Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tiểu luận cao học, môn quan hệ quốc tế , vị trí, vai trò của ASEAN ở khu vực châu á thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.49 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong khơng gian tồn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, châu Á Thái Bình Dương tuy cịn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định, nhưng vẫn là
khu vực “tiếp tục phát triển năng động và đang hình thành nhiều hình thức liên kết,
hợp tác đa dạng hơn”, vị thế “trong nền kinh tế thế giới đang tăng lên”. ASEAN là
một nhân tố quan trọng trong sự “phát triển năng động” và “đang tăng lên” ấy.
Những yếu tố địa - chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, dân cư và nội lực của khối
cũng như của từng quốc gia thành viên đã và đang tạo cho ASEAN vị thế, vai trò
ngày càng quan trọng trong đời sống khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
ASEAN là tổ chức khu vực gồm 10 thành viên, có diện tích đất liền khoảng
4,46 triệu km² chiếm 3% tổng diện tích đất trái đất; có khoảng 600 triệu người
chiếm 8,8% dân số thế giới; vùng biển gấp ba lần so với đất; GDP hơn USD 1,8
nghìn tỷ USD, nếu là một thực thể, ASEAN đứng trong các nền kinh tế lớn trên
thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Nga, Pháp, Canada, Tây
Ban Nha, Brazil, Anh và Ý. Hiện nay, ASEAN đang bước vào thời kỳ hợp tác,
phát triển mới theo Hiến chương ASEAN và xây dựng Cộng đồng dựa trên ba
trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội, hợp tác với các đối tác tiếp
tục phát triển và đi vào chiều sâu. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối
mặt với nhiều khó khăn, các nước thành viên ASEAN vẫn có sự phát triển ổn
định. Bằng nội lực và đường hướng phát triển của mình, rõ ràng ASEAN có vị
trí, vai trị ngày càng quan trọng ở châu Á - Thái Bình Dương, “đang ngày càng
khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình” . Đó
cũng chính là vấn đề tơi xin được trình bày trong bài tiểu luận này: Vị trí, vai trị
của ASEAN ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

1


NỘI DUNG
1. ASEAN ngày càng có ảnh hưởng quan trọng, thu hút sự quan tâm của
các nước lớn trong khu vực và thế giới.
Hiện nay, châu Á - Thái Bình Dương có vai trị đặc biệt quan trọng trên nhiều


phương diện của đời sống thế giới, đã và đang là nơi hội tụ, giao thoa lợi ích chiến
lược của tất cả các nước lớn. Vì thế, các cường quốc thế giới đều mong muốn tăng
cường ảnh hưởng tại khu vực quan trọng này. “Chính sách hướng Đơng”, “Chính
sách xoay trục” và sự can dự ngày càng sâu của các cường quốc thế giới vào châu
Á - Thái Bình Dương đã đặt khu vực trước những cơ hội và thách thức an ninh
mới, đồng thời nói lên tầm quan trọng chiến lược của khu vực này trong thế kỷ
XXI. Là một phần của châu Á - Thái Bình Dương, một trong những khu vực phát
triển năng động nhất thế giới, ASEAN ngày càng có ảnh hưởng quan trọng, thu hút
sự quan tâm của các nước lớn trong khu vực cũng như trên thế giới. Đông Nam Á
trở thành địa bàn cạnh tranh quyết liệt về thị trường và tài nguyên; tranh chấp lãnh
thổ, chủ quyền biển, đảo diễn biến phức tạp. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki
Mun cũng đã nhấn mạnh: “Giờ là thời điểm để châu Á, nhất là ASEAN, giữ một
vai trò thật sự quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tồn cầu”.
Vị trí, vai trị của ASEAN và q trình liên kết Đơng Nam Á và châu Á - Thái
Bình Dương được thơng qua các tổ chức, diễn đàn ASEAN, Diễn đàn An ninh khu
vực (ARF), Cộng đồng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn cấp
cao Đơng Á (EAS), Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực, Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Đối tác hợp tác kinh tế khu
vực (RCEP), ADMM+... Đây là những tổ chức rất quan trọng trên các lĩnh vực, các
mối quan hệ ở châu Á - Thái Bình Dương, mà ASEAN tham gia với vai trò như
một “hạt nhân”,một “người cầm lái” định hướng phát triển. Điều đó cho thấy ảnh
hưởng quan trọng ASEAN đối với các công việc và các quan hệ tại khu vực châu Á
- Thái Bình Dương là khá tồn diện cả về chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, văn
hóa, quốc phịng an ninh... Các diễn đàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương và
2


việc giải quyết các công việc của khu vực rộng lớn này đều cần thiết có sự tham gia
của ASEAN; đồng thời những công việc nội bộ của ASEAN và với vị trí, vai trị
của ASEAN ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước lớn, đã nói lên sức thu hút

mạnh mẽ và sự ảnh hưởng của tổ chức này ở châu Á - Thái Bình Dương.
Trên thực tế, trong nhiều thập kỷ qua cũng như hiện nay Đông Nam Á là
nơi diễn ra sự cạnh tranh ảnh hưởng khá gay gắt giữa các nước lớn với nhiều
mức độ và cung bậc khác nhau. Các nước lớn ở khu vực và thế giới, đặc biệt là
Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ, đều có những chính sách ảnh hưởng
đến ASEAN với những mức độ khác nhau, đồng thời tìm cách thỏa hiệp, kiềm
chế các đối thủ khác trong cạnh tranh ảnh hưởng, xác lập vị trí, vai trị của mình
ở Đơng Nam Á theo hướng có lợi. Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Ấn Độ
ngày càng thấy rõ lợi ích của mình ở Đơng Nam Á, thấy được tầm quan trọng
của ASEAN trong việc bảo đảm lợi ích và gia tăng vị thế của mình ở châu Á Thái Bình Dương và thế giới.
Mỹ cố gắng gia tăng ảnh hưởng và chi phối các nước Đông Nam Á, ASEAN
và các cơ chế hợp tác của khu vực, đặc biệt trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại,
đầu tư, khoa học công nghệ và cả quân sự. Đồng thời, "tìm mọi cách đẩy nhanh sự
trỗi dậy về kinh tế và quân sự của các quốc gia châu Á chủ chốt có tiềm năng sức
mạnh và tham vọng để kiềm chế Trung Quốc".
Trung Quốc chú trọng đẩy mạnh ngoại giao láng giềng, thực hiện chính sách
ngoại giao "sức mạnh mềm" mở rộng, củng cố ảnh hưởng đối với khu vực, tuy
nhiên những biện pháp mang tính răn đe vẫn được thực hiện hỗ trợ tích cực.
Nga ngày càng nhận thấy rõ ràng hơn lợi ích của mình, chú trọng nhiều hơn
đến việc thực hiện chiến lược cạnh tranh và gây ảnh hưởng đối với khu vực.
Nhật Bản thực hiện chiến lược đi từ sức mạnh kinh tế, thực hiện chính sách
phát triển, đầu tư FDI,ODA, thúc đẩy các quan hệ thương mại... gia tăng ảnh hưởng
về chính trị, văn hóa đối với từng quốc gia thành viên và cả khối ASEAN. Ấn Độ

3


“Coi trọng quan hệ với ASEAN, tổ chức đóng vai trị là nhân tố trung tâm trong
chính sách hướng Đơng của Ấn Độ”.
Như vậy, việc các nước lớn ngày càng quan tâm thực thi chính sách tác động,

gây ảnh hưởng và tham gia sâu rộng vào công việc của các quốc gia khu vực và
các thể chế ASEAN, đã cho thấy tổ chức này ngày càng có ảnh hưởng quan trọng,
thu hút sự quan tâm của các nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương và thế giới.
Các nước lớn ở châu Á - Thái Bình Dương trong chiến lược phát triển và mở rộng
ảnh hưởng của mình khơng thể khơng tính đến một tổ chức khu vực có sự phát
triển năng động và có thực lực như ASEAN. Về phần mình ASEAN đang cố
gắng thể hiện là một tổ chức hợp tác khu vực có tiềm năng mà các nước lớn ln
phải tính đến, nếu khơng muốn bị thua thiệt, ảnh hưởng đến vị thế và lợi ích của
mình. Do đó, ASEAN ngồi thực lực ra, cịn tạo dựng được các cơ chế đối thoại
chính thức và khơng chính thức, song phương và đa phương, từ mức độ thấp đến
mức độ cao với đông đảo các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và
trên thế giới - những cơ chế đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển,
cũng như duy trì và củng cố an ninh quốc gia và hồ bình khu vực.Có thể khẳng
định rằng: ASEAN ngày nay đã trở thành một tổ chức hợp tác khu vực toàn diện,
một thực thể chính trị - kinh tế năng động, có vai trò và vị thế quan trọng ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương.
2. ASEAN đóng một vai trị trung tâm trong cấu trúc khu vực châu Á Thái Bình Dương
Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định, ASEAN đang ngày
càng khẳng định vai trò trung tâm trong một cấu trúc khu vực đang định hình.
Đây là một nhận định có cơ sở. Bản thân các nước lớn muốn tiếp cận và gia tăng
hợp tác với ASEAN, dù có tìm cách để chi phối, gây ảnh hưởng, kể cả lơi kéo,
thậm chí chia rẽ, chống phá, thì điều đó cũng đã nói lên rất rõ ràng vai trò quan
trọng của tổ chức này đối với bàn cờ chính trị và cấu trúc khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Một cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ASEAN lãnh
4


đạo, trong đó quan hệ của khu vực với thế giới bên ngoài được tiến hành với sự
quan tâm của cộng đồng ASEAN, đã được chứng minh qua hoạt động của nhiều
tổ chức, diễn đàn khu vực, như EAS, ARF... Sự tham dự của Mỹ và Nga tại Hội

nghị cấp cao Đông Á và nhiều hội nghị, tổ chức, diễn đàn khu vực khác, đã cho
thấy sự chú ý quan tâm nhiều hơn của các nước lớn dành cho “ sân khấu chính trị
ASEAN”. Sự phối hợp và tham gia của nhiều quốc gia khu vực trong việc tìm
kiếm máy bay dân dụng MH 370 của hãng hang không Malaixia mất tích tháng
3/2014 đã cho thấy sự cố kết hợp tác của khối và vai trị của Đơng Nam Á đối với
châu Á - Thái Bình Dương.
ASEAN thực sự là thực thể có tiếng nói và có vị thế mặc cả ngày càng lớn hơn
với các lực lượng ngoài khu vực, củng cố thêm vai trò “người cầm lái” trong nhiều
diễn đàn, tổ chức như ASEAN+, ARF, ADMM… Trong thực tế, tổ chức ASEAN
đã phát huy vai trò chủ đạo trong định hướng và xây dựng cấu trúc hợp tác khu
vực, phát huy vai trò của các tổ chức hợp tác trong nội khối ASEAN và giữa
ASEAN với các đối tác như các tổ chức, diễn đàn ASEAN+1, ASEAN+3, ARF,
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và Cấp cao Đông Á
(EAS). Phát biểu trong cuộc gặp với Ngoại trưởng các nước ASEAN 2013, Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry đã khẳng định: “Khơng nghi ngờ gì, ASEAN hiện đang là
trọng tâm của kiến trúc khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Tổ chức này cũng nằm
trong trọng tâm chiến lược tái cân bằng của Mỹ cũng như cam kết của Mỹ tại khu
vực. Đó cũng là ưu tiên của Tổng thống Ơbama và tồn bộ chính quyền Mỹ cam
kết thúc đẩy ưu tiên này”. Trung Quốc cũng đã bày tỏ: “Chúng tơi nhất trí hợp tác
cùng nhau để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc và tiếp
tục tăng cường hợp tác Đông Á. Trung Quốc sẽ tiếp tục có sự hỗ trợ vững chắc cho
vai trị trung tâm của hợp tác Đơng Á - ASEAN”.
Sự khẳng định trên các cường quốc lớn trên thế giới và khu vực châu Á - Thái
Bình Dương đã nói lên vai trị quan trọng, “khơng nghi ngờ gì” của ASEAN với tư
cách là “trọng tâm của kiến trúc khu vực châu Á- Thái Bình Dương”.
5


Từ đây cũng cần thấy thêm rằng, để duy trì và nâng cao vai trị của mình,
ASEAN cần tiếp tục giữ vững đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác, đẩy mạnh và

nâng cao hiệu quả các quan hệ hữu nghị giữa các nước thành viên cũng như giữa tổ
chức ASEAN với các nước đối tác, nhất là với các nước lớn. ASEAN cần tiếp tục
nỗ lực tìm kiếm vai trò trung tâm trong quản lý các quan hệ quyền lực tại khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, nhằm tranh thủ điều kiện và tận dụng tốt nhất cơ hội
cho sự phát triển khu vực cũng như sự phát triển của các nước thành viên.
3. ASEAN là một nhân tố quan trọng trong việc bảo đảm ổn định, hồ
bình, an ninh khu vực
Với ASEAN mở rộng bao gồm tất cả 10 quốc gia Đông Nam Á trong Hiệp
hội,làm cho hồ bình và an ninh khu vực được đảm bảo hơn. Trước bối cảnh các
quốc gia trong khu vực đang phải đối mặt với nhiều thách thức cả về kinh tế và an
ninh, có những vấn đề vượt quá khả năng giải quyết của một quốc gia hay các mối
quan hệ song phương, thì ASEAN đóng vai trị trung tâm trong việc duy trì và củng
cố mơi trường hịa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực. Tại phiên khai mạc
Hội nghị Shangri-La 12 ngày 31/5/2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có bài
phát biểu với chủ đề xây dựng lịng tin chiến lược vì hịa bình, hợp tác, thịnh vượng
của châu Á - Thái Bình Dương. Bài phát biểu đã nhấn mạnh đến một ASEAN đồng
thuận, đồn kết và với vai trị trung tâm trong nhiều cơ chế hợp tác đa phương vì
hịa bình, ổn định, hợp tác, thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trong thực tế, ASEAN đã xây dựng một số văn kiện và công cụ quan trọng
được các nước trong và ngồi khu vực châu Á - Thái Bình Dương công nhận, như
Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước khu vực Đông
Nam Á khơng vũ khí hạt nhân (SEANWFC), Tun bố về ứng xử của các bên ở
biển Đông (DOC), Tuyên bố EAS về các nguyên tắc quan hệ có lợi ở khu
vực... Đối với vấn đề Biển Đông, một vấn đề nóng bỏng và phức tạp của khu vực,
ngồi việc xây dựng thành cơng DOC, ASEAN cũng đã nhất trí thơng qua Tuyên
bố về 6 nguyên tắc đối với vấn đề Biển Đơng. Tuy nhiên, để vai trị của ASEAN
6


được khẳng định mạnh mẽ hơn, ASEAN phải nỗ lực hết sức và sớm đạt được Bộ

quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Vấn đề Biển Đông là trách nhiệm nặng nề,
nhưng cũng là điều kiện để ASEAN có thể phát huy vai trị trung tâm khơng thể
thiếu đối với hịa bình, ổn định và an ninh của khu vực.
Vấn đề hịa bình, ổn định và an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói
chung, ở Đơng Nam Á nói riêng bị chi phối khá nhiều bởi các chính sách của các
nước lớn, nhất là của Mỹ và Trung Quốc - “hai con hổ thế giới”. Sự tranh giành
ảnh hưởng giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực sẽ tăng trong tương lai do Trung
Quốc có sức mạnh ngày một lớn về kinh tế và cả quân sự; ganh đua sẽ làm gia tăng
căng thẳng. Một tổ chức khu vực như ASEAN với tiềm lực và vị thế của mình, là
cần thiết và thực sự có vai trị quan trọng trong việc bảo đảm hịa bình, ổn định và
an ninh khu vực. Tổ chức, diễn đàn như ADMM+ đã thực sự tạo dựng “một cấu
trúc khu vực mới”, là diễn đàn quan trọng để các cường quốc ở châu Á - Thái Bình
Dương có thể giải quyết hàng loạt vấn đề về an ninh, nhất là vấn đề an ninh phi
truyền thống, khủng bố, tội phạm cơng nghệ cao, tội phạm xun quốc gia, biến đổi
khí hậu, cạn kiệt tài nguyên…, những vấn đề mà giờ đây đã trở thành mối quan tâm
chung của tất cả các quốc gia tham gia cơ chế này, đòi hỏi các quốc gia cùng nỗ lực
chung giải quyết. ASEAN, với vai trị định hướng của mình, đóng vị trí trung tâm
đưa ADMM+ tiến lên phía trước vì sứ mệnh thúc đẩy hịa bình, an ninh và ổn định
trong khu vực, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.
Trong thực tế, việc tổ chức diễn đàn và cách xử lý các vấn đề an ninh ở khu
vực thông qua các diễn đàn: Diễn đàn khu vực Đông Nam Á (ARF) hay CSCAP
(Hội nghị hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương), Diễn đàn ADMM+ … của
ASEAN thời gian qua đã tỏ ra hữu hiệu, nhận được sự đồng tình nhất trí cao của
các nước, kể cả các cường quốc thế giới và khu vực. Một số sáng kiến và hoạt động
của tổ chức ASEAN trong thời gian gần đây có liên quan đến tình hình ở
Campuchia, Philippin, Inđơnêxia..., tình hình Biển Đơng, là mang tính chất hồ giải
cao, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đi đến những giải pháp hịa bình, thương
7



lượng. Phương cách : "Ngoại giao phòng ngừa" mà ASEAN thực thi nhất quán
trong những năm gần đây đã phản ánh khá rõ nét về một "phương cách ASEAN"
truyền thống trong xử lý các vấn đề của khu vực. Điều đó thực sự đã góp phần
khơng nhỏ vào việc bảo đảm hịa bình, an ninh và ổn định khu vực, cũng như trong
việc tham gia giải quyết các điểm nóng của khu vực, có ảnh hưởng tốt đến việc
thúc đẩy các biện pháp hịa bình, thương lượng trong xử lý và giải quyết những
điểm nóng, những bất đồng, tranh chấp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Mỹ đã bắt tay triển khai chiến lược "ngoại giao hướng về khu vực", thể hiện
qua sự tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và đến thăm nhiều nước Đông
Nam Á. Những cuộc gặp gỡ cấp cao riêng biệt gần đây của Mỹ với Philípin và
Xinhgapo bàn thảo các vấn đề quốc phòng và an ninh cho thấy ASEAN sẽ là một
khu vực chiến lược đối với Oasinhtơn. Tương tự như vậy, Bắc Kinh cũng bắt tay
vào việc sử dụng sức quyến rũ riêng của mình bằng cách vung tiền tới những nơi
Bắc Kinh có lợi ích. Trung Quốc đang ngày càng củng cố danh tiếng như là một
bên liên quan đáng tin cậy lâu dài trong khu vực. Cùng với khu vực thương mại tự
do ASEAN - Trung Quốc, Bắc Kinh đã tham gia các sáng kiến mới như hợp tác tiểu
vùng sông Mê Công mở rộng, hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ, hành lang kinh tế Nam
Ninh - Xinhgapo, cũng như các hành lang kinh tế Đông - Tây trên bán đảo Đông
Dương.
Các hội nghị, lĩnh vực hoạt động của ASEAN được nhiều nước quan tâm tham
gia với các tư cách khác nhau, làm phong phú đa dạng các hình thức liên kết hợp
tác, đã nâng tầm ảnh hưởng lan tỏa của ASEAN trong đời sống quan hệ quốc tế khu
vực. Các hội nghị các quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN và các bên đối thoại,
nhằm tăng cường hợp tác về an ninh, hịa bình trong khu vực; mở rộng hợp tác
quốc phòng an ninh trên các lĩnh vực an ninh hàng hải, giữ gìn hịa bình, chống
khủng bố, hỗ trợ nhân đạo để khắc phục thảm họa và quân y, có sự tham gia của
các quan chức quốc phòng cấp cao của các bên đối thoại như: Mỹ, Nga, Trung
Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ốxtrâylia, Niu Dilân. Điều đó, dù muốn hay
8



khơng, thì ASEAN cũng đã thực sự góp phần quan trọng trong việc củng cố sự
đồng thuận, gia tăng sự thống nhất giữa các bên về các vấn đề an ninh khu vực;
đóng góp vào việc bảo đảm an ninh, ổn định cho khu vực địa - chính trị châu Á Thái Bình Dương.
4. Những hoạt động và đóng góp của ASEAN ngày càng trở nên có trọng
lượng trong các vấn đề khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Ngày nay, những khái niệm về khu vực Đông Nam Á chậm phát triển, lạc hậu
đã dần dần bị thay thế bởi các khái niệm: là khu vực phát triển năng động, là trọng
tâm của cấu trúc quyền lực khu vực, ASEAN là một tổ chức khu vực năng động và
hiệu quả… Điều đó đã cho thấy sự lớn lên của Đông Nam Á và tổ chức khu vực
ASEAN trong những năm vừa qua và vị trí, vai trị ngày càng tăng của ASEAN ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Những quyết tâm mở rộng hoạt dộng thương
mại, phát triển trong nội bộ ASEAN và sự tăng cường phối hợp các biện pháp đối
phó với khủng hoảng hiện nay với các đối tác khu vực đã và đang thúc đẩy hơn nữa
hợp tác trong khu vực, tạo điều kiện để tiến tới tổ chức một nhóm kinh tế vững
mạnh trong tồn khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là tiếng nói có trọng lượng
trong APEC. ASEAN khơng những củng cố sự vững mạnh nội khối bằng việc gia
tăng các biện pháp hợp tác với các đối tác khu vực, với các quốc gia ở châu Á Thái Bình Dương, mà với tư cách là một tổ chức khu vực còn thúc đẩy các quan hệ
hợp tác nhiều mặt với các tổ chức khu vực và quốc tế khác. Sự hợp tác và các sáng
kiến, biện pháp mới gần đây của ASEAN trong việc đề cao hợp tác chung giữa
ASEAN với các tổ chức khu vực khác như khu vực Đông Bắc Á, Nam Á và cả EU,
Nam Mỹ, ngoài việc cho thấy quyết tâm củng cố và tăng cường hợp tác khu vực
của ASEAN, cịn nói lên sự năng động, sức bật mới và khả năng xây dựng vị thế
của ASEAN, gia tăng ảnh hưởng của mình, cho thấy những hoạt động và đóng góp
của ASEAN ngày càng trở nên có trọng lượng trong các vấn đề khu vực châu Á Thái Bình Dương.

9


ASEAN đang được coi là một tổ chức khu vực khá thành công của các nước

đang phát triển. Không chỉ thành công trong hội nhập và liên kết giữa các quốc gia
thành viên, ASEAN cịn tích cực đóng góp hình thành các cơ chế khu vực với sự
tham gia của các nước lớn. Quan hệ hữu nghị giữa các nước ASEAN tiếp tục phát
triển, hợp tác toàn diện ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả. ASEAN tiếp tục
đóng vai trò quan trọng của một tổ chức khu vực trong củng cố an ninh và hồ
bình, tăng cường hợp tác về các mặt giữa các nước trong khu vực. ASEAN duy trì
được sự đồn kết nội bộ, vượt qua được cuộc khủng hoảng và tiếp tục phát triển,
khéo léo vận dụng mối quan hệ với các nước lớn và giữa các nước lớn, ASEAN sẽ
tiếp tục phát huy được vai trò đại diện cho các nước tầm nhỏ và trung, một lực
lượng khó có thể bỏ qua được ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho dù trật tự
thế giới có thay đổi như thế nào, để khẳng định vị thế, vai trị của mình trong các
vấn đề của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

KẾT LUẬN
Vị trí, vai trị của ASEAN đối với châu Á - Thái Bình Dương phụ thuộc quyết
định vào chính khả năng và nỗ lực của bản thân ASEAN, vào việc ASEAN xử lý và
vượt qua những thách thức, khó khăn trong các mối quan hệ với các nước, đặc biệt
là với các nước lớn như thế nào. Những nỗ lực hợp tác chung, cùng những đóng
góp tích cực của mỗi nước thành viên mới giúp ASEAN giải quyết được những vấn
đề của chính họ và những thách thức đặt ra cho vị trí, vai trị lớn hơn của tổ chức
này trong tương lai. Chỉ một ASEAN đứng vững mới có khả năng chống lại áp lực
từ bên ngồi, mới có thể phát triển và đi lên. Để đạt được mục tiêu này, ASEAN
phải đạt đến “một cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh”.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,
Nxb CTQG, H. 2011,

2. Báo Nhân dân Cuối tuần số ra ngày 01/01/2012, tr. 15.
3. Phạm Bình Minh, Cục diện thế giới đến 2020, Nxb CTQG, H. 2010, tr. 366
4. Manmohan Singh (2005), Statement by Prime Minister Dr. Manmohan
Singh on the eve of his departure for Malaysia, 11/12/2005,

11


MỤC LỤC

12



×