Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Giáo trình hệ thống giám sát (nghề truyền thông và mạng máy tính trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 89 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: HỆ THỐNG GIÁM SÁT
NGÀNH, NGHỀ: TRUYỀN THƠNG VÀ MẠNG MÁY TÍNH
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định Số: /QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày tháng năm 217
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


LỜI NĨI ĐẦU
Sự phát triển nhanh chóng của ngành cơng nghệ thông tin hiện nay, ở bất kỳ
một lĩnh vực nào cũng muốn tạo sự đơn giản nhanh chóng trong quá trình quản
lý, một thiết bị đã được tạo ra giúp giải quyết vấn đề này đó là “Camera”, thiết
bị giúp quan sát, theo dõi mọi thứ mà chúng ta muốn.
Xu hướng phát triển công nghệ giám sát là cuộc cách mạng công nghệ cao
hiện nay trên thế giới. Một loạt giải pháp được kết hợp trong giám sát nhằm đưa
ra các biện pháp đảm bảo an toàn cho xã hội và an ninh quốc gia. Chính vì vậy
việc sử dụng hệ thống giám sát là sự lựa chọn tối ưu và được ứng dụng rộng rãi


trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng do những lợi ích to lớn mà công
nghệ này mang lại đối với sự phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ và kinh tế
xã hội. Các hệ thống giám sát sử dụng Camera được đưa vào sử dụng trong
nhiều lĩnh lực khác nhau của đời sống như: Hệ thống camera giám sát giao
thông, hệ thống camera giám sát cho gia đình, siêu thị, trường học,…
Hệ thống Camera quan sát đang dần quen thuộc với mỗi người, với sự phát
triển của công nghệ mạng, các thiết bị viễn thông các hệ thống an ninh giám sát
cũng phát triển không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tốt hơn.
Nội dung:
Bài 1: Tổng quan về Camera.
Bài 2: Lắp đặt và cấu hình Camera.
Đồng Tháp, ngày 11 tháng 11 năm 2017
Chủ biên
Nguyễn Văn Phương

3


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 3
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ CAMERA ....................................................................... 8
1. Giới thiệu về camera: ........................................................................................ 8
1.1. Camera IP: .................................................................................................. 8
1.2. Camera Analog: .......................................................................................... 9
1.3. Camera không dây: ..................................................................................... 9
2. Thông số kỹ thuật của camera: ........................................................................ 10
2.1. Thơng số thể hiện chất lượng hình ảnh .................................................... 10
2.2. Góc quan sát của camera (ống kính) ........................................................ 11
2.3. Tiêu chuẩn chống bụi và nước “IP66″của camera quan sát ..................... 11
2.4. Tia hồng ngoại – Infrared rays (IR) ......................................................... 12

2.5. Điều kiện hoạt động ................................................................................. 12
2.6. Các thông số kỹ thuật khác ...................................................................... 12
3. Cấu tạo chung của camera ............................................................................... 13
3.1. Cấu tạo: ..................................................................................................... 13
3.2. Sơ đồ khối................................................................................................. 13
3.3. Nguyên lý hoạt động và chức năng camera quan sát: .............................. 14
4. Cấu tạo của đầu thu: ........................................................................................ 15
4.1. Đầu thu IP NVR (Network Video Recorder): .......................................... 15
4.2. Đầu thu analog DVR (Digital Video Recorder):...................................... 16
4.3. Đầu thu tích hợp HVR (Hyber Video Recorder): .................................... 17
5. Các thành phần camera có dây: ....................................................................... 18
6. Các thành phần camera không dây:................................................................. 19
7. Đồng bộ giữa camera và đầu thu: .................................................................... 20
8. Các hãng sản xuất Camera phổ biến ............................................................... 20
BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................................... 21
BÀI 2. LẮP ĐẶT VÀ CẤU HÌNH CAMERA ....................................................... 22
1. Camera đồng trục: ........................................................................................... 22
1.1. Lắp đặt ...................................................................................................... 22
1.2. Cấu hình: .................................................................................................. 26
2. Camera IP: ....................................................................................................... 43
2.1. Lắp đặt ...................................................................................................... 43
2.2. Cấu hình: .................................................................................................. 44
3. Camera khơng dây: .......................................................................................... 58
3.1. Lắp đặt: ..................................................................................................... 58
4


3.2. Cấu hình: .................................................................................................. 58
4. Camera tích hợp giữa đồng trục và IP: ........................................................... 63
4.1. Lắp đặt ...................................................................................................... 64

4.2. Cấu hình ................................................................................................... 64
BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 89

5


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN HỆ THỐNG GIÁM SÁT
Tên mơ đun: Hệ thống giám sát.
Mã mơ đun: MĐ 25
Vị trí, tính chất, vai trị mơ đun:
- Vị trí:
+ Mơ đun được bố trí sau các mơn học cơ sở ngành và mơ đun Lắp ráp và
cài đặt máy tính.
+ Học song song các môn học/ mô đun đào tạo chuyên ngành.
- Tính chất:
+ Là mơ đun chun ngành.
- Vai trị mơ đun:
+ Đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay việc theo dõi giám sát an ninh là rất
quan trọng, đặc biệt là trong nghề Sửa chữa, lắp ráp máy tính.
+ Mơ đun lắp đặt và cấu hình hệ thống camera giám sát giúp học sinh, sinh
viên nghề Sửa chữa, lắp ráp máy tính biết chọn lọc thiết bị, lắp đặt và cấu hình
theo dõi giám sát qua điện thoại vá máy tính.
Mục tiêu của mơ đun:
- Kiến thức:
Trình lựa chọn camera, đầu thu phù hợp với chi phí và địa điểm khách hàng
yêu cầu.
- Kỹ năng:
+ Khảo sát, tư vấn khách hàng.
+ Lắp đặt, cấu hình thành thạo các loại camera giám sát.

+ Cấu hình xem camera qua điện thoại và máy tính.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an tồn cho người và phương tiện học tập.
+ Có tính độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân trong công việc của mình.
Nội dung mơ đun:
Thời gian (giờ)
Thực
hành, thí
Mã bài
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý
nghiệm,
số thuyết
thảo luận,
bài tập
MĐ 25-01 Bài 1: Tổng quan về camera
20
8
10

Kiểm tra
(th ờng
xuyên,
định kỳ)
2
6


MĐ 25-02 Bài 2: Lắp đặt và cấu hình
camera
Thi/ Kiểm tra hết môn

Cộng

38

4

2
60

32

2

2
12

44

4

7


BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ CAMERA
Mã bài: MĐ 25-01
Giới thiệu:
Tìm hiểu về camera, biết và xác định được các loại camera, cấu tạo, thông số
kỹ thuật và hãng sản xuất.
Mục tiêu:
Trình bày được thơng số kỹ thuật, các thành phần cơ bản của camera và các

hãng sản xuất nổi tiếng hiện nay.
1. Giới thiệu về camera
Mục tiêu:
Trình bày được các loại camera giám sát.
1.1. Camera IP
- IP Camera (trong tiếng Anh là Internet Protocal Camera, viết tắt IP
Camera), là một loại camera được điều khiển và sử dụng từ xa qua mạng. Mỗi
Camera được có một địa chỉ IP có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp thành một
hệ thống mà không bị giới hạn về số lượng camera.
- Camera IP có tính năng quan sát và truyền tải hình ảnh được số hóa, xử lý
và mã hóa từ bên trong, sau đó truyền tải tín hiệu ảnh số qua một kết nối Ethernet
về máy vi tính, cũng có thể là một thiết bị lưu trữ tín hiệu số như: Hệ thống NAS,
hệ thống server hoặc đầu ghi hình IP. Vì thế nên độ bảo mật của dữ liệu trong hệ
thống camera an ninh IP là rất cao.
- Ngoài ra cơng nghệ hiển thị hình ảnh cũng chính là điểm đột phá của
camera quan sát không cần đầu ghi IP. Camera IP nhỏ gọn và không phải hệ
thống sử dụng dây cáp đồng trục và dây mạng nhưng chất lượng hình ảnh lại cao
hơn so với hệ thống camera quan sát cũ sử dụng công nghệ TVL
(Television Line). Công nghệ được sử dụng cho camera IP đó là cơng nghệ
camera quan sát HD. Các bạn hầu hết đã nghe về độ phân giải HD trong cơng
nghệ hiển thị hình ảnh trong những năm gần đây. Đơn vị tính mật độ hình ảnh
của camera quan sát ban đêm IP cũng tương tự máy quay và máy chụp ảnh đó là
pixel. Thơng thường thì camera IP sẽ có độ phân giải trong khoảng 1-2
megapixel (mpx).

8


Hình 1.1. Camera IP
1.2. Camera Analog

- Camera analog là một camera quan sát với cảm biến CCD và sau đó
hình ảnh được số hóa để xử lý. Nhưng trước khi có thể truyền tải hình ảnh, nó
cần phải chuyển đổi tín hiệu trở lại analog và truyền tải về một thiết bị analog,
chẳng hạn như màn hình hoặc thiết bị lưu trữ.
- Camera Analog muốn xem qua internet phải có đầu ghi hình hoặc card
ghi hình. Khơng giống như camera IP, camera analog khơng được tích hợp
giao diện web, khơng thể truy cập kết nối trên internet một cách độc lập. Mà cần
phải có thiết bị trung chuyển là đầu ghi hình hoặc card ghi hình analog.
1.3. Camera khơng dây
- Camera ip wifi là một thiết bị hoạt động độc lập, chỉ cần có mạng wifi là
có thể kết nối trực tiếp với mạng wifi bằng điện thoại, máy tính, máy tính
bảng… Với cơng nghệ hiện đại nó đã khơng cần phải rườm rà kéo dây, mua ổ
cứng, đầu thu, tên miền hay khoan tường nữa. Camera wifi hiện đang là sản
phẩm cực HOT hiện nay với những tính năng thơng minh, dễ dàng cài đặt, tiết
kiệm chi phí tuyệt đối.
- Camera wifi thơng th ờng

Hình 1.2. Camera wifi

9


- Camera wifi ngụy trang

Hình 1.3. Camera wifi ngụy trang
2. Thơng số kỹ thuật của camera
Mục tiêu:
Trình bày được các thông số kỹ thuật của camera giám sát.
2.1. Thông số thể hiện chất l ợng hình ảnh
Chất lượng hinh ảnh của camera quan sát phụ thuộc rất nhiều vào thông số.

Các thơng số đó gồm: Image Sensor, Resolution.
Image Sensor: Cảm biến hình
- Chức năng Cảm biến hình khơng phải hãng nào cũng sản xuất, hiện nay
chỉ có 2 hãng sản xuất đó là Sony và Sharp.
- Tuy nhiên, chất lượng cũng khác nhau nên có sự khác nhau về giá cả
giữa hai hãng này.
- Bởi vậy, nếu bạn thấy 2 chiếc camera quan sát giống hệt nhau nhưng
giá lại khá chênh lệch.
Resolution: Độ phân giải

Hình 1.4. Bảng minh họa độ phân giải camera quan sát
10


- Độ phân giải (resolution) hay còn gọi là độ sắc nét trong camera quan
sát, là thước đo chất lượng hình ảnh thu được từ camera. Đơn vị tính của độ
phân giải: Megapixel, TVL. Trong đó, megapixel cho chất lượng hình ảnh nét
hơn, có chiều sâu hơn so với độ phân giải TVL.
2.2. Góc quan sát của camera (ống kính)

Hình 1.5. Bảng quy đổi tiêu cự ống kính quan sát trong camera
- Góc quan sát của camera hay cịn gọi là tiêu cự ống kính sẽ cho bạn góc
nhìn rộng hơn, hay hẹp hơn tùy vào nhu cầu của bạn.
- Nếu bạn cần quan sát góc rộng, có thể chọn camera có chức năng
Pan/Tilt (quay ngang, quay dọc).
- Nếu camera quan sát của bạn khơng có chức năng này thì bạn có thể cải
tiến bằng cách lắp thêm một tiêu cự ống kính quay ngang hoặc dọc.
2.3. Tiêu chuẩn chống bụi và n ớc “IP66″của camera quan sát

Hình 1.6. Camera tiêu chuẩn chống bụi và nước IP66

11


- Hiện nay các camera đều trang bị chức năng chống bụi và chống nước IP66.
- Tuy nhiên, với các dịng camera ngồi trời, thì chức năng chống nước
IP66 là chưa đủ, bạn nên chọn những dòng camera được thiết kế riêng biệt cho
ngồi trời. Chọn camera có vỏ kim loại tốt có thể chống nắng, chống mưa và cân
bằng độ ẩm.
2.4. Tia hồng ngo i – Infrared rays (IR)
- Camera quan sát hiện nay hầu hết được trang bị chức năng cảm biến hồng
ngoại, để giúp bạn có thể ghi hình vào ban đêm.
- Chức năng hồng ngoại sẽ được kích hoạt khi khơng gian quan sát thiếu
sáng, trời tối. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh thu được từ đèn hồng ngoại chỉ
cho hình ảnh đen trắng. Ngồi ra, trong điều kiện đủ ánh sáng, camera hồng
ngoại cũng giống các camera thường, cho hình ảnh như nhau.
- Thơng số về đèn hồng ngoại trên camera gồm:
+ Ir Led: Số lượng đèn LED hồng ngoại
+ Visible Distance: Tầm xa hồng ngoại
2.5. Điều kiện ho t động
Khi sử dụng camera quan sát bạn cần chú ý đến các thông số về điều kiện
hoạt động như sau:
- Minimum Illumination: Cường độ ánh sáng nhỏ nhất, thường được tính
bằng đơn vị Lux. Với thơng số này, bạn có thể hiểu rằng, camera quan sát chỉ có
thể hoạt động ở cường độ ánh sáng lớn hơn cường độ ánh sáng nhỏ nhất. Trong
điều kiện ánh sáng quá tối, nếu camera không trang bị chức năng hồng ngoại thì
sẽ khơng hoạt động được.
- Ánh nắng mặt trời: 4000 lux, Mây: 1000 lux
- Ánh sáng đèn tuýp: 500 lux, Bầu trời có mây: 300 lux
- Ánh sáng đèn tuýp đỏ 500 lux, trắng (300 lux) trắng sáng 1 lux
- Đêm không trăng: 0.0001 Lux

2.6. Các thông số kỹ thuật khác
– ICR: Chức năng quan sát ngày/đêm.
– AWB: Chức năng tự động cân bằng ánh sáng trắng.
– BLC: Chức năng chống ngược sáng.
– 3D-DNR: Chức năng giảm nhiễu kỹ thuật số.
– D-WDR: Chức năng chống ngược sáng kỹ thuật số.
– Motion Detect: Chức năng phát hiện chuyển động.
– Privacy Masking: Chức năng vùng riêng tư.
– Defog: Chức năng chống sương mù.

12


3. Cấu t o chung của camera
Mục tiêu:
Trình bày được cấu tạo của camera giám sát.
3.1. Cấu t o
Camera dù là chuẩn công nghệ camera an ninh nào đi nữa (Analog, AHD,
HDTVI, HDCVI, IP…); camera kết nối có dây hay khơng dây thì cơ bản cũng có
cấu tạo khơng đổi bởi những thành phần sau:

Hình 1.7. Cấu tạo mắt camera quan sát
– Vỏ bảo vệ: ở bên ngoài bằng nhựa hoặc hợp kim, với chức năng bảo vệ
thiết bị bên trong của mắt camera
– Mắt camera gồm những thiết bị lắp đặt camera giám sát điện tử với
những chức năng chuyên dụng được liên kết với nhau: ống kính, mạch điện tử,
chip xử lý, cổng giao tiếp ngoại vi
3.2. Sơ đồ khối

13



Hình 1.8. Sơ đồ khối Camera Analog
3.3. Nguyên lý ho t động và chức năng của từng khối trong camera quan sát
- Hình ảnh được đi qua ống kính camera quan sát và hình thành trên mặt
CCD-ma trận sử dụng CFA – màng lọc màu (một tập hợp các bộ lọc quang học
để hình thành tín hiệu màu) cung cấp cho các bộ chuyển đổi analog sang số
(AFE ), và tín hiệu số hình thành được truyền trực tiếp đến chip. Qua chip và bộ
khuếch đại các tín hiệu video được tạo ra.
- V-Driver là chịu trách nhiệm cho sự hình thành độ sáng và quét ngang
của CCD
- IRIS drive điều khiển ống kính đồng bộ tín hiệu bên ngồi,
14


- RS485 kiểm soát điều khiển bộ vi xử lý như điều khiển chiếu sáng IR,
điều khiển thay thế cho các phím điều khiển OSD, ...
- Bộ nhớ Flash chứa các phần mềm điều khiển chip, người dùng có thể truy
cập qua các phím điều khiển để thay thế một số các thiết lập.
- Chip I/O Giao tiếp vào ra như giao tiếp với bàn điều khiển xuất tín hiệu
điều khiển led tín hiệu báo động chuyển động.
- Một chip xử lý hiện đại có rất nhiều chức năng, dưới đây là một số tính
năng chính:
+ BLC - bù sáng, "BLC". Chức năng cho phép bạn để có được hình ảnh
chất lượng cao ngay cả khi máy ảnh hướng đến một nguồn ánh sáng hoặc chủ đề
là trong bối cảnh khu vực chiếu sáng rực rỡ. Tác động của chức năng này dẫn
đến sự đảo ngược của các phần nổi bật nhất của khung hình. Hình bị tối sẽ được
nổi lên.
+ Chức năng WDR (hình ảnh sẽ được đặt tỉ lệ giữa độ sáng và tối) cho
phép bạn tổ chức xem cả khu vực ánh sáng và bóng tối với chất lượng tốt nhất.

Vi sử lý sẽ nhanh chóng phân chia hình thành hai phần, bao gồm các vùng tối và
ánh sáng của một cảnh. Mỗi thành phần được xử lý riêng (phần tối trở thành ánh
sáng sáng vẫn giữ nguyên hoặc giảm nhẹ trong sáng), sau đó hai phần được kết
hợp trong khung. Nó chỉ ra các hình ảnh chất lượng cao cùng một vùng tối và
ánh sáng xử lý. Ngoài độ sáng và tự động điều chỉnh độ tương phản hình ảnh.
- DNR (Digital Noise Reduction): giảm nhiễu màu trong môi trường ánh
sáng thấp.
- AGC : video tự động tăng lên đến tiêu chuẩn.
- SENS-UP: Cho phép quan sát ở ánh sáng rất thấp.
- BẢO MẬT: Khả năng khoanh khu vực trong các video. Từ 4 đến 12 tùy
thuộc vào chip. Nhận biết chuyển động +điều chỉnh độ nhạy và vị trí trong việc
phát hiện chuyển động khung.
- DIS (Digital Image Stabilization): kỹ thuật số hệ thống ổn định hình ảnh.
4. Cấu t o của đầu thu
Mục tiêu:
Trình bày được cấu tạo của đầu ghi.
4.1. Đầu thu IP NVR (Network Video Recorder)
Cấu tạo đầu ghi gồm: vỏ thân, main và ổ cứng.
- Mặt trước đầu thu:

15


- Mặt sau đầu thu:

Cổng
mạng

USB


Hình 1.9. Đầu thu IP
4.2. Đầu thu analog DVR (Digital Video Recorder)
- Mặt trước đầu thu:

- Mặt sau đầu thu:

7

1

5

2
3

4

6

Hình 1.10. Đầu thu Analog
16


1) Dây tín hiệu đồng trục dẫn từ camera về đầu ghi.
2) Giắc Video để xuất hình ảnh từ đầu ghi lên TV ( chất lượng kém).
3) Giắc HDMI dẫn hình ảnh từ đầu ghi lên TV ( chất lượng rất tốt).
4) Giắc VGA dẫn tín hiệu từ đầu ghi ra màn hình có cổng tín hiệu là
VGA ( chất lượng tạm được).
5) Cổng mạng để kết nối với máy tính ( Khi cắm có đèn xanh sáng đứng
và đèn vàng sáng nháy).

6) Cắm nguồn từ cục nguồn của đầu ghi đi kèm.
7) Đường tín hiệu audio. Nếu chúng ta lắp thêm mic dẫn tín hiệu audio
vào đây.
4.3. Đầu thu tích hợp HVR (Hyber Video Recorder)
- Là dịng đầu ghi được tích hợp cả 2 loại camera IP và Analog. Trên đầu
ghi sẽ có cổng kết nối camera analog thơng thường và cả cổng mạng để kết nối
với camera IP.
- Mặt trước đầu thu:

- Mặt sau đầu thu:
Cống VGA kết
nối với TV
hoặc màn hình
Cổng kết nối
với Camera
Cống HDMI kết nối
với TV hoặc màn
hình

Cổng RJ45
kết nối mạng

Cổng kết
nối Audio

Cổng
USB

Cổng kết nối
nguồn điện


Hình 1.11. Đầu thu tích hợp Analog và IP
- Mơ hình kết nối tích hợp giữa camera IP và Analog.

17


Hình 1.12. Mơ hình tính hợp Camera Analog và IP
5. Các thành phần camera có dây
Mục tiêu:
Trình bày được các thành phần cơ bản của camera có dây.
- Mơ hình kết nối.

Hình 1.13. Mơ hình kết nối Camera có dây
18


- Thành phần cơ bản của hệ thống camera quan sát có dây.
Hệ thống camera quan sát có cấu tạo khá đơn giản nhưng thật ra thì khơng
phải vậy. Để hoạt động 1 cách trơn tru, camera quan sát được cấu tạo thành từ
từng chi tiết khác nhau bao gồm:
+ Mắt camera quan sát (Camera).
+ Đầu ghi hình để lưu trữ và xuất hình ảnh từ camera quan sát ra màn
hình tivi, máy tính.
+ Nguồn cho camera quan sát.
+ Ổ cứng cho đầu ghi hình, chính là nơi lưu trữ các hình ảnh từ camera quan sát.
+ Dây tín hiệu và dây điện cung cấp nguồn cho camera quan sát.
+ Jack BNC hoặc RJ45: Giúp kết nối từ camera tới đầu ghi hình và đầu ghi
hình sẽ nhận tín hiệu và lưu lại các hình ảnh từ camera.
+ Hệ thống mạng và dây mạng để có thể vận hành camera quan sát và có chức

năng camera quan sát từ xa qua các thiết bị smartphone thông minh…
+ Thiết bị nhận hình ảnh: Tivi, màn hình máy tính, điện thoại,...
6. Các thành phần camera khơng dây
Mục tiêu:
Trình bày được các thành phần cơ bản của camera khơng dây.
- Mơ hình kết nối.

Hình 1.14. Mơ hình kết nối Camera khơng dây
- Thành phần cơ bản của hệ thống camera quan sát không dây.
+ Mắt camera wifi (Camera).
+ Modem wifi.
+ Line kết Internet.
+ Máy tính, điện thoại.
19


7. Đồng bộ giữa camera và đầu thu
Mục tiêu:
Trình bày được sự đồng bộ giữa camera và đầu thu.
- Đầu ghi hình camera quan sát là một bộ phận chính và không thể thiếu trong
hệ thống camera. Đầu ghi camera có chức năng tiếp nhận và xử lý thơng tin thu
được từ camera sau đó chuyển đổi thành tín hiệu xuất ra màn hình cũng như lưu
lại những hình ảnh đó.
- Hạ tầng cáp thích hợp: Nếu bạn sử dụng Camera analog, loại camera truyền
tải dữ liệu bằng cáp đồng trục thì bạn cần sử dụng đầu ghi hình của hãng nào
cũng được nhưng đầu ghi đó phải hỗ trợ ghi hình camera analog. Bạn có thể xác
định thơng qua thông số đầu ghi hoặc kiểm tra xem đầu ghi có giắc cắm dây tín
hiệu của cáp đồng trục hay không, thường phải trên bốn giắc, Nếu nhà bạn đã có
sẵn mạng cáp Ethernet thì bạn có thể cân nhắc dùng camera IP và đầu ghi hình
camera IP.

- Lựa chọn tính năng của đầu ghi hình: sẽ lựa chọn đầu ghi hình có tính năng
mở rộng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thay đổi hành vi giám sát thông qua
camera của mình mà khơng phải mất nhiều thời gian và tiền bạc để thay đổi lại
toàn bộ hệ thống. Ví dụ, nếu bạn muốn quan sát thêm những vị trí khác thì so
với việc lựa chọn đầu ghi hình thơng thường thì việc đầu ghi hình có tính năng
mở rộng giúp bạn dễ dàng hơn trong việc mở rộng và lắp đặt. Những việc bạn
cần làm chỉ là mua thêm camera và gắn vào kênh còn trống, camera sẽ vận hành
mà ko phải setup phức tạp.
- Tính tương thích với camera: là một yếu tố mà bạn không thể bỏ qua khi lựa
chọn đầu ghi hình cho camera. Bạn nên chọn đầu ghi tương thích với camera
đồng thời dễ dàng nâng cấp và mở rộng về sau (như đã nói ở mục trên). Đầu ghi
hình cơng nghệ AHD đang rất được ưa chuộng vì nó hỗ trợ đồng thời các dòng
Camera IP, AHD, analog.
8. Các hãng sản xuất Camera phổ biến
Mục tiêu:
Nắm được các hãng sản xuất camera nổi tiếng hiện nay.
Avtech, Dahua, Honeywell, Bosh, Huviron, Sony, Vantech, Kbvision,
Hikvision,…

20


BÀI TẬP THỰC HÀNH
Câu 1. Tìm hiểu các loại camera IP, Analog và Wifi. Từ đó nêu ưu và nhược
điểm các loại camera này.
Câu 2. Cho biết các thông số kỹ thuật của của các loại camera và nguyên lý
hoạt động của các loại camera đó. Những thơng số trên phần nào phản ánh được
chất lượng của camera quan sát.
Câu 3. Cho biết đầu thu NVR (Network Video Recorder), DVR (Digital
Video Recorder), HVR (Hyber Video Recorder) là gì. So sánh cấu tạo giữa các

đầu thu.
Câu 4. Cho biết các thành phần cơ bản của hệ thống camera giám sát có dây
và không dây.
Câu 5. Một khách hàng cần lắp đặt hệ thống camera giám sát để giám sát các
hoạt động trong phịng khách của họ. Hãy tư vấn chọn mơ hình giám sát nào tiện
lợi hiệu quả và cho biết giá thành của hệ thống đó.
Câu 6. Một khách hàng cần lắp đặt hệ thống camera giám sát để giám sát các
hoạt động trong xưởng sản xuất của họ. Hãy tư vấn chọn mơ hình giám sát nào
tiện lợi hiệu quả và cho biết giá thành của hệ thống đó.
Câu 7. Một khách hàng cần lắp đặt hệ thống camera giám sát để giám sát các
hoạt động trong ngôi biệt thự 4 tầng của họ. Hãy tư vấn chọn mô hình giám sát
nào tiện lợi hiệu quả và cho biết giá thành của hệ thống đó.

21


BÀI 2. LẮP ĐẶT VÀ CẤU HÌNH CAMERA
Mã bài: MĐ 25-02
Giới thiệu:
Bài này giới thiệu cho chúng ta biết khi lắp đặt hệ thống camera, chúng ta
phải tiến hành khảo sát vị trí lắp đặt, lập danh mục thiết bị.
Tiến hành lắp đặt và cấu hình thiết bị để xem camera trên điện thoại và máy
tính.
Mục tiêu:
- Khảo sát và tư vấn cho khách hàng.
- Lắp đặt và kết nối hồn chỉnh các hệ thống camera giám sát.
- Cấu hình được các hệ thống camera và giám sát qua điện thoại hoặc máy tính.
- Thực hiện các thao tác an toàn với thiết bị.
1. Camera đồng trục
Mục tiêu:

- Lắp đặt và cấu hình được hệ thống camera analog.
- Cấu hình xem camera qua điện thoại và máy tính.
1.1. Lắp đặt
- Chuẩn bị thiết bị:
+ Đầu ghi hình camera.
+ Camera quan sát.
+ Jack BNC (kết nối lắp đặt camera với đầu ghi hình, thường thì mỗi 1
mắt camera cần 2 Jack BNC).
+ Nguồn camera (tùy theo thông số kỹ thuật của camera, thường thì
nguồn có thơng số 12V-2A).
+ Ổ cứng (để lưu trữ dữ liệu camera ghi lại, nếu không cần lưu dữ liệu
camera thì khơng cần ổ cứng để tiết kiệm chi phí).
+ Jack AV hoặc HDMI nối từ đầu ghi hình lên màn hình hiển thị (Tivi
hoặc màn hình máy tính,..).
+ Dây đồng trục (dây tín hiệu để kết nối từ camera về đầu ghi hình).
+ Dây điện (Để kéo nguồn điện đến nuôi mắt camera an ninh và đầu ghi
hình chỉ cần dùng dây loại nhỏ 2×0.75 của trần phú là được).
+ Thang, dây đai an toàn, máy khoa tường, ốc, vít, búa nhỏ, bang keo, ...

22


Hình 2.1. Yêu cầu chuẩn bị trước khi lắp đặt camera quan sát
- Lắp đặt camera quan sát chuẩn Analog:
+ Bước 1. Xác định vị trí đặt camera (mắt camera) và đầu ghi
hình trước tiên ở chỗ nào cho hợp lý (Đầu ghi hình thường đặt ở phịng khách
hoặc phịng ngủ nơi gần TiVi hoặc gần modem mạng internet). sử dụng khoan và
tơ vít để gắn lắp đặt camera giám sát lên vị trí đã xác đinh trước đó. Chú ý lựa
chọn góc quay rộng như bạn mong muốn.
+ Bước 2. Đi dây tín hiệu và nguồn: Một camera chúng ta sẽ cần 1

nguồn điện cấp cho camera và 1 dây tín hiệu lấy tín hiệu từ camera dẫn về đầu
ghi hình qua cáp đồng trục. Chúng ta sẽ đi một cặp dây tín hiệu và dây nguồn
với nhau (giờ trên thị trường đã có dây tín hiệu liền nguồn rồi đó) cho dễ đi hơn
và đỡ tốn cơng hơn

Hình 2.2.Cặp dây điện và dây đồng trục chúng ta cần kéo từ vị trí đầu ghi hình
tới camera. (Dây màu vàng là dây điện còn dây mà trắng là dây cáp đồng trục.
+ Bước 3. Nối jack kết nối.
23


Nối jack BNC
Nối jack nguồn DC (đầu nguồn cắt từ cục nguồn ra để nối dài)

Hình 2.3. Jack kết no61u BNC
Như thế này chúng ta chỉ việc cắm vào jack camera. Nếu cẩn thận hơn
chúng ta sẽ quấn băng dính xung quanh giắc BNC và đầu nguồn cho chắc chắn
và ko sợ bị gỉ. Như vậy là đã hoàn thành đầu nối BNC và đầu nguồn DC ở đầu
camera, ta phải làm Jack camera ở đầu ghi hình rồi cắm vào cổng vào ở trên đầu
thu như sau.

Hình 2.4. Kết nối vào camera
+ Bước 4. Kết nối thiết bị l i với nhau.
Chúng ta sẽ cắm dây dẫn từ camera về đầu ghi hình như sau:
Dây tín hiệu đồng trục dẫn từ camera về đầu ghi.
Jack Video để xuất hình ảnh từ đầu ghi lên TV (chất lượng kém)
Jack HDMI dẫn hình ảnh từ đầu ghi lên TV (chất lượng rất tốt)
Jack VGA dẫn tín hiệu từ đầu ghi ra màn hình có cổng tín hiệu là
VGA (chất lượng tạm được)
24



Cổng mạng để kết nối với máy tính (Khi cắm có đèn xanh sáng đứng
và đèn vàng sáng nháy)
Cắm nguồn từ cục nguồn của đầu ghi hình (đi kèm)
Đường tín hiệu audio. Nếu chúng ta lắp thêm mic dẫn tín hiệu audio
vào đây.
Các bạn có thể nhìn sơ đồ dưới đây để lắp đặt cho dễ dàng.

Hình 2.5. Kết nối vào đầu thu
Còn dây điện trần chúng ta nối vào cục nguồn, cắm nguồn đó vào điện
để cấp nguồn cho camera.

Hình 2.6. Cấp nguồn cho Camera
25


×