Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KT GIỮA KÌ – LỊCH SỬ LỚP 8 – NH 2022 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.32 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP KT GIỮA KÌ – LỊCH SỬ LỚP 8 – NH 2022-2023
HỌ VÀ TÊN: ………………………………………… LỚP:8/……
Chủ đề 2: Phong trào công nhân từ cuối TK XIX đến đầu TK XX
1.Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, trong các công trường thủ công ở Châu Âu giới
chủ thích sử dụng lao động trẻ em:
- Khơng có hợp đồng lao động.
- Tiền lương thấp, rẻ mạt, lao động nhiều giờ liên tục.
- Cịn q nhỏ và chưa có khả năng đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột.
- Việc sử dụng lao động trẻ em sẽ khiến giới chủ thu được nhiều lợi nhuận hơn.
2. Công

xã Pa-ri - mơ hình nhà nước kiểu mới:

Ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri tiến hành bầu cử Hội đồng công xã theo nguyên tắc
phổ thông đầu phiếu. Tuy chỉ tồn tại 72 ngày, nhưng Công xã đã để lại bài học kinh
nghiệm sâu sắc cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.
3.Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Công xã Pa-ri 1871:
- Ý nghĩa: Công xã Pa-ri là hình ảnh một xã hội mới, một nhà nước kiểu mới. Góp phần
cổ vũ nhân dân lao động tồn thế giới cho sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt
đẹp.
- Bài học kinh nghiệm:
- Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi thì nhất định phải có sự lãnh đạo của một
Đảng cách mạng chân chính. Phải xây dựng khối liên minh công – nông.
- Phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết trấn áp kẻ thù.
- Xây dựng nhà nước của dân – do dân – vì dân.
Chủ đề 3: Quá trình phát triển từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc
4.Đặc điểm của CNĐQ:
- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước đế quốc tăng cường bành trướng, xâm lược thuộc địa.
- Đến đầu thế kỉ XX, thế giới đã bị phân chia xong.
- Đặc điểm nổi bật của các nước tư bản trong giai đoạn cuối TK XIX- đầu TK XX là:
- Đế quốc Anh là:“Chủ nghĩa đế quốc thực dân”


- Đế quốc Pháp là: “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
- Đế quốc Đức là: “Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”
*(Đức được mệnh danh là "con hổ đói đến bàn tiệc muộn" )
- Đế quốc Mĩ là: “Xứ sở của các ông vua công nghiệp”
5. Nhật Bản từ giữa thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX


Trước năm 1870, Nhật Bản là nước phong kiến và bị các nước tư bản phương Tây can
thiệp. Năm 1868, Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành cải cách đất nước trong nhiều lĩnh
vực (kinh tế, quân sự, chính trị, giáo dục) --> Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc
địa và phát triển thành nước tư bản công nghiệp.
+ Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng
đất của giai cấp phong kiến. Nhật tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở
nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên
lạc.
+ Về giáo dục: để đào tạo nhân tài, Vua Minh Trị tiến hành cử học sinh ưu tú đi du
học phương Tây, thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa
học - kĩ thuật.
Chủ đề 4: Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918
6. Nguyên nhân (sâu xa và trực tiếp) dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất:
* Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản làm thay đổi sâu sắc so sánh lực
lượng giữa các nước đế quốc.
- Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo
- Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
- Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát.
Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.
7. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Chiến tranh đã gây nên nhiều thảm họa cho nhân loại: 10 triệu người chết; 20
triệu người bị thương. Chi phí cho chiến tranh là 85 tỉ đơ la.
- Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mỹ. Bản đồ thế giới thay đổi.
- CM tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế
giới.
DUYỆT CỦA BGH

Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Thu Thủy



×