Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận cao học, môn quan hệ quốc tế, QUAN điểm của ĐẢNG, NHÀ nước về ỨNG PHÓ với vấn đề an ninh phi truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.92 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

1.1. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong nước...........................2
II. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ ỨNG PHÓ VỚI CÁC
MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG........................................8


1
LỜI MỞ ĐẦU
Chưa bao giờ nhân loại phải đối phó với nhiều mối hiểm họa, thách
thức như hiện nay. Trong đó, thách thức an ninh phi truyền thống đang trở
thành một trong những mối thách thức gay gắt nhất, không thể xem thường.
Vì thế, việc hợp tác nghiên cứu dự báo, chủ động có biện pháp phịng,
chống là vấn đề cấp thiết đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia đang phát triển, có vị trí địa lý đặc thù, nằm trên
dải khí hậu xích đạo nhiệt đới, nên chịu tác động rất nặng nề từ an ninh phi
truyền thống, nhất là những mối hiểm họa từ thiên tai, bão lụt, sự biến đổi
khí hậu, nước biển dâng cao, các loại dịch bệnh (SARS, cúm gia cầm
H5N1, AIDS…). Cùng với đó, những vấn đề về bn lậu, vận chuyển trái
phép vũ khí, ma túy, cướp biển, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, khủng
bố, nhập cư và di cư trái pháp luật, ô nhiễm môi trường,… đã và đang tác
động mạnh mẽ đến an ninh của Việt Nam.
Trước yêu cầu đó, Việt Nam đã từng bước nhận thức và triển khai
nhiều biện pháp trên thực tế để ứng phó với nhũng mối đe dọa an ninh phi
truyền thống. Vấn đề chủ động ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh phi
truyền thống được Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức đưa vào Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011). Trong các văn kiện,
chỉ thị, nghị quyết sau này, quan điểm của Đảng, Nhà nước về ứng phó với
các mối đe doạ an ninh phi truyền thống được thường xuyên bổ sung, cập
nhật và ngày càng rõ nét.
Để giải quyết và ứng phó hiệu quả với tác động của an ninh phi truyền


thống, bảo vệ an ninh quốc gia, chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ,
cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã,
đòi hỏi phải có sự vào cuộc đồng bộ và nỗ lực của toàn xã hội, sự quyết
tâm cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân.


2
I. CÁC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ỏ VIỆT
NAM HIỆN NAY
1.1. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong nước
- Các mối đe doạ nảy sinh từ vấn đề dân tộc, tôn giáo, đất đai, lao động
và việc làm.
Lĩnh vực tơn giáo, ngồi những đặc điểm chung của tôn giáo vốn rất
nhạy cảm, như liên quan đến tính duy tâm, đến tâm linh, đến sự chi phối, tác
động sâu sắc của giáo lý, giáo luật, giáo hội và giáo sĩ đối với đời sống tinh
thần, tình cảm, sự cố kết cộng đồng của đại bộ phận tín đồ..các tơn giáo Việt
Nam hiện nay hầu hết đều có mối quan hệ quốc tế đa chiều và ở những mức
độ khác nhau đều bị các thế lực thù địch, các loại đối tưọng lợi dụng thực
hiện âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam; nhiều tôn giáo Việt Nam có
quan hệ với tổ chức tơn giáo, chính phủ và các tổ chức, cá nhân ở nước
ngoài, trong đó có cả các tổ chức chống phá Việt Nam; tổ chức, nhân sự
nhiều tơn giáo, giáo hội có sự mâu thuẫn, phân hố, hình thành những cá
nhân, nhóm chức sắc, tổ chức hoạt động cực đoan, đi ngược lợi ích quốc gia,
cô lập, làm giảm ảnh hưỏng của các tổ chức, chức sắc tơn giáo tiến bộ, có
tinh thần dân tộc.
Lĩnh vực dân tộc: cộng đồng các dân tộc Việt Nam có truyền thống
đồn kết, chung sống hịa bình. Tuy nhiên, các biểu hiện dân tộc cực đoan,
tư tưởng ly khai, tự trị hay tâm lý kỳ thị dân tộc vẫn tiềm ẩn; sự chênh lệch
giàu nghèo, các xung đột về phong tục, truyền thống, văn hố,... cịn tồn tại.
Cũng như các tôn giáo, các dân tộc Việt Nam có quan hệ quốc tế, quan hệ

đồng tộc, thân tộc ở nước ngồi rất đa dạng và phức tạp; có nhiều tổ chức
phản động lưu vong mang danh người các dân tộc thiểu số Việt Nam được
các thế lực thù địch hậu thuẫn, cổ vũ hoạt động chống đối, ly khai, gây tổn
hại lợi ích quốc gia và tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Những mâu thuẫn, xung đột xã hội nảy sinh trước tác động của quá
trình đổi mới, cơng nghiệp hố. hiện đại hố, đỏ thị hố đất nước; từ các hạn


3
chế. tồn tại chưa được khắc phục kịp thời trong quản lý, điều hành xã hội là
nhiều nguyên nhân khác. Xu hướng gia tăng nhiều mâu thuẫn, xung đột xã
hội, nhất là mâu thuẫn, xung đột liên quan đến quyền lợi về đất đai, quyền
lợi lao động, việc làm; tình hình khiếu nại tố cáo, nhất là khiếu nại tố cáo
đông người vượt cấp, kéo dài diễn ra ở hầu khắp các địa phương trong cả
nước; các vụ biểu tình đình cơng, lãn cơng diễn ra ở nhiều tỉnh, thành tập
trung các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ... Nhiều vụ việc đã phát triển thành
điểm nóng, gây mất an ninh, trật tự, bị kẻ địch lợi dụng, kích động làm phức
tạp tình hình, gây bức xúc dư luận trong và ngồi nước, tác động tiêu cực
đến cơng tác đảm bảo an ninh quốc gia, làm suy giảm lòng tin của nhân dân
với Đảng, với chế độ; có một số vụ việc nghiêm trọng, gây mất ổn định
chính trị, làm tê liệt chính quyền cơ sở.
- Nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thối đạo đức, lối
sống trong xã hội
“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thực chất là tình trạng tiêu cực, là sự tự
biến đổi, thay đổi trong tư tưởng chính trị, trong nhận thức và hành động của
các tổ chức, cá nhân trong cả hệ thống chính trị, đi ngược với mục tiêu, lý
tưởng, đạo đức cách mạng của Đảng và bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam; làm giảm sút, dẫn đến triệt tiêu vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành
đất nước của Đảng, của chính quyền và đồn thể các cấp; làm gia tăng các mâu
thuẫn, xung đột trong xã hội. Bản chất của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là

sự suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, là sự lệch chuẩn giá trị
trong thực hiện nhiệm vụ, trong quan hệ ứng xử với nhân dân, với đồng nghiệp,
với xã hội của cán bộ, đảng viên, cơng chức và những ngưịi tham gia các tổ
chức thuộc hệ thống chính trị. Sự tưong tác đa chiều, đa tầng của sự “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” thơng qua hành vi ứng xử của cán bộ, đảng viên, tự nó
tác động tiêu cực trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và các đồn
thể, đồng thời có sức thẩm thấu, lây lan tính tiêu cực, cái xấu ra toàn xã hội.


4
- Nguy cơ tham nhũng
Các hành vi tham nhũng thường là: Tham ơ tài sản do mình đưọc giao
chức trách, quyền hạn quán lý; lợi dụng địa vị, vị trí cơng tác để địi. nhận
hổi lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây
ảnh hưỏng đối với người khác để trục lợi hoặc giả mạo trong công tác để
trục lợi... Tham nhũng là hiện tượng xã hội tiêu cực, ảnh hưởng đến hiệu lực,
hiệu quả quản trị quốc gia, quản trị xã hội và là một trong những nguy cơ to
lớn đến mất an ninh, ổn định của đất nước, của thể chế chính trị khơng chỉ ở
Việt Nam mà diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới.
- Nguy CO’ suy thối, xuống cấp văn hóa xã hội
Tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong hệ
thống chính trị và tồn xã hội có chiều hướng gia tăng; đời sống văn hóa tinh
thần, khả năng tiếp cận sản phẩm, giá trị văn hóa tinh thần ở nhiều nơi cịn
nghèo nàn, có khoảng cách chênh lệch khá lón giữa các vùng, miền, các nhóm
dân cư; mơi trường văn hóa cịn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, nhiều giá
trị văn hóa truyền thống tốt đẹp bị mai một, không được tôn trọng; lối sống
của một bộ phận, nhất là giới trẻ bị ảnh hưỏng tiêu cực từ văn hóa ngoại lại,
khơng phù hợp, thậm chí đi ngược với văn hóa, truyền thống của dân tộc; các
hiện tượng, quan hệ ứng xử thiếu nhân văn, vơ cảm, thậm chí mất nhân tính,

như các loại tội phạm nguy hiểm, bạo lực, đồi trụy, quan liêu, hách dịch, tham
nhũng, coi thường pháp luật, coi thường người khác, coi thường nhân dân,...
đang diễn biến rất phức tạp.
- Mối đe doạ an ninh tài chính, tiền tệ
An ninh tài chính, tiền tệ của nước ta hiện đang phải đối mặt với rất
nhiều nguy cơ dẫn đến khủng hoảng hoặc bị chi phối, mất kiểm soát, mất ổn
định. Cụ thể như: Bị thâu tóm, mất chỗ đứng trên chính sân nhà bời sự cạnh
tranh của nước ngoài; cơ cấu, vận hành, quản trị của hệ thống ngân hàng, tài


5
chính tiền tệ cịn nhiều tồn tại; nợ xấu. nợ chéo, sở hũu chéo rất phức tạp; tính
thanh khoản kém của các tổ chức tín dụng; các loại tội phạm liên quan tài
chính, ngân hàng; tài trợ khủng bố, rửa tiền, chuyển giá,... có xu hướng gia
tăng. Tất cả nhũng vấn đề đó đưa đến nguy cơ bất ổn, đổ vỡ, mất kiêm sốt
của hệ thống tài chính, tiền tệ và nếu xảy ra sẽ đưa đến nhiều hệ quả xấu cho
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
1.2. Các mối đe doạ an ninh phi truyền thống nảy sinh từ bên ngoài
- Nguy cơ xung đột, tranh chấp ở Biển Đông
Các nguy cơ liên quan xung đột, tranh chấp ở Biển Đông tác động
đến an ninh Việt Nam chủ yếu là từ các hoạt động, quan hệ của Trung
Quốc đối với vấn đề Biển Đông. Từ lâu, Trung Quốc với thế mạnh nước
lớn, luôn quyết tâm thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đơng; đã triển khai
nhiều hình thức, biện pháp trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thông qua
viện trợ, hợp tác đầu tư kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục... để tranh
thủ, lôi kéo một số nước trong ASEAN ủng hộ Trung Quốc, chia rẽ khối
đoàn kết trong ASEAN, cô lập và gia tăng áp lực đối với Việt Nam,
Philippines nhằm thực hiện ý đồ của mình trên Biển Đông. Nghiêm trọng
hơn, từ năm 2014, Trung Quốc đã đẩy mạnh thực hiện âm mưu chiến lược
độc chiếm Biển Đông bằng biện pháp pháp lý, quân sự, truyền thông và

thực địa, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, ổn định của khu vực. Việc
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam (đầu tháng 5
đến giữa tháng 7-2014), uy hiếp, cản trở hoạt động chấp pháp, thăm dò,
khai thác tài nguyên biển của Việt Nam; đẩy mạnh bồi đắp các đảo nhân
tạo, xây dựng cơ sỏ' kinh tế, căn cứ quân sự trên các đảo, bãi đá chiếm
đóng trái phép của Việt Nam ở Hồng Sa và Trường Sa, không những đã
xâm phạm trực tiếp đến an ninh quốc gia Việt Nam mà còn tạo nên nhiều
phản ứng quốc tế; tác động đa chiều đến tình hình kinh tế, chính trị - xã
hội của Việt Nam và nhiều nước trong khu vực.


6
- Nguy cơ khủng bố và từ hoạt động của tội phạm có tồ chức, tội phạm
xuyên quốc gia
Đến thời điểm hiện tại, khủng bố quốc tế chưa xảy ra tại Việt Nam. Cơng tác
phịng chống khủng bố quốc tế cúa Việt Nam đã có những bước chủ động,
tích cực nên phần nào đã ngăn chặn các hoạt động thâm nhập, phát triển lực
lượng cua các tơ chức, nhóm khủng bố quốc tế tại nước ta. Tuy nhiên, các âm
mưu khủng bố, các hoạt động mang tính chất khủng bố do các tổ chức phản
động lưu vong, các phần tử chống đối cực đoan cả trong và ngoài nước tiến
hành đang có xu hướng diễn biến phức tạp. Tuy khơng phải là điểm nóng
trong khu vực, nguy cơ khủng bố ở Việt Nam chưa đến mức báo động, nhưng
vẫn tiềm tàng những nguyên nhân, điều kiện dễ dẫn đến gia tăng các hoạt
động khủng bố thời gian tới nếu không có biện pháp phịng ngừa hữu hiệu.
- Nguy cơ an ninh mạng, tội phạm cơng nghệ cao
Tình hình an ninh, an tồn thơng tin mạng tại Việt Nam tiếp tục diễn biến
xấu. Tình trạng lộ, lọt thơng tin bí mật nhà nước mức độ ngày càng nghiêm
trọng. Hệ thống mạng thông tin quốc gia, nhất là hệ thống cổng thông tin trọng
yếu của Đảng, Chính phủ, các cơ quan, ban, ngành, các tập đồn kinh tế, tài
chính cịn nhiều lỗ hổng bảo mật, tiếp tục trỏ' thành mục tiêu tấn công của tội

phạm mạng. Công tác bảo đảm an ninh, an tồn thơng tin tại các bộ, ngành ở
Trung ương và địa phương tiếp tục bộc lộ sơ hở, thiếu sót làm gia tăng nguy cơ
xảy ra lộ, lọt bí mật nhà nước. Công tác quản lý nhà nước đối với các dịch vụ
viễn thơng, internet cịn lỏng lẻo, tồn tại nhiều sơ hở để các thế lực thù địch và
đối tượng xấu lợi dụng hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Các thế lực thù
địch, phản động, chống đối trong và ngoài nước tăng cường sử dụng internet phá
hoại an ninh quốc gia, đặc biệt là hoạt động móc nối, gây cơ sở, kích động biểu
tình, phá rối an ninh, tấn công, phá hoại nội bộ, thành lập các tổ chức chống phá
trá hình. Hệ thống cơ sỏ' hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin của Việt
Nam có nhiều nguy cơ mất an tồn do sử dụng các thiết bị của Trung Quốc.


7
1.3. Các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống nảy sinh từ tác
động của tự nhiên
Các nguy cơ nảy sinh từ tác động của biến đổi khí hậu, suy thối mơi
trường. Đối với Việt Nam, biến đổi khí hậu, tác động tiêu cực của biến đổi khí
hậu khơng còn là vấn đề xa lạ, vấn đề của khu vực và thế giới mà thực sự là
vấn đề đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội, dân cư của đất
nước. Với đặc điểm địa lý của mình, Việt Nam nằm trong vùng chịu ảnh hưởng
lớn nhất của biến đổi khí hậu tồn cầu. Tất cả những hệ quả từ biến đổi khí
hậu trên thế giới đều có thể liệt kê, nhìn thấy rõ nét, như làm xuất hiện
nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, bất lợi cho cuộc sống sinh hoạt, cho
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp... Nhiệt độ trung bình tăng, nắng nóng gay
gắt, hạn hán diễn ra phổ biến, thời gian kéo dài; lượng mưa giảm, phân bố
không đều; mực nước biển dâng; bão lũ, dơng, lốc xốy, mưa đá, lũ qt..,
đều có xu hướng diễn ra với phạm vi lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng. Hệ quả
là ở hầu hết các vùng miền đều có khả năng cao diễn ra mất mùa, thiếu hụt
nguồn nưóc ngọt cho sinh hoạt, sản xuất; đất đai bị ngập mặn, hoang hóa,
cát xâm thực làm thu hẹp đất và vùng nước sản xuất nông nghiệp, thủy sản;

tổn thất lớn về người và tài sản do thiên tai gây ra; ảnh hưởng, tàn phá môi
trường, đe dọa đa dạng sinh học, gây dịch bệnh, làm gia tăng khó khăn cho
y tế, giáo dục,... Đặc biệt, các khu vực chủ lực sản xuất nông nghiệp, lương
thực, đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam tập trung ở đồng bằng
sơng Cửu Long, đồng bằng sơng Hồng, sơng Thái Bình, là những vùng ven
biển, đều sẽ chịu tác động trực tiếp từ tình trạng nước biển dâng.
- An ninh năng lượng
Cũng như nhiều nước khác, Việt Nam đang chịu những tác động lớn
của các dịng chu chuyển năng lượng tồn cầu, đang tồn tại nhiều vấn đề
bất cập trong khai thác, sử dụng các nguồn năng lượng, nhất là các năng
lưọng cơ bản như dầu mỏ, khí hóa lỏng, than đá, năng lượng điện (thủy


8
điện, nhiệt điện, điện hạt nhân). Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, duy trì các mục tiêu tăng trưởng, phát triến kinh tế quốc dân,
đám bảo ngày càng tốt hơn nhu cầu đòi sống, sinh hoạt ngà)' càng cao của
người dân. Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu năng lượng ln tăng
mạnh cho q trình tăng trưởng, phát triển kinh tế và đời sống dân sinh.
Theo tính tốn của các cơ quan chức năng và các nhà khoa học, trong vài
thập niên qua và những năm tiếp theo, nhu cầu năng lượng của quốc gia
trung bình hàng năm tăng lên gấp đơi, trong khi đó khả năng tăng trưởng
của ngành năng lượng trong nước ước tính chỉ đáp ứng được khoảng 60%
nhu cầu. Như vậy, nguy cơ Việt Nam ngày càng khan hiếm nguồn năng
lượng cho tăng trưởng, phát triển ngày càng hiện rõ; việc không tự chủ
được nguồn năng lượng trong nước, phải nhập khẩu năng lượng từ bên
ngoài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng khi
tình hình diễn biến phức tạp.
II. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VỀ ỨNG PHÓ VỚI CÁC
MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG


Những biến chuyển của tình hình thực tế, của môi trường an ninh
quốc tế và trong nước đã thúc đẩy việc hình thành, phát triển chủ trương,
quan điểm bổ sung mới của Đảng, Nhà nước về an ninh phi truyền thống và
ứng phó với đe dọa an ninh phi truyền thống. Đến nay, Đảng, Nhà nước ta
đã bước đầu hình thành nên một hệ thống các quan điểm có tính định
hướng lón cho việc xác định vị trí, vai trị của vấn đề an ninh phi truyền
thống trong toàn bộ các vấn đề liên quan an ninh quốc gia; xác định những
nguyên tắc định hướng lớn nhằm huy động, sử dụng các nguồn lực, lực
lượng, cách thức, biện pháp để phịng ngừa, ứng phó với các nguy cơ đe
dọa an ninh phi truyền thống trước mắt và lâu dài. Các chủ trưong, quan
điểm này trên thực tế chưa được hệ thống hóa trong một văn bản thống
nhất, mà nằm rải rác trong nhiều loại văn kiện, tài liệu khác nhau của


9
Đảng, Nhà nước và cả trong chỉ đạo xử lý các vấn đề cụ thể về an ninh phi
truyền thống thời gian qua. Các nguồn phản ánh chủ trương, quan điểm của
Đảng và Nhà nước về ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống bao
gồm: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đáng lần VI đến lần thứ XI;
Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị Đàng Cộng sán Việt Nam về Chiếnlược an
ninh quốc gia (1998), Nghị quyết Trung ương 8, khóa IX về Chiến lược bảo
vệ Tổ quốc (2003); Nghị quyết số 28 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI
(2013) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Luật An ninh
quốc gia (2004), Luật Công an nhân dân (2005, sửa đổi 2014), Luật Phịng
chống khủng bố, Luật Bảo vệ mơi trường,...
Khái quát lại, hệ thống các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về vấn
đề an ninh phi truyền thống tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:
2.1. An ninh phi truyền thống là một bộ phận ngày càng quan
trọng của an ninh quốc gia, gắn bó chặt chẽ với an ninh truyền thống

An ninh phi truyền thống là những vấn đề an ninh mới, có phạm vi rất
rộng lớn, diễn ra trên hầu hết các mặt đời sống xã hội. Các nguy cơ, thách
thức này nếu không được phịng ngừa, ứng phó kịp thời sẽ uy hiếp, thậm
chí dẫn đến phá vỡ an ninh, ổn định của đất nước, triệt tiêu các điều kiện
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của cả quốc gia, dân tộc. Trong bối
cảnh hiện nay, các vấn đề an ninh phi truyền thống đang có xu hướng vận
động phức tạp, tác động ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực đời sống xã
hội, Đảng, Nhà nước xác định an ninh phi truyền thống là một bộ phận cấu
thành quan trọng của an ninh quốc gia, cùng với an ninh truyền thống họp
thành vấn đề tổng thể của an ninh quốc gia.
An ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống có quan hệ chặt chẽ,
có thể chuyển hóa lẫn nhau, chi phối toàn diện đến chiến lược bảo đảm an
ninh quốc gia, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước. Trong thực tiễn, thường khó phân


10
định ranh giới vấn đề an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống để áp
dụng các giải pháp, biện pháp phòng ngừa, loại trừ các nguy cơ đe doạ an
ninh quốc gia một cách riêng rẽ. Bởi thế, để phòng chống các nguy cơ đe dọa
an ninh quốc gia trong mỗi thời kỳ lịch sử, cần gắn chặt với vấn đề đảm bảo
an ninh truyền thống với các vấn đề an ninh phi truyền thống; cần đặt chúng
trong quan hệ biện chứng và đi liền với hệ thống các giải pháp, biện pháp có
tính tổng thể. tồn diện, chiến lược lâu dài. Đây là quan điêm có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng trong nghiên cứu, chỉ đạo và thực thi các mặt
cơng tác nhằm ứng phó với các nguy cơ, thách thức đe doạ an ninh quốc gia
của Việt Nam.
2.2. Ứng phó vói các nguy cơ, thách thức an ninh phi truyền thống
là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và là sự nghiệp của tồn dân
Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh

thổ của Tổ quốc là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng.
Trong tình hình hiện nay, các vấn đề an ninh phi truyền thống là vấn đề hệ
trọng, liên quan đến sự hung thịnh hay suy vong của quốc gia, của chế độ,
liên quan đến chất lượng và điều kiện sống; đến quyền và lợi ích của nhân
dân. Do vậy, việc đơi phó với các nguy cơ, thách thức an ninh phi truyền
thống phải là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và tồn xã
hội, bao gồm cả các doanh nghiệp, người dân, các tổ chức phi chính phủ,
trong đó các bộ, ngành làm nòng cốt trên từng lĩnh vực. Uỷ ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chính trong
cơng tác đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống ở địa phương
dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ. Việc phát huy sức mạnh tổng
hợp của cả dân tộc, của thế trận an ninh nhân dân gắn với thế trận quốc
phịng tồn dân ln là u cầu thưịng xun nhằm úng phó với các thách
thức, đe dọa an ninh phi truyền thống của Việt Nam.
Các nguy cơ, thách thức an ninh phi truyền thống hiện nay và thời


11
gian tới đối với Việt Nam là rất đa dạng, phức tạp, diễn ra trên hầu hết các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Cách thức tiếp cận, phưong cách đối phó
trước vấn đề này muốn thành cơng cần phải dựa trên cơ sở giáo dục nâng
cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho mỗi người dân, mỗi thành viên của
hệ thống chính trị, của các tổ chức xã hội; phải được lãnh đạo, tổ chức khoa
học nhằm tạo ra sức mạnh chung trong phịng ngừa, ứng phó với các thách
thức phi truyền thống.
Đây không phải là quan điểm, tư tưởng mới, nhưng trong bối cảnh
các vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên hiện nay, việc nhấn mạnh
quan điểm này là rất quan trọng, cần thiết nhằm định hướng cho tồn bộ
q trình
hoạch định chính sách, pháp luật và tổ chức lực lượng, sử dụng biện

pháp phù họp, đồng bộ để ứng phó với các thách thức an ninh phi
truyền thống hiện nay và thòi gian tới.
2.3 Xây dựng, nâng cao sức mạnh tổng hợp của dất nước là vấn đề
có tính chiến lược để phịng ngừa, ứng phó hiệu quả với các nguy cơ đe
dọa an ninh phi truyền thống
Trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (2013), Đảng ta
đưa ra nhiều quan điểm chỉ đạo về công tác đảm bảo an ninh, quốc phịng,
trong đó có quan điểm: “Xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước vê chính
trị, tư tưởng kỉnh tế, văn hố, xã hội, quốc phịng, an ninh, đổi ngoại”.
Quan điểm này xuất phát từ nhận thức rõ rằng, khơng có an ninh tách
biệt với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội; an ninh là cho cả xã hội, cho
các cộng đồng dân cư của đất nước, là an ninh cho chủ thể quốc gia trong
quan hệ đa chiều, đa lĩnh vực với các quốc gia khác trên thế giới. Mặt khác,
ngày nay trong thế giới phẳng, thế giới của kinh tế tri thức và công nghệ thơng
tin - cơng nghệ số, thế giới của tồn cầu hóa, thì yếu tố sức mạnh tổng họp,
trong đó sức mạnh mềm có vị trí đặc biệt quan trọng để đảm bảo cho sự ổn
định, tồn tại và phát triển của đất nước.


12
Vì thế, quan diêm vê phát triên sức mạnh tơng họp đế chủ động ứng phó
với các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống là cơ sở, nền tảng quan trọng
cho việc hoạch định chính sách phát triển, quản trị đất nước một cách toàn
diện, gắn chặt các nhiệm vụ về xây dựng, phát triển với nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc, đảm bảo an ninh quốc gia. Chính từ quan điểm này, các vấn đề an ninh
quốc gia nói chung và an ninh phi truyền thống nói riêng được nhìn nhận
trong mối quan hệ biện chứng, chặt chẽ với các vấn đề về phát triển kinh tế,
xã hội, đoàn kết nội bộ, đoàn kết toàn dân, tăng cường quan hệ đối ngoại, hợp
tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực toàn cầu cho mục tiêu ổn định, an ninh và
phát triến bền vững của quốc gia. Kéo theo đó, các biện pháp, giải pháp phòng

ngừa, đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia. ứng phó với các nguy cơ đe dọa an
ninh phi truyền thống cungax phải luôn gắn kêt các biện pháp, giải pháp phát
triển kinh tế văn hóa, xã hội, phát triển quan hệ đối ngoại của đất nước,...
2.4 Ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống phải
lấy chủ động phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn từ xa là chính
Đặc điểm nổi bật của các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống là nó
có tính khó đốn định: nhiều nguy cơ mang tính “vơ hình”, khó nhận biết;
xuất hiện, nảy sinh từ nhiều hướng, từ nhiều nguyên nhân khác nhau; tác
động, ảnh hưởng và gây hậu quả bất lợi trên nhiều mặt của đời sống xã hội;
diễn ra trên phạm vi rộng lớn của quốc gia, liên quan đến khu vực, toàn cầu,...
Bởi vậy, khi các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống xảy ra, khả năng
ứng phó trực tiếp, xử lý, đẩy lùi chúng là rất khó khăn.
Chính vì vậy, quan điểm chủ động phịng ngừa và đấu tranh ngăn chặn
từ xa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc định hướng, chỉ đạo tổ chức
các lực lượng, biện pháp để ứng phó hiệu quả với các nguy cơ đe dọa an ninh
phi truyền thống. Điều này đòi hỏi trong thực tiễn, Đảng, Nhà nước và cả hệ
thống chính trị cần triển khai tốt cơng tác thu thập thơng tin, dự báo tình hình
và triển khai tích cực phịng ngừa và đấu tranh từ xa, từ lúc các nguy cơ đó


13
đang ỏ- bên ngoài hoặc mới xuất hiện để hạn chế tác động tiêu cực đến an
ninh quốc gia.
Trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (2013), Đảng ta
đưa ra quan điểm chỉ đạo là: “Nâng cao chất lượng cơng tác dự báo, nắm
chắc tình hình; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu các nhân tồ,
nhất là những nhân tổ bên trong có thể dẫn đến những đột biển, bất lợi”.
Quan điểm chủ động phịng ngừa có quan hệ chặt chẽ với vấn đề phát triển sức
mạnh tổng hợp quốc gia - phòng ngừa từ bên trong đất nước, phòng ngừa bằng
cách nâng cao chính sức mạnh, năng lực tổng họp của quốc gia, từ sự đảm bảo

hài hòa, ổn định và phát triển vững chắc của các quan hệ xã hội ngay trong nội
bộ đất nước là chính. Thêm nữa, quan điểm chủ động phòng ngừa cũng nhấn
mạnh việc chủ động triển khai lực lượng, biện pháp, tăng cường hợp tác quốc
tế, đấu tranh ngoại giao, đấu tranh ơ ngoài biên giới quốc gia để chủ động ngăn
chặn, đẩy lùi hoặc hạn chế tối đa các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia trong
điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
2.5 Tăng cường hợp tác quốc tế, phát huy ngoại lực kết hợp sức mạnh
nội lực để ứng phó vói các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống.
Các vấn đề an ninh phi truyền thống thường có đặc tính quốc tế tồn cầu
hay khu vực. Các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống rất rộng lớn, có thể
hình thành, xuất phát từ một số quốc gia, khu vực nhất định rồi lan rộng sang
các quốc gia, khu vực khác hoặc các nguy cơ đó tồn tại phổ biến ở hầu hết các
quốc gia và có tác động qua lại, diễn biến phức tạp trên phạm vi tồn cầu. Đối
phó với những nguy cơ đó, một vài quốc gia dù có tiềm lực lớn mạnh đến đâu
cũng khơng thể tự mình ngăn chặn, đẩy lùi được. Chẳng hạn, các nguy cơ liên
quan biến đổi khí hậu, như khí hậu trái đất nóng lên, mực nước biển dâng cao,
động đất, sóng thần hay các nguy cơ liên quan tội phạm xuyên quốc gia,
khủng bố, các xung đột liên quan tôn giáo, dân tộc, sắc tộc, mất an ninh thơng
tin, an tồn mạng, tội phạm công nghệ cao,... gần như các quốc gia đơn lẻ có
thể tự mình giải quyết dứt điểm.


14
Hơn nữa, trong thế giới với xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và khoa học cơng nghệ phát triển, quan hệ ràng buộc, phụ thuộc, tác động ảnh hưởng qua
lại lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực ngày càng sâu sắc. Chính sách, hành
động đối nội hay đối ngoại của một quốc gia đều ít nhiều, trực tiếp hay gián
tiếp đều tác động đến tình hình ở các quốc gia khác. Mặc dù thế giới đang
định hình cục diện đa cực, nhưng ln có các cực, những quốc gia có sức
mạnh tổng họp và tiềm lực vượt trội được coi là các cường quốc, ln giữa
vai trị chi phối căn bản quan hệ quốc tế. Giữa các cưòng quốc lại thưịng có

sự hợp tác và canh tranh, có sự thỏa hiệp và đấu tranh giành ảnh hưởng vì lợi
ích quốc gia làm cho diễn biến tình hình thế giới lại càng trở nên phức tạp,
khó đốn định, khó dự báo.
Tình hình thực tế liên quan các vấn đề an ninh phi truyền thống và xu
Lương vận động của các quan hệ quốc tế nhu nêu trên, đặt ra yêu cầu khách
[Uan của việc tăng cường hợp tác quốc tế trong ứng phó với các thách thức an
linh mang tính tồn cầu. Điều đó, địi hỏi việc ứng phó với các đe dọa an ninh )
hi truyền thống luôn phải đặt chiến lược phát triển, quản trị quốc gia, chiến ược
an ninh quốc gia với các chiến lược phát triển, cơ chế, thiết chế quản trị Ịuốc tế;
đòi hỏi không ngừng phát triển các kênh quan hệ đối ngoại, hợp tác ỊUổc tế sâu
rộng, hiệu quả để cùng nhau triển khai đồng bộ các biện pháp từng 3ƯỚC ngăn
chặn, đẩy lùi, triệt tiêu các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống. Vì thế, đối
với Việt Nam, việc ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống
phải đặc biệt phát huy sức mạnh của sự họp tác quốc tế.
Đây là quan điểm, tư tưởng rất phù hợp đã được Đảng, Nhà nước ta xác
định từ nhũng năm đầu đổi mới và đến nay vẫn tiếp tục được nhấn manh. Cụ
thể, Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới (2013) xác định rõ quan
điểm:“Quán triệt đường lối độc ỉập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội
nhập quốc tế. Kiên trì chính sách đổi ngoại rộng mở, đa phương hỏa, đa dạng
hóa; thêm bạn, bớt thù, vừa hợp tác, vừa đẩu tranh. Tăng cường hợp tác, tạo


15
thế đan xen lợi ích chiến lược giữa nước ta với các nước, nhất là các nước lớn,
các đối tác chiến lược, các nước lảng giềng và các nước trong khu vực; tránh
xung đột, đối đầu, tránh bị cô lập, phụ thuộc.
Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng, trong phần phương hướng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội 5 năm 2016 - 2020 cũng xác định phải nâng
cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế, tạo mơi trường
hịa bình và ổn định để phát triển đất nước.Như vậy, quan điểm, chủ trương của

Đảng ta về vấn đề này là rất sâu sắc. Đặc biệt, quan điểm tăng cường hợp tác
quốc tế, tạo thế đan xen lợi ích giữa Việt Nam với các nước để duy trì hịa bình,
ổn định và tạo điều kiện cùng phát triển đã trở thành hạt nhân, phương châm
hiệu quả cho đối ngoại, họp tác, hội nhập quốc tế hiện nay
Lợi ích quốc gia, suy cho cùng là cái mà thế giới, các quốc gia đều
theo đuổi trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế thế giới ngày càng ràng buộc
lẫn nhau, nếu nhận thức không đúng, không tăng cường liên kết, tạo thế
đan xen lợi ích thì khó có thể ổn định và phát triển. Vì vậy, trong cơng tác
phịng ngừa các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống, phải lấy lợi ích,
phải vỉ lợi ích của các chủ thể tham gia, phải hài hòa các lợi ích giữa các
chủ thể tham gia thì mới có sự họp tác hiệu quả để cùng nhau ngăn chặn,
đẩy lùi các nguy cơ, mang đến lợi ích thiết thực cho các bên.
Như vậy, trong quan điểm đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia nói
chung, trong ứng phó với các đe doa an ninh phi truyền thống nói riêng,
bên cạnh yếu tố độc lập, tự chủ, phát huy nội lực là căn bản, chúng ta cũng
phải đặc biệt chú trọng thực hiện đường lối ngoại giao tích cực, rộng mở,
tăng cường hợp tác quốc tế, phối họp hành động cùng cộng đồng quốc tế.
2.6 Ứng phó với các nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền
thống đồng thời phải đi đôi đảm bảo an ninh truyền
thống; cảnh giác trước các mưu đồ lợi dụng các vấn đề an
ninh phi truyền thống để chống phá cách mạng Việt Nam.
Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và sự vững mạnh của


16
chính thể quốc gia - những vấn đề cốt lõi của an ninh truyền thống, luôn là cơ
sở, nền tảng cho sự tồn tại, phát triển của dân tộc, của đất nước trong mọi giai
đoạn lịch sử. Mặt khác, thực tế diễn biến tình hình chính trị, xã hội thế giới cho
thấy, có nhiều sự tác động tiêu cực từ bên ngồi vào tình hình an ninh, chính trị,
kinh tế, xã hội của một quốc gia nếu quốc gia đó không giữ được các nhân tố

cơ bản của an ninh truyền thống; từ đó dẫn đến tình trạng bất ổn. thậm chí xảy
ra khủng hoảng tồn diện.Cạnh tranh địa chính trị giữa các quốc gia. nhất là
giữa các nước lớn cùng với vấn đề lợi ích ln chi phối chính sách của các
nưó'c, và do đó, xu hướng thực dụng vẫn chiếm ưu thế trong quan hệ quốc tế
hiện nay. Khơng ít nhà cầm quyền các quốc gia thường tìm cách lồng ghép, lợi
dụng các vấn đề về an ninh phi truyền thống để tạo dụng ảnh hưởng, tác động,
chi phối thậm chí là xâm lược, tạo tình trạng bất ổn an ninh, kinh tể - xã hội ở
các quốc gia, khu vực khác nhau.
Vấn đề đảm bảo dân chủ, nhân quyền, chống khủng bố, giải quyết các
xung đột dân tộc, tôn giáo vẫn thường bị lợi dụng, can thiệp để thực hiện các mưu
đồ chính trị riêng của một số quốc gia, xâm phạm đến an ninh của quốc gia bị can
thiệp. Cho đến bây giờ, thế giới vẫn chưa có được lời đáp thỏa đáng, rõ ràng về lý
do thực sự Mỹ và đồng minh tấn công quân sự, làm thay đổi thiết chế chính trị ở
Nam Tư cũ, ở Iraq, ở Aíghanistan, ở Libya hay các hoạt động can dự sâu, kích
động biểu tình, “cách mạng đường phố” ở nhiều quốc gia, khu vực như đã diễn ra
ở các nước thuộc không gia hậu Xô viết, các nước Bắc Phi, Trung Đơng,... Có
phải thực sự là những cuộc tấn cơng hay các biện pháp can dự đó là vì nền dân
chủ, nhân quyền? Là chống khủng bố hay vì cạnh tranh địa chính trị để kiểm sốt
tồn cầu, gây ảnh hưởng, chi phối để thu lợi từ các nguồn năng lượng ?
Việt Nam lựa chọn và định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu
lịch sử, là con đường tồn tại và phát triển đúng đắn, giúp chúng ta giành độc lập
dân tộc, thống nhất tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, cơng
bằng, văn minh. Tuy nhiên, do có sự khác biệt về thể chế chính trị với nhiều
quốc gia trên thế giới, các thế lực chống Việt Nam ln tìm cách phá hoại, đe


17
dọa đến an ninh truyền thống, nhất là độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và sự
vững mạnh của chế độ chính trị. Trong khi đó, nhiều vẩn đề liên quan an ninh
phi truyền thống của Việt Nam, như vấn đề về đảm bảo dân chủ, nhân quyền,

đảm bảo các quyền chính trị, dân sự, tự do báo chí, lập hội, vấn đề tự do tín
ngưõng tơn giáo, vấn đề đám bảo quyền của các sắc tộc thiểu số và đa dạng văn
hóa, vấn đề đảm bào xử lý hài hòa các mâu thuẫn, xung đột trong xà hội như liên
quan đất đai, lao động, việc làm, phòng chống tham nhũng,., đang diễn ra khá
phức tạp. Đây là điều kiện thuận lợi để các thế lực thù địch, các đối tượng phản
động, chống đối lợi dụng để tấn công toàn diện, kết họp can thiệp quốc tế với
phát triển các nhân tố, phong trào đối lập trong nước, từ đó tiến hành các hoạt
động “diễn biến hịa bình”, “cách mạng màu”, bạo loạn lật đổ,...
Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định, phải gắn chặt độc lập dân tộc với
chủ nghĩa xã hội; phải luôn đặt mục tiêu hàng đầu của quốc phòng, an ninh là
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng,
bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta xác
định: “Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc
ỉập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hồ bình, ổn định chỉnh
trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn,
làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thể lực thù địch đổi
với sự nghiệp cách mạng của nhăn dân ta ”
Trước diễn biến tình hình mới, rất nhiều yếu tố liên quan an ninh phi
truyền thống đang nổi lên, chúng ta phải cùng cộng đồng quốc tế phối họp ngăn
ngừa, đấu tranh loại bỏ các nguy cơ đe dọa đến an ninh, đời sống của xã hội, của
đất nước. Tuy nhiên, đi liền với yêu cầu ứng phó với các đe dọa an ninh phi
truyền thống đó, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác cao độ, phải gắn chặt với
công tác đảm bảo an ninh truyền thống, chống các âm mưu, hoạt động lợi dụng
vấn đề an ninh phi truyền thống để xâm hại độc lập, chú quyền quốc gia, sự


18
vững mạnh của thể chế chính trị và bản sắc văn hóa của dân tộc, của đất nước.




×