Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Bài tập nhóm marketing nông sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.86 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
KHOA KINH TẾ

MARKETING NÔNG SẢN
GVHD: TS. Nguyễn Tấn Khuyên

Bảng đánh giá tham gia
STT

Họ và tên

MSSV

Gmail

1

Phan Thị Mỹ
Phượng

2

Đặng Thị Kim 31201025746
Thư

31201026440

Tham
gia
100%


100%

3

Nguyễn Bảo
Châu

31201020197

100%

4

Nguyễn Thị
Thùy Trinh

31201020590

100%

THÁNG 11, TP. HỒ CHÍ MINH

1


MỤC LỤC
XÁCĐỊNHMỤCTIÊUCỦAKẾHOẠCHMARKETINGSẢNPHẨM.........................3
1.GIỚITHIỆUVỀNHĨM.......................................................................................................3
2.TỔNGQUANVỀCƠNGTY................................................................................................3
3.SẢNPHẨM:TƠMKHƠ.......................................................................................................4

4.MƠTẢKHÁCHHÀNG........................................................................................................5
5.GIÁBÁN...................................................................................................................................5
6.PHÂNTÍCHĐỐITHỦCẠNHTRANH(SWOT).........................................................5
7.KIỂUBÁN,CÁCHBÁN........................................................................................................6
8.LỘTRÌNHCẦNLÀM(KẾHOẠCHTHỰCHIỆN)......................................................7
9.CHIPHÍMARKETING.........................................................................................................8
10.BIỆNPHÁPKIỂMTRA....................................................................................................8
PHỤLỤC:BẢNGCÂUHỎIKHẢOSÁTKHÁCHHÀNG...............................................9

2


KẾ HOẠCH MARKETING CHO THƯƠNG HIỆU TÔM KHÔ
Xác định mục tiêu của kế hoạch marketing sản phẩm
- Nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm.
- Định vị thương hiệu trong ngành.
1. Giới thiệu về nhóm
Nhóm gồm 4 cơ gái đến từ các tình thành khác nhau trên cả nước: Phượng - Quê
hương của Công tử Bạc Liêu, Châu - Thủ phủ Cafe, Thư - Long An cầu nối giữa miền
Đông và Đồng bằng sông Cửu Long, Trinh - Vùng biển Vũng Tàu mát mẻ. Vì đến từ
các vị trí khác nhau nên trải nghiệm về những sản phẩm nơng sản của mỗi thành viên
cũng rất đa dạng. Nhóm chúng em quyết định chọn sản phẩm Tôm khô để xây dựng kế
hoạch marketing cho bài tập kết thúc môn với mong muốn đóng góp những kiến thức,
quan sát và sức sáng tạo của mình cho sản phẩm. Mặt hàng Tơm khơ vừa gần gũi, tiềm
năng và có những sức hút đặc biệt .
Chúng em lấy tên nhóm là HOHO - âm thanh của tiếng cười. Lấy năng lượng
tích cực, tinh thần của tuổi trẻ làm nền tảng khi nhóm thực hiện bài tập cùng nhau để
được ra những ý tưởng sáng tạo nhất.
2. Tổng quan về công ty
- Tên công ty sản xuất: Công ty TNHH chế biến thực phẩm khô SEASOUL

- Giới thiệu về thương hiệu: Với mong muốn mang đến tay người tiêu dùng từng con
tôm khô với chất lượng cao, đảm bảo, được chế biến thủ công và chăm chút trong mỗi
công đoạn. Tôm khô sẽ đồng hành cùng bạn trong những buổi họp mặt thân mật, những
bữa ăn ấm cúng. Sản phẩm của SEA SOUL cịn là một phương tiện giúp thể hiện tình
cảm với người thân yêu của bạn qua những món quà ý nghĩa.
- Ý nghĩa tên thương hiệu: SEASOUL (SEA - biển, SOUL - tâm hồn, linh hồn). Với
mong muốn mang linh hồn của biển cả vào những sản phẩm của công ty. Với sứ mệnh
giữ nguyên hương vị đặc trưng của các loại hải sản thông qua chế biến khô thành phẩm.
- Slogan: Chất lượng yêu thương.

3


Logo
3. Sản phẩm: Tôm khô

- Các loại: tôm sú khô, tôm thẻ khô, tôm đất khô. (Phân loại theo chất lượng)
- Mô tả sản phẩm:
+ Màu sắc: đỏ, đỏ cam.
+ Mùi: mùi thơm đặc trưng của tôm.
+ Vị: ngọt đậm, ngọt tự nhiên.
+ Trạng thái: phơi khô, nguyên vẹn, sạch đẹp.
+ Tạp chất: không vật thể lạ, không nấm mốc, côn trùng.
+ Giá trị dinh dưỡng: đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa 70% đạm.
+ Quy trình sản xuất: Phân loại - luộc – phơi/sấy – đập vỏ - tách vỏ - phân loại
thành phẩm – đóng gói.
+ 1 kg thành phẩm = 8 - 10 kg nguyên liệu tôm tươi.

4



4. Mô tả khách hàng
Mô tả khách hàng dựa vào nghiên cứu nhu cầu, tập quán của người tiêu dùng =>
Khách hàng mục tiêu.
- Phân loại khách hàng:
+ Giới tính: khách hàng nữ có nhu cầu, quan tâm đến sản phẩm cao hơn khách
hàng nam vì đặc điểm nội trợ, tỉ mỉ, quan tâm đến thực phẩm.
+ Độ tuổi: Từ độ tuổi trưởng thành (đã đi làm), đã có gia đình.
+ Thu nhập: ở mức khá, cao.
- Hành vi:
+ Mục đích sử dụng: tiêu dùng, biếu tặng (tập trung nhiều vào dịp lễ/ tết, các
buổi gặp mặt).
+ Lý do mua hàng: hàm lượng dinh dưỡng cao, nhanh chóng tiện lợi, ngon
miệng, an toàn.
+ Mức độ sử dụng: 3,4 lần/ tháng.
+ Mức độ chi trả: từ 600.000 - 1.500.000/kg.
+ Khách hàng có thể mua ở siêu thị, cửa hàng phân phối, người quen, trang
thương mại điện tử.
+ Chất lượng: có xu hướng lựa chọn sản phẩm được kiểm định hoặc được giới
thiệu về chất lượng từ người quen, người nổi tiếng.
+ Người mua thường chọn lựa các sản phẩm nổi tiếng, có độ nhận diện cao, đóng
gói đẹp hoặc tham khảo từ bạn bè, người thân, nơi tự làm uy tín.
5. Giá bán
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại tơm khơ, nhiều kích cỡ và chất lượng
khác nhau nên giá thành cũng chia ra nhiều loại như sau:
Số lượng tơm/ kg

Loại tơm

Giá bán (có thể thay đổi theo mùa)


Loại 1

Tôm đất tươi, những
con to nhất

1.300.000đ/kg.

Loại 2

Tôm đất tươi, nhỏ hơn
loại 1

1.050.000đ/kg

Loại 3

Tôm thẻ

760.000đ/kg

Loại 4

Tôm nhỏ, loại thường
dùng để nấu canh

600.000/kg

Giá bán cho các loại combo quà tặng, đóng hộp cao cấp sẽ tăng thêm khoảng 1015% giá bán của nõn tơm thành phẩm.
6. Phân tích đối thủ cạnh tranh (SWOT)


5


Đặc điểm

Phân tích

Strength
(Điểm mạnh)

- USP (Unique Selling Points) – Lợi thế độc đáo của doanh nghiệp
khi bán một sản phẩm/dịch vụ. Thay vì sản xuất cơng nghiệp sản
lượng lớn thì ở đây sử dụng nguồn lực sẵn có và chọn lọc kỹ càng.
- Đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, trong nuôi thêm trồng
thủy sản và chế biến tôm khô.
- Đội ngũ marketing trẻ, sáng tạo, năng động.

Weakness
(Điểm yếu)

- Do tự cung nguồn sản xuất nên sản lượng còn ít.
- Ngân sách hạn hẹp, khó có thể đầu tư phát triển sản phẩm.
- Thiếu hụt nguồn nhân lực do quy trình tự cung tự cấp và handmade
nên cần nhiều nhân lực trong sản xuất.

Opportunity
(Cơ hội)

- Thị trường ít cạnh tranh do quy trình tự cung tự cấp.

- Nhu cầu của khách hàng đối với việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ
đang tăng: tơm khơ là món ăn tiện lợi khơng cần chế biến lại trước
khi sử dụng.
- Những điều luật hay quy định của Nhà Nước giúp thúc đẩy việc
kinh doanh.
- Hiện tại nhu cầu sử dụng thực phẩm nhanh và tiện đang được mọi
người ưu tiên.

Threat (Rủi ro) - Đối thủ cạnh tranh mạnh: tuy thực hiện quá trình tự cung tự cấp là
một điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác nhưng không đạt
số lượng lớn và giá cạnh tranh.
- Nhiều sản phẩm, thức ăn nhanh gia nhập thị trường.
- Là sản phẩm thuộc quy trình tự cung tự cấp nên vấn đề vệ sinh an
toàn thực phẩm còn khiến cho khách hàng nghi ngờ.
7. Kiểu bán, cách bán
Thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm, tiếp cận theo cách tốt hơn và mới
hơn. Tôm khô được làm từ những nguồn tôm tươi do công ty tự nuôi tại Cà Mau và qua
chọn lọc theo chuẩn chất lượng đồng đều. Cơng ty đóng vai trị là nguồn cung và nhà
phân phối bán hàng trực tiếp qua các kênh thương mại điện tử và cửa hàng trực tiếp tại
Cà Mau và TP Hồ Chí Minh.
Cơng ty sử dụng chiến lược kéo (PULL) cho quy trình bán hàng, điểm xuất phát
từ việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để nghiên cứu những đặc điểm của sản phẩm
đáp ứng được các nhu cầu đó. Vì sản phẩm tơm khô đã quen quá thuộc với người tiêu
dùng, công ty cần tìm ra những điểm kỳ vọng khác biệt của khách hàng, từ đó thực hiện
6


sản xuất và có chiến lược marketing cho sản phẩm. Cụ thể, sản phẩm tôm khô được cho
là loại thực phẩm cao cấp, thường được sử dụng trong các dịp lễ/tết hoặc làm quà tặng
nên cần được đánh giá tốt về mặt chất lượng.

Sản phẩm tôm khô của công ty tập trung vào điểm chạm chất lượng, đánh vào
nhu cầu an toàn của khách hàng. Tâm lý khách hàng khi sử dụng sản phẩm thủy sản
khơ mong muốn có kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm, giàu dinh dưỡng, chất lượng
đồng đều. Để phục vụ cho nhu cầu làm q tặng, cơng ty cũng thiết kế bao bì sang trọng,
gọn gàng.
Sản phẩm sẽ được truyền thông qua các trang mạng xã hội, các bạn có tầm ảnh
hưởng trong tệp khách hàng mục tiêu. Thực hiện chiến lược hớt váng thị trường, đưa ra
ưu điểm là sản phẩm được làm thủ công tỉ mỉ, kiểm định chất lượng và bao bì sang
trọng để nâng giá bán cao hơn. Bên cạnh đó, tặng thêm quà tặng như hộp đựng, hướng
dẫn sử dụng, thư cảm ơn, bí quyết chế biến… để gia tăng giá trị của sản phẩm.
Tôm khô được bán chủ yếu theo 2 dạng:
- Chia nhỏ khối lượng sản phẩm để bán, bán theo các hộp/túi nhỏ khoảng 200300g vừa đủ dùng trong một lần, đóng gói đẹp hơn và giá dùng thử dễ hơn cho người
mua.
- Chia theo 1kg/túi dành cho những khách hàng đã tin tưởng và có nhu cầu sử
dụng nhiều.
8. Lộ trình cần làm (kế hoạch thực hiện)
Chia ra giai đoạn và thiết lập mục tiêu cho từng giai đoạn thực hiện:
Giai đoạn
Chuẩn bị

Mục tiêu

Chi tiết

Định vị được doanh
- Xác định mục tiêu doanh nghiệp, giá trị cốt lõi.
nghiệp và khách hàng - Thiết kế thương hiệu, nhãn hiệu.
- Nghiên cứu và phân tích.
- Đưa kế hoạch dài hạn và ngắn hạn cho chiến
lược marketing cho sản phẩm tôm khô.


Ra mắt sản Đưa sản phẩm đến
phẩm và
khách hàng và nhận
mở bán
diện thương hiệu.

- Đưa chiến dịch truyền thông vào sản phẩm,
quảng cáo bằng các phương tiện truyền thông,
truyền miệng.
- Đưa sản phẩm đến các triển lãm nông nghiệp.
- Mở bán dùng thử với giá ưu đãi (giảm giá 1020%), đặt các gian hàng dùng thử.
- Mở tour tham quan cho khách hàng đến xưởng
sản xuất để khẳng định quy trình sản xuất chất
lượng.

7


Duy trì
hoạt động
bán hàng

Hồn thành mục tiêu
doanh thu và ổn định
sự trung thành của
khách hàng về sản
phẩm.
Tiếp tục nghiên cứu
và cải tiến theo nhu

cầu của khách hàng,
thị trường.

- Bán hàng theo combo hấp dẫn.
- Thiết kế bao bì phiên bản giới hạn theo từng
dịp.
- Ưu đãi cho khách hàng thân thiết.
- Đầu tư tài trợ cho các chương trình có liên
quan đến sản phẩm.
- Ghi nhận ý kiến khách hàng qua các bộ phận
chăm sóc khách hàng, qua feedback.
- Nghiên cứu và phát triển những sản phẩm phụ
khác.
- Đưa ra chế độ bảo hành sản phẩm hợp lý cũng
như bộ phận chăm sóc tận tình, chu đáo cho
khách hàng.

9. Chi phí Marketing
Dự trù các loại chi phí cho kế hoạch Marketing
- Chi phí nhân viên bán hàng tại cửa hàng trực tiếp.
- Chi phí cho thiết kế (bao bì, trang bán hàng trực tuyến, các ấn phẩm truyền
thơng).
- Chi phí quảng cáo trên mạng xã hội (quản lý kênh, làm nội dung, chạy ads, thuê
người nổi tiếng).
- Chi phí hoa hồng cho cơng ty quảng cáo.
- Chi phí In ấn banner, poster quảng cáo, voucher.
- Chi phí cho các chiến dịch thăm quan xưởng sản xuất, tài trợ các chương trình,
sự kiện ra mắt sản phẩm.
- Chi phí q tặng, sản phẩm dùng thử.
10. Biện pháp kiểm tra

Sau khi thực hiện các chương trình, biện pháp Marketing, cần đánh giá kết quả
đạt được qua các vấn đề sau: kiểm tra môi trường marketing, chiến lược marketing, tổ
chức marketing, hệ thống marketing, hiệu quả marketing, và chức năng marketing.
Mục đích của việc kiểm tra này là nhằm xác định những lĩnh vực có vấn đề và những
cơ hội, đề xuất kế hoạch hành động nhằm nâng cao thành tích marketing của doanh
nghiệp.
10.1. Môi trường
- Những biến đổi, xu hướng trên thị trường tạo ra cơ hội, thách thức. Các biện
pháp phòng ngừa.
- Những thay đổi liên quan đến thu nhập của người tiêu dùng ảnh hưởng đến sản
phẩm. Biện pháp ứng phó với vấn đề này.
- Những thay đổi trong cơng nghệ sản xuất của ngành.
8


- Nhu cầu mua sắm của các nhóm khách hàng khác nhau. Đánh giá của khách
hàng hiện có và khách hàng tiềm năng đối với doanh nghiệp và các đối thủ
cạnh tranh về danh tiếng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, lực lượng bán hàng và
giá cả.
- Về đối thủ cạnh tranh liên quan đến mục tiêu, chiến lược, điểm mạnh, điểm
yếu, quy mô và thị phần của họ. Những xu hướng ảnh hưởng đến tình hình
cạnh tranh và biện pháp khắc phục.
- Hiệu suất của các kênh phân phối.
10.2. Chiến lược:
- Mức độ phù hợp của các mục tiêu marketing với vị trí cạnh tranh, nguồn lực và
cơ hội của doanh nghiệp.
- Mức độ rõ ràng và thuyết phục của chiến lược marketing.
- Mức độ phù hợp trong các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm.
- Các tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu.
- Kiểm tra việc phân bổ các nguồn lực cho các yếu tố của marketing - mix.

10.3. Tổ chức:
- Kiểm tra cơ cấu tổ chức: mức độ phân quyền và giao trách nhiệm cho người phụ
trách marketing; hình thức tổ chức bộ phận marketing…
- Kiểm tra hiệu suất theo chức năng: mối quan hệ thông tin, sự hợp tác giữa các
bộ phận marketing, tiêu thụ…
- Hiệu suất giao tiếp.
Phụ lục: Bảng câu hỏi khảo sát khách hàng
1.
1.
2.
3.

Phân loại khách hàng
Giới tính của bạn là?
Độ tuổi
Thu nhập
Bạn đã từng sử dụng tôm khơ hay chưa?
Bạn có thích ăn tơm khơ khơng?
Nhu cầu
Bạn thường sử dụng tôm khô như thế nào? ( ăn liền/ hoặc qua chế biến)
Bạn thích tơm khơ ở điểm nào?
Bạn có hay sử dụng tơm khơ khơng?
Bạn mua sản phẩm vì mục đích gì?
Bạn thường mua chất lượng như thế nào?
Mức chi trả
Bạn sẵn lòng chi trả bao nhiêu cho sản phẩm tôm khô?
Độ thỏa mãn

9



-

Bạn có thấy tơm khơ tiện lợi khơng?
Bạn thường bắt gặp mua sản phẩm ở đâu?
Bạn muốn tôm khô cải tiến, cải thiện điều gì?
Trải nghiệm tệ khi bạn sử dụng sản phẩm về vấn đề gì?

-HẾT-

10



×