhận. Chính phủ Trung Quốc đã can thiệp quá sâu vào nhiều phƣơng diện
hoạt động của tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tổ chức nghiên cứu thiếu
quyền tự chủ cần có, và cũng thiếu trách nhiệm và áp lực kinh tế.

19



×