Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giáo trình hàn hồ quang tay cơ bản (nghề hàn cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 113 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XƠ

GIÁO TRÌNH

MƠ ĐUN: MĐ 15 – HÀN HỒ QUANG
TAY CƠ BẢN
NGHỀ: HÀN
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: 979/QĐ-CĐVX-ĐT ngày 12/12/2019
của Hiệu trường Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Ninh Bình, năm 2020
0


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU

Nhu cầu công nghiệp hố hiện đại hố dạy nghề đã có những bước tiến
lớn để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao đáp
ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới,
lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành Hàn ở Việt Nam nói riêng có những
bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung quốc gia nghề hàn đã được xây dựng trên cơ sở phân


tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo
trình kỹ thuật nghề theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay.
Mô đun 15: Hàn hồ quang tay cơ bản là mô đun đào tạo nghề được biên
soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Mô đun này giúp người học
biết những khái niệm cơ bản về hàn hồ quang tay, cũng là mô đun đào tạo các
kỹ năng hàn đầu tiên trong chương trình đào tạo nghề.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được
hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Vũ Thị Thanh Ga

1


MỤC LỤC

BÀI 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI HÀN ĐIỆN HỒ QUANG TAY ...................... 6
1. Khái quát về hàn điện hồ quang tay ............................................................................................6
2. Hồ quang hàn ..............................................................................................................................10
3. Các vùng chịu tác dụng của nhiệt hàn ......................................................................................16
4. Sự dịch chuyển kim loại lỏng vào vùng hàn..............................................................................19
5. Các liên kết hàn cơ bản...............................................................................................................22
6. Ký hiệu, quy ước mối hàn...........................................................................................................25
7. Vật liệu hàn hàn hồ quang tay ...................................................................................................36
8. Thiết bị, dụng cụ hàn hồ quang tay ...........................................................................................46

9. Chế độ hàn ...................................................................................................................................60
10. Các khuyết tật của mối hàn ......................................................................................................63
11. An toàn lao động khi hàn hồ quang tay ..................................................................................69

BÀI 2: VẬN HÀNH MÁY HÀN HỒ QUANG TAY ............................................................... 72
1. Lắp đặt, vận hành máy hàn ........................................................................................................73
2. Gây hồ quang và chuyển động que hàn ....................................................................................75

BÀI 3: HÀN GĨC KHƠNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ BẰNG (1F) ............................................. 79
1. Liên kết hàn góc khơng vát mép ở vị trí bằng ..........................................................................79
2. Chế độ hàn ...................................................................................................................................81
3. Kỹ thuật hàn ...............................................................................................................................82
4. Bài tập ứng dụng .........................................................................................................................83

BÀI 4: HÀN GIÁP MỐI KHÔNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ BẰNG (1G) .................................. 86
1. Liên kết hàn giáp mối khơng vát mép ở vị trí bằng .................................................................86
2. Chế độ hàn ...................................................................................................................................87
3. Kỹ thuật hàn ................................................................................................................................88
4. Bài tập áp dụng ...........................................................................................................................88

BÀI 5: HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ BẰNG (1G) ........................................... 90
1. Liên kết hàn giáp mối có vát mép ở vị trí bằng ........................................................................91
2. Chế độ hàn ...................................................................................................................................92
3. Kỹ thuật hàn ................................................................................................................................92
4. Bài tập áp dụng ...........................................................................................................................94

BÀI 6: HÀN GĨC KHƠNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ NGANG (2F) .......................................... 96
1. Đặc điểm hàn góc khơng vát mép ở vị trí ngang - 2F ..............................................................97
2. Chế độ hàn ...................................................................................................................................97
3. Kỹ thuật hàn ................................................................................................................................97


2


4. Bài tập áp dụng ...........................................................................................................................99

BÀI 7 : HÀN GIÁP MỐI KHƠNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ NGANG ..................................... 101
1. Đặc điểm hàn giáp mối không vát mép ở vị trí ngang – 2G ..................................................101
2. Chế độ hàn .................................................................................................................................102
3. Kỹ thuật hàn ..............................................................................................................................103
4. Bài tập áp dụng .........................................................................................................................104

BÀI 8 : HÀN GIÁP MỐI KHƠNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ ĐỨNG (3G) ............................... 106
1. Đặc điểm hàn giáp mối không vát mép 3G .............................................................................106
2. Chế độ hàn .................................................................................................................................107
3. Kỹ thuật hàn ..............................................................................................................................107
4. Bài tập áp dụng .........................................................................................................................108

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Hàn hồ quang tay cơ bản
Mã mơ đun: MĐ 15
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun
- Vị trí: Mơ đun này được bố trí sau các mơn học MH08 đến MH13 và mơ
đun MĐ14.
- Tính chất: Là mơ đun chuyên môn.
- Ý nghĩa của mô đun: Là mô đun hình thành cho học sinh những kiến
thức, kỹ năng đầu tiên về hàn điện hồ quang tay.

- Vai trò của mô đun: Là mô đun chuyên môn bắt buộc trong các cấp trình
độ của chương trình Hàn tại các trường đào tạo nghề.
Mục tiêu của mô đun:
- Kiến thức:
+ Giải thích đầy đủ các khái niệm cơ bản về hàn điện hồ quang tay;
+ Nhận biết được các loại vật liệu dùng để hàn hồ quang tay;
+ Trình bày cấu tạo và cách điều chỉnh dòng điện của một số loại máy hàn
hồ quang tay;
+ So sánh được kỹ thuật hàn các liên kết ở các vị trí khác nhau: 1F, 1G, 2F,
2G, 3G;
+ Tính tốn chế độ hàn hồ quang tay phù hợp với chiều dày, vị trí, tính
chất của vật liệu và kiểu liên kết hàn;
- Kỹ năng:
+ Vận hành thiết bị thành thạo đúng trình tự;
+ Hàn được các mối hàn cơ bản 1F, 1G, 2F, 2G , 3G đạt yêu cầu kỹ thuật;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt, tiết kiệm vật liệu, đảm
bảo an tồn và vệ sinh cơng nghiệp.
Nội dung của mơ đun:
Số
Thời gian
TT
Tên các bài trong mô đun
Tổng

Thực Kiểm
số thuyết hành tra
Bài 1: Những kiến thức cơ bản khi hàn
1
32

30
0
2
điện hồ quang tay
1. Khái quát về hàn điện hồ quang tay
2
2. Hồ quang hàn
4
3.Các vùng chịu tác dụng của nhiệt hàn
2
4.Sự dịch chuyển kim loại lỏng vào
2
vùng hàn
5. Các liên kết hàn cơ bản
2
6. Ký hiệu mối hàn
4
7. Que hàn
5
8. Thiết bị, dụng cụ hàn hồ quang tay
4
4


Số
TT

2

3


4

5

6

7

Tên các bài trong mô đun
9. Chế độ hàn
10. Các khuyết tật của mối hàn
11. An toàn lao động khi hàn hồ quang
tay
12. Kiểm tra
Bài 2: Vận hành máy hàn hồ quang tay
1. Đấu nối và vận hành máy hàn
2. Gây hồ quang và chuyển động que hàn
Bài 3: Hàn góc khơng vát mép ở vị trí
bằng (1F)
1. Liên kết hàn góc khơng vát mép ở vị
trí bằng
2. Chế độ hàn
3. Kỹ thuật hàn
4. Bài tập ứng dụng
Bài 4: Hàn giáp mối khơng vát mép ở vị
trí bằng (1G)
1. Liên kết hàn giáp mối khơng vát mép
ở vị trí bằng
2. Chế độ hàn

3. Kỹ thuật hàn
4. Bài tập ứng dụng
Bài 5: Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí
bằng (1G)
1. Liên kết hàn giáp mối có vát mép ở vị
trí bằng
2. Chế độ hàn
3. Kỹ thuật hàn
4. Bài tập ứng dụng
Bài 6: Hàn góc khơng vát mép ở vị trí
ngang (2F)
1. Đặc điểm hàn góc khơng vát mép ở vị
trí ngang
2. Chế độ hàn
3. Kỹ thuật hàn
4. Bài tập ứng dụng
Bài 7: Hàn giáp mối không vát mép ở vị
trí ngang (2G)
1. Đặc điểm hàn giáp mối khơng vát mép
ở vị trí ngang
5

Thời gian
Tổng

Thực Kiểm
số thuyết hành tra
2
2
1

2
0

8

1
0,5
0,5

7
2
5

16

1

13

2

0,5

13

2

1

21


2

0,5

21

2

2

28

2

1

28

2

1

15

0

0,5

24


0,5

32

1

16

0,5

24

0,5

15

1

21

0,5

2


Số
TT

8


Tên các bài trong mô đun
2. Chế độ hàn
3. Kỹ thuật hàn
4. Bài tập ứng dụng
Bài 8: Hàn giáp mối khơng vát mép ở vị
trí đứng (3G)
1. Đặc điểm hàn giáp mối khơng vát mép
ở vị trí đứng
2. Chế độ hàn
3. Kỹ thuật hàn
4. Bài tập ứng dụng
Cộng

Thời gian
Tổng

Thực Kiểm
số thuyết hành tra

28

0,5

21

2

1


25

2

25
130

2
12

0,5

180

0,5
38

BÀI 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI HÀN ĐIỆN HỒ QUANG
TAY
Mã bài: MĐ15.1
Giới thiệu:
Để có tay nghề tốt, sinh viên – học sinh cần nắm vững những kiến thức cơ
bản và vận dụng một cách linh hoạt vào thực hành. Bài học này trang bị những
kiến thức cơ bản đầu tiên về hàn hồ quang tay, bao gồm các dạng liên kết hàn,
vật liệu dùng trong hàn hồ quang tay, thiết bị hàn, dụng cụ hàn….
Mục tiêu của bài
- Trình bày được các khái niệm về hồ quang hàn;
- Phân biệt chính xác các liên kết hàn cơ bản;
- Trình bày được các ký hiệu, quy ước của mối hàn;
- Tính tốn được các thơng số chế độ hàn hồ quang tay;

- Phân biệt được một số loại que hàn hồ quang tay;
- Bảo quản được thiết bị hàn hồ quang tay đúng cách;
- Phân biệt được các loại khuyết tật thường gặp trong mối hàn;
- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh cơng nghiệp.
Nội dung
1. Khái quát về hàn điện hồ quang tay
1.1. Lịch sử phát triển của nghề hàn
Khoảng đầu thời đại đồ đồng, đồ sắt loài người đã biết hàn kim loại
Năm 1801 Sir Humphrey Davy sáng chế ra hồ quang điện.
6


Năm 1802 nhà bác học Nga Pêtơrơp đã tìm ra hiện tượng hồ quang điện
và chỉ rõ khả năng sử dụng nhiệt năng của nó để làm nóng chảy kim loại
Năm 1881, Auguste de Meritens mới thực hiện thành công ý tưởng dùng
hồ quang điện của điện cực cacbon để hàn nối các tấm chì lại với nhau.
Năm 1882, kỹ sư Bênadơt đã dùng hồ quang cực than để hàn kim loại.
Năm 1887, nhà khoa học người Nga, Nikolai Bernados được cấp bằng
sáng chế của Anh quốc cho phương pháp sử dụng hồ quang của điện cực cacbon
để hàn các chi tiết bằng cơng nghệ hàn tay.
Sau đó khoảng đầu thập kỷ 1890, phương pháp hàn hồ quang bằng điện
cực cacbon đã được ứng dụng thương mại tại châu Âu và Mỹ nhưng với phạm
vi hạn chế do sử dụng điện áp và cường độ dòng hàn quá cao (100300 V và
6001000A).
Năm 1989, độc lập với nhau, N. G. Slavianov (người Nga) và Charles
Coffin (người Mỹ) đều được cấp bằng sáng chế cho phương pháp hàn hồ quang
tay có sử dụng điện cực kim loại, thay vì điện cực cacbon.
Oscar Kjellberg (người Thụy Điển) được coi là người đầu tiên đưa ra ý
tưởng hàn hồ quang tay bằng que hàn có vỏ bọc mà chúng ta quen dùng ngày
nay. Năm 1907, ông được cấp bằng sáng chế cho phương pháp đó.

Năm 1932, ý tưởng đặt một lớp dày thuốc hàn khơ lên bề mặt liên kết tại
phía trước hồ quang của điện cực cacbon đã biến thành hiện thực. Dưới sự lãnh
đạo của Viện sĩ E. O. Paton, năm 1939, hàn dưới lớp thuốc được đưa vào sủ
dụng lần đầu tiên tại Liên xô. Cho đến năm 1942, do ứng dụng thành cơng cơng
nghệ này, ngành cơng nghiệp quốc phịng của Liên xô đã sản xuất được nhiều xa
tăng hơn Đức, góp phần khơng nhỏ vào chiến thắng chung của nhân loại trước
hiểm hoạ phát xít.
Năm 1919, Roberts và Van Nuys đã thử nghiệm khả năng dùng khí để bảo
vệ hồ quang hàn. Nhưng mãi đến năm 1940, phương pháp hàn sử dụng khí trơ
để bảo vệ hồ quang của điện cực vonfram trong hàn tấm mỏng manhê và thép
không gỉ mới được ứng dụng thành công (dùng máy hàn một chiều). Năm 1946,
nhờ có bộ ion hố tần số cao kết hợp với các tụ điện có điện dung cao, người ta
đã sử dụng dòng điện xoay chiều cho phương pháp hàn này.
Năm 1950, hàn Nhôm trong môi trường khí trơ bằng điện cực nóng chảy đã
dược áp dụng. Sau đó thay vì khí trơ, người ta cịn sử dụng khí CO 2 và hỗn hợp
khí Argon và khí Oxi cho các kim loại khác. Năm 1960, người ta cũng đã áp
dụng cả hàn xung bằng điện cực nóng chảy trong mơi trường khí trơ.
Năm 1949, cũng dưới sự lãnh đạo của Viện sĩ E. O. Paton, hàn điện xỉ ra
đời, cho phép hàn được các tấm kim loại rất dày. Cuối những năm 1950, hàn
bằng tia điện tử xuất hiện, tạo điều kiện cho hàn các kết cấu kim loại có địi hỏi
rất cao, đặc biệt trong ngành hàng khơng.
Ngày nay đã có khoảng 130 phương pháp hàn khác nhau, ứng dụng trong
mọi ngành công nghiệp để chế tạo những sản phẩm từ nhỏ nhất như vi mạch
điện tử cho đến lớn nhất như tàu biển, cầu đường, v.v.
1.2. Thực chất, đặc điểm của hàn
7


1.2.1. Thực chất


Hàn là một q trình cơng nghệ nối hai hoặc nhiều phần tử (chi tiết, bộ
phận) thành một khối bền vững bằng cách dùng nguồn nhiệt để nung nóng chỗ
cần nối đến trạng thái hàn. Sau đó, kim loại lỏng tự kết tinh (ứng với trạng thái
lỏng) hoặc dùng thêm ngoại lực ép chúng lại với nhau (ứng với trạng thái nguội,
dẻo) để tạo thành mối hàn.
+ Trạng thái hàn có thể là trạng thái lỏng, dẻo và thậm chí là nguội bình
thường.
+ Khi hàn nếu kim loại đạt tới trạng thái lỏng , thì trong phần lớn các
trường hợp, mối hàn tự hình thành mà khơng cần lực ép.
+ Nếu kim loại cần nối khi hàn có nhiệt độ thấp hoặc chỉ đạt tới trạng thái
dẻo thì để tạo ra mối hàn cần thiết phải có ngoại lực tác dụng.
1.2.2. Đặc điểm

- Với cùng khả năng làm việc, so với các phương pháp nối ghép khác (bằng
bulông, đinh tán…) kết cấu hàn cho phép tiết kiệm từ 10  20% khối lượng kim
loại.
- So với đóc, hàn có thể tiết kiệm được tới 50% khối lượng kim loại.
- Giảm được thời gian và giá thành chế tạo kết cấu. Hàn có năng suất cao
giảm được cường độ lao động và tăng được độ bền chắc của kết cấu
- Hàn cho phép chế tạo các kết cấu phức tạp, từ những vật liệu cùng loại
hoặc từ những vật liệu có tính chất rất khác nhau ví dụ hàn được kim loại màu
với kim lopại đen phù hợp với các điều kiện và môi trường làm việc khác nhau.
- Hàn tạo ra các liên kết có độ bền và độ kín cao đáp ứng các yêu cầu làm
việc của các kết cấu quan trọng như: vỏ tàu, bồn chứa, nồi hơi, thiết bị áp lực…
- Hàn có tính linh động và năng suất cao với các công nghệ khác, dễ cơ khí
hố, tự động hố q trình sản xuất.
- Mức độ đầu tư cho sản xuất không cao.
- Giảm được tiếng ồn khi sản xuất.
Tuy vậy, do trong quá trình hàn, vật liệu chịu tác động của nguồn nhiệt có
cơng suất lớn, tập trung và trong một thời gian ngắn nên kết cấu hàn thường có

những nhược điểm sau:
- Tổ chức và tính chất của kim loại tại vùng mối hàn và vùng lân cận có thể
thay đổi theo chiều hướng xấu (đặc biệt đối với những vật liệu khó hàn), làm
giảm khả năngchịu lực của kết cấu, đặc biệt khi làm việc dưới tác dụng của tải
trọng động, tải trọng biến đổi theo chu kỳ…
- Trong kết cấu hàn thường tồn tại biến dạng và ứng suất dư, ảnh hưởng
đáng kể đến hình dáng, kích thước, tính thẩm mỹ và khả năng làm việc của sản
phẩm.
Mặc dù vẫn cịn những hạn chế nhất định, nhưng với tính kinh tế – kỹ thuật
cao, công nghệ hàn ngày càng được quan tâm nghiên cứu, phát triển hoàn thiện
và được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp của nền kinh
tế quốc dân.
8


1.3. Các khái niệm cơ bản về hàn
Hàn hồ quang quang que hàn có vỏ bọc (SMAW) là “phương pháp hàn hồ
quang sử dụng nhiệt của hồ quang giữa que hàn có vỏ bọc và bể hàn. Phương
pháp thường dùng cùng với sự bảo vệ từ việc phân huỷ của vỏ bọc que hàn khi
bị đốt cháy trong quá trình hàn, trong phương pháp này không sử dụng áp lực,
và kim loại điền đầy thu được từ que hàn”.

Hình 1.1: Hàn hồ quang sử dụng que hàn thuốc bọc
Trong hàn hồ quang thường sử dụng các khái niệm cơ bản sau:
1.3.1. Liên kết hàn
Là một đoạn của kết cấu, trong đó các bộ phận cấu thành được nối với
nhau bằng cách hàn. Trên thực tế, đây là một phần của kết cấu. Liên kết hàn bao
gồm: mối hàn, vùng ảnh hưởng nhiệt, và vùng kim loại cơ bản liền kề.
1.3.2. Bể hàn
Khi hàn nóng chảy, dưới tác dụng của nguồn nhiệt một phần kim loại vật

hàn tại vị trí mép hàn bị nóng chảy kết hợp với kim loại phụ ( que hàn, dây hàn,
thuốc hàn..) nóng chảy tạo ra một khu vực kim loại lỏng thường gọi là bể hàn
hay vũng hàn. Bể hàn chung cho cả 2 chi tiết.
Theo quy ước chia bể hàn thành 2 phần:
Phần đầu I: Bể hàn diễn ra q trình nung nóng chảy kim loại cơ bản và
kim loại phụ.
Phần đuôi II: Diễn ra quá trình kết tinh kim loại hình thành mối hàn. Kim
loại lỏng trong bể hàn ở trạng thái chuyển động và xáo trộn không ngừng. Sơ đồ
chuyển động kim loại lỏng trong bể hàn như hình vẽ.

Hình 1.2: Sơ đồ bể hàn
I,II- Phần đầu và đuôi của bể hàn
h, b và a – Chiều sâu, chiều rộng và chiều dài của vũng hàn
9


S- chiều dày của chi tiết hàn
Kim loại lỏng ở trạng thái chuyển động và xáo lộn đó gây nên do áp lực
dịng khí lên bề mặt kim loại lỏng (vùng đầu) đồng thời do những yếu tố khác
như lực điện trường.
Khi hàn với chiều dài hồ quang ngắn dưới tác dụng của áp lực khí, kim
loại lỏng bị đẩy từ vùng tác dụng nhiệt về hướng ngược với chuyển động của nó
tạo nên chỗ lõm trên bề mặt.
Hình dáng bể hàn và hình dáng mối hàn ảnh hưởng đến chất lượng
mối hàn.
Hình dạng kích thước bể hàn phụ thuộc vào cơng suất nguồn nhiệt, chế độ
hàn, tính chất lý nhiệt của vật hàn…
Vùng này kim loại nóng chảy hồn tồn khi nguội có tổ chức tương tự
thái đóc, thành phần tổ chức khác với que hàn và vật hàn.
* Như vậy, Mối hàn có thể hiểu là phần kim loại lỏng được kết tinh khi

nguội
1.3.3. Mối hàn
Là sự liên kết mang tính cục bộ của kim loại (hoặc phi kim loại ) được tạo
ra bằng cách nung nóng chúng tới nhiệt độ hàn, có sử dụng hoặc khơng sử dụng
áp lực và kim loại phụ.
Khi hàn ở trạng thái chảy thì chỗ nối của vật hàn nóng chảy ra cùng với
kim loại hàn, sau đó kết tinh và đơng đặc lại cho ta mối hàn
Ở trạng thái dẻo thì chỗ nối của vật hàn được nung nóng tới trạng thái
dẻo, khi đó khả năng để đảm bảo được mối hàn bền chắc chưa được nên phải tác
dụng lên chỗ đó một ngoại lực.
1.3.4. Kim loại cơ bản
Là kim loại hoặc hợp kim của các phần tử được hàn.
1.3.5. Kim loại phụ
Là kim loại hoặc hợp kim được bổ xung vào mối hàn để tạo ra liên kết
hàn.
1.3.6. Kim loại mối hàn
Là toàn bộ phần kim loại cơ bản và kim loại phụ đó dược nung nóng chảy
(hoặc chuyển sang trạng thái dẻo) trong quá trình hàn và được giữ lại trong mối
hàn.
2. Hồ quang hàn
2.1. Khái quát về hồ quang hàn
2.1.1. Khái niệm
Hồ quang hàn là sự phóng điện mạnh và liên tục qua mơi trường khí đã bị
ion hóa giữa các điện cực.
2.1.2. Cấu tạo và sự phân bố nhiệt
2.1.2.1. Cấu tạo

10



Hình 1.3: Cấu tạo cột hồ quang
Hồ quang được cấu tạo gồm 3 phần:
- Khu vực cực âm (catot)
- Khu vực cực dương (anot)
- Cột hồ quang
2.1.2.2. Sự phân bố nhiệt
- Với hồ quang hàn của dòng điện một chiều:
+ Khu vực cực âm có nhiệt độ 32000C, nhiệt lượng toả ra là 38% của tổng
nhiệt lượng hồ quang.
+ Khu vực cực dương có nhiệt độ 34000C, nhiệt lượng toả ra là 42% của
tổng nhiệt lượng hồ quang.
+ Cột hồ quang có nhiệt độ lên đến 60000C, nhưng nhiệt lượng toả ra là
20% của tổng nhiệt lượng hồ quang.
- Với hồ quang hàn của dòng điện xoay chiều: nhiệt độ, nhiệt lượng phân
bố trên que hàn và vật hàn đều nhau.
2.1.3. Điều kiện và sự hình thành hồ quang
2.1.3.1. Điều kiện hình thành hồ quang
- Giữa 2 điện cực phải có một hiệu điện thế đủ lớn để tạo thành điện trường
hút các ion và electron.
- Khoảng khơng khí giữa hai điện cực phải được ion hoá.
+ Trong cấu trúc của phân tử, bao giờ cũng có điện tử tự do, nếu ta tăng
động năng cho nó đủ lớn thì chúng ta sẽ bứt ra khỏi sức hút của hạt nhân và sẽ
11


tách ra ngồi. Nếu như ở phía bên kia điện cực có hiệu điện thế đủ lớn thì điện
cực bứt ra sẽ chuyển về phía trái dấu
+ Năng lượng dùng để bứt điện tử ra khỏi sức hút của hạt nhân gọi là cộng
ion hố trong hồ quang hàn chính là nhiệt năng.
Trong q trình điện tử chuyển về phía dương cực nó sẽ bắn phá các phần

tử khi ở giữ hai điện cực và tạo ra các Ion dương mới hay nói cách khác là sẽ
xảy ra hiện tợng Ion hố.
- Năng lượng dùng để Ion hố khoảng khơng khí này gọi là điện thế Ion
hố và đến một mức độ nào đó sẽ xuất hiện cột hồ quang
2.1.3.2. Sự hình thành hồ quang
Sự hình thành hồ quang trải qua 4 giai đoạn:
2.1.4. Hiện tượng lệch hồ quang
2.2. Phân loại hồ quang hàn
2.2.1. Theo loại điện cực
2.2.2. Theo cách nối dây
2.2.3. Theo loại dịng điện hàn
Hình 1.4: Các giai đoạn hình thành hồ quang
Giai đoạn 1: Do bề mặt đầu que hàn và vật hàn không phẳng nên khi que
hàn chạm vào vật hàn sẽ xảy ra hiện tượng ngắn mạch (khi đó dịng điện rất lớn)
sẽ sinh ra 1 lượng nhiệt tập trung rất lớn trong khoảng thời gian rất ngắn.
Giai đoạn 2: Kim loại nóng chảy nhanh tại chỗ tiếp xúc và điền đầy khoảng
trống giữa điện cực và vật hàn.
Giai đoạn 3: Khi nhấc điện cực lên, dưới tác dụng của điện trường làm kim
loại lỏng bị kéo dài ra và thắt lại.
Giai đoạn 4: Dưới tác dụng của trọng lực, giọt kim loại sẽ đứt ra khỏi điện
cực và chuyển động xuống dưới vật hàn. Khi đó khoảng khơng giữa đầu điện
cực và vật hàn được ion hóa và ln duy trì 1 điện áp nên hồ quang được hình
thành.
2.1.4. Hiện tượng lệch hồ quang
2.1.4.1 Khái niệm
Khi hàn trục tuyến của hồ quang và trục tuyến của que hàn không cùng
nằm trên đường thẳng (hồ quang bị lắc sang phải, sang trái, về phía trước, phía
sau). Hiện tượng đó gọi là hồ quang bị thổi lệch.
Nói đến bản chất của hiện tượng hồ quang bị thổi lệch ta xét tác dụng của
từ trường đối với hồ quang hàn: Dòng điện hàn thường rất lớn nên nó sinh ra

xung quang nó một từ trường lớn, cột hồ quang chứa các điện tử chuyển động,
dưới tác dụng của từ trường các điện tử trong cột hồ quang cũng bị thay đổi
đường đi.
12


- Trường hợp bình thường trục tuyến của cột hồ quang cùng đường thẳng
với trục tuyến của cực điện.

Hình 1.5: Hồ quang khơng bị lệch
- Trường hợp khơng bình thường trục tuyến cột hồ quang không trùng với
trục cực điện chính là hiện tượng lệch hồ quang.

Hình 1.6: Hồ quang bị lệch
- Trường hợp này hồ quang lắc lệch về xung quanh người thợ hàn khó
khống chế cho hồ quang tập trung sức nóng vào vùng nóng chảy, làm cho chất
lượng, sự hình thành mối hàn kém, nghiêm trọng hơn là hồ quang bị tắt khơng
hàn được, trong qúa trình hàn cần tránh hiện tượng hồ quang thổi lệch.
2.1.4.2. Nguyên nhân
- Do ảnh hưởng của các luồng khí
- Do độ dày thuốc bọc que hàn không đều, chỗ que hàn có thuốc bọc dày
khi cháy sẽ tạo áp suất lớn hơn đẩy hồ quang lệch về phía kia.
- Do sự phân bố từ trường xung quanh cột hồ quang không đều. Khi hàn
xung quanh cột hồ quang và điện cực sinh ra từ trường. Nếu từ trường phân bố
đối xứng thì hồ quang khơng bị thổi lệch, cịn nếu từ trường phân bố khơng đối
xứng thì hồ quang bị thổi lệch về phía từ trường yếu hơn. Nói cách khác kim
loại vật hàn ở giữa vị trí tiếp diện điện và hồ quang của dịng điện hàn thơng qua
sinh ra từ thông. Nhưng khi kim loại vật hàn một bên khác của hồ quang khơng
có dịng điện hàn thơng qua, không sinh ra từ thông, cho nên cột hồ quang phân
bố không đều, phát sinh ra hiện tượng thổi lệch. Dịng điện càng lớn thì hiện

tượng thổi lệch càng nghiêm trọng.

Hình 1.7: Từ trường hai bên khơng đều gây nên thổi lệch

13


- Do hiện tượng sắt từ: Nếu có một khối sắt từ đặt gần cột hồ quang cũng
làm cho sự phân bố từ trường xung quanh cột hồ quang không đều. Kết quả là
cho cột hồ quang bị thổi lệch về phía vật mang tính sắt từ.
2.1.4.3. Biện pháp khắc phục
- Dùng tấm chắn để giảm bớt luồng khí ảnh hưởng đến cột hồ quang.
- Thay đổi thích hợp vị trí tiếp điện của vật hàn.

Hình 1.8: Từ trường đều nhau, hồ quang không bị lệch
- Hàn với hồ quang ngắn.
- Điều chỉnh góc nghiêng que hàn cho thích hợp (nghiêng que hàn về phía
hồ quang bị thổi lệch).
- Đặt thêm vật sắt từ nối tiếp với vật hàn để kéo dài hồ quang ra phía sau
của vật hàn.
2.2. Phân loại hồ quang hàn
2.2.1. Theo loại điện cực
Hàn hồ quang bằng cực điện khơng nóng chảy: Cực điện chế tạo bằng
than, grafit, hoặc bằng vomfram. Hồ quang hình thành giữa điện cực khơng
nóng chảy và vật hàn, kim loại bổ sung cho mối hàn phải đưa từ ngoài vào.
Hàn hồ quang bằng cực điện nóng chảy: Que hàn vừa là điện cực vừa bổ
sung kim loại phụ cho mối hàn, hồ quang cháy trực tiếp giữa que hàn và kim
loại cơ bản
2.2.2. Theo cách nối dây


Hình 1.9: Phân loại hồ quang theo cách nối dây
Nối dây trực tiếp: Que hàn nối với một cực còn vật hàn nối với cực kia,
thường dùng khi hàn bằng cực nóng chảy.
Nối dây gián tiếp : Hai cực của nguồn điện với que hàn, hồ quang cháy
giữa hai que hàn khi muốn hàn phải để hồ quang gần mối hàn truyền nhiệt từ hồ
quang vào vật hàn làm nóng chảy mối hàn . Phương pháp này có thể điều chỉnh
14


được nguồn nhiệt hàn do đó cách nối dây này thường để hàn các vật mỏng hay
kim loại hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Nối dây hỗn hợp: Phương pháp nối dây hỗn hợp chỉ dùng khi hàn hồ quang
3 pha. Phương pháp này thích hợp với hàn vật dày, kim loại, hợp kim có nhiệt độ
nóng chảy cao
2.2.3. Theo loại dòng điện hàn
- Hàn hồ quang bằng dòng điện một chiều:
Khi hàn bằng dòng điện một chiều là hồ quang ổn định, xong hồ quang bị
thổi lệch nhiều hơn. Để có dịng một chiều phải có hệ thống động cơ, máy phát
hoặc là bộ phận chỉnh lưu. Vì vậy giá thành thiết bị đắt, quá trình chế tạo phức
tạp.
Khi hàn dịng một chiều có hai phương pháp đấu dây: Đấu thuận và đấu
nghịch
+ Đấu thuận: Nối cực điện (máy hàn) với cực âm của nguồn điện, còn vật
hàn với cực dương, nguồn điện cực dương nhiệt lượng cao, cực âm nhiệt lượng
thấp. Khi hàn chi tiết dày đòi hỏi độ sâu nóng chảy lớn thì dùng đấu thuận.
Đấu thuận ký hiệu là DC ( Direct Current Straight Polarity) hoặc
DCEN (D. C. Electrode Negativi)
+ Đấu nghịch: Nối cực điện ( máy hàn) với cực dương của nguồn điện,
còn vật hàn với cực âm. Khi hàn que hàn có tính kiềm, hàn gang, thép mỏng,
thép hợp kim nên dùng cách đấu nghịch.

Đấu nghịch ký hiệu là DC +
( Direct Current Reverse Polarity) hoặc
DCEP (D. C. Electrode Positive)

Hình 1.10: Các loại đấu dây hàn điện một chiều
- Hàn hồ quang bằng dòng điện xoay chiều:
Cường độ và chiều hướng của dòng điện ln thay đổi theo thời gian
dịng điện đó gọi là dòng điện xoay chiều hay gọi tắt là dòng xoay chiều.
Cực tính dịng điện xoay chiều khơng cố định do đó khi hàn khơng cần suy
tính cách đấu thuận, đấu nghịch có thể đấu tuỳ ý vào kìm hàn hoặc vật hàn đều
được.
Dòng điện xoay chiều trong thời gian 1s đổi chiều khoảng 100 lần vì vậy
cường độ cũng 100 lần trở về số khơng do đó hồ quang của dịng điện xoay
chiều khơng ổn định bằng dịng điện một chiều. Nhưng hồ quang ít bị thổi lệch
hơn.
Ưu điểm: Hồ quang hàn dòng xoay chiều là tiện lợi, giá thành rẻ, thiết bị
đơn giản, dễ bảo quản
15


2.3. Nguyên lý hàn hồ quang tay
Hàn hồ quang tay là q trình hàn điện nóng chảy sử dụng điện cực dưới dạng
que hàn (thường là có vỏ bọc) và khơng sử dụng khí bảo vệ (mà chỉ có khí bảo
vệ do lớp thuốc bọc cháy sinh ra). Trong đó tất cả các thao tác ( gây hồ quang,
dịch chuyển que hàn, thay que hàn...) đều do người thợ hàn thực hiện bằng tay,
nhiệt lượng do hồ quang điện sinh ra làm nóng chảy mép hàn và kim loại phụ
tạo thành bể hàn ở trạng thái lỏng, sau khi kết tinh lại tạo thành bể hàn.
Khí bảo vệ
từ vỏ bọc
Kim loại hàn

nóng chảy
Xỉ hàn
Kim loại mối
hàn đơng đặc

Hồ quang
Giọt cầu
kim loại
Kim loại
cơ bản

Hình 1.11: Nguyên lý hàn hồ quang tay
3. Các vùng chịu tác dụng của nhiệt hàn
3.1. Vùng mối hàn
3.1.1. Tính chất
Trong vùng này, kim loại nóng chảy hồn toàn, thành phần bao gồm cả
kim loại vật hàn và kim loại bổ sung từ ngoài vào, ở lớp biên có hạt nhỏ mịn,
lớp tiếp theo có hạt hình nhánh cấy kéo dài và vùng tâm có hạt lớn và có lẫn
chất phi kim (xỉ v.v...)

Hình 1.12: Vùng kim loại mối hàn
3.1.2. Các phản ứng cơ bản xảy ra trong vùng mối hàn
3.1.2.1. Các phản ứng oxi hoá

Mặc dù dã có những biện pháp cơng nghệ đã nêu ở mục trên để ngăn ngừa
tác động của khơng khí, nhưng nhiều khi cũng không thể giải quyết được triệt để
16


sự xâm nhập của oxi dưới nhiều hình thức vào kim loại mối hàn. Kết quả là xảy

ra sự hoà tan của oxi vào sắt, tạo ra các oxit sắt (FeO, Fe 3O4, Fe2O3) và các oxit
kim loại khác.
Sự oxi hố có thể do mơi trường khí xung quanh kim loại nóng chảy có
chứa nhiều hơi nước, khí ẩm (các yếu tố này đi vào vùng hàn thông qua que hàn,
thuốc hàn, khí cháy,…) có thể do xỉ hàn (chứa nhiều FeO, CaCO 3,…) hoặc cũng
có thể do sự tồn tại của những lớp gỉ chứa khơng khí ẩm trên bề mặt vật hàn.
Nếu các oxit kim loại hoà tan được trong kim loại lỏng, khi đông đặc sẽ tạo
ra dung dịch đặc. Những oxit khơng hồ tan trong kim loại lỏng thì nó được tách
ra khỏi kim loại khi đông đặc và tạo thành xỉ. Một phần oxit không hoà tan ở lại
trong kim loại mối hàn ở dạng gói xỉ hoặc là phân bố ở biên giới các hạt làm
giản khả năng liên kết giữa chúng. Khi Oxi kết hợp với sắt có thể tạo ra 3 loại
oxit sau:
Tạo ra oxit sắt 2 theo phản ứng: 2Fe + O2 = 2FeO
Tạo ra oxit sắt 3 theo phản ứng: 4Fe + 3O2 = 2Fe2O3
Tạo ra oxit sắt kép theo phản ứng: 3Fe + 2O2 = 2Fe3O4
Đầu tiên tạo thành oxit sắt 2, do điều kiện nhiệt độ tỷ lệ giữa oxi và sắt
trong vùng hàn nó sẽ chuyển sang oxit sắt 3 hay oxit sắt kép. Trong 3 dạng oxit
sắt trên thì chỉ có FeO là hồ tan được trong kim loại lỏng.
Do có sự oxi hố nên các hàm lượng các nguyên tố có trong kim loại mối
hàn sẽ bị giảm, nó làm giảm cơ tính của kim loại đắp, giảm độ bền, độ dai va
đập và tính chảy lỗng. Ngồi ra nó cịn làm giảm độ chống ăn mịn, tăng khả
năng hố già của thép làm cho kim loại bị dịn nóng và dịn nguội.
3.1.2.2. Các phản ứng khử
Để hạ thấp hàm lượng của Oxi trong kim loại đắp, người ta phải tiến hành
các biện pháp khử oxi khi hàn nóng chảy. Người ta đưa vào các ngun tố hố
học có khả năng kết hợp với oxi mạnh hơn sắt, để tạo ra các oxit kim loại tương
ứng ít có khả năng hồ tan trong kim loại mối hàn hơn FeO và dễ nổi lên chuyển
thành xỉ bao phủ lên bề mặt mồi hàn. Đây là một q trình rất quan trọng trong
hàn, nhờ nó mà ta thu được kim loại đắp có độ sạch cao và chất lượng tốt.
Thông dụng nhất là biện pháp khử oxi bằng xỉ hàn và khử oxi bằng các chất

khử mạnh.
* Khử bằng xỉ hàn. Khi trong vũng hàn có xỉ mang tính axit, sự khử oxi sẽ
xảy ra theo phản ứng sau:
FeO + SiO2 = FeO.SiO2
2 FeO + SiO2 = 2FeO.SiO2
Các siliccat được tạo thành sẽ khơng hồ tan vào kim loại mà đi vào thế
hàn lượng FeO trong mối hàn sẽ giảm đáng kể.
* Khử oxi bằng các chất khử mạnh
- Khử bằng cacbon: FeO + C = Fe + CO
CO hầu như không tan trong sắt, nổi lên bề mặt. Tuy nhiên khả năng rỗ khí
rất lớn nếu sử dụng cacbon làm chất khử.
- Khử bằng Mangan: FeO + Mn = Fe + MnO
17


MnO ít hồ tan trong sắt, nhưng FeO lại có thể hồ tản rất mạnh vào MnO
(tới 60%). Vì vậy, MnO sẽ đi vào xỉ và mang theo một lượng đáng kể FeO.
- Khử bằng Silic: Đầu tiên: FeO + Si = 2Fe + SiO2
Tiếp theo: FeO + SiO2 = FeO.SiO2
SiO2 và FeO.SiO2 đi vào xỉ.
- Khử bằng nhôm thường dẫn tới nứt nóng. Vì vậy phương pháp này rất ít
được sử dụng.
3.2. Vùng viền chảy (đường viền chảy)
Trong vùng này kim loại nóng chảy khơng hồn tồn, do sự thẩm thấu
qua lại của kim loại vùng vũng hàn và kim loại vật hàn nên vùng này có thành
phần trung gian giữa kim loại vũng hàn và kim loại vật hàn. Chiều dày của vùng
này rất hẹp.
3.3. Vùng ảnh hưởng nhiệt
Kim loại vật hàn trong vùng này bị nung nóng sau đó nguội cùng mối
hàn. Do ảnh hưởng của nung nóng và làm nguội, tổ chức kim loại trong vùng

này thay đổi, dẫn đến cơ lý tính thay đổi theo. Tuỳ thuộc vật liệu hàn, nhiệt độ
nung nóng, trong vùng này có thể nhận đượcnhiều tổ chức khác nhau.
Xét trường hợp khi hàn thép các bon, tổ chức của vùng ảnh hưởng nhiệt
có thể chia thành năm miền (từ lớp giáp với viền chảy) :
* Miền quá nhiệt:
Sát với viền chảy, có nhiệt độ trên 11000C kim loại bị quá nhiệt mạnh, các
hạt austennit bắt đầu phát triển mạnh, vùng này có hạt rất lớn có độ dai va chạm
và tính dẻo kộm, độ bền thấp và tính dịn cao là miền yếu nhất của vật hàn.
* Miền thường hóa:
Là miền có nhiệt độ 9000  11000C, kim loại có tổ chức có các hạt ferit
nhỏ và một số hạt peclit, nó có cơ tính rất cao.
* Miền kết tinh lại khơng hồn tồn:
Là miền có nhiệt độ 7200  9000C có tổ chức hạt lớn của pherit lẫn với hạt
austennit nhỏ, vì thế cơ tính khơng đều.
* Miền kết tinh lại ( vùng ủ mềm ):
Là miền có nhiệt độ 5000  7000C. Miền này tổ chức giống tổ chức kim
loại vật hàn, nhưng ở nhiệt độ này là nhiệt độ biến mềm làm mất hiện tượng
biến cứng, các sai lệch mạng được khắc phục, độ dẻo kim loại phục hồi.
* Miền dịn xanh:
Là miền có nhiệt độ < 5000C tổ chức kim loại trong vùng này hoàn toàn
giống với tổ chức ban đầu nhưng do ảnh hưởng nhiệt nên tồn tại ứng suất dư nên
khi thử mẫu hàn, miền này thường bị đứt.
Vùng ảnh hưởng nhiệt có chiều rộng thay đổi tuỳ thuộc rất lớn vào chiều dày
vật hàn, nguồn nhiệt hàn, điều kiện thoát nhiệt khỏi vùng hàn.

18


Hình 1.13: Vùng ảnh hưởng nhiệt khi hàn
4. Sự dịch chuyển kim loại lỏng vào vùng hàn

4.1. Các lực tác dụng lên giọt kim loại lỏng khi dịch chuyển
Kim loại từ que hàn vào vũng hàn ở dạng những giọt nhỏ có kích thước khác
nhau. Khi hàn, ở bất cứ vị trí nào trong khơng gian kim loại lỏng bao giờ cũng
chuyển từ que hàn vào vũng hàn nhờ các lực sau đây:
- Trọng lực
- Áp lực do sự bốc hơi
- Lực điện từ
- Áp lực của cột hồ quang
- Sức căng bề mặt
Hình 1.14: Sự dịch chuyển kim loại lỏng vào vùng hàn
4.1.1. Trọng lực
Ftl = mkl.g.h
m: Khối lượng của giọt KL nóng chảy.
19


g: gia tốc riêng
h: Khoảng cách mà giọt KL lỏng đi qua
Trọng lực một trong những thành phần chính tác động lên giọt kim loại
trong quá trình vận chuyển xuống bể hàn.
Khi hàn ở vị trí bằng, trọng lực sẽ giúp cho tốc độ nóng chảy của điện cực
nhanh thêm, đồng thời giúp cho việc vận chuyển được thuận lợi ( vì hướng tác
dụng của trọng lực trùng với hướng chuyển động của kim loại).
Khi hàn ở các vị trí hàn khác như hàn ngang, hàn leo và hàn trần thì lực
này sẽ làm cho giọt kim loại có khuynh hướng lệch ra khỏi vị trí cần hàn, gây
khó khăn cho việc hình thành mối hàn. Do vậy ở các vị trí này nên sử dụng các
điện cực có đường kính nhỏ để làm giảm khối lượng của giọt kim loại, đồng thời
sử dụng hồ quang cực ngắn.
4.1.2. Lực điện từ
Khi có dịng điện chạy trong dây dẫn thì xung quanh nó ln ln tồn tại

một điện từ trường. Điện từ trường này tác động lên các vật nằm trong nó một
lực từ. Do vậy KL nóng chảy khi chuyển vận từ điện cực xuống bể hàn cũng
chịu sự tác dụng của lực này. Từ lực trong mọi trường hợp có tác dụng ngắn giọt
KL lỏng ra khỏi đầu điện cực, nó giúp đẩy nhanh q trình chuyển vận của KL
lỏng xuống bể hàn. Trong quá trình chuyển động xuống bể hàn, từ lực giúp cho
việc giữ các giọt KL lỏng luôn luôn chuyển động ở bên trong cột hồ quang. Lực
điện từ rất có ích khi hàn ở các vị trí ngang, leo, trần, đặc biệt khi hàn hồ quang
bị ngắt do hiện tượng đoản mạch.
4.1.3. Sức căng bề mặt
Kim loại bồi khi chuyển vận từ điện cực xuống bể hàn luôn luôn ở trạng
thái lỏng ( dưới dạng các giọt KL). Do vậy ln ln có một sức căng tác dụng
lên bề mặt của chúng (sức căng bề mặt). Sức căng bề mặt này cùng với sự tác
dụng của trọng lực sẽ có tác dụng cắt giọt KL nóng chảy ra khỏi đầu điện cực
khi hàn ở vị trí hàn bằng. Trong trường hợp hàn ngang, leo, trần thì chính sức
căng này giữ các giọt KL lỏng khơng bị chảy tràn và cùng với các lực khác nó
giúp cho việc đưa KL lỏng vào tới vị trí cần hàn. Ngồi ra, chính sức căng bề
mặt sẽ góp phần quyết định đến hình dạng bề mặt mối hàn.
4.1.4. Áp lực do sự bốc hơi
Fh = Mh.v
Mh: Lượng hơi hình thành trong một đơn vị thời gian
v: Vận tốc thoát ra của nguồn hơi

20


Trong q trình hàn, nguồn nhiệt hàn cao khơng chỉ có tác dụng làm nóng
chảy KLCB và KLB mà cịn làm bốc hơi các nguyên tố KL và phi KL. Việc
hình thành nên nguồn hơi này bắt nguồn từ sự bay hơi của Kl lỏng dưới tác dụng
của nhiệt độ cao (C, Mn, Si bị bốc cháy khi chuyển xuống bể hàn), do sự tách ra
và bốc cháy của lớp vỏ bọc que hàn, và cịn do sự thốt ra của khí CO – kết quả

của hiện tượng lý hóa trong quá trình hàn. Nguồn hơi này quần tụ xung quanh
đầu điện cực và bể hàn, nó có một áp lực rất lớn và trước khi thốt ra ngồi nó
trượt dọc theo đầu điện cực xuống bể hàn. Chính áp lực này sẽ tác động lên giọt
KL nóng chảy và ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển vận của nó (do lượng hơi
này trượt từ đầu dây hàn xuống bể hàn nên nó có tác dụng đưa nhanh giọt KL
lỏng xuống bể hàn. Điều này rất có ích khi hàn ở các vị trí (ngang, leo, trần).
Chú ý: trong thành phần thuốc boc que hàn có chứa các chất tạo khí và
khi hàn ở các vị trí ( ngang, leo, trần), người ta khuyên nên dùng que hàn có lớp
thuốc bọc dầy.
4.1.5. Áp lực của cột hồ quang
Fchq = Mchq.v
Cột hồ quang là mơi trường vật chất mềm, trong nó ln có sự chuyển
động của 2 dịng điện tích về phía các điện cực. Sự chênh lệch về số lượng các
hạt mang điện tích cũng như tốc độ chuyển động của chúng sẽ tạo ra áp lực nhất
định. áp lực này giữ cho các giọt KL lỏng chuyển động ở bên trong của cột hồ
quang.
4.2. Các hình thức dịch chuyển
Phương thức mà KL lỏng dịch chuyển từ điện cực xuống bể hàn có thể
ảnh hưởng rất nhiều đến q trình hàn đặc biệt là ảnh hưởng đến độ ổn định của
cột hồ quang, đến hiện tượng bắn tóe và đến chiều sâu nóng chảy của mối hàn.
Tùy theo phương pháp hàn, dòng điện hàn và điện áp hàn, KL lỏng có thể được
vận chuyển từ điện cực xuống bể hàn bằng một trong các phương thức sau:
- Dịch chuyển dưới dạng những hạt nhỏ liti (spray transfer)
- Dịch chuyển dưới dạng hạt cầu to (globular transfer)
- Dịch chuyển đi cùng với hiện tượng chập mạch (short circuiting
transfer)
- Dịch chuyển dạng xung (pulsed transfer)
* Khi hàn hồ quang tay có hai dạng dịch chuyển kim loại lỏng phổ biến sau:
4.2.1. Dịch chuyển đi cùng với hiện tượng chập mạch
Trong hàn hồ quang tay do dịng điện hàn nhỏ, đường kính que hàn lớn và

đặc biệt khi điện áp hàn trong khoảng 14  26 (v), phương thức vận chuyển của
KL lỏng xuống bể hàn phổ biến là sự chuyển vận gắn liền với hiện tượng đoản
mạch. Quá trình chuyển vận này diễn ra theo những chu kỳ đoản mạch và mỗi
chu kỳ kéo dài khoảng 1/400 giây và được chia làm 4 giai đoạn: giai đoạn nung
nóng (a); giai đoạn biến dạng (b); giai đoạn tiếp xúc (c) và giai đoạn ngắt rời (d).
Sau khi hồ quang được hình thành, đầu que hàn sẽ nóng lên và mềm ra (a). Dưới
tác dụng của nguồn nhiệt và ảnh hưởng của các loại lực kể trên, KL ở đầu que
hàn sẽ nóng chảy và bị kéo dài ra. Giai đoạn này kéo dài trong khoảng 1/1600
21


giây (b) cho đến khi KL lỏng này tiếp xúc với vật hàn. Khi xảy ra sự tiếp xúc
giữa que hàn và vật hàn (c), hồ quang sẽ bị tắt (do thời gian tiếp xúc quá ngắn
nên không cảm thấy sự tắt hồ quang này) nhưng dòng điện vẫn tồn tại. Chính sự
tồn tại của dịng điện này tạo ra lực điện từ có tác dụng ngắt giọt KL lỏng ra
khỏi đầu que hàn (d). Sau đó hồ quang xuất hiện trở lại và bắt đầu cho một chu
kỳ đoản mạch mới. Toàn bộ chu kỳ 4 giai đoạn này chỉ xảy ra trong 1/400s.

(a)
(b)
(c)
(d)
Hình 1.15: Sự phát sinh hồ quang từ hiện tượng chập mạch
4.2.2. Dịch chuyển dưới dạng những hạt nhỏ li ti
Khi điện áp hàn được đặt ở mức từ 26  40 (v), KL lỏng từ đầu que hàn sẽ
được chuyển xuống bể hàn dưới dạng những hạt nhỏ li ti. Bởi vì việc tăng điện
áp đồng nghĩa với việc tăng sức điện động và hệ quả là sự bùng nổ các hạt KL
lỏng bứt phá ra khỏi đầu que hàn và chuyển động tự do về phía bể hàn. Cách vận
chuyển này khơng gây ra sự đoản mạch.
5. Các liên kết hàn cơ bản

5.1. Liên kết hàn tấm
5.1.1. Liên kết giáp mối
Trên thực tế, đây là một thành phần của kết cấu. Liên kết hàn bao gồm: mối
hàn, vùng ảnh hưởng nhiệt ( là vùng kim loại cơ bản ngay sát mối hàn đó thay
đổi về cấu trúc và các thay đổi khác) và vùng kim loại cơ bản liền kề.
Tùy theo chiều dày vật hàn, có các loại liên kết: liên kết giáp mối (gấp mép,
không gấp mép, vát mép chữ U, V, X...) và liên kết góc (liên kết chồng, liên kết
góc ngồi, liên kết chữ T…).
5.1.1.1. Liên kết hàn giáp mối.

Là loại liên kết nối hai đầu của tấm kim loại và góc hợp bởi hai tấm là
180

0

Liên kết giáp mối đơn giản, đảm bảo phân bố đều nên ít gây tập trung
ứng suất. Đây là loại liên kết được ưu tiên sử dụng.

Hình 1.16: Liên kết hàn giáp mối
Có thể lựa chọn cách hàn theo bảng sau
22


Chiều dày vật hàn: s (mm)
13
16
38
3  26
12  60
12  40

30  60
Trên 30

Dạng vát, gấp mép
Gấp mép, hàn 1 phía
Chữ I, hàn 1 phía
Chữ I, hàn 2 phía
Chữ V, hàn 1 phía
Chữ X, hàn 2 phía
Chữ K, hàn 2 phía
Chữ U, hàn 1 phía
Chữ U kép, hàn 2 phía

5.1.1.2. Liên kết gấp mép.

Liên kết gấp mép về cơ bản thuộc loại liên kết hàn giáp mối nhưng tại vị
trí mối ghép chi tiết được gấp lên một khoảng nhất định.Thường áp dụng khi
hàn những vật mỏng

5.1.2. Liên kết góc

Hình 1.17: Liên kết hàn gấp mép

5.1.2.1. Liên kết chồng.

Liên kết chồng là liên kết nối đầu của tấm kim loại này với mặt phẳng
của tấm kim loại kia khi chúng hợp với nhau góc 1800
Đây là loại liên kết địi hỏi sử dụng nhiều kim loại có độ bền không cao,
thường sử dụng trong hàn sửa chữa. Liên kết chồng có thể sử dụng cho chiều
dày từ 2  60 (mm), khơng vát mép, thường hàn 2 phía.


Hình 1.18: Liên kết hàn chồng
5.1.2.2. Liên kết góc ngồi.

Liên kết góc ngoài là liên kết chữ L là mối hàn nối đầu hai tấm kim loại
với nhau khi chúng hợp với nhau góc 900
Là loại liên kết được sử dụng rộng rãi cho chế tạo các kết cấu mới, nhất
là cho kết cấu hình hộp. Có nhiều cách ghép khác nhau giữa các chi tiết để cho
liên kết hàn góc ngồi. Tuỳ theo yêu cầu thực tế mà có cách ghép cho phù hợp

Hình 1.19: Liên kết hàn góc ngồi
23


Chiều dày tấm (mm)
8  30
28

Dạng vát mép
Không vát mép, hàn 2 phía (các mép
khơng giáp nhau)
Khơng vát mép, hàn 2 phía ( các mép
giáp nhau)

5.1.2.3. Liên kết chữ T.
Liên kết chữ T là liên kết nối đầu của tấm kim loại này với mặt phẳng của
tấm kim loại kia khi chúng hợp với nhau góc 900
Liên kết chữ T có độ bền cao, đặc biệt đối với các kết cấu chịu tải trọng
tĩnh và được dùng khá phổ biến.


Hình 1.20 : Liên kết hàn góc chữ « T »
Chiều dày tấm (mm)
Dạng vát mép
Khơng vát mép, hàn 2 phía
2  30
Có vát mép 2 bên, hàn 2 phía
12  60
Ngồi ra cịn có liên kết hàn đinh tán (cịn gọi là hàn chốt) là liên kết hai
bề mặt của hai tấm kim loại với nhau được thực hiện bằng cách hàn trên lỗ liên
kết đã khoan trước

Hình 1.21: Liên kết hàn chốt

5.2. Liên kết hàn ống
5.2.1. Liên kết nối ống
Là dạng liên kết hàn đối đầu các ống có đường kính giống nhau hoặc
chồng nối các đoạn ống có đường kính khác nhau được thực hiện theo đường
chu vi ống.

Hình 1.22: Liên kết hàn nối ống
5.2.2. Liên kết nối ống – mặt bích
24


×