Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Giáo trình hệ điều hành mã nguồn mở (nghề quản trị mạng máy tính trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 49 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ AN GIANG

GIÁO TRÌNH
Hệ điều hành mã nguồn mở
NGHỀ QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
Trình độ cao đẳng
(Ban hành theo Quyết định số: 70 /QĐ-CĐN ngày 11 tháng 01 năm 2019
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề An Giang)

Tên tác giả: Đổ Văn Nhớ
Năm ban hành: 2018

1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc cả về số
lƣợng và chất lƣợng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ
thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới, lĩnh vực Công nghệ thơng tin nói chung và ngành
Quản trị mạng ở Việt Nam nói riêng đã có những bƣớc phát triển đáng kể.
Chƣơng trình dạy nghề Quản trị mạng đã đƣợc xây dựng trên cơ sở phân
tích nghề, phần kỹ năng nghề đƣợc kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện


thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo
trình theo các mơđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.
Mô đun 27: Hệ điều hành mã nguồn mở là mô đun đào tạo chun mơn
nghề đƣợc biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong
quá trình thực hiện, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu Hệ điều hành mã
nguồn mở trong và ngoài nƣớc, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhƣng không tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình
đƣợc hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 15 tháng 04 năm 2018
Tham gia biên soạn
Đổ Văn Nhớ

2


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................................2
MỤC LỤC ......................................................................................................................................3
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ LINUX ................................................................................................6
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ LINUX ..........................................................................................6
II. UNIX VÀ LINUX .................................................................................................................7
III. TÁC QUYỀN VÀ BẢN QUYỀN LINUX .........................................................................7
BÀI 2: CHUẨN BỊ CÀI ĐẶT LINUX .........................................................................................9
I. CHỌN CẤU HÌNH PHẦN CỨNG .......................................................................................9

II. DUNG LƢỢNG ĐĨA VÀ BỘ NHỚ ....................................................................................9
BÀI 3: CÀI ĐẶT CENTOS ........................................................................................................11
I. GIỚI THIỆU ........................................................................................................................11
II. CÁCH THỨC CÀI ĐẶT BẰNG GIAO DIỆN HOẶC DÒNG LỆNH ..........................12
III. PHÂN CHIA VÀ ĐỊNH DẠNG Ổ CỨNG......................................................................16
IV.CHỌN PHIÊN BẢN CÀI ĐẶT VÀ GÓI PHẦN MỀM SỬ DỤNG...............................18
BÀI 4: BẮT ĐẦU SỬ DỤNG ......................................................................................................23
I. SỬ DỤNG CÁC LỆNH CƠ BẢN .......................................................................................23
II. QUẢN LÝ NGƢỜI SỬ DỤNG ..........................................................................................25
III. ĐÓNG VÀ TẮT CENTOS VÀ CHẠY CÁC ỨNG DỤNG CENTOS .........................27
IV. CÀI ĐẶT VÀ GỞ BỎ PHẦN MỀM................................................................................27
BÀI 5: QUẢN LÝ TẬP TIN VÀ THƢ MỤC ............................................................................29
I. HỆ THỐNG THƢ MỤC TRONG CENTOS ....................................................................29
II. CÁC THAO TÁC TRÊN THƢ MỤC VÀ TẬP TIN .......................................................31
III. THIẾT LẬP QUYỀN HẠN TRUY CẬP ........................................................................33
BÀI 6: CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH PHẦN MỀM CHIA SẼ THƢ MỤC VỚI SAMBA ........36
I. CÀI ĐẶT SAMBA ...............................................................................................................36
II. CẤU HÌNH SAMBA ..........................................................................................................37
III. WINDOWS TRUY CẬP THƢ MỤC CHIA SẼ TỪ CENTOS ....................................38
IV. CENTOS TRUY CẬP THƢ MỤC CHIA SẼ WINDOW BẰNG GIAO DIỆN .........40
V. CENTOS TRUY CẬP THƢ MỤC CHIA SẼ WINDOW BẰNG DÒNG LỆNH .........44

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: HỆ ĐIỀU HÀNH MÃ NGUỒN MỞ
Mã mơ đun: MĐ 27
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠ ĐUN
1. Vị trí: Mơ đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung,

trước các môn học, mô đun đào tạo chuyên môn nghề
2. Tính chất: Là mơ đun đào tạo nghề bắt buộc
II. MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN
1. Về kiến thức:
- Biết được hệ điều hành mã nguồn mở, các lệnh cơ bản để sử dụng bằng
dịng lệnh
- Chọn được phần cứng thích hợp để cài được hệ điều hành Linux
2. Về kỹ năng:
- Cài đặt các phần mềm và các ứng dụng trên hệ Linux
- Sử dụng được một số ứng dụng cơ bản trên hệ Linux
- Sử dụng các lệnh cơ bản về quản lý hệ thống Linux, các tập tin, thư mục, tài
khoản, phân chia quyền hạn
- Thực hiện được chia sẽ tập tin và thư mục và kết nối giữa windows và linux
3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Quản lý, giám sát và khắc phục được
các sự cố trên hệ thống linux
Nội dung của mô đun
TT

Tên các bài trong
mô đun

1

Bài mở đầu

2

Bài 1:Tổng quan về Linux

Thời gian (giờ)

Tổng
số


thuyết

Thực
hành

4

2

2

4

2

2

12

4

8

Kiểm
tra


I.Tìm hiểu chung về Linux
II. UNIX và Linux
III. Tác quyền và bản quyền Linux
3

Bài 2: Chuẩn bị cài đặt Linux
I. Chọn cấu hình phần cứng
II. Dung lượng đĩa và bộ nhớ

4

Bài 3: Cài đặt Cent OS
I. Giới thiệu
II. Cách thức cài đặt bằng giao diện

4


hoặc dòng lệnh
III. Phân chia và định dạng ổ cứng
IV.Chọn phiên bản cài đặt và gói phần
mềm sử dụng
Bài 4: Bắt đầu sử dụng

5

8

2


6

12

4

7

1

16

4

11

1

4

2

2

60

20

38


I. Sử dụng các lệnh cơ bản
II. Quản lý người sử dụng
III. Đóng và tắt CentOS và chạy các ứng
dụng CentOS
IV. Cài đặt và gở bỏ phần mềm
6

Bài 5: Quản lý tập tin và thƣ mục
I. Hệ thống thư mục trong CentOS
II. Các thao tác trên thư mục và tập tin
III. Thiết lập quyền hạn truy cập
Kiểm tra

7

Bài 6: Cài đặt và cấu hình phần mềm
chia sẽ thƣ mục với samba
I. Cài đặt samba
II. Cấu hình samba
III. Windows truy cập thư mục chia sẽ
từ CentOS
IV. CentOS truy cập thư mục chia sẽ
window bằng giao diện
V. CentOS truy cập thư mục chia sẽ
window bằng dịng lệnh
Kiểm tra
Ơn tập

8


Cộng

2

5


BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ LINUX

Giới thiệu
Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của
hệ điều hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc
phát triển mã nguồn mở.
Mục tiêu
Học xong bài này học viên sẽ giải thích được kiến thức chung về sự ra đời,
mục đích ra đời của hệ điều hành Linux, các giai đoạn phát triển cũng như các
phiên bản của hệ điều hành Linux, sự khác biệt giữa Linux và Unix, và học viên sẽ
hiểu rõ hơn về tác giả và bản quyền của hệ điều hành Linux trước khi sử dụng
chúng
Nội dung chính
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ LINUX
1. Tổng quan về Linux
Linus Tovalds (một sinh viên Phần lan) đưa ra nhân (phiên bản đầu tiên) cho
hệ điều hành Linux vào tháng 8 năm 1991 trên cơ sở cải tiến một phiên bản UNIX
có tên Minix do Giáo sư Andrew S. Tanenbaum xây dựng và phổ biến. Nhân
Linux tuy nhỏ song là tự đóng gói. Kết hợp với các thành phần trong hệ thống
GNU, hệ điều hành Linux đã được hình thành. Và cũng từ thời điểm đó, theo tư
tưởng GNU, hàng nghìn, hàng vạn chun gia trên tồn thế giới (những người này
hình thành nên cộng đồng Linux) đã tham gia vào tiến trình phát triển Linux và vì
vậy Linux ngày càng đáp ứng nhu cầu của người dùng.

Năm 1991, Linus Torvald viết thêm phiên bản nhân v0.01 (kernel) đầu tiên
của Linux đưa lên các BBS, nhóm người dùng để mọi người cùng sử dụng và phát
triển.
Năm 1994, hệ điều hành Linux phiên bản 1.0 được chính thức phát hành và
ngày càng nhận được sự quan tâm của người dùng.
Năm 1995, nhân 1.2 được phổ biến. Phiên bản này đã hỗ trợ một phạm vi
rộng và phong phú phần cứng, bao gồm cả kiến trúc tuyến phần cứng PCI mới
Năm 1996, nhân Linux 2.0 được phổ biến. Phân bản này đã hỗ trợ kiến trúc
phức hợp, bao gồm cả cổng Alpha 64-bit đầy đủ, và hỗ trợ kiến trúc đa bộ xử lý.
Phân phối nhân Linux 2.0 cũng thi hành được trên bộ xử lý Motorola 68000 và
kiến trúc SPARC của SUN. Các thi hành của Linux dựa trên vi nhân GNU Mach
cũng chạy trên PC và PowerMac.
Năm 1999, phiên bản nhân v2.2 mang nhiều đặc tính ưu việt và giúp cho
Linux bắt đầu trở thành đối thủ cạnh tranh đáng kể của MS Windows trên môi
trường server.
Năm 2000 phiên bản nhân v2.4 hỗ trợ nhiều thiết bị mới (đa xử lý tới 32 chip,
USB, RAM trên 2GB...) bắt đầu đặt chân vào thị trường máy chủ cao cấp.
Các phiên bản của Linux được xác định bởi hệ thống chỉ số theo một số mức
(hai hoặc ba mức). Trong đó đã quy ước rằng với các chỉ số từ mức thứ hai trở đi,
nếu là số chẵn thì dịng nhân đó đã khá ổn định và tương đối hồn thiện, cịn nếu là
số lẻ thì dịng nhân đó vẫn đang được phát triển tiếp.
2. Vấn đề bản quyền
Về lý thuyết, mọi người có thể khởi tạo một hệ thống Linux bằng cách tiếp
nhận bản mới nhất các thành phần cần thiết từ các site ftp và biên dịch chúng.
6


Trong thời kỳ đầu tiên, người dùng Linux phải tiến hành tồn bộ các thao tác này
và vì vậy cơng việc là khá vất vả. Tuy nhiên, do có sự tham gia đơng đảo của các
cá nhân và nhóm phát triển Linux, đã tiến hành thực hiện nhiều giải pháp nhằm

làm cho công việc khởi tạo hệ thống đỡ vất vả. Một trong những giải pháp điển
hình nhất là cung cấp tập các gói chương trình đã tiền dịch, chuẩn hóa.
Những tập hợp như vậy hay những bản phân phối là lớn hơn nhiều so với hệ
thống Linux cơ sở. Chúng thường bao gồm các tiện ích bổ sung cho khởi tạo hệ
thống, các thư viện quản lý, cũng như nhiều gói đã được tiền dịch, sẵn sàng khởi
tạo của nhiều bộ công cụ UNIX dùng chung, chẳng hạn như trình duyệt web, cơng
cụ xử lý, soạn thảo văn bản và thậm chí các trị chơi.
Cách thức phân phối ban đầu rất đơn giản song ngày càng được nâng cấp và
hồn thiện bằng phương tiện quản lý gói tiên tiến. Các bản phân phối ngày nay bao
gồm các cơ sở dữ liệu tiến hóa gói, cho phép các gói dễ dàng được khởi tạo, nâng
cấp và loại bỏ.
Nhà phân phối đầu tiên thực hiện theo phương châm này là Slakware, và
chính họ là những chuyển biến mạnh mẽ trong cộng đồng Linux đối với cơng việc
quản lý gói khởi tạo Linux. Tiện ích quản lý gói RPM (RedHat Package Manager)
của công ty RedHat là một trong những phương tiện điển hình.
Nhân Linux là phần mềm tự do được phân phối theo Giấy phép sở hữu công
cộng phần mềm GNU GPL.
II. UNIX VÀ LINUX
Unix là một hệ điều hành vốn ra đời đã từ rất lâu, tại phịng thí nghiệm Bell
Labs của AT&T. Dự án được dẫn dắt bởi Ken Thompson và Dennis Ritchie, 2
nhà khoa học máy tính nổi tiếng.
Cơng việc phát triển Unix chính thức được bắt đầu vào mùa hè năm 1969, và
phiên bản đầu tiên của Unix được ra đời vào tháng 3 năm 1971, tiếp đó là phiên
bản thứ 2 ra đời năm 1972.
Nếu bạn gõ lệnh date trên một máy Linux, hay trên MacOS bạn sẽ nhận được
một con số gọi là Unix Timestamp. Con số này là số giây tính từ thời điểm
00:00:00 ngày 1 tháng 1 năm 1970. Còn tại sao lại là thời điểm ngày 1 tháng 1 năm
1970 thì chắc giờ bạn cũng có câu trả lời rồi nhỉ. Đó chính là thời thời điểm mà
Unix đang nằm trong quá trình phát triển đấy.
Ken Thompson và Dennis Ritchie chính là 2 người đã tạo ra B, ngơn ngữ lập

trình vốn được support ở Unix những phiên bản đầu. Sau đó vào năm 1972, Ritchie
đã viết lại ngôn ngữ B, cải thiện nó tốt hơn, để trở thành ngơn ngữ lập C, ngơn
ngữ lập trình cịn rất phổ biến cho đến tận ngày nay. Hầu hết các components của
Unix sau này đều được viết bằng C.
Phân biệt giữa Linux và UNIX kernel: điểm quan trọng của Linux giúp nó
có thể so sánh hoặc thay thế UNIX là nó implement interface của UNIX kernel với
code riêng cho nên function cũng giống kernel UNIX thơi. Đã có người rất nổi
tiếng nói là về căn bản Linux cũng là Unix (kernel), vì nó hoạt động giống nhau.
III. TÁC QUYỀN VÀ BẢN QUYỀN LINUX
Việc sử dụng thuật ngữ quyền tác quyền và bản quyền, trên thế giới hiện nay,
mặc dù pháp luật về quyền tác giả của các nước tương đối giống nhau, đều bao
gồm các quy định về đối tượng bảo hộ quyền tác giả, các quyền của tác giả, chủ sở
7


hữu tác phẩm đối với tác phẩm, thời hạn bảo hộ quyền tác giả nhưng có nước
dùng thuật ngữ tác quyền trong đó tiêu biểu là Pháp; một số nước khác như Anh,
Mỹ lại sử dụng thuật ngữ bản quyền (copyright).
Nhân Linux là phần mềm tự do được phân phối theo Giấy phép sở hữu công
cộng phần mềm GNU, BSD.
 Giấp phép đại chúng GNU (General Public License)
 Người phổ biến một chương trình đã được cấp phép đại chúng phải đồng
thời phổ biến luôn cả mã nguồn cho người nhận
 Nếu người phổ biến chương trình đã thực hiện một sửa đổi gì đó cho
phần mềm thì những sửa đổi đó cũng phải được cấp phép theo chế độ
giấy phép đại chúng
 Người phổ biến chương trình khơng áp dụng với người nhận bất cứ hạn
chế nào không thuộc phạm vi giấy phép đại chúng
 Người nhận một phần mềm đã cấp phép đại chúng sẽ được trao y nguyên
mọi quyền như người phổ biến gốc, tức là quyền sao chép, chỉnh sửa và

phổ biến phần mềm
 Giấp phép BSD (Berkeley System Distribution)
 Ghi nhận công lao của tác giả đầu tiên làm ra phần mềm bằng cách đưa
vào file mã nguồn các thông tin bản quyền gốc
 Người phát hành ban đầu sẽ không chịu trách nhiệm trước pháp luật về
bất cứ thiệt hại nào phát sinh do sử dụng những phần mềm nguồn mở đã
được chỉnh sửa
Câu hỏi ơn tập :
1. Trình bày lịch sử phát triển Linux qua các năm
2. Nêu sự khác biệt cơ bản giữa Unix và Linux

8


BÀI 2: CHUẨN BỊ CÀI ĐẶT LINUX

Giới thiệu
Hệ điều hành mã nguồn mở hiện nay đã phát triển vượt bậc nhanh chóng về
phần mềm ứng dụng cũng như phần mềm hệ thống . Do đó khơng phải phần cứng
máy tính nào cũng có thể đáp ứng được các yêu cầu cài đặt hệ điều hành mã nguồn
mở, việc xác định lựa chọn phần cứng sẽ giúp bạn có lựa chọn tốt hơn trong việc
chọn cài đặt hệ điều hành linux.
Mục tiêu
Học xong bài này học viên có khả năng: Xác định cấu hình phần cứng phù
hợp, học viên có khả năng từ nhu cầu thực tế để tính tốn đưa ra cấu hình phần
cứng thích hợp nhất từ bộ nhớ, dung lượng bộ nhớ, chuẩn thiết bị đầu cuối để
chuẩn bị cho bước cài đặt Linux tốt nhất.
Nội dung chính
I. CHỌN CẤU HÌNH PHẦN CỨNG
Linux khơng địi hỏi máy có cấu hình mạnh. Tuy nhiên, nếu phần cứng có cấu

hình thấp q thì có thể khơng chạy được x window hay các ứng dụng có sẵn.Cấu
hình tối thiểu dùng để cài CentOS 7.0 Gnome
Tùy thuộc vào phiên bản cài đặt mà phần cứng yêu cầu cài đặt cao hay thấp, ở
đây tơi đưa ra cấu hình phần cứng dành cho hệ điều hành CentOS 7.0 Gnome
STT Thiết bị

Cấu hình đề nghị

1

MAIN

Giga G31

2

CPU

Core 2 Dual

3

RAM

1G

4

HDD


20G

5

LAN

100mb

II. DUNG LƢỢNG ĐĨA VÀ BỘ NHỚ
- Đĩa cứng được chia ra thành nhiều vùng khác nhau gọi là partition. Mỗi
partition được sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Mỗi đĩa cứng chỉ chia tối đa 4 partition
chính (primary). Giới hạn như vậy là do Master Boot Record của đĩa chỉ ghi tối đa
4 chỉ mục với 4 partition.
- Để tạo nhiều partition lưu trữ dữ liệu (hơn 4) người ta dùng partition mở
rộng (extended partition).
- Master Boot Record (MBR) nằm trên cùng đầu tiên của một ổ cứng. Nó
chứa đựng thơng tin về các partition trên ổ cứng đó. Một HDD chỉ có 1 MBR.
Thơng tin về bootloader sẽ được lưu trên MBR bootloader là một chương trình
khởi động. Trong Windows bootloader gồm: ntldr, NTDETECT.COM, boot.ini;
trong Linux có 2 bootloader phổ biến là lilo và grub
Có ổ cứng 80GB và được chia thành các partition như sau: hda1 Windows
NTFS = 20GB (active primary), hda2 /boot ext3 = 20MB primary , hda3
extended primary=40GB
9


Hình 2.1 : Cấu trúc phân vùng ổ đĩa
Cài đặt Linux thì cần những partition gì?
- /boot ext4 100MB: chứa linux kernel, file ảnh hỗ trợ load hệ điều hành
- /ext4 xxGB : partition root nắm giữ phần lớn HĐH Linux và dữ liệu

- /swap 2*sizeof(RAM): bộ nhớ ảo
Với 3 partition vừa tạo thì có thể cài đặt hệ điều hành Linux. Tuy nhiên, tùy
thuộc vào mục đích sử dụng mà chúng ta có thể tạo thêm các partition như: /home,
/usr, /var
*Bộ nhớ: đối với hệ điều hành linux chạy bằng dịng lệnh (Text) thì bộ nhớ
Ram khoảng 512mb là thông số lý tưởng, nhưng hệ điều hành linux chạy bằng giao
diện đồ họa (Graphics) thì bộ nhớ Ram 1G trở lên là đạt u cầu
Câu hỏi ơn tập
1. Trình bày cấu hình tối thiểu và cấu hình đề nghị khi cài đặt hệ điều hành
CentOS
2. Trình bày cấu trúc phân vùng ổ cứng khi cài đặt hệ điều hành CentOS

10


BÀI 3: CÀI ĐẶT CENTOS

Giới thiệu
Trong hệ điều hành linux có nhiều bản phân phối, trong đó CentOS là một
trong những hệ điều hành được sử dụng phổ biến và có giao diện thân thiện với
người dùng. Một thế mạnh của hệ điều hành CentOS là các phiên bản được cập
nhật liên tục và có nhiều người cộng đồng trên thế giới hỗ trợ và sử dụng làm việc
Mục tiêu
Biết được cách cài đặt CentOS
Thực hiện được cài đặt CentOS bằng giao diện và dòng lệnh
Xử lý được các lỗi cơ bản trong q trình cài đặt
Nội dung chính
I. GIỚI THIỆU
Các bản phân phối của Linux
 Debian GNU/Linux

 RedHat Linux
 Fedora Core
 SuSE
 Ubuntu
 CentOS
Trong đó:
 Debian GNU/Linux: do dự án Debian xây dựng, là bản phân phối phần
mềm tự do được phát triển từ sự cộng tác của các tình nguyện viên trên thế
giới. Kể từ lúc bắt đầu đến nay, hệ thống phát hành dưới tên gọi Debian
GNU/Linux được xây dựng dựa trên nhân Linux với nhiều công cụ cơ bản
lấy từ dự án GNU.
 Fedora core: được phát triển theo dự án Fedora Project và được bảo trợ bởi
Red Hat. Dự án Fedora nhắm tới mục đích tạo ra một hệ điều hành mã
nguồn mở hoàn chỉnh. Fedora được thiết kế để có thể dễ dàng cài đặt với
chương trình cài đặt mang giao diện đồ họa. Các phiên bản mới hơn của
Fedora có thể được phát hành mỗi 6 hoặc 8 tháng.
 SuSE do hãng Nowell phát triển. SuSE có các phiên bản chính thức như:
SuSE Linux Entergrise Server, openSuSE..
 Ubuntu: là bản phân phối Linux chủ yếu dành cho máy tính để bàn dựa trên
Debian GNU/Linux. Ubuntu hướng đến việc chỉ dùng phần mềm miễn phí
để cung cấp một hệ điều hành ổn định cho người dùng trung bình. Ubuntu
có một cộng đồng người dùng và hỗ trợ năng động.
 Redhat Linux một bản phân phối Linux của RedHat. Phiên bản cuối cùng
của redhat tính đến thời điểm hiện tại là bản 9.0
 CentOS-Community Entergrise Operating System: là bản được xây dựng
dựa trên nền tảng của Redhat Entergrise để cung cấp cho các server chuyên
dụng, phiên bản CentOS hiện tại là bản 7.0
Những dự án phần mềm mã nguồn mở thành công:
11



 BIND (máy chủ tên miền DNS)
 Apache (máy chủ Web)
 Sendmail (máy chủ thư điện tử)
 Open Office (bộ ứng dụng văn phịng)
Để thương mại hóa phần mềm mã nguồn mở người dùng phải được cấp phép
GNU(General Public License) hoặc Giấp phép BSD (Berkeley System
Distribution)
Trong giáo trình này tơi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt CentOS 7.0
II. CÁCH THỨC CÀI ĐẶT BẰNG GIAO DIỆN HOẶC DÒNG LỆNH
Đối với hệ điều hành Linux CentOS 7.0 trở về sau thì việc cài đặt bằng giao
diện hoặc dịng lệnh thì sẽ phụ thuộc vào phiên bản cài đặt.
Các phiên bản cài đặt của CentOS 7.0 gồm có:

Hình 3.1 Chọn các phiên bản cài đặt
Trong đó thì 2 phiên bản Server with GUI và GNOME Desktop sau khi cài
đặt xong mặc định sử dụng là giao diện, còn các phiên bản còn lại thì sau khi cài
đặt xong mặc định sử dụng là dòng lệnh.
Các bƣớc cài đặt hệ điều hành CentOS nhƣ sau:
- Máy ảo Oracle VM VirtualBox có 2 card mạng:
- Card 1: sử dụng để ra internet, bạn có thể dùng Bridged/NAT
- Card 2: sử dụng để kết nối local
Thơng tin cấu hình
12


+ Tạo một máy ảo mới như cài đặt các hệ điều hành khác

Hình 3.2 Chọn kiểu cai đặt là Linux
+ Chọn nơi lưu hệ điều hành centos


Hình 3.3 Chọn nơi lưu máy ảo và ổ cứng
13


+ Khởi động lần đầu tiên chúng ta chọn file iso CentOS7 –i386-DVD.iso, tùy
vào phần cứng mà chọn x86 hay x64

Hình 3.4 Hộp thoại lưu máy ảo
+ Chọn Install CentOS 7 để bắt đầu cài đặt

Hình 3.5 Chọn Install CentOS 7

14


Hình 3.6 Chọn ngơn ngữ và bàn phím
+ Chọn ngơn ngữ và bàn phím sử dụng
Thiết lập các cấu hình cơ bản:
+ Date & Time
+ Chọn ổ đĩa/phân vùng để cài
+ Chọn gói cần cài
+ Các cấu hình Network & Hostname
+Trong bài này tôi sẽ cài GONME Dekstop trong mục SOFTWARE
SELECTION và cũng sẽ không chọn up card mạng ngay, sau khi cài xong mình sẽ
up nó lên

Hình 3.7 Chọn phiên bản cài đặt

15



Hình 3.7 Giao diện hồn tất q trình thiết lập trước khi cài đặt

III. PHÂN CHIA VÀ ĐỊNH DẠNG Ổ CỨNG
Tiếp đến là trong mục INSTALLATION DESTINATION sẽ thực hiện cơng
việc chia đĩa phân vùng ổ cứng. Có 2 cách làm là chia đĩa tự động và chia đĩa thủ
công

 Automatically configure partitioning: tự động
 I will configure partitioning: thủ cơng

Hình 3.8 Giao diện lựa chọn cấu hình phân vùng

16


+ Tại đây ta chọn mặc định là Automatically configure partitioning cho phép
hệ thống chia đĩa tự động theo thông số mặc định
+ Nếu bạn chọn mục I will configure partioning sẽ cho phép phân vùng thủ
cơng

Hình 3.9 Chọn kiểu phân vùng thủ cơng

Hình 3.10 Hiển thị danh sách các thư mục ứng với thiết bị

17


Hình 3.11 Lựa chọn kiểu phân vùng ổ cứng


IV.CHỌN PHIÊN BẢN CÀI ĐẶT VÀ GĨI PHẦN MỀM SỬ DỤNG

Chọn gói cài đặt trong Base Environment: GNOME Desktop

Trong quá trình cài mình sẽ để mặc định, sẽ khơng ON các card mạng lên.
Xong các cấu hình cơ bản và nhấn Begin install để bắt đầu cài đặt

Hình 3.12 Chọn gói phần mềm tích hợp vào phiên bản
Hồn tất q trình cấu hình, nhấn Bengin Installation
18


Hình 3.13 Nhấn Begin Installatin để bắt đầu cài đặt

Hình 3.14 Quá trình cài đặt đang diễn ra.
Trong quá trình cài bạn có thể setup password cho root và tạo thêm account.
+ User root là user mặc định không thể thay đổi tên tài khoản, chỉ có thể thay
đổi mật khẩu.
19


Sau khi cài đặt xong cần khởi động lại để kết thúc q trình cài đặt

Hình 3.15 Hồn tất q trình cài đặt hệ điều hành
Cấu hình và sử dung:
Menu lúc khởi động CentOS 7

Hình 3.16 Lựa chọn kiểu khởi động hệ điều hành
- Giao diện đồ họa khởi động hoàn tất


20


Hình 3.17 Nhập username vào để đăng nhập
- Nhập tài khoản và mật khẩu trong lúc cài đặt để bắt đầu sử dụng

Hình 3.18 Nhâp mật khẩu cho tài khoản
- Đăng nhập vào thành công sẽ xuất hiện giao diện như sau:

21


Hình 3.19 Giao diện hệ điều hành CentOS 7.0
- Click phải vào màn hình nền Desktop chọn lệnh Open termial, chúng ta sẽ
làm việc trên cửa sổ này

Hình 3.20 Khởi động Terminal

Hình 3.21 Giao diện màn hình Terminal
Câu hỏi ơn tập :
1. Thực hiện cài đặt hệ điều hành CentOS phiên bản server
2. Thực hiện cài đặt hệ điều hành CentOS phiên bản Gnome Desktop

22


BÀI 4: BẮT ĐẦU SỬ DỤNG

Giới thiệu

Việc sử dụng thành thạo các dòng lệnh trong linux là một thế mạnh trong tất
cả các bản phân phối của hệ điều hành linux. Các câu lệnh trong linux có thể sử
dụng chung cho các hệ điều hành, việc sử dụng dòng lệnh để tương tác đến hệ
thống là một thế mạnh của người quản trị mạng. Để cho việc bắt đầu làm quen với
linux thì chúng ta nên chọn tương tác bằng dòng lệnh hoặc tương tác bằng giao
diện cho người mới bắt đầu.
Mục tiêu
Biết được cách cài đặt CentOS
Thực hiện được cài đặt CentOS bằng giao diện và dòng lệnh
Xử lý được các lỗi cơ bản trong quá trình cài đặt
Nội dung chính
I. SỬ DỤNG CÁC LỆNH CƠ BẢN
1. Ngày giờ
Cú pháp:
#date: xem ngày và giờ hiện hành
#date -s “nam:thang:ngay gio-phut-giay“: thay đổi ngày giờ hệ thống
Ví dụ:

2. Tên máy tính, địa chỉ ip
- Tên máy: hostname
Cú pháp:
#hostname: xem tên máy tính
#vi /etc/hostname: thay đổi tên máy sau khi khởi động lại
Ví dụ:

- Nhấn phím Insert sao đó đổi tên khoacntt thành tên máy tính mới, nhập tên
máy mới xong nhấn Esc, :x để lưu và thốt khỏi chương trình soạn thảo vi

23



Hình 4.1 Thay đổi tên máy tính
- Địa chỉ IP:
Cú pháp:
#ifconfig: xem địa chỉ ip của card mạng
#vi /etc/sysconfig/network-sripts/ifcfg-ten-card-mang
Ví dụ:
- Xem địa chỉ ip của card mạng

Hình 4.2 Xem thơng tin card mạng
- Thay đổi địa chỉ ip
+ BOOTPROTO: sẽ có 2 lựa chọn là static và dhcp
+ ONBOOT = yes: tự kích hoặc card mạng mỗi khi khởi động máy

24


Hình 4.3 Thiết lập địa chỉ ip card mạng
- Sau khi thay đổi địa chỉ ip xong nhấn Esc :x để lưu và thốt khỏi tập tin cấu
hình
- Sử dụng lệnh service network restart để khởi động lại card mạng
II. QUẢN LÝ NGƢỜI SỬ DỤNG
Linux phân ra làm 3 loại người dùng cơ bản:
 Super user: là người quản trị hệ thống (root) có tồn quyền quản lý hệ
thống. User này có UID là 0
 System User: người dùng được tạo ra khi cài đặt chương trình, dịch vụ hệ
thống.
 Regular user: tạm gọi là user thường, chỉ được quyền login vào và sử dụng
hệ thống, khơng có quyền quản trị, UID của những user này >=500.
Tập tin /etc/passwd:

Đóng vai trò sống còn đối với hệ thống Unix, Linux. Mọi người có thể đọc
nội dung của tập tin này nhưng chỉ có root mới có quyền thay đổi nó. Tập tin
/etc/passwd được lưu dưới dạng văn bản như hầu hết các tập tin cấu hình khác của
Linux
Mỗi tài khoản được lưu trong một dòng gồm 7 cột:
 Cột 1: tên người dùng
 Cột 2: mã liên quan đến mật khẩu của tài khoản và “x” đối với Linux. Mã
này lưu trong tập tin /etc/shadow mà chỉ có root mới có quyền đọc
 Cột 3,4: mã định danh tài khoản (user ID) và mã định danh nhóm (group
ID)
25


×