Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận cao học, môn lịch sử quan hệ quốc tế, quan hệ an ninh mỹ nhật giai đoạn 10 năm sau chiến tranh lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.28 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Chiến tranh Lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết đã tạo ra
một cục diện mới trên toàn thế giới. Thế giới đang từng bước chuyển sang một
thế giới đa cực. Mỗi quốc gia, nhất là những quốc gia lớn đều tìm cách xác định
vị trí của mình trong trật tự thế giới mới. Điều này làm cho quan hệ thế giới vốn
đã phức tạp lại càng trở nên phức tạp hơn. Trong xu hướng chung của thời đại là
đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, tất cả các nước trên thế giới đều có mối
quan hệ song phương hay đa phương rộng rãi với các nước khác và có những cặp
quan hệ nổi lên vượt ra khỏi phạm vi quan hệ đơn thuần giữa hai nước và có tác
động lớn đến cả khu vực, thậm chí cả thế giới, đó chính là quan hệ giữa các nước
tư bản, đặc biệt là quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản.
Mối quan hệ Mỹ - Nhật ngày càng được tăng cường và gắn kết chặt chẽ.
Ngoài sự hợp tác kinh tế là xu hướng chung của tồn cầu thì Mỹ và Nhật Bản rất
chú ý đến quan hệ an ninh. Chiến tranh Lạnh kết thúc cùng với sự mất đi của
“mối đe dọa Xô viết”, đã đặt quan hệ Mỹ - Nhật trước những thách thức mới.
Giới lãnh đạo hai nước đều có sự nhìn nhận lại vai trị của nhau trong tình hình
mới khi mà tầm quan trọng của nhân tố an ninh - quân sự có phần giảm đi và
nhân tố kinh tế ngày càng trở nên quan trọng hơn. Nhưng xuất phát từ Hiệp ước
an ninh và hợp tác song phương, các nhà lãnh đạo hai nước Mỹ - Nhật đã xác
định, mối liên kết về an ninh giữa hai nước chính là nền tảng để từ đó đạt được
những mục tiêu an ninh chung, duy trì một mơi trường ổn định và thịnh vượng
cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI. Có thể
nói đây là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương mang tính chất chiến lược và có tác động đến cả phạm vi toàn
cầu.
1


Nhận thức được vai trò và ý nghĩa của quan hệ an ninh Mỹ - Nhật sau
Chiến tranh Lạnh và những tác động của mối quan hệ này đối với khu vực châu
Á nói riêng và tồn cầu nói chung, tôi đã chọn chủ đề “Quan hệ an ninh Mỹ Nhật giai đoạn 10 năm sau Chiến tranh Lạnh” để viết tiểu luận. Với những kiến


thức còn hạn chế của mình, bài tiểu luận của tơi sẽ khơng tránh khỏi những thiếu
sót, rất mong các thầy cơ quan tâm và chỉ bảo. Tôi xin chân thành cảm ơn!

2


PHẦN NỘI DUNG

I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỐI QUAN HỆ AN NINH
MỸ - NHẬT SAU CHIẾN TRANH LẠNH
1. Cơ sở hình thành quan hệ an ninh Mỹ - Nhật sau Chiến tranh Lạnh
Mối quan hệ liên minh an ninh Mỹ - Nhật được hình thành từ những năm
sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, bắt đầu khi Mỹ và Nhật Bản ký “Hiệp ước an
ninh Mỹ - Nhật” vào năm 1951. Trong Chiến tranh Lạnh, hiệp ước đó đã phát
huy tích cực vai trị của nó, ln được hai nước cơng nhận là “hịn đá tảng” trong
chính sách an ninh của Nhật Bản và là trụ cột trong chiến lược châu Á - Thái
Bình Dương của Mỹ. Vì vậy, trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ liên
minh Mỹ - Nhật từng bước được hoàn thiện và phát triển bền vững. Điều này đã
được thể hiện ở việc ký kết “Hiệp ước an ninh và hợp tác tương hỗ Mỹ - Nhật”
vào ngày 21/6/1960 tại Washington, sau đó là bản Hiệp ước điều chỉnh ký vào
ngày 19/6/1960 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 23/6/1960, chính là những điều
kiện thúc đẩy mối quan hệ song phương giữa hai nước trong thời kỳ Chiến tranh
Lạnh.
Sự hình thành và phát triển của mối quan hệ này đều do một nguyên nhân
duy nhất là chống Liên Xô và chủ nghĩa cộng sản cũng như nguy cơ lan tràn của
nó. Song khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, “mối đe dọa Xô viết” mất đi đã đặt quan
hệ an ninh Mỹ - Nhật trước những thử thách mới. Giới lãnh đạo hai nước đều
nhìn nhận lại vai trị của nhau trong tình hình mới và đánh giá lại tầm quan trọng
và mơ hình của liên minh an ninh. Nhìn chung, cả hai phía đều vẫn khẳng định
rằng liên minh an ninh Mỹ - Nhật là trụ cột, là hòn đá tảng trong cơ sở đối ngoại

của cả Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, trong môi trường quốc tế và trong nước đang
thay đổi, quan hệ Mỹ - Nhật không tránh khỏi những bước thăng trầm.
3


2. Những bước thăng trầm và dấu mốc trong quan hệ
an ninh Mỹ - Nhật
2.1. Những năm đầu thập kỷ 90
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, cách nhìn nhận của Mỹ, Nhật Bản về
sức mạnh, độ tin cậy và vai trò của mỗi nước trong liên minh đã khác so với thời
kỳ Chiến tranh Lạnh. Với sức mạnh kinh tế của Nhật Bản ngày một tăng và tốc
độ xâm nhập, tiếp cận thị trường Mỹ quá nhanh, mạnh cộng với tình trạng thâm
hụt ngân sách nặng nề ở Mỹ làm cho cam kết an ninh Mỹ - Nhật trở thành gánh
nặng cho Mỹ. Các quan chức Mỹ yêu cầu Nhật Bản làm nhiều hơn để tự bảo vệ
Nhật Bản và ủng hộ các lợi ích của đồng minh. Hai vấn đề nổi lên là mức đóng
góp của Nhật Bản cho các lực lượng quân sự Mỹ tại Nhật Bản và việc chia sẻ
trách nhiệm trong chiến tranh vùng Vịnh (1990 - 1991).
Vấn đề thứ nhất, Mỹ chỉ trích Nhật Bản chi q ít cho cơng tác quốc
phịng (nhỏ hơn 1% GNP của Nhật Bản, so với mức 5% của Mỹ). Trong năm
1989, Quốc hội Mỹ thông qua một loạt dự luật cắt giảm 70% chi tiêu của quân
Mỹ đóng tại Nhật Bản và yêu cầu nước chủ nhà chi nhiều hơn để bù vào khoản
thiếu hụt này. Tháng 10/1999, Quốc hội thơng qua bản dự tốn chi tiêu quốc
phịng cho năm tài khóa 1991 với điều khoản hạn chế số lượng quân Mỹ đóng tại
Nhật Bản ở mức 50.000 quân và sẽ giảm 5.000 quân mỗi năm trừ phi Nhật Bản
chi trả các chi phí trực tiếp của quân Mỹ đang triển khai tại Nhật Bản 1. Kết quả
là, tháng 1/1991, Chính phủ Nhật Bản phải cam kết đảm nhận phần đóng góp
hàng năm ngày càng tăng cho quân Mỹ ở Nhật Bản, đảm nhận hầu như mọi chi
phí lao động địa phương và các chi phí cơng cộng khác cho việc duy trì lực
lượng quân đội Mỹ. Nhật Bản tài trợ các hợp đồng thuê đất mà các lực lượng Mỹ
đang sử dụng và chịu các phí tổn gián tiếp như lệ phí sử dụng đất, các loại thuế

cầu đường, thuế hải quan và các khoản tiền trả cho các cộng đồng địa phương
1

East Asia and the Pacific: challenges for U.S. policy. Robert G. Sutter, Westview Press, USA, 1992, p38

4


đánh vào căn cứ Mỹ. Tính tổng số thì hàng năm Nhật Bản tài trợ 5 tỷ USD cho
quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản (xấp xỉ 70% chi phí đóng quân).
Việc chia sẻ trách nhiệm trong chiến tranh vùng Vịnh (1990 - 1991) đã tạo
ra ám mây u ám trong quan hệ Mỹ - Nhật. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ chưa
lần nào yêu cầu Nhật Bản tham gia các hoạt động quân sự ở bên ngoài Nhật Bản.
Nhật Bản chỉ làm công tác hậu cần trong hai cuộc chiến tranh Mỹ thực hiện ở
châu Á là chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam. Nhưng vào thời điểm
chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ, Tổng thống và Quốc hội Mỹ liên tục đề nghị
Nhật Bản ủng hộ mình chống Irắc, yêu cầu Nhật Bản gửi tàu quét mìn, dùng
không quân chở lương thực và các phương tiện khác cho liên quân ở vùng Vịnh.
Rõ ràng, Chính phủ Mỹ muốn Nhật Bản có đóng góp về quân sự cho chiến dịch.
Trái với mong muốn của Mỹ, Nhật Bản tỏ ra không sẵn sàng đáp ứng các yêu
cầu của Mỹ như là một đồng minh trong tình hình khẩn cấp. Dư luận Nhật Bản
kịch liệt phản đối việc đưa lực lượng phịng vệ ra nước ngồi. Các đảng đối lập
với Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Kaifu Toshiki bám vào Hiến pháp Nhật
Bản để phản đối yêu cầu này. Phản ứng của Chính phủ Kaifu cũng rất hạn chế,
Nhật Bản chỉ gửi tàu quét mìn đến vùng Vịnh sau khi chiến tranh kết thúc và
đóng góp 13 tỷ USD trong suốt chiến dịch. Cho dù khoản đóng góp này khơng
nhỏ nhưng Mỹ vẫn chỉ trích chính sách ngoại giao “ký séc” của Nhật Bản, cho
rằng sự trợ giúp của Nhật Bản đối với liên quân là quá chậm và ít. Phản ứng và
đóng góp của Nhật Bản đối với chiến dịch “Bão táp sa mạc” cho thấy Nhật Bản
chưa có cơ chế hữu hiệu để đối phó với tình hình khẩn cấp và gây thất vọng cho

Mỹ. Thái độ khơng hài lịng của Mỹ đã làm cho quan hệ hai bên trở nên xấu đi.
Một vấn đề khác làm đau đầu các nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản là việc
chuyển giao kỹ thuật quân sự từ xưa tới nay, hai nước vẫn hợp tác sản xuất vũ
khí và xây dựng các hệ thống vũ khí. Nhật Bản được Mỹ cung cấp các kỹ thuật
cần thiết và phát triển chúng thành kỹ thuật lưỡng dụng đem lại nhiều lợi nhuận
5


cho các cơng ty Nhật Bản2. Đa số vũ khí của Nhật Bản được xuất khẩu ra nước
ngoài lấn chiếm thị phần bn bán vũ khí của các cơng ty Mỹ. Tuy nhiên, việc
Nhật Bản tham gia vào các chương trình nghiên cứu và phát triển (RAND) cho
thấy sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai ngành cơng nghiệp quốc phịng Mỹ - Nhật
ngày một tăng, và công tác chuyển giao kỹ thuật quân sự đã trở thành một phần
quan trọng của quan hệ Mỹ - Nhật.
2.2. Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ George Bush đến Tokyo
Tháng 1/1992, Tổng thống Mỹ George Bush thăm Tokyo và đã ký với Thủ
tướng Nhật Bản Miyazana “Tuyên bố về quan hệ đối tác toàn cầu Mỹ - Nhật”,
gọi tắt là “Tuyên bố Tokyo”. Tuyên bố này có hai ý nghĩa lớn.
Thứ nhất, tuyên bố khẳng định lại sự tồn tại của liên minh Mỹ - Nhật trong
hoàn cảnh mới, nhấn mạnh rằng Hiệp ước an ninh 1960 là cơ sở quan trọng của
quan hệ an ninh giữa hai nước.
Thứ hai, vai trò của Nhật Bản được nâng lên, tạo ra thế cân bằng mới
trong quan hệ. Trong tuyên bố Tokyo, hai nước cam kết hợp tác với nhau để gìn
giữ hịa bình và an ninh thế giới, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới,
Mỹ đã đặt Nhật Bản lên hàng đối tác toàn cầu của Mỹ, cùng hợp tác trong các
vấn đề kinh tế thế giới. Mặc dù quan hệ an ninh ít được đề cập đến trong chuyến
thăm Tokyo của Tổng thống Mỹ Bush nhưng nó đã xóa đi những mối nghi ngờ
về sự tan vỡ liên minh Mỹ - Nhật sau Chiến tranh Lạnh, mở đường cho việc xây
dựng mơ hình mới trong quan hệ an ninh, kinh tế giữa hai nước.
Trong ba năm tiếp theo 1993, 1994, 1995, mâu thuẫn thương mại Mỹ Nhật trở nên nổi bật hơn và biến thành “ưu tiên cao” trong quan hệ hai nước, đẩy

quan hệ an ninh xuống hàng thứ hai. Hai nước chủ yếu tập trung giải quyết các
bất đồng thương mại. Quá trình thương lượng đã kéo dài do hai bên không chịu
2

Kỹ thuật lưỡng dụng của Nhật Bản dùng trong cơng nghiệp quốc phịng tập trung sản xuất các sản phẩm tiêu
dùng và những sản phẩm này có thể dùng trong sản xuất vũ khí, vì thế ngành cơng nghiệp của Nhật Bản có nhiều
lợi thế hơn Mỹ. Các tổ hợp cơng nghiệp quốc phịng Mỹ cũng phải dùng các sản phẩm này của Nhật Bản

6


nhân nhượng lẫn nhau và do ảnh hưởng của tình hình chính trị khơng ổn định ở
Nhật Bản. Trong vịng hai năm 1993, 1994, Nhật Bản đã chứng kiến ba khn
mặt Thủ tướng Hosokawa Morihiro, Hata Tsutomu, Murayama Tomiichi. Nói
chung, thời gian này hai bên chỉ đưa ra những văn bản khẳng định liên minh.
Thủ tướng Murayama (tháng 6/1994 - 1/1996) là người của Đảng Dân chủ
Xã hội, đã lên nắm quyền. Đảng Dân chủ Xã hội phải liên hiệp cùng Đảng Dân
chủ Tự do và tuyên bố từ bỏ đường lối chống liên minh Mỹ - Nhật mà Đảng theo
đuổi từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Năm 1995 Tokyo đã tuyên bố “Đại
cương phương hướng phòng vệ quốc gia” và “kế hoạch phòng vệ an ninh trung
hạn” trong đó xác định vai trị và nhiệm vụ mới cho lực lượng phịng vệ Nhật
Bản. Cùng năm đó, phía Mỹ cũng cơng bố một loạt chính sách an ninh mới trong
đó có “Báo cáo chiến lược an ninh của Mỹ đối với khu vực Đơng Á - Thái Bình
Dương”. Bản báo cáo khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì quân đội Mỹ ở
châu Á - Thái Bình Dương và coi liên minh Mỹ - Nhật là trụ cột chính trong
chính sách của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương. Tuy vậy cả hai nước chưa
có hoạt động cụ thể để củng cố liên minh.
Chuyến thăm Tokyo của Tổng thống Mỹ Clinton dự định vào tháng
11/1995 phải hỗn lại vì Quốc hội Mỹ khơng thơng qua bản dự tốn ngân sách
đối ngoại cho năm tài khóa mới. Trước đó, sự kiện ba lính Mỹ hãm hiếp một em

gái ở Okinawa (tháng 9/1995) đã ảnh hướng xấu tới quan hệ an ninh hai nước.
Dư luận Nhật Bản dấy lên yêu cầu phải cắt giảm các căn cứ quân sự của Mỹ ở
đảo Okinawa, nơi có đến 75% tổng số quân đội Mỹ đóng ở Nhật Bản. Hơn 50
qua, các chính quyền Washington đều coi việc lập và duy trì các căn cứ qn sự
Mỹ ở hịn đảo này là một điều kiện quan trọng cho việc triển khai các chính sách
của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, yêu cầu của dư luận Nhật
Bản đã làm phương hại đến lợi ích của Mỹ. Để giảm căng thẳng, chính phủ hai

7


nước phải lập tức thành lập Ủy ban hoạt động đặc biệt về vấn đề Okinawa để giải
quyết các vấn đề có liên quan.
Khác hẳn những năm trước, năm 1996 được coi là năm khởi sắc trong
quan hệ an ninh Mỹ - Nhật. Sự ra đi của Thủ tướng Đảng Xã hội Dân chủ
Murayama đã mở đường cho ông Hashimoto thuộc Đảng Dân chủ Tự do lên nắm
địa vị Thủ tướng. So với ơng Murayama, ơng Hashimoto có lẽ là đối tác tốt hơn
cho Tổng thống Clinton trong việc làm sống lại quan hệ an ninh Mỹ - Nhật.
Thêm vào đó, tình hình căng thẳng ở eo biển Đài Loan (tháng 3/1996) càng thúc
đẩy Mỹ và Nhật Bản tiến nhanh tới việc tái khẳng định hiệp ước an ninh Mỹ Nhật để làm đối trọng với một Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh.
2.3. Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến Tokyo
Tháng 4/1996, Tổng thống Mỹ Clinton thăm Nhật Bản. Hai bên nhất trí
gác lại các bất đồng về thương mại và tập trung vào các vấn đề an ninh. Ngày
17/4/1996, “Tuyên bố chung Mỹ - Nhật về liên minh an ninh cho thế kỷ XXI”
được công bố. Tuyên bố chung nhấn mạng các điểm sau:
- Liên minh an ninh Mỹ - Nhật vững chắc đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần
quan trọng vào việc đảm bảo hịa bình, ổn định và sự phát triển thịnh vượng của
khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Dựa trên những đánh giá về tình hình khu vực châu Á - Thái Bình
Dương sau Chiến tranh Lạnh, hai bên đều khẳng định sẽ hợp tác đối phó với

những thách thức về an ninh.
- Hai nước khẳng định giá trị quan trọng của quan hệ đồng minh giữa Mỹ
và Nhật Bản. Quan hệ an ninh giữa hai nước mà nền tảng là Hiệp ước an ninh
Mỹ - Nhật tiếp tục là cơ sở để đạt những mục tiêu an ninh chung.
- Khẳng định sự có mặt quân sự của Mỹ là thiết yếu nhằm đảm bảo sự
dính líu tích cực của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ cam kết sẽ
8


duy trì lực lượng thường xuyên khoảng 100.000 quân. Nhật Bản đánh giá cao
các cam kết của Mỹ ở khu vực và đồng ý hỗ trợ cho các lực lượng quân đội Mỹ
đóng trên đất Nhật Bản.
- Khẳng định sự cần thiết nâng cao vai trò của Lực lượng phòng vệ Nhật
Bản trong hoàn cảnh an ninh mới và đề cao sự hợp tác phòng thủ giữa hai nước.
Hai nước xác nhận rằng sự che chở của Mỹ theo Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật
vẫn là chỗ dựa an ninh của Nhật Bản.
- Tuyên bố đưa ra 5 lĩnh vực hợp tác an ninh giữa hai nước:
+ Tiếp tục tham khảo ý kiến chặt chẽ về các chính sách quốc phịng và tình
hình qn sự, thường xun trao đổi về tình hình quốc tế.
+ Xem xét lại Phương châm hợp tác phòng thủ Mỹ - Nhật 1978 và nghiên
cứu việc hợp tác song phương.
+ Thúc đẩy hợp tác song phương thông qua bản thỏa thuận về hỗ trợ hậu
cần, cung cấp cho nhau hàng hóa và dịch vụ giữa Lực lượng vũ trang Mỹ và Lực
lượng phòng vệ Nhật Bản (ký ngày 15/4/1996).
+ Tăng cường việc trao đổi trong lĩnh vực công nghệ.
+ Hợp tác ngăn chặn việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt và hợp tác
nghiên cứu phòng thủ tên lửa đạn đạo.
- Hai bên cam kết thúc đẩy sự hợp tác trong các vấn đề khu vực và toàn
cầu.
Một số điểm khác của Tuyên bố an ninh chung 1996 (hay còn gọi là Hiệp

ước an ninh 1996) so với Hiệp ước an ninh 1960, đó là: Thứ nhất, liên minh
không nhằm vào bất kỳ một kẻ thù cụ thể nào mà chỉ nhằm đối phó với những
tình hình bất ổn ở khu vực xung quanh Nhật Bản. Vì thế phạm vi hoạt động của
hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật được mở rộng. Thứ hai, cam kết của Mỹ được
9


nâng lên từ cam kết bảo vệ một đồng minh gần gũi thành cam kết đối với an
ninh, hịa bình và sự phồn vinh của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thứ ba,
hai nước cam kết cùng hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh khu vực, tồn cầu,
có nghĩa là Nhật Bản nay khơng cịn đứng đằng sau Mỹ trong các vấn đề quốc tế
mà cùng cộng tác với Mỹ. Như vậy vai trò của Nhật Bản được nâng lên rõ rệt.
Tuyên bố an ninh chung 1996 đã xác định đặc điểm của liên minh trong
thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh là bình đẳng, cùng hợp tác. Tuyên bố là cơ sở pháp
lý cho việc củng cố quan hệ an ninh Mỹ - Nhật thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh.
Tuyên bố chung 1996 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với liên minh kể
từ khi hai nước ký hiệp ước an ninh 1960. Ở Mỹ, nhiều người trong đó có cả các
nghị sĩ Đảng Cộng hòa đánh giá cao kết quả của cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Cliton
- Hashimoto tháng 4/1996. Còn ở Nhật Bản, Quốc hội Nhật Bản thông qua một
điều luật sửa đổi luật về các biện pháp đặc biệt theo đề nghị của chính phủ, để
cho phép các lực lượng quân sự Mỹ ở Nhật Bản có quyền sử dụng đất mà theo
đó các hợp đồng thuê đất hết hiệu lực với Mỹ.
Trong năm 1996, hai nước cũng giải quyết được vấn đề nhạy cảm
Okinawa. Tháng 12/1996, thông báo cuối cùng của Ủy ban hành động đặc biệt
về vấn đề Okinawa cho hay: sân bay Futenma của lực lượng hải quân Mỹ sẽ
được trả lại cho Nhật Bản trong vòng 5 năm đến 7 năm, các thiết bị của sân bay
sẽ được Nhật Bản chuyển đến căn cứ không quân Kadena (ở Okinawa) và sân
bay Inakuni (ở Yamaguchi). Giải quyết được vấn đề này là hai nước đã tháo gỡ
được một vật cản lớn trên con đường phát triển quan hệ an ninh.


2.4. Cơng bố “Phương hướng chỉ đạo hợp tác phịng
thủ Mỹ - Nhật mới”
10


Ngày 24/9/1997, việc công bố “Phương hướng chỉ đạo hợp tác phòng thủ
Mỹ - Nhật mới” đã đánh dấu một mốc son trong quan hệ an ninh. Nội dung
phương hướng hợp tác phòng thủ như sau:
- Việc hợp tác phòng thủ sẽ được tiến hành trong khuôn khổ hiến pháp
Nhật Bản và trong ba trường hợp:
+ Hợp tác phòng thủ trong hồn cảnh bình thường
+ Đáp lại một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào Nhật Bản
+ Hợp tác trong những hoàn cảnh khu vực xung quanh Nhật Bản xuất hiện
tình trạng khẩn cấp
- Nhật Bản sẽ hỗ trợ Mỹ về công tác hậu cần, công tác cứu hộ. Binh sĩ
Nhật Bản được phép sử dụng tàu quét mìn để quét thủy lôi trong hải phận quốc
tế hoặc cung cấp nhiên liệu và phụ tùng cho máy bay, tàu bè của Mỹ, nhưng
khơng có nhiệm vụ cung cấp vũ khí và đạn dược cho quân Mỹ.
So với phương châm hợp tác phòng thủ 1978, phương châm hợp tác phòng
thủ 1997 có nhiều nét thay đổi:
Về khu vực phịng thủ: Theo Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật 1960, khu vực
phòng thủ giới hạn nghiêm ngặt trong phạm vi 200 hải lý, lấy bình thể Nhật Bản
làm trung tâm (qua 3 eo biển Tsugaru, Tsushia, Soya). Phương châm phòng thủ
1978 quy định khu vực phịng thủ là vùng Viễn Đơng. Chính phủ Nhật Bản tuyên
bố vùng Viễn Đông không bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên. Phương châm
phòng thủ mới đã mở rộng khu vực hợp tác phòng vệ chung đến “khu vực xung
quanh Nhật Bản”3. Đây là một khái niệm mơ hồ khiến nhiều nước xung quanh
nghi ngại về giới hạn của “khu vực xung quanh Nhật Bản”, chỉ là khu vực Viễn
Đơng hay bao gồm tồn bộ châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ và Nhật Bản giải
thích rằng khái niệm này “khơng có ý nghĩa địa lý mà mang tính tình thế”.

3

Quan hệ giữa các nước lớn - Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 2/1998; TTXVN, tr41

11


Nhưng cách giải thích này khơng làm n lịng các nước khác, nhất là Trung
Quốc vì Trung Quốc cho rằng Mỹ và Nhật Bản gộp cả vùng eo biển Đài Loan
vào khu vực phòng thủ chung.
Về trường hợp hợp tác phòng thủ: Trước khi, hoạt động phòng thủ chung
chỉ tiến hành khi “lãnh thổ Nhật Bản bị tiến công”, nay mở rộng ra cả khi “khu
vực xung quanh Nhật Bản xuất hiện tình trạng khẩn cấp”.
Về vai trị của Nhật Bản trong các hoạt động chung được nâng cao: Thời
kỳ Chiến tranh Lanh, Mỹ giữ vai trò là người bảo hộ, đảm bảo an ninh cho Nhật
Bản, Nhật Bản chỉ làm nhiệm vụ phịng vệ chính nước mình, khơng vượt ra
ngoài biên giới Nhật Bản. Bây giờ, nghĩa vụ của Nhật Bản được nâng lên, khi có
cuộc tấn cơng vũ trang Nhật Bản, còn Mỹ sẽ phụ trách thực hiện các biện pháp
phản cơng. Như vậy, lực lượng phịng vệ Nhật Bản đã vượt quá giới hạn tự vệ,
tham gia vào các công việc của khu vực, thế giới cùng với quân đội Mỹ.
Phương châm hợp tác phòng thủ mới lập ra hai thể chế: Cơ chế toàn diện
cho các kế hoạch phòng thủ chung và việc lập các quy tắc, tiêu chuẩn chung, cơ
chế phối hợp song phương cho các hoạt động đặc biệt khi có tình trạng bất ổn.
Hai cơ chế này cho phép Mỹ, Nhật Bản tăng cường tham khảo ý kiến lẫn nhau,
diễn tập quân sự chung. Phối hợp hoạt động giữa các lực lượng quân sự và các
cơ quan hữu quan của hai nước.
Phương châm hợp tác phòng thủ mới lập ra hai thể chế: Cơ chế tồn diện
cho các kế hoạch phịng thủ chung và việc lập các quy tắc, tiêu chuẩn chung, cơ
chế phối hợp song phương cho các hoạt động đặc biệt khi có tình trạng bất ổn.
Hai cơ chế này cho phép Mỹ, Nhật Bản tăng cường tham khảo ý kiến lẫn nhau,

diễn tập quân sự chung. Phối hợp hoạt động giữa các lực lượng quân sự và các
cơ quan hữu quan của hai nước.

12


Phương châm hợp tác phòng thủ mới đã tạo ra một khn khổ tồn diện
cho sự phối hợp và tham khảo chính sách phịng thủ giữa Tokyo và Washington,
thúc đẩy sự hợp tác trong quan hệ an ninh. Bản “phương châm” mới này cũng
thể hiện rõ sự thay đổi tình trạng quan hệ giữa hai nước. Mỹ thực hiện chia sẻ
trách nhiệm với nước đồng minh. Nhật Bản từ nước được bảo hộ, phụ thuộc
hồn tồn vào ơ an ninh của Mỹ nay từng bước nâng cao vai trò của lực lượng
phòng vệ Nhật Bản trong liên minh.
Xét tới thời điểm này, hầu hết các vướng mắc trong quan hệ an ninh Mỹ Nhật đã được giải quyết. Các mục tiêu của hai nước khi củng cố quan hệ cũng đã
đạt được, quan hệ an ninh Mỹ - Nhật đang phát triển cả về chất và lượng.
2.5. Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William
Cohen đến Tokyo
Đầu năm 1998, nhân chuyến thăm Tokyo của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
William Cohen, hai nước đã ra tuyên bố chung ca ngợi những thành công của
quan hệ hợp tác an ninh và tuyên bố sẽ cùng nhau nghiên cứu hệ thống phòng
thủ tên lửa đạn đạo. Vụ Bắc Triều Tiên phóng tên lửa Taepo-dong 1 bay qua lãnh
thổ Nhật Bản ngày 31/8/1998 đã bộc lộ một số điểm hạn chế của Lực lượng
phòng vệ Nhật Bản. Quan chức Nhật Bản thừa nhận rằng, lực lượng phòng vệ
của nước này thiếu khả năng nhanh nhạy và sự đào tạo kỹ lưỡng để đối phó với
những tình huống bất ngờ như thế này. Hiện nay, Nhật Bản vẫn chỉ cịn có thể
trơng chờ vào sự giúp đỡ của Mỹ. Điều này thúc đẩy Nhật Bản quyết định tham
gia kế hoạch nghiên cứu và xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chiến thuật
TMD4. Hệ thống này có khả năng năng ngăn chặn tên lửa đối phương từ xa, bắn
hạ tên lửa đang bay trên không. Với một hệ thống radar hiện đại, tầm kiểm soát
tên lửa của hệ thống này khá rộng, bao quát của Trung Quốc, Triều Tiên, vùng

4

Kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chiến thuật TMD (Threater Missile Defense) được Tổng thống
Clinton đưa ra tháng 5/1993, thay thế cho kế hoạch “chiến tranh giữa các vì sao”, nhằm bố trí hệ thống phịng
ngự ở Nhật Bản tránh cho Mỹ trực tiếp bị tên lửa đối phương tập kích, hệ thống này có thể được lắp đặt ở các căn
cứ quân sự Mỹ ở nước ngoài. Hiện kế hoạch đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm.

13


Biển Đơng. Nhật Bản tham gia chương trình này nhằm đối phó với Bắc Triều
Tiên nhưng sâu xa hơn là để đối phó với cả Trung Quốc và Nga, tạo thế răn đe
các nước khác, không để cho ai coi thường về khả năng phòng thủ của Nhật Bản.
Tháng 12/1998, Chính phủ Nhật Bản chính thức gia nhập chương trình TMG của
Mỹ và tuyên bố sẽ chi 9.600 tỷ Yên cho kế hoạch này trong năm tài khóa 1999.
2.6. Quốc hội Nhật Bản thông qua ba đạo luật chủ chốt
Tháng 5/1999, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua ba đạo luật chủ chốt
nhằm tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ và mở rộng vai trò của lực lượng
phòng vệ Nhật Bản. Theo đó, lực lượng phịng vệ Nhật Bản được phép hoạt động
độc lập ở nước ngoài, lần đầu tiên kể từ Chiến tranh thế giới thứ Hai, được phép
tham gia các hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên Hợp Quốc. Các đạo luật cũng
dành sự ủng hộ đối với phương hướng hợp tác phòng thủ Mỹ - Nhật, trong đó
lực lượng phịng vệ Nhật Bản sẽ dành cho Mỹ sự hậu thuẫn trong trường hợp an
ninh Nhật Bản bị đe dọa hay có khủng hoảng trong khu vực. Các lực lượng hải
quân Mỹ được phép sử dụng cảng dân sự của Nhật Bản 5. Quốc hội Nhật Bản đã
vượt qua được những bất đồng quan điểm về liên minh an ninh, phấn đấu hợp tác
vì lợi ích sống còn của Nhật Bản. Việc Quốc hội Nhật Bản nhanh chóng thơng
qua các đạo luật ủng hộ liên minh an ninh Mỹ - Nhật cho thấy tính cấp thiết phải
củng cố khả năng phòng thủ của Nhật Bản. Cũng qua đó, tạo cơ sở pháp lý cho
việc Nhật Bản tham gia tích cực hơn vào các hoạt động an ninh, quân sự ở khu

vực và trên thế giới. Đây là một bước tiến quan trọng trong quan hệ an ninh Mỹ Nhật.

II. LỢI ÍCH CỦA MỸ VÀ NHẬT BẢN TRONG QUAN HỆ AN NINH
MỸ - NHẬT

5

Vietnam News, ngày 25/9/1999, TTXVN tr10

14


Nếu như bối cảnh quốc tế và khu vực là cái khung chung, nhân tố khách
quan tạo điều kiện cho liên minh an ninh Mỹ - Nhật tiếp tục tồn tại sau Chiến
tranh Lạnh thì nhân tố lợi ích là yếu tố quyết định việc cần thiết hay khơng duy
trì quan hệ và cho thấy tính chất quan hệ sẽ đi theo hướng nào. Thực tế cho thấy
hai nước Mỹ và Nhật Bản vẫn còn cần đến nhau để đảm bảo lợi ích quốc gia của
họ.
1. Lợi ích đối với Mỹ
1.1. Lợi ích an ninh, chính trị
Trước tiên phải khẳng định rằng, lợi ích của Mỹ trong quan hệ này gắn với
những lợi ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, khu vực có ý nghĩa chiến
lược về an ninh, kinh tế đối với Mỹ. Trong khu vực xuất hiện nhiều nhân tố bất
ổn, dễ bùng nổ đe dọa lợi ích của Mỹ. Vai trị lãnh đạo của Mỹ gặp phải những
thách thức mới. Trung Quốc, Nhật Bản thì tranh giành ảnh hưởng với Mỹ trong
khu vực, cịn các nước khác muốn hợp tác với nhau về kinh tế để loại Mỹ ra khỏi
cuộc chơi. Vì vậy, Mỹ cần phải thể hiện được vai trị của mình trong trật tự an
ninh khu vực. Mỹ muốn tạo tiền đề cho việc xác lập những luật lệ và mục tiêu an
ninh của Mỹ mà các nước khác phải nghe theo6, đồng thời tạo điều kiện phổ biến
các giá trị dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ vào các nước trong khu vực. Mà những

căn cứ quân sự của Mỹ tác động rất thuận tiện cho việc kiểm soát hay kiểm tra
quân sự kịp thời ứng phó với những tình huống bất ổn ở khu vực, nhất là ở Đông
Bắc.
Thứ hai, Mỹ cần tiếp tục khống chế Nhật Bản, bởi vì Mỹ nhận thấy Nhật
Bản có xu hướng “thốt Mỹ nhập Á”, tách dần khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ. Hơn
nữa, điều quan trọng là với tiềm năng kinh tế và tham vọng quyền lực hiên nay
của Nhật Bản thì Mỹ sẽ phải đứng trước một thử thách mới. Vì vậy, cách tốt nhất

6

Jameo Shinn edited, weaving the net: conditional engagement with China, New York, 1996, tr102

15


là Mỹ vẫn tiếp tục tăng cường quan hệ an ninh, kinh tế với Nhật Bản, giữ Nhật
Bản trong vòng kiềm tỏa của Mỹ.
Thứ ba, liên minh với Nhật Bản cũng được Mỹ coi là một cách thức để
khống chế sự lớn mạnh của Trung Quốc. Tham vọng bá quyền ở khu vực của
Trung Quốc rõ ràng ảnh hưởng đến khả năng duy trì vai trị lãnh đạo của Mỹ ở
khu vực và cả trên thế giới. Mỹ thực hiện chính sách vừa kiềm chế vừa hợp tác
đối với Trung Quốc. Mỹ khơng thể để cho Trung Quốc có thể trở thành Liên Xô
thứ hai chống lại Mỹ. Đây là mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ.
Thứ tư, ở châu Á khơng có một cơ cấu an ninh chặt chẽ như NATO, cho
nên liên minh Mỹ - Nhật được coi là một nhân tố quan trọng để duy trì thế cân
bằng ở khu vực, xóa đi sự lo ngại về một khoảng trống quyền lực sẽ gây nên một
sự xáo trộn trật tự an ninh khu vực. Ngoài ra, nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân ở
khu vực này ngày càng lên cao, do đó việc duy trì ô hạt nhân của Mỹ ở Nhật Bản
có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ hạt nhân, răn đe các nước khác, đảm bảo an ninh
cho cả Mỹ và Nhật Bản.

Thứ năm, xét trên bình diện lợi ích tồn cầu của Mỹ, giữ vững an ninh Mỹ
- Nhật tức là đảm bảo được niềm tin của các đồng minh khác vào cam kết an
ninh của Mỹ vì từ trước đến nay cam kết an ninh Mỹ - Nhật tiếp tục buộc Nhật
Bản phải chia sẻ trách nhiệm, có tác dụng giảm gánh nặng của Mỹ với các cam
kết an ninh quốc tế, để Mỹ có thể tập trung hơn vào các vấn đề kinh tế, đối nội
đồng thời lái chính sách, quan điểm của Nhật Bản về các vấn đề quốc tế theo
hướng lợi ích và chính sách của Mỹ.
1.2. Lợi ích kinh tế
Đây cũng là một trong những lý do quan trọng thúc đẩy Mỹ duy trì quan
hệ Mỹ - Nhật nói chung và quan hệ an ninh nói riêng.

16


Trong chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới của Mỹ, một trong ba
ưu tiên hàng đầu là củng cố sức mạnh kinh tế Mỹ, tăng cường tính cạnh tranh
của nền kinh tế Mỹ phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích của các nhóm xã hội, các
ngành kinh tế dựa trên lợi thế về sức mạnh kinh tế, quân sự của Mỹ. Chương
trình 5 điểm phục hồi kinh tế Mỹ và thế giới các các mục tiêu chính là ổn định
kinh tế, coi thương mại là nhân tố ưu tiên đối với an ninh của Mỹ, tăng cường
vai trò lãnh đạo của Mỹ trong giới tài chính quốc tế, mở rộng thị trường sang các
nước phát triển khác7. Nhật là thị trường tốt để Mỹ khai thác, hơn nữa cả hai
nước đều có sự phụ thuộc kinh tế khá chặt chẽ.
Hiện trạng trong quan hệ buôn bán, đầu tư Mỹ - Nhật theo hướng khơng
có lợi cho Mỹ đã tồn tại từ nhiều năm nay. Mức thâm hụt mậu dịch của Mỹ đối
với Nhật Bản rất lớn. Năm 1992, mức thâm hụt là 49 tỷ USD, năm 1993 con số
này lên tới 60 tỷ USD8. Mỹ hy vọng rằng tăng cường quan hệ an ninh Mỹ - Nhật
sẽ tạo thế cho Mỹ trong việc thúc ép Nhật Bản cải thiện tình trạng quan hệ bn
bán bất bình đẳng giữa hai nước, tránh một cuộc chiến tranh kinh tế khơng mong
đợi có thể gây tổn thương cho chính nền kinh tế Mỹ.

Việc tiếp tục giữ Hiệp định an ninh Mỹ - Nhật, thực hiện chính sách chia
sẻ trách nhiệm sẽ góp phần giúp Mỹ giảm chi phí quốc phịng. Thời điểm này,
chi phí quốc phịng của Mỹ thuộc loại cao nhất thế giới, khoảng 250 tỷ
USD/năm. Vào thời điểm kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, Quốc hội Mỹ đang
xem xét cắt giảm chi phí quốc phịng, sự hỗ trợ về tài chính của Nhật Bản quả là
có ý nghĩa lớn.
Như vậy, Nhật Bản vẫn đóng vai trò lớn trong chiến lược của Mỹ vào thời
kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ ưu tiên nhiều tới những lợi ích an ninh, chính trị và có
phần giảm nhẹ tầm quan trọng của lợi ích kinh tế, Mỹ làm ngơ cho Nhật lợi dụng
7

Đỗ Lộc Diệp “Hoa Kỳ - Xu hướng chiến lược kinh tế kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh”, Nxb KHXH, 1998,
tr.92.
8
Nguyễn Anh Tuấn “Một số nét về quan hệ kinh tế Mỹ - Nhật - Trung trong giai đoạn hiện nay”. Tạp chí Nghiên
cứu quốc tế, số 1 - tháng 2/1977, tr.8

17


thị trường Mỹ để phục hồi kinh tế, thì giai đoạn sau Chiến tranh Lạnh Mỹ quan
tâm việc tối đa hóa cả hai lợi ích an ninh, kinh tế, vì vậy Mỹ tiếp tục duy trì quan
hệ với Nhật Bản.
2. Lợi ích đối với Nhật Bản
2.1. Lợi ích an ninh, chính trị
Thứ nhất là vấn đề đảm bảo an ninh vẫn là mối quan tâm chính của các
nhà lãnh đạo Nhật Bản. Hiến pháp Nhật Bản không cho phép nước này xây dựng
một lực lượng quân sự lớn để đảm ảo an ninh quốc gia. Sau Chiến tranh Lạnh,
tình hình khu vực xung quanh Nhật Bản vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất ổn. Nằm
cạnh các siêu cường về hạt nhân như Nga, Trung Quốc, Triều Tiên nên Nhật Bản

luôn lo sợ cho tính mạng của mình. Vì vậy, khơng chỉ giới lãnh đạo mà còn cả
nhân dân đều thấy rằng, ô an ninh của Mỹ vẫn là sự đảm bảo chắc chắn cho sự
toàn vẹn lãnh thổ của Nhật Bản.
Thứ hai, cũng giống như Mỹ, duy trì quan hệ an ninh với Mỹ giúp Nhật
Bản kiềm chế Trung Quốc, một nước có nền kinh tế lớn và ảnh hưởng chính trị
cao trên trường quốc tế. Hơn nữa, bản thân Trung Quốc và Nhật Bản còn tiềm ẩn
những nghi kỵ sâu sắc do lịch sử để lại, cộng với vấn đề tranh chấp chủ quyền
trên đảo Senkaku/Điếu Ngư. Vì vậy, chính sách can dự của Mỹ với Trung Quốc
phần nào đáp ứng được lợi ích của Nhật Bản.
Thứ ba, Nhật muốn khẳng định chính sách đối ngoại hịa bình, thể hiện
thiện chí, giải tỏa nghi ngờ của các nước láng giềng về một “phát xít Nhật trong
q khứ”, và khơng gì hay bằng việc Nhật Bản tiếp tục duy trì nằm trong ơ hạt
nhân của Mỹ: Nhật Bản sẽ tích cực, năng động hơn nhưng chỉ trong khuôn khổ
kiềm chế của Mỹ để chứng minh rằng Nhật Bản từ bỏ vĩnh viễn chủ nghĩa qn
phiệt vì lợi ích của Nhật Bản, vì hịa bình và thịnh vượng của khu vực.

18


Thứ tư, Nhật Bản khơng có một thay thế nào ngoài Mỹ làm chỗ dựa vào
an ninh tại khu vực. Trung Quốc sẽ là nước đầu tiên bị loại khỏi danh sách lựa
chọn, còn Nga, trước kia Nhật Bản đã khơng chọn Liên Xơ làm đồng minh, thì
nay cũng khó có thể chọn Nga vì những mâu thuẫn này khơng phải một sớm một
chiều giải quyết được. Sự ủng hộ của Mỹ với các chính sách của Nhật Bản rất có
ích trong việc giải quyết các bất đồng Nhật - Nga.
Thứ năm, tiếp tục quan hệ an ninh với Mỹ khơng chỉ nâng cao vai trị của
Nhật Bản ở khu vực mà còn ở cả trên trường quốc tế, chia sẻ những quyền lợi
quốc tế với Mỹ. Với tư cách là siêu cường kinh tế thứ hai, Nhật Bản muốn tham
gia tạo lập một trật tự thế giới đa cực, trong đó Nhật Bản sẽ là một cực với đầy
đủ ý nghĩa của nó, nên Nhật Bản phải dựa vào Mỹ để nâng cao địa vị chính trị

của mình.
2.2. Lợi ích kinh tế
Điểm đáng nói đầu tiên là kinh tế Nhật Bản phụ thuộc khá nhiều vào Mỹ.
Mỹ là bạn hàng thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản. Nhật Bản cần lợi
dụng thị trường Mỹ để phát triển kinh tế. Mỹ cũng là nguồn cung cấp công nghệ
cơ bản cho các ngành kỹ thuật Nhật Bản. Nhật Bản lại là nước phụ thuộc nhiều
vào nguồn nhập khẩu nguyên, nhiên liệu bên ngồi. Con đường hàng hải đi qua
Biển Đơng là đường vận tải chính của Nhật Bản, đồng thời là kho nguyên nhiên
liệu nếu Nhật Bản biết khai thác. Nhưng Nhật Bản lại khơng có tàu trang bị hạt
nhân, tàu ngầm hay một căn cứ hải quân nào ở nước ngoài để bảo vệ quyền lợi
kinh tế. Cho nên, sự hiện diện của Hạm đội 7 của Mỹ tại phía Tây Thái Bình
Dương cũng như ở Ấn Độ Dương đem lại sự đảm bảo to lớn cho an ninh kinh tế
của Nhật Bản.
Thêm vào đó, dựa vào Mỹ để đảm bảo an ninh cho Nhật vẫn là phương
cách ít tốn kém và hiệu quả. Tuy Nhật phải tăng phần đóng góp vào những chi
phí qn sự của Mỹ trên đất Nhật (25 tỷ USD cho 3 năm kể từ 1997 so với mức
19


trung bình 5 đến 6 tỷ USD mỗi năm trước đây), nhưng tổng chi phí quốc phịng
của Nhật Bản vẫn nhỏ hơn 1% GNP9. Kết quả là, Nhật Bản vừa bảo vệ được tồn
vẹn lãnh thổ, vừa có thể tập trung phần lớn nguồn tài chính vào phát triển kinh
tế.
Tóm lại, vì những lợi ích an ninh, kinh tế sống cịn nên Nhật Bản cần phải
duy trì quan hệ an ninh với Mỹ, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục coi quan hệ Mỹ Nhật là hịn đá tảng trong chính sách đối ngoại của mình.
III. TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ AN NINH MỸ - NHẬT ĐỐI VỚI
CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC
Mối quan hệ an ninh Mỹ - Nhật khách quan đã đem lại những lợi ích nhất
định đối với khu vực. Vì quan hệ an ninh Mỹ - Nhật sau Chiến tranh Lạnh xây
dựng được môi trường an ninh tương đối nên các nước có điều kiện để tập trung

vào phát triển kinh tế, góp phần làm cho khu vực trở nên phồn thịnh hơn. Hơn
nữa, tác động sâu kín của quan hệ mới là cân bằng và ổn định hóa quan hệ giữa
các nước lớn. Quan hệ Mỹ - Nhật đi vào thế ổn định hơn, hợp tác và chia sẻ trách
nhiệm nhiều hơn nữa. Quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước do tác động của
quan hệ an ninh sẽ được cải thiện và phát triển tốt đẹp.
Đối với Trung Quốc, mặc dù cả Mỹ và Nhật đều muốn kiềm chế Trung
Quốc song họ đều cần Trung Quốc vì lợi ích kinh tế (nhân lực, thị trường và đầu
tư…). Còn Trung Quốc cần cả Mỹ và Nhật để khai thác công nghệ và vốn. Đồng
thời Trung Quốc là một nước lớn nên mọi giải pháp thành công đối với khu vực
khơng thể khơng có Trung Quốc tham gia. Bởi vậy, Nhật và Mỹ đều khơng có lợi
gì nếu gây hiềm khích căng thẳng với Trung Quốc. Các mối quan hệ Nhật Trung, Nhật - Mỹ và Mỹ - Trung - Nhật theo đó cũng được củng cố.

9

Lê Linh Lan “Về những phương châm mới trong quan hệ an ninh Mỹ - Nhật” - Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số
5 (tháng 10/1997), tr.16

20


Rộng hơn nữa, để hạn chế ảnh hưởng của liên minh Nhật - Mỹ với mình,
Trung Quốc sẽ xây dựng quan hệ hợp tác với Nga, khai thác kho vũ khí và kỹ
thuật hiện đại của Nga để hiện đại hóa qn đội (cịn Nga, do ảnh hưởng của
khối NATO cũng cần Trung Quốc để làm đối tượng trong quan hệ với Mỹ).
Ngược lại, Nhật và Mỹ cũng không dại gì mà làm xấu đi mối quan hệ với Nga
tạo điều kiện cho mối quan hệ Mỹ - Nga, Trung - Nga, Nhật - Nga cũng được cải
thiện.
Tuy nhiên, liên minh Mỹ - Nhật cũng gặp những phản ứng của các nước
trong khu vực. Trung Quốc đã tỏ thái độ phản đối mạnh mẽ đối với phương
châm phòng thủ Mỹ - Nhật 1997. Nước này cho rằng việc sửa đổi là đi ngược

với trào lưu chung của thời đại và Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật nên kết thúc cùng
với cuộc Chiến tranh Lạnh vì nó là sản phẩm của cuộc chiến tranh này.
Hai nước trên bán đảo Triều Tiên là những đối tượng trực tiếp có lợi ích
gắn liền với quan hệ an ninh Mỹ - Nhật mới. Bắc Triều Tiên tỏ thái độ công khai
phản đối bởi chính phương châm phịng thủ mới và “tun bố 1996” đặt mục
tiêu ảnh hưởng lấy chỉ định cụ thể là bán đảo Triều Tiên cả về an ninh và cả về
vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân.
Là nước từng bị qn đội Nhật chiếm đóng, Hàn Quốc khơng hài lòng với
phương châm mới của Mỹ và Nhật. Lo ngại sự mở rộng vai trị của Nhật trong
liên minh có thể là điều kiện để Nhật trở lại chủ nghĩa quân phiệt, nhưng Hàn
Quốc vẫn cố gắng tìm cách kiếm chế sự giận dữ bởi bị tác động mạnh mẽ của
mối quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ thông qua Hiệp ước an ninh Mỹ - Hàn.
Do đó, Hàn Quốc cũng miễn cưỡng nói rằng “Hiệp ước đó đáng được hoan
nghênh”10.
Còn với các nước ASEAN, hầu hết các nước này đều có tranh chấp với
Trung Quốc ở khu vực Biển Đông, khả năng liên minh Mỹ - Nhật can thiệp giải
10

Tài liệu tham khảo đặc biệt, TTXVN, ngày 26/9/1997

21


quyết các xung đột ở Biển Đông làm các nước này thấy cần phải ủng hộ sự tiếp
tục Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Các nước ASEAN cần ít nhất là duy trì nguyên
trạng để khai thác nguồn lợi kinh tế ở khu vực này. Do vậy, họ hoặc lên tiếng ủng
hộ những phát triển mới, hoặc giữ thái độ trung lập, khơng phản ứng gì.
Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, Đài Loan tỏ thái độ nhiệt tình hoan
nghênh sự đổi mới. Điều này cũng dễ nhận thấy bởi Đài Loan biết rằng quan hệ
an ninh Mỹ - Nhật mới ngăn chặn khả năng Trung Quốc sử dụng vũ lực thống

nhất Đài Loan. Trong lúc đó Đài Loan cần tuyên bố độc lập với Trung Quốc và
chí ít là giữ nguyên trạng nên ảnh hưởng của những sửa đổi là rất cần thiết đối
với Đài Loan.
Ngoài ra, cũng cần phải xét đến thái độ của Nga đối với liên minh này.
Hiện nay, Nga đang cần thời gian để phục hồi kinh tế, mặc dù phương châm
phòng thủ mới có thể gây ra khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp giữa Nga
và Nhật về quần đảo Kuril, nhưng Nga đã tỏ ra đồng tình với hiệp ước. Có thể là
do hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ mới đảm bảo được môi trường an ninh ổn định để
Nga phát triển và có điều kiện xây dựng được quan hệ đối tác chiến lược trước
khi có những sửa đổi trong quan hệ an ninh Mỹ - Nhật (tức là Nga đã có đồng
minh). Tuy vậy, một số báo chí Nga nói rằng cần phải cảnh giác với liên minh
Mỹ - Nhật về khả năng nó trở thành một NATO phương Đơng. Điều này cũng dễ
hiểu vì NATO là mối lo ngại của Nga ở châu Âu.

IV. TRIỂN VỌNG CỦA QUAN HỆ AN NINH MỸ - NHẬT
Từ cuối thập kỷ 80, Robert Scalapino, một chuyên gia hàng đầu của Mỹ
về Nhật Bản đã đưa ra nhận xét: “Vì quan hệ Mỹ - Nhật chủ yếu dựa trên sự phụ
thuộc lẫn nhau về kinh tế và sự lệ thuộc về chiến lược, nó sẽ vượt qua được bão
22


táp hiện tại và tương lai”11. Lịch sử quan hệ hai nước trong những năm 90 đã
chứng minh điều này là hồn tồn đúng. Trong tương lai, tun đốn này sẽ vẫn
còn giá trị chừng nào Mỹ và Nhật còn cần và phụ thuộc lẫn nhau.
Về phía Mỹ, có thể Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện của Mỹ ở Nhật. Tầm
quan trọng của châu Á - Thái Bình Dương và mối lo ngại về một nước Trung
Quốc ngày càng lớn mạnh bên cạnh những yêu sách lãnh hải ở Biển Đông sẽ giữ
chân Mỹ tại khu vực này. Kể từ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố
khẳng định chính sách xoay trục sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì
Nhật Bản là một trong những nước đồng minh vô cùng quan trọng mà Mỹ hướng

tới. Đối với Mỹ, mối quan hệ liên minh xuyên Thái Bình Dương với Nhật Bản có
ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong việc cùng nhau đối mặt với sức mạnh quân sự
và kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Chính quyền Trump có thể sẽ vẫn duy trì chính sách ngoại giao năng
động, tích cực can dự vào các vấn đề ở châu Á - Thái Bình Dương vì đây là
chiến lược lâu dài của Mỹ có từ thời sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, và chính
quyền Obama trước đó đã đặt trọng tâm vào khu vực này với chuyến lược “xoay
trục” sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và điều này cũng đã được minh
chứng bởi một số động thái gần đây của Chính quyền Donald Trump.
Thứ nhất, nhằm tăng cường quan hệ đồng minh gần gũi xuyên Thái Bình
Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã thực hiện chuyến thăm
Nhật Bản trong hai ngày 6 - 7/12/2016. Chuyến thăm được đánh giá là rất quan
trọng trước thềm giai đoạn chuyển giao quyền lực của chính quyền mới của Mỹ
dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump. Chuyến thăm này đã chứng tỏ Mỹ
muốn tái khẳng định tầm quan trọng của liên minh an ninh Mỹ - Nhật trong bối
cảnh tồn tại những mối đe dọa về hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên cũng như diễn
biến phức tạp trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.
11

Dương Quốc Thanh “Quan hệ Nhật - Mỹ sau Chiến tranh Lạnh”. Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 15 (12/1996),
tr.19

23


Thứ hai, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe tới Mỹ hôm
10/2/2017, Tổng thống Donald Trump đã ký tuyên bố chung với nhà lãnh đạo
Nhật Bản, trong đó tái khẳng định cam kết của Mỹ trong việc bảo vệ Nhật Bản,
đồng minh thân cận của Washington tại châu Á, bằng cả sức mạnh quân sự
truyền thống lẫn năng lực hạt nhân và rằng các thỏa thuận quốc phòng chung

giữa hai nước sẽ được áp dụng cho cả khu vực quần đảo Senkaku, nơi Trung
Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, trên Biển Hoa Đông. Đồng thời, Tổng thống
Trump khẳng định quan hệ đồng minh Mỹ - Nhật là “nền tảng” cho hịa bình và
ổn định tại khu vực, và tránh nhắc đến phát biểu trước đây của ông về việc yêu
cầu Tokyo phải chi trả nhiều hơn cho việc hưởng lợi từ “ô bảo hộ an ninh” của
Mỹ.
Ý nghĩa của liên minh Mỹ - Nhật đối với Nhật Bản sẽ khơng hề bị suy
giảm trong những năm tới vì: Một là, ô hạt nhân của Mỹ vẫn cần thiết chừng nào
Nhật Bản chưa đủ thực lực và điều kiện pháp lý để tự bảo vệ đất nước. Hai là,
hiện nay chủ nghĩa hịa bình cịn ăn sâu trong tâm trí người dân Nhật. Mặc dù
mong muốn Nhật Bản giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, nhưng họ sẽ tiếp tục đấu tranh
chống việc tái vũ trang và địi hỏi chính quyền Nhật Bản giữ vững nguyên tắc
phi hạt nhân. Ba là, Nhật Bản phải tính đến mơi trường an ninh và thái độ của
các nước láng giềng. Tuy việc núp dưới cái ô an ninh của Mỹ chắc chắn sẽ ảnh
hưởng tới mục tiêu trở thành một cực trên thế giới của Nhật Bản vì chịu sự ảnh
hưởng của Mỹ, nhưng đây cũng là một cách giúp Nhật Bản từng bước tham gia
vào các vấn đề an ninh chính trị quốc tế thông qua sự hợp tác với Mỹ với tư cách
là “đối tác tồn cầu”.
Nhật Bản ln hướng tới phát triển những thành tự trong hợp tác an ninh
Mỹ - Nhật. Ngày 20/1/2017, Thủ tướng Abe tuyên bố ông muốn tăng cường hơn
nữa quan hệ liên minh Mỹ - Nhật dưới thời Tổng thống đắc cử Donald Trump,

24


coi liên minh Mỹ - Nhật luôn là nền tảng trong chính sách ngoại giao và an ninh
của Nhật Bản.

25



×